Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.81 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA
CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
XUÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên
Ngành
Lớp
Niên khóa

Tháng 09/2009

: PHÙNG ĐẠT
: CHĂN NUÔI
: DH05CN
: 2005 - 2009


KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA
CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
XUÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

PHÙNG ĐẠT


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn

KS. CAO PHƯỚC UYÊN TRÂN
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 09/2009
ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập : Phùng Đạt.
Tên luận văn : “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống tại Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Xuân Phú – Tỉnh Đồng Nai”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 17 tháng 09 năm 2009.
Giáo viên hướng dẫn

KS. Cao Phước Uyên Trân
TS. Phạm Trọng Nghĩa

iii


LỜI CẢM TẠ
Xin ghi mãi công ơn:
- Ba mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con khôn lớn.
- Cảm ơn các anh chị đã bảo bọc em có được ngày hôm nay.

Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ban Chủ Nhiệm Khoa cùng Quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y
đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong
suốt thời gian học ở trường.
Xin chân thành cảm ơn:
- Tiến Sĩ Phạm Trọng Nghĩa
- Kĩ Sư Cao Phước Uyên Trân
- Thạc Sĩ Nguyễn Văn Hiệp
đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành được luận văn này.
Bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban quản lý Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú.
- Các chú, các anh, các chị công nhân trong Xí Nghiệp.
- Chân thành cảm ơn chú Nguyễn Hữu Hiếu, chú Trần Văn Chiến, những người
đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại
Xí Nghiệp để con hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn:
Các bạn bè thân yêu lớp DH05CN, các anh chị khóa trước đã chia sẽ và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Sinh viên: Phùng Đạt

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống tại Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Xuân Phú – Tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ ngày 23/02/2009 đến
ngày 23/06/2009 tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai. Qua khảo sát 10
đực giống đang làm việc có độ tuổi từ 11 - 32 tháng tuổi, trên 3 giống Yorkshire (Y),
Landrace (L), và Duroc (D), chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau:

- Giám định đàn heo đực giống: Tất cả các cá thể khảo sát đều có ngoại hình
thể chất, sinh trưởng và sinh sản đạt theo tiêu chuẩn của nhà nước. Các cá thể khảo sát
đều đạt 100% xếp cấp tổng hợp.
- Phẩm chất tinh dịch: nhìn chung phẩm chất tinh dịch của các cá thể đều đạt
theo tiêu chuẩn của nhà nước. Cụ thể là:
+ Dung lượng tinh: cao nhất là cá thể Y71020 (197,81 ml) và thấp nhất
là cá thể D06 (152,31 ml).
+ Hoạt lực: cao nhất cá thể Y71020 (A = 0,85), thấp nhất là D224 và
D825 (A = 0,81).
+ Nồng độ tinh dịch: cao nhất là D08 (C = 345,36.106 tt/ml), thấp nhất
D825 (C = 287,08.106 tt/ml).
+ Tích VAC: cao nhất là cá thể Y71020 (VAC = 52,75.109 tttt/lần lấy),
thấp nhất D06 (VAC = 37,40.109 tttt/lần lấy).
+ Sức kháng tinh trùng: cao nhất là Y71020 (R = 9000,0), thấp nhất D06
(R = 8323,1).
+ Tỷ lệ sống của tinh trùng: cao nhất là D08 (92,00 %), và thấp nhất
D328 (88,50 %).

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ............................................................................................ xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................ xii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1.2.1. Mục đích..................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN............................................................................................. 3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ................................. 3
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 3
2.1.2. Quá trình hình thành Xí Nghiệp................................................................. 3
2.1.3. Chức năng hoạt động của Xí Nghiệp ......................................................... 4
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp ................................................................... 4
2.1.5. Cơ cấu nhân sự của Xí Nghiệp .................................................................. 5
2.1.6. Cơ cấu đàn heo của Xí Nghiệp .................................................................. 5
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 5
2.2.1. Chọn thú đực trong thụ tinh nhân tạo ........................................................ 5
2.2.2. Một số khái niệm........................................................................................ 6
2.2.2.1. Tinh trùng ............................................................................................ 6
2.2.2.2. Tinh thanh............................................................................................ 8
2.2.2.3. Tinh dịch.............................................................................................. 8
2.2.3. Các vấn đề liên quan đến việc sản xuất tinh .............................................. 8
2.2.3.2. Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận sinh dục đực..................... 9
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh............................................... 11
2.2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch ................................ 11
vi


2.2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng........................... 14
2.2.5. Một số tiêu chuẩn về phẩm chất tinh dịch theo quy định của nhà nước.. 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 16
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM.......................................................................... 16
3.2. ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT ............................................................................... 16
3.2.1. Đối tượng khảo sát ................................................................................... 16

3.2.2. Điều kiện chuồng trại ............................................................................... 16
3.2.3. Dinh dưỡng cho đàn heo đực giống ......................................................... 17
3.2.4. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng............................................................... 17
3.2.5. Khai thác tinh dịch ................................................................................... 17
3.3. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ......................................................................... 17
3.3.1. Điểm cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và khả năng sinh sản17
3.3.2. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch................................................................... 17
3.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp gián tiếp.............................................................................. 18
3.4.2. Phương pháp trực tiếp .............................................................................. 18
3.4.2.1. Xếp cấp ngoại hình thể chất .............................................................. 18
3.4.2.2. Xếp cấp sinh trưởng .......................................................................... 18
3.4.2.3. Xếp cấp sinh sản và kiểm tra khả năng sinh sản thực tế ................... 19
3.4.2.4. Xếp cấp tổng hợp............................................................................... 20
3.4.2.5. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch................................................................ 20
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................................ 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 25
4.1. GIÁM ĐỊNH ĐÀN HEO ĐỰC GIỐNG ........................................................ 25
4.1.1. Giám định ngoại hình thể chất ................................................................. 25
4.1.2. Xếp cấp sinh trưởng của các đực giống ................................................... 25
4.1.3. Kiểm tra khả năng sinh sản ...................................................................... 26
4.1.3.1. Tổng kết về số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trên ổ, trong lượng
sơ sinh toàn ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân................................................ 26
4.1.3.2. Xếp cấp sinh sản................................................................................ 27
4.1.4. Xếp cấp tổng hợp đàn heo đực giống khảo sát ........................................ 28
vii


4.2. KIỂM TRA VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH
CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG ............................................................................. 29

4.2.1. So sánh và nhận xét về dung lượng tinh dịch (V).................................... 29
4.2.2. So sánh và nhận xét về hoạt lực của tinh dịch (A)................................... 31
4.2.3 So sánh và nhận xét về nồng độ tinh dịch (C) .......................................... 33
4.2.4. So sánh và nhận xét về tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai (tích VAC)
(109 tttt/lần lấy) .................................................................................................. 36
4.2.5. So sánh và nhận xét về sức kháng của tinh trùng (R) .............................. 38
4.2.6. So sánh và nhận xét về tỷ lệ sống của tinh trùng ..................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 44
5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................... 44
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 46

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A (Activity)

Hoạt lực của tinh trùng

C (Concentration)

Nồng độ tinh dịch

D (Duroc)

Giống heo Duroc

DT


Dài thân

ĐC

Đặc cấp

Điểm TH

Điểm tổng hợp

FMD (Food and Mouth Disease)

Bệnh lở mồm long móng

HCSSCS

Heo con sơ sinh còn sống

HCSSCSBQ

Heo con sơ sinh còn sống bình quân

HCSSCSHCBQ

Heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh bình quân

L (Landrace)

Giống heo Landrace


n

Số mẫu kiểm tra

P

Trọng lượng

R (Resistant)

Sức kháng của tinh trùng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLHCSSCS

Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống

TLSS

Trọng lượng sơ sinh

TLSSBQ

Trọng lượng sơ sinh bình quân

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

tt

Tinh trùng

tttt

Tinh trùng tiến thẳng

XNCN

Xí nghiệp chăn nuôi

V (Volume)

Dung lượng tinh dịch

VAC

Tích VAC

VN

Vòng ngực

Y (Yorkshire)

Giống heo Yorkshire


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tinh dịch heo (mg%) ...............................................8 
Bảng 2.2: Dung lượng (V), nồng độ (C), tích V.A.C trung bình của các giống heo nội
và heo ngoại...................................................................................................................11 
Bảng 2.3: Nồng độ tinh dịch trung bình theo mùa của các giống heo nội và heo
ngoại ..............................................................................................................................12 
Bảng 2.4: Môi trường pha chế tinh dịch........................................................................13 
Bảng 2.5: Quy định của nhà nước về phẩm chất tinh dịch............................................15 
Bảng 3.1: Tháng tuổi, nguồn gốc của các cá thể khảo sát.............................................16 
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn trại tổ hợp cho đực giống (%)...................17 
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn cho điểm và hệ số tính điểm ngoại hình (TCVN 3666 - 89) .....18 
Bảng 3.4: Hệ số cộng để hiệu chỉnh số heo con sơ sinh sống theo lứa đẻ (NSIF, 2004)
.......................................................................................................................................19 
Bảng 3.5: Tính điểm sinh sản cho heo đực ...................................................................20 
Bảng 3.6: Thang điểm xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng, khả năng sinh sản
.......................................................................................................................................20 
Bảng 3.7: Thang điểm cấp 10 cho hoạt lực tinh trùng ..................................................22 
Bảng 4.1: Giám định ngoại hình thể chất của các heo đực giống .................................25 
Bảng 4.2: Tổng kết điểm sinh trưởng và xếp cấp cho các đực giống ...........................26 
Bảng 4.3: Tổng kết một số chỉ tiêu sinh sản của đực giống..........................................27 
Bảng 4.4: Tổng kết điểm sinh sản và xếp cấp sinh sản cho các đực giống...................28 
Bảng 4.5: Xếp cấp tổng hợp cho các heo đực giống khảo sát.......................................28 
Bảng 4.6: Dung lượng tinh dịch của từng cá thể (ml)...................................................29 
Bảng 4.7: Dung lượng tinh dịch qua các tháng khảo sát (ml) .......................................29 
Bảng 4.8: Khảo sát thể tích tinh dịch trên heo đực giống của các tác giả khác (ml) ....31 
Bảng 4.9: Hoạt lực tinh trùng của các cá thể khảo sát ..................................................31 

Bảng 4.11: Khảo sát hoạt lực tinh trùng trên heo đực giống của các tác giả khác........33 
Bảng 4.12: Nồng độ tinh dịch của các cá thể khảo sát (106 tt/ml) ................................33 
Bảng 4.14: So sánh nồng độ tinh dịch trên heo đực giống của các tác giả khác (106 tt/ml)...35 
x


Bảng 4.17: So sánh tích VAC trên heo đực giống của các tác giả khác (109 tttt/lần lấy)
.......................................................................................................................................38 
Bảng 4.19: Sức kháng của tinh trùng qua các tháng khảo sát .......................................39 
Bảng 4.20: Khảo sát sức kháng của tinh trùng trên đực giống của các tác giả khác ....40 
Bảng 4.22: Tỷ lệ sống của tinh trùng qua các tháng khảo sát (%) ................................41 
Bảng 4.23: So sánh tỷ lệ sống tinh trùng với khảo sát của tác giả Cao Phước Uyên
Trân (2004) ....................................................................................................................42 

xi


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình của từng cá thể (ml) .............................30
Biểu đồ 4.2: Hoạt lực tinh trùng trung bình của từng cá thể .........................................32
Biểu đồ 4.3: Nồng độ tinh dịch trung bình của từng cá thể (106 tt/ml).........................34
Biểu đồ 4.4: Nồng độ tinh dịch trung bình qua các tháng (106 tt/ml) ...........................35
Biểu đồ 4.5: Tích VAC trung bình của từng cá thể (109 tttt/lần lấy) ............................37
Biểu đồ 4.6: Sức kháng tinh trùng trung bình của từng cá thể......................................39
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ tinh trùng còn sống trung bình của từng cá thể (%) ........................41
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ tinh trùng còn sống qua các tháng (%) ............................................42

xii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú..................................................3
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú .....................................4
Hình 2.3. Cấu tạo tinh trùng ............................................................................................7
Hình 3.1. Buồng đếm tính trùng....................................................................................22
Hình 4.1. Tinh trùng sống..............................................................................................43
Hình 4.2. Tinh trùng chết ..............................................................................................43

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam hiện là một trong số những quốc gia có số đầu heo lớn trên thế giới
nhưng sản lượng và năng suất đàn heo chưa cao. Do vậy, nghề chăn nuôi heo trong
những năm gần đây đã và đang chú trọng vào việc cải thiện năng suất, chất lượng nhằm
đáp ứng được nhu cầu phục vụ cuộc sống của con người, đồng thời cũng đem lại lợi
nhuận cao nhất cho người chăn nuôi.
Để làm được điều đó đòi hỏi người chăn nuôi heo phải đánh giá đúng tầm quan
trọng của công tác giống mà đặc biệt là các đực giống. Đây là nhân tố giúp tạo ra đàn
heo thương phẩm đạt chất lượng theo mong muốn và cũng là nhân tố tạo ra đàn nái chất
lượng cao phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra ngoại
hình thể chất, sinh trưởng phát dục, khả năng sinh sản và phẩm chất tinh dịch của heo
đực giống. Chăm sóc và quản lí tốt tạo cơ sở cho việc chọn lọc ra đàn heo có số lượng
lớn, chất lượng cao là điều cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự phân công của Ban Chủ Nhiệm Khoa
Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật, Trường Đại Học Nông Lâm

Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của KS. Cao Phước Uyên Trân và TS.
Phạm Trọng Nghĩa, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của
các heo đực giống tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú – Tỉnh Đồng Nai”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá chất lượng của các heo đực giống tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú
thông qua các chỉ tiêu về ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và sinh sản. Kiểm
tra phẩm chất tinh dịch của các cá thể này nhằm chọn và giữ lại những cá thể tốt cho
đàn heo của Xí nghiệp.

1


1.2.2. Yêu cầu
Giám định được ngoại hình thể chất, khả năng sinh trưởng, sinh sản và xếp cấp
tổng hợp cho các cá thể khảo sát.
Đánh giá được phẩm chất tinh dịch của các đực giống.
So sánh phẩm chất tinh dịch giữa các đực giống của Xí nghiệp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ
2.1.1. Vị trí địa lý
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú trực thuộc sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn tỉnh Đồng Nai, tọa lạc trên địa bàn xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai,
cách quốc lộ 1A 400 m theo hướng Tây Nam. Đây là vị trí thuận tiện cho việc vận
chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi do nằm khá gần quốc lộ 1A. Ngoài ra, vị trí của

Xí nghiệp còn nằm cách xa khu dân cư nên hạn chế được dịch bệnh và những ảnh
hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường sống của người dân xung quanh.
Ngã 3 Tân Phong

8 km
400 m

Quốc lộ 1A
Trung tâm khuyến nông

XNCN Xuân Phú
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú
2.1.2. Quá trình hình thành Xí Nghiệp
Năm 1976, Ủy Ban Nhân Dân huyện Xuân Lộc đã ra quyết định thành lập một
trại chăn nuôi heo giống, lấy tên là “Trại chăn nuôi heo Xuân Phú” nhằm mục đích
cung cấp con giống, đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Năm 1982, trại làm ăn thua lỗ và chuyển về cho Xí nghiệp chế biến thức ăn gia
súc Long Khánh.
Năm 1988, Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Long Khánh bị phá sản, do đó
trại chăn nuôi Xuân Phú chuyển sang hạch toán độc lập và trực thuộc Ủy Ban Nhân
Dân huyện Xuân Lộc.
3


Năm 1992, trại bị dịch bệnh dẫn tới thua lỗ, đứng trước tình hình đó Ủy Ban
Nhân Dân huyện đã quyết định xác nhập với Nông trường Quốc Doanh Thọ Vực. Từ
năm 1992 đến nay dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Nông trường, trại đã áp dụng
khoa học kỹ thuật, tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại mới với những trang thiết bị hiện
đại như: núm uống tự động, hệ thống làm mát,… Từ đó đến nay, trại đã không ngừng
phát triển và nâng cao tổng đàn.

Kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2004 trại chuyển thành Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân
Phú, trực thuộc Công ty TNHH Một Thành Viên Thọ Vực.
2.1.3. Chức năng hoạt động của Xí Nghiệp
Xí nghiệp hoạt động nhằm cung cấp cho thị trường các loại heo giống, heo thịt
và tinh heo chất lượng cao.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp
Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp được trình bày qua hình 2.2.
Giám đốc
Bộ phận nghiệp vụ

P.kế toán

Bộ phận sản xuất

P.kinh doanh

Gián tiếp

Tổ chế biến

Trực tiếp

Tổ cơ khí
Tổ bảo vệ

Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4

Ghi chú:
Tổ 1: đực giống, nái bầu, nái khô


Tổ 3: heo cai sữa

Tổ 2: nái đẻ, nái nuôi con

Tổ 4: heo thịt và hậu bị

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú

4


2.1.5. Cơ cấu nhân sự của Xí Nghiệp
+ Đại học: 4 người
+ Trung cấp: 12 người
+ Sơ cấp: 2 người
+ Công nhân, nhà bếp: 3 người
2.1.6. Cơ cấu đàn heo của Xí Nghiệp
Tổng đàn heo của Xí nghiệp: 1902 con, trong đó bao gồm:
- Đực giống

: 10 con

- Nái sinh sản

: 335 con

+ Nái nuôi con

: 43 con


+ Nái khô và mang thai : 216 con
+ Hậu bị chờ phối

: 76 con

- Hậu bị

: 38 con

- Heo cai sữa

: 419 con

- Heo thịt

: 758 con

- Heo con theo mẹ

: 342 con

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Chọn thú đực trong thụ tinh nhân tạo
Khi chọn thú đực chúng ta cần xem xét đến các tiêu chí sau:
- Đực giống phải có lý lịch rõ ràng để tránh tình trạng đồng huyết khi ghép
đôi giao phối.
- Đực thường phải là con của những cặp ông bà, cha mẹ có năng suất cao, là
những cá thể có ngoại hình, đặc điểm giống đặc trưng và nổi trội trong đàn để đảm bảo
tính di truyền cho đời sau.
- Đặc điểm ngoại hình của heo đực giống tốt: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lưng

thẳng, ngực nở, cơ thể rắn chắc, da có độ đàn hồi tốt. Thân hình cân đối, không quá
mập cũng không quá ốm. Bốn chân thẳng, chắc chắn, không bị dị tật. Bộ phận sinh dục
(2 dịch hoàn) lộ rõ, nở căng và đều nhau. Đực giống phải có tính hăng cao.
- Trong quá trình khai thác sử dụng, chúng ta cần phải kiểm tra phẩm chất
giống qua đời sau để có thể đánh giá và lựa chọn những cá thể tốt nhất đảm bảo chất
lượng đàn giống sau này.
5


2.2.2. Một số khái niệm
2.2.2.1. Tinh trùng
a. Cấu tạo tinh trùng
Tinh trùng là tế bào sinh dục đực được tạo thành trong ống sinh tinh của dịch
hoàn, quá trình trưởng thành của tinh trùng trải qua bốn giai đoạn: tăng sinh, sinh
trưởng, giảm nhiễm và cuối cùng là hoàn thiện ở dịch hoàn phụ. Thời gian tạo tinh
trùng ở gia súc khoảng 40 – 60 ngày kể từ khi bắt đầu phân chia của tế bào mầm khi
tinh trùng hoàn chỉnh và tách khỏi tế bào sertoli và thời gian tinh trùng qua dịch hoàn
phụ tùy theo loài gia súc, đối với heo là khoảng 9 – 14 giờ, đối với bò là 14 giờ và 12
giờ ở cừu.
- Thành phần tinh trùng gồm có: 75 % là nước, 25 % là vật chất khô. Trong
vật chất khô gồm có 85 % là protid, 13,2 % lipid và 1,8 % khoáng.
- Chiều dài của tinh trùng heo từ 55 – 57 µm, được chia làm 3 phần: đầu, cổ
và thân, cuối cùng là đuôi.
- Bằng phương pháp siêu âm người ta ghi nhận được tỷ lệ khối lượng các
phần của tinh trùng lần lượt là: đầu chiếm 61 %, cổ và thân chiếm 6 %, đuôi chiếm 33
%.
+ Phần đầu: có dạng hình trứng, được bao bọc bên ngoài bởi một lớp màng
mỏng lipoprotein, lớp lipoprotein này được thành lập khi nó đi qua dịch hoàn phụ,
màng này có khả năng bán thấm giúp tinh trùng định hình cũng như chống chọi với
điều kiện bất lợi. Phía trên đầu tinh trùng có hệ thống acrosome có tác dụng quyết định

đến khả năng đậu thai của tinh trùng, do hệ thống này tiết ra enzyme hyaluronidase có
tác dụng làm tan màng bọc mucopolysaccharide của tế bào trứng, giúp tinh trùng có thể
xâm nhập vào tế bào trứng để thụ tinh.
+ Cổ và thân: nối liền với phần đầu một cách lỏng lẻo, chứa chủ yếu là
nguyên sinh chất của tinh trùng. Phần này rất dễ bị đứt ra khỏi đầu. Thân tinh trùng
chứa nhiều enzyme hô hấp giữ nhiệm vụ hô hấp chính của tinh trùng.
+ Đuôi: chứa tới 23 % lipid, đây là nguồn năng lượng giúp tinh trùng
vận động, cơ chế vận động của tinh trùng là nhờ 2 sợi xoắn đồng tâm dọc chiều dài
của đuôi.

6


Hình 2.3: Cấu tạo tinh trùng
b. Những đặc tính của tinh trùng
+ Đặc tính sinh lí: tinh trùng hô hấp theo 2 phương thức là: hiếu khí và yếm khí.
‘ Hô hấp yếm khí: Đây là giai đoạn sống tiềm sinh của tinh trùng.
Nguyên liệu sống chủ yếu là đường fructose. Năng lượng mà 109 tinh trùng tiêu thụ
trong 1giờ ở 37 0C trung bình tương đương với 2mg fructose. Quá trình này xảy ra
trong dịch hoàn phụ hoặc túi tinh.
Phản ứng: Fructose Æ A.lactic + CO2 + 27,7 Kcal
‘ Hô hấp hiếu khí: Hệ số hô hấp được tính bằng µl O2 của 100.000 tinh
trùng tiêu thụ trong 1giờ ở 37 0C, thông thường là khoảng 10 - 20 µl O2. Quá trình này
chỉ xảy ra khi tinh trùng tiếp xúc với không khí.
Phản ứng: C6H12O6 + O2 Æ 6CO2 + 6H2O + 674 Kcal
+ Tính hướng sáng: tinh trùng có tính hướng sáng cao, chúng thường tập trung
về nơi có ánh sáng.
+ Tính tiếp xúc: tinh trùng có tính hay bám vào bọt khí, vật lạ trong tinh dịch,…
do đó khi gặp được trứng tinh trùng sẽ vây lấy trứng.


7


+ Tính chảy ngược dòng: khi con cái động dục sẽ tiết ra chất nhờn ở đường
sinh dục, trong lúc giao phối nhờ đặc tính này tinh trùng sẽ chạy ngược dòng lên ống
dẫn trứng, dễ dàng cho sự thụ thai.
2.2.2.2. Tinh thanh
Tinh thanh là chất tiết của dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ.
Dung lượng tinh thanh phụ thuộc vào kích thước, tốc độ tiết của tuyến sinh dục
phụ. Thú giao phối ở tử cung (ngựa, chó, lợn,...) thì dung lượng tinh thanh nhiều, nồng
độ tinh dịch thấp, và ngược lại với những loài giao phối ở âm đạo (trâu, bò, dê, cừu,...)
thì dung lượng tinh thanh ít, nồng độ tinh dịch cao.
Tác dụng của tinh thanh:
- Tạo môi trường thích hợp, thúc đẩy hoạt động của tinh trùng, chấm dứt
trạng thái tiềm sinh.
- Rửa sạch niệu đạo.
- Trung hòa pH âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng gặp trứng.
2.2.2.3. Tinh dịch
Tinh dịch là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và các chất tiết của
các tuyến sinh dục được hình thành ngay khi giao phối. Tinh dịch gồm hai phần chính
là tinh trùng và tinh thanh.
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tinh dịch heo (mg%)
Loài
Heo

Protid
(Theo Nitơ)
3831

Lipid Fructose

29

6–8

Acid

Acid

Citric Lactic
0,13

21

P

Cl

Na

K

Ca

Mg

8

329

646


243

5

11

(Nguồn: Lâm Quan Ngà, 2000)
2.2.3. Các vấn đề liên quan đến việc sản xuất tinh
2.2.3.1. Sự thành thục về tính dục
Sau một thời gian sinh trưởng và phát triển cá thể có khả năng sinh sản, gọi là sự
thành thục về tính dục được biểu hiện ở chỗ:
- Cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh, bản thân cá thể có thể sinh sản ra
những tế bào sinh dục (tinh trùng) hoàn chỉnh có khả năng thụ thai.

8


- Dưới tác dụng của các kích thích tố làm cho các cơ quan sinh dục thứ cấp
(mào, cựa, râu,…) phát triển và con vật có phản xạ về tính dục.
Đối với heo đực ngoại, thành thục tính dục và được phép sử dụng khi đạt khoảng
7 – 8 tháng tuổi với trọng lượng từ 80 – 90 kg.
Đối với heo đực nội, thành thục tính dục và được phép sử dụng khi đạt khoảng 5
- 6 tháng tuổi với trọng lượng từ 30 – 40 kg.
2.2.3.2. Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận sinh dục đực
a. Dịch hoàn
Dịch hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ gồm sợi liên kết và cơ trơn. Lớp vỏ này
có thể co thắt dưới tác động của acetylcholine hoặc norepinephrine, do đó có tác động
như cái bơm để đẩy tinh trùng từ dịch hoàn đi vào ống thẳng và ống ra. Cấu trúc của
dịch hoàn gồm 2 phần chính: nhu mô và phần lõi ở giữa.

- Nhu mô của dịch hoàn bao gồm phần ống và phần kẽ. Phần ống chứa
ống sinh tinh và một số tế bào bên trong nó như: tế bào sertoli, tế bào mầm, tế bào cạnh
ống. Phần kẽ bao gồm những tế bào hoặc vật thể ở bên ngoài ống sinh tinh, chẳng hạn
mạch máu, mô liên kết, mạch bạch huyết, thần kinh và tế bào kẽ leydig.
- Phần lõi là mô liên kết chứa ống thẳng. Đó là những kênh nhỏ để vận chuyển
tinh trùng ra khỏi dịch hoàn.
Ngoài việc sản xuất tinh trùng, dịch hoàn còn sản xuất ra kích thích tố như
testosterone, inhibin, estrogen và những protein khác cần cho hoạt động của tinh trùng.
Ống sinh tinh cũng sản xuất ra dịch chất để hòa loãng và vận chuyển tinh trùng ra khỏi
dịch hoàn.
Ở heo, dịch hoàn còn sản xuất androsterone, chất này được tiết vào nước bọt và
tác động như pheromone. Androsterone cùng với skatole (sản phẩm từ sự lên men thối
tryptophane ở ruột già) tạo mùi hăng của thịt heo đực.
b. Bìu (da bao dịch hoàn)
Bìu có vai trò bảo vệ và điều hòa nhiệt độ của dịch hoàn. Phần này có nhiều
tuyến mồ hôi và các dây thần kinh ngoại cảm. Bìu ảnh hưởng đến sự tiết mồ hôi tại chỗ
và nhịp thở của thú. Chẳng hạn, nhịp thở cừu tăng lên khi nhiệt độ vùng bìu trên 36 0C;
nếu nhiệt độ tăng lên 40 – 42 0C thì thú thở dốc.

9


Làm mát dịch hoàn là điều cần thiết để tiến trình sản xuất tinh trùng được bình
thường nhưng không nhất thiết phải làm mát đều đặn. Một số nghiên cứu ở Úc cho thấy
số lượng tinh trùng heo không bị ảnh hưởng nhưng số phôi sống ở nái được phối bị
giảm khi tăng nhiệt độ ở vùng bìu trong vòng 16 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, số tinh trùng
còn sống giảm và vận động tiến thẳng cũng giảm khi tăng nhiệt độ ở vùng bìu trong
vòng 8 giờ mỗi ngày.
c. Dịch hoàn phụ
Dịch hoàn phụ được chia làm 3 phần (đầu, thân và đuôi) với vai trò tạo môi

trường thích hợp cho quá trình trưởng thành cuối cùng của tinh trùng.
Tinh trùng được vận chuyển qua các ống ra, sau đó đổ vào các ống thẳng của
dịch hoàn để vào dịch hoàn phụ. Ở đây tinh trùng sẽ được chứa trong các ống dịch hoàn
phụ. Ống dịch hoàn phụ dài khoảng 30 – 60 m tùy theo loài và được bao bọc bởi cơ
trơn co thắt đều đặn.
Dịch hoàn phụ còn là nơi dự trữ tinh trùng, khoảng 10.109 – 50.109 tt được trữ
trong dịch hoàn phụ ở phần lớn gia súc.
Tinh trùng được hoàn thiện ở dịch hoàn phụ nhưng thời gian dự trữ ở đây sẽ ảnh
hưởng đến phẩm chất của tinh trùng. Nhiều thí nghiệm cho thấy nếu lấy tinh trùng ở
phần đầu của dịch hoàn phụ hoặc dịch hoàn ra khỏi cơ thể thì tinh trùng chỉ sống được
vài giờ, vì lúc này tinh trùng chưa hoàn chỉnh về chức năng. Nếu lấy tinh trùng ở phần
đuôi của dịch hoàn phụ thì tinh trùng có thể sống được vài ngày. Những điều kiện ở
dịch hoàn phụ giúp cho tinh trùng sống ở trạng thái tiềm sinh, tức năng lượng tiêu hao
ở mức thấp nhất, do đó tinh trùng có thể sống trong dịch hoàn phụ từ 1 - 2 tháng mà
vẫn còn khả năng thụ thai, tuy nhiên tinh trùng sống quá lâu trong dịch hoàn phụ sẽ dần
dần thay đổi về sinh lí và hình thái làm cho tinh trùng mất dần khả năng thụ thai và
cuối cùng thoái hóa rồi chết. Do vậy, những đực lâu ngày không khai thác sẽ có nhiều
tinh trùng dị hình ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
d. Các tuyến sinh dục phụ
+ Tuyến tiền liệt: nằm ở cuối ống dẫn tinh, đầu niệu đạo, chất tiết của tuyến này
có mùi hăng đặc trưng, nó chứa dịch thể protid trung tính có khả năng hấp thu CO2 để
thúc đẩy tinh trùng hoạt động. Tinh trùng tăng vận động khi gặp chất tiết của tuyến này.

10


+ Tuyến tinh nang: hình trứng, ở trong xoang chậu, trên bàng quang và ống dẫn
tinh. Đây là tuyến lớn nhất trong 3 tuyến, chất tiết của tuyến này có dịch thể keo
Globulin dưới tác dụng của men vezikinase tạo ra keo phèn (tapioca). Keo phèn hấp thu
nước rất mạnh, trong phối giống trực tiếp keo phèn tạo thành nút đóng cổ tử cung ngăn

không cho tinh dịch chảy ngược ra ngoài. Trong gieo tinh nhân tạo người ta thường
phải lọc bỏ keo phèn ngay sau khi lấy tinh vì keo phèn sẽ hút nước, làm giảm sức sống
của tinh trùng.
+ Tuyến cầu niệu đạo (tuyến Cowper): nằm ở gốc thể hang dương vật. Chất
tiết của tuyến này có tác dụng làm môi trường đệm, cung cấp năng lượng và có tính
kiềm để sát trùng làm sạch niệu đạo, trung hòa pH của âm đạo tạo điều kiện cho tinh
trùng đi qua.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh
2.2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch
a. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc. Ngoài chức
năng duy trì trọng lượng và sức khỏe cho vật nuôi, dinh dưỡng còn đóng vai trò rất
quan trọng đến phẩm chất của tinh dịch. Vì vậy, cần phải cung cấp đầy đủ thức ăn cho
đực giống cả về số lượng và chất lượng, nếu không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng sẽ làm
cho quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể bất thường, dẫn đến phẩm chất tinh dịch sẽ
bị giảm. Do đó, đối với khẩu phần của đực giống cần phải giữ ổn định, đảm bảo cân
bằng các dưỡng chất cần thiết.
b. Con giống
Các giống heo khác nhau thì cho phẩm chất tinh dịch khác nhau, các giống heo
ngoại thường cho phẩm chất tinh và dung lượng tinh dịch cao hơn các giống heo nội.
Bảng 2.2: Dung lượng (V), nồng độ (C), tích V.A.C trung bình của các giống heo nội
và heo ngoại
Giống

VAC
Nồng độ (C)
9
(10
tinh
trùng tiến

(106 tinh trùng/ml)
thẳng/lần lấy)
150 – 500
1,5 – 10

Dung lượng (V)
(ml/lần lấy)

Heo ngoại

150 – 200

Heo nội

50 – 200

15 – 60

16 – 90

(trích: Cao Phước Uyên Trân, 2005)
11


c. Khí hậu
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa hè thường có nhiệt độ khá cao,
nhiệt độ cao sẽ gây stress cho thú, làm rối loạn đến khả năng tiết nội tiết tố, ảnh hưởng
đến sức khỏe thú.
Nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất trong khoảng 16 – 22 0C, ẩm độ khoảng 65 – 75 %.
Nhiệt độ trên 27 0C sẽ gây stress nhiệt cho thú, và nếu stress nhiệt kéo dài từ 2 – 6 tuần

sẽ làm giảm dung lượng tinh dịch, sức kháng thấp, hoạt lực tinh trùng giảm và kì hình
cao.
Theo Hồ Văn Giá, 2006 nghiên cứu trên một số heo nội và heo ngoại cho thấy
nồng độ tinh dịch biến động theo mùa.
Bảng 2.3: Nồng độ tinh dịch trung bình theo mùa của các giống heo nội và heo
ngoại
Giống
Heo ngoại
Heo nội

Nồng độ tinh dịch (106 tt/ml)
Mùa đông xuân

Mùa hè thu

200 – 300

150 – 200

30 – 50

20 – 30

d. Cường độ chiếu sáng
Rất nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy cường độ chiếu sáng rất cần thiết đối với
vật nuôi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy sự
sản xuất tinh trùng tốt nhất khi heo đực được chiếu sáng 10 – 12 giờ/ngày và cường độ
chiếu sáng là 250 lux.
e. Lứa tuổi
Phẩm chất tinh dịch thay đổi theo tuổi, đối với thú đực tuổi còn non thì khả năng

thành thục về tính dục chưa hoàn chỉnh nên thường có tỉ lệ thụ thai kém hơn các thú lớn
tuổi hơn, và ngược lại những thú già từ sau 2 – 3 năm khai thác sẽ giảm chất lượng tinh
dịch do các tế bào sinh dục bắt đầu thoái hóa.
Theo Võ Văn Ninh, 2004, dung lượng tinh và mật độ tinh trùng tăng theo tuổi,
gắn liền với sự hoàn chỉnh về cơ quan sinh dục, hormon và cấu tạo cơ thể. Phẩm chất
tinh tốt nhất từ 2 – 3 năm sau đó giảm dần.

12


×