Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.86 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI
KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
PETCARE TP.HCM

Họ và tên sinh viên: TẠ NGỌC MINH THIÊN
Ngành: BS.THÚ Y
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI KHOA
THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
PETCARE TP.HCM

Tác giả

TẠ NGỌC MINH THIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác Sỹ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÊ VĂN THỌ


Tháng 09 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ !
Tôi xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và gia đình, đã sinh thành
dưỡng dục và là chỗ dựa vững chắc cho con đạt được thành quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn !
PGS.TS. Lê Văn Thọ
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Quý thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong những năm
theo học đại học.
Xin chân thành cảm ơn !
Cô Huỳnh Thị Thanh Ngọc, chị Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và các anh chị em nhân viên
làm tại bệnh viện thú y Petcare TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn !
Đến thầy chủ nhiệm và tập thể lớp Thú Y 30 đã động viên, chia sẻ cùng tôi trong thời
gian học tập và sinh hoạt tại trường.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa thường gặp trên chó
tại bệnh viện thú y Petcare, TP.HCM.

Mục đích đề tài: Khảo sát kết quả điều trị bằng phẫu thuật tại bệnh viện thú y
Petcare .
Thời gian thực hiện đề tài từ ngay 02/01/2009 đến ngày 02/05/2009. Chúng tôi
khảo sát tổng cộng có 127 ca được thực hiện tại bệnh viện thú y Petcare . Trong đó
được chia thành 12 trường hợp. Chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
Với 18 ca triệt sản đực chiếm tỷ lệ cao nhất 14,18%. Kế đến là mổ lấy thai và
mổ sạn bàng quang đều có 16 ca chiếm tỷ lệ 12,59%. Cắt bỏ tử cung và buồng trứng
chó cái có 15 ca chiếm tỷ lệ 11, 83%. Mổ tụ máu vành tai có 14 ca chiếm tỷ lệ 11,04%.
Cắt mống mắt và bó bột do gãy xương đều có 9 ca chiếm tỷ lệ 7,08%. Mổ bướu có 8 ca
chiếm tỷ lệ 6,29%. May khép mí mắt và mổ abcess đều có 7 ca chiếm tỷ lệ 5,51%. Cắt
bỏ mắt có 5 ca chiếm tỷ lệ 3,93% và thấp nhất là phẫu thuật trực tràng với 3 ca chiếm
tỷ lệ 2,36%.
Nhìn chung các trường hợp can thiệp ngoại khoa tại bệnh viện thú y Petcare có
tỷ lệ thành công cao , tai biến thấp, mặc dù có một số ca sự lành vết thương xảy ra
chậm. Với tổng số 127 trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó mà chúng tôi ghi
nhận được chỉ có 9 ca thực hiện không thành công chiếm tỷ lệ 7,09%. Trong đó 4 ca bó
bột do gãy xương, 2 ca mổ sạn bàng quang , 2 ca may khép mí mắt,và 1 ca mổ lấy thai.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ....................................................................................................................... i
Lời cảm tạ......................................................................................................................ii
Tóm tắt ......................................................................................................................... iii
Mục lục......................................................................................................................... iv
Danh sách các hình và biểu đồ.................................................................................... viii
Danh sách các bảng...................................................................................................... ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................2
1.2.1 Mục đích........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu..........................................................................................................2
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ..............................................................................3
2.2. CƠ THỂ HỌC VÙNG BỤNG CHÓ: ................................................................4
2.3. CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ ............................................................................4
2.3.1. Cơ quan sinh dục cái ....................................................................................4
2.3.2. Cơ quan sinh dục đực...................................................................................7
2.4. CƠ QUAN TIẾT NIỆU ...................................................................................10
2.5. CƠ THỂ HỌC CỦA MẮT...............................................................................11
2.6. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂN BÀO LÀNH TÂN BÀO ĐỘC..................................12

iv


2.7. PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT CHÓ…………... .............................................12
2.8 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI…..….13
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..............................14
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ...........................................................................14
3.2. THÚ THÍ NGHIỆM.........................................................................................14
3.3. TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU ................................................................14
3.3.1. Thuốc thú y ................................................................................................14
3.3.2. Dụng cụ phẫu thuật ....................................................................................14
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................15
3.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN……………………………………………….15
3.5.1. Khám thú tổng quát....................................................................................15
3.5.2. Chuẩn bị thú ...............................................................................................15
3.5.3. Các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên thú ...........................................16
3.5.3.1. Triệt sản chó đực.....................................................................................16

3.5.3.2. Can thiệp phẫu thuật ở cơ quan sinh dục cái ..........................................18
Cắt bỏ tử cung và buồng trứng của chó cái......................................................18
Mổ lấy thai .......................................................................................................20
3.5.3.3 Phẫu thuật mắt..........................................................................................21
Cắt mống mắt ....................................................................................................21
May khép mí mắt ..............................................................................................22
Cắt bỏ mắt .........................................................................................................22

v


3.5.3.4 Mổ sỏi bàng quang...................................................................................23
3.5.3.5 Mổ tụ máu vành tai ..................................................................................24
3.5.3.6 Mổ bướu...................................................................................................25
3.5.3.7 Mổ abcess.................................................................................................26
3.5.3.8 Bó bột do gãy xương................................................................................26
3.5.3.9 Phẫu thuật lồi trực tràng...........................................................................26
3.5.4 Theo dõi kết quả sau phẫu thuật..................................................................27
3.5.5 Thời gian bình phục vết thương..................................................................27
3.5.6 Công thức tính.............................................................................................28
3.5.7 Xử lý số liệu…………………………………..………………..………….28
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................29
4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUNG........................................................................29
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ..............................30
4.2.1 Triệt sản đực......................................................................................................30
4.2.2 Mổ lấy thai ........................................................................................................32
4.2.3 Mổ sạn bàng quang ...........................................................................................35
4.2.4 Cắt bỏ tử cung và buồng trứng chó cái .............................................................36
4.2.5 Phẩu thuật tụ máu vành tai................................................................................39
4.2.6 Các trường hợp phẫu thuật ở mắt......................................................................40

4.2.7 Phẩu thuật bướu ................................................................................................44
4.2.8 Bó bột do gãy xương.........................................................................................45

vi


4.2.9 Mổ abcess(bọng mủ) .........................................................................................46
4.2.10 Sa trực tràng ....................................................................................................46
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................47
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................47
5.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................48
Đối với bệnh viện thú y Petcare ..................................................................48
Đối với chủ nuôi...........................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................49

vii


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cơ thể học vùng bụng chó ............................................................................. 4
Hình 2.2: Cơ quan sinh dục cái ...................................................................................... 6
Hình 2.3: Cơ thể học cơ quan sinh dục chó đực ............................................................ 8
Hình 2.4: Cơ thể học của thận...................................................................................... 10
Hình 2.5: Cơ thể học của mắt....................................................................................... 11
Hình 4.1: Một ca triệt sản đực...................................................................................... 31
Hình 4.2: Một ca mổ lấy thai ....................................................................................... 34
Hình 4.3: Một ca mổ sạn bàng quang .......................................................................... 36
Hình 4.4: Một ca triệt sản cái ....................................................................................... 38
Hình 4.5: Một ca cắt mống mắt.................................................................................... 40

Hình 4.6: Một trường hợp chó bị lòi mắt ..................................................................... 41
Hình 4.7: Một ca may khép mí mắt.............................................................................. 42
Hình 4.8: Một trường hợp chó bó bột ở chân............................................................... 44
Hình 4.9: Một ca phẫu thuật mổ bướu ......................................................................... 45

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ các trường hợp phẫu thuật ngoại khoa. .......................................... 30

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Các trường hợp can thiệp ngoại khoa .......................................................... 29
Bảng 4.2: Kết quả sự lành vết thương của triệt sản đực............................................... 31
Bảng 4.3: Các trường hợp mổ lấy thai ......................................................................... 32
Bảng 4.4: Kết quả sự lành vết thương của các ca mổ lấy thai ..................................... 33
Bảng 4.5: Kết quả thành công của mổ sạn bàng quang................................................ 35
Bảng 4.6: Kết quả thời gian lành vết thương của phẫu thuật sạn bàng quang ............. 35
Bảng 4.7: Các trường hợp cắt bỏ tử cung và buồng trứng chó cái............................... 37
Bảng 4.8: Kết quả cắt bỏ tử cung buồng trứng chó cái ................................................ 38
Bảng 4.9: Kết quả lành vết thương của phẫu thuật tụ máu vành tai ............................ 39
Bảng 4.10: Kết quả các ca phẫu thuật mắt ................................................................... 41
Bảng 4.11: Kết quả lành vết thương của các ca mổ mắt thành công ........................... 43
Bảng 4.12: Kết quả các trường hợp bó bột................................................................... 44

ix


Phần I
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay chó càng ngày càng trở nên thân thiết với con người, chúng được nuôi
với nhiều mục đích khác nhau như giữ nhà, làm cảnh, trông nom gia súc, săn bắt… Với
đặc tính thông minh nhanh nhẹn, chó ngày nay còn được huấn luyện để phục vụ cho
công tác an ninh, giải trí, làm bạn với trẻ em và người neo đơn…Chính vì lẽ đó, chó đã
trở thành một trong những loài thú cưng được ưa chuộng nhất trên thế giới.
Bên cạnh việc nuôi dưỡng và huấn luyện chó thì vấn đề chăm sóc và điều trị bệnh
cho loài thú cưng này cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó việc điều trị
ngoại khoa trên thú ngày được phát triển cả về trình độ kĩ thuật lẫn trang thiết bị.
Không chỉ đơn thuần là thiến đực, thiến cái mà còn được áp dụng để điều trị các trường
hợp chấn thương (chấn thương xương, da…), các bệnh lý trên thú (sạn bàng quang,
viêm tử cung, đẻ khó…), và cả trong việc phẫu thuật thẫm mỹ theo yêu cầu của chủ (
cắt đuôi, cắt tai, cắt mống mắt….).
Từ ý nghĩa thực tiễn của phẫu thuật trong thú y cùng với mong muốn được tìm hiểu
và học hỏi những kĩ thuật ngoại khoa mới của thú y khoa. Được sự chấp thuận của
khoa Chăn Nuôi Thú Y và bệnh viện thú y Petcare TP.HCM, cùng với sự hướng dẫn
của PGS.TS Lê Văn Thọ, chúng tôi thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI KHOA THƯỜNG
GẶP TRÊN CHÓ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE TP.HCM”

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát các trường hợp can thiệp bằng ngoại khoa tại bệnh viện thú y Petcare, TP.HCM.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi tỷ lệ và kết quả các trường hợp can thiệp ngoại khoa.
Theo dõi thời gian lành vết thương của các trường hợp can thiệp ngoại khoa.


2


Phần II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ
Thân nhiệt:
Bình thường thân nhiệt chó khoảng 38,5-390C, thân nhiệt buổi sáng thường thấp hơn
buổi chiều từ 0,2-0,50C.
Tần số hô hấp:
Chó con từ 18-20 lần /phút.
Chó trưởng thành 16-18 lần / phút.
Chó già 14-16 lần / phút.
Nhịp tim:
Chó con 110-120 lần/phút.
Chó trưởng thành 90-100 lần/phút.
Chó già 70-80 lần/phút.
Trưởng thành sinh dục:
Tuổi trưởng thành sinh dục còn phụ thuộc vào giống chó, trung bình vào
khoảng:
Chó đực 8-10 tháng.
Chó cái 6-15 tháng.

3


Chu kỳ lên giống:
Chó động dục 2 lần mỗi năm, thường xảy ra vào tháng 3-5 và tháng 9-11. Thời
gian động dục trung bình khoảng 12-20 ngày. Giai đoạn phối tốt nhất là khoảng 9-13
ngày kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên.

Thời gian mang thai:
Khoảng 58-63 ngày.
2.2. CƠ THỂ HỌC VÙNG BỤNG CHÓ
Bên ngoài là lớp da mỏng kế đến là lớp mô liên kết, cơ thẳng bụng, kéo dài từ
xương ức đến xương mu, trong cùng là phúc mạc.
Phổi
Trực tràng

Ruột non

Gan
Lách
Thành bụng

Hình 2.1: Cơ thể học vùng bụng chó (www.google.com.vn)

2.3. CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ
2.3.1. Cơ quan sinh dục cái

4


Noãn sào:
Có 2 noãn sào hình hạt đậu, dài khoảng 1,5 cm, màu hơi hồng nằm ở 2 bên xoang
bụng. Noãn sào dính vào thắt lưng nhờ màng treo noãn sào và dây treo noãn sào. Noãn
sào sản xuất trứng và các loại kích thích tố cái.
Ống dẫn trứng:
Còn gọi là vòi fallope, nối chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Đầu ống có
đường kính nhỏ, càng về phía buồng trứng càng rộng bao phủ toàn bộ noãn sào gọi là
phễu ống dẫn trứng. Trứng rụng sẽ rơi vào phểu, vào ống dẫn trứng rồi vào tử cung. Sự

thụ tinh sẽ diễn ra ở 1/3 ống dẫn trứng.
Tử cung:
Nối ống dẫn trứng và âm đạo là nơi tiếp nhận trứng, nuôi dưỡng che chở bào
thai, tạo cơn rặn co thắt tống thai ra ngoài.
+ Sừng tử cung : gồm 2 sừng cho 2 ống dẫn trứng phía trước. Các
sừng nằm hoàn toàn trong xoang bụng.
+ Thân tử cung: nằm một phần trong xoang bụng một phần trong
xoang chậu, đường kính lớn hơn sừng tử cung nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận
hai sừng.
+ Cổ tử cung: là phần hẹp phía sau có thành rất dày và nối với âm
đạo.
+ Màng treo tử cung ở 2 bên, liên kết tử cung với thành trên của
xoang bụng và xoang chậu.

5


Hình 2.2: Cơ quan sinh dục cái (Phạm Quang Bá, 2000. Sơ lược về cơ thể học chó mèo)
Âm đạo:
Là phần nối tiếp sau tử cung, tiếp nhận cơ quan sinh dục của thú đực, cũng
là một ống cơ có thiết diện rất lớn. Phía sau âm đạo nối với âm hộ tại một bờ liên kết,
có lỗ của ống thoát tiểu từ bàng quang đổ vào.

Tiền đình:
Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình có
màng trinh. Màng này phía dưới có lỗ mở ra ống thoát tiểu.
Âm hộ:
Là cửa sau của cơ quan sinh dục thú cái, nằm dưới hậu môn. Cửa mở của
âm hộ có hình bầu dục, 2 bên là 2 mép môi. Mép dưới âm hộ có âm vật.


6


Dây chằng:
Là nếp phúc mạc treo toàn bộ bộ phận sinh dục trừ âm đạo gồm: dây treo tử
cung, dây treo noãn sào và dây treo ống dẫn trứng.
Nhũ tuyến:
Có nguồn gốc là tuyến da, hoạt động liên hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục.
Mỗi tuyến vú là tập hợp của 10-15 tuyến nhỏ ( có ống tiết riêng biệt ) , nằm xen trong
mô liên kết của vú.
Bên ngoài của một tuyến vú có hình nón, đáy liên kết với với thành bụng,
đỉnh hướng xuống dưới và tận cùng là núm vú. Núm vú là nơi thông ra ngoài của tuyến
vú.
Những phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh dục cái bao gồm triệt sản bằng cách
cắt bỏ tử cung và buồng trứng, mổ lấy thai, mổ bướu ở tuyến vú.

2.3.2. Cơ quan sinh dục đực
Dịch hoàn:
Là tuyến sinh dục chính, sinh ra tinh trùng (ngoại tiết) và sản xuất ra hormone sinh
dục đực (nội tiết) . Dịch hoàn được bao bọc bằng bao dịch hoàn và có cấu tạo từ ngoài vào
trong gồm: da có sắc tố, màng cơ, cân mạc và áo bao gồm 2 lớp là màng bao chung và
màng bao riêng. Dịch hoàn có hình bầu dục hay hạt đậu.
Phó dịch hoàn:
Là một thể thon dài , nằm ở trên của dịch hoàn, phía trước nở lớn gọi là đầu, phần
sau thon nhỏ để nối tiếp vào ống dẫn tinh gọi là đuôi. Phần giữa gọi là thân. Phó dịch hoàn
nối với dịch hoàn nhờ các ống li và mô liên kết.

7



Hình 2.3: Cơ thể học cơ quan sinh dục chó đực(www.google.com.vn)
Bìu dịch hoàn:
Bìu dịch hoàn chứa dịch hoàn và các phần kế cận của dịch hoàn gồm lớp da mỏng
đàn hồi, có chứa sắc tố và lớp cơ trơn, dính sát vào da.
Màng bao dịch hoàn:
Có dạng túi, nguồn gốc từ phúc mạc, chạy từ vùng bẹn sâu đến bìu, gồm có 2 lớp là
lá thành phúc mạc và lá tạng phúc mạc.
Ống dẫn tinh:
Gồm 2 ống nhỏ đưa tinh trùng từ đuôi phó dịch hoàn đến đoạn đầu ống thoát tiểu.
Tuyến nhiếp bộ:
Nằm ở cổ bàng quang, đoạn đầu ống thoát tiểu và đổ dịch tiết vào ống này bằng
các lỗ nhỏ. Có tác dụng pha loãng tinh dịch và tăng hoạt tính tinh trùng, trung hòa độ acid
trong niệu dục cũng như trung hòa CO2 do tinh trùng thải ra khi sử dụng glucose.

8


Tuyến hành:
Nằm 2 bên ống thoát tiểu ngay tại cung tọa của xương chậu. Tuyến tiết ra dịch
nhờn để làm trơn và rửa niệu đạo trước khi giao phối.
Dương vật:
Là cơ quan giao phối của thú đực. Nằm trong da trùm dương vật, gồm 3
phần: rễ nối với cung tọa của xương chậu, thân nối tiếp rễ, quy đầu là phần tận cùng ở
phía trước, có một lỗ mở của ống thoát tiểu.
Dương vật có 2 phần đàn hồi chính gọi là thể hang dương vật và thể hang
ống thoát tiểu.
+ Thể hang dương vật: chiếm hầu hết cấu tạo dương vật (trừ ở phần
quy đầu), nó bắt đầu từ cung tọa, lẫn lộn với cơ tọa – hang.
+ Thể hang ống thoát tiểu: cấu tạo gần giống thể hang dương vật,
nhưng có ngăn nhỏ hơn, vách mỏng hơn, bao bọc suốt bề ngoài đoạn ngoài chậu của

ống thoát tiểu.
Ống thoát tiểu ở thú đực:
Bao gồm 2 phần:
+ Đoạn trong chậu: dài 10 – 12 cm, bên trong liên hệ với trực tràng,
tuyến nhiếp hộ và tuyến hành.
+ Đoạn ngoài chậu: đi vào giữa hai nhánh của dương vật, nằm ở mặt
dưới dương vật và đổ ra quy đầu.
Ống thoát tiểu bao bọc bên ngoài bởi thể hang ống thoát tiểu, sau đó đến lớp
cơ, gọi là hành hang, lớp cơ này góp phần tống các chất tiết của các tuyến sinh dục ra
ngoài khi giao phối, cũng như làm sạch nước tiểu sau khi đi tiểu.

9


Phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh dục chó đực bao gồm thiến đực, mổ bướu ở
dương vật.
2.4. CƠ QUAN TIẾT NIỆU
Thận:
Có hai quả phải và trái nằm ở trần của xoang bụng, nằm ở 2 bên cột sống thắt lưng,
mặt trên tiếp giáp với các cơ của thắt lưng, mặt dưới tiếp giáp với ruột.
Ống dẫn tiểu:
Là ống dẫn từ thận đi vào bàng quang, gồm 2 phần: phần bụng và phần chậu.
+ Phần bụng: bắt đầu từ tể thận chạy ra sau, song song với mạch máu lớn
vùng thắt lưng.
+ Phần chậu: khi đi vào xoang chậu, các ống dẫn tiểu hơi chếch xuống dưới
và vào trong để đổ vào cổ bàng quang.

Hình 2.4: Cơ thể học của thận(www.google.com.vn)

10



Bàng quang:
Là một túi cơ, có kích thước rất thay đổi tùy thuộc vào lượng nước tiểu đang
chứa. Mặt dưới của bàng quang nằm trên sàn xoang chậu, mặt trên tiếp xúc với trực
tràng, đoạn cuối ống dẫn tinh, túi tinh nang nếu là thú đực; với thân tử cung và âm đạo
nếu là thú cái. Bàng quang cố định bằng 3 dây treo: dây treo dưới hay dây treo giữa và
dây treo 2 bên.
Những phẫu thuật liên quan đến cơ quan tiết niệu bao gồm mổ điều trị sỏi bàng
quang.
2.5. CƠ THỂ HỌC CỦA MẮT
Cấu tạo của mắt gồm có: giác mạc, thủy dịch trong mắt, mống mắt, màng cứng
mắt, thủy tinh thể, pha lê dịch, võng mạc, dây thần kinh thị giác.
Những phẫu thuật liên quan đến mắt bao gồm cắt mống, cắt bỏ mắt, may khép mí
mắt.

Hình 2.4: Cơ thể học của mắt(www.google.com.vn)

11


2.6. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂN BÀO LÀNH TÂN BÀO ĐỘC
Định nghĩa: Tân bào (hay bướu) là một rối loạn về tăng trưởng của tế bào. Đó là
một mô phát triển mạnh mẽ gồm những tế bào sinh ra từ một dòng bất thường, sinh sản
vượt quá yêu cầu của cơ thể.
Tân bào độc: thường gây chết thú dưới dạng ung thư.
Tân bào lành: thường không gây chết thú, trừ khi chúng nằm ở những vị trí gây cản
trở những nhiệm vụ quan trọng của cơ thể.
Theo Lê Văn Thọ và ctv (2001. Ngoại Khoa Thú Y) theo dõi trong khoảng thời
gian từ 1/7 đến 31/10/1999 có 116 ca chó bị bướu đưa đến khám và điều trị tại Chi cục

thú y Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó tỷ lệ bướu ở chó cái là 58,62% và ở chó đực
là 41,38 %. Qua xét nghiệm mô học ghi nhận tỷ lệ bướu ác tính chiếm tỉ lệ khá cao
40,60%. Nhìn chung bướu có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cở thể chó, nhưng bướu
ở vùng vú chiếm tỷ lệ cao nhất (25%), kế đến là bướu ở âm hộ và âm đạo chó cái 6%
và bướu ở dương vật 3,4%.
2.7. PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT CHÓ
Phẫu thuật thành công hay không cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình chuẩn bị thú, và
điều quan trọng không thể bỏ qua đó là vấn đề cầm cột thú trên bàn mổ. Tùy theo mục
đích và vị trí phẫu thuật mà buộc thú theo nhiều cách khác nhau:
+ Buộc thú nằm ngửa: Áp dụng cho các trường hợp phẫu thuật ở bụng.
+ Buộc thú nằm nghiêng một bên: Áp dụng cho phẫu thuật tai, mắt.
+ Buộc thú nằm sấp: Áp dụng cho phẫu thuật đầu, đuôi, vùng hậu môn, âm
đạo.

12


2.8 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phan Thị Kim Chi, 2003. Ứng dụng kĩ thuật siêu âm trong chẩn đoán viêm tử cung
trên chó và theo dõi kết quả điều trị. Khảo sát 83 ca chó cái bị viêm tử cung, có 44 ca
được điều trị bằng phẫu thuật, tỷ lệ thành công là 88,64% và 39 ca điều trị bằng nội
khoa, tỷ lệ thành công là 87,18%.
Trần Ngọc Sơn, 2003. Theo dõi kết quả điều trị bằng phẫu thuật tại phòng khám
và phẫu thuật thực nghiệm thiến chó đực tại trạm thú y Biên Hòa. Khảo sát 176 ca chó
được can thiệp bằng phẫu thuật.Kết quả điều trị phẫu thuật có kết quả thành công khá
cao (90.90%)ở mổ lấy thai và tỷ lệ thành công thấp nhất ở nhóm phẫu thuật khâu khép
mí mắt (77,77%).
Đặng Lê Thanh Hồng, 2005.Khảo sát các trường hợp bướu trên chó tại trạm
phòng chống dịch và kiểm dịch động vật – Chi cục thú y Tp. Hồ Chí Minh. Khảo sát 51
ca bị bướu, lấy mẫu xét nghiệm 26 mẫu. Kết quả có 2 mẫu không phải bướu, còn lại 24

mẫu bướu thì có 20 mẫu bướu lành và 4 mẫu bướu độc. Tỷ lệ khỏi bệnh bằng can thiệp
ngoại khoa là 100%.
Trần Thị Chúc, 2007.Khảo sát phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung và
buồng trứng ỏ chó cái. Khảo sát 35 ca cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Kết quả thu được
cho thấy thời gian trung bình cho một ca triệt sản từ 25-30 phút với cách may gián
đoạn bằng chỉ không tiêu, thời gian lành sẹo từ 6-7 ngày.

13


Phần III:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: từ ngày 02/01/2009 đến ngày 02/05/2009.
Địa đểm: Bệnh viện thú y Petcare , 124 Xuân Thủy, Thảo Điền, Quận 2, Tp.HCM.

3.2. THÚ THÍ NGHIỆM
Gồm 127 chó được can thiệp bằng ngoại khoa tại bệnh viện thú y Petcare.
3.3. TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU
3.3.1. Thuốc thú y
Thuốc mê: zoletil 50 liều 5-10mg/kg thể trọng (IV), ketamin liều 15-20mg/kg thể
trọng (IV).
Thuốc tê: lidocain 2,5% (có 2 dạng là dạng xịt và dạng tiêm).
Thuốc tiền mê: atropin liều 0,1mg/kg thể trọng (IM).
Thuốc kháng sinh: duphapen, clamoxil, ampicilline, rymadyl…
Thuốc kháng viêm: Bio- dexa liều 1ml/10kg thể trọng.
Thuốc cầm máu: vitamine K liều 0,6-1 mg/1 lần tiêm/ ngày (IM).
3.3.2. Dụng cụ phẫu thuật
Dụng cụ:
+ Bàn mổ, đèn phẫu thuật, đèn sưởi, dụng cụ đốt hàn mạch máu, thiết bị thở

oxygen, lò hấp tiệt trùng.

14


+ Cán dao số 4, lưỡi dao số 20, kéo cong, kéo thẳng, kẹp cầm kim (có mấu
và không mấu), kẹp cầm máu (dạng cong và dạng thẳng), kẹp ruột, kẹp giữ khăn trùm
giải phẫu, nhíp ( có mấu và không mấu), kim may (mũi tròn và mũi tam giác).
Vật liệu:
+ Găng tay phẫu thuật, gạc vô trùng, bông gòn, khăn trùm phẫu thuật, chỉ
không tiêu (chỉ tơ, chỉ cotton, chỉ thép không rỉ), chỉ tiêu (Chromic Catgut, Safil,
Vicryl).
+ Thuốc sát trùng: cồn 700, povidine.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát kết quả điều trị bằng phẫu thuật ở trên chó
Chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian lành vết thương.
- Các biến chứng xảy ra ở các ca phẫu thuật.
3.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.5.1 Khám thú tổng quát
Cân trọng lượng, đo thân nhiệt, đo nhịp tim, tần số hô hấp, khám tổng quát ( thể
trạng, lông da, niêm mạc, mắt, tai). Hỏi chủ nuôi về tiền sử bệnh và các triệu chứng của
thú.
Đối với một số trường hợp đặc biệt (viêm tử cung, gãp xương, nuốt ngoại vật, sạn
bàng quang…) thì phải cần tới siêu âm và chụp X-quang.
3.5.2 Chuẩn bị thú
Thú phải được nhịn ăn uống trước 8-12h trước khi phẫu thuật để giảm thiểu sự ói
mửa và hít chất trào ngược vào trong quá trình phẫu thuật.

15



×