Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÓ VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƢỢC TRÊN CHÓ BỆNH TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y TP.HCM Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.87 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
BỆNH CHÓ VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN
PHÂN LẬP ĐƢỢC TRÊN CHÓ BỆNH TẠI TRẠM CHẨN
ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y
TP.HCM

Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thùy Dƣơng
Khóa
: 2004-2009
Lớp
: Dƣợc Thú Y

-2009-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
BỆNH CHÓ VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN
PHÂN LẬP ĐƢỢC TRÊN CHÓ BỆNH TẠI TRẠM CHẨN
ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y
TP.HCM


Giáo viên hƣớng dẫn:
PGS.TS.Lâm Thị Thu Hƣơng
BSTY Ngô Thị Minh Hiển

Sinh viên thực hiện:
Võ Thị Thùy Dƣơng

-2009-


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Võ Thị Thùy Dƣơng
Tên luận văn: “Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh chó và
kháng sinh đồ của một số vi khuẩn phân lập đƣợc trên chó bệnh tại Trạm Chẩn
Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị, Chi Cục Thú Y TP.HCM”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hƣớng dẫn và các ý
kiến

nhận

xét,

đóng

góp

của

hội


đồng

chấm

thi

tốt

nghiệp

Khoa

ngày.........................................
Giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS Lâm Thị Thu Hƣơng


TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÓ
VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƢỢC
TRÊN CHÓ BỆNH TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU
TRỊCHI CỤC THÚ Y TP.HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VÕ THỊ THÙY DƢƠNG

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú Y


Giáo viên hƣớng dẫn
PGS.TS LÂM THỊ THU HƢƠNG
BSTY NGÔ THỊ MINH HIỂN

09/2009
i


LỜI CẢM TẠ
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ, ngƣời đã nuôi nấng, dạy dỗ, suốt một đời vì tƣơng lai của con.
 Xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- PGS.TS Lâm Thị Thu Hƣơng
- BSTY Ngô Thị Minh Hiển
Đã tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi
Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi
trong những năm đại học.
Ban lãnh đạo Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị, Chi cục Thú y TP.HCM
cùng toàn thể cô, chú, anh, chị công tác tại Trạm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong thời gian thực tập.
 Xin cảm ơn
Tất cả bạn bè thân yêu đã chia sẻ những khó khăn và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh chó và kháng sinh đồ
của một số vi khuẩn phân lập đƣợc trên chó bệnh tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và
Điều trị, Chi cục Thú y TP.HCM”.
Trong thời gian thực tập từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009 chúng tôi tiến hành
khảo sát 3661 ca chó bệnh đến khám tại Trạm. Ghi nhận kết quả nhƣ sau:
Chó có chỉ định điều trị kháng sinh chiếm tỷ lệ 85,47%.
Tỷ lệ chó mắc các bệnh về hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (25,18%), thấp nhất
là các bệnh hệ da lông (16,01%).
Nhóm các bệnh về hệ hô hấp đƣợc chỉ định điều trị kháng sinh cao nhất (100%)
và thấp nhất là nhóm các bệnh khác (82,64%).
Ceftriaxon đƣợc chỉ định nhiều nhất trong điều trị các bệnh về hệ hô hấp
(40,88%), bệnh về hệ niệu dục (37,39%) và nhóm các bệnh khác (44,23%).
Kháng sinh phối hợp lincomycin/spectinomycin có tỷ lệ sử dụng cao nhất
(55,22%) trong điều trị bệnh hệ da lông.
Thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất để điều trị các bệnh trên hệ tiêu hóa là biosone
(26,36%).
Tỷ lệ khỏi bệnh của chó có chỉ định kháng sinh là 82,68%, tỷ lệ khỏi bệnh của
chó không có chỉ định kháng sinh là 84,77%. Nhóm các bệnh khác có tỷ lệ khỏi bệnh
cao nhất là 87,96%.
Thời gian điều trị hiệu quả nhất là từ 6 đến 10 ngày.
Phân lập đƣợc 5 nhóm vi khuẩn từ dịch mũi, dịch viêm tử cung và phân chó
bao gồm: Staphylococcus spp., Staphylococcus aureus, Streptococcus spp., E.coli,
Pseudomonas spp., Klebsiella spp. Trong đó Staphylococcus spp. chiếm tỷ lệ cao nhất
là 41,04%.
Các vi khuẩn phân lập đƣợc đề kháng cao với kháng sinh ampicillin, penicillin,
erythromycin, trimethoprim/sulfamethoxazole.
Các kháng sinh còn nhạy cảm là tobramycin, doxycyclin, norfloxacin.


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa............................................................................................................................. i
Cảm tạ.................... ........................................................................................................... .ii
Tóm tắt.............. ................................................................................................................iii
Mục lục......... .................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ....................................................................................................viii
Danh sách các hình ........................................................................................................... ix
Danh sách các bảng ............................................................................................... .......... .x
Danh sách biểu đồ................................................................................................. ........... xi
Danh sách các sơ đồ ............................................................................................. ........... xi
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 01
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. .01
1.2 Mục đích-Yêu cầu .................................................................................................... .02
1.2.1 Mục đích ..................................................................................................... .02
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................ 02
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 03
2.1 Kháng sinh ................................................................................................................ .03
2.1.1 Định nghĩa kháng sinh ............................................................................... ..03
2.1.2 Cơ chế tác động của kháng sinh ................................................................. .03
2.1.3 Phân loại kháng sinh theo cấu trúc ............................................................. .04
2.1.3.1 Kháng sinh họ β-lactam................................................................. 04
2.1.3.2 Kháng sinh họ cyclin. ..................................................................... 05

2.1.3.3 Kháng sinh họ aminosid ................................................................ 06
2.1.3.4 Kháng sinh macrolid ...................................................................... 06
2.1.3.5 Kháng sinh họ polypeptid .............................................................. 07

2.1.3.6 Kháng sinh họ quinolon. ................................................................ 07
2.1.3.7 Kháng sinh họ sulfamid ................................................................. 08
2.1.3.8 Kháng sinh họ lincosamid ............................................................. 08
2.1.3.9 Kháng sinh họ phenicol ................................................................. 09
iv


2.1.4 Sự đề kháng kháng sinh.............................................................................. .09
2.1.4.1 Nguyên nhân của sự đề kháng............................................. ........ ..09
2.1.4.2 Các cách đề kháng kháng sinh của vi khuẩn......................... ...... ..10
2.1.5 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị........................................... ..11
2.2 Một số vi khuẩn thƣờng gặp trong các bệnh trên chó................................. .............. 11
2.2.1 Staphylococcus ...................................................................................... ..... 11
2.2.2 Streptococccus..................................................................................... ...... ..12
2.2.3 Escherichia coli ........................................................................................... 12
2.2.4 Pseudomonas...................................................................................... ....... ..12
2.2.5 Klebsiella............................................................................................... ... ...13
2.3 Một số bệnh thƣờng gặp trên chó...................................................................... ..... ...13
2.3.1 Bệnh hệ tiêu hóa...................................................................................... .. ..13
2.3.1.1 Viêm dạ dày ruột............................................................................13
2.3.1.2 Viêm gan..................................................................................... .. 14
2.3.2 Bệnh hệ hô hấp..................................................................................... ..... ..14
2.3.2.1 Viêm mũi ....................................................................................... 14
2.3.2.2 Viêm phế quản...................................................................... ...... ...15
2.3.2.3 Viêm phổi.............................................................................. ..... ...15
2.3.3 Bệnh hệ niệu dục ......................................................................................... 16
2.3.3.1 Viêm tử cung ................................................................................. 16
2.3.3.2 Viêm tiền liệt tuyến ....................................................................... 17
2.3.3.3 Viêm bàng quang................................................................. ....... ...17
2.3.3.4 Viêm thận....................................................................................... 18

2.3.4 Bệnh trên da............................................................................................. ....18
2.3.4.1 Bệnh do Demodex...................................................................... ... 18
2.3.4.2 Bệnh do Sarcoptes................................................................. ..... ...19
2.3.4.3 Bệnh do nấm .................................................................................. 20
2.3.5 Các bệnh khác .............................................................................................. 20
2.3.5.1 Gãy xƣơng ..................................................................................... 20
2.3.5.2 Ngộ độc .......................................................................................... 21
2.3.5.3 Abscess. ......................................................................................... 21
v


2.3.5.4 Sa tuyến lệ...................................................................................... 21
2.4 Lƣợc duyệt một số công trình có liên quan ............................................................... 22
CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 24
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ...................................................................... 24
3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài ............................................................................ 24
3.1.2 Địa điểm khảo sát ........................................................................................ 24
3.2 Vật liệu...... ................................................................................................................ 24
3.2.1 Đối tƣợng khảo sát....................................................................................... 24
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ ...................................................................................... 24
3.2.3 Hóa chất, môi trƣờng dùng để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ. .... 24
3.2.3.2 Môi trƣờng nuôi cấy phân lập và thử kháng sinh đồ ..................... 25
3.3 Nội dung khảo sát. ..................................................................................................... 26
3.4 Phƣơng pháp tiến hành. ............................................................................................. 26
3.4.1 Bố trí khảo sát .............................................................................................. 26
3.4.2 Tại phòng khám. .......................................................................................... 26
3.4.2.1 Đăng kí hỏi bệnh............................................................................ 26
3.4.2.2 Chẩn đoán lâm sàng ....................................................................... 27
3.4.2.3 Phƣơng pháp lấy mẫu .................................................................... 27
3.4.3 Tại phòng thí nghiệm ................................................................................... 29

3.4.3.1 Quy trình phân lập và định danh vi khuẩn................................... . 29
3.4.3.2 Quy trình thử kháng sinh đồ.......................................................... 30
3.4.4 Theo dõi hiệu quả điều trị............................................................................ 31
3.4.5 Xử lí số liệu............................................................................................... . .31
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 32
4.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh trên chó...................................... 32
4.1.1 Tỷ lệ chó đƣợc điều trị bệnh bằng kháng sinh............................................. 32
4.1.2 Tỷ lệ chó bệnh trong thời gian theo dõi.............................. ....................... .33
4.1.3 Tỷ lệ sử dụng kháng sinh............................................................................. 36
4.1.4 Hiệu quả sử dụng kháng sinh trên chó bệnh.. ..............................................40
4.1.5 Thời gian điều trị có hiệu quả...................................................................... 41
4.2 Kết quả phân lập và thử kháng sinh đồ của các vi khuẩn....................................... ...42
vi


4.2.1 Kết quả phân lập vi khuẩn........................................................................... 42
4.2.2 Kết quả thử kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập đƣợc...............................44
4.2.2.1 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus spp.
và Staphylococcus aureus .......................................................................... 44
4.2.2.2 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Streptococcus spp. và
E.coli......................................................................................................... . 47
4.2.2.3 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Pseudomonas spp. và
Klebsiella spp........................................................................................... . 49
4.2.2.4 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn phân lập đƣợc từ
bệnh phẩm...................................................................................................50
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 53
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 53
5.2 Đề nghị................................... ................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................ ............................................... 55
PHỤ LỤC 1.................................................................................................. .................. 58

PHỤ LỤC 2................................................................................... ................................. 59
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................60

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ADN

:

Acid deoxyribonucleic

ARN

:

Acid ribonucleic

BA

:

Blood Agar

BUN

:

Blood Urea Nitrogen


ctv

:

cộng tác viên

EMB

:

Eozin Methyl Blue

MHA

:

Mueller Hinton Agar

MR

:

Methyl Red

PABA

:

p – aminobenzoic acid


S

:

Smooth

TP.HCM

:

Thành Phố Hồ Chí Minh

VP

:

Voges Proskauer

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cấu trúc vòng β-lactam............................................................................... .. .04
Hình 2.2: Cấu trúc penam............................................................................................... 04
Hình 2.3: Cấu trúc cepham............................................................................................. 05
Hình 2.4: Cấu trúc chung của kháng sinh họ cyclin...................................................... . 05
Hình 2.5: Cấu trúc của thiamphenicol ............................................................................ 09
Hình 4.1: Chó bị sa tuyến lệ ........................................................................................... 34

Hình 4.2: Chó sổ mũi đặc trong bệnh về hệ hô hấp ....................................................... 35
Hình 4.3: Chó bị viêm tử cung có mủ ............................................................................ 35
Hình 4.4: Demodex dƣới vật kính 10x10........................................................................ 36
Hình 4.5: Chó bị nhiễm nấm da ...................................................................................... 36
Hình 4.6: Vi khuẩn Staphylococcus nhuộm gram. ......................................................... 46
Hình 4.7: Kháng sinh đồ vi khuẩn Staphylococcus spp. trên môi trƣờng MHA ............ 46
Hình 4.8: Vi khuẩn E.coli nhuộm gram.......................................................................... 48
Hình 4.9: Kháng sinh đồ vi khuẩn E.coli trên môi trƣờng MHA ................................... 48

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tình hình chó đƣợc điều trị bằng kháng sinh ................................................. 32
Bảng 4.2: Số lƣợng và tỷ lệ chó mắc bệnh theo các nhóm bệnh .................................... 33
Bảng 4.3: Số lƣợng và tỷ lệ sử dụng các loại kháng sinh trong điều trị ......................... 37
Bảng 4.4: Hiệu quả sử dụng kháng sinh trên chó bệnh .................................................. 40
Bảng 4.5: Thời gian điều trị bệnh có hiệu quả ................................................................ 41
Bảng 4.6: Các vi khuẩn phân lập đƣợc từ mẫu bệnh phẩm ............................................ 42
Bảng 4.7: Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. và
Staphylococcus aureus .................................................................................. 45
Bảng 4.8: Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Streptococcus spp. và E.coli ... 47
Bảng 4.9: Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Pseudomonas spp. và Klebsiella
spp .................................................................................................................. 49
Bảng 4.10: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn phân lập đƣợc từ bệnh
phẩm...... ........................................................................................................... 51

x



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó bệnh đƣợc điều trị bằng kháng sinh ........................................... 32
Biểu đồ 4.2: Thời gian điều trị bệnh có hiệu quả ........................................................... 41
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ các vi khuẩn phân lập đƣợc từ mẫu bệnh phẩm. .............................. 43

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và
Điều trị, Chi cục Thú y TP.HCM ................................................................... 28
Sơ đồ 3.2: Quy trình phân lập và định danh vi khuẩn .................................................... 29
Sơ đồ 3.3: Quy trình phân lập Staphylococcus spp ........................................................ 30

xi


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Bƣớc sang thế kỉ 21, đất nƣớc ngày càng tiến bộ và phát triển, đời sống của
nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Nhu cầu cuộc sống không chỉ đòi hỏi ăn ngon mặc
đẹp mà còn có nhu cầu giải trí. Trong đó thú nuôi chó kiểng đã trở thành mốt tiêu
khiển của ngƣời dân thành phố. Không chỉ xem những chú chó nhƣ vật cảnh hay giữ
nhà, nhiều ngƣời còn coi những chú chó ấy nhƣ thành viên trong gia đình. Chính vì
nhƣ thế nên các chú chó cũng đƣợc chăm sóc nhƣ con ngƣời với đầy đủ các nhu cầu
ăn, mặc, làm đẹp và chữa bệnh.
Ngoài các giống chó địa phƣơng sẵn có thì số lƣợng và chủng loại các chó
ngoại nhập về ngày một gia tăng, chiếm một phần không nhỏ đàn chó của thành phố.

Theo điều tra sơ bộ của Chi Cục Thú Y TP.HCM, tổng đàn chó năm 2005 là 211.966
con.
Cùng với sự gia tăng của đàn chó thì tình hình bệnh tật của chúng cũng rất phức
tạp. Nguyên nhân thông thƣờng của các bệnh trên chó là do vi khuẩn, đòi hỏi việc sử
dụng kháng sinh trong điều trị. Nhƣng vấn đề bức thiết hiện nay là đã xuất hiện rất
nhiều chủng vi khuẩn đề kháng lại với kháng sinh, có thể do đề kháng tự nhiên hoặc đề
kháng tiếp nhận.
Có hai câu hỏi đƣợc đặt ra là hiện nay kháng sinh đang đƣợc sử dụng để điều trị
bệnh trên chó nhƣ thế nào, và những loại kháng sinh nào vẫn còn nhạy cảm đối với
những loài vi khuẩn thƣờng gặp trong các bệnh trên chó.

1


Xuất phát từ mong muốn nâng cao hiệu quả của việc điều trị các bệnh cho chó,
đƣợc sự phân công của Bộ Môn Bệnh Lý - Kí Sinh thuộc Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.HCM, phối hợp với Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và
Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y TP.HCM, chúng tôi thực hiện đề tài:
“TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÓ
VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƢỢC TRÊN
CHÓ BỆNH TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ, CHI
CỤC THÚ Y TP.HCM”.
1.2 Mục đích-Yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh trên chó và
tính nhạy cảm của một số loại kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn đƣợc phân lập từ
chó bệnh, từ đó đề xuất những kháng sinh có hiệu quả điều trị tốt hơn đối với từng
nhóm bệnh, giảm tình trạng kháng thuốc.
1.2.2 Yêu cầu
- Khảo sát các loại thuốc kháng sinh đƣợc dùng điều trị cho chó theo từng nhóm

bệnh.
- Ghi nhận hiệu quả điều trị của các loại kháng sinh đối với từng nhóm bệnh.
- Phân lập vi khuẩn gây bệnh trên từng nhóm bệnh và làm kháng sinh đồ với
các loại kháng sinh đang sử dụng.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Kháng sinh
2.1.1 Định nghĩa kháng sinh
Năm 1928, Alexander Flemming đã tìm ra kháng sinh đầu tiên là penicillin khi
nuôi cấy nấm Penicillium notatum. Các năm sau đó nhiều kháng sinh khác đã đƣợc
tìm ra từ các xạ khuẩn, vi nấm...góp phần trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Theo quan niệm cũ: Kháng sinh là các chất hay hợp chất có cấu trúc hóa học
xác định, chiết xuất từ vi sinh vật, dùng với liều lƣợng nhỏ có tác dụng ngăn sự phát
triển của các vi sinh vật khác.
Theo quan niệm mới: Kháng sinh là những chất có nguồn gốc sinh học hay tổng
hợp, có tác dụng chính trong sự chuyển hóa của vi khuẩn (kháng sinh kháng khuẩn),
của vi nấm (kháng sinh kháng nấm) và trên tế bào (kháng sinh kháng ung thƣ) (Lê Thị
Thiên Hƣơng và Trần Thành Đạo, 2008).
2.1.2 Cơ chế tác động của kháng sinh
Theo Nguyễn Nhƣ Pho và Võ Thị Trà An (2001), kháng sinh có các phƣơng
thức tác động lên mầm bệnh nhƣ sau:
- Tác động lên thành tế bào: các kháng sinh có cách tác động này thƣờng thuộc
nhóm diệt khuẩn, chúng tác động lên 1 trong các giai đoạn tổng hợp thành tế bào làm
tế bào không hình thành đƣợc.
- Tác động lên màng tế bào: các kháng sinh này cũng làm chết vi khuẩn do làm
thay đổi tính thấm của màng tế bào vi khuẩn.

- Tác động lên quá trình tổng hợp protein: nhóm aminosid ức chế chuyên biệt
trên tiểu đơn vị 30S của ribosom, còn nhóm macrolid kết hợp với tiểu đơn vị 50S của
ribosom làm cho quá trình tổng hợp protein bị trục trặc.

3


- Tác động lên sự chuyển hóa: sulfamid đối kháng cạnh tranh với PAB (paminobenzoic) là tiền chất tổng hợp acid folic, trimethoprim ức chế men
tetrahydrofolat reductase cũng ngăn cản quá trình tổng hợp acid folic.
2.1.3 Phân loại các nhóm kháng sinh theo cấu trúc
2.1.3.1 Kháng sinh họ β-lactam (Lê Thị Thiên Hƣơng và Trần Thành Đạo, 2008)
Kháng sinh có cấu trúc azetidin-2-on (vòng β-lactam) là một amid vòng bốn
cạnh.
C

3

2

C

azetidin-2-on

C

4
1

N


beta-lactam

O

Hình 2.1: Cấu trúc vòng β-lactam
Cơ chế tác động: các kháng sinh họ β-lactam thể hiện tác dụng diệt khuẩn do ức
chế các enzym tham gia vào quá trình tổng hợp peptidoglycan là thành phần chính của
vách tế bào vi khuẩn đồng thời hoạt hóa hệ thống thủy giải ở tế bào vi trùng, gây tổn
thƣơng và giết chết tế bào vi trùng.
Nhóm penicillin
Azetidin-2-on kết hợp với thiazolidin gọi là cấu trúc penam. Các kháng sinh đại
diện cho cấu trúc này là penicillin G, ampicillin, amoxicillin.

Hình 2.2: Cấu trúc penam
Penicillin phổ hẹp nhƣ penicillin tự nhiên hay penicillin G có tác động sát khuẩn trên
vi khuẩn gram dƣơng, Leptosprira nhƣng không có tác dụng trên vi khuẩn gram âm và
vi khuẩn tiết β-lactamase. Penicillin phổ rộng nhƣ ampicillin, amoxicillin có phổ hoạt
động nhƣ penicillin G cộng thêm một số vi khuẩn gram âm nhƣ Haemophilus, E.coli,
Salmonella, Shigella.

4


Thuốc đƣợc cấp qua đƣờng uống lẫn đƣờng tiêm. Các kháng sinh nhóm
penicillin rất ít độc. Tai biến chủ yếu do dị ứng, dị ứng nhẹ gây ngứa, nổi mề đay, dị
ứng nặng gây shock phản vệ.
Nhóm cephalosporin
Azetidin-2-on kết hợp với dihydrothiazin gọi là cấu trúc cephem. Các kháng
sinh của nhóm này là cephalexin, ceftriaxon, cefotaxim...
H

R1

CO

H

HN

S
7
8

6 5

4

Cephaslosporin

N1 2 3

O

R2
COOH

Hình 2.3: Cấu trúc cepham
Các kháng sinh nhóm này có tác động sát khuẩn trên cả vi khuẩn gram âm và
gram dƣơng, đặc biệt trên vi khuẩn Staphylococcus kháng penicillin và một vài trực
khuẩn gram âm. Thuốc đƣợc cấp chủ yếu qua đƣờng tiêm, một số có thể qua đƣờng
uống.

2.1.3.2 Kháng sinh họ cyclin
Kháng sinh họ cyclin bao gồm những dẫn chất của octahydronaphtacen, có hoạt
phổ rộng. Nhóm này chia làm 2 thế hệ: thế hệ 1 gồm các chất có tác động ngắn đến
trung bình (clotetracyclin, tetracyclin, oxytetracyclin), thế hệ 2 là các chất tác động
kéo dài, hấp thu gần nhƣ hoàn toàn qua ruột (doxycyclin).

8

H3C
R1 R2 R3 R4 N CH3
H
H
7
6
3 OH
5a

5 4a

12a

9
10

11 12

OH O

4
1


OH
OH O

R5

2

O

Hình 2.4: Cấu trúc chung của kháng sinh họ cyclin
Các kháng sinh này có màu vàng nhạt đến vàng sậm, vị đắng, đƣợc hấp thu tốt
nhất ở môi trƣờng acid dạ dày, kém hơn ở ruột non. Phân bố mạnh đến xƣơng, răng
khớp, các xoang và mô mềm. Bài thải chủ yếu qua thận (60%), một phần qua mật và
sữa.

5


Cơ chế tác động: thuốc có tác dụng kìm khuẩn, do kết dính với tiểu thể 30S của
ribosom vi khuẩn làm ngăn cản ARN vận chuyển kết hợp với ARN thông tin nên acid
amin không đƣợc phóng thích, sự tổng hợp protein của vi khuẩn bị ức chế.
Hoạt phổ rộng không chỉ trên vi khuẩn gram âm và gram dƣơng mà còn trên
Rickettsia, Chlamydia, Mycoplasma, vi nấm Candida.
2.2.3.3 Kháng sinh họ aminosid
Aminosid (aminoglycosid) có cấu tạo gồm 1 genin liên kết với nhiều đƣờng mà
ít nhất có một đƣờng là đƣờng amin.
Cơ chế tác động: các aminosid diệt khuẩn bằng cách ức chế sinh tổng hợp
protein thông qua việc gắn vào tiểu thể 30S, dẫn đến đọc sai tín hiệu, kết quả là sản
xuất ra protein lạ, vi khuẩn không sử dụng đƣợc. Quá trình vận chuyển qua màng phụ

thuộc vào oxy nên aminosid không có tác động trên vi khuẩn yếm khí.
Thuốc khó hấp thu bằng đƣờng uống nên đƣợc sử dụng để trị bệnh tiêu hóa,
khó thấm vào dịch não tủy, phân bố tốt ở mô mềm, xoang và khớp. Không bài thải qua
mật và sữa, bài tiết nhanh qua thận.
Các kháng sinh thƣờng dùng là gentamicin, tobramycin, spectinomycin. Phổ
kháng khuẩn rộng, tập trung chủ yếu là vi khuẩn gram âm, hiếu khí nhất là
Enterobacteria và trực khuẩn gram dƣơng.
2.1.3.4 Kháng sinh họ macrolid
Macrolid là những kháng sinh có heterosid thân dầu, aglycon là một vòng
lacton lớn đƣợc hydroxy hóa. Phần đƣờng gồm những đƣờng trung tính và đƣờng
amino.
Cơ chế tác động: macrolid kết dính vào tiểu đơn vị 50S của ribosom làm cho
ARN vận chuyển không thể giải mã đƣợc nên quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn
bị trục trặc.
Sự phân bố tƣơng đối rộng ở phổi, gan, thận. Hấp thu nhanh qua đƣờng uống
(80%) và đƣờng tiêm (100%). Bài thải chủ yếu qua mật và thận (Nguyễn Nhƣ Pho,
2001).

6


Các kháng sinh trong nhóm này gồm có erythromycin, tiamulin, tylosin... Đây
là nhóm kháng sinh phổ hẹp, tác động tĩnh khuẩn lên vi khuẩn gram dƣơng,
Mycoplasma, Rickettsia, Chlamydia.
2.1.3.5 Kháng sinh họ polypeptid
Nhóm polypeptid gồm các kháng sinh cấu tạo bởi một chuỗi peptid liên kết với
một chuỗi lipid.
Cơ chế tác động: các polypeptid có tính diệt khuẩn, chúng kết hợp lên các
phospholipid của màng bào tƣơng của vi khuẩn làm rối loạn sự sắp xếp lớp lipoprotein
của màng bào tƣơng, dẫn đến thay đổi tính thấm chọn lọc qua màng, khi đó các thành

phần tế bào thoát ra ngoài và vi khuẩn bị tiêu diệt.
Thuốc có thể xâm nhập vào các cơ quan của cơ thể nhƣ thận, tim, não, gan, cơ
nhƣng không vào đƣợc dịch não tủy. Thuốc không đƣợc hấp thu qua ruột. Sự thải trừ
chủ yếu qua thận (60%) dƣới dạng có hoạt tính, thời gian bán thải khoảng 6 giờ.
Kháng sinh đƣợc sử dụng nhiều nhất trong nhóm này là colistin. Phổ kháng
khuẩn tƣơng tự phổ kháng khuẩn của họ aminosid, chỉ tác động lên vi khuẩn gram âm
(Lê Thị Thiên Hƣơng và Trần Thành Đạo, 2008).
2.1.3.6 Kháng sinh họ quinolon
Kháng sinh này có chung một cấu trúc hóa học là nhóm quinolon. Kháng sinh
đầu tiên của nhóm này là nalixidic, hiện vẫn đƣợc sử dụng để điều trị bệnh đƣờng ruột.
Cơ chế tác động: quinolon ức chế men ADN gyrase làm cho 2 dây xoắn kép của
ADN không duỗi thẳng ra đƣợc, do vậy vi khuẩn không thể nhân đôi đƣợc.
Quinolon có thể uống hay tiêm tĩnh mạch. Thuốc phân bố hầu hết khắp cơ thể,
trong ruột, đƣờng tiết niệu, đƣờng sinh dục. Chúng đƣợc thải trừ qua thận và đƣờng
tiêu hóa.
Tác dụng của họ kháng sinh này rộng, đặc biệt có hiệu quả cao trên vi khuẩn
gram âm hiếu khí, các quinolon thế hệ mới còn có tác dụng trên vi khuẩn gram dƣơng
và trực khuẩn kỵ khí.

7


Nếu thêm nguyên tử fluor vào cấu trúc quinolon thì sẽ tạo ra fluoroquinolon
(quinolon thế hệ II). Các kháng sinh đƣợc dùng hiện nay chủ yếu là thuộc thế hệ này
nhƣ norfloxacin, enrofloxacin (Trƣơng Phƣơng, 2008).
2.1.3.7 Kháng sinh họ sulfamid (Trƣơng Phƣơng, 2008)
Đây là nhóm kháng sinh đƣợc điều chế hoàn toàn bằng phƣơng pháp tổng hợp,
bắt đầu từ nguyên liệu là anilin.
Cơ chế tác động: sulfamid có tác động kìm khuẩn vì nó đƣợc xem nhƣ là chất
cạnh tranh với p-aminobenzoic acid (PABA). PABA là chất thành phần cấu tạo acid

folic, một chất cần thiết cho sự tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn.
Trừ một số sulfamid không hấp thu qua đƣờng tiêu hóa đƣợc sử dụng điều trị
nhiễm khuẩn đƣờng ruột, đa số các sulfamid còn lại hấp thu nhanh qua đƣờng uống.
Khoảng 70% sulfamid đƣợc hấp thu và tìm thấy trong nƣớc tiểu sau 30 phút. Sulfamid
phân bố khắp cơ thể, nhanh chóng đi vào các dịch chất, có thể đến màng não và cả
nhau thai.
Sulfamid có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn gram dƣơng,
gram âm nhƣ tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lị và cả xạ khuẩn.
Một số kháng sinh của nhóm sulfamid nhƣ sulfaguanidin, sulfadimetin,
sulfathiazol, bactrim (sulfamethoxazol + trimethoprim) hoặc thƣờng dùng trong thú y
nhƣ septotryl (sulfamethoxypyridazin + trimethoprim).
2.1.3.8 Kháng sinh họ lincosamid
Nhóm kháng sinh này bao gồm lincomycin ly trích từ Streptomyces lincolnensis
và dẫn chất clor hóa bán tổng hợp clindamycin.
Cơ chế tác động: lincosamid có tác động gần giống tác động của macrolid, cùng
tác động lên thụ thể ở tiểu phần 50S của ribosom với sự ức chế giai đoạn đầu của sự
tổng hợp protein.
Kháng sinh đƣợc hấp thu gần nhƣ hoàn toàn bằng đƣờng uống, ít chịu ảnh
hƣởng của thức ăn. Thuốc phân bố rộng rãi trong các mô nhƣng kém trong dịch não
tủy mà tập trung trong thực bào phế nang, bạch cầu đa nhân, abscess. Thuốc chuyển
hóa ở gan, đào thải chủ yếu qua mật nhƣng cũng đào thải qua thận. Thời gian bán hủy
2,5 giờ.
8


Nhóm này có hoạt tính kháng khuẩn trên hầu hết vi khuẩn gram dƣơng và nhiều
vi khuẩn kỵ khí gram âm, không tác dụng trên vi khuẩn gram âm hiếu khí hoặc tùy
nghi. Đặc biệt đáng chú ý về sự đề kháng với Staphylococcus (Trần Thị Thu Hằng,
2007).
2.1.3.9 Kháng sinh họ phenicol

Cấu trúc của họ phenicol gồm có 3 phần: nhân benzen có nhóm thế ở vị trí para,
chuỗi amino-2-propandiol-1,3 và nhóm dicloracetyl. Sự toàn vẹn của cấu trúc phải
đƣợc đảm bảo thì thuốc mới có hoạt tính.
O

H3C SO2

C CHCl2

NH
CH CH CH2OH
OH

Hình 2.5: Cấu trúc của thiamphenicol
Họ phenicol gồm có cloramphenicol, floramphenicol và thiamphenicol nhƣng
cloramphenicol hiện nay đã bị cấm sử dụng trong thú y. Cơ chế tác động: thuốc kết
dính vào receptor chuyên biệt trên tiểu đơn vị 50S của ribosom khiến ARN vận chuyển
không giải mã đƣợc, do đó ngăn chặn quá trình sinh tổng hợp protein.
Phổ kháng khuẩn tƣơng đối rộng nhƣng bị đề kháng nhanh, bao gồm vi khuẩn
gram dƣơng, vi khuẩn gram âm và vi khuẩn kỵ khí. Thuốc khuếch tán tốt qua màng
não tủy và dịch não tủy, bào xuất chủ yếu qua nƣớc tiểu (50-70%).
2.1.4 Sự đề kháng kháng sinh
Đây là một vấn đề thƣờng gặp đối với vi khuẩn, điều này vô cùng nguy hiểm vì
có thể tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng. Nguyên nhân của sự đề
kháng có thể do tự nhiên nhƣng việc con ngƣời sử dụng bừa bãi và lạm dụng kháng
sinh cũng góp phần quan trọng làm mức độ đề kháng thuốc ngày càng nghiêm trọng.
2.1.4.1 Nguyên nhân của sự đề kháng
Ngoài sự đề kháng tự nhiên vi khuẩn còn có sự đề kháng tiếp nhận đối với
kháng sinh do sự biến đổi không ngừng của bản thân vi khuẩn (Hồ Huỳnh Trí Quang
và Nguyễn Thị Thanh , 1995).

Đề kháng tự nhiên
Ví dụ trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli đề
9


kháng tự nhiên với penicillin G do kháng sinh này không thể thâm nhập vào tế bào các
vi khuẩn đó.
Đề kháng tiếp nhận
Sự đề kháng tiếp nhận bao gồm 2 cơ chế:
- Sự đề kháng do đột biến nhiễm sắc thể: chiếm khoảng 10-20% và xảy ra theo
từng nấc, vi khuẩn càng lúc càng đề kháng với kháng sinh nhiều hơn. Các gen đề
kháng này có tính di truyền, rất nguy hiểm vì có tính chọn lọc rất cao tạo ra các chủng
vi khuẩn đề kháng kháng sinh trong cộng đồng. Do vậy không nên sử dụng một loại
kháng sinh mà phải phối hợp nhiều loại để giảm tỉ lệ đề kháng này.
- Sự đề kháng ngoài nhiễm sắc thể: do thu nhận gen plasmid, chiếm tỉ lệ cao
đến 80-90%. Đó là hiện tƣợng thu nhận thêm mã di truyền tạo cho vi khuẩn có thêm
những tính chất mới trong đó có tính đề kháng với kháng sinh. Plasmid là các phân tử
ADN nhỏ không thuộc nhiễm sắc thể (ở ngoài nhân), có khả năng nhân đôi độc lập.
Plasmid có nhiều gen và mỗi gen xác định tính đề kháng đối với một loại kháng sinh.
Vì vậy mỗi plasmid có khả năng đề kháng nhiều loại kháng sinh cùng lúc. Một điều
nguy hiểm là plasmid có khả năng trao đổi giữa các vi khuẩn không phân biệt loài hay
họ mà chỉ cần có sự tiếp xúc giữa các vi khuẩn với nhau nên gia tăng tỉ lệ và tốc độ đề
kháng một cách đáng kể.
2.1.4.2 Các cách đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Theo Nguyễn Nhƣ Pho và Võ Thị Trà An (2001), vi khuẩn có rất nhiều con
đƣờng để đề kháng với kháng sinh:
- Sản sinh ra men làm mất hoạt tính của kháng sinh: men β-lactamase
(penicillinase và cephalosporinase) làm bất hoạt kháng sinh nhóm β-lactam; men
phosphorylase, adenylase làm bất hoạt kháng sinh nhóm aminosid.
- Ngăn kháng sinh không thể xâm nhập qua thành tế bào: vi khuẩn làm thay đổi

cấu trúc và tính hấp thu chọn lọc làm cho kháng sinh không đến đƣợc nơi tác động.
-Thay đổi tại điểm tác động: thƣờng là thay đổi các thụ thể làm kháng sinh
không còn nơi để gắn kết.
- Hình thành con đƣờng chuyển hóa mới: thay đổi con đƣờng chuyển hóa bằng
con đƣờng khác nên kháng sinh tác động trên con đƣờng cũ bị mất hoạt tính.
10


- Sản xuất ra nhiều chất cạnh tranh với kháng sinh: sulfamid bị đề kháng có thể
do vi khuẩn tự tổng hợp rất nhiều PABA.
- Đề kháng chéo: có thể xảy ra giữa các kháng sinh cùng nhóm, cùng cấu trúc
hóa học hoặc giữa các kháng sinh cùng cơ chế tác động.
2.1.5 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị (Nguyễn Nhƣ Pho và Võ Thị
Trà An, 2001)
- Kháng sinh phải đến đƣợc vị trí ổ nhiễm trùng.
- Sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh đối với kháng sinh: dựa vào kết quả
kháng sinh đồ.
- Dùng đúng liều lƣợng, tránh kháng thuốc.
- Dùng đúng liệu trình điều trị ngay cả khi thú đã hết triệu chứng của bệnh.
- Phối hợp kháng sinh phải có ít nhất 1 trong các tác dụng sau: tăng cƣờng hoạt
tính, hoặc mở rộng phổ kháng khuẩn, hoặc giảm sự đề kháng của vi khuẩn, hoặc giảm
độc tính của thuốc.
2.2 Một số vi khuẩn thƣờng gặp trong các bệnh trên chó
2.2.1 Staphylococcus
Giống Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae, là những cầu khuẩn gram
dƣơng, sắp xếp nhƣ chùm nho đôi khi đơn lẻ hoặc chuỗi ngắn. Vi khuẩn không hình
thành bào tử, không di động, mọc dễ dàng trên nhiều loại môi trƣờng, có kháng
nguyên O, khuẩn lạc dạng S. Trong các loài thuộc giống này thì Staphylococcus
aureus là quan trọng nhất.
Đặc điểm nuôi cấy: yếm khí tùy nghi, mọc thích hợp ở nhiệt độ 30-370C, pH từ

7,0-7,5.
Đặc điểm sinh hóa: lên men không sinh hơi đƣờng glucose, maltose. Các phản
ứng khác: Indol-, H2S-, MR+, khử nitrat thành nitrit, catalase+.
Staphylococcus phân bố rộng, thƣờng thấy trên da, niêm mạc của động vật. Khi
sức đề kháng của động vật yếu hay có sự nhiễm trùng trên da, vi khuẩn có độc lực
mạnh sẽ gây ra hiện tƣợng sƣng mủ trên da, niêm mạc, ung nhọt hay áp xe. Nếu xâm
11


×