Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG Ở MÙA KHÔ VÀ MÙA MƯA TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.03 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ
NHÓM GIỐNG Ở MÙA KHÔ VÀ MÙA MƯA TẠI TRUNG TÂM GIỐNG
VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên: THÁI HOÀNG KIM PHƯỢNG
Ngành: Thú Y
Lớp: Tại chức TY03 Sóc Trăng
Niên khóa: 2003 – 2009

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ
NHÓM GIỐNG Ở MÙA KHÔ VÀ MÙA MƯA TẠI TRUNG TÂM GIỐNG
VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả
THÁI HOÀNG KIM PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 06/2009
i




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
----------------Họ và tên sinh viên thực tập: THÁI HOÀNG KIM PHƯỢNG.
Tên luận văn: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái thuộc một số
nhóm giống ở mùa khô và mùa mưa tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi tỉnh Sóc
Trăng”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa, ngày.......tháng.......năm.......

Giáo viên hướng dẫn

TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin đời đời nhớ ơn
Người đã sinh thành ra con, nuôi dưỡng, dạy bảo, lo lắng và động viên con để con
có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
+ Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
+Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
+ Ban Giám Hiệu trường Cao Đẳng Cộng Đồng Tỉnh Sóc Trăng.
Cùng toàn thể quý thầy cô đã hết lòng dạy bảo, hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời
gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn
+ Ban giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng, cùng các cô, chú, anh

chị đã tận tình giúp đỡ truyền đạt kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Thầy Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và hết lòng
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành tốt bài luận văn tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn
Tập thể lớp Bác sĩ thú y Sóc Trăng đã chia sẽ cùng tôi những vui buồn, khó khăn
trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên: Thái Hoàng Kim Phượng

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua thời gian theo dõi từ ngày 26/08/2008 đến 26/12/2008 chúng tôi tiến hành
khảo sát trên 164 nái ở hai mùa của 4 nhóm giống LL, LY, YL, YY tại Trung tâm
Giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
- Điểm ngoại hình thể chất của 4 nhóm giống là 92,40 điểm.
- Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lần đầu của 4 nhóm giống là 240,77 ngày và
358,57 ngày.
- Số lứa đẻ của nái là 2,16 lứa/nái/năm.
- Số heo con đẻ ra trên ổ trung bình của 4 nhóm giống là 11,82 con/ổ trong đó
mùa khô 11,83 con/ổ, mùa mưa 11,81 con/ổ.
- Số heo con sơ sinh còn sống ở mùa khô là 10,92 con/ổ, mùa mưa 10,35 con/ổ.
- Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh của 4 nhóm giống là 11,49 con/ổ,
trong đó mùa khô 11,55 con/ổ, mùa mưa 11.35 con/ổ.
- Số heo con chọn nuôi ở mùa khô là 10,19 con/ổ, mùa mưa 10,07 con/ổ.
- Số heo con giao nuôi ở mùa khô là 10,52 con/ổ, mùa mưa 10,47 con/ổ.
- Trong lượng heo con sơ sinh toàn ổ ở mùa khô 15,90 kg/ổ, mùa mưa 15,53

kg/ổ.
- Trong lượng heo con sơ sinh bình quân ở mùa khô 1,55 kg/con, mùa mưa 1,54
kg/con.
- Tuổi cai sữa heo con ở mùa khô 25,64 ngày, mùa mưa 25,62 ngày.
- Số heo con cai sữa ở mùa khô 9,45 con/ổ; mùa mưa 9,42 con/ổ.
- Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ ở 4 nhóm giống là 60,02 kg/ổ trong đó mùa
khô 64,59 kg/ổ, mùa mưa 63,48 kg/ổ.
- Trọng lượng heo con cai sữa bình quân ở mùa khô 6,81 kg/ổ, mùa mưa 6,85
kg/ổ.

iv


- Trọng lượng heo con cai sữa đã hiệu chỉnh của 4 nhóm giống là 60,90 kg/ổ
trong đó mùa khô 60,94 kg/ổ , mùa mưa 60,86 kg/ổ.
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ở mùa khô 92,30 % , mùa mưa 91,75 %.
-Tỷ lệ có triệu chứng bệnh tính chung: YY (3,28 %) < LY (3,92 %) < LL (4,76
%) - Xếp hạng theo tổng số heo con cai sữa/nái/năm là: LL (21,67 con/nái/năm) >
YL (19,95 con/nái/năm) > LY (19,52 con/nái/năm) YY (19,06 con/nái/năm).
- Xếp hạng theo chỉ số sinh sản (SPI): LL (109,57 điểm) > YL (99,73 điểm) >
LY
(97,68 điểm) > YY (93,96 điểm).

v


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ....................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG ............2
2.1.1. Giới thiệu tổng quát về xí nghiệp ...................................................................2
2.1.2. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ....................................................................5
2.1.3. Nhiệm vụ của Trung tâm ................................................................................7
2.1.4. Thức ăn ..........................................................................................................7
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................11
2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái .............................11
2.2.1.1. Yếu tố di truyền .........................................................................................11
2.2.1.2. Yếu tố ngoại cảnh ......................................................................................12
2.2.2. Một số tính trạng đặc trưng của sức sinh sản của nái ...................................13
2.2.2.1. Ngoại hình thể chất ....................................................................................13
2.2.2.2. Tuổi phối giống lần đầu .............................................................................14
2.2.2.3. Tuổi đẻ lứa đầu ..........................................................................................14
2.2.2.4. Số lứa đẻ của nái trên năm ........................................................................14
2.2.2.4. Số heo đẻ ra trên ổ và trọng lượng heo sơ sinh .........................................15
2.2.2.6. Trọng lượng heo con 21 ngày tuổi ............................................................17
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...................................18
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................18
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ....................................................................................18
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .............................................................................18
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ................................................................................18
3.4.1. Số lượng và tỷ lệ heo nái của các nhóm giống heo khảo sát(TLHNKS) .....18
3.4.2. Ngoại hình thể chất .......................................................................................18
vi


3.4.3. Khả năng phát dục ........................................................................................19

3.4.4. Khả năng đẻ sai của nái ...............................................................................19
3.4.5. Khả năng nuôi con ........................................................................................20
3.4.6. Tỉ lệ bệnh ......................................................................................................22
3.4.7. Xếp hạng các nhóm giống nái và cá thể nái .................................................22
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .....................................................................23
Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .....................................................................24
4.1. TỶ LỆ CÁC HEO NÁI KHẢO SÁT .....................................................................24
4.2. ĐIỂM NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT .......................................................................24
4.2. KHẢ NĂNG PHÁT DỤC .....................................................................................25
4.2.1. Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................25
4.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu .............................................................................................26
4.2.3. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ...........................................................................27
4.2.4. Số lứa đẻ của nái trên năm ...........................................................................27
4.3. KHẢ NĂNG ĐẺ SAI CỦA NÁI ...........................................................................28
4.3.1. Số heo con đẻ ra trên ổ .................................................................................28
4.3.2. Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ ..............................................................30
4.3.3. Số heo con còn sống hiệu chỉnh ...................................................................31
4.3.4. Số heo con chọn nuôi trên ổ .........................................................................32
4.3.5. Số heo con giao nuôi ....................................................................................33
4.3.6. Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ .............................................................34
4.3.7. Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân .......................................................34
4.4. KHẢ NĂNG NUÔI CON CỦA NÁI ....................................................................35
4.4.1. Tuổi cai sữa heo con .....................................................................................35
4.4.2. Số heo con cai sữa ........................................................................................36
4.4.3. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ .............................................................36
4.4.4. Trọng lượng cai sữa bình quân .....................................................................38
4.4.5. Trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh ......................................................39
4.4.6. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ..........................................................................41
4.4.8. Mức giảm trọng lượng của nái .....................................................................42
4.5. TỶ LỆ BỆNH ........................................................................................................43

vii


4.5.1. Tỷ lệ có triệu chứng viêm tử cung ................................................................43
4.5.2. Tỷ lệ có triệu chứng bại liệt sau khi sinh ......................................................43
4.5.3. Tỷ lệ có triệu chứng sốt bỏ ăn ......................................................................44
4.5.4. Tỷ lệ có triệu chứng tổng các loại bệnh .......................................................44
4.6. XẾP HẠNG CÁC NHÓM GIỐNG VÀ CÁC CÁ THỂ NÁI ...............................45
4.6.1. Xếp hạng theo tổng số heo con cai sữa/nái/năm ...........................................45
4.6.2. Xếp hạng theo tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh của nái/năm ...46
4.6.3. Xếp hạng theo chỉ số sinh sản (SPI) .............................................................47
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................49
5.1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................49
5.2. ĐỀ NGHỊ ...............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................51
PHỤ LỤC .....................................................................................................................53

viii


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
YY

: Yorkshire thuần

LL

: Landrace thuần

LY


: Landrace x Yorkshire

YL

: Yorkshire x Landrace

X

: Trung Bình

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

CV

: Hệ số biến dị (Coefficient of Variation)

SPI

: Sow Productivity Index

P

: Phosphorus

Ca

: Calcium


FMD

: Foot and Mouth Disease

PRRS

: Porcine Reproductive Respiratory Syndrom

VTC

: viêm tử cung

BLSS

: bại liệt sau sinh

SBA

: sốt bỏ ăn

TB

: tổng bệnh

TSTK

: tham số thống kê

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Giống Vật Nuôi Sóc Trăng ........................ .3
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng A02, A03, A04, A05 của Công ty thức ăn
Afiex An Giang ..............................................................................................7
Bảng 2.3: Lịch tiêm phòng ............................................................................................10
Bảng 2.4: Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng của heo ..........................12
Bảng 2.5: Mối liên quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ với trọng lượng heo con
sau sơ sinh ....................................................................................................16
Bảng 2.6: Mối tương quan giữa trọng lượng heo con sơ sinh và tỷ lệ sống ................17
Bảng 3.1: Hệ số hiệu chinh số heo con theo lứa ..........................................................19
Bảng 3.2: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày ...............................20
Bảng 3.3: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày theo số con giao
nuôi ...............................................................................................................21
Bảng 3.4: Hiệu số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày theo lứa đẻ .........21
Bảng 4.1: Tỷ lệ các nhóm giống được khảo sát

24

Bảng 4.2: Điểm ngoại hình thể chất .............................................................................25
Bảng 4.3: Tuổi phối giống lần đầu của nái ...................................................................25
Bảng 4.4: Tuổi đẻ lứa đầu ............................................................................................26
Bảng 4.5: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ...........................................................................27
Bảng 4.6: Số lứa đẻ của nái trên năm ...........................................................................28
Bảng 4.7: Số heo con đẻ ra trên ổ theo mùa .................................................................28
Bảng 4.8: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống ....................................................29
Bảng 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ ..............................................................30

Bảng 4.10: Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo mùa ....................................31
Bảng 4.11: Số heo con sơ sinh còn sống hiểu chỉnh theo nhóm giống ........................32
Bảng 4.12: Số heo con chọn nuôi trên ổ .......................................................................33
Bảng 4.13: Số heo con giao nuôi ..................................................................................33
x


Bảng 4.14: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ ...........................................................34
Bảng 4.15: Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân .....................................................35
Bảng 4.16: Tuổi cai sữa heo con ..................................................................................35
Bảng 4.17: Số heo con cai sữa ......................................................................................36
Bảng 4.18: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ theo mùa ...........................................37
Bảng 4.19: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ theo nhóm giống ..............................37
Bảng 4.20: Trọng lượng cai sữa bình quân ..................................................................39
Bảng 4.21: Trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh theo mùa ....................................39
Bảng 4.22: Trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh theo nhóm giống ........................40
Bảng 4.23: Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ........................................................................41
Bảng 4.24: Mức giảm trọng lượng của nái theo nhóm giống .......................................42
Bảng 4.25: Tỷ lệ có triệu chứng viêm tử cung .............................................................43
Bảng 4.26: Tỷ lệ có triệu chứng bại liệt sau khi sinh ...................................................43
Bảng 4.27: Tỷ lê co triệu chứng sốt bỏ ăn.....................................................................44
Bảng 4.28: Tỷ lệ có triệu chứng tổng hợp các loại bệnh ..............................................45
Bảng 4.29: Xếp hạng theo tổng số heo con cai sữa/nái/năm.........................................45
Bảng 4.30: Xếp hạng các nhóm giống nái theo tổng trọng lượng heo con cai
sữa hiệu chỉnh của nái/năm ..........................................................................46
Bảng 4.31: Xếp hạng các giống nái theo chỉ số sinh sản (SPI) ....................................47
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Số heo con đẻ ra trên ổ.............................................................................. 30
Biểu đồ 4.2: Số heo con còn sống đả hiệu chỉnh........................................................... 32
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ.......................................................... 38

Biểu đồ 4.4: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh........................................ 41

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày
càng rộng lớn, trong đó ngành chăn nuôi heo đóng vai trò rất quan trọng. Nó không
những cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn phục vụ cho
một số ngành nông nghiệp như: trồng trọt, chế biến thực phẩm, xuất khẩu ...
Để có được một đàn nái có khả năng sinh sản cao và phẩm chất tốt thì trước hết
phải có đực giống và nái giống tốt. Làm sao để có thể tạo nên đàn nái đẻ sai, nuôi con
tốt, tiết nhiều sữa, ít bệnh tật, tăng trọng nhanh, phẩm chất thịt tốt.. Muốn đạt được chỉ
tiêu đó cần phải có sự tham gia nghiên cứu của những người làm công tác giống. bên
cạnh đó cần phải quan tâm nắm rõ những biến đổi của thời tiết giữa hai mùa, vì đây
cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nái. Cho nên để đạt hiệu
quả cao trong chăn nuôi cần phải kết hợp đầy đủ giữa hai yếu tố đó.
Với mục đích đề ra ở trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi
Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, Ban giám đốc Trung Tâm Giống Vật
Nuôi Tỉnh Sóc Trăng dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Trọng Nghĩa chúng tôi thực
hiện đề tài “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống
ở mùa khô và mùa mưa tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi tỉnh Sóc Trăng”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Mục đích
Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống có tại trung tâm theo mùa để
có cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác giống của trại nhằm chọn lựa những nái có khả
năng sinh sản tốt và loại bỏ những nái có khả năng sinh sản kém.
- Yêu cầu

Theo dõi ghi nhận số liệu, khảo sát một số chỉ tiêu của 4 nhóm giống heo hiện có ở
trại trong thời gian thực tập theo 2 mùa: mùa khô và mùa mưa.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG
2.1.1. Giới thiệu tổng quát về xí nghiệp
- Vị trí địa lý
Trung Tâm Giống Vật Nuôi đặt tại ấp Trà Canh A2, xã Thuận Hoà, huyện Mỹ
Tú, tỉnh Sóc Trăng với diện tích 14,4 ha được giới hạn bởi:
+ Phía Tây giáp với con đường dài 155 m đi ra quốc lộ 1A, hai bên đường là
đất ruộng và nhà của dân.
+ Phía Đông giáp với con kênh rộng 5 m.
+ Phía Nam giáp với đất canh tác nông nghiệp.
+ Phía Bắc giáp với phần đất của khu kiểm lâm.
+ Dãy chuồng nuôi gia súc – gia cầm là hướng Đông Bắc - Tây Nam, chuồng
xây theo hướng này tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa
và gió Tây Nam. Đồng thời tránh được nắng Đông buổi sáng và nắng Tây buổi chiều
rọi thẳng vào chuồng.
+ Do vị trí của trại nằm gần tuyến quốc lộ 1 A nên thuận tiện cho việc vận
chuyển thức ăn, con giống và sản phẩm chăn nuôi.
- Lịch sử hình thành
+ Năm 1980, nhằm mục đích cung cấp giống heo bông Ba Xuyên cho người
dân, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Trại chăn nuôi heo giống, lấy tên là Trại
chăn nuôi heo giống Mỹ Xuyên.
+ Năm 1985, do còn hạn chế về mặt con giống, trại đã chuyển sang Xí nghiệp
chăn nuôi heo giống Mỹ Xuyên.


2


+ Năm 1992, nhằm duy trì và cải tạo chất lượng trong chăn nuôi, xí nghiệp đã
mạnh dạn đầu tư thêm một số giống mới và đổi tên thành Xí nghiệp giống gia súc –
gia cầm.
+ Năm 1997, xí nghiệp chăn nuôi và sản xuất ngày càng có hiệu quả nên
chuyển thành Trại Giống gia súc – gia cầm.
+ Năm 2002, để mở rộng diện tích và quy mô sản xuất, trại đã được chuyển từ
huyện Mỹ Xuyên sang huyện Mỹ Tú, nơi có vị trí thuận lợn hơn và đổi tên thành
Trung tâm Giống Gia súc – Gia cầm.
+ Đến tháng 12/2008, Trung tâm Giống Gia súc – Gia cầm được chuyển đổi
thành Trung tâm Giống Vật Nuôi nhằm tạo ra nhiều con giống tốt phục vụ cho chăn
nuôi.
- Cơ cấu tổ chức và nhân sự
+ Cơ cấu tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC

Trại ứng dụng
thực nghiệm

HCTH

Chăn
nuôi
Đà
điểu

Chăn

nuôi
Heo

Chăn
nuôi


Chăn
nuôi
Dê,
Cừu

Phòng
kỹ thuật

Chăn
nuôi
Thỏ

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giống vật nuôi Sóc Trăng

3

Chăn
nuôi



+ Nhân sự: Xí nghiệp gồm 31 người trong đó:
Đại học ngành chăn nuôi thú y:


8

Trung học chuyên nghiệp:

9

Lao động phổ thông:

10

Điện nước, cơ khí:

2

Bảo vệ:

2

- Công tác giống
Qua nhiều năm nghiên cứu và tuyển chọn, trung tâm đã xác định được giống là
yếu tố quan trọng và cần thiết nhất cho quá trình chăn nuôi, từ đó Trung tâm lai tạo ra
đàn giống có năng suất và chất lượng cao gồm 2 giống heo chính Yorkshire và
Landrace thuộc 3 dòng Anh, Pháp, Mỹ.
Trung tâm áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo nhằm tiết kiệm được lượng
tinh, giảm được chi phí thức ăn và hạn chế những bệnh lây lan qua đường phối trực
tiếp.
Trung tâm có kế hoạch lai tạo nhân giống cụ thể ghi chép lý lịch từng cá thể,
tránh được hiện tượng đồng huyết nên dễ dàng lai tạo được những giống tốt và có hiệu
quả cao.

Ngoài ra trung tâm còn thường xuyên nhập các giống heo Mỹ, Pháp từ các trại
giống của tỉnh khác để nâng năng suất đàn heo tỉnh nhà.
Trại áp dụng phương pháp bấm tai heo để tiện cho việc theo dõi trong công tác
giống.Trại thường xuyên kiểm tra loại những con không đạt tiêu chuẩn để đảm bảo
chất lượng giống khi giao cho người dân. Trại còn bán tinh pha sẵn nhằm đưa những
giống heo tốt có chất lượng cao đến với người dân ở các vùng sâu.
Công tác tuyển chọn được tiến hành theo trình tự
+ Chọn heo đực hậu bị: Những con lớn nhất trong bầy có lông mượt, hai dịch
hoàn to hiện rõ và đều nhau, không dị tật, khoẻ mạnh, không cắt đuôi.

4


+ Heo nái: Ngoại hình đẹp khoẻ mạnh, thân hình tròn, mông to, da mượt, không
dị tật, đạt 12 vú trở lên, các núm vú lộ rõ và cách đều nhau, nặng hơn 800 g.
Giai đoạn 21 ngày.
+ Chọn đực: Chọn những con to, khoẻ mạnh, không dị tật, bộ phận sinh dục lộ
rõ, chân khoẻ, mông vai nở nang.
+ Chọn cái: Chọn những con khoẻ mạnh, không dị tật, có vú đều, có từ 12 vú trở
lên, mông to, chân khoẻ, bấm tai và ghi phiếu cá thể.
Ở giai đoạn sinh trưởng 90 – 150 ngày tuổi.
Đo dài thân, vòng ngực, vòng ống chân, dày mỡ lưng và cân trọng lượng, chuyển
những con không đạt sang chuồng thịt, những con nái đạt chuyển sang chuồng nái chờ
phối, con đực chuyển qua chuồng đực giống.
- Lúc heo 6 tháng tuổi, heo được giám định lần cuối để quyết định đưa vào sử
dụng, chọn những con có ngoại hình thể chất 75 điểm trở lên và đạt trọng lượng từ 100
kg trở lên. Mỗi nái được chọn cho sinh sản 2 lứa và có phiếu sinh sản cá thể để tránh
giao phối đồng huyết ghi nhận một số đặc điểm sinh trưởng, sinh sản và bệnh lý.
Theo dõi kết quả 2 lứa đẻ đầu tiên số con trên mỗi lứa đẻ để quyết định giữ heo
nái lại đưa vào đàn heo sinh sản chính thức hay loại thải.

2.1.2. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
- Chuồng trại
Gồm 6 dãy chuồng đặt song song nhau, xung quanh có trồng cây xanh, tạo bóng
mát, hai dãy đầu dạng chuồng hở hoàn toàn, ba dãy chuồng sau dạng chuồng kín và
một dãy dạng chuồng nửa kín nửa hở, vách chuồng bằng gạch tô xi măng hoặc khung
sắt, núm uống tự động để nuôi heo theo công nghiệp lạnh. Hiện nay, chuồng trại được
cải thiện phù hợp với từng lứa tuổi đã đem lại hiệu quả trong quản lý và chăm sóc tốt.
- Chuồng nái đẻ và nuôi con: Gồm các ô chuồng ép dùng nuôi nái đẻ, kích
thước mỗi chuồng 2,1 m × 1,7 m. Loại ô chuồng này chia làm 3 ngăn, ngăn giữa dành
nuôi heo mẹ rộng 0,6 m, chiều cao ngăn giữa 1,14 m, hai bên là hai ngăn dành cho heo
con có độ rộng bên trái 0,7 m, bên phải rộng 0,4 m, chiều cao hai ngăn bên 0,45 m,
5


xung quanh được hàn bằng các song sắt thẳng đứng, các song cách nhau 5 cm, khoảng
giữa nền chuồng bằng bê tông, ở hai đầu chuồng gấn sàn sắt rộng 0,5 m để thoát phân
và nước tiểu; phía sau ngăn heo mẹ có gắn thanh sắt ngang cách cửa ra vào 0,25 m để
heo mẹ khi đẻ được dễ dàng và không đè lên con khi nằm xuống.
- Chuồng nái bầu và nái khô: Gồm các ô chuồng được làm bằng sắt dùng để
nhốt heo nái khô, nái chữa, cái hậu bị và cái chờ phối. Kích thước mỗi chuồng 2,1 m ×
1,6 m và chiều cao 1,12 m, phía trên lắp đặt hệ thống phun sương, máng ăn chạy dài
theo chiều dài của chuồng trước mặt nái.
- Chuồng nọc: Gồm ô chuồng làm bằng song sắt, có kích thước từng ô 2 m × 2
m, cao 1 m, xung quanh là các song sắt cách nhau 13,5 cm.
Đối diện các ô chuồng này là ô chuồng dùng để lấy tinh dịch, có hệ thống làm
mát bằng quạt hút và màng lọc thấm nước.
- Chuồng heo thịt và hậu bị nhỏ
Gồm các ô chuồng làm bằng các song sắt, kích thước mỗi ô 4 m × 4 m, chiều cao
0,94 m ngăn cách với nhau bằng song sắt, nền bằng xi măng, phía sau từng ô có bố trí
hồ tắm (trừ dãy 2, 3) cho heo với kích thước 4 m × 0,65 m chiều sâu hồ 0,24 m.

- Chuồng nuôi heo hậu bị lớn: Là chuồng cá thể, giống như chuồng nái nhỏ,
nái bầu nhưng không gắn hệ thống phun sương mà chỉ dùng nước mát phun lên trên
mái tole.
- Chuồng nuôi heo cai sữa: Ngoài ra còn có 6 chuồng sàn dùng nhốt heo con cai
sữa kích thước 2 m × 1,6 m, sàn chuồng cách mặt đất 0,42 m, sàn được làm bằng song
sắt có khe rộng 1 cm, chiều cao từ sàn đến thành chuồng 0,65 m, xung quanh là các
chấn song bằng sắt, các song cách nhau 5 cm.
Cứ hai ô chuồng là có một máng ăn tự động và mỗi ô chuồng có một núm uống
tự động cách sàn 30 cm, mỗi dãy chuồng đều có rèm che mưa nắng. Dãy này còn được
nối liền với một phòng trực đêm của kỹ thuật viên. Hệ thống thoát nước thải được thiết
kế đặt ngầm dưới mỗi dãy chuồng và cùng thoát ra hệ thống biogaz và ao phía sau.

6


2.1.3. Nhiệm vụ của Trung tâm
- Cung cấp heo hậu bị giống thuần, lai
- Cung cấp heo con nuôi thịt
- Sản xuất tinh và cung cấp tinh heo cho các nhà chăn nuôi toàn tỉnh
- Cung cấp heo thịt
- Cải thiện tập quán chăn nuôi lạc hậu, khai thác tốt các tiềm năng sẵn có để đưa
ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả thu nhập kinh tế
gia đình.
2.1.4. Thức ăn
Ở từng giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng của heo khác nhau nên thức
ăn cũng khác nhau. Hầu hết thức ăn cho các loại heo được trung tâm mua của công ty
thức ăn hỗn hợp Afiex An Giang.
Thức ăn hỗn hợp Gromax G301 dùng cho heo tập ăn 7 – 15 kg.
Thức ăn hỗn hợp A02 cho heo từ 15 – 30 kg.
Thức ăn hỗn hợp A03 cho heo từ 30 – 60 kg.

Thức ăn hỗn hợp A04 dùng cho heo nái nuôi con và đực giống.
Thức ăn hỗn hợp A05 dùng cho heo nái chờ phối, nái chữa và nái hậu bị.
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của A02, A03, A04, A05
của Công ty thức ăn Afiex An Giang
Thành phần

Hàm lượng
A02

A03

A04

A05

Độ ẩm (%)

12

12

12

12

Đạm tối thiểu (%)

17

16


16

15

Năng lượng kcal/kg

3000

3000

3100

2900

Ca (%)

1

1

0,9

0,9

P (%)

0,6

0,6


0,5

0,5

Béo (%)

6

6

6

4

Xơ (%)

3

3

6

6

7


- Nước uống
Trung tâm sử dụng nước giếng khoan, dùng máy bơm đưa lên hồ chứa và từ đó

theo các ống dẫn đến các chuồng nuôi cho heo uống với hệ thống núm uống tự động, ở
mỗi đầu miệng giếng có lắp thêm hệ thống máy bơm và ống dẫn dùng để tắm và dội
chuồng, nguồn nước được lấy từ mạch nước nóng. Như thế có thể đảm bảo điều kiện
vệ sinh và nguồn nước sạch cho heo.
- Nuôi dưỡng và chăm sóc
Cho heo ăn đúng giờ quy định, đúng nhu cầu dinh dưỡng và đúng lượng thức ăn,
cho ăn 2 lần/ngày (sáng 9 giờ, chiều 15 giờ). Đối với nái nuôi con nên chia đều khẩu
phần sao cho ăn 4 lần/ngày.
- Nái nuôi con
Thức ăn vẫn cho ăn thức ăn của nái nuôi con khoảng 4 – 5 kg/con/ngày, cho ăn
một ngày 2 lần đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sau mỗi lần cho ăn rửa máng sạch sẽ,
cho ăn cho đến khi cai sữa. Chuồng luôn luôn được giữ khô ráo và sạch sẽ, hạn chế
việc dùng nước để dội chuồng. Sau khi đẻ từ 7 - 10 ngày cũng có thể tắm cho nái 1
lần/ngày vào lúc trời nắng nhưng phải hạn chế ướt chuồng, chỉ để ướt chuồng khoảng
½ diện tích chuồng.
- Nái khô, chờ phối
Nái sau khi cai sữa được chuyển sang dãy chuồng ép và cho ăn tự do thức ăn
A05 của nái chữa kỳ II khoảng 2,5 – 2,8 kg/con/ngày. Không nên bắt nái nhịn ăn trước
khi cai sữa 1 ngày.
- Nái chữa kỳ I và chữa kỳ II
Từ lúc phối cho đến 10 ngày (đang ở giai đoạn chữa kỳ I) bắt đầu giảm thức ăn
còn 1,8 – 2 kg/con/ngày. Giai đoạn này cho heo ăn thức ăn A04 của nái chữa kỳ I.
Sang giai đoạn chữa kỳ II, lượng thức ăn tăng dần khoảng 2,5 – 2,8 kg/con/ngày
cho đến lúc trước khi đẻ 3 ngày từ từ giảm lượng thức ăn xuống khoảng 2
kg/con/ngày.

8


- Đực giống: Mỗi ngày tắm và dọn phân 2 lần/ngày, cho ăn 2 lần/ngày. Phối giống

hoặc lấy tinh 1 tuần 2 lần vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều.
- Heo nái đẻ: Chuồng dành cho heo nái đẻ phải vệ sinh sát trùng thật tốt trước khi
đưa nái vào đẻ; nên đưa nái vào chuồng 2 ngày trước khi đẻ.
Ngay ngày đẻ chỉ nên cho heo mẹ ăn ít khoảng 0,5 kg vào buổi chiều với thức ăn
dành cho nái đẻ, đồng thời cho heo uống nước đầy đủ.
Sang ngày thứ 2 bắt đầu cho ăn khoảng 1 - 1,5 kg, ngày thứ 3, 4 tăng dần từ từ
mỗi ngày 0,5 kg, đến ngày thứ 8 sau đẻ cho nái ăn tự do khoảng 5 kg/ngày.
Tiêm bắp Bio-Linco với liều 1 ml/10 kg thể trọng nếu có can thiệp trong quá
trình đẻ để phòng heo bị viêm tử cung và viêm vú.
- Heo sơ sinh
Lúc mới đẻ ta cần cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Sau khi heo được đẻ ra thì được bấm răng, cắt rốn, bấm tai heo khoảng 3 ngày
tuổi, chích sắt với liều 2 cc/con.
Heo ở trại được bấm tai theo quy tắc 1 – 3 – 5 của trại, chuồng luôn được giữ
sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt, có đèn úm và các tấm ván dành cho heo con nằm.
- Heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo hậu bị
Tập ăn cho heo 7 - 10 ngày tuổi đến cai sữa; thức ăn tập ăn là Gromax G301 duy
trì đến cai sữa, thức ăn viên được cho ăn tự do Gromax G301.
Khi cai sữa vẫn tiếp tục sử dụng A02 cho đến khi trọng lượng đạt 15 kg/con, heo
trong giai đoạn cai sữa cũng được cho ăn thức ăn tự do.
Heo từ 15 – 30 kg cho ăn thức ăn A02, mức ăn mỗi ngày trong giai đoạn này từ
0,6 – 1,3 kg/con/ngày.
Khi heo đạt trọng lượng 30 kg trở lên thì chuyển sang thức ăn dành cho heo 30 –
60 kg A03, mức ăn trong giai đoạn này cho ăn từ 1,4 – 1,7 kg/con/ngày.
- Quy trình vệ sinh thú y
9


Vệ sinh chuồng trại thường xuyên quét dọn hàng ngày, vệ sinh chuồng và hành
lang xung quanh trại, phun thuốc sát trùng toàn trại 3 lần/tuần; mỗi đợt xuất chuồng

hay cai sữa heo con xong, chuồng trại phải được chà rửa xà phòng sạch sẽ, sau đó
phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 1 tuần trước khi nhập đợt heo mới.
Đầu cổng trại có đặt 2 hố vôi sát trùng, các xe vận chuyển và công nhân vào trại
phải đi qua hố này nhằm đảm bảo vệ sinh phòng dịch, hạn chế được mầm bệnh lây lan
từ nơi này qua nơi khác.
Công nhân được trang bị quần áo và ủng bảo hộ trong lúc làm việc, nghiêm cấm
công nhân mặc quần áo bên ngoài vào trại, nhất là khu vực chăn nuôi.
Định kỳ phát quang bụi rậm quanh chuồng, khai thông cống rãnh, đảm bảo
nguồn nước sạch cho heo. Đối với khách tham quan phải tuân theo quy định khi vào
khu vực chăn nuôi.
Bảng 2.3: Lịch tiêm phòng
Loại heo

Tuần tuổi

Phòng bệnh

Loại vaccine

Chỉ định

1 h – 12 h

E. coli

Huyết thanh E. coli

2 ml/con/IM

3 ngày


Thiếu sắt

Ferro 2000

1 ml/con/IM

1 tuần

Mycoplasma

M-Pac

2 ml/con/IM

Heo con 3 tuần

Mycoplasma

M-Pac

2 ml/con/IM

5 tuần

Dịch tả

Pesstifa

2 ml/con/IM


8 tuần

LMLM + Giả dại Aftopor, Akipor 6.3

2 ml/con/IM

12 tuần

LMLM + Dịch tả Aftopor, pesstifa

2 ml/con/IM

26 tuần

Parvovirus

2 ml/con/IM

Heo hậu 27 tuần

Parvo vac

Dịch tả + LMLM Pesstifa, Aftopor

2 ml/con/IM

28 tuần

Giả dại


Akipor 6.3

2 ml/con/IM

30 tuần

Parvovirus

Parvo vac

2 ml/con/IM

Nái

60 ngày

Giả dại

Akipor 6.3

2 ml/con/IM

mang

75 ngày

Dịch tả

Pesstifa


2 ml/con/IM

thai

90 ngày

LMLM

Aftopor

2 ml/con/IM

100 ngày

E. coli

Huyết thanh E. coli

2 ml/con/IM

bị

10


Nọc

107 ngày


Nội – Ngoại KST Invermectin

2 ml/con/IM

Sau khi đẻ 8 ngày

Mycoplasma

M-Pac

2 ml/con/IM

21 ngày sau đẻ

Dịch tả

Pesstifa

2 ml/con/IM

15 ngày sau khi đẻ

PRRS

BSL 100

2 ml/con/IM

Mỗi 10 tháng


Dịch tả

Pesstifa

2 ml/con/IM

Mỗi 4 tháng

Giả dại – LMLM Geskypur, Aftopor

2 ml/con/IM

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái
Vai trò của chăn nuôi là cung cấp cho ngành chăn nuôi những con giống khỏe
mạnh, có khả năng di truyền tốt, đảm bảo lợi nhuận cao cho nhà chăn nuôi.
Muốn biết khả năng sinh sản của một giống heo thì đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ
về hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản đồng thời phải hạn chế tối đa ảnh
hưởng xấu của điều kiện môi trường ngoại cảnh thì lúc đó mới có thể đánh giá được
khả năng sinh sản của nái.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái nhưng hai yếu
tố quan trọng nhất là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh.
2.2.1.1. Yếu tố di truyền
Yếu tố đó là một trong những yếu tố có đặc tính sinh học được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Những đặc tính di truyền của bố mẹ và tổ tiên đã có sẵn di
truyền được biểu thị thông qua hệ số di truyền, ở các tính trạng khác nhau thì sẽ có hệ
số di truyền khác nhau. Hệ số di truyền là một đại lượng biểu thị khả năng di truyền
của tính trạng đó, được xác định bằng cách tính tỷ lệ phần trăm tác động của di truyền
trong việc tạo ra kiểu hình (bảng 2.4).


11


Bảng 2.4: Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng của heo
Tính trạng

Hệ số di truyền (h2)

Mức độ

Số heo con đẻ ra/lứa

0,05 - 0,15

Thấp

Số heo con cai sữa

0,10 - 0,15

Thấp

Trọng lượng toàn ổ khi cai sữa

0,15 - 0,20

Thấp

Trọng lượng lúc 6 tháng


0,20 - 0,25

Trung bình

Trọng lượng lúc xuất thịt

0,25 - 0,40

Trung bình

Tăng trọng/ngày

0,25 - 0,40

Trung bình

Độ dày mở lưng

0,40 - 0,60

Trung bình

Tuổi động dục

0,30 - 0,40

Trung bình

Hệ số tiêu tốn thức ăn


0,25

Trung bình

Tuổi thành thục hậu bị cái chủ yếu dựa vào cơ sở di truyền (Dziuk, 1981).
Theo Galvil và ctv, 1993 cho rằng tính mắn đẻ của nái là do di truyền, số con đẻ
ra trên ổ phụ thuộc vào kiểu di truyền của heo (nguồn Whittemore, 1993).
Theo Trần Thị Dân (2003) thì sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến 50 %
số phôi chết, dù vật nuôi ở ngoại cảnh tốt nhất cũng không làm cho vật nuôi vượt khỏi
tiềm năng di truyền của nó. Chính vì vậy để nâng cao số con đẻ ra trên ổ cần quan tâm
đến công tác cải thiện giống.
2.2.1.2. Yếu tố ngoại cảnh
Là một trong những yếu tố tác động mạnh mẻ đến chức năng sinh sản của heo
nái bao gồm: khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, bệnh tật, chăm sóc nuôi dưỡng... những đặc
tính di truyền tốt chỉ có thể biểu hiện tốt ở điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
Những tính trạng sinh sản có hệ số di truyền thấp (Bảng 2.4) nên yếu tố ngoại
cảnh có ý nghĩa quan trọng.
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) chuồng nuôi tốt sẽ đưa năng suất
heo tăng 10 – 15 %, ngược lại sẽ tổn thất 15 – 30 %. Nguyên tắc chung đối với chuồng
nuôi heo phải thông thoáng, ấm về mùa đông, thoáng vào mùa hè, trong chuồng ít khí
độc NH3, H2S, CO2.
12


Theo Hồ Thị Kim Hoa, 2002 độ ẩm chuồng nuôi cũng là một yếu tố quan trọng,
nếu quá cao trên 90 % làm vật nuôi khó chịu, mất cảm giác ngon miệng và giảm khả
năng tiêu hóa. Tăng trọng và sức sản xuất cũng như sức đề kháng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, mùa cũng ảnh hưởng rất lớn, vào
những ngày mùa khô thời tiết nóng bức nhiệt độ cao hơn 85 0F (31 0C) sẽ làm chậm
hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm mức độ rụng trứng và tăng hiện tượng chết

thai sớm. Kết quả nghiên cứu ở Michigan cho thấy heo nái hậu bị mỗi ngày chịu đựng
370C trong 2 giờ trong vòng 1 - 13 ngày sau khi phối, tỷ lệ đậu thai giảm 30 – 40 %
(Zimmerman, 1996). Mùa mưa, mưa nhiều và ẩm ướt tỷ lệ heo tiêu chảy cao, nhiều
bệnh dịch xảy ra.
Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tác động không nhỏ đến sức sản xuất của heo
nái, việc chăm sóc tốt, phát hiện kịp thời thú mắc bệnh để điều trị hiệu quả, phải cung
cấp cho thú đầy đủ dinh dưỡng tùy theo giai đoạn phát triển và sinh sản của nái.
2.2.2. Một số chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng sinh sản của nái
2.2.2.1. Ngoại hình thể chất
Ngoại hình là dáng vẽ bên ngoài nó gắn liền với sức khỏe, cầu tạo chức năng của
các bộ phận bên trong được phê bình và đánh giá bằng mắt thường, sau đó nhận xét
tổng quát theo quy định. Hiện nay sự phát triển và tiến bộ của di truyền học nên sự phê
xét về ngoại hình dần dần trở nên bớt quan trọng nhưng vai trò bổ sung thì vẫn còn sau
khi thú đã đo lường tính trạng sinh trưởng.
Thể chất là chất lượng liên quan đến sức khỏe và sức sản xuất của thú.
Theo Võ Văn Ninh (1999) việc chọn giống dựa vào ngoại hình thể chất phải căn
cứ các điểm sau:
- Đối với heo nái
Heo nái dài đòn, đùi to, chăn vững chắc, đi trên ngón, vai nỡ, mông nở, bộ khung
xương vững chắc, lông da bóng mượt, lanh lẹ, năng động có từ 12 vú trở lên, khoảng
cách giữa 2 hàng vú vừa phải, núm vú lộ rõ, không bị thịt, âm hộ phát triển bình
thường.
13


×