Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khóa luận văn được trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành chăn nuôi Giáo viên hướng dẫn TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG Tháng 92009 i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.74 KB, 61 trang )

THỬ NGHIỆM SO SÁNH HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM NẤM MEN
CELCON-5 VÀ ENZYME PHYTASE TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT

Tác giả

NGUYỄN THỊ MỸ NỮ

Khóa luận văn được trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 9/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành biết ơn
- Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
- Ban chủ nghiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y
- Bộ môn Dinh Dưỡng
- Toàn thể quí thầy, cô trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình dạy bảo tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
- Đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Dương Duy Đồng.
Đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực tập hoàn toàn luận
văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn.
- Tập thể lớp CN-31, cùng toàn thể bạn bè đã động viên, chia xẻ và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, 09/2009
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Mỹ Nữ

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm: “Thử nghiệm so sánh bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5 và
enzyme Phytase trong thức ăn gà thịt” được thực hiện tại trại Thực Nghiệm của khoa
Chăn Nuôi Thú Y nằm trong khu vực của trường Đại Học Nông Lâm, thí nghiệm được
bắt đầu khoảng thời gian từ ngày 10/3/2009 – 25/4/2009
Thí nghiệm được tiến hành trên 400 con gà thịt công nghiệp (Cobb500) 01 ngày
tuổi, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố chia làm 4 lô. Mỗi lô có 10
lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 10 gà. Lô I (lô đối chứng) không bổ sung chế phẩm nấm
men Celcon-5 và enzyme Phytase + TĂCB, lô II bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5
với hàm lượng 0,12 % nhưng không bổ sung enzyme Phytase+ TĂCB, lô III không bổ
sung chế phẩm nấm nem Celcon-5 nhưng có bổ sung enzyme Phytase với hàm lượng
0,01 % + TĂCB, lô IV có bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5 với hàm lượng 0,12
% và enzyme phytase 0,01%+ TĂCB
Bổ sung chế phẩm vào khẩu phần căn bản cho kết quả
Trọng lượng bình quân, tăng trọng tích lũy, tăng trọng tuyệt đối lúc kết thúc thí
nghiệm ở lô IV là cao nhất và đến lô II
Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô I là cao nhất
Và đem lại tỷ lệ ngày con bệnh thấp, tỷ lệ loại thải và tỷ lệ chết cao
Việc bổ sung các chế phẩm nấm men Celcon-5 và enzyme Phytase không ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng quầy thịt.
Cuối cùng, chi phí cho 1 kg tăng trọng thấp nhất là lô IV (13.139 đ/kg) và lô I
là cao nhất (13.655 đ/kg)

iii



MỤC LỤC
TRANGTỰA................................................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................. iii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ .vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. ix
Chương 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. .1
1.1. Đặt vần đề.................................................................................................................. 1
2.2.1.Mục đích – yêu cầu ............................................................................................. 1
1.2.2. Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.3. Yêu cầu................................................................................................................. .3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chế phẩm nấm men ........................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm chung............................................................................................. 3
2.1.2. Thành phần hoá học....................................................................................... 3
2.1.3. Một số đặc điểm về enzyme ......................................................................... .5
2.1.3.1. Kháiniệm ................................................................................................. 5
2.1.3.2. Bản chất chung của enzyme .................................................................... 5
2.1.3.3. Nguyên lý hoạt động của enzyme ........................................................... 5
2.1.3.4. Phương thức hoạt động của enzyme...................................................... .6
2.1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme................................... 6
2.1.3.6. Enzyme trong dinh dưỡng của gia cầm ................................................... 7
2.1.4. Giới thiệu về chế phẩm nấm men Celcon-5 .................................................. 8
2.2.5. Đặc điểm của chế phẩm Celcon-5 ................................................................. 8
2.1.6. Tác dụng của sản phẩm Celcon-5 trên gà..................................................... .9

2.2. Giới thiệu enzyme Phytase ................................................................................. 9
2.2.1. Cơ chế hoạt động của enzymephytase.......................................................... 10
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................. 12
iv


3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ............................................................ 12
3.2. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 12
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm ................................................................................. 12
3.2.2. Bố trí thí nghiệm……...………… ............................................................. 12
3.3. Các điều kiện tiến hành thí nghiệm.................................................................. 12
3.3.1. Thức ăn........................................................................................................ 12
3.3.2. Chuồng trại .................................................................................................. 14
3.3.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc gà ........................................................................ 15
3.3.4. Vệ sinh và công tác thú y ........................................................................... 17
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................................... 18
3.4.1. Tăng trọng .................................................................................................. .18
3.4.2. Sử dụng thức ăn........................................................................................... 18
3.4.3. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................................ 19
3.4.4. Các chỉ tiêu mổ khảo sát ............................................................................. 19
3.4.5. So sánh về hiệu quả kinh tế chênh lệch giữa các lô ................................... .20
3.4.6. Xử lý số liệu ................................................................................................ 20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 21
4.1. Kết quả về tăng trọng ....................................................................................... 21
4.1.1. Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần tuổi ........................................ 21
4.1.2. Trọng lượng bình quân của gà giai đoạn 21 ngày tuổi................................ 21
4.1.3. Trọng lượng bình quân của gà giai đoạn 42 ngày tuổi............................... .22
4.2 .Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ............................................................................. 23
4.2.1. Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn từ 1 - 21 ngày tuổi...................................... 23
4.2.2. Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn từ 22 - 42 ngày tuổi...................................... 24

4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối toàn thí nghiệm ............................................................. 25
4.3. Thức ăn tiêu thụ bình quân................................................................................. 26
4.3.1. Thức ăn tiêu thụ bình quân giai đoạn 1 - 21 ngày tuổ................................ 27
4.3.2. Thức ăn tiêu thụ bình quân giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi ........................... .27
4.3.3. Thức ăn tiêu thụ bình quân toàn thí nghiệm.................................................. .28
4.4. Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ).............................................................. 30
4.4.1. Hệ số chuyển biến thức ăn giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi ................................ 30
v


4.4.2. Hệ số chuyển biến thức ăn giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi ............................. .31
4.4.3. Hệ số chuyển biến thức ăn toàn thí nghiệm ................................................ 31
4.5. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................... 33
4.5.1. Tỷ lệ nuôi sống của toàn thí nghiệm (%) .................................................... 33
4.6. Khảo sát chất lượng quầy thịt............................................................................. 35
4.6.1. Tỷ lệ huyết................................................................................................... 35
4.6.2. Tỷ lệ lông .................................................................................................... 36
4.6.3. Tỷ lệ quầy thịt ............................................................................................. 37
4.6.4. Tỷ lệ thịt ức ................................................................................................. 38
4.6.5. Tỷ lệ thịt đùi ................................................................................................. 39
4.7. Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm ............................................................. .40
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 44

5.1. Kết luận .............................................................................................................. 44
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 46
PHỤC LỤC ......................................................................................................................... .47

vi



CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSP:

Non starch polysaccharides

EZ Phytase:

Enzyme Phytase

NM:

Nấm men

TTTĐ:

Tăng trọng tuyệt đối

TĂTTBQ:

Thức ăn tiêu thụ bình quân

HSCBTĂ:

Hệ số chuyển biến thức ăn

kgTĂ/kgP:

kg thức ăn/ kg tăng trọng


g/con/ngày:

gram/con/ngày

TĂCB:

Thức ăn căn bản

TLBQ:

Trọng lượng bình quân

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các enzyme trong chế phẩm và chức năng................................................ 9
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................. 12
Bảng 3.2: Thành phần nguyên liệu giai đoạn gà từ 1 - 21 ngày tuổi........................ 13
Bảng 3.3: Thành phần nguyên liệu giai đoạn gà từ 22 - 42 ngày tuổi...................... 14
Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng thức ăn gà thí nghiệm theo phân tích................ 14
Bảng 3.5: Lịch chủng ngừa vaccine cho gà thí ngiệm.............................................. 18
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân giai đoạn1 ngày tuổi........................................... 21
Bảng 4.2: Trọng lượng bình quân giai đoạn 21 ngày tuổi........................................ 22
Bảng 4.3: Trọng lượng bình quân giai đoạn toàn thí nghiệm................................... 23
Bảng 4.4: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 1 - 21 ngày tuổ........................................ 24
Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi..................................... 25
Bảng 4.6: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 01 - 42 ngày tuổ...................................... 26
Bảng 4.7: Thức ăn tiêu thụ bình quân giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi ........................... .27
Bảng 4.8: Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi.............. .28

Bảng 4.9: Thức ăn tiêu thụ bình quân toàn thí nghiệm .......................................... .29
Bảng 4.10: Hệ số chuyển biến thức ăn giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi.......................... .30
Bảng 4.11: Hệ số chuyển biến thức ăn giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi......................... 31
Bảng 4.12: Hệ số chuyển biến thức ăn toàn thí nghiệm.. ......................................... 32
Bảng 4.13: Tỷ lệ nuôi sống của toàn thí nghiệm ...................................................... 33
Bảng 4.14: Tỷ lệ huyết của gà toàn thí nghiệm ........................................................ 36
Bảng 4.15: Tỷ lệ lông của gà toàn thí nghiệm.......................................................... 37
Bảng 4.16: Tỷ lệ quầy thịt của toàn thí nghiệm… .................................................. .38
Bảng 4.17: Tỷ lệ ức của gà toàn thí nghiệm............................................................ .39
Bảng 4.18: Tỷ lệ thịt đùi của gà toàn thí nghiệm .................................................... .40
Bảng 4.19: Giá thành 1 kg thức ăn của các lô (vnđ) .............................................. ..41
Bảng 4.20: Chi phí thức ăn của giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi (đ/kg tăng trọng).. ........ 41
Bảng 4.21: Chi phí thức ăn của giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi (đ/kg tăng trọng). ....... 42
Bảng 4.22. Chi phí thức ăn cả giai đoạn thí nghiệm (đ/kg tăng trọng) .................. ..42
.

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân giai đoạn 1 ngày tuổi ..................................... 21
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân giai đoạn 21 ngày tuổi.................................... 22
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng bình quân giai đoạn toàn thí nghiệm .............................. 23
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi................................... 24
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của gà giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi .........................
Biều đồ 4.6: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn toàn thí nghiệm .................................. .26
Biểu đồ 4.7: Thức ăn tiêu thụ bình quân giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi ....................... .27
Biểu đồ 4.8: Thức ăn tiêu thụ bình quân giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi...................... 28
Biểu đồ 4.9: Thức ăn tiêu thụ bình quân toàn thí nghiệm ........................................ 29
Biểu đồ 4.10: Hệ số chuyển biến thức ăn giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi.......................... 30

Biểu đồ 4.11: Hệ số chuyển biến thức ăn giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi..................... 31
Biểu đồ 4.12: Hệ số chuyển biến thức ăn toàn thí nghiệm....................................... 32
Biểu đồ 4.13: Tỷ lệ nuôi sống của toàn thí nghiệm.................................................. 34
Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ huyết của gà toàn thí nghiệm.................................................... 36
Biểu đô 4.15: Tỷ lệ lông của gà toàn thí nghiệm...................................................... 37
Biểu đồ 4.16: Tỷ lệ quầy thịt của toàn thí nghiệm ................................................... 38
Biểu đồ 4.17: Tỷ lệ ức của gà toàn thí nghiệm........................................................ .39
Biểu đố 4.18: Tỷ lệ thịt đùi của gà toàn thí nghiệm ................................................. 40
.

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Thức ăn được trộn theo công thức của mỗi lô ......................................... 13
Hình 3.2: Thức ăn được đặt hai bên dãy chuồng ...................................................... 15
Hình 3.3: Thay nước uống cho gà mỗi ngày ............................................................ 15
Hình 3.4: Úm gà lúc 5 ngày tuổi .............................................................................. 16
Hình 3.5: Thay trấu cho gà giai đoạn 30 ngày tuổi .................................................. 17
Hình 3.6: Tiêm vaccine đậu cho gà lúc 07 ngày tuổi ............................................... 18
Hình 4.1: Gà bị liệt chân do nền chuồng bằng sắt…............................................... .34
Hình 4.2: Gà chết do nhiệt độ cao lúc 39 ngày tuổi… ............................................. 35

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Trước thềm hội nhập kinh tế thế giới đã tạo ra những thách thức lớn cho ngành

chăn nuôi, phải có những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng
cho thị hiếu người tiêu dùng. Để làm được điều này ngoài con giống, qui trình chăm
sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật thì vấn đề dinh dưỡng được coi là quan trọng và quan tâm
nhiều.
Để tăng năng suất, cải thiện phẩm chất cho chăn nuôi, trước mắt cần tác động
vào thức ăn, đảm bảo cho gia súc nhận nguồn thức ăn có tỷ lệ protein, acid amin,
khoáng thích hợp và phải đảm bảo được rằng gia súc có thể sử dụng hiệu quả các
dưỡng chất đó. Vì lý do đó, nhà chăn nuôi luôn tìm những chế phẩm bổ sung trong
thức ăn gia súc để cải thiện khả năng tiêu hóa nhằm sử dụng các dưỡng chất trong thức
ăn hiệu quả hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm cho nhà chăn nuôi lựa
chọn để cải thiện khả năng tiêu hóa như bổ sung các acid hữu cơ, enzyme, nấm men…
Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5 giúp thú
tăng tính ngon miệng, tận dụng được thức ăn tối đa, tăng khả năng tiêu hóa và còn có
khả năng giúp kiểm soát mùi trong chuồng. Ngoài chế phẩm nấm men Celcon-5 thì
enzyme phytase cũng có tác dụng làm tăng khả năng sử dụng phosphor, tăng khả năng
tiêu hóa chất khoáng và một số acid amin khá cao.
Tuy nhiên khi bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5 và enzyme Phytase trên gà
ở giai đoạn nào và bổ sung ở mức nào và chế phẩm nào mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất là vấn đề quan tâm của nhiều nhà chăn nuôi.
Từ thực tế trên, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, ban quản lý trại heo thực nghiệm của khoa Chăn
Nuôi - Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM cùng với sự hướng dẫn của TS.
Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Thử nghiệm so sánh hiệu quả bổ
sung chế phẩm nấm men Celcon-5 và enzyme Phytase trong thức ăn gà thịt”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1


1.2.1. Mục đích
Mục đích của thử nghiệm là đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm nấm men
Celcon-5 và enzyme Phytase vào thức ăn của gà thịt.

So sánh hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5 và
enzyme Phytase.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi và thu thập các số liệu liên quan đến khả năng: tăng trọng, lượng thức
ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn, tỷ lệ nuôi sống, chất lượng quầy thịt và hiệu
quả kinh tế của đàn gà thịt thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chế phẩm nấm men
2.1.1. Đặc điểm chung
Nấm men là tên gọi chung của những nhóm nấm có cấu tạo đơn bào, hình trứng
hoặc hình bầu dục, không có chất diệp lục, không sử dụng được năng lượng mặt trời,
có màng tế bào chất, bên trong có màng nguyên sinh chất. Nấm men phân bố rộng rãi
trong tự nhiên: đất, nước, không khí, thực phẩm…, dinh dưỡng bằng các hydrocacbon,
mà trước hết là đường. Trong tế bào nấm men hầu như chứa tất cả các chất cần thiết
cho sự sống như: protein, enzyme, vitamin…, và các chất có giá trị khác. Chính nhờ
đặc điểm này nhiều quốc gia đã tiến hành ngành công nghiệp nuôi cấy nấm men thu
sinh khối để làm thức ăn chăn nuôi nhằm hoàn chỉnh và cân bằng hàm lượng protein
trong khẩu phần thức ăn gia súc.
2.1.2 . Thành phần hoá học
Tuỳ thuộc vào giống, môi trường sản xuất mà nấm men có các thành phần hoá
học khác nhau.
Sau đây là một vài thành phần cơ bản của tế bào nấm men mà chúng tham gia
vào từng thành phần các enzyme để chuyển hoá vật chất, xây dựng tế bào cũng như tạo
thành các sản phẩm lên men.
- Nước chiếm khoảng 75 % khối lượng chung.

- Chất khô: gồm 13 – 14 % protein, 6 – 8 % glycogen, 1,8 – 2 % xenluloza, 0,5
– 2 % chất béo, 5 – 7 % chất tro.
- Protein: hàm lượng protein trong tế bào rất cao, protein nguyên liệu trung bình
khoảng 50 % (tính theo chất khô) và khoảng 45 % protein hoàn chỉnh. Trong thành
phần các protein có đầy đủ các axit amin và đặt biệt là có 8 - 9 axit amin cần thiết
không thể thay thể. Hàm lượng các axit amin ở giai đoạn cuối lên men như sau (mg/g
men khô): lysine - 7,5; arginin - 2,0; tylosine - 2,8; serin 2,7; glycine - 1,5; methionine
- 2,9; leucin - 5,4 …
- Tregaloza: hợp chất thường kết hợp với hàng loạt glycogen làm nguồn dự trữ
cacbon rất cơ động.
3


- Chất béo: chất béo trong tế bào nấm men có các axit oleic, linoleic, palmitic.
Trong chất béo có tới 30 – 40 % phosphatit.
- Tro: trong tro nấm men có các oxit sau đây (%): P2O5 25 – 60 %; CaO 1 – 8
%; MgO 4 – 6 %; Na2O 0,5 – 6 %; SiO2 1 – 2 %; Fe2O3 0,05 - 0,7 %.
- Phosphor: trong tế bào nấm men thấy ortho - para - và meta - phosphate ở
dạng hữu cơ và vô cơ. Chúng là thành phần của axit nucleic, phospholipit và
coenzyme của adenozinphosphat (AMP, ADP, ATP) và vitamin B1. Trong chất nhân
có chứa phosphor ở dạng ortho - phosphat, dạng này còn thấy ở thành phần các
enzyme flavin, dạng pyrophosphate thấy nhiều trong coenzyme (carboxylaza,
codehydraza KoI, KoII). Phosphor còn tìm thấy các dạng khác nhau tham gia vào các
thành phần quan trọng trao đổi năng lượng của tế bào.
- Lưu huỳnh: là thành phần của nhiều hợp chất rất quan trọng như các axit amin
(methionine, cystein), các vitamin, enzyme ở dạng gốc sulfite.
- Sắt: chứa trong các cytocrom, cytocrom - oxidase, peroxydase, catalase và
nhiều enzyme của quá trình hô hấp.
- Magiê: có tác dụng hoạt hoá nhiều phosphatase và enolase. Ion Mg2+ có ảnh
hưởng hoạt hóa enzyme khi đun nóng.

- Kali: vừa là chất dinh dưỡng vừa là chất kích thích sinh trưởng của nấm men.
Kali hoạt hóa hàng loạt enzyme của nấm men như aldolase, pyruvate carboxylase, và
còn ảnh hưởng đến trao đổi chất nitơ, lưu hưỳnh và chất béo của tế bào nấm men.
- Canxi: được tìm thấy ở dạng liên kết với protein, hydrocarbon và lipid. Ion
Ca2+ liên kết với protein - enzyme làm trung tâm hoạt động của amylase.
- Các nguyên tố vi lượng: có vai trò quan trọng đối với sinh sản và hoạt động
sống của nấm men. Chúng tham gia vào thành phần của nhiều enzyme, vitamin và
nhiều hợp chất khác trong quá trình sinh tổng hợp các sản phẩm của tế bào.
- Vitamin và nhân tố sinh trưởng: nấm men có thể tự tổng hợp tất cả vitamin
trong chừng mực nào đó, ngoại trừ vitamin biotin (vitamin H). Hàm lượng vitamin
trong tế bào nấm men như sau (µg/g men khô): inozit 6000 – 15000; biotin 0,6 - 0,7;
nicotinamit 370 -750.
- Nói chung tế bào nấm men rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và
tiền vitamin D2 là esgosterol. Sinh khối nấm men ở đây được coi là nguồn protein 4


vitamin đậm đặc, thường được gọi là protein đơn bào, có thể thay bột cá, bột đậu
tương…trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi. (Lương Đức Phẩm, 2005, trích bởi Hà Mỹ
Xuyên, 2008).
2.1.3. Một số đặc điểm về enzyme
2.1.3.1. Khái niệm
Enzyme là hợp chất hữa cơ có gốc là protein được tế bào cơ thể động, thực vật
tiết ra để hổ trợ cho việc tiêu hoá các chất khác nhau trong quá trình sống. Bổ sung
enzyme vào trong thức ăn nhằm cải thiện khả năng tiêu hoá, giúp thú tăng trọng
nhanh.
2.1.3.2. Bản chất chung của enzyme
Enzyme có bản chất chung là một tính năng của protein mang tính năng đặc
biệt, tác động của chúng như là chất xúc tác, thúc đẩy các phản ứng hóa học trong các
cơ thể sống, các enzyme góp phần tiêu hóa chất xơ, khử các chất kháng dinh dưỡng
trong thức ăn, làm giảm các vi sinh vật không mong muốn, tạo ra một tập đoàn có lợi

cho đường ruột. Chúng không bị phá hủy hoặc biến chất trong quá trình tham gia phản
ứng. Khi phản ứng hoàn toàn chúng trở về một dạng tự do và sẵn sàng bắt đầu một
phản ứng mới.
Mỗi enzyme chỉ công nhận một phân tử vật chất đặc biệt (enzyme tương ứng
với phân tử). Enzyme có phân tử rất lớn nên khi xúc tác phản ứng, nó chỉ tiếp xúc trực
tiếp với phân tử vật chất ở một điểm hoạt động đặc biệt tương ứng với một qui trình
nhất định.
2.1.3.3. Nguyên lý hoạt động của enzyme
Trong quá trình sống của động vật, chúng lấy thức ăn và tiêu hóa thức ăn rất
khoa học, nếu ta bổ sung enzyme tiêu hóa cho thú trong khi thú có khả năng sinh sản
ra enzyme đó không phải là điều tốt hoàn toàn vì làm như vậy có sự thoái hoá các
tuyến sản sinh enzyme của động vật. Nếu ta dùng enzyme nhân tạo để thủy phân cơ
chất sinh sản ra các hợp chất đơn giản dễ tan và hấp thu nhanh thì chính những sản
phẩm tạo thành này lại có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp, phân tiết enzyme của
các tuyến tiêu hóa trong cơ thể. Điều này nói lên là chúng ta cần thận trọng khi sử
dụng enzyme nhân tạo để tiêu hóa thức ăn cho thú.

5


2.1.3.4. Phương thức hoạt động của enzyme
- Phá vỡ thành tế bào
Trong đường tiêu hóa, enzyme phá vỡ vách tế bào của các mảnh thức ăn. Sau
khi lớp vách ngoài bị phá vỡ, các enzyme sẽ giúp phân giải lớp tế bào nội nhũ xung
quanh, chúng cắt các cơ chất thành các đơn vị phân tử nhỏ để gia súc có thể sử dụng
được.
- Giảm độ nhờn
Có nhiều chất khi phóng thích khỏi vách tế bào hình thành thể gel làm tăng
lượng chất nhầy. Ở thú nhỏ, đặc biệt là ở gia cầm rất nhạy cảm với lượng thay đổi chất
nhầy này. Nếu các khẩu phần chứa nhiều chất NSP rất dễ tạo thể gel.

- Giảm khả năng giữ nước
Trong môi trường ẩm ướt của ruột, các chất xơ hòa tan và không hòa tan đều rất
ưa nước. Chúng hấp thụ rất nhiều nước và các chất dinh dưỡng hòa tan tạo thành các
thể tương to lơ lửng trên bề mặt ruột.
- Tăng cường thuỷ phân tinh bột, protein, béo và các dưỡng chất khác
Dưới tác động của các loại enzyme tiêu hóa tinh bột, protein và chất béo cuối
cùng biến thành các sản phẩm dễ tiêu hóa, thú non có thể hấp thụ được như glucose,
axit amin, axit béo…(Nguyễn Thành Tâm, 2003).
2.1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme
Phản ứng do enzyme xúc tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ enzyme,
nồng độ cơ chất, nhiệt độ, pH của môi trường, các ion kim loại, các chất vô cơ và hữu
cơ khác…các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến phản ứng enzyme giống như các
phản ứng hóa học thông thường mà còn ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng thông qua
tác dụng của chúng với cấu trúc phân tử của enzyme.
- Các chất hoạt hóa
Chất hoạt hóa làm tăng hoạt độ xúc tác của enzyme. Chúng là các anion và ion
kim loại hoặc các chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp hơn làm nhiệm vụ chuyển hydro
hoặc những chất có tác dụng phục hồi những nhóm chức trong trung tâm hoạt động
của enzyme.
- Nhiệt độ

6


Giống như protein, enzyme không bền đối với tác dụng của nhiệt độ. Môi
trường nhiệt độ trên 850C và kéo dài sẽ bất lợi cho hoạt lực của enzyme.
- Ẩm độ
Enzyme hoạt động trong nước. Trong môi trường ẩm và nhiệt độ cao có thể làm
hao hụt hoạt lực của enzyme. Vì thế sản phẩm enzyme khô có thể được sản xuất, vận
chuyển và lưu trữ mà không có sự hao hụt lớn về mặt hoạt lực, thậm chí khi trộn vào

thức ăn khô. Nhưng khi thức ăn được hòa lẫn với nước trong đường tiêu hóa thì
enzyme làm việc với các nguyên liệu thức ăn.
- Độ pH
Enzyme chỉ hoạt động mạnh trong pH thích hợp. Enzyme bị tác động bởi sự
thay đổi trong môi trường pH. Giá trị pH thích hợp nhất là điểm mà nơi đó enzyme
hoạt động mạnh nhất. pH cao quá hay thấp quá thường làm mất hoạt lực của enzyme.
- Nồng độ cơ chất
Hệ số Km là nồng độ cơ chất mà tại đó một loại enzyme phát huy được 50%
hoạt lực tối đa của chúng. Do vậy người ta luôn mong đợi enzyme có Km thấp, bởi vì
trong hệ tiêu hóa động vật cơ chất có nồng độ thấp vào khoảng 1 - 2 mg/ml. Trong
điều kiện thừa cơ chất, vận tốc phản ứng phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ enzyme.
V = k[E].
(V: vận tốc phản ứng; [E]: nồng độ enzyme)
- Các tác nhân khác
Ngoài ra các tác nhân như chất ức chế có trong nguyên liệu, thời gian tiếp xúc
với các tác nhân, hạn sử dụng…cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến các enzyme.
(Nguyễn Thành Tâm, 2003)
2.1.3.6. Enzyme trong dinh dưỡng của gia cầm
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn cần một số enzyme xúc tác các phản ứng phân
giải các chất dinh dưỡng như thủy phân tinh bột cần có enzyme amylase, tiêu hóa
protein cần có các protease…các enzyme tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra theo
nhu cầu tiêu hóa chất dinh dưỡng của cơ thể. Với gia cầm năng suất cao, nuôi ngắn
ngày và khi gia cầm còn non, nếu bổ sung thêm enzyme thu hoạch từ nuôi cấy vi sinh
sẽ cải thiện được khả năng tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn.

7


Theo các tác giả như Hastingvs (1946), Mcginnis (1980) thì các enzyme
pectinase, amylase và cellulase không thực sự làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn,

khi bổ sung chế phẩm lên men thì chưa rõ tác dụng của enzyme hoặc vitamin. Việc sử
dụng enzyme trong thức ăn gia cầm còn gây nhiều tranh cãi. Khi sử dụng thức ăn thực
vật đơn thuần trong thức ăn hỗn hợp thì protein gắn với phitin sẽ khó tiêu hóa hơn
trong giai đoạn còn non trước 3 tuần tuổi vì vậy bổ sung thêm enzyme Phytase sẽ giúp
gia cầm tiêu hóa tốt hơn, từ đó sẽ giảm lượng nitơ và protein thải ra trong phân, vừa
tăng cường khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng vừa tránh ô nhiễm môi trường. Đối với
gà thịt thương phẩm năng suất cao như gà Arbor Acres, Hubbard thịt khi bổ sung chế
phẩm lên men thì rút ngắn thời gian nuôi (Lâm Minh Thuận, 2002).
2.1.4. Giới thiệu về chế phẩm nấm men Celcon-5
Chế phẩm nấm men là một dạng men sống, một chất bổ sung tự nhiên vào thức
ăn nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn động vật. Nó bao gồm những tế bào
sống, men sống và những môi trường mà trong đó chúng được phát triển, sau đó được
sấy khô một cách hợp lý để duy trì hoạt động lên men của tế bào.
Chế phẩm nấm men chuyển tinh bột và xơ của ngũ cốc, protein khó hòa tan hay
không thể tiêu hóa ở mức độ nhiều hay ít thành dạng dễ tiêu hóa và kết quả là giải
phóng được một năng lượng rất lớn từ thức ăn. Men phân cắt tinh bột ở dạng khó phân
cắt trở thành dạng đường dễ tiêu hóa. Nó giúp cho sự đồng hóa các vitamin tổng hợp
được bổ sung vào trong thức ăn trở thành nguồn vitamin tự nhiên dồi dào. Đồng thời
nó cũng tham gia vào việc phân cắt các chất khoáng của quá trình đồng hóa. (Hà Mỹ
Duyên, 2008).
2.1.5 . Đặc điểm của chế phẩm Celcon-5
Chế phẩm bao gồm các tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae được nuôi
cấy trên các môi trường dinh dưỡng như: cao ngô, khô dầu bắp, nước chiết nấm men,
nước mật đường mía, nước chiết lúa mạch.
Những tế bào nấm men được phát triển một cách hoàn chỉnh, enzyme của
chúng được dự trữ trong môi trường phát triển vì vậy cung cấp enzyme hoạt động
mạnh cho việc tiêu hóa protein, đường và xơ. Trong các môi trường nuôi cấy có rất
nhiều giống để đảm bảo cho hoạt động của men. Những điều này cho thấy được rằng
lợi ích của sản phẩm là tốt hơn cho sức khỏe và sản phẩm chăn nuôi nhiều hơn.
8



Chế phẩm cho hiệu quả cao và từng lượng nhỏ sản phẩm đều được đi qua quá
trình lên men ẩm và hydrat hóa dưới nhiệt độ thấp để bảo quản tất cả enzyme. Sau đây
là một vài enzyme tiêu hóa và chức năng của chúng với những chất dinh dưỡng khác
nhau được sử dụng trong thức ăn.
Bảng 2.1: Các enzyme trong chế phẩm và chức năng
Enzyme

Chức năng

Endotryptase

Tiêu hóa protein

Zymase

Tiêu hóa tinh bột

Invertase

Tiêu hóa đường

Carboxylase

Oxi hóa

Catalase

Giải phóng oxygen


Rennet

Làm đông vón sữa

Lactic ferments

Hoạt động trên canxi và phosphor

Lipase

Tiêu hóa mỡ

Maltase

Tiêu hóa chất xơ

Oxidase

Oxi hóa

Emulsion

Phân cắt glucoids

Trehalase

Biến đổi đường sữa
(Tài liệu công ty Hạnh Trân, 2009)


Các enzyme này hoạt động phối hợp với hệ enzyme trong đường tiêu hóa vật
nuôi để thủy phân tinh bột, protein, lipid, và chất xơ trong thức ăn hơn, giảm tiêu tốn
thức ăn, giảm sử dụng kháng sinh, tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi.
2.1.6. Tác dụng của sản phẩm Celcon-5 trên gà
Tăng trọng tốt
Tăng tính ngon miệng
Tận dụng thức ăn tối đa
Giảm mức thải phân
Hỗ trợ cho việc kiểm soát mùi chuồng trại.
2.2. Giới thiệu enzyme Phytase
Phosphor dự trữ trong thực vật ở dưới dạng axit phytic, axit phytic không thể
phân giải trong đường ruột của động vật dạ dày đơn.
9


Enzyme Phytase phân giải axit phytic cho ra 6 phân tử phosphate, enzyme này
đã được đưa vào sử dụng từ giữa năm 1990. Bổ sung Phytase vào khẩu phần có thể
làm giảm lượng phosphor vô cơ và từ đây giảm lượng phosphor thải tiết ở phân. Giảm
thấp lượng phosphor phế thải là một lợi thế đặc biệt của các cơ sở chăn nuôi thâm canh
vì nó là một chất gây ô nhiễm.
Phytase được dùng trên 80 % trong thức ăn của heo ở Hà Lan và giảm được 60
% P thải tiết trong phân của heo (theo Jongboed,1997)
Ngoài việc giải phóng dây nối phosphor, Phytase còn có vai trò cải thiện giá trị
năng lượng trao đổi của các loại thức ăn giàu protein. Rojas và Scott (1969) bằng các
thí nghiệm in vitro cho biết cả khô dầu bông và khô dầu đậu nành ủ với Phytase để cải
thiện giá trị ME của cả hai loại khô dầu trên. Các tác giả cũng chứng minh rằng thêm
Phytase làm giảm Gossypol trong khô dầu bông cũng như giảm Phytase tổng số. Các
tác giả này cho rằng thêm Phytase đã phân giải cả dây nối giữa phytate và những hợp
chất khác như protein, nhờ vậy tỷ lệ tiêu hóa của protein thức ăn tăng lên và làm tăng
giá trị ME của thức ăn.

Vi sinh vật có khả năng sản sinh Phytase, nhưng Phytase cũng có trong thức ăn
tự nhiên. Những loại hạt có hoạt tính Phytase cao là lúa mì, cám lúa mì, lúa mạch và
triticale, còn những loại hạt có hoạt tính Phytase thấp là ngô và hạt đậu đã xử lý nhiệt
(Viện Chăn Nuôi, 2009)
2.2.1. Cơ chế hoạt động của Enzyme Phytase
Do sự liên kết của phytin với các dưỡng chất trong thức ăn và thú dạ dày đơn
không có enzyme phân hủy phytin nên một lượng lớn phosphor có mặt trong phân tử
phytin sẽ không được tiêu hóa và thải ra ngoài theo phân cùng với một phần các chất
hữu cơ và khoáng vi lượng kèm theo. Khi đưa enzyme Phytase vào trong thức ăn sẽ
giúp phân cắt phytin, giải phóng phosphor và các chất hữu cơ kèm theo (Dương Thanh
Liêm và ctv, 2002).
Khi nguyên cứu về enzyme trong thức ăn cho heo, người ta thấy rằng phần lớn
phosphor trong ngũ cốc đều ở dạng Phytate, đối với chất này thì heo khó tiêu. Để heo
có khả năng tiêu hóa các chất này thì phải bổ sung enzyme Phytase vào trong khẩu
phần ăn của chúng. Thậm chí nhiều kết quả đáng kích lệ đã chỉ ra rằng việc tăng khả
năng tiêu hóa năng lượng và acid amin. Do vậy những chất dinh dưỡng của thức ăn
10


Bổ sung hợp chất Phytase đã làm giảm bài tiết phosphor và cải thiện nhiều
thông số đo được về cấu trúc xương ở gà thịt khi lượng phosphor vô cơ vào khoảng
0,15 - 0,45 %; Zn, Ca, N được lưu lại và sử dụng tốt hơn ở gà thịt khi bổ sung phytase
vào trong thức ăn có 20 – 54 % phosphor vô cơ so với tổng số phosphor; Ca, Mg, Fe,
Cu được lưu lại ở gà đẻ tốt hơn khi có sự bổ sung Phytase vào thức ăn có 0,11 - 0,26
% phosphor vô cơ.

11


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thí nghiệm được tiến hành tại trại Thực Nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y
nằm trong khu vực của trường Đại Học Nông Lâm, thí nghiệm được bắt đầu khoảng
thời gian từ ngày 10/3/2009 – 21/4/2009.
3.2. Bố trí thí nghiệm
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 400 con gà thịt công nghiệp (Cobb500) từ 1
ngày tuổi có nguồn gốc của công ty TNHH chăn nuôi Emivest. Gà được chọn tương
đối đồng đều nhau về trọng lượng và được tiến hành cân vào đầu thí nghiệm.
3.2.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố chia làm 4 lô.
Mỗi lô có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 10 gà.
Lô I: không bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5 và enzyme Phytase + TĂCB
Lô II: bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5 với hàm lượng 0,12 % nhưng
không bổ sung enzyme Phytase + TĂCB.
Lô III: không bổ sung chế phẩm nấm nem Celcon-5 nhưng có bổ sung enzyme
Phytase với hàm lượng 0,01 % + TĂCB.
Lô IV: có bổ sung chế phẩm nấm men Celcon-5 với hàm lượng 0,12 % và
enzyme Phytase với hàm lượng 0,01 % + TĂCB.
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
EZ phytase

0%

0,01 %

Nấm men

0%


0,12%

0%

0,12 %



I

II

III

IV

3.3. Các điều kiện tiến hành thí nghiệm
3.3.1. Thức ăn
Thức ăn được pha trộn theo công thức riêng của mỗi lô thí nghiệm. Sau đó cân
thức ăn vào từng bao riêng cho mỗi lô, mỗi ô chuồng với lượng thức ăn như nhau.
12


Hình 3.1: Thức ăn được trộn theo công thức của mỗi lô
Thức ăn sau khi pha trộn, ở mỗi giai đoạn đem phân tích thành phần dinh dưỡng
của mỗi lô thức ăn nhằm kiểm tra thành phần dưỡng chất thực tế có trong thức ăn về
các chỉ tiêu này.
Thành phần thực liệu được trình bày qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thành phần nguyên liệu giai đoạn gà từ 1 - 21 ngày tuổi

Nguyên liệu (%)

lô I

lô II

lô III

lô IV

Bắp

69,2

69,2

69,2

69,2

KDĐN 46

9,5

9,5

9,5

9,5


Bột cá 55

18,9

18,9

18,9

18,9

Dầu cọ

1

1

1

1

Aginam poultry

0,25

0,25

0,25

0,25


Muối

0,18

0,18

0,18

0,18

Lysine_HCL

0,40

0,40

0,40

0,40

DL_methionine

0,23

0,23

0,23

0,23


L_threonine

0,15

0,15

0,15

0,15

Choline Chloride

0,10

0,10

0,10

0,10

L_trytophan

0,08

0,08

0,08

0,08


MnSO4

0,02

0,02

0,02

0,02

Celcon-5

0,00

0,12

0,00

0,12

Phytase

0,00

0,00

0,01

0,01


13


Bảng 3.3: Thành phần nguyên liệu giai đoạn gà từ 22 – 42 ngày tuổi.
Nguyên liệu (%)

lô I

lô II

lô III

lô IV

Bắp

64,7

64,7

64,7

64,7

KDĐN 46

18,3

18,3


18,3

18,3

Bột cá 55

14

14

14

14

Dầu cọ

1

1

1

1

Aginam poultry

0,25

0,25


0,25

0,25

DCP

0,2

0,2

0,2

0,2

Muối

0,19

0,19

0,19

0,19

DL_methionine

0,15

0,15


0,15

0,15

Choline chloride

0,1

0,1

0,1

0,1

MnSO4

0,02

0,02

0,02

0,02

Celcon-5

0,00

0,12


0,00

0,12

Phytase

0,00

0,00

0,01

0,01

Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng thức ăn gà thí nghiệm theo phân tích.
Thành phần (%)

01-21 ngày

22-42 ngày

VCK

88,21

89,61

Protein

20,54


20,85

Béo

5,67

5,27



2,45

3,47

KTS

7,01

7,08

3.3.2. Chuồng trại
Gà được nuôi trong chuồng lồng có sàn sắt, bao quanh lồng được đóng bằng
những song tre. Kích thước mỗi ô chuồng 0,7*14 cm, nền sàn cách nền đất 0,8 cm.
Mỗi ô chuồng nuôi 10 con, chuồng được xây theo kiểu chuồng hở (thông thoáng tự
nhiên), mái chuồng được lớp bằng lá dừa nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi ngăn chặn
trình trạng stress nhiệt cho gà. Chuồng được quét sạch sẽ sát trùng, để trống chuồng
khoảng 2 tuần mới thả gà vào. Trước khi thả gà vào sát trùng chuồng trại lại lần 2.

14



Hình 3.2: Thức ăn được đặt hai bên dãy chuồng
Máng ăn, máng uống được quét rửa sạch sẽ, phơi khô trước khi chuyển gà về.
Đối với gà con 1 - 3 ngày đầu chuẩn bị chuồng úm cho gà (lót báo trên mỗi ô chuồng
và xung quanh lồng để gà con không bị lạnh và không gãy chân).
Nhiệt độ của chuồng được theo dõi hàng ngày bằng một nhiệt kế đặt ở đầu dãy
chuồng nuôi, ngang tầm với chiều cao của gà.
Nguồn nước được bơm từ giếng khoan lên bồn chứa chung cho toàn trại.
3.3.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc gà

Hình 3.3: Thay nước uống cho gà mỗi ngày
Gà con sau khi chuyển về được cân bằng cân với sai số 2 g sau đó được phân lô
và đưa vào mỗi ô chuồng tương đương nhau. Bảy ngày đầu úm gà ở nhiệt độ cao bằng
bóng đèn, lót báo trên sàn sau 3 ngày lấy ra và rải một lớp trấu mỏng xuống nền đất.
15


×