1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn
ra vào tháng 01 năm 2011 đến nay đã hơn hai năm. Sau Đại hội Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã ra nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm thực hiện tốt
mục tiêu văn kiện Đại hội đã đề ra. Bên cạnh Nghị quyết có tính đột phá về
công tác xây dựng Đảng - Nghị quyết Trung ương 4: "Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Đảng hiện nay" - thì Trung ương Đảng cũng rất quan tâm đến
công tác dân vận. Bởi, dân vận là một trong những vấn đề lớn của cách mạng
Việt Nam. Chính vì vậy, Nghị quyết Trung ương 7: "Tăng cường và đổi mới
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" được
ban hành.
Có thể nói, không phải đến hôm nay Đảng ta mới xác định dân vận là
một vấn đề lớn mà ngay khi mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tập hợp tất cả lực lượng không để sót một người
nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hiện những mục tiêu của cách
mạng. Người được xem là bậc thầy của công tác dân vận chính là Chủ tịch Hồ
Chí Minh kính yêu của chúng ta, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng
qua bao nhiêu ghềnh thác để đến bến vinh quang.
Đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ
của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, để hoàn thành mục tiêu xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh đòi hỏi cần tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, chính quyền mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, các
ngành và mỗi cán bộ, đảng viên trong việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết
phục, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các
2
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thắt
chặt hơn nữa mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Một
điều không thể phủ nhận là, toàn cầu hóa mang lại nhiều mặt tích cực, là sợi
dây vô hình rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, dân tộc; điều đặc biệt là
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện và
nâng cao hơn.
Tuy nhiên, hòa vào dòng chảy chung đó, những lối sống tiêu cực đã
len lỏi vào bên trong ngõ ngách của xã hội mà chúng ta không hề hay biết.
Đặc biệt, trước âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, hành
động của các thế lực phản cách mạng ngày một tinh vi hơn với các chiêu bài
"dân chủ", "dân tộc", "tôn giáo"… mà chúng đã tạo ra, gây sức ép, làm ảnh
hưởng không nhỏ đến nền trị an của nước ta. Tỉnh Sóc Trăng cũng nằm trong
bối cảnh chung ấy.
Xuôi về phương Nam, Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối hạ lưu sông Hậu,
thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên trục
lộ giao thông thủy bộ nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Là vùng đất mới được khai phá từ thế kỷ 16 trở về sau, lúc đầu dân
cư rất thưa thớt, chỉ có số ít người Khmer, người Hoa và người Việt theo dòng
di dân của Chúa Nguyễn. Họ tụ cư, khai khẩn đất hoang, thành lập phum sóc
(người Khmer), xóm làng (người Việt), hội quán (người Hoa) … dần dần hình
thành cộng đồng ba dân tộc cùng nhau đoàn kết để sản xuất và bảo vệ cuộc
sống của chính mình.
Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử, các dân tộc ở
tỉnh Sóc Trăng đã có mối quan hệ gắn bó huyết thống, xây dựng nên tinh thần
thân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động
sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng
v.v... tạo nên cuộc sống hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng các
dân tộc.
3
Tuy nhiên, theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer ở
tỉnh Sóc Trăng, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại những hạn chế,
khó khăn, như: Tốc độ phát triển kinh tế vùng có đông đồng bào Khmer còn
chậm và chưa vững chắc. Việc tổ chức thực hiện một số chủ trương, chính
sách dân tộc còn chậm, hiệu quả chưa cao; một số ngành, địa phương chưa
chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để tập trung thực hiện chính
sách dân tộc đạt hiệu quả, chưa chỉ đạo xây dựng được các mô hình điểm;
tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc
từng lúc, từng nơi vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định; tổ chức bộ
máy làm công tác dân tộc chưa ổn định; trình độ năng lực cán bộ làm công tác
dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu. Một bộ phận đồng bào dân tộc còn mất cảnh
giác trước âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Ý thức tự
lực vươn lên thoát nghèo của một bộ phận nhân dân trong đồng bào dân tộc
Khmer chưa cao. Chính vì vậy, với tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, một
lần nữa, Đảng, Nhà nước và các Mặt trận, đoàn thể tỉnh Sóc Trăng cần quan
tâm hơn công tác dân vận nói chung và công tác dân vận trong đồng bào
Khmer nói riêng, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch Đại hội đảng
bộ lần thứ XII của Tỉnh đã đề ra, góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu
chung của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của đất nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương như đã nêu, người viết
chọn đề tài "Công tác dân vận trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự
nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo
của Đảng và củng cố tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước
4
với nhân dân. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ mở
cửa, hội nhập công tác dân vận càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Vì vậy,
đây là vấn đề đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, kết quả nghiên
cứu được thể hiện qua các sách, bài viết, tạp chí và các công trình khoa học
* Các sách tham khảo bao gồm
- Sách "Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh" của Ban Dân vận Trung
ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Với 34 báo cáo k0hoa học (nhân
kỷ niệm 45 năm bài báo Dân vận của chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời), các tác
giả đã tập trung làm rõ xuất xứ và hoàn cảnh ra đời, vai trò và tác dụng của
bài báo. Ngoài đề dẫn của Hội thảo, các bài viết đi vào đề cập quan điểm lý
luận chung về công tác dân vận trong lịch sử, trong học thuyết Mác - Lênin và
trong tư tưởng Hồ Chí Minh; một số bài nghiên cứu nội dung công tác dân
vận, làm nổi bật thực chất của công tác dân vận để xây dựng nước ta thành
một nước dân chủ; đồng thời, một số bài tập trung nghiên cứu phương thức
công tác dân vận, trong đó tác giả đã dành phần quan trọng liên hệ và vận
dụng vào thực tiễn công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới.
- Sách "Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh"
của PGS Đàm Văn Thọ và PGS Vũ Hùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1997, trình bày một cách hệ thống về khái niệm "dân" và những quan điểm,
thái độ khác nhau về "dân" trong lịch sử, quá trình hình thành và nội dung chủ
yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về "dân", về Đảng cầm quyền và về mối quan
hệ biện chứng giữa dân và Đảng.
- Sách "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận" của Nguyễn Thạc
Hân, Nxb Lao động, Hà Nội, 1998, đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về nội
dung, phương thức dân vận, mối quan hệ giữa Đảng - dân; Nhà nước - Nhân
dân, quân - dân … Quan điểm chính sách đối với giai cấp công nhân, nông
dân, thanh niên và vấn đề đại đoàn kết toàn dân. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân vận trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5
- Sách "Phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của TS. Thanh
Tuyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, đi vào phân tích tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân vận và những nội dung cơ bản về công tác dân vận trong
giai đoạn hiện nay; nhất là phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sách "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong
thời kỳ mới" của đồng chí Tòng Thị Phóng (Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng
Ban Dân vận Trung ương) chỉ đạo biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005, đã trình bày khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân vận. Đồng thời, nêu bật vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh với
công tác dân vận ở các ngành, đoàn thể, địa phương…
- Sách "Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ
mới", của ThS. Nguyễn Tiến Thịnh (Chủ biên), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005,
trình bày một số nội dung về công tác dân vận của chính quyền và một số
kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng, ở một số cơ quan
trung ương và địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung các sách nêu trên đã làm sáng tỏ một cách hệ thống về
khái niệm "dân", nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân vận, công tác dân vận; phong cách dân vận của Người và một số kinh
nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng ở một số cơ quan trung
ương và địa phương trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, công tác dân vận
trong đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng thì chưa
có sách đề cập đến. Chính vì vậy, ngoài việc kế thừa những nội dung trên,
người viết muốn đi sâu vào nghiên cứu công tác vận động đồng bào dân tộc
Khmer tỉnh Sóc Trăng. Bởi, dân vận được Đảng ta xem là một công tác quan
trọng, nhất là giai đoạn hiện nay. Thực tiễn công tác dân vận tỉnh Sóc Trăng
cũng nhận thấy đó là một trong những công tác cần thiết, cấp bách cần phải
thực hiện ngay, nhất là trong đồng bào dân tộc Khmer.
6
* Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí
- PGS.TS Đức Vượng (1999), "Đầu xuân suy ngẫm về dân vận trong
sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Dân vận, (1+2).
- GS. Văn Tạo (2000), "Học tập tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh", Tạp
chí Dân vận, (5).
- PGS.TS Nguyễn Tri Thư ((2000), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số
vấn đề trong công tác vận động quần chúng", Tạp chí Dân vận, (1+2).
- PGS.TS Hoàng Chí Bảo (2000), "Hồ Chí Minh với quan điểm thực
tiễn và phương pháp khoa học về dân vận", Tạp chí Dân vận, (10).
- Phan Diễn (2000), "Công tác dân vận là một bộ phận quan trọng
của công tác cách mạng", Tạp chí Dân vận, (11).
- Phạm Thế Duyệt (2002), "Dân vận khéo việc gì cũng thành công",
Tạp chí Dân vận, (10).
- TS. Phạm Văn Khánh (2003), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh
nhân dân và công tác dân vận", Tạp chí Dân vận, (10).
- PGS.TS Bùi Đình Phong (2003), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân vận vào việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (9).
- Dương Xuân Ngọc (2005), "Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến
hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Dân vận, (10).
- GS.TS Mạch Quang Thắng (2006), "Dân vận - vấn đề luôn mới
(Qua nghiên cứu tác phẩm "Dân vận" của Hồ Chí Minh)", Tạp chí Lý luận
chính trị, (8).
- Nguyễn Thanh Tuyền (2007), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
Dân vận vào việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc", Tạp chí Dân vận, (9).
- Nguyễn Thanh Tuyền (2008), "Tăng cường công tác vận động quần
chúng của Đảng trong tình hình mới", Tạp chí Dân vận, (2).
7
- Nguyễn Văn Linh (2009), "Đổi mới nội dung phương pháp vận động
quần chúng", Tạp chí Dân vận, (8).
- Võ Nguyên Giáp (2009), "Thực chất công tác dân vận là xây dựng
mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân", Tạp chí Dân vận, (4).
- Việt Hải (2010), "Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quy chế công
tác dân vận của hệ thống chính trị", Tạp chí Dân vận, (4).
- Nguyễn Thế Trung (2011), "Những vấn đề trọng tâm trong công tác
dân vận của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI", Tạp chí Cộng sản, (7).
- Nguyễn Khánh Bật (2011), "Tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh trong
thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước", Đặc san Hồ Chí Minh học, (4).
- Trần Viết Hoàn (2012), "Đối với dân phải tôn kính và làm gương",
Tạp chí Dân vận, (1).
- Lê Hồng Anh (2012), "Phát huy tiềm năng sáng tạo và vai trò làm
chủ của nhân dân để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng",
Tạp chí Dân vận, (2).
- Hà Thị Khiết (2012), "Củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân - Nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân
vận của Đảng trong thời kỳ mới", Tạp chí Dân vận, (2).
- Nguyễn Kim Thanh (2012), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán
bộ và cán bộ dân vận", Tạp chí Dân vận, (4)..
- Hồng Chương (2012), "Một số biện pháp tăng cường công tác dân
vận ở cơ sở", Tạp chí Dân vận, (5).
- Hoàng Chí Bảo (2012), "Dân vận và thực hiện công tác dân vận
theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Bắt đầu từ đạo đức", Tạp chí Dân vận, (10),
tr.10-12.
8
Đây là các bài viết, bài nghiên cứu các tác giả đã đăng trên các báo,
tạp chí nội dung của các bài này đã tập trung làm nổi bật một số vấn đề, như:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của quần chúng, mối quan hệ giữa Đảng
và dân; vai trò của công tác dân vận và việc học tập phương pháp dân vận của
Hồ Chí Minh; và thực hiện tốt công tác dân vận sẽ góp phần thắng lợi đại
đoàn kết dân tộc. Hơn thế nữa, các bài viết, bài nghiên cứu, người viết luôn
nhấn mạnh, đề cao vai trò của công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay. Trên cơ sở những bài viết đó đã gợi mở cho tác giả đi sâu vào nghiên cứu
đề tài của luận văn. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào đi sâu vào công tác dân
vận trong đồng bào dân tộc Khmer. Đó là vấn đề người viết cần làm sáng tỏ
trong luận văn của mình.
* Các luận án, luận văn
- Nguyễn Đình Lam (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự
vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình những năm đầu
thế kỷ XXI, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
- Bùi Anh Tuấn (2011), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
vận động nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh - trật tự của Công an
nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Chí Cường (2012), Công tác dân vận trên địa bàn tỉnh Lai
Châu dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Trên đây là các công trình đã đi vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về dân vận, các công trình đã làm sáng tỏ được khái niệm, nguồn gốc, quá
trình hình thành và một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận;
đồng thời đã vận dụng vào công tác vận động nông dân, vận động nhân dân
9
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh - trật tự; hay vận dụng vào vùng có đông đồng
bào dân tộc như Lai Châu. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình
nghiên cứu đi sâu vào công tác dân vận khu vực Tây Nam Bộ, đặc biệt là
trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng, nơi mà công tác dân vận còn nhiều bất
cập, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân
tộc từng lúc, từng nơi vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Tuy nhiên,
những công trình trên là những tài liệu quý để tác giả nghiên cứu, tham khảo,
kế thừa góp phần vào sự hoàn chỉnh đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, nghiên cứu thực
trạng công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng những năm gần đây. Từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân vận của
Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng trong đồng dân tộc Khmer thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Hệ thống những nội dung cơ bản tư tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
vận và công tác dân vận.
- Khảo sát và phân tích thực trạng công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh
Sóc Trăng trong những năm 2005 - 2013; nghiên cứu kết luận của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác
vùng đồng bào dân tộc Khmer (2012); Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện
Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa X) "về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer" (2012).
10
- Từ đó, rút ra những nguyên nhân hạn chế, bài học kinh nghiệm của
thực trạng trên. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận
trong đồng bào Khmer của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
vận và công tác dân vận.
- Thực trạng công tác dân vận trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng
từ năm 2005 - 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân, dân vận; nghiên
cứu việc vận dụng tư tưởng đó vào công tác vận động đồng bào Khmer tỉnh
Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp cụ thể, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, lôgic là
chủ yếu, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác, như: tổng hợp, thống
kê, so sánh… để thực hiện luận văn.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân dận, trên cơ
sở những tài liệu đã có, luận văn làm sáng rõ thực trạng công tác dân vận
trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
11
- Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, luận văn sẽ đề xuất những biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận trong đồng bào dân tộc
Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay; đồng thời, luận văn cũng xin góp một phần
nhỏ làm nên sự thành công của Chương trình hành động về việc thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" do Đảng bộ tỉnh Sóc
Trăng đề ra.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn vừa có ý nghĩa dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, tìm
hiểu tư tưởng Hồ Chí Minhh về dân vận, công tác dân vận, vừa có thể dùng
làm tư liệu giảng dạy ở khoa Dân vận, Khoa Xây dựng Đảng… trong Trường
Chính trị tỉnh Sóc Trăng. Hơn nữa, luận văn có thể dùng trong công tác dân
vận của khối cơ quan Nhà nước, vận dụng vào công tác vận động đồng bào
Khmer ở Tỉnh.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn bao gồm 2 chương, 6 tiết.
12
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN
1.1. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VÀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. "Dân" theo Đại Từ điển tiếng Việt
- Dân dùng để chỉ dân cư, gồm toàn bộ những người đang ở trong một
khu vực địa lý hoặc hành chính nào đó.
- Dân dùng để chỉ những người cùng hoàn cảnh, cùng nghề nghiệp.
- Dân với ý nghĩa thông thường nhất, chủ yếu nhất, khái niệm dân chỉ
những người lao động bình thường, đông đảo, quan hệ với bộ phận cầm
quyền, bộ phận lãnh đạo hoặc quân đội.
1.1.1.2. Khái niệm "dân" trong lịch sử
- Dân là khái niệm xuất hiện từ rất sớm được sử dụng thường xuyên,
phổ biến cả ở phương Đông và phương Tây: Trong các sách của Nho giáo,
đặc biệt là Tứ thư, Ngũ kinh ở Trung Quốc "dân" được sử dụng rất nhiều.
- Ở Việt Nam, trong ca dao, dân ca và văn học dân gian "dân" cũng
được nhắc đến thường xuyên.
- Các triều đại phong kiến Việt Nam vào thời điểm hưng thịnh, đang
lên hoặc khi đứng trước sự đe dọa của ngoại xâm đều có những nhìn nhận tích
cực về dân
1.1.1.3. "Dân" theo quan niệm của Mác - Ăngghen và Lênin
- Quan niệm của Mác - Ăngghen "dân" bao gồm công nhân, nông dân
- Quan niệm của Lênin "dân" bao gồm công nhân, nông dân và binh sĩ.
13
1.1.1.4. Khái niệm của Hồ Chí Minh về "dân"
Quan điểm về "dân" theo tư tưởng Hồ Chí Minh khá phong phú, cụ
thể, rõ ràng trong các bài nói và viết của Người. Bao gồm những quan điểm
cơ bản sau:
- "Dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm tất cả những người yêu
nước của dân tộc Việt Nam không phân biệt già trẻ, gái trai, giai cấp, tầng lớp
hay tôn giáo nào.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Dân" bao gồm tất cả mọi người, không
bao hàm bọn phản quốc, bọn tay sai bán nước hại dân, những kẻ đã đi ngược
lại lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đó chính là kẻ thù của dân.
- Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu,
Người viết: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê
Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều
là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói
giúp nhau.
- Những năm 50 của thế kỷ XX, Người khẳng định: Nhân dân là bốn
giai cấp công, nông, tiểu tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước.
Tóm lại, "dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm tất cả những ai
nhận mình là con dân nước Việt, con Lạc, cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên,
không phân biệt vùng miền, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, sang hèn, giàu nghèo.
1.1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về công tác dân vận
- Theo Đại từ điển tiếng Việt: thì dân vận là tuyên truyền và vận động
nhân dân
- Theo quan niệm của Hồ Chí Minh: "Dân vận là vận động tất cả lực
lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực
lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho".
14
Khái niệm dân vận của Người nêu bật ba vấn đề chính
- Dân vận là huy động "lực lượng của mỗi người dân" tham gia vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Công tác dân vận phải huy động lực lượng của tất cả mọi người
"không để sót một người dân nào".
- Dân vận là vận động quần chúng nhân dân làm cách mạng "đem tài
dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân".
1.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
1.2.1. Vị trí, vai trò của công tác dân vận
- Phát huy vai trò của nhân dân trong cách mạng, vận động quần
chúng tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấn hưng đất nước.
- Dân vận có tính chất quyết định đến sức mạnh của Đảng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều công sức, trí tuệ cho công tác vận
động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng.
1.2.2. Quy trình công tác dân vận
Quy trình của công tác dân vận được Hồ Chí Minh chỉ ra từ năm 1949
như sau: "(1)Trước nhất phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân
hiểu rõ ràng: việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái
làm cho kỳ được. (2)Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân,
hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực
với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.
(3)Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
(4)Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh
nghiệm, phê bình, khen thưởng".
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, từ thực tiễn đổi
mới công tác dân vận ở địa phương, Đại hội IX của Đảng (4- 2001) chính
15
thức khẳng định quy trình công tác dân vận là: "Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra". Theo tư tưởng Hồ Chí Minh quy trình của công tác dân vận
gồm 4 bước sau đây
- Thông tin cho dân biết và giải thích cho dân hiểu rõ quyền lợi và
nhiệm vụ của họ (dân biết).
+ Dân biết là khâu đầu tiên của quy trình dân vận.
+ Nước ta là nước dân chủ, "dân là chủ, dân làm chủ", dân phải biết rõ
quyền và nghĩa vụ của họ.
+ Đảng, Nhà nước cần tin tưởng, cung cấp thông tin cho dân, tránh
tình trạng bưng bít, che giấu.
- Bàn bạc với dân, hỏi ý kiến kinh nghiệm của dân (dân bàn)
+ Dân biết và dân bàn có quan hệ với nhau; người dân chỉ bàn những
điều họ biết, không thể bàn những gì chưa biết hoặc không biết.
+ Cán bộ phải bàn bạc với dân, học hỏi ý kiến, kinh nghiệm của dân,
tôn trọng ý kiến của dân nhưng tuyệt đối không theo đuôi dân.
+ Theo Hồ Chí Minh có hai cách làm việc với dân chúng: Thứ nhất:
Làm việc theo cách quan liêu; Thứ hai: Làm theo cách quần chúng. Để phát
huy vai trò của quần chúng trong "dân bàn", cần phải làm theo cách quần chúng.
- Động viên và tổ chức toàn dân thi hành (dân làm)
+ Cùng với dân lập kế hoạch thiết thực, phù hợp.
+ Là khâu tổ chức phong trào quần chúng hành động cách mạng dưới
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước để thực hiện "những công
việc nên làm" về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
+ Phân phối kết quả lao động phải bảo đảm công bằng.
+ Dân biết, dân bàn và dân làm có quan hệ khăng khít với nhau. Chỉ
khi dân được biết, được bàn bạc dân chủ, đi đến thống nhất thì làm mới đạt
kết quả cao.
16
+ Theo Hồ Chí Minh trong dân làm cần đề phòng hai khuynh hướng:
• Buông lỏng lãnh đạo, quản lý để dân làm một cách tự phát
• Quan liêu, độc đoán hạn chế hoặc triệt tiêu tính độc lập, sáng tạo của dân
- Cùng với dân kiểm thảo, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng
(dân kiểm tra)
+ Dân kiểm tra là dân xem xét những việc dân đã biết, đã bàn, đã làm,
kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhân dân của cán bộ Đảng,
Nhà nước và hệ thống chính trị.
+ Hồ Chí Minh không chỉ đặt vấn đề Đảng, Nhà nước phải đặc biệt
coi trọng việc kiểm tra đảng viên, cán bộ công chức và quần chúng nhân dân,
Người còn đòi hỏi nhân dân cần tích cực tham gia kiểm tra Đảng.
1.2.3. Lực lượng làm công tác dân vận
* Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân phải phụ trách công tác
dân vận
Thực chất của công tác dân vận là xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa
hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân) với dân.
- Đảng "phụ trách dân vận" không chỉ thông qua việc đề ra chủ trương,
đường lối dân vận mà còn qua kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận.
- Hồ Chí Minh khẳng định, nước ta là nước dân chủ, nước lấy dân làm
gốc. Điều đó có nghĩa là dân vận là yêu cầu khách quan không thể thiếu, là
thuộc tính của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
- Các đoàn thể nhân dân đóng vai trò quan trọng đối với công tác dân vận.
* Cán bộ phụ trách công tác dân vận
- Vai trò của cán bộ phụ trách công tác dân vận:
+ Theo Hồ Chí Minh, thành công hay thất bại của dân vận xét đến
cùng là do đội ngũ cán bộ làm công tác này quyết định.
+ Người phụ trách công tác dân vận là phải sâu sát thực tế, gắn bó
chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân chúng; Người cán bộ dân vận
17
phải cùng lao động, sản xuất, chiến đấu với dân, trực tiếp góp phần vào việc
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tiêu chuẩn của người cán bộ dân vận
+ Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng
+ Người cán bộ dân vận phải có tính chuyên môn sâu
+ Phương pháp, phong cách của người làm công tác dân vận
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER VÀ CÔNG TÁC DÂN
VẬN Ở TỈNH SÓC TRĂNG
1.3.1. Đặc điểm đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
1.3.1.1. Nguồn gốc hình thành
1.3.1.2. Đặc điểm kinh tế và văn hóa
- Đặc điểm kinh tế
- Đặc điểm văn hóa
1.3.2. Công tác dân vận tỉnh Sóc Trăng, sự cần thiết vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc
Trăng hiện nay
1.3.2.1. Tình hình chung
1.3.2.2. Công tác dân vận trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng
1.3.2.3. Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
dân vận trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng
- Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam
- Vai trò của đồng bào dân tộc Khmer trong tiến trình phát triển kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội tỉnh Sóc Trăng.
- Thực hiện công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer theo tư
tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ cần thiết.
Tiểu kết chương 1
18
Chương 2
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH
VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO KHMER TỈNH SÓC TRĂNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO KHMER TỈNH
SÓC TRĂNG
Trong những năm qua, Tỉnh ủy Sóc Trăng luôn xác định công tác dân
vận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; là điều kiện quan trọng để
củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Hoạt động của Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
và các hội quần chúng trong tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực,
chú trọng chất lượng và hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
theo hướng đáp ứng yêu cầu lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên và nhân
dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, công
tác dân vận của tỉnh Sóc Trăng còn một số hạn chế, yếu kém như:
- Một số nơi sự chuyển biến về nhận thức và vai trò lãnh đạo của cấp
ủy Đảng đối với công tác dân vận chưa được quan tâm, thường khoán trắng
cho cán bộ phụ trách dân vận.
- Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm
quan trọng của công tác dân vận, xem công tác dân vận là nhiệm vụ của Dân vận
- Mặt trận và các đoàn thể, chưa hiểu hết tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
- Mặt trận và các đoàn thể còn hạn chế trong việc nắm bắt tình hình tư
tưởng và biến động của các tầng lớp nhân dân, nên đôi khi đề xuất với cấp ủy
Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong nhân dân
chưa kịp thời.
19
Trong đó, công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn
nhiều hạn chế, khuyết điểm chưa được khắc phục kịp thời. Để nâng cao hiệu
quả công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer, cần tìm hiểu về đặc
điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng, từ thực trạng của công tác dân
vận trong đồng bào dân tộc Khmer, người viết sẽ đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong thời gian tới.
2.1.1. Vài nét về địa lý, tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Lịch sử hình thành tỉnh Sóc Trăng
2.1.2.2. Đặc điểm dân cư
2.1.2.3. Đặc điểm về kinh tế
2.1.2.4. Đặc điểm về văn hóa, xã hội
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC VẬN
DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY
2.2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận
động trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay
2.2.1.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện đúng quy trình
công tác dân vận và phương châm: "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"
- Thực hiện đúng, hiệu quả quy trình công tác dân vận: "Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra"
- Thực hiện tốt phương châm "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"
2.2.1.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác định các lực lượng
phụ trách công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
- Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân phụ trách công tác dân vận
20
- Cán bộ phụ trách công tác dân vận
2.2.2. Những vấn đề đặt ra
2.2.2.1. Công tác lãnh chỉ đạo của hệ thống dân vận chưa thực sự
đổi mới; tình trạng quan liêu, thiếu dân chủ còn khá phổ biến ở trong đồng
bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
2.2.2.2. Một số chính sách kinh tế - xã hội chưa phù hợp, chưa
nhận được sự đồng tình ủng hộ của đồng bào Khmer
2.2.2.3. Vấn đề giải quyết khiếu kiện trong đồng bào Khmer tỉnh
Sóc Trăng một số nơi vẫn chưa triệt để
2.2.2.4. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
2.3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO KHMER TỈNH SÓC TRĂNG THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
2.3.1. Phương hướng nâng cao công tác dân vận trong vùng đồng
bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
2.3.1.1. Nâng cao nhận thức
2.3.1.2. Nâng cao đời sống
- Đời sống vật chất
- Đời sống tinh thần
2.3.1.3. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Mặt trận dân
tộc thống nhất
2.3.1.4. Công tác cán bộ
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác
dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng từ nay đến 2020
2.3.2.1. Giải pháp chung
2.3.1.2. Một số giải pháp cụ thể
Tiểu kết chương 2
KẾT LUẬN
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hồng Anh (2012), "Phát huy tiềm năng sáng tạo và vai trò làm chủ của
nhân dân để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng",
Tạp chí Dân vận, (2), tr.11-13.
2. Nguyễn Thị Mai Anh (2002), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân
chủ", Tạp chí Dân vận, (12), tr.14-15.
3. Đặng Nguyên Anh (2003), "Lại bàn về dân vận", Tạp chí Dân vận, (1), tr.10.
4. Ban Dân vận Trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của Hồ chủ tịch, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Dân vận Trung ương (2000), Một số vấn đề công tác vận động nông
dân ở nước ta hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội.
6. Ban Dân vận Trung ương (2005), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
công tác dân vận trong tình hình mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Ban Dân vận tỉnh Sóc Trăng (2005 - 2013), Báo cáo công tác dân vận từ
năm 2005 đến năm 2013, Sóc Trăngl.
8. Hoàng Chí Bảo (2000), "Hồ Chí Minh với quan điểm thực tiễn của
phương pháp khoa học về dân vận", Tạp chí Dân vận (10), tr.16-18.
9. Hoàng Chí Bảo (2012), "Dân vận và thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng
Hồ Chí Minh: Bắt đầu từ đạo đức", Tạp chí Dân vận, (10), tr.10-12.
10. Đàm Thiện Cát (2000), "Bác Hồ với công tác vận động quần chúng ở Cao
Bằng", Tạp chí Dân vận, (12), tr.16.
11. Nguyễn Thị Cận (2005), "Quyền hạn và lợi ích của dân trong bài báo dân
vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh", trong sách: Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
22
12. Hoàng Tiến Cát (2005), "Quan hệ giữa chính quyền nhà nước và nhân dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận", trong sách: Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Thế Châu (2000), "Dân vận trong tiến trình dân chủ dưới sự lãnh
đạo của Đảng ta", Tạp chí Dân vận, (12), tr.16.
14. Phạm Hồng Chương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội.
15. Hồng Chương (2012), "Một số biện pháp tăng cường công tác dân vận ở
cơ sở", Tạp chí Dân vận, (5), tr.22-24.
16. Phan Thanh Cường (2003), "Công tác dân vận của Đảng bộ xã Nhân
Trạch", Tạp chí Dân vận, (3), tr.22-23.
17. Phan Diễn (2000), "Công tác dân vận là một bộ phận quan trọng của công
tác cách mạng", Tạp chí Dân vận, (11), tr.5-7.
18. Nguyễn Ngọc Dương (2012), "Nghĩ về Dân, Dân vận và xây dựng Đảng
hiện nay", Tạp chí Dân vận, (3), tr.74-75.
19. Phạm Thế Duyệt (2002), "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", Tạp
chí Dân vận, (10), tr.12-13.
20. Trần Văn Đam (2005), Dân vận và dân chủ, trong sách "Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh và công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Huỳnh Đảm (2004), "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin - Mục tiêu
đổi mới công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Tạp chí Cộng
sản, (7), tr. 6-9.
22. Đảng Bộ tỉnh Sóc Trăng (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI,
Sóc Trăng.
23. Đảng Bộ tỉnh Sóc Trăng (2011), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII,
Sóc Trăng.
23
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI, Hà Nội.
31. Trần Bạch Đằng (2002), "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", Tạp
chí Dân vận, (10), tr.22-24.
32. Trịnh Xuân Giới (2000), "Công tác dân vận năm 1999 - kết quả và bài học
kinh nghiệm", Tạp chí Dân vận, (1+2), tr.5-7.
33. Trịnh Xuân Giới (2005), "Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dạy của Bác
Hồ", trong sách: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân
vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đinh Xuân Giới (2011), "Một số ý kiến về đổi mới nội dung công tác dân vận
theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng", Tạp chí Dân vận, (10), tr.11-13.
35. Nguyễn Thạc Hân (1998), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lao
động, Hà Nội.
36. Nguyễn Thạc Hân (1999), "Công tác dân vận năm 1998 một số bài học
kinh nghiệm", Tạp chí Dân vận, (1+2), tr.42-43.
24
37. Nguyễn Thạc Hân (2005), "Mối quan hệ Đảng - Dân trong tư tưởng Hồ
Chí Minh", trong sách: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công
tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Trần Hậu (1999), "Thấm nhuần quan điểm quần chúng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, suy nghĩ về bài học "lấy dân làm gốc"", Tạp chí Dân vận,
(4), tr.10-12.
39. Trần Viết Hoàn (2012), "Đối với dân phải tôn kính và làm gương", Tạp
chí Dân vận, (1), tr.32-34.
40. Hội đồng Lý luận Trung ương (2004), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Hùng (2005), "Tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
mãi mãi tỏa sáng, soi đường cho công tác dân vận của Đảng trong
thời kỳ mới", trong sách: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công
tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Khánh (2000), "Cơ quan nhà nước làm công tác dân vận như thế
nào?", Tạp chí Dân vận, (8), tr.3-4.
43. Hà Thị Khiết (2012), "Củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân - Nhiệm vụ trọng tâm của công tác
dân vận của Đảng trong thời kỳ mới", Tạp chí Dân vận, (2), tr.14-19.
44. Vũ Ngọc Lân (2003), "Công tác dân vận có phải một nghề", Tạp chí Dân
vận, (1), tr.13-14.
45. Võ Đình Liên (2012), "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của
chính quyền trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Dân vận, (1), tr.44-46.
46. Nguyễn Bá Linh (2005), "Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận", trong sách: Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
47. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
25
48. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Lương Ngọc (2005), "Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh với việc xây
dựng kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân vận", trong sách: Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Nguyễn Thị Kim Nhị (2003), "Dân vận - một trong những nhiệm vụ quan
trọng của mỗi cán bộ, đảng viên", Tạp chí Dân vận, (1), tr.36.
66. Trần Quang Nhiếp (2005), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò nhân dân
trong sự nghiệp cách mạng", trong sách: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.