Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI GIỐNG THUẦN YORKSHIRE, LANDRACE VÀ DUROC TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP Họ và tên sinh viên : NGUYỄN MAI LINH Ngành : Thú Y Lớp : TC03TYVL Niên khóa : 2003 – 2009 Tháng 06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI GIỐNG
THUẦN YORKSHIRE, LANDRACE VÀ DUROC TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NI HEO ĐỒNG HIỆP

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN MAI LINH
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TYVL

Niên khóa

: 2003 – 2009

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI GIỐNG THUẦN
YORKSHIRE, LANDRACE VÀ DUROC TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NI HEO ĐỒNG HIỆP

Tác giả


NGUYỄN MAI LINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Trang tựa
Tháng 09/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: NGUYỄN MAI LINH
Tên khóa luận “Khảo sát sức sinh sản của heo nái giống thuần yorshire, landrace và
duroc tại xí nghiệp chăn ni heo Đồng Hiệp”.
Đã hồn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa ngày 17/9/2009.

Giáo viên hướng dẫn

TS. TRẦN VĂN CHÍNH

ii


LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn Cha , Mẹ
Người đã có cơng sinh thành dưỡng dục, tận tụy, lo lắng, động viên và suốt đời

hy sinh để cho con có được như ngày hôm nay.

Xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa cùng toàn thể quý thầy cơ trong khoa
Chăn Ni - Thú Y và tồn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý
báu và tạo mọi điều kiện tốt cho chúng tơi trong suốt q trình học tập và thời gian
thực tập tốt nghiệp.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Trần Văn Chính đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn từng bước, từng chi tiết
cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn thành khố luận tốt nghiệp này.

Chân thành cảm tạ
Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Ni Heo Đồng Hiệp.
Tồn thể anh chị em kỹ thuật, cơng nhân viên trại xí nghiệp đã nhiệt tình giúp
đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong thời gian
thực tập.

Xin cảm ơn
Tất cả những người thân, bạn bè và tập thể các bạn lớp TC03TYVL đã động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Nguyễn Mai Linh

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài tài “khảo sát sức sinh sản của heo nái giống thuần Yorkshire, Landrace

và Duroc tại xí nghiệp chăn ni heo Đồng Hiệp”.
Được thực hiện từ ngày 15/8/2008 đến ngày 15/11/2008 tại Xí Nghiệp Chăn
Ni Heo Đồng Hiệp. Nội dung của khóa luận là khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu
sinh sản của một số nhóm giống heo nái thuần hiện có ở xí nghiệp, nhằm đóng góp
thơng tin và đề nghị một số biện pháp tác động cho công tác giống để cải thiện và nâng
cao hơn nữa sức sinh sản cho đàn heo tại xí nghiệp.
Số liệu được thu thập của 265 nái thuộc 3 nhóm giống thuần khác nhau Duroc:
25 con, Landrace : 160 con, Yorkshire: 80 con. Kết quả trung bình chung về số chỉ tiêu
sinh sản trên heo nái của 3 giống thuần trên được ghi nhận như sau
• Tuổi phối giống lần đầu: 254 ngày.
• Tuổi đẻ lứa đầu: 370 ngày.
• Số heo con đẻ ra trên ổ: 10,37 con/ổ.
• Số heo con sơ sinh cịn sống: 9,67 con/ổ.
• Số heo con sơ sinh cịn sống đã điều chỉnh: 10,25 con/ổ.
• Số heo con chọn ni: 9,37 con/ổ.
• Số heo con giao ni: 10,10 con/ổ.
• Trọng lượng tồn ổ heo con sơ sinh cịn sống: 14,21 kg/ổ.
• Trọng lượng bình qn heo con sơ sinh cịn sống: 1,54 kg/con.
• Tuổi heo con cai sữa: 25 ngày.
• Số heo con cai sữa trên ổ: 8,90 con/ổ.
• Trọng lượng tồn ổ heo con cai sữa: 63,73 kg/ổ.
• Trọng lượng bình quân heo con cai sữa: 7,16 kg/con.
• Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của nái: 165 ngày.
• Số lứa đẻ của nái trên năm: 2,27 lứa/năm.
• Số heo con cai sữa của nái trên năm: 19,67 con /nái /năm.
• Xếp hạng các giống theo chỉ số SPI như sau Hạng I: Giống Landrace 108,06
điểm, Hạng II: Yorkshire 91, 96 điểm, Hạng III: Duroc 74,16 điểm.

iv



MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................... xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH ..............................................................................................................2
1.3. YÊU CẦU.................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NI HEO ĐỒNG HIỆP ..........................3
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành .................................................................................................3
2.1.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp.........................................................................................4
2.1.4 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................4
2.1.5. Cơ cấu đàn heo ......................................................................................................5
2.1.6. Chương trình cơng tác giống .................................................................................5
2.1.6.1. Nguồn gốc con giống..........................................................................................5
2.1.6.2. Quy trình chọn lọc hậu bị ...................................................................................5
2.1.6.3. Cơng tác giống....................................................................................................6
2.2. YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI.....................6
2.2.1. Tuổi thành thục, tuổi phối giống lần đầu...............................................................6
2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu ......................................................................................................7
2.2.3. Số lứa đẻ của nái trên năm.....................................................................................7

2.2.4. Số heo con đẻ ra trên ổ ..........................................................................................8
v


2.2.5. Số heo con cai sữa của nái trên năm......................................................................8
2.2.6. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh, trọng lượng bình qn heo con cai sữa,
Trọng lượng tồn ổ heo con cai sữa sản xuất của nái trên năm ...............................9
2.3. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI ............9
2.3.1. Yếu tố di truyền .....................................................................................................9
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh..................................................................................................9
2.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI ..........11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................12
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................12
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...............................................................................12
3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.....................................................................................12
3.4. ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC NI DƯỠNG ĐÀN HEO KHẢO SÁT ...................14
3.4.1. Chuồng trại ..........................................................................................................14
3.4.2. Trang thiết bị chuồng trại ....................................................................................15
3.4.3. Thức ăn ................................................................................................................17
3.4.4. Nước uống ...........................................................................................................18
3.4.5. Quy trình chăm sóc ni dưỡng ..........................................................................19
3.4.6. Quy trình vệ sinh và tiêm phịng .........................................................................21
3.4.6.1 Vệ sinh...............................................................................................................21
3.4.6.2. Quy trình tiêm phịng........................................................................................21
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT.................................................................................22
3.5.1. Tỷ lệ heo nái được khảo sát ...............................................................................22
3.5.2. Tuổi phối giống lần đầu.......................................................................................22
3.5.3. Tuổi đẻ lứa đầu ....................................................................................................22
3.5.4. Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................................22
3.5.5. Số heo con sơ sinh còn sống................................................................................22

3.5.6. Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh .........................................................23
3.5.7. Số heo con sơ sinh chọn nuôi ..............................................................................23
3.5.8. Số heo con sơ sinh giao nuôi ...............................................................................23
3.5.9. Trọng lượng tồn ổ heo con sơ sinh cịn sống.....................................................23
3.5.10. Trọng lượng bình qn heo con sơ sinh cịn sống ............................................23
vi


3.5.11. Tuổi cai sữa của heo con ...................................................................................23
3.5.12. Số heo con cai sữa .............................................................................................23
3.5.13. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ..................................................................23
3.5.14. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ............................................................23
3.5.15. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh............................................24
3.5.16. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ................................................................................24
3.5.17. Số lứa đẻ của nái trên năm ................................................................................25
3.5.18. Số heo con cai sữa của nái trên năm..................................................................25
3.5.19. Chỉ số SPI và xếp hạng khả năng sinh sản các giống heo nái...........................25
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................26
4.1. TỶ LỆ HEO NÁI KHẢO SÁT ..............................................................................26
4.2. TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU ...........................................................................26
4.3. TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU .............................................................................................28
4.4. SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ ............................................................................29
4.5. SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ..................................................................32
4.6. SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ...................................35
4.7. SỐ HEO CON CHỌN NUÔI .................................................................................37
4.8. SỐ HEO CON GIAO NUÔI ..................................................................................40
4.9. TRỌNG LƯỢNG TỒN Ổ HEO CON SƠ SINH CỊN SỐNG ..........................42
4.10. TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG .................45
4.11. TUỔI CAI SỮA HEO CON.................................................................................48

4.12. SỐ HEO CON CAI SỮA .....................................................................................51
4.13. TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA .............................................53
4.14. TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA......................................57
4.15. TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ..............59
4.16. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ..............................................................61
4.17. SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM..................................................................63
4.18. SỐ HEO CAI SỮA CỦA NÁI TRÊN NĂM .......................................................64
4.19. CHỈ SỐ SINH SẢN HEO NÁI VÀ XẾP HẠNG KHẢ NĂNG SINH SẢN CÁC
NHÓM GIỐNG......................................................................................................65
vii


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................68
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................68
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................70
PHỤ BẢNG ..................................................................................................................73

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TLBQHCSSCS

: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh cịn sống.

TLBQHCCS

: Trọng lượng bình qn heo con cai sữa


SLĐN/N

: Số lứa đẻ nái trên năm

SHCCSN/N

: Số heo con cai sữa nái trên năm

TLHNĐKS

: Tỷ lệ heo nái được khảo sát

Ctv

: cộng tác viên

TSTK

: Tham số thống kê.

X
SD

: Trung bình
: Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

CV

: Hệ số biến dị (Coefficient of variation)


SPI

: Chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index)

NSIF

: Liên đoàn cải thiện giống heo của Mỹ (National Swine
Improverment Federation)

LL

: Heo Landrace Thuần

YY

: Heo Yorkshire Thuần

DD

: Heo Duroc Thuần

TC

: Tính chung

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Phân bố số lượng nái và ổ đẻ khảo sát theo các giống heo nái và lứa đẻ .....13
Bảng 3.2: Định mức về số lượng và các loại thức ăn hỗn hợp......................................17
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp........................................18
Bảng 3.4: Quy trình tiêm phịng đàn heo tại xí nghiệp .................................................22
Bảng 3.5: Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ...........................23
Bảng 3.6. Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi .........24
Bảng 3.7: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi về cùng số
heo con giao nuôi chuẩn..............................................................................24
Bảng 3.8: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi, cùng số
heo con giao nuôi chuẩn về cùng lứa đẻ chuẩn...........................................24
Bảng 4.2: Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................26
Bảng 4.3: Tuổi đẻ lứa đầu .............................................................................................28
Bảng 4.4.1: Số heo con đẻ ra trên ổ theo giống.............................................................30
Bảng 4.4.2: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa.................................................................31
Bảng 4.5.1: Số heo con sơ sinh còn sống theo giống ....................................................32
Bảng 4.5.2: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa ........................................................34
Bảng 4.6: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ..................................................35
Bảng 4.7.1: Số heo con chọn nuôi theo giống...............................................................37
Bảng 4.7.2: Số heo con chọn nuôi theo lứa...................................................................39
Bảng 4.8.1: Số con giao nuôi theo giống ......................................................................40
Bảng 4.8.2: Số heo con giao nuôi theo lứa....................................................................41
Bảng 4.9.1: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh cịn sống theo giống. ........................43
Bảng 4.9.2: Trọng lượng tồn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa .............................44
Bảng 4.10.1: Trọng lượng bình qn heo con sơ sinh cịn sống theo giống .................46
Bảng 4.10.2: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa .....................47
Bảng 4.11.1: Tuổi heo con cai sữa theo giống ..............................................................49

Bảng 4.11.2: Tuổi cai sữa của heo con theo lứa............................................................50
Bảng 4.12.1: Số heo con cai sữa theo giống..................................................................51
Bảng 4.12.2: Số heo con cai sữa theo lứa......................................................................53
x


Bảng 4.13.1: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo giống .............................................54
Bảng 4.13.2: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa...........................................56
Bảng 4.14.1: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo giống.................................57
Bảng 4.14.2: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa.....................................58
Bảng 4.15: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh .....................................60
Bảng 4.16: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ.......................................................................62
Bảng 4.17: Số lứa đẻ của nái trên năm..........................................................................63
Bảng 4.18: Số heo con cai sữa của nái trên năm ...........................................................64
Bảng 4.19: Chỉ số sinh sản heo nái của các giống ........................................................66
Bảng 4.20: Bảng phân loại theo chỉ số chọn lọc SPI ....................................................67

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cổng trước của xí nghiệp chăn ni heo Đồng Hiệp ......................................3
Hình 3.1: Các nhà dãy tổ B,C........................................................................................14
Hình 3.2: Nhà dãy ni nái sinh sản A6........................................................................14
Hình 3.3: Silo đựng thức ăn ở đầu mỗi nhà dãy............................................................15
Hình 3.4: Hộp định lượng thức ăn của nái sinh sản ......................................................16
Hình 3.5: Hệ thống quạt, ống tải thức ăn, ống dẫn nước uống ở nhà nuôi heo con cai
sữa A8 ....................................................................................................................16
Hình 3.6: Nái trong giai đoạn ni con .........................................................................19

Hình 3.7: Hố sát trung trước khi vào khu vực chăn nuôi ..............................................21

xii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.2: Tuổi phối giống lần đầu ............................................................................27
Biểu đồ 4.3: Tuổi đẻ lứa đầu .........................................................................................28
Biểu đồ 4.4.1: Số heo con đẻ ra trên ổ theo giống ........................................................30
Biểu đồ 4.4.2: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa.............................................................31
Biểu đồ 4.5.1: Số heo con sơ sinh còn sống theo giống................................................33
Biểu đồ 4.5.2: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa ....................................................34
Biểu đồ 4.6: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ..............................................36
Biểu đồ 4.7.1: Số heo con chọn nuôi theo giống...........................................................37
Biểu đồ 4.7.2: Số heo con chọn nuôi theo lứa...............................................................39
Biểu đồ 4.8.1 : Số con giao nuôi theo giống .................................................................40
Biểu đồ 4.8.2: Số heo con giao nuôi theo lứa................................................................42
Biểu đồ 4.9.1 Trọng lượng tồn ổ heo con sơ sinh cịn sống theo giống ......................43
Biểu đồ 4.9.2: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa.............................................................45
Biểu đồ 4.10.1: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo giống .............46
Biểu đồ 4.10.2: Trọng lượng bình qn heo con sơ sinh cịn sống theo lứa .................48
Biểu đồ 4.11.1: Tuổi heo con cai sữa theo giống ..........................................................49
Biểu đồ 4.11.2: Tuổi cai sữa của heo con theo lứa........................................................51
Biểu đồ 4.12.1: Số heo con cai sữa theo giống. ............................................................52
Biểu đồ 4.12.2: Số heo con cai sữa theo lứa. ...............................................................53
Biểu đồ 4.13.1: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo giống. .................................55
Biểu đồ 4.13.2: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa.......................................56
Biểu đồ 4.14.1: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo giống.............................57
Biểu đồ 4.14.2: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa................................59

Biểu đồ 4.15: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh. ................................60
Biểu đồ 4.16: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ...................................................................62
Biểu đồ 4.17: Số lứa đẻ của nái trên năm......................................................................63
Biểu đồ 4.18: Số heo con cai sữa của nái trên năm.......................................................65
Biểu đồ 4.19: Chỉ số sinh sản heo nái của các giống ....................................................66

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, nông nghiệp vẫn giữ một vai trị quan trọng, trong đó ngành chăn

ni nói chung và chăn ni heo nói riêng góp phần không nhỏ vào việc xây dựng
phát triển kinh tế đất nước ngày càng giàu mạnh.
Cùng với xu hướng hội nhập hiện nay, nền kinh tế đất nước không ngừng
chuyển biến, các ngành nghề sản xuất có những cơ hội, thuận lợi mới và cũng đối mặt
với nhiều thử thách khó khăn mới. Ngành chăn nuôi heo cũng đồng hành với xu thế
này, để có thể vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ cho nhu cầu xuất
khẩu. Các xí nghiệp chăn ni đã ứng dụng và không ngừng cải thiện các biện pháp
khoa học kỹ thuật như dinh dưỡng, thú y, giống, phòng bệnh, chuồng trại, chăm sóc,
quản lý… nhằm nâng cao cả về số lượng, chất lượng sản phẩm thịt. Trong đó, giống
và cơng tác giống cần đặt lên hàng đầu vì đây là khâu sẽ chọn lọc lai tạo ra những đàn
nái có khả năng sinh sản tốt, thích nghi tốt với mọi điều kiện mơi trường chăn ni. Do
đó thường xun theo dõi, khảo sát để đánh giá một số chỉ tiêu của đàn heo giống đang
ni góp phần làm cơ sở dữ liệu khoa học cho chương trình cơng tác giống của xí
nghiệp chăn ni là việc làm cần thiết.

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, sự phân công của Bộ Môn Di Truyền Giống
Động Vật và dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính, cùng với sự hỗ trợ và giúp
đỡ của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp chúng tôi thực hiện đề tài “KHẢO SÁT
SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI GIỐNG THUẦN YORKSHIRE, LANDRACE VÀ
DUROC TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NI HEO ĐỒNG HIỆP”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của ba giống heo nái thuần hiện có tại
xí nghiệp góp phần cơ sở dữ liệu khoa học cho công tác giống cải thiện và nâng cao
sức sinh sản của đàn heo nái.
1.3. YÊU CẦU
Theo dõi, quan sát, thu thập và so sánh một số chỉ tiêu sinh sản hiện tại và trước
đó của đàn heo nái thuộc các giống thuần Duroc, Yorkshire, Landrace đang được ni
tại xí nghiệp trong thời gian thực tập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NI HEO ĐỒNG HIỆP

Hình 2.1: Cổng trước của xí nghiệp chăn ni heo Đồng Hiệp
2.1.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp có tổng diện tích 25 ha được đặt ở ấp 3, Phạm Văn Cội, Huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Vị trí địa lý của xí nghiệp có thể nói là khá thuận lợi cho việc phát triển ngành
chăn nuôi (xung quanh xí nghiệp diện tích rừng cao su chiếm đa số, dân cư thưa thớt),
thuận lợi rất nhiều so với địa thế trước đây (xí nghiệp nằm giữa khu dân cư Linh Xuân,
Thủ Đức).
2.1.2. Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng năm 1967 do tư nhân quản lý, lấy tên là Đồng Hiệp.
Năm 1975 đổi tên thành Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo 3/2.
Đến tháng 3 năm 1996 lấy lại tên cũ là Xí Nghiệp Chăn Ni Heo Đồng Hiệp.
3


Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ơ nhiễm mơi trường, xí
nghiệp mới được thành lập trên cơ sở xác nhập 3 xí nghiệp:
Xí nghiệp Chăn Ni Heo Đồng Hiệp (cũ)
Xí nghiệp Chăn Ni Heo Khang Trang
Xí nghiệp Chăn Hi Heo Dưỡng Sanh
Đến ngày 15/8/2004, Xí Nghiệp Chăn Ni Heo Đồng Hiệp mới đã khánh
thành.
Hiện nay xí nghiệp là đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng Cơng Ty Nơng Nghiệp Sài
Gịn.
2.1.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp
Ni heo đực giống ngồi mục đích để sử dụng trong trại, đồng thời cung cấp
cho một số vùng lân cận.
Nuôi heo nái sinh sản để cung cấp heo con giống, hậu bị cái và heo con nuôi
thịt trên cơ sở các giống hiện có tại trại.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức cấu xí nghiệp được trình bày qua sơ đồ sau
Ban giám đốc

Phòng nghiệp vụ

Thủ kho

Tổ bảo vệ

Kế tốn

Tổ A

Phịng kỹ thuật

Phịng tổ chức hành chánh

Thủ quỹ

Tổ B

Tổ C

Tổ D

Đội cơ điện

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp

4

Tổ quản lý mơi trường


2.1.5. Cơ cấu đàn heo

Loại heo

Số lượng (con)

Đực giống

40

Nái sinh sản

2532

Cái hậu bị

1579

Đực hậu bị

103

Heo cai sữa

3806

Heo thịt

4415

Heo con theo mẹ


4512

Tổng đàn

16997
Số liệu thu thập tính đến ngày 11 tháng 11 năm 2008

2.1.6. Chương trình cơng tác giống
2.1.6.1. Nguồn gốc con giống
Heo nái thuộc các giống Yorkshire, Landrace, Duroc được nhập từ Mỹ. Đa số
còn lại là nái nền thuộc nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc và lai Yorkshire x
Landrace, Landrace x Yorkshire được chọn lọc tại xí nghiệp. Hiện nay xí nghiệp đang
thực hiện quy trình chọn lọc và nhân giống hậu bị để thay thế nái già, nái có thành tích
sinh sản kém.
2.1.6.2. Quy trình chọn lọc hậu bị
Heo nái được chọn để làm hậu bị, thay đàn qua 4 giai đoạn
™ Giai đoạn 1 chọn lọc heo ở 1 ngày tuổi
-

Dựa trên thẻ nái đã ghép phối từ trước
Số heo con đẻ ra còn sống cùng ổ trên 10 con
Trọng lượng heo con sơ sinh trên 1,45kg, số vú trên 12 (mỗi hàng trên 6
vú)
- Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống.
™ Giai đoạn 2 chọn lọc heo cai sữa
- Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống
- Trọng lượng heo từ 5kg trở lên
5



- Không bị dị tật
™ Giai đoạn 3 chọn heo lúc chuyển đàn 60 ngày tuổi
- Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống
- Tăng trọng ngày trên 600 g/ngày
- Dày mỡ lưng (qui về 100kg): 15-20 mm
™ Giai đoạn 4 chọn lọc heo ở 240 ngày tuổi
- Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống
- Trọng lượng trên 120kg
- Có biểu hiện lên giống lần đầu.
Heo được chọn làm giống phải được lập phiếu cá thể ghi đầy đủ gia phả đời
ông bà, cha mẹ, phân chia giống rõ ràng, chính xác. Kết hợp với kỹ thuật viên theo
dõi ghi chép sổ sách để dễ dàng quản lý dòng, giống, bản thân anh chị em và đời sau.
Từ đó, có kế hoạch phối giống và tránh đồng huyết.
2.1.6.3. Cơng tác giống
Hiện nay xí nghiệp chia ra làm 4 cấp độ khác nhau.
Trại A: Nuôi 840 con nái thuần chủng cịn gọi là đàn ơng bà, trong đó tỷ lệ nái
có thành tích cao nhất được chọn làm đàn hạt nhân.
Trại B và C: Tổng cộng nuôi 837 con cái lai hai máu Yorkshire x Landrace và
Landrace x Yorkshire là đàn bố mẹ được cung cấp từ trại A.
Trại D: Nuôi đàn heo thương phẩm để bán heo cho giống nuôi thịt và bán heo
thịt. Đàn heo này được trại cung cấp từ trại cung cấp từ trại B và C.
2.2. YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.2.1. Tuổi thành thục, tuổi phối giống lần đầu
Tuổi thành thục là tuổi thú bắt đầu có biểu hiện về tính dục. Trong thời kỳ này các
tuyến và cơ quan sinh dục phụ phát triển mạnh, đồng thời có sự tạo thành nang nỗn
trưởng thành, sự rụng trứng xảy ra và có khả năng thụ tinh. Thường tuổi thành thục heo
hậu bị cái ngoại thuần khoảng 6-7 tháng, heo hậu bị cái lai khoảng 6 tháng tuổi (Phạm
Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1996), theo Christenson và ctv (1979) giữa các giống heo
ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain thì giống heo Landrace có tuổi thành
thục sớm nhất, kế đến là giống heo Yorkshire, Duroc và muộn nhất là giống heo

Pietrain.

6


Tuy nhiên, độ tuổi này sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều
kiện chăm sóc ni dưỡng (chăm sóc, dinh dưỡng), ngoại cảnh….Thành thục sớm sẽ làm
giảm lượng thức ăn và chi phí có liên quan đến nuôi dưỡng heo cái hậu bị mà không
làm giảm năng suất sinh sản (Võ Thị Tuyết, 1996).
Tuổi thành thục có ảnh hưởng đến tuổi phối giống lần đầu, tuổi thành thục càng
sớm tuổi phối giống lần đầu sẽ sớm. Cần phải bỏ qua kỳ động dục lần đầu tiên khơng
nên phối vì cơ thể nái chưa phát triển tốt nhất vì thú đang trong giai đoạn phát triển và
cần hồn thiện thêm về chức năng sinh dục. Vì vậy, để đạt được hiệu quả sinh sản tốt
và duy trì được lâu dài thì nên cho nái thuần và nái lai đẻ lứa đầu tiên khoảng 12 tháng
tuổi (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1996).
2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi thành thục sớm, tuổi phối giống lần đầu sớm dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu sẽ
sớm. Nếu nái có tuổi đẻ lứa đầu sớm sẽ giúp cho nhà chăn nuôi giảm chi phí chăm sóc
ni dưỡng, tăng thời gian sử dụng nái, để heo nái sinh sản lứa đầu tốt thì tuổi phối
giống lần đầu khoảng ở 8-10 tháng và trọng lượng heo khoảng 90 kg ở nhóm giống
Yorkshire (Trương Lăng, 2003).
Ngồi ra, tuổi đẻ lứa đầu sớm hay muộn cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
giống, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng và quản lý, thức ăn, bệnh truyền nhiễm, thời
điểm phối giống. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) thời điểm phối giống
quy định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ. Đối với heo hậu bị nên phối giống
vào khoảng 12-30 giờ sau có biểu hiện động dục và 18-36 giờ đối với heo nái rạ. Để
tăng tỷ lệ đậu thai người ta thường phối 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 12-24 giờ.
2.2.3. Số lứa đẻ của nái trên năm
Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của nái. Số lứa đẻ của nái
trên năm được tính bằng số ngày trong năm chia cho khoảng cách của 2 lứa đẻ cho nên

để gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm người ta cần phải rút ngắn khoảng cách giữa hai
lứa đẻ bằng cách rút ngắn thời gian nuôi con và thời gian phối giống lại sau cai sữa
(thời gian mang thai thì khơng rút ngắn được vì đó là đặc tính sinh học của mỗi lồi).
Theo Võ Văn Ninh (2002) để rút ngắn thời gian nuôi con thì cần tập ăn và cai
sữa sớm cho heo con từ 20-25 ngày tuổi, bên cạnh đó cần tăng cường chăm sóc cho
7


nái để ít hao mịn cơ thể trong q trình nuôi con, lên giống sớm sau khi cai sữa cho
heo con để giúp nía thời gian phối giống lại sớm nhất có thể.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian phối giống lại sau khi cai sữa heo
con có thể do dinh dưỡng không tốt, heo bệnh đặc biệt bệnh đường sinh dục, heo bị
stress nhiệt hoặc động dục thầm lặng mà nhà chăn nuôi không phát hiện (Nguyễn
Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
2.2.4. Số heo con đẻ ra trên ổ
Là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng mắn đẻ của heo nái.
Để có nhiều số heo con đẻ ra trên ổ thì nái phải được phối giống đúng thời điểm
để có số trứng rụng nhiều, tỷ lệ số trứng được thụ tinh cao. Ngoài ra, chất lượng tinh
của đực giống cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này, nếu phẩm chất tinh không tốt sẽ làm
ảnh hưởng đến số con đẻ ra, giảm sức sống của heo con và nái không đậu thai.
Nếu cho heo hậu bị ăn khẩu phần dinh dưỡng cao trước khi phối giống và giảm
khẩu phần ăn sau khi phối khoảng 7 ngày thì có thể làm tăng số số phơi cịn sống từ đó
làm tăng số heo con đẻ ra/ổ (Lâm Quang Ngà, 2005).
Bên cạnh đó giống và ưu thế lai của con mẹ cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến chỉ tiêu này, cho nên cần phải quan tâm đến cơng tác giống. Vì vậy, cần
xâu chuỗi những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này để từ đó ta đạt được kết quả cao
trong chăn nuôi.
2.2.5. Số heo con cai sữa của nái trên năm
Nhằm đánh giá khả năng ni con của nái và trình độ quản lý chăm sóc của
người ni, để có số heo con cai sữa của nái trên năm ta cần phải biết rõ: số lứa đẻ của

nái trên năm và số heo con cai sữa trên ổ của nái.
Trong đó, số heo cai sữa trên ổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: số heo
con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh cịn sống, số heo con chọn ni, khả năng cho sữa
và nuôi con của nái,…
Điều quan trọng nhất để có thể tăng tỷ lệ ni sống heo con đến cai sữa là nâng
cao kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng cho người chăn nuôi.

8


2.2.6. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh, trọng lượng bình qn heo con cai
sữa, Trọng lượng tồn ổ heo con cai sữa sản xuất của nái trên năm
Trọng lượng heo con sơ sinh tỷ lệ nghịch với số con sơ sinh nhưng lại liên quan
chặc chẽ với tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa. Theo Võ Văn Ninh (2002) những heo con sơ
sinh có trọng lượng nhỏ hơn 800g thì loại và trọng lượng bình quân của heo con cai
sữa phải đạt từ 5kg trở lên.
Trọng lượng heo con sơ sinh càng cao thì tỷ lệ ni sống đến cai sữa càng cao
và như vậy trọng lượng bình quân heo con cai sữa cũng sẽ cao. Bên cạnh yếu tố về
giống va khả năng thích nghi và sức đề kháng của heo con ta cần phải tăng cường
chăm sóc ni dưỡng heo mẹ trong thời gian ni con và áp dụng các biện pháp chăm
sóc quản lý.
Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sản xuất của nái trên năm là chỉ tiêu quan
trọng đánh giá khả năng sinh sản của nái cũng như hiệu quả kinh tế của nhà chăn ni.
Để đạt được chỉ tiêu này thì phải đạt được các chỉ tiêu trên ở mức cao, bên cạnh đó
đồng thời áp dụng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt trong giai đoạn nuôi con.
2.3. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.3.1. Yếu tố di truyền
Đây là đặc tính sinh học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau những đặc
tính của cha mẹ tổ tiên đã có. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng
suất sinh sản khác nhau vì đó là đặc tính di truyền của chúng (Phạm Trọng Nghĩa,

2002).
Theo Trần Thị Dân (2003), thì sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến
50% của số phôi thai chết, dù vật nuôi được nuôi trong điều kiện tốt nhất cũng không
thể vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó.
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh
Ngoại cảnh bao gồm những yếu tố như: khí hậu, nhiệt độ, chuồng trại, dinh
dưỡng, bệnh tật, chăm sóc quản lý.

9


¾ Khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ
Nhiệt độ quá cao làm cho con vật nóng, mệt mỏi, kém ăn, tiêu hóa và trao đổi
chất giảm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái, ngược lại khí hậu quá lạnh cùng
với ẩm độ cao cũng làm cho heo dễ bị bệnh và làm giảm khả năng sinh sản của heo
nái.
Nếu heo nái bị stress nhiệt trong thời gian phối giống có thể làm giảm tỷ lệ đậu
thai. Nhiệt độ và ẩm độ cao trong khoảng thời gian từ 1-16 ngày đầu hay 102-110
ngày cuối của thai kỳ đều làm giảm số heo con đẻ ra trên ổ (Võ Văn Ninh, 2002).
¾ Chuồng trại
Trong chăn ni heo, bên cạnh các yếu tố giống, thức ăn, chăm sóc,…việc thiết
kế xây dựng hệ thống chuồng trại hợp lý đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại heo
phù hợp với thời tiết của từng vùng là việc làm rất quan trọng trong chăn nuôi heo hiện
nay.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) độ thơng thống và kiểu
chuồng cũng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái. Nếu chuồng nuôi sạch sẽ,
độ thơng thống tốt, khơng ẩm thấp,…sẽ làm tăng năng suất sinh sản của heo nái từ
10-15%, ngược lại giảm từ 15-30%. Do đó, chuồng ni phải đảm bảo: đủ ánh sáng,
nhiệt độ thích hợp, vệ sinh sạch sẽ, độ thơng thống tốt khơng để lượng khí độc tồn tại
trong chuồng nhằm tạo một môi trường thuận lợi giúp chúng khỏe mạnh, tăng trưởng

và sinh sản tốt.
¾ Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát dục
của heo nái. Dinh duỡng đầy đủ, cân bằng làm thúc đẩy sớm quá trình phát dục nâng
cao sức sinh sản của vật nuôi, cho heo nái hậu bị ăn thức ăn kém phẩm chất sẽ làm kéo
dài tuổi thành thục. Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong chăn
nuôi.. nếu thức ăn thiếu protein và vitamin hay thức ăn ẩm mốc kém phẩm chất làm
phôi ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
¾ Bệnh tật
Sự viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong khi phối giống, sau khi sinh
hoặc các trường hợp bệnh lý khác đều ảnh hưởng đến năng suất của nái một cách rõ
rệt. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và tùy theo bệnh lý .
10


Có rất nhiều ngun nhân làm giảm sút thành tích sinh sản của nái và sức sống
của heo con như viêm vú, tử cung gây nên hội chứng MMA. Ngoài ra, loạn khuẩn
trong đường tiêu trên heo con do các vi sinh vật trong chuồng.
¾ Quản lý và chăm sóc
Chăm sóc quản lý tốt giúp phát hiện kịp thời heo bị bệnh để điều trị hiệu quả
giảm tỷ lệ heo bệnh, heo chết, góp phần loại bỏ được những yếu tố ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe, quá trình sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản từ đó giúp nâng cao
năng cao năng suất sinh sản của đàn heo.
Ngoài ra, sự can thiệp của con người vào quá trình chọn lọc loại những heo xấu
giữ lại heo tốt cho sinh sản đã góp phần nâng cao năng suất của nái.
2.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI
- Chú trọng khâu chọn, nhân giống nhằm chọn ra những cá thể có thể trạng tốt
để làm giống là một biện pháp nâng cao sức sinh sản của heo nái.
- Sử dụng heo nái có những giống (dịng) được chọn lọc có ưu thế lai về khả
năng sinh sản như các giống (dòng) heo Yorkshire, Landrace và các heo lai thuận

nghịch từ hai giống (dòng) này.
- Phối giống đúng kỹ thuật và xác định đúng thời điểm phối giống.
- Sử dụng heo đực giống hoặc tinh heo đực giống chất lượng cao.
- Thực hiện một số chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn nuôi dưỡng
đối với từng loại heo.
- Theo dõi chặc chẽ khi nái sinh con, cho con bú sữa đầu, ghép bầy hợp lý.
- Quản lý nái theo nhóm cùng vào cùng ra để có thể tách ghép bầy dễ dàng,
thuận lợi trong sát trùng chuồng trại.
- Đảm bảo tốt tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp và các điều kiện vệ sinh chăm
sóc, thú y tốt.
- Loại thải những cá thể có sức sinh sản kém.
- Sử dụng các biện pháp lên giống đồng loạt.

11


×