Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ 119 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.06 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI
NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HUẤN
LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ 119 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 08/2009


KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU
QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN
CHÓ NGHIỆP VỤ 119 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tác giả

NGUYỄN MẠNH HÙNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 8 năm 2009



i


LỜI CẢM TẠ
Xin gởi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ, những người đã sinh thành và dạy dỗ con nên
người. Cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc nhất giúp con vượt qua mọi khó khăn, thử
thách của cuộc đời.
Chân thành cảm ơn:
Quí thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ giúp tôi hoàn tất chương trình học và thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo Công ty TNHH TM VÀ DV SONG HẰNG
Chân thành cảm ơn:
Th.S Nguyễn Văn Phát đã hết lòng chỉ dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quí
báu giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Bác sỹ Lê Văn Thành đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Các anh chị tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó Ngiệp Vụ 119 đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Các bạn lớp Thú y 30 đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Hùng

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài ” Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại
Trung Tâm Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ 119 tỉnh Bình Dương” được thực hiện từ

ngày 09/02/2009 đến ngày 09/07/2009.
Mục đích: tìm hiểu bệnh đường hô hấp trên chó, theo dõi hiệu quả điều trị tại Trung
Tâm Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ 119 tỉnh Bình Dương và đề xuất một số biện pháp
phòng trị thích hợp.
Phương pháp tiến hành: sử dụng phương pháp khảo sát thông thường qua sổ sách
của thú y, bệnh án của từng chó kết hợp với việc phỏng vấn người chăm sóc, nuôi
dưỡng và theo dõi trực tiếp trên từng con chó, ngoài ra còn kết hợp với chẩn đoán cận
lâm sàng.
Kết quả khảo sát: Qua khảo sát lâm sàng 302 chó tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó
Nghiệp Vụ 119 tỉnh Bình Dương,chúng tôi ghi nhận được:
Có 73 chó có biểu hiện triệu chứng bệnh hô hấp, chiếm tỉ lệ 24,17%.
Không có sự khác biệt về tỉ lệ bệnh giữa các giống chó, giới tính và độ tuổi.
Các triệu chứng lâm sàng điển hình trên chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp
chiếm tỉ lệ cao nhất là thay đổi tần số hô hấp chiếm (75,34%), kế đến là các triệu
chứng: chảy nước mũi (61,64%), ho (58,90%), mắt đổ ghèn (43,84%), s ố t (38,36%),
xuất huyết mũi (6,85%) và suy nhược cơ thể (2,47%).
Các loại vi khuẩn phân lập được từ 15 mẫu dịch mũi chó bệnh đường hô hấp có
triệu chứng chảy nước mũi bao gồm: Staphylococcus spp., Staphylococcus aureus,
Escherichia coli, Streptococcus spp., Pseudomonas. Trong đó chiếm tì lệ cao nhất là
Staphylococcus spp. với 60% và thấp nhất là Pseudomonas với 6,67%.
Kết quả điều trị khỏi bệnh hô hấp trên chó tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó Nghiệp
Vụ 119 tỉnh Bình Dương chiếm tỉ lệ khá cao 91,78%.
Kháng sinh dùng để trị bệnh hô hấp có hiệu quả cao là Clavamox (clavulanic +
amoxicillin), Cavumox (cefuroxime).

iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
U

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU......................................................................................2
U

1.2.1 Mục đích..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM HUẤN CHÓ NGHIỆP VỤ 119............................3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................3
2.1.2 Chức năng .......................................................................................................3
2.1.3 Hoạt động chuyên môn của trại ......................................................................4
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ..................................................................................6
2.3 SƠ LƯỢC CẤU TẠO HỆ HÔ HẤP TRÊN CHÓ ................................................7
2.3.1 Mũi ..................................................................................................................7
2.3.2 Yết hầu ............................................................................................................7
2.3.3 Thanh quản......................................................................................................7
2.3.4 Khí quản ..........................................................................................................8
2.3.5 Phế quản ..........................................................................................................8
2.3.6 Phổi .................................................................................................................8
2.4 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TRÊN CHÓ ............................................9
2.5 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

CHÓ………..............................................................................................................10
2.5.1 Do vi khuẩn ...................................................................................................10
2.5.2 Do virus.........................................................................................................12
iv


2.5.3 Do nấm ..........................................................................................................12
2.5.4 Do ký sinh vật ...............................................................................................12
2.5.5 Do điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc nuôi dưỡng .......................................13
2.6 MỘT SỐ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ...................14
2.6.1 Bệnh truyền nhiễm ........................................................................................14
2.6.1.1 Bệnh Carré (theo Trần Thanh Phong, 1996)..............................................14
2.6.1.2 Bệnh ho cũi chó..........................................................................................15
2.6.2 Bệnh nội khoa ...............................................................................................16
2.6.2.1 Bệnh viêm mũi ...........................................................................................16
2.6.2.2 Chảy máu mũi ............................................................................................17
2.6.2.3 Bệnh viêm thanh quản................................................................................17
2.6.2.4 Bệnh viêm phổi ..........................................................................................19
2.6.3 Bệnh kí sinh trùng .........................................................................................19
2.7 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐƯỜNG HÔ
HẤP TRÊN CHÓ.......................................................................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................22
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT..........................................................22
3.2 ĐỐI TƯỢNG .......................................................................................................22
3.3 DỤNG CỤ KHẢO SÁT ......................................................................................22
3.3.1 Dụng cụ .........................................................................................................22
3.3.2 Hóa chất ........................................................................................................22
3.3.3 Thuốc dùng trong điều trị..............................................................................22
3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT.....................................................................................22
3.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH...........................................................................23

3.5.1 Phương pháp tiến hành..................................................................................23
3.5.2 Ghi nhận kết quả điều trị...............................................................................24
5.3 Công thức tính..................................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................25
4.1 TÌNH HÌNH CHÓ CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP .................25
4.1.1 Tỉ lệ chó có biểu hiện triệu chứng hô hấp ....................................................25
4.1.2 Tỉ lệ chó có biểu hiện triệu chứng hô hấp theo nhóm giống, tuổi, giới tính 26
v


4.1.2.1. Tỉ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giống.......................................26
4.1.2.2 Tỉ lệ chó nhiễm bệnh dường hô hấp theo tuổi ...........................................27
4.1.2.3 Tỉ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giới tính ...................................28
4.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TRÊN CHÓ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP ...........28
4.2.1 Một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp..........................28
4.2.2 Tỉ lệ chó có triệu chứng hô hấp ghép với các triệu chứng khác...................32
4.3 BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ VÀ VI THỂ ..................................................................32
4.4 PHÂN LẬP VI KHUẨN VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ ....................................35
4.4.1 Phân lập vi khuẩn ..........................................................................................35
4.4.2 Kết quả kháng sinh đồ...................................................................................36
4.5 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ...................................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................41
5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................41
5.2 ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
PHỤ LỤC ......................................................................................................................45

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy trình tiêm phòng......................................................................................5
Bảng 4.1. Tỉ lệ chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp ................................................25
Bảng 4.2. Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính ..............................26
Bảng 4.3. Một số triệu chứng lâm sàng trên chó biểu hiện bệnh hô hấp......................29
Bảng 4.4. Tỉ lệ chó có triệu chứng hô hấp ghép với các triệu chứng khác ..................32
Bảng 4.5. Các vi khuẩn phân lâp được trong dịch mũi chó bệnh dường hô hấp ..........35
Bảng 4.6. Kết quả thử kháng sinh đồ............................................................................37
Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều tri bệnh đường hô hấp..................39

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giống ......................................26
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo tuổi..........................................27
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giới tính ..................................28
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ...................29
Biểu đồ 4.5. Hiệu quả điều trị .......................................................................................40

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hệ thống hô hấp trên chó ........................................................................... 7
Hình 2.2. Hình phổi bình thường của chó .................................................................. 9
Hình 4.1. Chó chảy dịch mũi đục xanh..................................................................... 31
Hình 4.2. Chó mắt đổ ghèn ....................................................................................... 31
Hình 4.3. Phổi viêm, xuất huyết ............................................................................... 33
Hình 4.4. Tích nước trong xoang ngực..................................................................... 33

Hình 4.5. Bao tim tích nuớc...................................................................................... 33
Hình 4.6. Mô phổi có nhiều vùng phế quản bị xuất huyết và viêm lan.................... 33
Hình 4.7. Phổi viêm, xuất huyết .............................................................................. 34
Hình 4.8. Khí quản tích dịch..................................................................................... 34
Hình 4.9. Mô phổi có nhiều bạch cầu và tích dịch phù ............................................ 34
Hình 4.10. Mô gan sung huyết.................................................................................. 34

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là loài vật trung thành nhất đối với con người. Từ xa xưa con người đã đánh giá
được bản năng và hữu ích của loài chó như: sức chịu đựng, bền bỉ, dễ nuôi, nhanh
nhẹn, tinh khôn, mũi thính, đặc biệt nghe nhìn tốt và gắn bó thân thiết với chủ.
Ngày nay, nhu cầu của con người đã có những tác động hữu hiệu trên loài chó, làm
cho loài chó phát triển nhanh về số lượng cũng như chất lượng. Mỗi loài chó có những
tính năng đặc biệt để thực hiện các nhu cầu đặc biệt, nhằm thực hiện các công việc cho
cuộc sống của con người như: làm vệ sĩ, làm xiếc, chăn nuôi gia súc, canh gác, bảo vệ,
cứu hỏa, tìm người, cứu nạn, tìm mỏ, phát hiện ma túy…vv
Vì thế phong trào nuôi chó đã phát triển rộng khắp trên thế giới, ở các nước phát
triển như: Nga, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Việt Nam trong những năm gần đây phong trào nuôi dạy chó đã và đang phát triển,
một số cơ sở nuôi dạy chó như: Bộ Công An, Bộ Tư Lệnh, Bộ Quốc Phòng, Hải Quan.
Đang phát triển đàn chó nghiệp vụ hướng mạnh về số lượng và chất lượng.
Song song với việc gia tăng số lượng đàn chó nghiệp vụ thì một trong những vấn đề
khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ
đó là bệnh viêm đường hô hấp của chó: bệnh không những làm giảm tỉ lệ nuôi sống mà
điều quan trọng là nó làm tổn thương cơ quan khứu giác, một trong những cơ quan quan

trọng nhất của chó nghiệp vụ, làm giảm hiệu quả làm việc của chúng
Xuất phát từ tình hình trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Chăn Nuôi – Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự đồng ý của Ths. Nguyễn Văn
Phát, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó và
ghi nhận hiệu quả điều trị tại trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ 119 tỉnh Bình
Dương”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu bệnh đường hô hấp trên chó, theo dõi hiệu quả điều trị tại Trung Tâm
Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ 119 tỉnh Bình Dương và đề xuất một số biện pháp phòng
trị thích hợp.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận số chó có triệu chứng đường hô hấp tại Trung Tâm Huấn
Luyện Chó Nghiệp Vụ 119 tỉnh Bình Dương.
Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng thường gặp về bệnh đường hô hấp trên chó.
Phân lập, định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ trên những mẫu dịch mũi chó có
triệu chứng bệnh đường hô hấp.
Khảo sát bệnh tích đại thể và vi thể.
Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh hô hấp trên chó tại Trung Tâm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM HUẤN CHÓ NGHIỆP VỤ 119

2.1.1 Vị trí địa lý
Địa chỉ
Văn phòng đại diện: 11B/35 Khu phố Thống Nhất, Thị trấn Dĩ An, Huyện Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương.
Đặc điểm địa lý và xã hội
Trung Tâm Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ 119 gồm có 5 trại nuôi chó, trong đó có 2
trại chính:1 trại nằm trong tiểu đoàn cảnh vệ Quân Đoàn 4 thuộc khu công nghiệp
Sóng Thần, một trại dọc quốc lộ 13 cách cầu Ông Bố 500m hướng đi Bến Cát – Bình
Dương và 3 trại còn lại nằm ở Củ Chi, Tân Uyên, Bến Cát. Trung Tâm giáp ranh giữa
các tỉnh : Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM.
Trung Tâm Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ 119 gần các khu công nghiệp, khu đông
dân cư, các nhà máy xí nghiệp, giao thông thuận tiện.
Trung Tâm Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ 119 được thành lập năm 1998 được nhiều
người gửi chó huấn luyện, nhiều nhà máy, công ty thuê chó để bảo vệ tài sản, số lượng
chó tại trung tâm bình quân khoảng 250 – 320 con đang được nuôi dưỡng và huấn
luyện.
2.1.2 Chức năng
Huấn luyện chó nghiệp vụ


Huấn luyện chó nghiệp vụ bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp.



Huấn luyện chó cho các gia đình, công ty xí nghiệp.



Huấn luyện chó để phục vụ nghệ thuật.


Cho thuê chó nghiệp vụ


Cho thuê chó nghiệp vụ phục vụ trong công tác bảo vệ, vệ sĩ.

3




Tuần tra bảo vệ các công ty, xí nghiệp, bến cảng, các công trình xây dựng, phục

vụ trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ các nông trường cao su, nông trại chăn nuôi.
Cung cấp và mua bán các giống chó


Mua bán trao đổi các loại chó thuần chủng.



Bán chó nghiệp vụ đã được huấn luyện theo đơn đặt hàng.

Chăm sóc thú cưng


Nhận nuôi thú cưng khi chủ vắng nhà hoặc vì lý do khác không có điều kiện

chăm sóc.



Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng nếu thú cưng bệnh, trung tâm sẽ tiến

hành điều trị.
2.1.3 Hoạt động chuyên môn của trại
Nguồn nước
Tại Trung Tâm nguồn nước cung cấp cho chó chủ yếu là khai thác nước ngầm ở độ
sâu 55m. Nước sau khi khai thác được xử lý qua hệ thống máy lọc rồi mới cho chó
uống.
Nguồn thực phẩm
Từ động vật: lấy từ thịt heo, bò gia cầm, cá, các loại trứng, sữa.
Từ thực vật: đậu (tương, xanh), khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí ngô, rau muống,
giá, bắp cải nhằm bổ sung đạm thực vật, tinh bột, chất xơ, các loại vitamin và khoáng
chất cho cơ thể.
Cho chó ăn thực phẩm Classic nhập khẩu từ Thái Lan.
Khẩu phần ăn: cho chó ăn trong một ngày, cho ăn đúng giờ và thức ăn ngày nào ăn
hết ngày đó, không cho ăn thức ăn dư thừa từ ngày hôm trước. Mỗi giống chó và mỗi
lứa tuổi cho ăn thức ăn phù hợp để đảm bảo sức khỏe của chó.
Vệ sinh và sát trùng chuồng trại
Sát trùng: việc sát trùng là rất quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng,
phòng bệnh trên chó nghiệp vụ, nếu làm công tác này không tốt sẽ dẫn đến những tổn
thất to lớn, do vậy cần phải có biện pháp sát trùng chuồng trại đồng loạt triệt để nhằm
giúp cho môi trường sạch sẽ giảm bớt vi sinh vật có hại. Nhờ đó sức khoẻ đàn chó tốt
hơn, chó sẽ ít bệnh, ít tốn kém trong việc điều trị.

4


Thuốc sát trùng chuồng trại như: formol, TH4, vôi bột, …dùng để quét toàn bộ
tường.
Vệ sinh: mỗi dãy chuồng có những vật dụng như: chổi, xẻng, vòi nước. Những vật

dụng này dùng để vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, chuồng chó được cọ rửa bằng xà bông
sau mỗi buổi sáng. Định kỳ tẩy uế sát trùng để tránh lưu trữ mầm bệnh (1tuần/lần).
Thông cống rãnh thoát nước theo định kỳ, xịt thuốc diệt côn trùng như: ve, bọ chét.
Các dụng cụ phục vụ cho thú y trước và sau khi sử dụng được sát trùng, thay kim
tiêm cho từng con.
Quy trình tiêm phòng và tẩy giun sán.
Tẩy giun sán: tẩy giun bằng thuốc Drontal Plus của hãng Bayer.
Chó non 1 tháng tuổi bắt đầu tẩy giun.
Chó từ 1 – 6 tháng tuổi mỗi tháng tẩy giun một lần.
Chó > 6 tháng tuổi 3 tháng tẩy giun một lần
Tiêm phòng bệnh: sử dụng vaccine DuramuneR Max5/4l để tiêm phòng các bệnh:
Carré, Parvovirus, viêm gan, ho cũi, phó cúm, Leptospira. Sử dụng vaccine Rabisin –
R để phòng dại.
Bảng 2.1. Quy trình tiêm phòng
Vaccine
Bệnh Carré
Bệnh do Parvovirus
Bệnh viêm gan
Bệnh ho cũi
Bệnh phó cúm
Bệnh do Leptospira

Vaccin dại

Tuổi

Ghi chú

7 -8 tuần tuổi


Tiêm lần đầu

11 -12 tuần tuổi

Tiêm lần 2

1 năm tuổi

Tái chủng 1 năm

12 tuần tuổi

Tái chủng 1 năm

5


2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ
Theo Trần Thị Dân (2001), đặc điểm sinh lý chó như sau:
Thân nhiệt
Thân nhiệt trung bình: 38oC -39oC (đo ở trực tràng).
Nhịp thở
Chó trưởng thành: 10 -40 lần/phút.
Chó con 15 -35 lần/phút.
Nhịp tim
Chó trưởng thành: 70 - 200 lần/phút.
Chó con: 200 -220 lần/phút.
Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
Chó đực: 7 -10 tháng tuổi.
Chó cái: 6 -10 tháng tuổi.

Thời gian mang thai: 57 -63 ngày.
Chu kỳ lên giống
Chó thường lên giống 2 lần mỗi năm .
Chu kỳ động dục: 4 -4,5 tháng.
Thời gian động dục trung bình: 12 -20 ngày.
Thời gian thuận tiện để phối giống: 9 -13 ngày kể từ khi có biểu hiện lên giống đầu
tiên.
Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
Tùy theo giống chó lớn hay nhỏ thông thường là 3 -15 con/lứa.
Chó mẹ có độ tuổi từ 2 -3,5 năm tuổi thì số con đẻ ra và nuôi sống tốt nhất.
Tuổi cai sữa: 8 -9 tuần tuổi.

6


2.3 SƠ LƯỢC CẤU TẠO HỆ HÔ HẤP TRÊN CHÓ
Mũi
Yết hầu
Thanh quản
Vòng sụn
Khí quản
Khí quản phân đôi
Phổi
Tim

Hình 2.1. Hệ thống hô hấp trên chó
Nguồn (Bruce F., 2002)
2.3.1 Mũi
Bao gồm hai lỗ mũi, hốc mũi, xoang mũi. Niêm mạc mũi bao phủ vùng hốc mũi và
yết hầu tạo bởi biểu mô trụ giả kép có lông rung và có xen kẽ nhiều tế bào đài. Biểu

mô nằm trên một màng đáy dày, bên dưới là lớp mô liên kết có nhiều mạch máu và
tuyến hình ống cấu tạo bởi những tế bào tiết nước nhờn và tiết nước trong, ngoài ra lớp
này còn chứa nhiều đầu tận cùng thần kinh cảm giác và giao cảm.
Niêm mạc mũi có chức năng giữ lại và đưa ra ngoài những bụi bẩn lẫn trong không
khí nhờ dịch nhờn và các tế bào lông rung, đồng thời nó sưởi ấm không khí nhờ có
nhiều mạch máu và tăng độ ẩm không khí nhờ các tuyến (Lâm Thị Thu Hương, 2002).
2.3.2 Yết hầu
Là đoạn ống giữa họng và khí quản để thông khí qua lại cũng là bộ phận thông với
miệng và tai.
2.3.3 Thanh quản
Là xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt. Ngoài nhiệm vụ
hô hấp, thanh quản còn là cơ quan để phát âm, thanh quản có chức năng bảo vệ đường
hô hấp từ khí quản đến phổi không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ một miếng sụn
7


đặc biệt gọi là sụn tiểu thiệt. Niêm mạc thanh quản lát mặt trong thanh quản phía trước
liên tục bởi mặt trong niêm mạc yết hầu, phía sau bởi niêm mạc của khí quản. Phần
trước của niêm mạc thanh quản nằm ở sụn tiểu thiệt, là nơi nhạy cảm, khi có vật lạ rơi
vào sẽ tạo phản xạ tức thì để đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp.
Dây thanh âm biểu mô thuộc loại biểu mô trụ giả kép có lông rung, âm thanh phát
ra có cường độ lớn hay nhỏ, âm tầng cao hay thấp tùy thuộc vào lượng gió đi qua và
độ căng của dây âm.
2.3.4 Khí quản
Là ống dẫn khí tiếp nối với thanh quản đến ngã ba phế quản. Cấu trúc chính của khí
quản là các vòng sụn hình chữ C ghép liên tục với nhau. Có khoảng 50 vòng sụn chia
làm hai đoạn :
Đoạn cổ: từ thanh quản đến lồng ngực. Đoạn này nằm dưới thực quản, giữa các cơ
dài cổ, cơ ức quai, cơ ức giáp.
Đoạn ngực: từ cửa lồng ngực đến ngã 3 phế quản. Niêm mạc trong phế quản tiết

nhiều dịch nhầy nhưng không nhạy bằng niêm mạc thanh quản.
2.3.5 Phế quản
Là hai nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một nhánh phổi tương
ứng, khi đi vào phổi nó tiếp tục chia thành nhiều nhánh càng lúc càng nhỏ thành một
hệ thống nhiều cỡ để đến tận cùng của các phế nang và thường đi song song với các
mạch máu. Từ phế quản gốc ta có sơ đồ cây phế quản như sau: từ phế quản gốc, sẽ
phân chia đi vào các tiểu thùy (tiểu phế quản tiểu thùy) rồi đến tiểu phế quản, tiểu phế
quản tận cùng, tiểu phế quản hô hấp, tiểu ống phế nang và cuối cùng là phế nang.
Không khí đi từ các cơ quan hô hấp trên đến tiểu phế quản tận cùng sẽ được sưởi ấm,
làm sạch và giữ hơi nước (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2002).
2.3.6 Phổi
Gồm hai lá phổi phải và trái, mặt ngoài của mỗi lá phổi lồi theo hình dạng thành bên
của xoang ngực. Phổi phải to, chia thành 4 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách
mô, thùy azygot. Phổi trái nhỏ hơn, có 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách
mô. Phổi được bao bọc bởi màng phổi gồm lá thành phủ mặt trong xoang ngực và lá
tạng bao mặt ngoài của phổi nhằm ngăn cách các thùy phổi, phổi bình thường có màu
hồng sáng hay đỏ nhạt. Nếu có tụ máu phổi sẽ có màu đỏ đậm hay đen.
8


Mt ngoi ca phi cú mt lp mụ liờn kt mng bao ph ú chớnh l lỏ tng ca
ph mc. n v nh nht ca phi l ph nang, l ni trao i khớ chớnh. Mt trong l
lp mụ bỡ lỏt c bit xp sỏt nhau, bờn di l lp mụ liờn kt, mt h thng si v
mng li mch mỏu dy c vỡ vy phi cú tớnh n hi rt cao.
Moõ phoồi bỡnh thửụứng

Pheỏ nang bỡnh thửụứng
Hỡnh 2.2. Hỡnh phi bỡnh thng ca chú
( />Cỏc ph nang liờn kt li thnh chựm ph nang bao bc cỏc tiu ng ph nang, cỏc
tiu ng ph nang liờn kt li thnh tiu thựy, cỏc tiu thựy liờn kt li thnh thựy phi,

cỏc thựy phi to nờn lỏ phi (phi hoc trỏi).
Xen k vi cỏc t chc phi nh trờn cú cỏc mng li dy c cỏc ph nang, cỏc
mch mỏu c phõn chia vi nhiu cp khỏc nhau v cng tn cựng ph nang
( Vn Th v Phan Quang Bỏ, 2002).
2.4 S LC V QU TRèNH Hễ HP TRấN CHể
H thng hụ hp cú chc nng cung cp O2 cho cỏc t bo trong c th v thi ra
ngoi khớ CO2 thụng qua cỏc t bo hng cu ca h tun hon. Ngoi ra h thng hụ
hp cũn cú mt vai trũ quan trng, ú l iu chnh thõn nhit hay s trao i nhit. Do
chú khụng th thi nhit bng cỏch m hụi m thi nhit ra bờn ngoi thụng qua quỏ
trỡnh trao i khớ, vỡ th chú cú hin tng th hn hn khi tri núng.
Khi hớt vo khụng khớ s qua mi, hng i vo khớ qun, ph qun ri n ph nang.
Trong h hụ hp khụng khớ s c hõm núng, lm m v lc sch bi v h thng nh
h thng mch qun niờm mc mi ri mi vo ph nang. Khi th ra khụng khớ i
ngc li.

9


Quá trình hô hấp chịu tác động, chi phối bởi hệ thần kinh dinh dưỡng nằm ở hành
tủy gồm: thần kinh phó giao cảm (ức chế hô hấp), thần kinh giao (hưng phấn trung khu
hô hấp). Ngoài hai dây giao cảm và phó giao cảm, trung khu hô hấp còn bị kích thích
khi nồng độ CO2 trong máu tăng lên, hoặc khi nồng độ CO2 giảm thấp trong máu,
nồng độ H+ trong máu tăng cao (acidose) hoặc nhiệt độ máu tăng cao cũng kích thích
trung khu hô hấp.
Trong điều kiện bệnh lí, hàng rào cơ thể bị yếu hoặc không còn hiệu lực, sự hoàn
chỉnh của đường hô hấp bị giảm hoặc các trường hợp bệnh làm giảm diện tích hô hấp
của phổi. Các trường hợp biến động làm rối loạn trao đổi khí của cơ thể, dẫn đến hậu
quả giảm lượng O2 ở mô, thiếu dưỡng khí, đưa đến rối loạn trao đổi chất ở mô bào
(Nguyễn Như Pho, 1995).
2.5 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ

2.5.1 Do vi khuẩn
Staphylocococcus
Giống Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae là cầu khuẩn G(+), có trên 20 loài,
nhưng chỉ có 3 loài gây bệnh là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis,
Staphylococcus saprophyticus. Vi khuẩn có khả năng tồn tại trên cơ thể sống động vật,
khi sức đề kháng yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở phát triển mạnh dẫn
đến tình trạng viêm phổi.
Streptococcus pneumoniae
Streptococcus pneumoniae là nhóm lớn thuộc họ Streptococcaceae gồm những vi
khuẩn dạng cầu G(+), thường có trong đường hô hấp, khi sức đề kháng yếu, vi khuẩn
trở nên gây bệnh. 75% trường hợp viêm phổi ở người và động vật là do
Pneumococcus, tỉ lệ nhiễm bệnh ở động vật non cao hơn động vật trưởng thành. Bệnh
do Pneumococcus thường xảy ra trong các tháng mùa đông và ít khi là yếu tố mở đầu,
thường là do con vật bị nhiễm các bệnh virus ở đường hô hấp trên. Ở động vật thường
thấy kết hợp với bệnh do Mycoplasma, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm gây tử
vong khá cao. Pneumococcus là một trong những nguyên nhân gây viêm xoang mũi,
viêm tai giữa, viêm màng não, viêm nội tâm mạc và viêm khớp (Tô Minh Châu và
Trần Thị Bích Liên, 2001).

10


Bordertella bronchiseptica
Bordertella bronchiseptica là trực khuẩn (G-) sống kí sinh ở đường hô hấp, gây
bệnh chủ yếu là động vật. Bordertella bronchiseptica là một trong những nguyên nhân
gây viêm khí quản phổi ở chó hoặc kết hợp với virus gây bệnh trên đường hô hấp, tấn
công chủ yếu vào hệ thống lông rung. Sự vấy nhiễm Bordertella bronchiseptica làm
giảm sút chức năng hệ thống làm sạch đường hô hấp, mở đường cho sự xâm nhập các
vi trùng cơ hội khác.
Klebsiella

Klebsiella là trực khuẩn G(-) thuộc họ vi trùng đường ruột Enterobacteria vaerogenes có vỏ tế bào lipopolysaccharides. Vi khuẩn có khả năng tiết độc tố gây sốt,
tăng bặch cầu, giảm tiểu cầu, gây thiếu máu và nhiễm độc máu có thể dẫn đến chết.
Escherichia coli (E.coli)
E. coli là trực khuẩn (G-) không bào tử, di động nhờ có lông quanh cơ thể, bình
thường E. coli có sẵn trong cơ thể thú, chỉ gây bệnh khi sức đề kháng con vật bị giảm,
trong những trường hợp thú bị cảm lạnh, sự chăm sóc quản lý kém, thiếu vệ sinh.
Bệnh gây viêm kết mạc mắt, viêm niêm mạc mũi.
Pseudomonas
Pseudomonas là trực khuẩn (G-), không bào tử, di động, gây mủ xanh, gây nhiễm
khuẩn ở người và súc vật, có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng.
Haemophilus influenza
Haemophilus influenza là loại vi khuẩn đa hình thái, bắt màu G (-) thường kí sinh ở
đường hô hấp trên. Trong điều kiện bình thường chúng không gây bệnh lúc đó vi
khuẩn ở dạng không có giác mô. Bệnh thường xảy ra ở động vật non hơn là động vật
trưởng thành. Bệnh thể hiện sự nhiễm khuẩn tại đường hô hấp trên như: viêm mũi,
viêm hầu, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm khí quản, viêm màng phổi, vi khuẩn có thể
vào máu gây viêm khớp và viêm não.
Pasteurella multocida
Pasteurella multocida là cầu trực khuẩn, G (-) hầu hết ở niêm mạc đường hô hấp và
tiêu hóa của động vật, đôi khi kết hợp gây bệnh (Tô Minh Châu và Trần Bích Liên,
2001).

11


Rickettsia
Rickettsia có dạng hình bầu dục, cầu, thoi (đa hình thái), gây chứng chảy máu mũi
trên chó nhất là chó Bergre.
2.5.2 Do virus



Paramyxovirus: thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây bệnh Carré

(dịch tả chó hay sốt sài chó non).


Parainfluenzavirus: thuộc họ Paramyxoviridae giống Paramyxovirus khi kết

hợp với Bordetella bronchiseptica gây viêm thanh quản trên chó.


Adenovirus: (C.A.V: Canine Adenovirus type 2) thuộc họ Adenoviridae.

2.5.3 Do nấm


Aspergillus fumigatus: gây nhiễm trùng phổi, bệnh xuất hiện do hít phải những

bào tử dính trong không khí hoặc những bào tử này tồn tại trong tổ chức phổi.


Histoplasma capsulatum: nấm nhiễm vào đường hô hấp gây nhiễm trùng kế

phát. Nấm gây hoại tử giống lao ở phổi.
2.5.4 Do ký sinh vật


Toxocara larvae (Ấu trùng giun đũa): chó ăn phải ấu trùng gây nhiễm L2 tới

ruột được giải phóng theo mạch máu về gan lột xác thành L3 lên tim, lên phổi sau đó ra

khí quản và được chó nuốt trở lại ruột non lột xác lần 2 phát triển thành trưởng thành
sau 1 tháng. Ấu trùng L3 di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử các cơ quan
và gây viêm phổi, phù thũng, xuất huyết (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997)


Philaroidies osleri (giun phổi): thuộc họ Metastrongylidae ký sinh ở khí quản,

phổi chó.


Angiostrongylus vasorum (Baillet, 1866) kí sinh ở động mạch phổi chó.



Capillaria aerophila: kí sinh ở khí quản của chó và thú ăn thịt.

Giun phổi kí sinh ở phổi sẽ lấy chất dinh dưỡng từ dịch của phế quản. Nguyên sinh
chất của tế bào phế quản – phổi và hút máu làm thú kém ăn, ho khan kéo dài, sau đó
ho ướt, thở khó, chảy nước mũi, thú có cảm giác như muốn khạc một vật gì đó trong
cổ họng. Tình trạng kéo dài nhiều ngày làm cho thú gầy còm và chết (Lương Văn
Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).


Sán lá phổi chó (Paragonimus westemani): chó, mèo nhiễm bệnh do ăn phải

tôm, cua chứa ấu trùng có nang, ấu trùng xuyên qua thành ruột vào trong xoang bụng
12


phát triển thành sán non. Sán non xuyên qua cơ hoành đến phổi và sống ổn định ở đây.

Chó mắc bệnh thường ho sâu, ho từng cơn và dai dẳng. Bệnh làm cho con vật bơ phờ,
yếu ớt. Tuy nhiên cũng có những chó nhiễm bệnh không biểu lộ triệu chứng khiến cho
chủ nuôi không chú ý (Nguyễn Văn Biện, 2001).


Dirofilaria immitis (giun tim): ký sinh ở động mạch phổi, tĩnh mạch chủ và

tim của chó. Ấu trùng L3 truyền qua vật chủ nhờ kí chủ trung gian là muỗi. Ấu trùng
váo máu rồi di chuyển vào tim và động mạch phổi sau 85 – 120 ngày, sau đó phát triễn
thành giun trưởng thành trong động mạch mất khoảng 8 - 9 tháng. Giun có thể sống
trong cơ thể chó từ 3 -5 năm. Chó nhiễm với số lượng nhiều giun trưởng thành làm
viêm nội tâm mạc, khó thở, thiếu máu kiệt sức. Các chất tiết của giun, những giun chết
đều gây độc cho chó khi có nhiều giun và ấu trùng di hành sẽ gây tắc mạch máu dẫn
đến chết thú sau 2 -3 ngày (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).
2.5.5 Do điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc nuôi dưỡng
Yếu tố thời tiết: sự chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm giữa ngày và đêm, hay thời tiết
trong lúc giao mùa sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của thú và
mẫn cảm nhất là bệnh ở hệ hô hấp.
Yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng: việc chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe, sức đề kháng của thú đối với bệnh. Thú được chăm sóc nuôi dưỡng tốt như: nuôi
trong nhà hay chuồng riêng, cho ăn đầy đủ, uống nước sạch, được tiêm phòng bệnh và
sổ giun định kỳ sẽ ít bệnh tật hơn những chó được chăm sóc không tốt.
Trong thức ăn, nên chú ý bổ xung một số vitamin cần thiết cho cơ thể thú, nếu thiếu
sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của thú như: thiếu vitamin A làm tổ chức biểu mô đường
hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền, từ đó thú dễ mắc bệnh đường hô
hấp (Nguyễn Như Pho, 1995).
Sự thiếu Ca, P trong khẩu phần làm xương lồng ngực bị biến dạng cũng ảnh hưởng
đến chức năng hô hấp của chó. Vitamin C cũng góp phần nâng cao sức đề kháng của
cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh ( Võ Văn Ninh, 1998).


13


2.6 MỘT SỐ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ
2.6.1 Bệnh truyền nhiễm
2.6.1.1 Bệnh Carré (theo Trần Thanh Phong, 1996)
Nguyên nhân
Bệnh Carré còn gọi là bệnh sài sốt của chó, là một bệnh truyền nhiễm do virus
thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbilivirus gây nên với đặc điểm là thường gây
bệnh trên chó non. Bệnh số và tử số rất cao.
Triệu chứng


Thể bệnh nặng (thời gian từ khi phát hiện đến lúc chết kéo dài 1-2 tuần)
+ Sốt cao vài ngày sau đó giảm sốt và đợt sốt thứ hai xuất hiện khi virus vào máu

và cơ quan hô hấp.
+ Triệu chứng hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt do viêm phổi, ho, chảy mũi đục,
viêm kết mạc mắt chảy nhiều ghèn.
+ Triệu chứng tiêu hóa: đi phân lỏng tanh, viêm dạ dày nên chó có biểu hiện ói.
+ Nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng.
+ Xáo trộn thần kinh như: đi xiêu vẹo, mất định hướng, co giật, trào nước bọt,
hôn mê.


Thể bệnh trung bình (thời gian mắc bệnh kéo dài từ 2-3 tuần).
+ Chó suy nhược, biếng ăn, chảy nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ kèm theo triệu

chứng sốt. Sừng hóa gan bàn chân hoặc da vùng gương mũi.
+ Triệu chứng thần kinh như co giật, động kinh, đi không vững, chảy nước bọt,

nhai giả.


Thể thần kinh (kéo dài 3-4 tháng mới gây chết).

Trên chó lớn tuổi thường biểu hiện thể viêm não như mất thăng bằng, cử động có
tính ép buộc, đi vòng lắc lư… nhưng không bao giờ liệt hay co giật.
Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng thường được lưu ý:


Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi.



Xáo trộn hô hấp: ho, hắt hơi.



Xáo trộn tiêu hóa: ói, tiêu chảy.



Viêm da, nổi những mụn mủ ở vùng da mỏng.
14




Sừng hóa gan bàn chân, gương mũi.




Xáo trộn thần kinh.
Điều trị



Việc điều trị chỉ nhằm chống lại sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm. Khi thú

có triệu chứng của bệnh Carré cần phải cho chó nhập viện và cách ly để tránh lây lan
với những thú khác. Điều trị bao gồm:


Truyền dịch chống mất nước, cung cấp chất điện giải và năng lượng bằng dung

dịch glucose 5%, Ringer lactate.


Kháng sinh để chống phụ nhiễm.



Điều trị triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh.



Giảm ho, long đờm bằng: bromhexine.




Chống rối loạn tiết dịch: exomuc.



Chống ói: primperane.



Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Phosphalugel



Hạ sốt bằng anazine.



Nếu thú có biểu hiện thần kinh dùng thuốc an thần: Valium(diazepam).



Trợ sức trợ lực sử dụng vitamin C, B-complex. Đồng thời kết hợp với chăm sóc

thú tốt trong thời gian này.
Phòng bệnh
Trên thực tế chỉ có biện pháp tiêm phòng vaccine tiến hành song song với giữ vệ
sinh là có hiệu quả.
2.6.1.2 Bệnh ho cũi chó
Nguyên nhân
Bệnh ho cũi chó là bệnh xảy ra ở đường hô hấp trên của chó còn gọi là bệnh viêm khí

phế quản truyền nhiễm hoặc bệnh do Bordetella bronchiseptica. Bệnh này chiếm tỉ lệ
cao và lây lan mạnh. Các tác nhân gây bệnh thường do Parainfluenza, Bordetella
bronchiseptica và Mycoplasma. Canine Adenovirus và Canine Herpesvirus được xem
là những tác nhân phụ gây ra bệnh.

15


×