Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 4 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.59 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ
VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y
QUẬN 4 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ KIM THẢO
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y Vĩnh Long

Niên Khóa

: 2003 - 2008

Tháng 6/ 2009


KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 4 – THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VÕ THỊ KIM THẢO



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
BSTY. ĐẶNG THỊ XUÂN THIỆP
ThS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 6/2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: VÕ THỊ KIM THẢO.
Tên đề tài: “Khảo sát bệnh trên đường tiêu hoá ở chó và ghi nhận kết quả
điều trị tại trạm thú y quận 4 – thành phố Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoá ngày 25 – 26 tháng 06
năm 2009.

Giáo viên hướng dẫn

BSTY. ĐẶNG THỊ XUÂN THIỆP

ii


LỜI CẢM ƠN
” Chân thành biết ơn BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp, ThS. Nguyễn Văn Phát đã tận

tình chỉ dẫn truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
” Chân thành cảm ơn
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
- Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Thành Phố Vĩnh Long
- Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y và tất cả quý thầy cô đã truyền đạt những
kiến thức và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập.
”Thành thật biết ơn
- BSTY. Đồng Minh Hiển
- Cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại Trạm Thú y Quận 4 - TP. Hồ Chí Minh đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.
” Cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Tại chức 03 Thú y Vĩnh Long đã chia sẻ
cùng tôi những vui buồn và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
VÕ THỊ KIM THẢO

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 25/8/2008 đến ngày 25/12/2008 tại Trạm Thú y
quận 4-Tp. HCM với nội dung ‘‘Khảo sát bệnh trên đường tiêu hóa ở chó và ghi
nhận hiệu quả điều trị’’. Kết quả được thực hiện như sau :
™ Về tình hình bệnh: nghi bệnh do Carré có 86 ca, chiếm 15%, nghi bệnh
do Parvovirus có 45 ca, chiếm 7,85%, nghi bệnh do Leptospira có 8 ca,
chiếm 1,4%, rối loạn tiêu hóa có 272 ca, chiếm 47,47%, viêm nướu răng
có 6 ca, chiếm 1,05%, ngộ độc có 9 ca, chiếm 1,57%, sa trực tràng có 4
ca, chiếm 0,7%. Bệnh do ký sinh trùng có 143 ca, chiếm 25%.
™ Hiệu quả điều trị : nghi bệnh do Carré: điều trị được 86 ca, tỷ lệ khỏi

bệnh là 62,28%, nghi bệnh do Parvovirus: điều trị được 45 ca, tỷ lệ khỏi
bệnh là 66,67%, nghi bệnh do Leptospira: điều trị được 8 ca, tỷ lệ khỏi
bệnh là 62,50%, rối loạn tiêu hóa: điều trị được 272 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là
95,96%, viêm nướu răng: điều trị được 6 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%,
ngộ độc: điều trị được 9 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 55,56%, sa trực tràng: điều
trị được 4 ca, tỷ lệ khỏi bệnh 100%. Bệnh do ký sinh trùng: điều trị được
143 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ.................................................................. xi
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
U

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH...........................................................................................................1
1.3. YÊU CẦU.............................................................................................................1
U

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................................2

2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ...........................................................................2
2.1.1. Thân nhiệt (đo ở trực tràng) ...........................................................................2
2.1.2. Tần số hô hấp ................................................................................................2
2.1.3. Tần số tim ......................................................................................................2
2.1.4. Tuổi thành thục và thời gian mang thai ........................................................2
2.1.5. Chu kỳ lên giống ...........................................................................................2
2.1.6. Số con trong lứa và thời gian cai sữa .............................................................2
2.1.7. Một vài chỉ tiêu sinh hóa máu chó. ................................................................3
2.2. PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH CHÓ .......................................................................3
2.2.1. Buộc mõm ......................................................................................................3
2.2.2. Banh miệng ....................................................................................................3
2.2.3. Giữ chặt gáy ...................................................................................................4
2.2.4. Vòng đeo cổ ...................................................................................................4
2.3. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ........................................................................4
2.3.1. Đăng kí và hỏi bệnh .......................................................................................4
2.3.2. Chẩn đoán lâm sàng .......................................................................................4
v


2.3.3. Chẩn đoán cận lâm sàng.................................................................................4
2.3.4. Chẩn đoán khác ..............................................................................................5
2.4 MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ. .......................................6
2.4.1. Bệnh Carré (Canine Distemper) ...................................................................6
2.4.2. Bệnh do Parvovirus .....................................................................................13
2.4.3. Bệnh do Leptospira ......................................................................................17
2.4.4. Bệnh do kí sinh trùng ...................................................................................22
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................25
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM..............................................................................25
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................25
3.3. DỤNG CỤ KHẢO SÁT .....................................................................................25

3.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...........................................................................25
3.4.1. Chẩn đoán lâm sàng .....................................................................................25
3.4.2. Một số thuốc sát trùng, hoá chất và các loại thuốc sử dụng trong công tác
chẩn đoán và điều trị ..............................................................................................25
3.5. ĐIỀU TRỊ BỆNH................................................................................................26
3.6. NỘI DUNG KHẢO SÁT....................................................................................26
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...........................................................................27
4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hoá. ..................................................27
4.2. Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm giống, nhóm tuổi, giới tính. .....28
4.2.1. Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm giống. ................................28
4.2.2. Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm tuổi. ..................................29
4.2.3. Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá theo giới tính..............................................31
4.3. Một số nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh trên đường tiêu hoá..................32
4.3.1. Bệnh Carré...................................................................................................33
4.3.2. Bệnh do Parvovirus .....................................................................................34
4.3.3. Bệnh do Leptospira ......................................................................................36
4.3.4. Rối loạn tiêu hóa ..........................................................................................37
4.3.5. Viêm nướu răng ...........................................................................................39
4.3.6. Ngộ độc ........................................................................................................40
4.3.7. Sa trực tràng .................................................................................................41
vi


4.3.4. Bệnh do ký sinh trùng ..................................................................................42
4.4. Hiệu quả điều trị chung.......................................................................................43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................45
5.1. Kết luận...............................................................................................................45
5.2. Đề nghị................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................47
PHỤ LỤC


vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
MAT: Microscopic Agglutination Test
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

n: số ca bệnh

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hình thái virus Carré trên chó....................................................................... 6
Hình 2.2. Chó viêm kết mạc mắt................................................................................... 8
Hình 2.3. Chó bị viêm phổi chảy mũi xanh sệt trong bệnh Carré ................................ 8
Hình 2.4. Chó nổi mụn mủ vùng da bụng ..................................................................... 9
Hình 2.5. Chó tiêu chảy phân lỏng nhiều nước ............................................................. 9
Hình 2.6. Chó co giật rồi chết...................................................................................... 10
Hình 2.8. Hình thái Parvovirus trên chó

............................................................... 13

Hình 2.9. Chó tiêu chảy máu với nhiều nước.............................................................. 15
Hình 2.10. Chó ói mửa nặng........................................................................................ 15
Hình 2.11. Hình thái Leptospira trên chó.................................................................... 18
Hình 4.1. Da gan bàn chân của chó bị sừng hoá trong nghi bệnh Carré .................... 33
Hình 4.2. Chó bị tiêu chảy máu tanh trong nghi bệnh do Parvovirus......................... 35

Hình 4.3 và hình 4.4. Chó bị vàng niêm mạc miệng và niêm mạc mắt trong nghi bệnh
do Leptospira............................................................................................................... 36
Hình 4.5. Chó bị tiêu chảy có máu trong rối loạn tiêu hóa ......................................... 38
Hình 4.6. Đoạn trực tràng bị hoại tử............................................................................ 41

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hoá............................................ 27
Bảng 4.2. Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm giống. ............................... 28
Bảng 4.3. Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm tuổi ................................... 29
Bảng4.4. Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo giới tính....................................... 31
Bảng 4.5. Tỷ lệ từng nhóm bệnh có triệu chứng tiêu hoá ở chó ................................. 32
Bảng 4.6. Kết quả điều trị nghi bệnh Carré ................................................................ 34
Bảng 4.7. Kết quả điều trị nghi bệnh do Parvovirus................................................... 35
Bảng 4.8. Kết quả điều trị nghi bệnh do Leptospira ................................................... 37
Bảng 4.9. Kết quả điều trị rối loạn tiêu hóa ................................................................ 38
Bảng 4.11. Kết quả điều trị ngộ độc............................................................................ 40
B ảng 4.12. Kết quả điều trị sa trực tràng.................................................................... 42
Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh do ký sinh trùng...................................................... 42
Bảng 4.14. Kết quả điều trị từng nhóm bệnh có triệu chứng tiêu hóa trên chó.. ........ 43

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó........................................ 14
Sơ đồ 2.2. Cách lây lan trong bệnh do Leptospira ...................................................... 19
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hoá ....................................... 27

Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hóa chó theo nhóm giống................ 28
Biểu đồ 4.3. So sánh tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hóa chó theo nhóm tuổi................... 30
Biểu đồ 4.4. So sánh tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hóa chó theo giới tính...................... 31

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu việc nuôi chó đã là truyền thống của người Việt Nam, ngoài mục đích
nuôi để giữ nhà, chó còn được nuôi với nhiều mục đích khác nhau như chó làm xiếc,
chó đua, chó nuôi để phục vụ trong các công tác an ninh quốc phòng (phát hiện hàng
quốc cấm,…). Đặc biệt những năm gần đây, trong cộng đồng người Việt Nam đã nỗz
ra hình thức nuôi chó kiểng. Nhiều giống chó được du nhập vào nước ta như: chó
Bulldog, chihuahua, Boxer, Chó Nhật, Chowchow, Dalmatian (Chó đốm),... Đi kèm
với sự đa dạng phong phú nhiều chủng loại chó là nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
như: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus và nguy hiểm hơn là có những bệnh có thể lây
sang người như: bệnh do Leptopira, đồng thời có những bệnh không nguy hiểm nhưng
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thú như bệnh gây rối loạn tiêu hóa,….
Do đó để có được sự hiểu biết về công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, phòng bệnh
trên thú, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi- Thú y và Bộ môn Nội dược, dưới sự
hướng dẫn của BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp, ThS. Nguyễn Văn Phát, nay tôi tiến
hành đề tài: “KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HOÁ Ở CHÓ VÀ GHI
NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 4 - Tp. HCM”
1.2. MỤC ĐÍCH
Nâng cao sự hiểu biết về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và phòng bệnh cho chó.
1.3. YÊU CẦU
- Ghi nhận tỷ lệ và phân tích các trường hợp chó mắc bệnh trên đường tiêu hóa.

- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng.
- Ghi nhận hiệu quả điều trị.

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
2.1.1. Thân nhiệt (đo ở trực tràng)
+ Chó trưởng thành: 37,5oC- 39oC
+ Chó con biến thiên từ 35,6oC- 36,1oC
2.1.2. Tần số hô hấp
+ Chó trưởng thành: 10-30 lần/ phút
+ Chó con: 15-35 lần/ phút.
2.1.3. Tần số tim
+ Chó trưởng thành: 70- 120 lần/ phút
+ Chó con: 200- 220 lần/ phút.
2.1.4. Tuổi thành thục và thời gian mang thai
+ Chó đực: 7- 10 tháng tuổi.
+ Chó cái: 7- 12 tháng tuổi.
+ Thời gian mang thai: 57- 63 ngày.
2.1.5. Chu kỳ lên giống
+ Bình thường mỗi năm 2 lần.
+ Thời gian động dục trung bình: 12- 20 ngày.
+ Thời gian phối tốt nhất: 9- 13 ngày kể từ khi có biểu hiện động dục đầu tiên.
2.1.6. Số con trong lứa và thời gian cai sữa
+ Tùy theo giống chó và tuổi chó mẹ, thông thường là 3- 15 con/ lứa.
+ Tuổi cai sữa từ 8- 9 tuần kể từ lúc sanh.


2


2.1.7. Một vài chỉ tiêu sinh hóa máu chó
Chỉ tiêu

Đơn vị

Trung bình

- Hồng cầu

106/mm3 máu

5,5 - 8,5

- Bạch cầu

103/mm3 máu

8 - 18

-Bạch cầu trung tính

103/mm 3 máu

3 - 12

-Bạch cầu trung tính


103/mm3 máu

0 - 0,3

- Lymphocyte

103/mm3 máu

1 - 4,8

- Eosinophile

103/mm3 máu

1 - 1,3

- Monocyte

103/mm3 máu

0,15 - 1,4

103/mm3 máu

2-9

chưa trưởng thành

- Tiểu cầu


(Nguồn: Trần Thanh Phong, 1996)
2.2. PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH CHÓ
2.2.1. Buộc mõm
- Dùng một sợi dây vải mềm với một nút giữ chặt được cho vào mõm chó, đặt
nút cột nằm ở trên mũi. Tiếp theo đưa hai đầu dây xuống hàm dưới và làm thêm một
nút đơn giản ở dưới cằm. Sau đó đưa hai đầu của sợi dây lên cổ và làm nút cố định ở
ngay sau tai (đối với chó mõm dài).
- Đối với chó mõm ngắn, để giảm bớt sự chèn ép của vòng cột đi ngang qua
mũi, người ta thực hiện như sau: sau khi đã buộc mõm xong như vừa mô tả ở trên,
chúng ta dùng phần cuối của sợi dây đưa xuống vòng dây trên mũi rồi cột nút với sợi
dây còn lại (Lê Văn Thọ, 2006).
2.2.2. Banh miệng
Dụng cụ banh miệng được áp dụng trong trường hợp khám vùng miệng cho
chó.
Thông thường chó hay kháng cự khi mở miệng ra để đưa dụng cụ banh miệng
vào. Chính vì thế việc dùng thuốc an thần hay thuốc mê là điều cần thiết (Lê Văn Thọ,
2006).

3


2.2.3. Giữ chặt gáy
Thực hiện trong lúc khám và điều trị như: đo nhiệt độ, nghe, sờ nắn, chích
thuốc…
2.2.4. Vòng đeo cổ
Vòng đeo cổ được áp dụng trong trường hợp chó liếm vào lông hoặc vết thương
trên cơ thể, nhất là khi có nhiều bệnh trên da. Vòng này có thể làm bằng một tấm bìa
cứng, ở giữa cắt một vòng trên bằng với kích thước của cổ chó. Buộc dây vòng quanh
một chân trước và cố định hai đầu dây trên tấm bìa (Lê Văn Thọ, 2006).
2.3. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN (Nguyễn Văn Phát, 2006)

2.3.1. Đăng kí và hỏi bệnh
- Ghi rõ tên thú, tên chủ, địa chỉ, giống, phái tính, trọng lượng, độ tuổi,…
- Hỏi về nguồn gốc, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, triệu chứng đã thấy, thuốc
đã sử dụng điều trị, để có hướng chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.
2.3.2. Chẩn đoán lâm sàng
2.3.2.1. Khám chung
Đo nhiệt độ, kiểm tra thể trạng, niêm mạc, lông da, khám hệ bạch huyết, mắt,
tai, hệ cơ xương, hệ niệu dục, hệ tim mạch, hệ hô hấp và các phản xạ thần kinh để biết
thêm về sức khoẻ của thú.
2.3.2.2. Khám hệ tiêu hoá
- Khám miệng: răng, lưỡi, lợi, mùi ở miệng, các rối loạn về nhai, nuốt.
- Quan sát, sờ nắn vùng bụng để xem các phản ứng của thú, xem xét thú có bị
đầy hơi, ăn không tiêu hay táo bón không.
- Quan sát, sờ nắn vùng thực quản để xem thú có phản ứng đau hay tắc thực
quản không.
- Kiểm tra màu sắc, tính chất đặc lỏng, mùi phân cũng như tính chất khác của
chất nôn.
2.3.3. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Kiểm tra lý tính, hóa tính: máu, nước tiểu, dịch vị…
- Kiểm tra bằng kính hiển vi: hình thái và số lượng hồng cầu, thành phần hữu
hình và chất chứa ở dạ dày- ruột, ký sinh trùng, vi trùng…

4


2.3.4. Chẩn đoán khác
Chọc dò xoang ngực, xoang bụng, X- quang, siêu âm hay sử dụng các loại đèn
soi…
2.4. Điều trị
Theo Nguyễn Như Pho (1995), các liệu pháp sau đây thường được áp dụng

2.4. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Được áp dụng khi đã nắm chắc được nguyên nhân gây bệnh
+ Ưu điểm: diệt trừ nhanh chóng căn bệnh, hiệu quả điều trị cao, rất hiếm khi
có hiện tượng tái phát.
+ Nhược điểm: phải xác định được nguyên nhân thật chính xác.
2.3.4.2. Điều trị theo cách sinh bệnh
Từ khi mầm bệnh xâm nhập đến khi gây thành bệnh, cơ thể thú bệnh sẽ trải qua
các thời kỳ sau: ủ bệnh, thời kỳ phát bệnh, thời kỳ toàn phát, thời kỳ lành bệnh và thời
kỳ phục hồi lại sức khỏe.
Điều trị theo cách sinh bệnh là dùng các biện pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở
một khâu nào đó, ngăn chặn hậu quả sẽ xảy ra tiếp theo.
Ví dụ: cấp nước và chất điện giải đầy đủ cho thú trong trường hợp tiêu chảy
nặng nhằm chống lại hậu quả do mất nước và chất điện giải khi các triệu chứng này
chưa xảy ra.
2.3.4.3. Điều trị theo triệu chứng
Nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch, có khả năng đe
dọa tính mạng thú.
Ví dụ:
Sốt cao: phải dùng các biện pháp hạ sốt và sử dụng thuốc hạ sốt.
Tiêu chảy nặng: dùng thuốc cầm tiêu chảy.
Co giật: dùng thuốc an thần.
2.3.4.4. Liệu pháp hỗ trợ
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
Thức ăn phải ngon miệng và dễ tiêu hoá.
Bổ sung kịp thời các chất cơ thể đang thiếu như: vitamin, khoáng.
Có chế độ ăn uống thích hợp cho từng loại bệnh.
5


2.4. MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ

2.4.1. Bệnh Carré (Canine Distemper) (Trần Thanh Phong, 1996)
∗ Đặc điểm của bệnh Carré
Bệnh Carré là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây
nên với đặc điểm gây chết với tử số cao trên thú ăn thịt, đặc biệt trên loài chó.
Trên chó con, bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt, viêm phổi,
viêm ruột, nổi những mụn mủ ở vùng da ít lông, ở giai đoạn cuối, thường có triệu
chứng thần kinh.
∗Căn bệnh học
Họ Paramyxoviridae
Giống Morbillivirus

Hình 2.1. Hình thái virus Carré trên chó
( />∗ Dịch tễ học
- Loài thú mắc bệnh
+ Hầu hết tất cả giống chó đều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất là chó chăn cừu,
chó Berger… chó bản xứ ít mắc bệnh hơn.
+ Trong tự nhiên, bệnh hầu hết xảy ra ở chó 2- 12 tháng tuổi, nhiều nhất là chó
3- 4 tháng. Những chó đang bú sữa mẹ thì ít mắc bệnh hơn do có miễn dịch thụ động
qua sữa đầu.

6


- Chất chứa căn bệnh
+ Nguồn bệnh chính là những chó mắc bệnh, chúng bài virus qua dịch tiết ở
mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân…
+ Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán là lách, hạch lâm ba, não, tuỷ xương.
+ Thông thường, chó bệnh bài thải virus vào ngày thứ bảy sau cảm nhiễm.
- Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay
giọt nước nhỏ.

- Cách lây lan
+ Trực tiếp: thường xảy ra qua đường khí dung.
+ Gián tiếp: qua thức ăn, nước tiểu… thì rất hiếm hoi.
Cần lưu ý việc truyền bệnh qua đường nhau thai (Trần Thanh Phong, 1996).
∗ Sinh bệnh học
Sau khi xâm nhập bằng khí dung virus sẽ nhân lên đầu tiên trong những đại
thực bào và những tế bào lympho của đường hô hấp và những hạch bạch huyết vệ tinh.
Sáu đến chín ngày sau cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến khắp cơ quan
sinh lympho (lách, hung tuyến, hạch bạch huyết, tuỷ xương) rồi đến những cơ quan
khác và những tế bào biểu mô.
Nếu kháng thể trung hoà được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm, biểu
hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong cơ quan thú. Nếu không
có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả các cơ quan, nhất là ở não, tạo những biểu hiện
lâm sàng và gây chết.
∗ Triệu chứng
- Thời kỳ nung bệnh từ 3- 8 ngày có thể xuất hiện các triệu chứng như: viêm kết
mạc mắt, viêm xoang mũi, chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu sau đặc dần rồi có mủ… (Ở
thời kỳ này thấy bạch cầu giảm đặc biệt là bạch cầu lympho).

7


Hình 2.2. Chó viêm kết mạc mắt.
( )

Hình 2.3. Chó bị viêm phổi chảy mũi xanh sệt trong bệnh Carré
( />- Thể cấp tính thường thấy biểu hiện sốt hai pha. Sốt cao đầu tiên đến vào ngày
thứ ba đến thứ sáu sau khi cảm nhiễm và kéo dài trong hai ngày. Sau đó sốt giảm và
vào ngày sau xuất hiện sốt thứ hai, kéo dài cho đến chết. Sự giảm thiểu bạch cầu, đặc
biệt là lympho bào đi cùng với biểu hiện lâm sàng: xáo trộn hô hấp (thở khò khè, âm

ran ướt, khoé mũi có lẫn cả máu cùng với biểu hiện viêm phổi… ), xáo trộn tiêu hoá

8


(đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị bong tróc) hoặc những
biểu hiện viêm não (co giật, bại liệt), nổi những mụn mủ ở da.

Hình 2.4. Chó nổi mụn mủ vùng da bụng
( )

Hình 2.5. Chó tiêu chảy phân lỏng nhiều nước
( )
- Thể bán cấp tính
+ Những biểu hiện hô hấp và tiêu hoá có thể thầm lặng (không rõ), kéo dài 2- 3
tuần, trước khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường xuất hiện trên những chó
có chứng sừng hoá da, gan bàn chân.

9


+ Những biểu hiện thần kinh bao gồm: co giật cơ vùng chân, mặt, ngực...và đau
cơ, liệt nhất là phần sau, chó mất thăng bằng, co giật, chảy nước bọt,… hôn mê, sau
thời gian ngắn thì chết.
.

Hình 2.6. Chó co giật rồi chết
()

Hình 2.7. Chó chảy nhiều nước bọt

()

10


∗ Bệnh tích
- Bệnh tích đại thể: không có bệnh tích đại thể mang tinh chất chỉ thị bệnh.
Người ta lưu ý có sự teo hung tuyến (giảm kích thước) thường thấy khi khám tử. Có
thể gặp sừng hóa ở mõm và gan bàn chân. Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể
thấy viêm phế quản - phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da…
- Bệnh tích vi thể
+ Hoại tử mô bạch huyết.
+ Viêm não tủy không mủ với thoái hoá nơron, tăng sinh tế bào thần kinh đệm,
hủy myelin và thể vùi trong nhân thường gặp trong tế bào thần kinh đệm.
∗ Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào sáu triệu chứng sau:
- Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi (93% trường hợp).
- Xáo trộn hô hấp cùng với ho (81% trường hợp).
- Tiêu chảy (74% trường hợp).
- Sừng hóa ở mõm và gan bàn chân (24% trường hợp).
- Xáo trộn thần kinh (45% trường hợp).
- Bệnh kéo dài hơn 3 tuần (60% trường hợp).
(Trần Thanh Phong, 1996)
+ Chẩn đoán lâm sàng: cần phân biệt với các bệnh sau
Bệnh viêm gan truyền nhiễm: sốt, tiêu chảy, ói mửa, sung huyết màng niêm, đặc
biệt ở vùng miệng, vàng da, gan sưng dễ vở, đục giác mạc.
Bệnh do Leptospira: sốt, ói mửa, viêm kết mạc mắt. Sau vài ngày có biểu hiện viêm
phổi khó thở, viêm loét miệng và có biểu hiện xuất huyết ở chó lớn, vàng da, số lượng
bạch cầu tăng.
Viêm ruột do Coronavirus: chó có những biểu hiện viêm dạ dày ruột nhưng mức

độ thấp hơn, phân hơi xanh, bệnh phát triển chậm, và tỷ lệ chết rất thấp.
Bệnh do Parvovirus: tiêu chảy, ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô
hấp.
+ Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Dựa vào kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.

11


* Điều trị
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh Carré không có thuốc đặc trị. Việc điều
trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung cấp chất điện giải,
kiểm soát những biểu hiện thần kinh bao gồm:
- Chống phụ nhiễm bằng kháng sinh: gentamicin, ampicillin…
- Cung cấp chất điện giải: Lactate ringer’s, glucose 5 %.
- Chóng ói: Primperan (metaclopramide).
- Cầm tiêu chảy: Imodium (loperamide clohydrate).
- Hạ sốt giảm đau: Bio-Anazin (dipyron).
- Trợ hô hấp: Bromhexine.
- Chống co giật: Diazepam.
- Trợ lực, trợ sức: vitamin C, vitamin nhóm B.
Theo Hồ Đình Chúc (1998) có thể áp dụng các liệu pháp sau đây cho kết quả khả
quan:
Dùng kháng huyết thanh (Homoserum), truyền tĩnh mạch dung dịch glucose
ưu trương, trợ lực bằng B-Complex, vitamin C.
Bệnh Carré không có cách chữa trị chuyên biệt nào thành công hoàn toàn.
Việc chăm sóc tốt và cẩn thận là tốt nhất (Trần Thanh Phong, 1996).
* Phòng bệnh
Tiêm vaccin cho chó từ 2 tháng tuổi trở lên, tiêm 2 mũi cách nhau một tháng,
sau đó cứ mỗi năm tái chủng một lần.

Tách riêng chó khỏe và chó bệnh, tẩy trùng sạch sẽ nơi chó ở...
*Chăm sóc sau bệnh
Theo Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Báo Nông Nghiệp Việt Nam Số 207(3053).
Cần có 3-5 ngày để chó trở lại bữa ăn bình thường sau khi kiêng ăn bằng những
bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên 3- 5 lần/ ngày) với những thức ăn dễ tiêu hóa. Nếu
hết tiêu chảy, tăng lượng thức ăn/ bữa, giảm số bữa xuống 1-2 lần/ ngày. Sau đó dần
dần cho thêm các thức ăn như trước khi bệnh.

12


2.4.2. Bệnh do Parvovirus
* Đặc điễm của bệnh Parvovirus
Đây là bệnh lây lan rất mạnh với đặc điểm tiêu chảy phân lẫn máu (do gây viêm
dạ dày ruột cấp tính), giảm thiểu số lượng bạch cầu (dẫn đến suy giảm miễn dịch), tử
số cao trên chó con còn bú.
*Căn bệnh học
Họ Parvoviridae
Giống Parvovirus
+ Type 2 gây bệnh cho chó
+ Type 1 không gây bệnh

Hình 2.8. Hình thái Parvovirus trên chó
( />* Dịch tễ học
- Nguồn virus: thú bệnh và phân là nguồn virus căn bản nhất.
- Loài nhạy cảm: chỉ gây nhiễm họ chó (chó nhà, chó sói, chó ăn cua,…).
- Đường xâm nhập: phổ biến qua đường miệng.
- Phương thức lây lan
+Trực tiếp: từ chó này đến chó khác.
+ Gián tiếp: tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân thú bệnh.

- Tính cảm thụ: bệnh thường biểu hiện trên chó con 6 tuần - 6 tháng.

13


×