Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ LAI F2(34Bo14Bt) NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM NHÂN GIỐNG DÊ, CỪU NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.58 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ LAI F2(3/4Bo1/4Bt)
NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM
& NHÂN GIỐNG DÊ, CỪU NINH THUẬN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : VÕ VĂN CHƯƠNG
NGÀNH

: THÚ Y

LỚP

: DH04TY

NIÊN KHÓA

: 2004 – 2009

Năm 2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ LAI F2(3/4Bo1/4Bt)
NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM
& NHÂN GIỐNG DÊ, CỪU NINH THUẬN

Tác giả


Võ Văn Chương

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. LÊ ĐĂNG ĐẢNH
PGS. TS. ĐINH VĂN BÌNH

Tháng 09/2009

i


LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn
Thành quả này con kính dâng lên ba và mẹ, người đã có công sinh thành nuôi
dưỡng, dạy bảo, lo lắng, an ủi, hy sinh suốt đời cho con có ngày hôm nay.
Trân trọng và biết ơn
PGS.TS Lê Đăng Đảnh, PGS.TS Đinh Văn Bình, thầy đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp
này.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm-TP.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiêm khoa chăn nuôi thu y, cùng toàn thể quý thầy cô khoa chăn nuôi
thú y, đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức quý báo cho chúng em trong suốt thời
gian học tập và thực tập.
Ban giám đốc, các anh – chị công nhân Trạm Nghiên Cứu Thực Nghiêm &
Nhân Giống Dê Cừu Ninh Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập

Anh Trịnh Xuân Thanh, chú Nguyễn Trường Thọ, bác Nguyễn Đình Hòa đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tất cả các bạn lớp thú y 30 đã cùng tôi học tập trong những năm tháng ở giảng
đường trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và đóng góp những ý kiến giúp
tôi hoàn thành tốt bài luận văn.

ii


Tóm tắt luận văn
-Đề tài được tiến hành từ ngày 05 tháng 2 năm 2009 đến 25 tháng 7 năm 2009 tại
trạm Nghiên Cứu Thực Nghiệm &
Nhân Giống Dê Cừu Ninh Thuận
-Nội dung luận văn là: “ Đánh giá khả năng sản xuất của dê lai 3/4 máu Boer, 1/4
máu Bách thảo nuôi tại Trạm Nghiên Cứu, Thực Ngiệm & Nhân Giống Dê Cừu Ninh
Thuận”
-Đề tài được thực hiện trên 134 con dê lai (3/4Bo1/4Bt) trong giai đoạn từ sơ sinh
đến 9 tháng tuổi.
™ Các nội dung thực hiên:
- So sánh một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai (3/4Bo1/4Bt)
với dê lai (1/2Bo1/2Bt).
+khối lượng dê đực lai (3/4Bo1/4Bt) cao hơn dê đực lai(1/2Bo1/2Bt) qua các
giai đoạn sơ sinh, 3 , 6, 9 tháng tuổi tương ứng lần lượt là: 3,2; 16,07; 23,22; 30,71kg
và 2,78; 15,16; 22,25; 29,48kg.
+khối lượng dê cái lai (3/4Bo1/4Bt) cao hơn dê cái lai (1/2Bo1/2Bt) qua các
giai đoạn sơ sinh, 3 , 6, 9 tháng tuổi tương ứng lần lượt là: 2,96;15,33; 21,46; 28,45kg
và 2,52; 14,09; 21,38; 27,59kg.
+Cường độ sinh trưởng tương đối của dê lai (3/4Bo1/4Bt) thấp hơn dê lai
(1/2Bo1/2Bt) qua các giai đoạn tuổi sơ sinh – 3 tháng; 3 - 6 tháng và cao hơn ở giai
đoạn 6 - 9 tháng tuổi tương ứng lần lượt là: 424,15; 42,2; 35,52% và 471,17; 48,32;

34,52%.
+ Cường độ sinh trưởng tuyệt đối của dê lai (3/4Bo1/4Bt) cao hơn dê lai
(1/2Bo1/2Bt) qua các giai đoạn tuổi từ sơ sinh – 3 tháng; 6 - 9 tháng và thấp hơn ở giai
đoạn 3 - 6 tháng tuổi tương ứng lần lượt là: 139,76; 72,68; 82,90 (g/con/ngày) và
134,27; 77,76; 77,73 (g/con/ngày).
iii
+kích thước một số chiều đo cơ bản của dê lai (3/4Bo1/4Bt) so với dê lai
(1/2Bo1/2Bt) qua các tháng tuổi:3; 6; 9
iii


* chiều đo vòng ngực của dê đực & cái lai(3/4Bo1/4Bt) cao hơn dê đực &
cái lai (1/2Bo1/2Bt) tương ứng là:52,71; 64,24; 70,17cm & 52,19; 62,77; 70,73cm và
51,17; 61,89; 69,67cm & 51,27; 61,06; 69,53cm
* chiều đo cao vai của dê đực & cái lai(3/4Bo1/4Bt) cao hơn dê đực & cái
lai (1/2Bo1/2Bt) tương ứng là: 51,42; 62,82; 74,11cm & 50,85; 61,24; 69,73cm và
49,22; 60,11; 67,72cm & 49,35; 59,91; 68,18cm.
* chiều đo dài thân chéo của dê đực & cái lai(3/4Bo1/4Bt) cao hơn dê đực &
cái lai (1/2Bo1/2Bt) tương ứng là :61,17; 71,72; 78,94 & 60,51; 70,66; 77,92cm và
59,56; 69,33; 77,06cm & 59,94; 69,41; 76,39cm.
- Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản và sức sống của dê lai (3/4Bo1/4Bt).
*sức sống của đàn dê lai (3/4Bo1/4Bt) từ giai đoạn sơ sinh – 6 tháng
tuổi
+sau 24h: 92,03 %
+sau 3 tháng: 93,65 %
+sau 6 tháng: 95,83 %
*Khả năng sinh sản của giống dê lai (3/4Bo1/4Bt)
+khoảng cách lứa đẻ: 362,58 ngày
+thời gian mang thai:148,76 ngày
+số con sơ sinh/ lứa :1,46 con


iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ............................................................................. 2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 GIỚI THIỆU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, CHỨC NĂNG VÀ
NHIỆM VỤ CỦA TRẠM NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM &
NHÂN GIỐNG DÊ CỪU NINH THUẬN....................................................... 3
2.1.1 Giới Thiệu........................................................................................... 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 3
2.1.3 Điều kiện xã hội.................................................................................. 3
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................... 4
2.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.............. 4
2.2.1 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới......................................................... 4
2.2.2 Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam ......................................................... 6
2.2.3 Vài nét về dê Bách Thảo........................................................................... 8
2.2.4 Vài nét về dê Boer và con lai.................................................................... 9
2.3 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VẤN ĐỀ NUÔI DƯỠNG, CHĂM
SÓC DÊ ........................................................................................................ 10
2.3.1 Đặc điểm hệ tiêu hóa ...................................................................... 10
2.3.2 Một số đặc tính của dê.................................................................... 11
2.4 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỰ SINH TRƯỞNG ......................................... 13
2.4.1 Khái niệm về sự sinh trưởng................................................................... 13

2.4.2 Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng ......................................... 14
2.4.3 Qui luật sinh trưởng và phát dục của gia súc.......................................... 15
2.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gia súc............... 17
2.5 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA
GIA SÚC ....................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............
3.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................... 20
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................... 20
3.2.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai (3/4Bo1/4Bt)......................... 20
3.2.2 Đánh giá khả năng sinh sản của đàn dê................................................... 20
3.2.3 Tình hình bệnh tật và phương pháp điều trị đàn
dê lai(3/4Bo1/4Bt) ................................................................................. 20
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 20
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................ 20
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 21
v


3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu................................................................. 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 23
4.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA ĐÀN DÊ LAI (3/4Bo1/4Bt)................................................................. 23
4.1.1 Khối lượng dê lai qua các tháng tuổi....................................................... 23
4.1.2 Cường độ sinh trưởng của dê lai (3/4Bo1/4Bt) qua các giai đoạn
tuổi .......................................................................................................... 28
4.1.3 Kích thước một số chiều đo của dê lai qua các tháng tuổi ....................... 30
4.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SỨC
SỐNG CỦA DÊ LAI (3/4Bo1/4Bt)............................................................... 34
4.2.1 Sức sống đàn dê lai (3/4Bo1/4Bt) từ giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng ....... 34
4.2.2 Đặc điểm sinh sản dê cái lai (3/4Bo1/4Bt).............................................. 36

4.2.2.1 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .............................................................. 36
4.2.2.2 Số con sơ sinh/lứa............................................................................... 36
4.2.2.3 Thời gian mang thai............................................................................ 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 40
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 40
5.2 ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................... 40

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1a. Khối lượng dê lai (1/2Bo1/2Bt);(3/4Bo1/4Bt) qua
các tháng tuổi................................................................................... 23
Bảng 1b. khối lượng dê đực và dê cái lai (1/2Bo1/2Bt), (3/4Bo1/4B)
qua các tháng tuổi .......................................................................... 25
Bảng 2.

Cường độ sinh trưởng tuyệt đối và trương đối của dê lai
(1/2Bo1/2Bt), (3/4Bo1/4Bt) từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi ................ 28

Bảng 3a.
Bảng 3b.
Bảng 3c.
Bảng 4.

Kích thước chiều đo vòng ngực qua các tháng tuổi........................ 31
Kích thước chiều đo cao vai qua các tháng tuổi.....................................32

Kích thước chiều đo dài thân chéo qua các tháng tuổi ................... 33

Tỷ lệ sống của đàn dê (3/4 Bo1/4Bt) trong giai đoạn sơ
sinh đến 6 tháng tuổi...................................................................... 33

Bảng 5.

Một số chỉ tiêu sinh sản của dê (3/4Bo1/4Bt)................................ 35

Bảng 6.

Tình hình bệnh tật của dê lai F2(3/4Boer;1/4Bt) trong giai
đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi ...................................................... 37

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 1a. Khối lượng con đực các nhóm dê qua các giai đoạn tuổi…..27
Biểu đồ 1b. Khối lượng con cái các nhóm dê qua các giai đoạn tuổi……27
Biểu đồ 2. Cường độ sinh trưởng tuyệt đối của các nhóm dê qua các
giai đoạn tuổi…………………………………………………..30
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1. Dê đực thuần ………………………………………………………38
Hình 2. Dê cái F1(1/2Bo1/2Bt).......................................................................38
Hình 3. Dê cái F2(3/4Bo1/4Bt).......................................................................39
Hình 4. Dê con F2(3/4Bo1/4Bt)......................................................................39

viii



Chương1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi dê là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Trong những

năm gần đây chăn nuôi dê nước ta phát triển mạnh mẽ do nhu cầu của thị trường về
các sản phẩm từ dê, đồng thời chăn nuôi dê cần vốn đầu tư ban đầu thấp, sinh sản
nhanh nên quay vòng vốn nhanh.
Dê là loài gia súc nhai lại, chúng nhanh nhẹn, dẻo dai, sinh trưởng và phát triển
tốt. Đặc biệt chúng chịu được kham khổ và tận dụng được nhiều nguồn thức ăn tự
nhiên sẵn có, nên không cạnh tranh lương thực với con người và cần rất ít công lao
động nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Dê không ăn các thức
ăn thừa, bẩn hay lên men thối rữa. Dê có thể nuôi với nhiều phương thức khác nhau
như: chăn nuôi quảng canh, chăn nuôi bán thâm canh và chăn nuôi thâm canh.
Tuy vậy chăn nuôi dê ở nước ta phần nhiều vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít.
Đàn dê của nước ta chủ yếu là dê cho thịt và kiêm dụng thịt sữa bao gồm các giống dê
như: dê Cỏ, dê Bách Thảo, dê lai Bách Thảo X Cỏ,…) năng suất không cao.
Để phát triển ngành chăn nuôi dê, Nhà Nước đã cho nhập một số giống dê
ngoại có năng suất cao, phẩm chất tốt. Trong đó có 2 giống dê Boer và Saanen là 2
giống chuyên thịt và chuyên sữa của thế giới, hiện đã được Trung Tâm Nghiên cứu Dê
và Thỏ Sơn Tây tiến hành nuôi dưỡng thích nghi, nhân thuần tăng đàn và nghiên cứu
lai tạo giữa dê đực Boer, đực Saanen với một số giống dê của Việt Nam, sau đó kết
hợp với các hộ dân trong tỉnh Ninh Thuận để nhân rộng mô hình lai tạo trên để tạo ra
một nhóm giống dê mới có năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ thị trường và phù
hợp điều kiện chăn nuôi của địa phương.
Được sự đồng ý của Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa – Khoa Chăn Nuôi –
Thú Y – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và Trung Tâm Nghiên Cứu, Thực Nghiệm

& Nhân Giống Dê, Cừu Ninh Thuận. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Đăng Đảnh
và PGS.TS Đinh Văn Bình, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát

ix


khả năng sản xuất của dê lai 3/4 máu Boer1/4 máu Bách Thảo nuôi tại Trạm Nghiên
Cứu, Thực Ngiệm & Nhân Giống Dê, Cừu Ninh Thuận”.
Đây là một nhánh trong đề tài Nghiên cứu của PGS.TS Đinh Văn Bình:
“Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống dê lai sữa, thịt phù hợp với điều kiện Việt
Nam”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
-

Đánh giá một số chỉ tiêu sản xuất của dê lai F2 Boer X Bách Thảo (3/4 máu
Boer1/4 máu Bách Thảo).
1.2.2. Yêu cầu
-

Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của dê lai 3/4 máu Boer1/4
máu Bách Thảo
Số liệu ghi chép đầy đủ và chính xác.

x


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, CHỨC NĂNG, NHIỆM

VỤ CỦA TRẠM NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM VÀ NHÂN GIỐNG DÊ,
CỪU NINH THUẬN
2.1.1. Giới thiệu
Trạm Nghiên Cứu, Thực Nghiệm và Nhân Giống Dê, Cừu Ninh Thuận được
thành lập năm 2006, đến đầu năm 2009 mới bắt đầu đi vào hoạt động. Tổng diện tích
của trạm là 73ha, trong đó có 70ha dành cho khu chăn nuôi, 2ha là khu hành chính,
1ha còn lại được bố trí để cấp nhà ở cán bộ công nhân viên. Trong 70ha của khu chăn
nuôi gồm có: 14ha trồng ha cỏ, 51ha là bãi chăn thả tự nhiên, 5ha còn lại là khu
chuồng trại và nhà kho dùng để dự trữ thức ăn.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
™ Vị trí địa lý
Trạm nghiên cứu, thực nghiệm và nhân giống dê, cừu Ninh Thuận là một đơn vị
trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (Hà Nội), thuộc Viện Chăn
Nuôi Quốc Gia. Trạm nằm trên địa bàn Xã Lợi Hải – huyện Thuận Bắc – tỉnh Ninh
Thuận, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm về hướng Nam khoảng 24km và cách
thành phố Nha Trang khoảng 100km về hướng Bắc; phía Tây và Đông đều giáp núi.
™ Khí hậu
Do nằm trong vùng khô hạn của tỉnh Ninh Thuận, nên Trạm Nghiên Cứu, Thực
Nghiệm và Nhân Giống Dê, Cừu Ninh Thuận có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, độ bốc hơi nước mạnh từ 670 1.287mm/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.100 đến 1.200 mm. Nhiệt
độ trung bình hàng năm là 37oC. Khí hậu hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng
9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.

2.1.3. Điều kiện xã hội
xi


Với vị trị địa lý như trên, Trạm Nghiên Cứu, Thực Nghiệm và Nhân Giống Dê,
Cừu Ninh Thuận còn chịu sự tác động của phong tục tập quán, sinh hoạt và chăn nuôi
của dân cư nơi đây – nơi tiếp giáp với 3 thành phố du lịch nổi tiếng của cả nước (Phan

Thiết, Nha Trang , Đà Lạt), có hệ thống Quốc Lộ 1A chạy ngang qua nối liền 3 thành
phố Phan Thiết – Phan Rang – Nha Trang và Tỉnh lộ 27 nối Phan Rang – Đà Lạt. Do
đó rất thuận lợi cho việc tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trao đổi con giống
và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó góp phần mở rộng các kết quả nghiên cứu của
trạm cũng như các mô hình chăn nuôi kết hợp với hệ thống nông trại bền vững tại tỉnh
Ninh Thuận và các tỉnh lân cận.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ
-

Nghiên cứu, nhân thuần, chọn lọc, lai tạo nhằm nâng cao các giống dê, cừu.

-

Nuôi giữ đàn dê, cừu giống gốc bảo tồn quỹ gen và cung cấp con giống dê và
cừu cho sản xuất.

-

Nghiên cứu và phát triển tập đoàn cây thức ăn, chế biến nguồn thức ăn sẵn có
tại địa phương nuôi dê và cừu, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật chăn nuôi dê, cừu gắn với nông trại bền vững.

-

Hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới, cơ
quan khoa học, các trường đại học trong phát triển chăn nuôi dê, cừu.

2.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Hiện nay dê đang được nuôi phổ biến ở khắp năm Châu từ vung cực phía bắc
thuộc bán đảo Xcandinavi đến Châu Phi nhiệt đới và cả các đảo hẻo lánh ở Châu Đại

Dương. Ở đâu có người thì ở đó hiện nay hoặc trước đây đã có nuôi dê.
2.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới
Trong một thời gian dài vai trò chăn nuôi dê trong nền kinh tế của các nước
đang phát triển không được đánh giá đầy đủ. Sự đóng góp tích cực của con dê đối với
đời sống của người dân, những gia đình khó khăn về các nguồn lực cũng thường bị bỏ
qua. Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, trước hết, dê thường khó đếm được chính
xác và vì thế số lượng đầu dê thường không được thống kê đầy đủ. Mặt khác, dê sống
cũng như các sản phẩm của chúng ít khi tham gia vào thị trường chính thống và không
phải chịu thuế, nên sự đóng góp trong nền kinh tế quốc dân thường không được ghi
xii


chép đầy đủ. Hơn nữa, những người nuôi dê là những người dân nghèo bị lép vế về cả
mặt kinh tế và xã hội, hậu quả là các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách phát
triển cũng như các nhà khoa học đều coi nhẹ con dê.
Tuy nhiên, gần đây nhận thức về vai trò con dê đã có sự thay đổi và tiềm năng
của nó bắt đầu được khai thác tích cực hơn. Tuy còn có nhiều qua điểm khác nhau về
chủ trương phát triển nhưng chăn nuôi dê đang ngày càng được chú trọng hơn và có
những đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế của người dân nghèo. Đặc biệt là các
vùng mà bò sữa, lợn lai không phù hợp thì con dê được coi là con vật có thể giúp cho
người nông dân tăng thêm thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Bảng 1: số lượng dê trên toàn thế giới và khu vực từ năm 2001 – 2006
(đơn vị tính: nghìn con)
năm

2001

2002

2003


2004

2005

2006

Toàn thế giới

737.175

764.040 765.511 768.621 770.111 778.221

Các nước triển

30.998

31.490

31.650

31.680

32.450

33.350

Các nước đang phát triển 706.177

717.850 732.861 734.769 737.661 742.861


Châu Á

464.344

474.180 487.588 487.598 490.278 493.549

Châu Âu

18.200

18.179

Châu Phi

217.614

219.399 219.736 220.108 220.256 221.767

Châu Mỹ La Tinh & 34.804

36.497

18.425
36.712

18.576
36.798

18.629

36.818

18.968
36.911

Caribe
Số lượng dê trên toàn thế giới tăng dần qua các năm gần đây. Trong năm 2006
toàn thế giới có khoảng 778 triệu con dê, trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước
đang phát triển (742 triệu con, chiếm 95,86%) và được nuôi nhiều ở châu Á (493 triệu
con, chiếm 63,78%), tiếp theo là châu Phi (223 triệu con, chiếm 28,74%). Châu Mỹ và
Caribe có số lượng dê đứng thứ 3 (37 triệu con, chiếm 4,8%). Ở châu Á, nước nuôi dê
nhiều nhất là Trung Quốc (173 triệu con), sau đó là Ấn Độ (125 triệu con) và Pakistan
(53 triệu con).
Chăn nuôi dê tập trung ở các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu ở khu vực
nông hộ qui mô nhỏ, ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo. Ở những nước phát
triển, chăn nuôi dê có quy mô đàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh
xiii


với mục đích lấy sữa làm pho mát hoặc chuyên lấy thịt cho tiêu dùng trong nước hay
xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi dê trên thế giới cũng đã cung cấp một khối lượng lớn
sản phẩm về lông và da.
Để hội tụ các nhà khoa học nghiên cứu và tổ chức trao đổi, học tập giúp đỡ lẫn
nhau đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn thế giới. Hội chăn nuôi dê thế giới
(International Goat Asociation) đã được thành lập từ năm 1976, khu vực châu Á cũng
thành lập tổ chức chăn nuôi gia súc nhỏ nhai lại (Small Ruminant Production Systems
Network for Aisa), với mục đích góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát
triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Theo số liệu của cục chăn nuôi, năm 2008 tổng đàn dê cả nước có 1,85 triệu

con tăng khoảng 5 - 6%, sản lượng thịt đạt 11,6 nghìn tấn tăng trên 14% so với năm
2007.
Năm 2006 cả nước có 1.457.637 con dê, trong đó 66.888 con phân bố ở đồng
bằng sông Hồng, 336.576 con phân bố ở Đông Bắc, 179.339 con phân bố ở Tây Bắc,
218.602 con phân bố ở Bắc Trung Bộ, 74.988 con phân bố ở Duyên hải Nam Trung
Bộ, 118.161 con phân bố ở Tây Nguyên, 260.775 con phân bố ở Đông Nam Bộ và
202.308 con phân bố ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nghề chăn nuôi dê ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng chưa phát huy hết tiềm
năng sẵn có. Dê chủ yếu vẫn được chăn thả quảng canh, thiếu sự đầu tư, quan tâm
thích đáng tới công tác giống, thức ăn cũng như vệ sinh phòng, chữa bệnh. Nhiều đàn
dê Cỏ có biểu hiện thoái hóa giống rõ rệt do giao phối cận huyết kéo dài, để khắc phục
tình trạng đó nên thay đổi đực giống giữa các đàn dê.
Thức ăn và quản lý đàn dê phụ thuộc vào điều kiện khu vực bãi chăn thả. Ở
những tỉnh miền núi phía Bắc, dê chủ yếu được chăn thả theo phương thức quảng
canh. Ban ngày dê thường chăn thả tự nhiên trên các triền đồi núi hoặc trong các cánh
rừng, ban đêm dê thường được nhốt tại chuồng và được bổ sung thêm muối ăn (Đinh
Văn Bình, G.Douglas, 2000). Một số hộ ở vùng Trung Du và khu vực ven đô nuôi dê
theo phương thức chăn thả kết hợp bổ sung thêm thức ăn, nước uống tại chuồng cho
dê. Quy mô đàn dê ở các tỉnh miền Bắc trung bình từ 5 – 7 con, riêng khu vực miền
núi có diện tích chăn thả rộng nên nhiều hộ nuôi từ 30 – 50 con hoặc nhiều hơn.
xiv


Ở miền Trung, Ninh Thuận là những tỉnh có nghề chăn nuôi dê phát triển do có
diện tích chăn thả rộng và việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Cùng với giống dê Cỏ,
giống dê Bách Thảo được nuôi tương đối phổ biến. Dê và cừu chiếm vị trí thứ ba sau
lợn và bò, nhiều hộ nuôi từ 100 – 300 con dê hoặc cừu (Lê Đình Cường, 1997).
Các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Bến
Tre, Đồng Nai chăn nuôi dê với quy mô đàn nhỏ hơn, bình quân từ 10 – 20 con/đàn
(Đậu Văn Hải, Cao Xuân Thìn, 2001).

Đặng Xuân Biên (1993), cho rằng số lượng dê nuôi ở nước ta còn quá ít so với
các vật nuôi khác. Dê Cỏ Việt Nam tăng trọng chậm, tầm vóc nhỏ, phương thức chăn
nuôi cổ truyền, quảng canh nên năng suất sinh sản, sinh trưởng kém, tỷ lệ nuôi sống
thấp nên tốc độ tăng đàn chậm. Số lượng dê nuôi ở nước ta từ năm 1993 đến 2003 đã
tăng lên gấp hai lần, từ 353.000 con lên 780.354 con. Bên cạnh đó, giống dê cũng
được đa dạng và nâng cao. Nước ta đã nhập ba giống dê kiêm dụng sữa thịt từ Ấn Độ
(năm 1994), hai giống dê chuyên sữa, một giống dê chuyên thịt từ Mỹ (năm 2002).
Hơn nữa Nhà Nước có chính sách phát triển chăn nuôi dê qua “Dự án giống dê Quốc
gia” nên chăn nuôi dê ở nước ta những năm gần đây đã có những bước tiến bộ vượt
bậc.
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi dê phát triển, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông
thôn và các tổ chức nước ngoài đã đầu tư nhiều dự án như: FAO/TCP/VIE 6613
(Thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Dê Và Thỏ Sơn Tây năm 1991, Nghiên cứu đồng
bộ về giống dê, thức ăn, công tác lai tạo và phát triển chăn nuôi dê cho cả nước, Dự án
“Cải thiện đời sống cho nông dân nghèo bằng cách phát triển sản xuất sữa dê dựa trên
nguồn thức ăn sẵn có của địa phương”, Dự án IFAD – TAG 443 “Nghiên cứu ứng
dụng và phát triển các biện pháp tổng hợp phòng trị ký sinh trùng ở các nước Đông
Nam Á”, Chương trình giống dê Quốc gia 2000 – 2010, Dự án SAREC: Nghiên cứu
sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên để phát triển chăn nuôi…). Nhiều
cuộc hội thảo về phát triển chăn nuôi dê đã được tổ chức, nhằm đánh giá tình hình
chăn nuôi dê, tiềm năng phát triển chăn nuôi dê và tạo ra những giải pháp thúc đẩy
phát triển chăn nuôi dê ở nước ta như: Hội thảo nghiên cứu phát triển chăn nuôi dê ở
Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 1992 của IDR và IAS, …

xv


2.2.3. Vài nét về dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt – sữa, theo nghiên cứu của Đinh Văn
Bình và cộng sự (1994) so sánh cấu trúc gen cho thấy dê Bách Thảo có nguồn gốc từ

một số giống dê của Ấn Độ, được tạp giao với dê Cỏ hoặc có thể là những thế hệ con
cháu của một số giống dê Ấn Độ và một số nước quanh khu vực.
Trước đây dê Bách Thảo được nuôi nhiều ở Ninh Thuận và một số tỉnh phía
Nam nước ta. Đầu những năm 1990 dê Bách Thảo được đưa ra nuôi nhiều ở Trung
Tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây sau đó phát triển rộng ra các tỉnh phía Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ, đến nay được nuôi ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với số lượng
cuối năm 2004 là 150.000 con.
Dê Bách Thảo phần lớn có màu lông đen, có 2 sọc trắng dọc theo mặt, tai, 4 bàn
chân, dưới bụng có đốm trắng; một số có màu đen tuyền hoặc lang trắng đen không có
quy luật. Dê Bách Thảo có đầu thô và dài, đa số có sừng nhỏ và dài, có hướng ngã về
phía sau, sang hai bên và ít xoắn vặn, sống mũi hơi rô, tai to rủ xuống, miệng rộng,
phần lớn không có râu cằm. Con cái có cổ thanh chắc, mông và bụng nở nang, bầu vú
hình bát úp, núm vú dài 4 - 6 cm. Lông dê Bách Thảo ngắn và mượt. Con đực có lông
thô, dài hơn con cái và thường có bờm lông dài ở sau gáy chạy dọc xuống sống lưng.
Trưởng thành con đực nặng 60 - 70 kg, cao 87,40 cm; con cái nặng 38 - 45 kg, cao
66,80 cm.
Dê Bách Thảo có khă năng sinh sản tốt, thành thục về tính khoảng 6 - 7 tháng
tuổi và bước vào sinh sản sớm khoảng 12 - 13 tháng tuổi. Dê Bách Thảo mắn đẻ, trung
bình đẻ 1,7 - 2,09 con sơ sinh/lứa, khoảng cách lứa đẻ ngắn từ 230 - 250 ngày.
2.2.4. Vài nét về dê Boer
Dê Boer đã được phát triển ở châu Phi từ đầu những năm 1900 để lấy thịt. Dê
Boer hầu như là giống dê bản sứ của bộ tộc Namaqua bushmen và bộ tộc Bantu, lai
với một vài giống dê Ấn Độ và của châu Âu. Dê Boer là một giống dê chuyên thịt nổi
tiếng với các đặc tính tốt như sự sinh trưởng nhanh, phẩm chất thịt thơm ngon. Ở mỹ
có nhiều loại dê Boer khác nhau, đó là kết quả của quá trình tạp giao, thoái hóa về
giống. Tháng 2 năm 2002 nhà nước ta đã nhập từ mỹ về giống dê Boer để cải tạo đàn
dê nội.

xvi



Màu lông của dê Boer đặc trưng bởi toàn thân lông màu trắng tuyền, riêng vùng
đầu và cổ lông màu nâu vàng, có lẫn cả màu đen. Giữa tráng thường có mãnh lông
màu trắng.
Toàn thân hình chữ nhật, đầu to vừa, hai tai to, dài, rủ thẳng xuống phía dưới,
trán rộng và phẳng, cổ to và tròn, sừng uốn cong lên về phía trên và hướng về sau,
ngực sâu và rộng, mông nở và tròn, bụng to tròn nhưng không sệ. Bốn chân thấp, chắc
chắn. Đuôi thường uốn ngược lên phía trên về phía trước. Cơ quan sinh dục phát sớm
triển.
Đực và cái trưởng thành có đặc điểm ngoại hình khác nhau rõ rệt. Dê đực to
con, đầu thô và to, sừng dài và nhọn, râu dài và rậm hơn dê cái. Từ đỉnh chỏm đến cổ
của dê đực có bờm, đây là đám lông rất dài và rẻ sang hai bên. Dê đực có hai hòn cà
to, nổi rỏ và tính tình hung hăng. Con cái hiền hơn, không có bờm, bầu vú to và có từ
2 - 4 núm vú phụ bên cạnh núm vú chính.
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VẤN ĐỀ NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC DÊ
2.3.1. Đặc điểm của hệ tiêu hoá
Dê là loại gia súc nhai lại nhỏ nhưng chúng có khả năng ăn nhiều loại cây cỏ
hơn so với trâu, bò, thậm chí cả những ây cỏ nhiều độc tố, đắng chát như lá xoài, lá xà
cừ, lá tràm tai tượng …. Sở dĩ như vậy là vì cũng là loài dạ dày bốn túi gồm: Dạ cỏ, dạ
tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ cỏ chiếm 80% khối lượng toàn bộ dạ
dày ở dê trưởng thành, cũng có vai trò lên men thức ăn như dạ cỏ của trâu bò. Nhưng
khu hệ sinh vật, trong dạ cỏ của dê phong phú và đa dạng hơn và có nhiều chủng vi
khuẩn có khả năng trung hoà độc tố trong thức ăn. Như vậy tiêu hoá ở dạ cỏ càng có ý
nghĩa quan trọng hơn trong sự sinh sống của dê.
Người ta đã tính toán được rằng có khoảng 50% vật chất khô của khẩu phần
được tiêu hoá ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ độ pH khoảng 6,5 - 7,4; nhiệt độ khoảng 38-41oC
và độ ẩm khoảng 80-90% cùng với điều kiện yếm khí và nhu động yếu. Đó là môi
trường thuận lợi cho khu hệ sinh vật gồm vi khuẩn, nấm, và protozoa tồn tại, phát triển
và hoạt động. Chúng phân giải các chất dinh dưỡng của thức ăn và tổng hợp nên
protein của vi sinh vật, đây là loại protein cao cấp đối với sự dinh dưỡng và phát triển

của dê.
xvii


Đã có nhiều nghiên cứu về tiêu hóa của gia súc nhai lại để sản xuất thịt, sữa,
lông, da là có hiệu quả nhất bởi chúng có khả năng tiêu hoá rất tốt nguồn hydratcacbon
mà động vật dạ dày đơn không thể tiêu hoá được”. Chúng còn sử dụng được Nitơ phi
protein nhờ hệ vi sinh vật trong dạ cỏ để tạo ra protein của bản thân. Chúng cũng có
thể sử dụng có hiệu quả loại protein trong khẩu phần nếu chất này được bảo vệ khỏi sự
lên men ở dạ cỏ, ngoài ra chúng có khả năng sử dụng hiệu quả lipid của khẩu phần cho
sản xuất.
Riêng ở dê con thì khác, sau khi sinh dê con chỉ bú mẹ hay uống sữa chúng
chưa có khả năng tiêu hoá thức ăn thô sơ. Khi con uống sữa, sữa chảy qua rãnh thực
quản xuống thẳng dạ múi khế, sữa được tiêu hoá ở đây ruột non giống như dạ dày đơn.
Với dê con sữa đầy cũng rất quang trọng vì trong sữ đầu không có dầy đủ chất dinh
dưỡng với hàm lượng cao hơn bình thường, đặc biệt nhất là trong sữa đầu có nhiều
kháng thể. Tuy nhiên hàm lượng kháng thể và khả năng hấp thụ chúng càng giảm rất
nhanh theo thơi gian vì vậy sau khi đẻ 30 phút đến 1 giờ, bằng mọi cách phải cho dê
con được uống sữa dầu từ bầu vú khoẻ mạnh. Sau khi sinh vài ngày dê con tập ăn thức
ăn khô sạch sẽ, đảm bảo chất lượng để giúp dê con tập ăn dễ dàng và an toàn. Đến 2-3
tuần dê con đã tiêu hoá được một lượng thức ăn thô xanh và hệ vi sinh vật ở dạ cỏ
cũng dần dần được hình thành. Đến khi cai sữa thường là từ 3-4 tháng tuổi, dạ cỏ đã
khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên để đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của dê con và sự
hoàn thiện của dạ cỏ thì cần phải cung cấp nhiều loại thức ăn phong phú, đa dạng, với
số lượng hợp lý và chất lượng tốt; cân đối giữa thức ăn tinh và khô, giữa năng lượng
và protein cũng như các chất khác, khoáng và vitamin của khẩu phần. Cũng với chế độ
chăm sóc chu đáo và hợp lý để nâng cao tỷ lệ nuôi số dê con.
2.3.2. Một số tập tính của dê
™ Tập tính ăn và uống
Tập tính ăn và uống của dê khác với nhiều loại vật nuôi khác. Với cấu tạo đôi

môi mỏng và linh hoạt thi dê con ngoài khả năng gặm cỏ giống như trâu bò, chúng rất
phù hợp và thích thú với việc bứt, chọn lựa các loại lá cây lùm bụi và cây thân gỗ hạt
dài, hay cả việc gặm cỏ như cây thông bạch đàn… Khác với cừu, dê thích tìm kiếm
các loại cây hoà thảo có hương vị khác nhau mọc thưa thớt, do vậy có khả năng xâm
nhập sâu vào vùng xa mạc. Dê có khả năng đứng trên hai chân sau để tận dụng nguồn
xviii


lá cây cao hơn đầu ở vùng rừng cây lấy gỗ hay rừng cây lúp súp, đây là một lợi thế so
với cừu. Tác giả cũng cho biết dê thích được chăn thả trên những vùng đất rộng và
thoáng, mặc dù có thể ăn được nhiều loại thức ăn xong chúng rất nhanh chán và đặc
biệt có tính cá thể trong ăn uống. Những thức ăn được các thể này chấp nhận nhưng cá
thể khác không thích, ngoài ra chúng từ chối thức ăn bẩn do động vật khác gây ra. Dê
ưa thích khẩu phần ăn phong phú về chủng loại cây cỏ. Dê cũng là loài ưa thích gậm
nhấm lá cây, cây cỏ, chồi, mầm. Ở mọi đồng cỏ và các mùa khác nhau lượng thức ăn
thuộc loài gậm nhấm như chồi, mầm, vỏ và quả cây luôn chiếm 50% lượng thức ăn,
tuy nhiên khi điều kiện gậm nhấm bị hạn chế chúng sẵn sàn gậm cỏ. Mùa vụ và độ lớn
của đàn có ảnh hưởng đến lượng thu nhận thức ăn tự nhiên của dê chăn thả. Lượng
thức ăn thu nhận thì khác nhau giữa các giống dê, loại dê và hướng sử dụng. Các giống
dê nhiệt đới có thể thu nhận lượng vật chất khô thức ăn khoảng, 8-4,7% khối lượng cơ
thể, trong đó các giống dê thịt có DMI (vật chất khô thức ăn thu nhận) là 1,8-3,8% thể
trọng, thấp hơn các giống dê sữa (2-4,7).
™ Tính hiếu động
Dê là loài ưa chạy nhảy, hiếu động, phàm ăn và luôn đi tìm thức ăn mới. Chúng
có khả năng leo trèo rất tốt, với sự nhanh nhẹn và khéo léo, chúng có thể di chuyển dễ
dàng và kiếm ăn trên cả những mỏm đá cheo leo.
Dê chọi nhau rất hăng, không phải dê đực mà thậm chí cả con cái cũng vậy.
Chúng dùng đầu và sừng húc nhau, húc vào mặt, vào đầu đối thủ. Dê thích húc nhau
như vậy có thể do tính hung hăng, thích gây sự, do nô đùa, tranh dành thức ăn hay con
dê cái. Đôi khi chỉ do buồn sừng hay vì một lý do nào đó mà chúng tự nhiên chuẩn bị

tư thế: toàn thân trụ vào hai chân sau, thu gọn hai chân trước lấy đà, cúi đầu lao thẳng
vào đối thủ, có khi chỉ là mô đất hay một gốc cây.
Khi gặp nguy hiểm thường hoảng sợ trước vật lạ nhưng đôi khi lại rất hăng hái
và liều mạng. Nhiều người cho rằng dê là con vật ương bướng, tuy nhiên người ta
cũng phải công nhận là chúng khôn ngoan, chúng có thể nhớ tên và chỗ ở mà người ta
đặt cho chúng. Chúng cũng dễ gần gũi với người chủ, người chăm sóc quen thuộc. Do
vậy chúng mới nhận ra, mừng rỡ kêu ầm lên khi thấy chủ từ đằng xa.

xix


™ Tính bầy đàn
Dê thường sống tập trung thành từng đàn, trong đó mỗi con có một vị trí xã hội
của nó và cách thử sức phổ biến nhất vẫn là chọi nhau. Con ở vị trí xã hội thấp thường
phải phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường cho những con có vị trí xã hội cao hơn.
Trong đàn dê có một con dê đầu đàn và đàn dê di chuyển theo con dê này. Dê tỏ ra
thích thú và yên tâm hơn khi được đứng trong đàn của mình. Chúng cũng thích được
chơi hay ngủ nghỉ trên những mô đất hay tảng đá nhô cao trên mặt đất.
Dê thường ngủ nhiều lần trong ngày, có khi chúng vẫn còn nhai lại khi đang
ngủ. Với thính giác và khứu giác rất phát triển nên dê rất ngạy cảm với tiếng động dù
rất nhỏ. Chúng thường bị đánh thức ngay và khe khẽ kêu như để thông báo cho nhau
biết.
Một đặc điểm rất khác biệt với các loài vật khác là dê thường chịu đựng và giấu
bệnh. Một con dê ốm vẫn cố gắng đi theo bầy đàn cho đến khi kiệt sức và ngã quỵ. Do
vậy, người nuôi dê phải luôn quan sát, theo dõi đà dê để sớm nhận thấy những con dê
có dấu hiệu không bình thường về sức khoẻ. Người ta có thể dựa vào kinh nghiệm như
sau để phân biệt dê ốm và dê khoẻ:
Dê khoẻ
-


-

Nhanh

nhẹn,

Dê ốm
tỉnh

táo,

di

-

chuyển, bình thường, chịu khó

yên. Không chịu tranh giành thức ăn,

kiếm ăn và ăn ngon miệng.

giảm ăn hoặc bỏ ăn.

Nhai lại, ợ hơi và dạ cỏ vẫn

-

nhu động bình thường.
-


Chậm chạp, mệt mỏi hay nằm đứng

Lông mượt và bóng, thân nhiệt

Ngừng nhai lại, không ợ hơi, nhu động
dạ cỏ yếu dần hay mất hẳn

-

bình thường

Lông xù, xơ xác, da khô cứng và ẩm
ướt, thân nhiệt cao (tai thường nóng
hoặc lạnh hơn bình thường).

-

-

Niêm mạc miệng, mắt, hậu

-

Niêm mặc miệng, mắt, hậu môn không

môn có màu hồng tươi; gương

có màu hồng tươi. Màu tím thẫm hay

mũ khô ráo.


tím tái, gương mũi ẩm ướt.

Phân bình thường cứng, dạng

-

viên rời.

Phân nhão, lỏng, nát, đôi khi lẫn máu
niêm mạc; mùi tanh, thối khắm.

xx


™ Tính thích đùa giỡn
Dê sống ở vùng núi, thích chơi leo núi cao. Mỗi con dê đê cố leo lên cao hơn
địch thủ. Chúng húc đầu, cụng trán và có khi dùng cả móng để dọa nhau. Một hiện
tượng thú vị là nếu một con dê giành được thắng lợi, chiếm được chổ cao nhất, thì con
các con khác liền bỏ trò chơi đó chuyển sang trò chơi khác, hoặc khi không bảo vệ
được ngôi bá chủ nữa thì con bá chủ lại lao từ đỉnh cao thống trị xuống dưới và chan
hòa với đám bạn bè.
Dê thích chơi trò kéo co người ta nhìn thấy dê nghịch một đoạn thân cây sắn
dây dài khoảng nửa mét dùng làm “dây thừng”,một con ngậm chặt dây sắn và vung
vẩy trước mặt một con khác. Con này liền chạy lại và ngậm một đầu của dây, và sau
đó bắt đầu một cuộc kéo co.
Những bầy dê nuôi thả trong rừng thích đùa trên những vách đá cheo leo dựng
đứng, và những cú nhảy liều mạng đôi khi dẫn đến tai nạn.
Dê còn có trò chơi tự đùa giỡn, người ta nhận thấy nhiều con không có nguyên
do nào mà cũng phóng như bay theo một đường tròn khá rộng, có khi một vòng cung,

thường là chạy quanh một vật chuẩn nào đó, rồi bổng nhiên nó dừng lại đột ngột và
không hiểu vì sao, con vật lại chạy nhanh như tên bắn, nhảy theo một phía.Tất cả
nhũng vận động đó đều thực hiện bằng một kiểu phi nước đại, bằng những bước nhảy
có đặc trưng cho loài, cũng có lúc nó nhảy chụm cả bốn vó bật đi rất xa.
2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỰ SINH TRƯỞNG
2.4.1. Khái niệm về sự sinh trưởng
Đã có nhiều khái niệm về sự sinh trưởng nhưng về cơ bản sinh trưởng là quá
trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để tăng thêm về chiều cao, dài, rộng và
chiều sâu cũng như thể tích và khối lượng con vật hay của từng bộ phận (thay đổi về
số lượng).Sự phát dục là quá trình thay đổi, là sự tăng lên hoặc hoàn chỉnh thêm các
tính chất, chức năng các bộ phận sinh sản trong cơ thể (sự thay đổi về chất).
Sinh trưởng là cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng, thể tích và các chiều dài,
rộng và chiều cao, cơ thể sinh vật thực hiện những quá trình chuyển hóa trao đổi chất
cơ bản để tạo ra vật chất của tế bào sống.

xxi


Sự phát dục là sự hình thành từng phần của cơ thể, là tín hiệu của AND và ANR
trong sự phát triển của phôi, là vai trò của gene mang tính di truyền của tổ tiên.
Như vậy quá trình sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể
sống. Hai quá trình này không có ranh giới, có phát dục đồng thời có sinh trưởng và
ngược lại. Ở bộ phận này có sinh trưởng thì bộ phận khác có phát dục hoặc sự sinh
trưởng và phát dục đều được thực hiện và tồn tại trong cùng một bộ phận của cơ thể.
2.4.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng
Sự sinh trưởng là sự tích lũy các chất, chủ yếu là protein nên tốc độ và khối
lượng tích lũy các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động
của các gene điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường, 1992). Vì vậy mà xét sự sinh trưởng xảy ra theo ba hướng: thay đổi kích
thước, khối lượng, và thể tích. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sự phát triển của cơ

thể động vật có tính giai đoạn. Vì vậy người ta dùng phương pháp cân đo theo từng
thời diểm để đánh giá. Với những con dê thường cân, đo lúc sơ sinh 1, 2, 3, 4, 6, 9, 12
… tháng tuổi.
Khi con vật trưởng thành kết hợp cân, đo và giám định, sau đó biểu diễn thành
đồ thị để đánh giá tốc độ sinh trưởng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng và trong cùng điều
kiện chăn nuôi những gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ tiêu tốn ít thức ăn hơn
cho 1kg thể trọng.
-

Tốc độ sinh trưởng tích lũy: là khối lượng, kích thước, thể tích của gia súc tích
lũy được trong một thời gian. Các thông số thu được qua các lần đo là biểu thị
sinh trưởng tích lũy.

-

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối: là khối lượng, kích thước cơ thể gia súc tăng lên
trong một đơn vị thời gian:
A=

-

V2 − V1
t 2 − t1

Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ % của khối lượng, thể tích, kích thước
các chiều đo của cơ thể tăng lên ở kỳ cuối so với kỳ đầu.

xxii



B (%) =

V 2 − V1
(V 1 + V 2)x0,5

Trong đó:
V1: Khối lượng dê tại thời điểm t1 (kg)
V2: Khối lượng dê tại thời điểm t2 (kg)
A: Cường độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
B: Cường độ sinh trưởng trương đối (%)
Ngoài phương pháp cân thì việc đo kích thước các chiều để đánh giá sự phát
triển của gia súc cũng là một nội dung quang trọng. Đặc biệt là đánh giá con giống
theo hướng sản xuất, bởi ngoại hình là hình dáng bên ngoài, có liên quan đến sức
khỏe, cấu tạo, chức năng các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của
gia súc. Đánh giá con vật qua ngoại hình giai đoạn đầu tiên giúp ta hiểu hình thái, sức
khỏe, sức sản xuất và hướng sản xuất nói chung của con vật. Có 52 chiều đo trên toàn
cơ thể để đánh giá được một cách toàn diện. Tùy theo yêu cầu khảo sát về tốc độ sinh
trưởng phát dục của gia súc mà số lượng các chiều đo nhiều hay ít. Để nhận xét khái
quát về ngoại hình to hay nhỏ, cơ thể phát triển cân đối hay không chúng ta chỉ đo 3
chiều đo cơ bản: cao vai, dài thân chéo và vòng ngực:
-

Cao vai: Từ mặt đất đến sau u vai (dùng thước gậy )

-

Dài thân chéo: Từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến phía sau u ngồi
(dùng thước gậy).

-


Vòng ngực: Chu vi quanh vòng ngực tiếp giáp phía sau xương bả vai (thước
dây )

2.4.3. Quy luật sinh trưởng, phát dục của gia súc
Quá trình phát triển của cơ thể từ bào thai đến trưởng thành rồi già cỗi đều tuân
theo những qui luật tự nhiên của sinh vật. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và rút ra những
tính chất riêng biệt của những tính trạng khác nhau. Quá trình sinh trưởng, phát
triển có thể tóm tắt theo ba quy luật sau:
™ Quy luật sinh trưởng, phát triển không đều
Đây là một đặc điểm nổi bật trong sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Có bộ
phận thời kỳ này phát triển nhanh, thời kỳ khác phát triển chậm.

xxiii


Ở gia súc có móng, sự phát triển của bộ xương thể hiện rõ quy luật này: các
xương ngoại vi như xương bả vai, cánh tay, bàn tay phát triển rất chậm so với các
xương trục như xương sườn, xương ống trong giai đoạn ngoài thai, và ngược lại ở giai
đoạn trong thai. Vì đặc điểm này mà ngay sau khi đẻ ra chúng đã có khả năng đứng
lên, đi lại được tuy nhiên chân còn yếu.
Sự phát triển không đều còn thể hiện ở các cơ quan bộ phận (ở cả giai đoạn trong
và ngoài thai thì da và cơ đều phát triển mạnh, bộ phận sinh dục phát triển mạnh sau
khi sinh ra). Và ở cả thành phần hóa học của cơ thể: khi con vật càng lờn thì hàm
lượng nước càng giảm, lượng mỡ càng tăng lên.
™ Quy luật sinh trưởng, phát triển theo giai đoạn
• Giai đoạn phát triển trong cơ thể mẹ
-

Thời kỳ phôi: Từ khi trứng được thụ tinh, thành hợp tử bám chắc vào niêm mạc

tử cung, giai đoạn này hợp tử còn di động nên thai dễ bị tiêu biến dưới tác động
vật lý. Vì vậy người chăn nuôi chú ý không cho gia súc vận động mạnh khi vừa
phối giống một vài ngày.

-

Thơi kỳ tiền thai: từ khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung đến khi xuất
hiện những nét đặc trưng về giải phẩu, sinh lý và trao đổi chất của các lá phôi.
Đây là giai đoạn phát dục rất mạnh nên phải cung cấp dầy đủ chất dinh dưỡng
từ các loại thức ăn chất lượng cao cho dê mẹ trong giai đoạn chữa đầu.

-

Thời kỳ thai nhi: là cuối của giai đoạn trong thai, khi thai sinh trưởng mạnh, 3/4
khối lượng thai sinh ra được hình thành trong giai đoạn này. Vì vậy phải cung
cấp đủ về cả số lượng và chất lượng thức ăn cho dê mẹ.

• Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ
-

Thời kỳ bú sữa: Từ khi gia súc được sinh ra đến khi cai sữa (dê thường 3 tháng
tuổi). Đây là giai đoạn gia súc phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn mới khắc
nghiệt hơn nhiều so với môi trường trong cơ thể mẹ. Chúng cần có sức kháng
bệnh thật tốt để chống chịu với sự thay đổi này, đồng thời với tốc độ sinh
trưởng mạnh của cơ thể. Trong khi dinh dưỡng thu được chủ yếu từ sữa mẹ. Do
vậy sau khi sinh 30 phút – 1giờ phải cho gia súc non bú ngay sữa đầu từ bầu vú
khỏe mạnh. Vì hàm lượng cũng như khả năng hấp thu kháng thể trong sữa đầu
giảm rất nhanh theo thời gian. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng cho dê con ngày
xxiv



×