Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TỶ LỆ NHIỄM GIUN SÁN TRÊN GAN, TỤY, QUÀY THỊT CỦA BÒ Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TỶ LỆ NHIỄM GIUN SÁN
TRÊN GAN, TỤY, QUÀY THỊT CỦA BÒ Ở
THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN

Họ và tên sinh viên

: PHẠM THỊ TỨ

Ngành

: Thú y

Lớp

: TC03TY- Phú Yên

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 06/2009


TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TỶ LỆ NHIỄM GIUN SÁN TRÊN GAN, TỤY,
QUÀY THỊT CỦA BÒ Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN


Tác giả

PHẠM THỊ TỨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn

GVC. TS. LÊ HỮU KHƯƠNG

Tháng 06/2009

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn !
- Tiến sỹ Lê Hữu Khương giảng viên trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ
Chí Minh đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và động viên trong suốt quá
trình thực tập để tôi được hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

- Ban chủ nhiệm Khoa chăn nuôi thú y, Bộ môn Bệnh lý – Ký sinh trùng,
cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

- Ban lãnh đạo Chi cục Thú y Phú Yên.

- Các anh chị đồng nghiệp đã quan tâm hổ trợ những lúc khó khăn trong

suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục đích yêu cầu ..............................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN........................................................................................3
2.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Tuy Hoà.........................................................3
2.2 Tình hình chăn nuôi và thú y ..............................................................................5
2.3 Giới thiệu một số loài giun sán thường gặp trên bò ............................................7
2.4 Tóm lược một số công trình nghiên cứu về giun sán ký sinh trên bò ................13
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................16
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................16
3.2 Đối tượng khảo sát ..........................................................................................16
3.3 Nội dung đề tài ................................................................................................16
3.4 Phương pháp khảo sát .....................................................................................17
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................19
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................20
4.1 Tình hình chăn nuôi ........................................................................................20
4.1.1 Cơ cấu đàn ............................................................................................20
4.1.2

Nguồn gốc đàn bò ................................................................................23

4.1.3


Giống bò ..............................................................................................24

4.1.4

Phương thức chăn nuôi ........................................................................25

4.1.5

Thức ăn ...............................................................................................26

4.1.6

Nguồn nước .........................................................................................27

4.1.7

Chuồng trại ..........................................................................................28

4.1.8

Vệ sinh chuồng trại ..............................................................................30

4.1.9

Xử lý chất thải và sát trùng chuồng trại ................................................30

4.1.10 Sử dụng thuốc ký sinh trùng ................................................................31
4.1.11 Tiêm phòng vaccine .............................................................................32
4.2 Tình hình nhiễm giun sán ................................................................................33
iii



4.2.1

Tỷ lệ nhiễm các lớp giun sán ..............................................................33

4.2.2

Tỷ lệ nhiễm giun sán theo nhóm tuổi ..................................................34

4.2.3

Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun sán .........................................34

4.2.4

Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun sán theo giới tính ....................37

4.2.5

Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán theo nhóm tuổi ....................................39

4.2.6

Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun sán theo nhóm tuổi .............................41

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................42
5.1 Kết luận ..........................................................................................................42
5.2 Đề nghị ...........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................44

PHỤ LỤC ..............................................................................................................46

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của Tp. Tuy Hòa Từ năm 2005 – 2007 .......5

Bảng 4.1

Cơ cấu đàn bò của 100 hộ khảo sát .......................................................22

Bảng 4.2

Nguồn gốc đàn bò .................................................................................23

Bảng 4.3

Giống bò ...............................................................................................24

Bảng 4.4

Phương thức chăn nuôi .........................................................................26

Bảng 4.5

Thức ăn .................................................................................................27


Bảng 4.6

Nguồn nước sử dụng .............................................................................28

Bảng 4.7

Đặc điểm chuồng trại ............................................................................29

Bảng 4.8

Tình hình vệ sinh chuồng trại ................................................................30

Bảng 4.9

Xử lý chất thải và sát trùng chuồng trại .................................................31

Bảng 4.10 Tình hình sử dụng thuốc ký sinh trùng ..................................................32
Bảng 4.11 Tình hình tiêm phòng vaccine ...............................................................32
Bảng 4.12 Tỷ lệ nhiễm các lớp giun sán ................................................................33
Bảng 4.13 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo nhóm tuổi ...................................................34
Bảng 4.14 Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun sán ...........................................35
Bảng 4.15 Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun sán theo giới tính .....................38
Bảng 4.16 Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán theo nhóm tuổi .......................................40
Bảng 4.17 Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun sán theo nhóm tuổi ..............................41

v


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức trạm thú y thành phố Tuy Hoà ......................................6
Sơ đồ 2.2 Chu kỳ phát triển của sán lá gan ..............................................................9
Sơ đồ 2.3 Vòng đời phát triển của giun chỉ ...........................................................11
Sơ đồ 2.4 Vòng đời phát triển của sán dây ............................................................13

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Tuy Hòa......................................................3
Hình 2.2 Sán Fasciola gigantica và Fasciola Hepatica ...........................................8
Hình 3.3 Phương pháp mổ khám gan để tìm sán lá gan .........................................17
Hình 4.4 Một số giống bò lai ở Phú Yên ...............................................................25
Hình 4.5 Chuồng nuôi có đặc điểm vách cây, nền đất, mái tole .............................28
Hình 4.6 Giun chỉ ở xoang bụng ...........................................................................35
Hình 4.7 Hình thái sán lá gan.................................................................................36
Hình 4.8 Sán lá tuyến tụy.......................................................................................37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu đàn bò của 100 hộ ..................................................................21
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán theo giới tính .......................................38

vi


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài ‘’Tình hình chăn nuôi và tỷ lệ nhiễm giun sán trên gan, tụy, quày thịt của
bò ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên’’ thực hiện từ tháng 11/2008 – 05/2009. Bằng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp 100 hộ nuôi bò và mổ khám 100 bò trên cơ quan
gan, tụy và quày thịt ở lò mổ thành phố Tuy Hòa, chúng tôi ghi nhận được một số kết
quả sau

Về tình hình chăn nuôi: Bò ở thành phố Tuy Hòa chủ yếu thuộc 3 nhóm
giống (Bò địa phương, lai hướng thịt, bò địa phương + lai hướng thịt). Trong đó, bò
địa phương có số lượng nhiều nhất (chiếm 68,14% trong tổng đàn). Bê dưới 1 năm
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (27,43%). Đa số các hộ tự nhân giống bò chiếm tỷ lệ cao
(57%). Bò địa phương chủ yếu được nuôi theo phương thức bán chăn thả và nuôi
thả. Bò địa phương và bò lai hướng thịt sử dụng cỏ tự nhiên (24,32 – 45,24%) hoặc
kết hợp cỏ tự nhiên với phụ phẩm nông nghiệp (26,19 – 40,54%). Nguồn sử dụng
trong chăn nuôi là nước giếng (56,76 – 80,95%). Chuồng trại chăn nuôi còn rất thô
sơ, vách chuồng thường làm bằng cây (42,86 – 70,27%), nền đất mái tole. Việc vệ
sinh, sát trùng chuồng trại và xổ ký sinh trùng cho đàn bò ít được chú trọng ở
những hộ nuôi bò địa phương và lai hướng thịt. Hai loại vaccin được sử dụng tiêm
phòng cho đàn bò với tỷ lệ cao: Vaccin tụ huyết trùng 73,81 – 100% và vaccin lở
mồm long móng 95,24 – 100%.
Về tình hình nhiễm giun sán: Có 2 lớp giun sán ở nội tạng của bò được phát
hiện là Nematoda (giun tròn) và Trematoda (sán lá). Đã định danh xác định được 3
loài giun sán gồm: Setaria digitata ở xoang bụng (9%), Fasciola gigantica ở gan
(31%), Eurytrema pancreaticum ở tụy (7%). Tỷ lệ nhiễm chung là (32%). Cường độ
nhiễm của Fasciola gigantica cao nhất (47,06 sán/cá thể). Bò tuổi càng cao thì số loài
giun sán nhiễm càng nhiều.
Không tìm thấy giun sán và ấu trùng giun sán ở quày thịt.

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Trung, bao gồm 8 huyện và 1 thành phố,
vùng đất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện. Cây lúa và vật nuôi đã từ lâu gắn
liền với cuộc sống của người nông dân Phú Yên, chiếm một vị trí hết sức quan trọng.

Trong đó ngành chăn nuôi được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền kinh
tế nông nghiệp.
Phú Yên là tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai so với
nhiều tỉnh khác trong cả nước. Đặt biệt có nhiều đồng cỏ tự nhiên rất thuận lợi cho
chăn nuôi bò phát triển. Ngoài ra, Phú Yên còn có những chính sách phát triển đàn bò
như Sind hóa đàn bò, đẩy mạnh công tác khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật
công nghệ đến người chăn nuôi. Tổng đàn bò hiện nay của tỉnh xấp xỉ trên 200 ngàn
con đã cung ứng sản lượng thịt bò khá lớn cho các tỉnh phía Nam.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với bò là tác hại của bệnh do giun
sán gây ra. Giun sán hút máu bòn rút chất dinh dưỡng, gây suy nhược, giảm sức đề
kháng của bò, là tiền đề cho các bệnh truyền nhiễm xâm nhập và bộc phát, làm giảm
chất lượng sản phẩm thịt trên thị trường, tăng tỷ lệ tiêu tốn thức ăn.
Hiện nay nhận thức của người chăn nuôi về tác hại do giun sán gây ra còn rất
hạn chế. Do những thiệt hại khó nhận thấy không như những bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm khác, nên bệnh do giun sán ký sinh gây ra ít được người chăn nuôi quan tâm.
Chính vì vậy, để đánh giá tình hình nhiễm giun sán trên bò ở thành phố Tuy
Hòa tỉnh Phú Yên, từ đó khuyến cáo, giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò và đề ra
công tác phòng trị bệnh ký sinh trùng cho người dân là rất quan trọng. Việc đánh giá
tình hình chăn nuôi, thành phần giun sán ký sinh, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun
sán trên bò là rất cần thiết.
Được sự phân công của bộ môn bệnh lý ký sinh Khoa chăn nuôi – Thú y dưới
sự hướng dẫn của Tiến sỹ Lê Hữu Khương tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
1


“Tình hình chăn nuôi và tỷ lệ nhiễm giun sán trên gan, tụy, quày thịt của
bò ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên ”.
1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc quản lý tình hình chăn nuôi,

chẩn đoán, phòng trị bệnh ký sinh trùng đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Khảo sát tình hình chăn nuôi bò.
- Xác định tình hình giun sán ký sinh trên bò ở gan, tụy và quày thịt.
- Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm của từng loại giun sán.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ TUY HOÀ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Tuy Hòa

3


Thành phố Tuy Hoà là một vùng đồng bằng với độ cao 10.86 m so với mặt biển có
sông Đà Rằng chảy ra biển. Ngoài ra còn có hệ thống đập thủy nông Đồng Cam là hệ
thống mương tưới trên cánh đồng.
Thành phố Tuy Hòa có 12 phường, 8 huyện với tổng diện tích 335 km2. Dân số
885.807 người. Mật độ trung bình tại thành phố là: 2.652 người /km2, so với mật độ
dân số toàn tỉnh Phú Yên là 884 người / km2 thì cao hơn gấp 3 lần. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên hàng năm 1,1%.
2.1.2. Vị trí địa lý
Ranh giới của thành phố Tuy Hoà
- Phía đông giáp biển Đông.
- Phía bắc giáp huyện Tuy An.

- Phía tây giáp huyện Phú Hoà và Đông Hoà.
- Phía Nam giáp huyện Đông Hoà.
2.1.3. Thời tiết khí hậu
Khí hậu của Thành phố mang đặc điểm chung của duyên hải miền Trung, có hai
mùa rõ rệt.
- Mùa nắng bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 9.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12.
- Ẩm độ trung bình: 80% - 85%. Đồng bằng 80 – 82%, miền núi 83 – 85%.
- Lượng mưa trung bình / năm: 1.700 mm, chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm.
- Mật độ sông ngòi 0,3 đến 1,3 km /km2. pH nước trung tính 6,5 – 8,5.
- Tháng mưa cao nhất: 9,10, 11. Số ngày mưa trung bình 126 ngày / năm
- Số giờ nắng: 2.721giờ
- Nhiệt độ trung bình / năm: 25 – 27.50C. Trong đó ở đồng bằng 26oC, vùng núi
22 – 230C.
Ở nhiệt độ này là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển.

4


2.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y CỦA THÀNH PHỐ
2.2.1. Tình hình chăn nuôi
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của thành phố Tuy Hoà từ năm 2005 – 2007
Năm 2005
(con)

Năm 2006
(con)

Năm 2007
(con)


146

170

184



7.650

9.559

10.040



620

1.820

2.220

Heo

14.739

16.760

18.426


1.465.122

1.841.212

2.651.600

Loại vật nuôi
Trâu

Gia cầm

(Nguồn thống kê tỉnh Phú Yên)
Đã từ lâu chăn nuôi là một nghề gắn liền với đời sống của người nông dân Phú
Yên nói chung và thành phố Tuy Hoà nói riêng, đóng 1 vai trò quan trọng trong nền
sản xuất nông nghiệp của thành phố. Điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi bò đàn.
Nhân dân thành phố Tuy Hòa đã có truyền thống chăn nuôi bò từ lâu, bò địa
phương (Ta Vàng Phú Yên) là một trong những giống bò có sức chịu đựng kham khổ,
dễ thích nghi, mắn đẻ, thịt thơm ngon. Ngoài việc chăn nuôi để lấy sức kéo, phân phục
vụ cho trồng trọt, thì việc chăn nuôi để lấy thịt làm hàng hoá bán đi các nơi khác đang
được người chăn nuôi coi trọng.
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi của thành phố phát triển mạnh.
So với năm 2006 và năm 2007 đàn trâu tăng 14 con, đàn bò tăng 481 con, đàn heo
tăng 3.687 con, sự gia tăng này rất ít so với khoảng thời gian 2004. Do đại dịch lở
mồm long móng tháng 9/2006 đã tiêu huỷ một số lượng lớn, thời tiết thay đổi thất
thường của năm 2006 làm cho đàn bò chết rét khoảng 432 con, đàn heo bị lở mồm
long móng tiêu huỷ 135 con. Tổng đàn gia cầm không ổn định từ sau đại dịch cúm gia
cầm hai năm 2006 và năm 2007.
5



Thành phố đã tiến hành xây dựng phương án quy hoạch các điểm chăn nuôi và
giết mổ gia súc, gia cầm tập trung để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh.
2.2.2. Tình hình thú y
HỆ THỐNG TỔ CHỨC TRẠM THÚ Y THÀNH PHỐ TUY HÒA

Trạm Thú Y
thành phố Tuy Hoà

Thú Y

Thú Y

Thú Y

cơ sở phường

cơ sở khu phố

cơ sở khóm

Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức trạm thú y thành phố Tuy Hoà

Hệ thống thú y của trạm thành phố Tuy Hoà đã được kiện toàn từ trạm xuống
cơ sở, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và chức năng của ngành, góp phần đảm bảo an
toàn tình hình dịch bệnh giúp cho ngành chăn nuôi phát triển.
Hàng năm được tổ chức và thực hiện tốt việc tiêm phòng định kỳ, công tác
kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Xây
dựng các phương án phòng và chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; quản lý và cung ứng

đầy đủ các loại vaccin và thuốc thú y.
● Tình hình dịch bệnh năm 2007
Do tổ chức tốt mạng lưới thú y ở cơ sở nên trạm thú y đã nắm và quản lý tốt
tình hình dịch bệnh tại địa phương. Tuy nhiên do những điều kiện và thời tiết khí hậu
tự nhiên, kinh tế xã hội nên dịch bệnh vẫn còn xảy ra. Những năm gần đây bệnh lở
mồm long móng đã xảy ra với mức độ khá trầm trọng gây ảnh hưởng đến ngành chăn
nuôi nói riêng và nền kinh tế nói chung của tỉnh. Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm khác
như tụ huyết trùng trâu bò, bệnh đường ruột vẫn xảy ra nhưng không nặng. Những
bệnh về ký sinh trùng hầu như chưa được quan tâm đúng mức.
6


● Công tác phòng chống dịch bệnh năm 2007
Trên gia súc, thành phố đã tiêm phòng hai đợt, đợt I bắt đầu từ tháng
3/2007, đợt II bắt đầu từ tháng 9/2007. Chủ yếu tiêm vaccin lở mồm long móng
và tụ huyết trùng.
Trạm đã nhận và tiêm được
- 10.200 liều vaccin lở mồm long móng trâu bò.
- 10.200 liều vaccin tụ huyết trùng trâu bò.
- 16.000 liều vaccin lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả heo, phó thương
hàn ở trên đàn heo.
Trên gia cầm, thành phố đã tổ chức tiêm phòng hai đợt vaccin cúm gia cầm.
Đợt I tiêm 2 mũi, số lượng gia cầm được tiêm là 2.140.100 con, đợt II tiêm 1 mũi với
số lượng gia cầm được tiêm là 1.521.720 con.
2.3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOÀI GIUN SÁN THƯỜNG GẶP TRÊN BÒ
● Giun sán thường gặp trên bò
Theo nghiên cứu của một số tác giả trong những năm gần đây cho biết một
số loại giun sán thường ký sinh trên bò ở Việt Nam thuộc 3 lớp giun tròn, sán lá và
sán dây.
- Giun tròn thường có 4 loài: có 2 loài giun chỉ (Setaria digitata, Elaeophora

poeli) và 2 loài giun xoăn dạ múi khế (Haemonchus conortus, Mecistocirrus digitatus).
- Sán lá thường có 2 loài: sán lá gan (Fasciola gigantica, Paramphistomum
explanatum), sán lá dạ cỏ gồm rất nhiều loài thuộc nhiều giống khác nhau
(Fischoederius elongatus, F. japonicus, Paramphistomum sp, Ceylonocotyle sp), sán lá
tuyến tụy có 3 loài (Eurytrema dajii, E. coelomaticum, E. pancreaticum).
- Sán dây có 1 loài ký sinh ở ruột là Moniezia expansa và ấu trùng
Cysticercus bovis.
Chúng tôi chỉ khảo sát trên bộ phận gan, tụy, quày thịt và đã tìm thấy sán lá gan
lớn (Fasciola giantica) ở gan, sán lá tuyến tụy (Eurytrema spp) ở tụy, giun chỉ (Setaria
digitata) ở xoang bụng Elaeophora poeli ở thành động mạch, ấu trùng Cysticercus
bovis ở cơ (hiếm gặp hơn).

7


2.3.1. Sán lá (Có 2 loài, sán lá gan và sán lá tuyến tụy)
● Sán lá gan
Thuộc giống Fasciola, Loài sán lá gan phổ biến ở Việt Nam là Fasciola
giantica, ký sinh trong ống dẫn mật, túi mật, gan của trâu, bò, dê, cừu, thỏ, chó, ngựa,
động vật hoang dã và cả người. Sán dài 25 – 75 mm, rộng 5 – 12 mm.
Hình thái

Hình 2.2. Sán F. gigantica và F. hepatica
(Nguồn: www.paru.cas.cz)
Fasciola giantica: Có hình lá liễu, màu đỏ gạch, 2 rìa mép cơ thể gần như song
song với nhau, phía trước không tạo thành vai, đuôi tù, giác bụng tròn lớn lồi ra, giác
miệng nhỏ ở ngay đỉnh đầu, túi sinh dục lớn nằm trên giác bụng. Ruột phân nhiều
nhánh nhỏ ở phía trước. Buồng trứng phân nhiều nhánh nằm ở một bên phần trước
thân. Hai tinh hoàn phân nhánh mạnh nằm trên dưới nhau. Tuyến noãn hoàng xếp dọc
hai bên thân sán. Trứng sán hình bầu dục, hai đầu thon, đầu nhỏ hơn có nắp, bên trong

chứa tế bào phôi xếp kín vỏ trứng, màu vàng nhạt, kích thước 0,125 – 0,177 mm x
0,060 – 0,104 mm.
Vòng đời
Fasciola có thể đẻ 20.000 trứng/ngày. Trứng theo ống dẫn mật theo phân ra
ngoài gặp các điều kiện thuận lợi, ẩm độ, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, trong trứng sẽ
8


hình thành miracidium. Thời gian hình thành tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt
độ dưới 100c trứng không phát triển. Nhiệt độ thích hợp 22 – 260c cần 12 – 14 ngày
với Fasciola hepatica và 17 ngày với Fasciola gigantca. Miracidium phá vỡ vỏ trứng,
bơi lội trong nước nhờ những lông ở xung quanh và không thể sống quá 24 giờ ở môi
trường bên ngoài, rất mẫn cảm với các chất hóa học. Sau đó miracidium chui vào gan,
tụy của ốc, vật chủ trung gian biến thái thành sporocyst sau 3 – 7 ngày, một
miracidium biến thành một sporocyst. Sau đó sporocyst sinh sản vô tính để tạo ra 5 –
10 redia, thời gian này mất 8 – 11 ngày. Mỗi redia lại sinh sản vô tính cho ra 3 – 6
cercaria hoặc cho ra redia thế hệ hai trong 13 – 14 ngày cercaria chui ra khỏi ốc, bơi
lội trong nước và sống được từ 10 – 24 giờ. Sau đó cercaria bám vào cây cỏ dưới nước
hay gần nước rụng đuôi, thân thu tròn lại và tiết chất nhầy tạo kén metacercaria sau 2 24 giờ. Trong quá trình sinh sản vô tính, mỗi miracidium có thể tồn tại trên cây cỏ
khoảng 5 tháng.

Sơ đồ 2.2. Chu kỳ phát triển của sán lá gan
(Nguồn: www.dpd.cdc.gov)
Trâu bò ăn phải kén, ấu trùng di hành về gan theo hai cách: ấu trùng chui qua
màng ruột đi vào xoang bụng về mặt gan, sau đó chui qua tế bào gan vào ống dẫn mật
hoặc ấu trùng đi theo mạch máu về tĩnh mạch cửa ở gan, chui qua tĩnh mạch về ống
dẫn mật và túi mật. Sau khi nhiễm 4 – 6 ngày có thể thấy ấu trùng trong nhu mô gan.
Thời gian từ khi ăn phải miracidium cho đến khi thành sán trưởng thành là 10 – 12
9



tuần. Ấu trùng có thể chui qua nhau thai truyền cho gia súc non. Sán có thể sống trong
cơ thể gia súc từ 3 – 11 năm.
Vật nhiễm sán lá gan thường gầy yếu, da khô, lông xù, gan viêm hoại tử, ống
dẫn mật tăng sinh.
● Sán lá tuyến tụy
Thường do 3 loài (Eurytrema dajii, E. coelomaticum, E. pancreaticum) thuộc
giống Eurytrema họ Dicrocoelliidae ký sinh ở ống dẫn tụy, tuyến tụy, của gia súc,
người, lạc đà, khỉ.
Hình thái
Eurytrema spp: Sán có màu đỏ sậm, thực quản ngắn, tinh hoàn hình bầu dục
hay oval nằm đối xứng hai bên thân. Buồng trứng nhỏ nằm sau tinh hoàn. Khoảng giữa
cơ thể. Tử cung chiếm nửa thân sau. Tuyến noãn hoàng nằm sau hai bên thân, phía sau
tinh hoàn.
Trứng màu vàng nâu bên trong có chứa miracidium, kích thước 0,04 – 0,05 x
0,023 – 0,034 mm.
Vòng đời
Phát triển gián tiếp có sự tham gia của hai ký chủ trung gian. Ký chủ trung gian
thứ nhất là ốc trên cạn Bradybaena similaris, Cathaica ravida, ốc nước ngọt là Eulota
lantzi, Mesodon thydroides. Ký chủ trung gian thứ hai là các loài châu chấu và dế
(Conocephalus maculatus, C. Percaudatus, C. Sinensis).
Trứng theo ống dẫn tụy theo phân ra ngoài. Ốc ăn phải trứng, miracidium được
giải thoát ở ruột rồi xâm nhập vào gan tụy của ốc. Có hai thế hệ porocyst được sinh ra
nhiều cercaria, không có quá trình tạo ra redia. Crcaria ra khỏi ốc và được cào cào,
châu chấu, dế ăn phải sẽ tạo thành metacercaria ở cơ sau 3 tuần. Vật chủ cuối cùng ăn
phải vật chủ trung gian thứ hai sau 7 tuần sẽ phát triển thành sán trưởng thành ở ống
dẫn tụy.
Vật nhiễm sán lá tuyến tụy suy yếu, gầy còm, thiếu máu, tiêu chảy, phân
không tiêu và có thể chết. Khi mổ khám tuyến tụy sưng to, ống dẫn tụy, tổ chức tụy
màu đỏ sẫm.


10


2.3.2. Giun tròn
● Giun chỉ ở xoang bụng (Setaria digitata)
Hình thái
Trong quá trình thu nhặt và phân loại chúng tôi phân loại được 1 loài giun chỉ
đó là Setaria digitata sống trong xoang bụng và hốc chậu của bò, màu trắng ngà, giống
sợi chỉ. Đầu tròn, đỉnh đầu có 4 chỗ gồ hai bên hình lưỡi liềm, đuôi hình hơi cong lại.
Giun cái có kích thước 64,70 – 75,30 x 0,52 – 0,67 mm, lỗ sinh dục cách mút đuôi
khoảng 0,50 – 0,60 mm. Con đực có kích thước 35,10 – 50,00 x 0,31 – 0,52 mm, lỗ
huyệt nhô ra rất rõ (theo Nguyễn Thị Lê và ctv, 1996).

KÝ CHỦ CUỐI CÙNG (trâu, bò....)
(L3 → L4 → L5 Trưởng thành

Máu
(Ấu trùng L1)
KÝ CHỦ TRUNG GIAN

(Côn trùng hút máu)

(L 3 ← L2 ← L1)

Sơ đồ 2.3 Vòng đời phát triển của giun chỉ - Setaria digitata
● Giun chỉ ở thành động mạch (Elaeophora poeli)
Hình thái
Giun đực dài 4,5 – 7 cm, đuôi cong lại có hình xoáy ốc thưa và có những cánh
ngang. Đuôi có 5 cặp gai thịt nhỏ và không có cuống.


11


Vòng đời
Vòng đời giun tròn thường có 2 dạng, giun tròn phát triển trực tiếp và giun tròn
phát triển gián tiếp.
Sau khi trứng được thụ tinh, trứng sẽ tiếp tục phát triển từ một phôi bào thành
nhiều phôi bào và hình thành ấu trùng giai đoạn 1. Sau đó qua 4 lần lột xác, Lần 1
thành ấu trùng giai đoạn 2. Lột xác lần 2 thành ấu trùng giai đoạn 3, tiếp tục lột xác lần
3, 4, 5, tạo ấu trùng giai đoạn 4 ấu trùng giai đoạn, 5 rồi phát triển thành giun trưởng
thành. Lần lột xác 3, 4 và 5 thường xảy ra trong vật chủ cuối cùng.
Các loài giun chỉ có vòng đời phát triển gián tiếp nhờ vật chủ trung gian là côn
trùng hút máu. Giun trưởng thành đẻ ấu trùng giai đoạn 1 theo máu vào hệ tuần hoàn,
vật chủ trung gian hút máu gia súc bệnh, ấu trùng giai đoạn 1 xâm nhập vào vật chủ
trung gian phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2 và 3 (ấu trùng gây nhiễm). Vật chủ
trung gian khi hút máu vật chủ cuối cùng sẽ truyền ấu trùng gây nhiễm cho vật chủ
cuối cùng, tại đây ấu trùng giai đoạn 3 sẽ lột xác 2 lần nữa để phát triển thành giun
trưởng thành.
2.3.3. Sán dây
Hình thái

Sán lớn có màu trắng ngà, đầu có 4 giác bám, đỉnh đầu không có móc, dài 1 –
5m, rộng khoảng 16mm, mỗi đốt có 2 cơ quan sinh dục cái. Buồng trứng phân thùy
hình quạt nằm gần ống bài tiết.
Vòng đời
Đốt già theo phân ra ngoài, vỡ ra và phát tán trứng. Nhện đất ăn phải trứng sán
hình thành cysticercoid trong cơ thể nhện. Gia súc ăn cỏ lẫn nhện đất mang
cysticercoid sau một thời gian ấu trùng phát triển thành sán trưởng thành ký sinh trong
ruột non.


12


KÝ CHỦ CUỐI CÙNG
(Cysticercoid
Sán trưởng thành)

Đốt
sán

KÝ CHỦ TRUNG GIAN
(Cysticercoid ← trứng)

Sơ đồ 2.4 Vòng đời phát triển của sán dây
2.4. TÓM LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIUN SÁN KÝ
SINH TRÊN BÒ
Phan Địch Lân (1984) nghiên cứu về tình hình nhiễm ký sinh trùng trên bò sữa
nhập nội ở Việt Nam cho biết bò ở Trung Tâm giống bò sữa huyện Đức Trọng, tỉnh
Lâm Đồng nhiễm sán lá gan 0,3%, giun xoăn dạ múi khế trên bê dưới 6 tháng tuổi
nhiễm 35%, bò trưởng thành nhiễm 25%.
Lương Tố Thu và Bùi Khánh Linh (1996) mổ khám 41 trâu, 32 bò tại Hà
nội cho biết tỷ lệ nhiễm giun sán lá gan trên trâu là 63%, trên bò 70%. Qua xét
nghiệm 272 mẫu phân trâu, 249 mẫu phân bò có nguồn gốc Hà Nội và các vùng địa
dư khác nhau tại miền Bắc cho biết tỷ lệ nhiễm chung sán lá gan trên trâu là 34%,
trên bò là 54%.
Vương Đức Chất (1997) xét nghiệm phân của 88 bò thịt, 120 bò sữa ở Hà Nội
cho biết tỷ lệ giun sán rất cao. Tỷ lệ nhiễm của bò thịt từ 81- 89%, tỷ lệ nhiễm của bò
sữa từ 82 – 86%, chủ yếu là nhiễm sán lá gan, giun đũa và giun xoăn.


13


Lương Văn Huấn và ctv (1997) kiểm tra 2.823 gan trâu và 2.026 gan bò tại lò
mổ của 11 tỉnh thành phía Nam thuộc 5 vùng sinh thái (Nam khu 4 cũ, Duyên Hải
miền Trung, Tây Nguyên , Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long) cho biết tỷ lệ
nhiễm chung sán lá gan trên bò ở 11 tỉnh thành là 20%. Bò ở Nam khu 4 cũ nhiễm
1,9%; ở Duyên Hải miền Trung nhiễm 32,2%; ở Tây Nguyên nhiễm 21,1%; ở Đông
Nam Bộ nhiễm 21%; ở Đông Nam Bộ nhiễm 24%; ở đồng bằng sông Cửu Long
nhiễm 20,2%.
Nguyễn Trọng Kim và ctv (1997) kiểm tra 480 mẫu phân trâu bò tại Việt Yên
– Hà Bắc cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu bò là 25%.
Lương Văn Huấn và Nguyễn Vũ Thái Hà (1998) quá trình mổ khám 2.345 trâu
và 409 bò từ 11 tỉnh thành thuộc 5 vùng sinh thái khác nhau cho biết tỷ lệ nhiễm chung
Elaeophora poeli trên trâu là 25,24%, trên bò là 2,2%. Bò ở Tây Ninh nhiễm 3,15%, ở
An Giang nhiễm 2,42%, ở tỉnh Đồng Tháp nhiễm 1,34%.
Nguyễn Văn Quang (1998) đã khảo sát 810 bò có nguồn gốc từ 5 huyện và
Thành phố Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng cho biết tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica 20,49%,
Setaria digitata 42,71%.
Tạ Ngọc Liên (2002) khảo sát 60 trâu, 40 bò tại lò mổ Trung Tâm Thương
Mại Củ Chi. Kết quả tìm được 3 loài giun tròn, 9 loài sán lá (trong đó có 1 loài sán
máng). Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm chung của bò là 80%. Tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ
60%, sán lá gan 55%, sán lá tuyến tụy 30%, giun chỉ xoang bụng 55%, giun xoăn dạ
múi khế 23%.
Huỳnh Thanh Vũ (2003) đã mổ khám 40 trâu, 60 bò tại lò mổ tập trung huyện
Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, kết quả định danh được 4 loài giun tròn (S. digitata,
Haemonchus contortus, M. digitatus, Elaeophora poeli) 9 loài sán lá (Fischoederius
elongatus, F. japonicus, Fischoederius sp, Paramphistomum cervi, P. explanatum,
Paramphistomum sp, F. gigantica, Eurytrema pancreaticum, E. coelomaticum) và
1loài sán dây (Moniezia expansa). Tỷ lệ nhiễm chung trên bò là 98,3%. Tỷ lệ nhiễm

sán lá gan 11,7%, sán lá dạ cỏ 98,3%, sán lá tuyến tụy 6,7%, giun chỉ xoang bụng
10%, giun xoăn dạ múi khế 33,3%, sán dây10%.
14


Phạm Văn Dũng (2003) khảo sát 160 bò có nguồn gốc tỉnh Bình Dương và tỉnh
Đồng Tháp cho biết có 3 loài giun tròn và 1 loài sán lá với tỷ lệ nhiễm chung là
50,62%. Bò ở tỉnh Bình Dương nhiễm Mecistocirrus digitatus 41,42%, Setaria
digitata 12,85%. Bò ở tỉnh Đồng Tháp nhiễm M. digitatus 43,33%, S. digitata 15,55%,
E. poeli 2,22%, F. gigantica 4,44%.
Trần Anh Nhân (2004) mổ khám 150 bò có nguồn gốc tỉnh Đồng Tháp, Bình
Dương và Phú Yên. Kết quả định danh được 11 loài giun sán (3 loài giun tròn: S.
digitata, M. digitatus, H. contotus, 7 loài sán lá: E. pancreaticum, E. coelomaticum,
F.eongatus, F. japonicus, Paramphistomum cervi, P. explanatum, F. gigantica và 1
loài sán dây (Moniezia expansa). Tỷ lệ nhiễm chung các loài giun sán của bò ở tỉnh
Đồng Tháp là 66%, tỉnh Bình Dương là 75%, tỉnh Phú Yên là 60%. Tỷ lệ nhiễm sán lá
gan 24,66%, sán lá dạ cỏ 38%, sán lá tuyến tụy 6,66%, giun chỉ xoang bụng 8,66%,
giun xoăn dạ múi khế 18%.
Trang sĩ Thanh Bình (2005) khảo sát 100 con bò được giết mổ tại thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang có nguồn gốc tỉnh Long An và Tiền Giang cho biết tỷ lệ nhiễm
sán lá dạ cỏ là 42%.
Hồ Thị Mai (2006) đã xét nghiệm phân của 200 bò sữa tại Thành phố Đà Lạt
đã tìm thấy 4 loài giun sán (Fasciola, Paramphistomum, M digitatus, H. contortus) ký
sinh trên đường ruột bò sữa với tỷ lệ nhiễm chung 23%.

15


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Thời gian
Thời gian tiến hành: tháng 11/2008 đến tháng 5/2009.
3.1.2. Địa điểm
- Điều tra tình hình chăn nuôi tại 3 phường 8, 9 và phường Phú Lâm, thành phố
Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
- Lấy mẫu giun sán tại lò mổ thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
- Định danh giun sán tại phòng thí nghiệm ký sinh trùng Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Điều tra
Điều tra tình hình chăn nuôi bò của 100 hộ chăn nuôi ở 3 phường: phường 8, 9
và phường Phú Lâm ở thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
Mổ khám
Số bò mổ khám là 100 con, chỉ khảo sát trên những bò có nguồn gốc ở Tp. Tuy
Hoà tỉnh Phú Yên.
3.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Nội dung 1: Điều tra tình hình chăn nuôi bò
Chỉ tiêu khảo sát:
- Tổng số hộ chăn nuôi bò.
- Cơ cấu đàn bò.
- Nguồn gốc bò, giống bò.
- Phương thức chăn nuôi.
16


- Chuồng trại, thức ăn sử dụng, nguồn nước.
- Phòng bệnh ký sinh, dùng thuốc ký sinh định kỳ.
- Các loại vaccin sử dụng.
Nội dung 2: Khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên bò

Chỉ tiêu khảo sát:
- Định danh và phân loại giun sán ký sinh trên bò.
- Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm của từng loại giun sán.
3.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.4.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi bò
- Chọn 100 hộ nuôi bò, điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ có chăn
nuôi tại 3 phường nói trên và ghi chép vào phiếu điều tra nông hộ.
3.4.2. Khảo sát tình hình nhiễm giun sán (Bằng phương pháp mổ khám).
- Gan và mật: gan cần cắt dọc theo các ống dẫn mật và túi mật để tìm sán, sau
đó cho toàn bộ gan vào thau nước sạch. Dùng tay ấn lên bề mặt gan để sán chui ra
ngoài rồi lắng gạn tìm sán.

Hình 3.3. Phương pháp mổ khám gan để tìm sán lá gan
17


×