Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất của thỏ trắng new zealand nuôi tại trang trại của ông phùng văn toản, xã sơn đông – sơn tây – hà nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.87 KB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỎ
TRẮNG NEW ZEALAND NUÔI TẠI TRANG TRẠI
CỦA ÔNG PHÙNG VĂN TOẢN XÃ SƠN ĐÔNG SƠN TÂY - HÀ NỘI’’

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỎ
TRẮNG NEW ZEALAND NUÔI TẠI TRANG TRẠI
CỦA ÔNG PHÙNG VĂN TOẢN XÃ SƠN ĐÔNG SƠN TÂY - HÀ NỘI’’

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THỦY

Lớp


: K58-CNTYD

Ngành

: CHĂN NUÔI

Chuyên ngành

: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Người hướng dẫn : Th.S NGUYỄN THỊ DƯƠNG HUYỀN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo này là
trung thức và chưa được sử dung để bảo vệ ở bất kì một đơn vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp
đã nhận được lời cảm ơn và cá thông tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam,
tôi đã nhận được sự quan tâm, dạy dỗ và giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô
và bạn bè. Đến nay chặng đường học tập của tôi đã hoàn thành và chuẩn bị bước
chân vào ngưỡng cửa mới.

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô
giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Nguyễn Thị Dương
Huyền bộ môn chăn nuôi chuyên khoa của khoa Chăn nuôi đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này.
Cũng nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới ông Phùng Văn Toản đã tạo
điều kiện cho tôi được thực tập tại trang trại, đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới tất cả các bác, các cô chú công nhân ở trang trại gia đình ông
Phùng Văn Toản xã Sơn Đông – Sơn Tây – Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi hoàn thành khóa luận của mình. Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng
biết ơn tới gia đình, bạn bè của tôi đã cổ vũ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................vii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Phần I TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3
1.1.

Nguồn gốc và phân loại thỏ....................................................................3

1.1.1.

Nguồn gốc...............................................................................................3

1.1.2.

Một số giống thỏ nuôi tại Việt Nam........................................................4

1.2.

Đặc điểm sinh lý của thỏ.........................................................................9

1.2.1.

Đặc điểm cơ quan tiêu hóa của thỏ.........................................................9

1.2.3.

Đặc điểm sinh trưởng của thỏ...............................................................13

1.3.


Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước và trên thế giới............................19

1.3.1.

Tình hình chăn nuôi thỏ ở Việt Nam.....................................................19

1.3.2.

Tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới....................................................20

1.4.

Một số bệnh thường gặp.......................................................................22

1.4.1.

Bệnh dinh dưỡng...................................................................................22

1.4.2.

Bệnh do ký sinh trùng...........................................................................23

1.4.3.

Bệnh do vi rút.......................................................................................25

1.4.4.

Bệnh do vi khuẩn..................................................................................26


1.4.5.

Một số bệnh khác..................................................................................27

Phần II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............29
2.1.

Đối tượng, thời gian nghiên cứu...........................................................29

3


2.2.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................29

2.2.1.

Khả năng sinh sản của thỏ....................................................................29

2.2.2.

Khả năng sinh trưởng của thỏ New Zealand........................................29

2.2.3.

Tình hình dịch bệnh trên đàn thỏ..........................................................30

2.3.


Phương pháp nghiên cứu......................................................................30

2.3.1.

Phương pháp xác định khả năng sinh sản của thỏ New Zealand..........30

2.3.2.

Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của thỏ New Zealand
..............................................................................................................31

2.3.3.

Theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn thỏ............................................32

2.4.

Xử lý số liệu..........................................................................................32

Phần III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................33
3.1.

Năng suất sinh sản................................................................................33

3.1.1.

Năng suất sinh sản chung của thỏ trắng New Zealand.........................33

3.2.


Năng suất sinh trưởng của thỏ..............................................................45

3.2.1.

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng...........................................................45

3.2.2.

Sinh trưởng tích lũy..............................................................................46

3.2.3.

Sinh trưởng tuyệt đối............................................................................48

3.3.

Công tác vệ sinh, phòng bệnh...............................................................49

Phần IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI...................................................................51
4.1.

Kết luận.................................................................................................51

4.2.

Đề nghị..................................................................................................52

Phần V TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................53

4



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của các gia
súc (%)................................................................................................10
Bảng 1.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến lượng tiêu thụ thức ăn và nước uống
.............................................................................................................18
Bảng 1.3: Sự phân bố thỏ ở Việt Nam đến năm 2016 (con)................................20
Bảng 1.4: Các nước chăn nuôi thỏ chính trên thế giới năm 1998.......................21
Bảng 3.1: Năng suất sinh sản chung của thỏ trắng New Zealand.......................33
Bảng 3.2: Số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ (con)........................................38
Bảng 3.3: Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ (%).............................................39
Bảng 3.4: Số con để nuôi/ổ qua các lứa đẻ (con)................................................39
Bảng 3.5: Khối lượng sơ sinh/con qua các lứa đẻ (g).........................................40
Bảng 3.6: Số con cai sữa/ổ qua các lứa đẻ (con).................................................42
Bảng 3.7: Khối lượng cai sữa/con qua các lứa (g)..............................................44
Bảng 3.9: Thành phần dinh dưỡng loại thức ăn hỗn hợp sử dụng......................45
Bảng 3.10: Sinh trưởng tích lũy (g).....................................................................47
Bảng 3.11: Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ (g)......................................................48
Bảng 3.12: Lịch tiêm phòng cho đàn thỏ nuôi tại trang trại................................50

5


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Cấu tạo cơ quan sinh dục của thỏ cái.....................................................11
Biểu đồ 3.1: Các chỉ tiêu về số con qua các lứa đẻ của thỏ trắng New
Zealand.................................................................................................37
Biểu đồ 3.2. Các chỉ tiêu về khối lượng của thỏ trắng New Zealand..................41

Biểu đồ 3.3. Thời gian nuôi con, khoảng cách lứa đẻ của thỏ trắng New
Zealand.................................................................................................42
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của thỏ trắng
New Zealand........................................................................................43

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

CN
Cs
ĐBSCL

Công nhân
Cộng sự
Đồng bằng sông Cửu Long

G
Kg
KS

Gram
Kilogram
Kỹ sư


PGS

Phó giáo sư

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TS
Th.S

Tiến sĩ
Thạc sĩ

7


MỞ ĐẦU

Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chăn
nuôi hiện nay đang dần trở thành ngành mũi nhọn với giá trị sản xuất tăng đều
qua các năm. Năm 2015, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng 4,3% so với
cùng kì năm 2014. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập thị trường kinh tế Asean và
hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì ngành chăn nuôi được dự
báo sẽ ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi vì quy mô chăn nuôi của nước ta còn nhỏ lẻ
và phân tán, đặc biệt là ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến

vấn đề thị trường. Để cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế quốc tế, buộc người
nông dân phải thành lập các trang trại tập trung với quy mô lớn, đầu tư trang
thiết bị, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh và chất lượng.
Nhưng khi đó, một thực trạng khác lại được đặt ra. Theo Cục Chăn Nuôi
của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn năm, mỗi năm ngành chăn nuôi
thải ra 75 – 85 triệu tấn chất thải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con
người và môi trường. Trong đó, chất thải trong chăn nuôi lợn gây ô nhiễm nặng
nhất, vì chứa các chất vô cơ, hữu cơ và khoáng chất; tiếp theo đó là ngành chăn
nuôi bò và gia cầm. Do đó, nhà nước đã có quyết định hạn chế chăn nuôi gia
súc, gia cầm quy mô lớn trong nội thành, đô thị, khu dân cư tập trung, cụm công
nghiệp, các khu vực nằm trong giới trường học, bệnh viện và các công trình
công cộng khác. Vậy con vật nào sẽ là giải pháp đề vừa phát triển kinh tế trong
thời kì hội nhập, lại vừa giải quyết được thực trạng môi trường hiện nay?
Thỏ là động vật mắn đẻ, nhanh phát triển và có lượng chất thải thải ra rất
ít. Ngoài ra, thỏ là loài gia súc được biết đến như loài ăn cỏ chuyển hóa một
1


cách có hiệu quả từ rau cỏ sang thực phẩm cho con người. Thỏ có thể chuyển
hóa 20% protein chúng ăn được thành thịt so với 16-18% ở lợn và 8-12% ở bò
thịt. Một cách đặc biệt chúng tận dụng tốt nguồn protein và năng lượng từ thực
vật để tạo ra thực phẩm trong khi các nguồn thức ăn này không cạnh tranh với
con người, lợn gà… Do vậy có thể tận dụng triệt để các phụ phẩm từ nông
nghiệp như rau, lá cây, cỏ tự nhiên những thức ăn dễ kiếm hoặc dễ trồng trong
điều kiện gia đình, ít hoặc không tốn kém nhiều tiền, chuồng trại có thể tận dụng
các vật liệu rẻ tiền để tự làm.
Việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi thỏ được tăng cường kể từ khi
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ của Viện Chăn Nuôi được thành lập (1993).
Năm 1999, trung tâm đã nhập 3 giống thỏ mới có năng suất cao từ Hungari về
nuôi nhân thuần và làm tươi máu đàn thỏ New Zealand (nhập từ năm 1978),

đem lại hiệu quả tốt, tăng năng suất đàn thỏ giống cũ lên 35-40%, đáp ứng nhu
cầu con giống ngoại cao sản cho sản xuất nên đã thúc đẩyngười dân quan tâm
chú ý đến việc phát triển chăn nuôi thỏ ở khắp nơi trong cả nước.
Để biết được khả năng sản xuất của đàn thỏ New Zealand và các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của thỏ, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá
khả năng sản xuất của thỏ trắng New Zealand nuôi tại trang trại của ông
Phùng Văn Toản, xã Sơn Đông – Sơn Tây – Hà Nội”.

2


3


Phần I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc và phân loại thỏ
1.1.1. Nguồn gốc
Thỏ là loại động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ
Lagmorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ được phân loại thành 7 loại,
điển hình như thỏ rừng châu Âu (oryctolanus cuniculus), thỏ đuôi bông (giống
sylvilagus; 13 species), thỏ Amami (Pentalagus furnessi, 1 loại thỏ quý hiếm ở
Amami Oshima, Nhật). Còn nhiều loại thỏ khác trên thế giới; thỏ đuôi bông, thỏ
cộc và thỏ rừng được xếp vào bộ Lagomorpha. Tuổi thọ của thỏ từ 4 đến 10
năm.
Thỏ nhà là tên gọi chỉ chung cho nhiều giống thỏ có nguồn gốc từ thỏ châu
Âu và được thuần hóa để trở thành vật nuôi nhắm mục đích lấy thịt thỏ. Loài thỏ
được con người biết đến đầu tiên đó lầ những con thỏ châu Âu vào khoảng 1000
năm trước công nguyên bởi những người xứ Phoenician. Thỏ rừng châu Âu là

loài thỏ duy nhất được thuần hóa. Thỏ vừa được xem là thú nuôi, làm thực phẩm
(thịt thỏ) và cũng là những kẻ phá hoại ruộng vườn. Thỏ nhà được thuần hóa từ
thỏ rừng sống hoang dã.
Thỏ trắng New Zealand là giống thỏ nhà, được nuôi phổ biến ở châu Âu,
Mỹ để lấy thịt và làm cảnh. Chúng là giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng
sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn và là
giống thỏ phổ biến để nuôi lấy thịt thỏ, ngoài ra phân thỏ còn làm phân bón rất

4


tốt cho các loài hoa và cây cảnh, lông da thỏ còn là nguyên liệu cho công nghiệp
thuộc da.

1.1.2. Một số giống thỏ nuôi tại Việt Nam
1.1.2.1. Các giống thỏ nội
Thỏ Ré
Thỏ Ré được nuôi nhiều ở các địa phương. Màu sắc lông đa dạng: xám
nhạt, loang trắng hay vàng nâu pha trắng; mắt màu đen. Giống nhỏ thường ăn
tạp các loại thức ăn rau cỏ lá và các phụ phẩm ở gia đình.
Khối lượng trưởng thành 2,2-2,7kg, đẻ 5-6 lứa/năm, mói lứa 6-7 con, cai
sữa ở 1 tháng tuổi thỏ nặng 300-350g/con.

Nguồn: caytrongvatnuoi.com

5


Thỏ Xám và thỏ Đen Việt Nam
Đây là 2 giống thỏ địa phương ở nước ta, được chọn lọc nhân thuần tại

trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây. Thỏ có mắt đen, thỏ Xám màu lông
không thuần khiết, thỏ Đen có màu lông ổn định hơn.
Thỏ thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng và khí hậu Việt Nam. Khối
lượng trưởng thành: 3,0-3,5kg, đẻ 5-5,5 lứa/năm, mỗi lứa 5,5-6 con. Tỷ lệ nuôi
sống từ sơ sinh đến cai sữa đạt 85%.

Nguồn: Internet
1.1.2.2. Một số giống thỏ nhập nội và thỏ lai
Thỏ New Zealand trắng
Giống này được nuôi nhiều ở nước ta và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới,
ở Việt Nam do khả năng thích nghi với các điều kiện sống cao. Giống này có
toàn thân màu trắng, lông dày, mắt đỏ như hòn ngọc, có tầm vóc trung bình, thỏ

6


thường nặng khoảng 4,5-5kg. Mỗi năm chúng đẻ trung bình 5-6 lứa, mỗi lứa đẻ
trung bình từ 6-7 con.
Như vậy đối với giống này một con cái trung bình cho 20-30 con/năm. Thỏ
cai sữa thường được nuôi vỗ béo đến 100 ngày tuổi để giết thịt. Như vậy 1 con
mẹ trong 1 năm có thể sản xuất từ 60-90kg và thêm 20-30 tấm lông da.

Thỏ Californian
Giống này được tạo ra và phát triển từ Mỹ (khoảng 1920) từ 2 giống New
Zealand white và Himalyan và sau đó có sự tham gia của giống Chinchilla với
mục đích tạo ra giống có thịt và len có chất lượng cao. Chúng được nhập từ Anh
lần đầu tiên năm 1958. Tuy nhiên đến năm 1960 mới được công bố chính thức
với số lượng 400 con.
Đây là giống tạo ra được lợi nhuận cao cho người nuôi thỏ thương phẩm.
Đặc điểm của giống này là có bộ lông màu trắng tuyết, trừ 2 tai có màu đen,


7


mũi, đuôi và 4 chân màu tro hoặc màu đen. Con trưởng thành có trọng lượng 44,5kg, con đực nặng 3,6-4,5kg con cái nặng 3,8-4,7kg. Mỗi năm chúng đẻ
khoảng 5 lứa, mỗi lứa khoảng 5-6 con. Giống này đã nhấp vào nước ta ở Sơn
Tây (1977), đã thích nghi với điều kiện khí hậu, nuôi dưỡng chăm sóc. Thỏ
Californian có tầm vóc trung bình, tỷ lệ thịt xẻ cao từ 55-58% chúng được nuôi
phổ biến trên thế giới và đã trở thành giống thỏ thịt thứ 2 trên thế giới (Sandford,
1996). Tuy nhiên qua thử nghiệm 3 năm nuôi tại ĐBSCL với các loại thức ăn
thông thường, giống thỏ thuần Californian tương đối khó nuôi, đẻ kém và tỉ lệ
con non hao hụt cao so với thỏ thuần New Zealand.

Nguồn: Internet
Thỏ Chinchilla
Thỏ Chinchila lần đầu tiên có mặt tại Pháp vào năm 1913 bởi
J.J.Dybowski được tạo ra từ thỏ rừng và 2 giống Blue Beverens và Himalyans
8


được xem như là giống cho len. Giống này có 2 dòng, một có trọng lượng 4,55kg (Chinchilla giganta) và dòng kia 2-2,5kg lúc trưởng thành. Giống này đẻ
trung bình mỗi lứa từ 6-8 con có khả năng thích nghi với các điều kiện chăn
nuôi khác nhau. Thỏ có lông màu xanh, lông đuôi trắng pha lẫn xanh đen, bụng
màu trắng xám đen.

Nguồn: Internet
Thỏ English Spot
Giống English Spot có tầm vóc trung bình trọng lượng trưởng thành 2,53,5kg, được chọn lọc và phát triển ở Anh quốc. Nó có đặc điểm là thân có màu
lông trắng với các đốm màu sậm ở trên cơ thể, tai thẳng đứng, mông rộng tròn
và hơi lớn hơn phần vai, chân dài và mảnh khảnh. Giống này được nhận biết với

các đốm sậm màu ở 2 vòng mắt, má và tai, sống lưng và đuôi. Các giống này có
màu sắc phổ biến là đen, xanh dương, sô cô la, nâu, vàng ... . Giống này hiện
cũng tham gia vào máu của thỏ lai ở Việt Nam khá phổ biến.

9


Nguồn: Internet
Thỏ Panon
Thỏ Panon hay thỏ Pannon trắng (Pannon White - PW) là giống thỏ
trắng lai kinh tế được phát triển ở Hungary năm 1988. Giống thỏ này xuất phát
từ dòng của giống thỏ New Zealand trắng và thỏ California được chọn lọc
nghiêm ngặt về khả năng tăng trọng và trọng lượng trưởng thành tạo nên. Giống
thỏ này cũng đã được nuôi đạt kết quả ở nhiều vùng ở Việt Nam. Thỏ Panon
được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vât nuôi nhập nội ở Việt Nam.
Thỏ giống đạt 2,5 đến 3 kg trọng lượng trong ba tháng. Sản lượng thịt là
60% - 62% (tỷ lệ xẻ thịt). Thỏ Panon cũng giống như thỏ New Zealand nhưng
tăng trọng cao hơn. Trọng lượng khi trưởng thành đạt 5,5-6,2 kg/con[4].
Đặc điểm của giống thỏ này là màu trắng, đôi tai tương đối nhỏ và da
mỏng. Những con thỏ cái có tỷ lệ mang thai rất tốt có thể cho ra đời 8-10 thỏ
con, đôi khi thậm chí nhiều hơn. Thỏ con đang tiến triển tốt nếu họ ăn được
cung cấp thực phẩm và sau ba tháng chúng đã sẵn sàng cho làm thịt. Trọng
lượng của một con thỏ trưởng thành là 4,5 – 5 kg. Những nhà nuôi thỏ đã lai
chéo thỏ Panon trắng và thỏ California để tạo giống thỏ có ngoại hình đẹp hơn
của những con thỏ với vỗ béo đạt yêu cầu và đặc điểm sinh sản.
10


Nguồn: Internet
1.2. Đặc điểm sinh lý của thỏ

1.2.1. Đặc điểm cơ quan tiêu hóa của thỏ
Thỏ là động vật dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co bóp yếu, đường ruột dài
4-6m, tiêu hóa chậm, từ khi ăn vào cho đến khi thải phân mất 60-72 giờ. Manh
tràng lớn gấp 5-6 lần dạ dày và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật,
nếu thiếu thức ăn thô thì dạ dày và manh tràng trống rỗng, gây cho thỏ cảm giác
đói. Nếu thức ăn nghèo xơ hoặc thức ăn rau xanh, củ quả chứa nhiều nước, dễ
phân hủy thì làm thỏ rối loạn tiêu hóa như tạo khí nhiều, phân không tạo viên
cứng, đường ruột căng khí, đầy bụng và ỉa chảy.
Tỉ lệ dung tích các phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so với các gia
súc khác, manh tràng là lớn nhất (49%), cụ thể ở bảng 1.1
Bảng 1.1: So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của
các gia súc (%)
Đoạn đường
tiêu hóa

Ngựa



Lợn

Thỏ

11


Dạ dày

9


71

29

34

Ruột non

30

19

33

11

Manh tràng

16

3

6

49

Ruột già

45


7

32

6

Tổng

100

100

100

100

Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuồn tuổi thứ 11-12. Nhưng
đường tiêu hóa (trừ gan) thì dừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9. Từ tuần thứ 3-9
khối lượng của tùng đoạn ruột cũng thay đổi khác nhau. Vào tuần thứ 3, ruột
non nặng gấp đôi ruột già. Đến tuần thứ 9 thì khối lượng 2 phần ruột đó đã
tương đương nhau. Sự phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự
như phát triển khối lượng.
1.2.2. Đặc điểm sinh sản của thỏ cái
Cấu tạo cơ quan sinh dục của thỏ cái

12


Hình 1: Cấu tạo cơ quan sinh dục của thỏ cái


Tuổi động dục ban đầu của thỏ thường vào lúc 4-5 tháng tuổi tùy thuộc
vào giống và nuôi dưỡng. Thông thường sau khi động dục 2 chu kỳ mới phối
giống cho hệ thống sinh dục của thỏ cái phát triển hoàn chình để đảm bảo cho
việc chửa đẻ và nuôi con tốt, lúc này trọng lượng phải đạt 3kg trở lên, thỏ lai đạt
2,6kg trở lên vào lúc 5,5-6 tháng tuổi. Nếu cho phối giống sớm trước 5 tháng

13


tuổi, thì đàn con yếu, kém phát triển và đời sống của bố mẹ ngắn hơn, bởi vì cơ
thể thỏ trước 5 tháng tuổi chưa phát triển hoàn hảo. Sau khi thỏ đẻ 1-3 ngày lại
động dục trở lại, sau đó chu kỳ động dục thường 10-16 ngày, đôi khi thỏ không
động dục lại hoạc thay đổi chu kỳ thất thường. Khả năng động dục phụ thuộc
vào sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ ... chỉ khi nào thỏ động dục
thì mới chịu đực, sau khi giao phối 9-10 giờ thì trứng mới rụng, đây là đặc điểm
sinh sản khác hẳn với các gia súc khác của thỏ. Trên cơ sở đặc điểm này người
ta sử dụng phương pháp phối giống bổ sung, phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất
từ 6-9 giờ nhằm tăng thêm số trứng được thụ tinh và đẻ nhiều con.
Chu kỳ động dục của thỏ thường là 10-16 ngày, thời gian động dục kéo
dài 3-5 ngày. Thỏ cái động dục sớm hay muộn, đúng thời kì hay không là do thể
lực, trạng thái sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và môi trường khí hậu quyết định.
Có những con mẹ béo quá hoặc mắc bệnh gầy yếu, mùa hè nóng kéo dài, mùa
đông rét buốt trong thời kì thỏ thay lông, thức ăn thiếu khoáng, thiếu sinh tố ...
đều là nguyên nhân làm thỏ không động dục hoặc ít hưng phấn chịu đực. Khi
thấy thỏ lâu ngày không động dục không phối giống được thì phải kiểm tra xác
định yếu tố nào gây ảnh hưởng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Có thể kích
thích thỏ cái đọng dục bằng cách nhốt thỏ cái ở gần thỏ đực hoặc có thể dùng
kích dục tố như huyết thanh ngựa chửa tiêm bắp với liều 15 đơn vị chuột cho
1kg thể trọng, sau khi tiêm 1-4 ngày là phối giống được.
Biểu hiện của thỏ động dục: Nếu phát hiện động dục qua quan sát bằng

mắt thường thì rất khó, mà chủ yếu kiểm tra âm hộ của chúng; bình thường niêm
mạc âm hộ của chúng có màu hồng nhạt, nếu động dục thì chuyển sang màu đỏ
tươi, sứng tấy lên, khi bắt thỏ cái có biểu hiện đông dục đến ô chuồng đực thì
chịu đực: mông và đuôi cong lên chờ thỏ đực giao phối. Khi niêm mạc âm hộ

14


chuyển sang màu đỏ thẫm, tím bầm là kết thúc kỳ động dục, thỏ không chịu đực
nữa.
Sau khi phối giống 10-14 ngày cần khám thai để xác định thỏ mẹ có chửa
hay không. Nếu không chửa phải the dõi và phối giống ngay vào kì động dục
tiếp theo, nếu bỏ lỡ sẽ bị lãng phí 1 lứa đẻ.
Thỏ đẻ: thời gian chửa 28-32 ngày, nếu cho đẻ dày, thời gian chửa thường
dài hơn 1-3 ngày. Bản năng tự nhiên của thỏ mẹ là: trước khi đẻ thường cắp,
nhặt cỏ, lá vào ổ và nhổ lông, cào ổ trộn với đồ lót ổ làm thành tổ ấm mềm mại.
Thỏ hay đẻ vào ban đêm, gần sáng. Có 1 số con không biết nhổ lông làm tổ,
những con đó thường nuôi con vụng. Thỏ đẻ từ 1-11 con, thường từ 6-9 con/lứa.
Sau khi đẻ, con mẹ ăn hết nhau thai, trong đó có nhiều sinh tố và kích dục tố.
Thỏ con sơ sinh chưa có lông, mẹ liếm sạch da toàn thân thỏ con và đậy lớp lông
kín cả đàn.
Thỏ mẹ vừa có chức năng tiết sữa, vừa có khả năng dưỡng thai, cho nên
mẹ vừa đẻ được 1-3 ngày cũng có thể phối giống được và cả đẻ bình thường.
Sữa thỏ đậm đặc và có chất lượng tốt hơn sữa bò: lượng đạm, mỡ, khoáng
nhiều gấp 3-4 lần. Thỏ khỏe, tiết sữa tốt mỗi ngày có thể sản xuất được 200280g sữa. Thỏ đẻ lứa đầu có ít sữa hơn các lứa sau. Trong 1 chu kỳ tiết sữa
lượng sữa tăng dần kể từ sau khi đẻ, đến ngày thứ 15-20 là cao nhất, sau đó
giảm dần. Thời điểm cạn sữa phụ thuộc vào khả năng sản xuất sữa của thỏ mẹ
và mật độ sinh đẻ: neeud đẻ liên tục (phối ngay sau khi đẻ 1-3 ngày) thì cạn sữa
vào cuối tuần thứ 4; nếu đẻ bán liên tục (phối sau khi đẻ 10 ngày) thì cạn sữa sau
5 tuần; nếu đẻ thưa (phối giống sau cai sữa) thì sau 6 tuần mới cạn sữa. Còn khả


15


năng sản xuất sữa ( nhiều hay ít) phụ thuộc vào con giống và chế độ dinh dưỡng
trong thời gian nuôi con, kể từ khi có chửa.
1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của thỏ
Khái niệm
Sinh trưởng là một quá trình sinh học rất sinh động, Hammotd (1952) đã
mô tả lí thuyết về vai trò dinh dưỡng trong quá trình phát triển các mô bào dựa
trên tỉ lệ tiêu hóa các chất đó trong cơ thể động vật. Do đó sự phát triển khác
nhau của các mô bào như thần kinh, mô xương, mô cơ, mô mỡ…
Quá trình sinh trưởng là kết quả của sự phân chia tế bào đồng thời cũng là
sự tăng thể tích tế bào để tạo sự sống (Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường,
1992). Sinh trưởng là sự tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng về
chiều cao, chiều rộng, chiều dài, khối lượng của các bộ phậnvà toàn bộ cơ thể
sinh vật dựa trên cơ sở tính di truyền từ đời trước.
Các nhà nghiên cứu xem khả năng sinh trưởng của thỏ là sự lớn lên và tăng
về khối lượng cơ thể sau khi đẻ ra, còn sự thay đổi chức năng sinh lý là sự phát
dục. Phát dục là sự thay đổi về chất lượng, chức năng của cơ thể. Trên cơ sở tác
động không ngừng của kiểu gen và ngoại cảnh. Quá trình phát dục diễn ra từ khi
trứng được thụ tinh và trải qua nhiều quá trình phức tạp cho đến khi trưởng
thành. Hai quá trình sinh trưởng và phát dục luôn đan xen lẫn nhau, làm cho cơ
thể con vật ngày càng hoàn chỉnh.
Giai đoạn sinh trưởng, phát triển của thỏ bú mẹ

16



×