Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG TRÊN CHÓ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG TRÊN CHÓ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: TRỊNH TỐ MAI
Ngành

: Dược thú y

Niên khóa

: 2004-2009

Tháng 9/ 2009

i


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG TRÊN CHÓ ĐƯỢC
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

TRỊNH TỐ MAI


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 9/ 2009

ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trịnh Tố Mai
Tên luận văn: Khảo sát tình hình nhiễm kí sinh trùng trên chó được điều trị tại
bệnh viện thú y của trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y ngày
……………………….
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Văn Phát

iii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi- Thú Y

Quí thầy cô trong khoa Chăn Nuôi Thú Y
Đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quí báu tạo cơ sở lí thuyết vững chắc
để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn:
Th.S Nguyễn Văn Phát, Th.S Bùi Ngọc Thúy Linh cùng các chị trong bệnh viện thú
y đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm thực tế và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập .

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “ Khảo sát tình hình nhiễm kí sinh trùng trên chó được điều trị tại bệnh
viện thú y của trường đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh”
Qua khám lâm sàng và xét nghiệm phân, máu, dịch cạo da và dịch tai của chó được
điều trị tại bệnh viện từ 9/2/09 đến 9/5/09 cho kết quả như sau:
+ Nội kí sinh trùng:
Trên nhóm giun đường ruột, chúng tôi đã lấy 283 mẫu phân của chó chưa tẩy xổ có 1
trong những biểu hiện sau đây: gầy còm, bỏ ăn, lông xơ xác, tiêu chảy, ói mửa, ngứa
hậu môn. Dựa vào tỉ trọng trứng giun sán và tỉ trọng nước muối bão hoà, chúng tôi tiến
hành phương pháp phù nổi để tìm trứng giun và phương pháp lắng gạn để tìm đốt sán,
trứng sán. Trong số 204 chó dương tính với giun đường ruột (72,08 %) có 103 chó
nhiễm giun móc (36,38 %), 92 chó nhiễm giun đũa (32,5 %) và 9 chó nhiễm giun tóc
(3,18 %). Giun đũa gặp nhiều ở chó dưới 3 tháng và giảm dần theo tuổi trong khi giun
móc nhiễm cao ở mọi lứa tuổi, giun tóc tăng dần theo tuổi. Giống nội nhiễm cao hơn
giống ngoại. Có 9 ca nhiễm sán hạt dưa, 1 ca nhiễm cầu trùng. Đa số chó nhiễm từ 1-2
loài giun trên một cá thể.
Trên nhóm giun tim, chúng tôi tìm thấy 2 mẫu chứa ấu trùng (13,33 %) trong 15 mẫu
máu được xem tươi dưới kính hiển vi. Tỉ lệ nhiễm giun tim tăng theo tuổi, giống nội
nhiễm cao hơn giống ngoại và thường gặp 4 triệu chứng chính: mệt mỏi, ho, thở khó,

phù vùng thấp.
+ Ngoại kí sinh trùng:
Qua khám lâm sàng 461 chó, chúng tôi thấy 94 chó nhiễm ve (20,39 %), 21 chó nhiễm
bọ chét (4,55 %), 6 con nhiễm rận (1,33 %). Xét nghiệm dưới kính hiển vi 40 mẫu dịch
cạo da và 8 mẫu dịch tai cho chúng tôi 12 ca nhiễm Demodex (30 %), 3 ca nhiễm
Sarcoptex (7,5 %). Giống nội nhiễm nhiều hơn giống ngoại và có khuynh hướng tăng
theo tuổi.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa…………………..…………………….………………………………………i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn………..………….…………………………..…….ii
Lời cảm tạ……………….…………………………………….……………………….iii
Tóm tắt luận văn……………………….……………………………..………………..iv
Mục lục………………………………………………………..………………………...v
Danh sách các bảng số liệu……………………………………………………………..x
Danh sách các hình………………………………….………………………………….xi
Danh sách các đồ thị…………………………………………………………………..xii
Chương 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1
1.1 Đặt vấn đề.................................................…………………………………….……1
1.2 Mục tiêu………………………………….……………………………….…...……2
1.3 Yêu cầu…………………………….………………………………………………..2
Chương 2: TỔNG QUAN……………………………………………………………..3
2.1 Đại cương về kí sinh trùng trên chó……………………………………………...3
2.2 Bệnh nội kí sinh thường gặp trên chó………..……………….………………….7
2.2.1 Giun đũa (Ascariasis)…….………………………………………………….7
2.2.1.1 Phân loại..............................................................................................7

2.2.1.2 Hình thái..............................................................................................7
2.2.1.3 Vòng đời..............................................................................................8
2.2.1.4 Triệu chứng và tác hại.........................................................................9
2.2.2 Giun móc (Ancylostomatosis)……………………………………………….9
2.2.2.1 Phân loại..............................................................................................9
2.2.2.2 Hình thái............................................................................................10
2.2.2.3 Vòng đời............................................................................................11

vi


2.2.2.4 Triệu chứng và tác hại.......................................................................11
2.2.3 Giun tóc (Trichocephalus vulpis)……………………………………..…….11
2.2.3.1 Phân loại............................................................................................11
2.2.3.2 Hình thái............................................................................................12
2.2.3.3 Vòng đời............................................................................................12
2.2.3.4 Triệu chứng…………………………………………………………12
2.2.4 Sán hạt dưa (Dipylidium caninum)…………………………………………12
2.2.4.1 Phân loại............................................................................................12
2.2.4.2 Hình thái............................................................................................13
2.2.4.3 Vòng đời............................................................................................13
2.2.4.4 Triệu chứng……………....................................................................14
2.2.5 Giun tim (Dirofilaria immitis)………………………………………………14
2.2.5.1 Phân loại............................................................................................14
2.2.5.2 Hình thái............................................................................................14
2.2.5.3 Vòng đời............................................................................................15
2.2.5.4 Triệu chứng……………....................................................................15
2.2.5.5 Điều trị…………..…………………………………………………15
2.2.5.6 Phòng bệnh………………………………………………..………..16
2.2.6 Cầu trùng (Canine Coccidiosis hay Isosporosis)…………………………16

2.2.6.1 Phân loại............................................................................................17
2.2.6.2 Hình thái............................................................................................17
2.2.6.3 Vòng đời............................................................................................17
2.2.6.4 Triệu chứng……………....................................................................18
2.2.6.5 Điều trị……………………………………………………………..18
2.2.6.6 Phòng bệnh………………………………………………..………..19
2.3 Bệnh ngoại kí sinh thường gặp trên chó………………………………..………19
2.3.1 Mò bao lông (Demodex canis) ……………………………………..………19

vii


2.3.1.1 Phân loại............................................................................................19
2.3.1.2 Hình thái............................................................................................19
2.3.1.3 Đặc điểm sinh học.............................................................................19
2.3.1.4 Triệu chứng……………....................................................................20
2.3.1.5 Phòng trị…………………………………………..………………..20
2.3.2 Ghẻ ngầm (Sarcoptes scabiei)………………………………………………21
2.3.2.1 Phân loại............................................................................................21
2.3.2.2 Hình thái............................................................................................21
2.3.2.3 Đặc điểm sinh học.............................................................................21
2.3.2.4 Triệu chứng……………....................................................................22
2.3.3 Ghẻ tai (Otodectes cynotis)………………………………………………….22
2.3.3.1 Phân loại............................................................................................22
2.3.3.2 Hình thái............................................................................................23
2.3.3.3 Đặc điểm sinh học.............................................................................23
2.3.3.4 Triệu chứng……………....................................................................23
2.3.3.5 Phòng trị………..…………………..……………..………………..23
2.3.4 Các loại ve…………………………………………………………………..24
2.3.4.1 Đặc điểm hình thái.............................................................................24

2.3.4.2 Vòng đời…………............................................................................25
2.3.4.3 Tác hại…………………...................................................................26
2.3.4.4 Phòng trị………....………………………………..………………..26
2.3.5 Rận…………………………………………………………………………..27
2.3.5.1 Phân loại............................................................................................27
2.3.5.2 Hình thái............................................................................................27
2.3.5.3 Đặc điểm sinh học.............................................................................27
2.3.5.4 Triệu chứng……………....................................................................28
2.3.5.5 Phòng trị………..…………………..……………..………………..28

viii


2.3.6 Bọ chét……………………………………………………………………….28
2.3.6.1 Phân loại............................................................................................28
2.3.6.2 Hình thái............................................................................................28
2.3.6.3 Đặc điểm sinh học.............................................................................29
2.3.6.4 Tác hại……………...........................................................................29
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT……………………….31
3.1 Thời gian và địa điểm...............................................................................................31
3.2 Đối tượng khảo sát...................................................................................................31
3.3 Dụng cụ, vật liệu khảo sát........................................................................................31
3.4 Nội dung khảo sát.....................................................................................................31
3.5 Phương pháp tiến hành.............................................................................................32
3.5.1 Phương pháp khám lâm sàng………………………………………………. 32
3.5.2 Phương pháp xét nghiệm kí sinh trùng...........................................................33
3.5.2.1 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu……………….………………33
3.5.2.2 Phương pháp xử lí mẫu.......................................................................33
3.5.3 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu................................................................34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………….….35

4.1 Tỉ lệ nhiễm chung...................................................................................................35
4.2 Tỉ lệ nhiễm nội kí sinh trùng.................................................................................38
4.2.1 Tỉ lệ nhiễm giun tròn đường ruột...............................................................38
4.2.1.1 Tỉ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo tuổi.......................................39
4.2.1.2 Tỉ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo giống....................................43
4.2.1.3 Tỉ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo triệu chứng..........................45
4.2.2 Tỉ lệ nhiễm sán hạt dưa................................................................................48
4.2.2.1 Tỉ lệ nhiễm sán hạt dưa theo tuổi………………………………….48
4.2.2.2 Tỉ lệ nhiễm sán hạt dưa theo giống..................................................49
4.2.3 Tỉ lệ nhiễm cầu trùng………………………………………………………50

ix


4.2.4 Tỉ lệ nhiễm giun tim.......................................................................................51
4.3 Tỉ lệ nhiễm ngoại kí sinh trùng.............................................................................52
4.3.1 Tỉ lệ nhiễm ngoại kí sinh theo tuổi..................................................................52
4.3.2 Tỉ lệ nhiễm ngoại kí sinh theo giống...............................................................55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................58
5.1 Kết luận....................................................................................................................58
5.2 Đề nghị.....................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60
PHỤ LỤC......................................................................................................................62

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 2.1: Phổ hoạt lực của 1 số thuốc phòng trị kí sinh trùng thường dùng trên chó..30

Bảng 4.1: Tỉ lệ nhiễm tổng quát các loại kí sinh trùng..................................................35
Bảng 4.2: Tỉ lệ nhiễm cụ thể từng loại kí sinh trùng.....................................................37
Bảng 4.3: Tỉ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo tuổi...................................................42
Bảng 4.4: Tỉ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo giống................................................44
Bảng 4.5: Tỉ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo triệu chứng.......................................47
Bảng 4.6: Tỉ lệ nhiễm sán hạt dưa theo tuổi..................................................................48
Bảng 4.7: Tỉ lệ nhiễm sán hạt dưa theo giống...............................................................49
Bảng 4.8: Tỉ lệ nhiễm ngoại kí sinh theo tuổi...............................................................54
Bảng 4.9: Tỉ lệ nhiễm ngoại kí sinh theo giống............................................................55

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình

2.1:

Trứng

T.

canis



T.

leonina...........................................................................8

Hình

2.2:

Trứng

U.stenocephala

A.caninum...........................................................10



Hình 2.3: Dipylidium caninum

.....................................................................................13
Hình 2.4: Vòng đời Isospora
canis...............................................................................17
Hình 2.5: Otodectes cynotis
.........................................................................................23
Hình 2.6: Trứng Otodectes spp....................................................................................
23
Hình 2.7: Ve cứng
(Ixodidae)........................................................................................24
Hinh 2.8: Ve mềm
(Argasidae).....................................................................................24
Hình 2.9: Rận và trứng
rận............................................................................................28
Hình 2.10: Ctenocephalides canis................................................................................
29
Hình 4.1: Phân lẫn giun đũa.........................................................................................

46
Hình 4.2: Trứng giun đũa (vật kính
40)........................................................................46
Hình 4.3: Trứng giun móc (vật kính
40).......................................................................46

12


Hình 4.4: Trứng giun tóc (vật kính
100).......................................................................46
Hình 4.5: Phân lẫn sán hạt
dưa......................................................................................50
Hình 4.6: Đốt sán hạt dưa (vật
kính10).........................................................................50
Hình 4.7: Isospora cannis (vật kính 10 và
40)..............................................................50
Hình 4.8: Giun tim (Giun trưởng thành và ấu
trùng)....................................................51
Hình 4.9: Chó nhiễm Demodex....................................................................................
56
Hình 4.10: Demodex canis (vật kính
40).......................................................................56
Hình 4.11: Chó nhiễm
Sarcoptes..................................................................................57
Hình 4.12: Sarcoptes scabiei (vật kính 10)..................................................................
57
Hình 4.13: Ve kí sinh trong tai
chó…………………………….…………..................57
Hình 4.14: Ve cái và đực kí sinh trên da chó……………………….…………..……

57

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ

thị

4.1:

Tỉ

lệ

nhiễm

giun

.........................................41

13

tròn

đường

ruột

theo


tuổi.......


Đồ thị 4.2: Tỉ lệ nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc theo tuổi
................................41
Đồ thị 4.3: Tỉ lệ nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc theo giống
.............................45
Đồ

thị

4.4:

Tỉ

lệ

nhiễm

ngoại



sinh

theo

sinh

theo


giống

tuổi..............................................................53
Đồ

thị

4.5:

Tỉ

lệ

nhiễm

..........................................................56

14

ngoại




Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ lâu chó đã trở thành vật nuôi thân quen với con người. Kinh tế phát triển cho
phép nhu cầu nuôi chó để tiêu khiển, giữ nhà, nghiệp vụ, thương mại…ngày càng

tăng. Việc lai tạo, du nhập nhiều giống chó vào Việt Nam nhanh chóng mang theo
nhiều mầm bệnh mới lây nhiễm cho các giống chó địa phương. Hơn nữa, chó nuôi
thiếu sự quan tâm và quản lí đúng mức của chủ. Điều này góp phần làm cho tỉ lệ
nhiễm bệnh ở chó tăng cao trong những năm gần đây. Ngoài các bệnh do virus, vi
khuẩn gây ra thì bệnh kí sinh trùng ở chó đang có xu hướng ngày càng tăng và đa
dạng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta. Hiện nay, bệnh kí sinh trùng đang
là mối quan tâm lớn cho những người yêu chó và những người làm thú y. Các nội kí
sinh trùng gây tổn thương cơ quan, giảm đề kháng của chó thì các ngoại kí sinh trùng
gây mất vệ sinh, giảm giá trị thẩm mĩ của chó. Nguy hiểm hơn hết không ít loài kí
sinh ở chó có thể lây nhiễm và đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của con người như
Ancylostoma spp, Toxocara canis, Dipylidium caninum…đặc biệt là trẻ em.
Nhiều tác giả như Lê Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1995), Bùi Ngọc Thúy Linh
(1998), Trần Thiện Xuân (2002)... đã kết luận tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng trên chó là rất
cao, có nơi lên đến 100%. Vì vậy, việc chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa nhiễm kí sinh
trùng trên chó đang là mối quan tâm lớn cho ngành thú y.
Nhằm tạo cơ sở cho việc điều trị và phòng ngừa có hiệu quả, góp phần bảo vệ sức
khỏe của con người, được sự chấp thuận của bộ môn Nội Dược thuộc khoa Chăn
Nuôi Thú Y, bệnh viện thú y của trường đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của
Thạc sĩ Nguyễn Văn Phát, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

15


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG TRÊN CHÓ ĐƯỢC ĐIỀU
TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.2 Mục tiêu
Xác định các tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng thường thấy ở chó để chẩn đoán chính xác
và phòng trị hiệu quả.
1.3 Yêu cầu

Xác định tỉ lệ nhiễm nội kí sinh (giun, sán, cầu trùng, giun tim) theo tuổi, giống
Xác định các tỉ lệ nhiễm ghép giữa các loài trong nhóm nội kí sinh
Xác định các tỉ lệ nhiễm ngoại kí sinh (ve, ghẻ, rận, bọ chét) theo tuổi, giống
Ghi nhận các biểu hiện lâm sàng thường gặp khi chó nhiễm kí sinh trùng
Tính tỉ lệ nhiễm kép nội và ngoại kí sinh

16


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đại cương về kí sinh trùng trên chó
- Hiện tượng kí sinh là sự cư trú tạm thời hay thường xuyên giữa một sinh vật (kí sinh
trùng) trên hoặc trong cơ thể một sinh vật khác (kí chủ) hoàn toàn gây hại cho sinh vật
- Có 2 phương thức kí sinh trên chó: Nội kí sinh và ngoại kí sinh. Bệnh thường ở
dạng mãn tính.
- Một số kí sinh trùng lây lan giữa chó và người. Ví dụ: Echinococcus granulosus,
Dipylidium caninum, Toxocara canis…
- Hệ thống phân loại:
Ngành (phylum)
Lớp (class)
Bộ (order)
Họ (family)
Tộc( trible)
Giống (genus)
Loài (specie)
Chủng (variety)
Các kí sinh trùng cùng loài khi chúng có cùng đặc tính sinh học, có khả năng sinh sản
với nhau và di truyền các đăc tính đó cho thê hệ sau.
- Đường xâm nhập:

+ Qua ăn uống: Chủ yếu đối với giun sán đường ruột như giun đũa Toxocara canis,
cầu trùng Isospora canis
+ Qua da: Giun móc Ancylostoma caninum
+ Qua máu: Giun tim Dirofilaria immitis
- Đường truyền lây:

17


+ Qua đất, nước
+ Qua tiếp xúc: ve, ghẻ.
+ Qua động vật trung gian: Muỗi là trung gian gây bệnh giun tim
+ Qua nhau thai, sữa: Giun đũa Toxocara canis truyền từ mẹ sang con trong 3 tuần lễ
đầu.
- Đặc điểm sinh học:
+ Sinh sản: khả năng sinh sản rất cao, đa dạng (hữu tính hay vô tính, đẻ trứng hay đẻ
con, 1 lần hay suốt đời). Trứng chứa 1 hay nhiều tế bào phôi, vỏ trứng có hình dạng
và cấu tạo khác nhau ở mỗi loài.. Ấu trùng sán lá, sán dây cũng có khả năng sinh sản.
Cơ quan sinh dục đơn tính hay lưỡng tính, thụ tinh chéo, tự thụ tinh, thậm chí không
cần thụ tinh.. Con cái luôn lớn hơn con đực.
+ Sự phát dục: Tùy theo mỗi loài mà có nhiều giai đoạn khác nhau từ trứng đến
trưởng thành:
Trứng → lột xác (giữ hình thái, thay đổi kích thước) → biến thái (thay đổi hình dạng)
→ thế đời (chết giai đoạn này, sinh giai đoạn mới) → trưởng thành
+ Sự di chuyển: Qua nhiều kí chủ trung gian bên ngoài cơ thể chó hay qua nhiều cơ
quan nội tạng trong cơ thể chó trước khi đến vị trí kí sinh cuối cùng.
+ Vòng đời: Thông thường, con trưởng thành kí sinh trong cơ thể chó, bài thải trứng
và ấu trùng ra môi trường ngoài. Ấu trùng phát triển đến giai đoạn nhất định thì gây
nhiễm trực tiếp trên chó hay xâm nhập vào kí chủ trung gian chờ cơ hội gây nhiễm
trên chó. Tùy loài, ấu trùng có thể trải qua nhiều giai đoạn 1, 2, 3, 4, 5… gọi là ấu

trùng gây nhiễm L1, L2, L3, L4, L5…trong cơ thể chó hoặc ngoài môi trường.
- Chó có 3 nhóm nội kí sinh trùng:
+ Sán dây (Cestoda): Cơ thể dẹp, phân đốt, dài từ vài mm đến trên 10m. Ngoài là lớp
chitin nhiều lỗ nhỏ, kế tiếp là lớp dưói biểu bì, trong cùng là lớp cơ. Có 3 loại đốt: Đốt
đầu (chứa cơ quan bám), đốt cổ (vùng sinh trưởng) và đốt thân (đốt non, đốt trưởng

18


thành, đốt già). Hầu hết lưỡng tính, sinh sản vô tính như tạo kén, mọc chồi. Đa số kí
sinh ở cơ quan tiêu hóa và có chu kì phát triển gián tiếp cần 1-2 kí chủ trung gian.
+ Sán lá (Trematoda): Cơ thể dẹp, hình chiếc lá đối xứng, ngoài là chitin, kế là lớp cơ,
không phân đốt, có giác miệng, giác bụng và giác sinh dục. Vòng đời liên quan tới ốc.
Đa số lưỡng tính, phát triển gián tiếp.
+ Giun tròn (Nematoda): Đa số cơ thể hình trụ tròn, dài, không phân đốt, đực cái
riêng biệt có hình dạng khá giống nhau. Lớp cuticle bên ngoài thẩm thấu, có các sợi
nhỏ tạo giác, tấm lược và cánh đuôi. Dưới cuticle là lớp hạ bì, trong cùng là lớp cơ. Kí
sinh trong tất cả các cơ quan của cơ thể, ấu trùng di hành khắp cơ thể. Sinh sản hữu
tính, 1 lần thế đời lúc đẻ trứng hoặc đẻ ấu trùng, các giai đoạn còn lại là biến thái.
Vòng đời có 5 giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, 4 lần lột xác. Trứng đa
dạng. Chu trình phát triển trực tiếp hay gián tiếp cần 1-2 kí chủ trung gian. Ấu trùng
có thể di hành hoặc không di hành
- Chó có 2 nhóm ngoại kí sinh trùng:
+ Lớp hình nhện (Arachnida) gồm ve, Demodex, Sarcoptes và Otodectes
+ Lớp côn trùng (Insecta) gồm rận và bọ chét
Đa số kí sinh hoàn toàn trên chó, có 4 giai đoạn trong vòng đời (trừ rận không có giai
đoạn Larva): Trứng

Larva


Nymph

Trưởng thành

- Các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển kí sinh trùng:
♦ Yếu tố tự nhiên:
+ Trứng phát triển thích hợp khoảng 28 - 35oC, dưới 28oC thì chậm phát triển, trên
45oC thì không phát triển.
+ Ẩm độ thấp ấu trùng không nở được, ẩm độ cao tồn tại lâu.
+ Các yếu tố môi trường như O2, pH, ánh sáng, thổ nhưỡng, độ cao, mật độ của hệ
động - thực vật.
♦ Yếu tố xã hội:
+ Thói quen ăn thịt chó, gần gũi với chó, đặc biệt là trẻ em

19


+ Lai giống chó ngoại
+ Thói quen thả chó rong
+ Trình độ văn minh: ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường, ý thức tẩy xổ định kì
Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, thời tiết đa dạng giữa các miền nên hệ kí sinh đa dạng.
Ngoài các yếu tố trên, độc lực, số lượng kí sinh, tuổi, chế độ dinh dưỡng và sức đề
kháng của chó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kí sinh.
- Miễn dịch kí sinh:
Miễn dịch kí sinh là miễn dịch mang trùng, yếu, ngắn, không hoàn toàn do kháng
nguyên kí sinh có kích thước lớn, cư trú ở các cơ quan có lượng kháng thể ít, có nhiều
giai đoạn phát triển làm kháng thể không đáp ứng kịp. Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: Chó có khả năng đề kháng với 1 loài kí sinh trùng nào đó ngay
từ khi sinh ra mặc dù có quan hệ mật thiết với loài kí sinh trùng đó. Ví dụ: Chó hoàn
toàn không nhiễm giun đũa heo Ascaris suum.

+ Miễn dịch thu được: Chó có khả năng kháng bệnh sau khi đã nhiễm kí sinh
- Tác hại của kí sinh trùng:
+ Tác động tại nơi kí sinh và tại các cơ quan khác do di hành: Gây tổn thương, xáo
trộn hoạt động sinh lí bình thường của cơ quan, gây viêm loét, xuất huyết nội tạng,
chèn ép các mô, tắc ruột, thủng ruột, vỡ hồng cầu.
+ Cướp dinh dưỡng làm chó gầy còm, ốm yếu, thiếu máu, chậm tăng trưởng, suy
nhược, giảm đề kháng.
+ Phóng chất độc, gây phản ứng mô, dị ứng ngứa ngáy toàn thân
+ Truyền bệnh nguy hiểm khác cho chó.
+ Mất giá trị của vật nuôi
+ Lây nhiễm sang người
- Một số loài giun sán thường gặp trên chó (Lê Hữu Khương, 2005):
+ Sán dây: Spirometra mansoni (Cobbolb, 1882), Dipylidium caninum (Linnaeus,
1758), Taenia pisiformis (Bloch, 1780), Taenia hydatigena Pallas, 1766.

20


+ Giun tròn: Toxocara canis (Werner, 1782), Dirofilaria immitis (Leidy, 1856),
Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809), Trichocephalus vulpis (Frohlich, 1789),
Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859), Ancylostoma braziliense Gome de Faria,
1910, Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884), Gnathostoma spinigerum Owen,1836.
2.2 Bệnh nội kí sinh thường gặp trên chó
2.2.1 Giun đũa (Ascariasis)
Bệnh khắp nơi và có thể truyền cho người. Chó dưới 1 tháng tuổi nhiễm cao nhất, chủ
yếu qua bào thai, sữa. Chó lớn tích trữ mầm bệnh trong mô, nhiễm bệnh chủ yếu qua
ăn uống. Bệnh nhiễm giảm dần theo tuổi. Giun kí sinh trong ruột non của chó trên 6
tháng và chó trưởng thành. Chim và loài gặm nhấm là động vật tích trữ mầm bệnh.
2.2.1.1 Phân loại
Ngành: Nemathelminthes

Lớp: Nematoda

Schneider, 1873

Rudolphi, 1808

Bộ: Ascaridida

Skrjabin et Achulz, 1940

Họ: Anisakidae

Skrjabin et Karoklsin, 1945

Giống: Toxocara

Stiles, 1905

Loài: Toxocara canis

Werner, 1782

Toxascaris leonina

Linstow,1902

(dẫn trích bởi Bùi Ngọc Thúy Linh, 2004)
2.2.1.2 Hình thái
♦ Toxocara canis: Đầu hơi cong về mặt bụng, 3 môi, cánh đầu rộng, có thực quản, dạ
dày nhỏ và ruột. Giun đực dài 50 - 100 mm, đuôi hơi tù, 2 gai giao hợp bằng nhau dài

0,075 - 0,085 mm. Giun cái dài 90 - 180 mm, đuôi thẳng. Trứng hơi tròn, kích thước
0,080 - 0,085 x 0,064 - 0,072 mm. Vỏ trứng dày sần sùi, không trơn láng.
♦ Toxascaris leonina: Đầu hẹp hơi cong về phía lưng, 3 môi và có cánh đầu. Thực
quản đơn giản, hình trụ, không có hành thực quản và không có dạ dày. Con đực dài 40
- 80 mm, đưôi nhọn. Hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,7 - 1,5 mm. Con cái dài 60 -

21


100 mm. Trứng hình bầu dục, vỏ nhẵn, kích thước 0,075 - 0,085 x 0,060 - 0,075 mm,
lớp vỏ ở giữa dày, vàng nhạt.
T. canis

T. leonina

Hình 2.1: Trứng T. canis và T. leonina
2.2.1.3 Vòng đời
♦ Toxocara canis: Có vòng đời hoàn hảo và tiêu biểu nhất họ giun đũa.
Trứng mới đẻ có 1 phôi, phát triển thành L1, L2 sau 10 - 15 ngày. Có 4 cách truyền
bệnh:
+ Chó dưới 3 tháng tuổi: Nuốt trứng có L2, nở trong ruột, theo máu tới gan. Tại
gan, lột xác thành L3 rồi đến phổi, khí quản, hầu. Khi chó ho, L3 xuống trở lại ruột
non thành L4, L5 và trưởng thành.
+ Chó 6 tháng tuổi: Nuốt trứng có L2, nở trong ruột, theo máu tới gan. Tại gan, lột
xác thành L3 đến phổi rồi trở về tích trữ tại mô gan, phổi, não, tim, ruột. Trước khi
sanh 3 tuần, L3 từ mô chó mẹ qua nhau đến phổi bào thai ra khí quản về ruột phát
triển thành giun trưởng thành sau 3 tuần. Trong khi đó, một số L3 từ mô chó mẹ di
hành lên phổi rồi trở về ruột phát triển thành giun trưởng thành. Chó mẹ nhiễm
giun 1 lần có thể truyền sang chó con ở 3 lứa đẻ liên tiếp. Ngoài ra, một số ấu
trùng trong mô chó mẹ bài thải qua sữa trong suốt 3 tuần đầu sau khi sinh, ấu

trùng trực tiếp vào ruột phát triển thành dạng trưởng thành mà không có di hành.

22


Chú ý loài gặm nhấm và chim nuốt trứng chứa L2 sẽ tích trữ trong mô, chó ăn các
con vật này sẽ nhiễm giun sau 4-5 tuần mà không có sự di hành.
♦ Toxascaris leonina: Trứng theo phân ra ngoài thành L2 sau 3 - 6 ngày ở 19 22oC. Qua ăn uống, ấu trùng vào ruột, không di hành, lột xác 3 lần thành L5 trong
6 tuần. Từ trứng thành giun trưởng thành mất 74 ngày.
2.2.1.4 Triệu chứng và tác hại
Chó dưới 2 tháng tuổi: bỏ ăn, gầy còm, thiếu máu, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói
mửa có giun. Chó lớn có biểu hiện thần kinh, co giật. Ấu trùng di hành qua gan,
phổi gây viêm, hoại tử, phù thủng và xuất huyết. Nếu nhiễm nặng, chó có thể tắc
vỡ ruột, tắc vỡ ống dẫn mật, viêm ruột xuất huyết.
2.2.2 Giun móc (Ancylostomatosis)
Bệnh khắp nơi, quanh năm. Tỉ lệ nhiễm khá cao, nhiều nhất là do Ancylostoma
caninum. Trứng dễ chết dưới ánh sáng mặt trời, ấu trùng dễ chết khi khô lạnh.
Giun trưởng thành kí sinh trên non của chó. Chó non dễ nhiễm hơn chó lớn qua
đường tiêu hóa, qua sữa, qua da (chủ yếu). Giun có thể sống trong cơ thể chó 7
năm.
2.2.2.1 Phân loại
Ngành: Nemathelminthes
Lớp: Nematoda

Schneider, 1873

Rudolphi, 1808

Bộ: Rhabditita
Bộ phụ: Strongylata

Họ: Ancylotomidae
Họ phụ: Ancylotominae
Giống: Ancylostoma
Loài: Ancylostoma caninum
Ancylostoma braziliense
Họ phụ: Necatorinae

23


Loài: Uncinaria stenocephala
(dẫn trích bởi Lê Hữu Khương, 1999)
2.2.2.2 Hình thái
♦ Ancylostoma caninum: Bao miệng mỗi bên có 3 đôi răng. Giun đực dài 9 - 12
mm, túi đuôi phát triển, gai giao hợp dài bằng nhau 0,74 - 0,87 mm, đoạn cuối
nhọn. Giun cái dài 10 - 21 mm, âm hộ nằm 1/3 phía sau thân. Mỗi giun cái đẻ
10 000 - 30 000 trứng mỗi ngày.
♦ Ancylostoma braziliense: Bao miệng chỉ có 1 đôi răng. Giun đực dài 6 - 6,75
mm, giun cái dài 7 - 10 mm. Phần đuôi giun đực và cái giống A. caninum
♦ Uncinaria stenocephala: Bao miệng có 5 mảnh lồi, 2 tấm cắt hình bán nguyệt
xếp đối xứng không có răng. Giun đực dài 6 - 16 mm. Giun cái dài 9 - 16 mm,
cuối đuôi có gai nhọn, âm hộ nằm ở 1/3 phía sau thân.
Trứng 3 loài đều có hình bầu dục, 2 đầu tròn đều có 2 lớp vỏ, bên trong có khoảng
8 - 16 phôi nhưng kích thước trứng mỗi loài khác nhau: Ancylostoma caninum:
0,056 - 0,075 x 0,034 - 0,047 mm. Ancylostoma braziliense: 0,075 - 0,095 x 0,041
- 0,045 mm. Uncinaria stenocephala: 0,078 - 0,083 x 0,052 - 0,059 mm
A. caninum

U. stenocephala


Hình 2.2: Trứng U. stenocephala và A. caninum
2.2.2.3

Vòng đời

Phát triển trực tiếp. Trứng theo phân ra ngoài thành L1 sau 24h, lột xác thành L2,
L3 sau 1 tuần, phân tán khắp nơi. Chó ăn L3, theo máu đến phổi thành L4 trong 2
ngày. Khi đến hầu, ấu trùng làm chó ho và được nuốt quay về ruột thành L5. Sau

24


14 - 20 ngày, L5 thành giun trưởng thành tại ruột. Ở chó cái, sau khi di hành lên
phổi, một số L3 sẽ trở lại cơ vân và nằm yên ở đó đến khi chó mang thai và sinh
con, chúng sẽ hoạt động trở lại, L3 theo máu vào sữa truyền cho chó con trong 3
tuần đầu sau khi sinh. Chó nhiễm 1 lần duy nhất có thể truyền ấu trùng qua sữa ở 3
lứa đẻ liên tiếp. Ấu trùng cũng có thể bị chặn ở các mô ruột non, không phát triển
thành dạng trưởng thành. Uncinaria giống Ancylostoma nhưng không có di hành
khi nhiễm qua đường miệng.
2.2.2.4 Triệu chứng và tác hại
Chó đau bụng, bỏ ăn, mệt mỏi, gầy yếu, viêm ruột, tiêu chảy cấp tính hay mãn
tính, ói. Thiếu máu nhược sắc do giun tiết chất kháng đông tại vị trí hút máu làm
xuất huyết liên tục. Hư hại lớp nhung mao ruột ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ
Fe, vitamin B1, B2 và C. Ấu trùng vào da gây viêm da cục bộ, tạo nốt sần. Ấu
trùng vào phổi làm chó ho, sủa khàn, sốt, sưng cuống phổi, yết hầu. Chó con chết
nhanh trong 2 - 3 tuần đầu nếu nhiễm qua sữa mẹ.
* Lây cho người: Ấu trùng có thể chui qua da người làm nổi mụn đỏ, viêm da,
ngứa, xuất hiện những đường ngoằn ngoèo trên da khi ấu trùng di chuyển, tồn tại
dưới da người hàng tuần hoặc cả năm. Nếu nuốt một lượng lớn L3 thì viêm ruột
cấp tính.

2.2.3 Giun tóc (Trichocephalus vulpis)
Giun kí sinh ở manh tràng, thường thấy ở chó con
2.2.3.1 Phân loại
Ngành: Nemathelminthes
Lớp: Nematoda

Schneider, 1873

Rudolphi, 1808

Họ: Trichocephalidae
Giống: Trichocephalus
Loài: Trichocephalus vulpis

25

Frohlich, 1789


×