Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Khóa luận sử dụng tiếng động hiện trường trong tin truyền hình (khảo sát chương trình thời sự 19h và chương trình thể thao 247 đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.32 KB, 89 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................1
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG TIẾNG
ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG TRONG TIN TRUYỀN HÌNH............12
1.1. Một số khái niệm .....................................................................................12
1.2. Các dạng tiếng động hiện trường ............................................................18
1.3. Vai trò của tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình .......................20
1.4. Yêu cầu về sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình .........25
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG HIỆN
TRƯỜNG TRONG TIN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY .............29
2.1. Khái quát về các chương trình khảo sát ..................................................29
2.2. Khảo sát việc sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình
hiện nay ..........................................................................................................32
2.3. Đánh giá chung ..............................................................57
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG TRONG TIN
TRUYỀN HÌNH....................................................................... 69
3.1. Giải pháp chung .......................................................................................69
3.2. Một số kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể trong việc sử dụng tiếng động
hiện trường trong Tin truyền hình ..................................................................78
KẾT LUẬN .............................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................86


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo diễn Trần Chí Kông khi viết về âm thanh trong truyền hình: “Âm
thanh cho ta một bầu không gian chân thực. Âm thanh phá vỡ 4 cạnh khung
hình, vỡ người xem một thế giới rộng hơn. Âm thanh tạo một sự liên tưởng ý
nhị” [9]. Phóng viên Đài quốc gia NBC Bob Dotson cho rằng: những phóng
viên tầm thường để khán giả thấy được sự kiện, phóng viên giỏi cho khán giả


trải nghiệm. [12; tr.253]
Chính khả năng kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh (lời bình, âm
nhạc, tiếng động) của truyền hình đã tạo ra “hiệu ứng cùng tham dự” giữa
khán giả và phóng viên, làm cho người xem cảm thấy mình đang cùng phóng
viên trực tiếp tham gia, chứng kiến sự việc chứ không phải được xem những
gì mà phóng viên kể lại.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền hình, công nghệ
thông tin và sự cởi mở trong tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học, việc sử
dụng tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình ngày càng được chú
trọng nhiều hơn. Ngoài âm thanh phỏng vấn, những tin tức trên đài truyền
hình có thể bao gồm âm thanh tự nhiên. Đó là những âm thanh ghi lại được tại
địa điểm diễn ra sự kiện: những tiếng rít của gió, tiếng còi cảnh sát, trẻ em la
hét vì vui mừng… Một số đài truyền hình trên thế giới ưu tiên sử dụng âm
thanh thực tế trong tin tức truyền hình, coi đó như một tiêu chuẩn để đánh giá
tin tức.
Chương trình Thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam là một trong
số những chương trình tổng hợp tin tức diễn ra trong ngày chính xác nhất,
ngắn gọn nhất, đem đến cho công chúng cái nhìn tổng thể nhất về thời sự
trong nước cũng như quốc tế trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, thể thao... Chương trình luôn luôn đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu
thông tin đa chiều của công chúng.

1


Chương trình Thể thao 24/7 tổng hợp ngắn gọn các tin tức thể thao
trong nước và quốc tế diễn ra trong ngày với phong cách trẻ trung, sôi động,
cập nhật chính xác những thông tin cần thiết nhất tới khán giả yêu thể thao.
Với những thế mạnh và sự nỗ lực không ngừng, chương trình Thời sự
19h được coi là một chương trình chuẩn mực về mọi mặt: thông tin, người
dẫn, ngôn ngữ, âm thanh, cách thể hiện… Tương tự với bản tin Thể thao 24/7,

bản tin này cũng được coi là một trong những kênh thông tin thể thao nhanh
chóng, đáng tin cậy đối với công chúng báo chí yêu thể thao.
Tuy nhiên, trước yêu cầu hết sức khắt khe của cuộc sống, chương trình
Thời sự 19h và bản tin Thể thao 24/7 không tránh khỏi một số hạn chế, trong
đó có những hạn chế về phương diện âm thanh. Những thế mạnh của âm
thanh chân thực, sinh động từ hiện trường nhiều khi chưa được khai thác triệt
để, thậm chí cách sử dụng còn thiếu linh hoạt, đôi khi sai sót ảnh hưởng tới
việc tiếp nhận thông tin của khán giả.
Tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình có vai trò lớn trong
việc cung cấp “trải nghiệm” cho khán giả, nhưng trong thực tế nó lại chưa
được sử dụng thường xuyên và số tác phẩm tin tức truyền hình sử dụng tiếng
động thành công còn ít. Nhiều phóng viên, biên tập viên trong quá trình tác
nghiệp chỉ chú trọng tới nội dung hình ảnh và lời bình của tin tức mà xem nhẹ
yếu tố âm thanh, trong đó bao gồm tiếng động truyền hình. Do đặc trưng của
báo truyền hình nên những khiếm khuyết đó không được thể hiện dưới dạng
văn bản; nhưng trong quá trình tiếp nhận thông tin, khán giả vẫn có thể nhận
ra và cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, tiếng động hiện trường chính là minh
chứng rõ ràng nhất cho sự xuất hiện của phóng viên, biên tập viên tại địa điểm
xảy ra sự kiện; là yếu tố làm tăng tính chân thực cho tin tức truyền hình.
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về sử dụng tiếng động
hiện trường nhưng chủ yếu trong các lĩnh vực như phim điện ảnh, phim tài
liệu, ký sự, phóng sự truyền hình…còn việc nghiên cứu vai trò, cách sử dụng

2


tiếng động hiện trường trong tin tức truyền hình nói chung trong thể loại Tin thể loại nòng cốt của truyền hình nói riêng chưa được quan tâm đúng mức.
Tiếng động hiện trường có cần thiết cho Tin truyền hình không? Làm thế
nào để sử dụng linh hoạt, hợp lý tiếng động trong thể loại này? Nên sử dụng
với tần suất và dung lượng ra sao? Làm sao để kỹ năng tác nghiệp của chúng

ta bắt kịp xu hướng truyền thông thế giới, để tạo ra những bản tin chân thực
hơn, phản ánh thực tế sôi động đời sống khách quan hơn?... Đó là một số câu
hỏi luôn được đặt ra trong thực tiễn nghề nghiệp của không ít phóng viên
cũng như các nhà đài hiện nay. Vậy nên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng
tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình (Khảo sát chương trình Thời sự
19h và chương trình Thể thao 24/7 - Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng
3/2014 đến tháng 3/2015) với mong muốn phần nào giải đáp những câu hỏi
đang được đặt ra trong thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát cho thấy cũng có một số cuốn tài liệu nghiên cứu về phần
tiếng động hiện trường nói chung và ở một số loại hình báo chí truyền thông
nói riêng. Có một số công trình tiêu biểu như sau:
- “Đổi mới cách viết tin và đưa tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam”, Đài
Tiếng nói Việt Nam - Đề tài khoa học, Hà Nội, 2004.
Đề tài tập trung phân tích những hạn chế trong cách viết và đưa tin của
Đài Tiếng nói Việt Nam như: hạn chế về cấu trúc viết tin, hạn chế về sử dụng
ngôn ngữ, hạn chế về sử dụng tiếng động, từ đó kiến nghị những giải pháp để
nâng cao chất lượng tin. Trong cuốn tài liệu này, chủ yếu chỉ đề cập đến lĩnh
vực phát thanh, không đề cập đến lĩnh vực truyền hình.
- “Tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và hiện đại”,
Lê Huy Nam - Luận văn thạc sỹ Đại học KHXHVNV Hà Nội, Hà Nội, 2006.
Luận văn đã khẳng định Đài Tiếng nói Việt Nam đang ngày càng quan tâm
đến tiếng động hiện trường trong tin tức phát thanh. Ngoài ra, trong cuốn tài liệu

3


này, tác giả cũng đã dành những dung lượng nhất định để phân tích và cho rằng
để hấp dẫn và sống động hơn, Tin cần sử dụng nhiều tiếng động, có thêm yếu tố
bình và tốc độ đưa tin nhanh hơn thông qua việc qua đưa tin trực tiếp.

- “Sự vận động, phát triển của tin phát thanh ở Việt Nam trong điều kiện
hiện nay”, Đinh Thị Thu Hằng - Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, H, 2010.
Luận án tập trung vào việc phân tích sự vân động và phát triển của Tin
phát thanh ở Việt Nam hiện nay. Và để làm rõ hơn vấn đề, tác giả cũng đã
dành dung lượng nhất định để phân tích yếu tố góp phần quyết định chất
lượng của Tin phát thanh đó là tiếng động hiện trường. Trong luận án, cũng có
đôi chỗ so sánh với tiếng động trong tin truyền hình nhưng với tần số rất ít.
Khác với báo phát thanh, những nghiên cứu trực tiếp về vấn đề sử dụng
tiếng động hiện trường trong truyền hình nói chung, trong thể loại Tin truyền
hình nói riêng còn rất hạn chế. Dưới đây xin liệt kê một số công trình có liên
quan ít nhiều đến đề tài khóa luận như sau:
- “Phóng sự trong chương trình Thời sự Đài truyền hình Việt Nam”,
Thái Kim Chung - Luận văn thạc sỹ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, H, 2005.
Luận văn đề cập đến âm thanh (tiếng động hiện trường và lời bình) trong
phóng sự thời sự. Tác giả đưa ra một số ví dụ để chứng minh cho luận điểm
“tiếng động hiện trường là một trong những yếu tố quan trọng trong hình
thức thể hiện; trở thành vấn đề “sống còn” trong phóng sự thời sự”. Tuy
nhiên, luận văn chưa đưa ra được một cách thuyết phục về khái niệm, vai trò
cũng như những tiêu chí đánh giá chất lượng tiếng động hiện trường trong thể
loại Tin mà mới chỉ khai thác tiếng động hiện trường trong phóng sự.
- “Nâng cao chất lượng chương trình Thời sự của Đài Truyền hình
Việt Nam”, Nguyễn Thị Thu Hiền - Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại
chúng, H, 2011.

4


Tác giả đã chỉ ra các yêu cầu đối với chất lượng chương trình thời sự của

Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó có yêu cầu về âm thanh (lời bình, tiếng
động hiện trường) và đi vào khảo sát chi tiết vấn đề sử dụng tiếng động hiện
trường trong một số tin, phóng sự thời sự. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung
khảo sát thể loại phóng sự thời sự; yếu tố tiếng động hiện trường trong tin thời
sự chưa được nhắc đến một cách sâu sắc và kỹ lưỡng.
- Tin truyền hình trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng,
Trịnh Văn Dũng - Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Báo in, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2005.
Khóa luận dành một mục nhỏ để cung cấp khái niệm và khẳng định vai
trò quan trọng của tiếng động hiện trường trong tin truyền hình thông qua việc
khảo sát sơ bộ vấn đề sử dụng tiếng động hiện trường trong tin truyền hình
trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số cuốn sách và các bài báo được đăng
tải trên các tạp chí, các trang báo điện tử như:
- “Một ngày thời sự truyền hình” của tác giả - nhà báo Lê Hồng Quang,
NXB Hội Nhà báo Việt Nam, 2004.
Cuốn sách đề cập đến âm thanh hiện trường, vai trò của âm thanh hiện
trường trong phóng sự truyền hình.
- Chính luận truyền hình - Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm của
TS. Nguyễn Ngọc Oanh, NXB. Thông Tấn, Hà Nội, 2014.
Cuốn sách gọi tiếng động hiện trường là các âm thanh gốc, bao gồm lời
nói của các nhân vật mang lại nội dung thông tin, tất cả các loại tiếng động
xảy ra tại hiện trường tại thời điểm đó. Tuy nhiên, cuốn sách tập trung vào
những thể loại thuộc dạng chính luận truyền hình như Bình luận truyền hình
vì vậy việc phân tích vai trò của tiếng động hiện trường trong thể loại Tin
truyền hình hầu như chưa được nhắc tới.
Nhiều tác giả nước ngoài là các phóng viên, biên tập viên kì cựu của các
đài truyền hình lớn như G. Stuart Smith (Giám đốc tin tức của đài truyền hình

5



công cộng tại Đại học Florida, tác giả cuốn Going Solo: Doing Video
journalism in the 21st Century, University of Missouri Press, 6/2011); Robert
Thompson, Cindy Malone (tác giả cuốn The broadcast Journalism
Handbook: A Television News Survival Guide, 2004, Rowman & Littlefield
publishers, Inc)… trong các cuốn sách của mình cũng đã có đề cập tới “tiếng
động tự nhiên” (natural sound) hay tiếng động hiện trường. Trong đó, họ đưa
ra các khái niệm, phân biệt dạng tiếng động theo nội dung, hình thức và chức
năng với nhiều ví dụ sinh động; đưa ra những lưu ý khi sử dụng tiếng động
hiện trường trong tin truyền hình (bao gồm cả tin thời sự và tin thể thao).
Giảng viên báo chí khoa Báo chí và Truyền thông mới Đại học
Mississippi Brad Schultz là tác giả của các cuốn Sports Broadcasting
(8/2001); Broadcast News Producing (8/2014); Sports Media: Reporting,
Producing and Planning (9/2005); Media Relations in Sport (Sport
Management Library) (9/2010); Media Relations in Sport (12/2013). Trong
mỗi cuốn sách kể trên, ông đều viết về tiếng động hiện trường trong tin tức.
Khái niệm và cách sử dụng tiếng động hiện trường trong tin tức (đặc biệt là
tin thể thao) đã được ông bổ sung và hoàn thiện dần qua mỗi cuốn sách. Tuy
nhiên, những nghiên cứu đó còn mang tính chất khái quát chung chung, chưa
tập trung vào một thể loại cụ thể như Tin truyền hình.
Bài báo “Làm phát thanh - truyền hình, âm thanh phải chuyên nghiệp!”
đăng trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, 18/6/2012 là chân dung nghề
nghiệp của kỹ sư Trần Công Chí - chuyên gia âm thanh cao cấp Đài Tiếng nói
Việt Nam - cũng đã nhắc tới âm thanh trong phát thanh, truyền hình nhưng lại
chỉ nhắc đến âm thanh là âm nhạc trong phát thanh, truyền hình, hoàn toàn bỏ
qua các yếu tố lời bình và tiếng động hiện trường.
Bài viết “Làm thế nào để có tác phẩm truyền hình hay” (ThS. Nguyễn
Minh Hải - Khoa Báo chí; Khoa quay phim và Đạo diễn - Trường Cao đẳng
Truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam, www.ctvmedia.vn, 18/4/2015)


6


khẳng định Tiếng động hiện trường là một trong những yếu tố quan trọng cấu
thành ngôn ngữ âm thanh của tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên, do đây chỉ là
một bài viết với dung lượng nhỏ nên mới chỉ dừng lại để nói một cách chung
nhất về âm thanh trong truyền hình, dung lượng để phân tích sâu về tiếng
động hiện trường của thể loại Tin, kỹ năng để sử dụng tốt tiếng động hiện
trường chưa được đề cập tới.
Còn rất nhiều những bài viết khác về âm thanh trên truyền hình được đăng
tải trên các trang báo, trang tin điện tử như: vtv.vn, vov.vn, truyenhinhnghean.vn,
songtre.tv, journal.sonicstudies.org, 24hdansuneredaction.com,… Điểm chung của
những bài viết này là đề cập chung đến âm thanh trên truyền hình, trong đó tiếng
động hiện trường là một bộ phận, một “linh kiện”, thành tố cấu tạo nên “âm
thanh”. Vì đặc điểm dung lượng bài viết nên nội dung đề cập đến tiếng động hiện
trường thường được nói ngắn gọn, không đi sâu phân tích.
Tóm lại, xét về thể loại, yếu tố tiếng động hiện trường trong báo chí
truyền hình được nghiên cứu sâu hơn ở các thể loại như phóng sự, ký sự,
phim tài liệu…
Xét về nội dung, trong các nghiên cứu về âm thanh truyền hình, đa phần
yếu tố tiếng động hiện trường xuất hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
thể bài viết. Yếu tố ngôn ngữ, lời bình, phỏng vấn và âm nhạc trong truyền
hình được coi trọng hơn.
Rõ ràng, vấn đề sử dụng tiếng động hiện trường trong truyền hình là một
vấn đề quan trọng. Tuy nhiên sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như
phóng viên, biên tập viên nói chung mới dừng ở âm thanh trong truyền hình
nói chung, và dừng ở góc độ đóng góp ý kiến hay nhận xét chung chung nên
chỉ giải quyết được những hiện tượng đơn lẻ, không có tính toàn diện và hệ
thống. Hiện nay vẫn chưa có đề tài nào trực tiếp đề cập vấn đề sử dụng tiếng

động hiện trường trong thể loại Tin truyền hình. Đó là khoảng trống, chúng
tôi sẽ tiếp cận để nghiên cứu. Với mong muốn khái quát và góp một phần vào

7


lý thuyết về tiếng động trong truyền hình nói chung và trong thể loại tin
truyền hình nói riêng. Trong khóa luận, chúng tôi sẽ kế thừa những ý tưởng
khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận và
thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên
cứu, khảo sát thực tiễn, chỉ ra thực trạng việc sử dụng tiếng động hiện trường
trong Tin truyền hình hiện nay, những thành công, hạn chế và nguyên nhân
hạn chế thông qua việc khảo sát chương trình Thời sự 19h và chương trình
Thể thao 24/7 - Đài truyền hình Việt Nam; từ đó tìm ra những giải pháp nâng
cao chất lượng việc khai thác, sử dụng tiếng động trong Tin truyền hình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận phải thực hiện nhiệm vụ sau:
Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận về tiếng động hiện trường trong
tin truyền hình như: khái niệm, vai trò của tin truyền hình, âm thanh - tiếng
động trong tin truyền hình.
Hai là: Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng, thành
công, hạn chế và chất lượng việc sử dụng tiếng động hiện trường trong
chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7 - Đài Truyền hình
Việt Nam phát sóng từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả việc khai thác, sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng tiếng động hiện trường
trong tin truyền hình.
4.2. Phạm vi khảo sát

8


Khóa luận tập trung khảo sát yếu tố tiếng động hiện trường trong thể loại
tin trong 2 chương trình: chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao
24/7 phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
Thời gian khảo sát: từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015 (792 chương trình).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,
Nhà nước và các chủ trương, định hướng của ngành giáo dục về công tác báo
chí; một số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung
mặt lý thuyết về truyền hình nói chung, tiếng động hiện trường trong tin truyền
hình nói riêng. Đây chính là những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát
thực tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức
độ phát triển, chất lượng, hiệu quả những bản tin có sử dụng tiếng động hiện
trường trong chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7 của Đài
truyền hình Việt Nam. Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả
phải lưu giữ, xem lại các chương trình liên quan đến vấn đề khảo sát từ tháng

3/2014 đến tháng 3/2015 trên VTV1 hoặc phát lại trên kênh VTV2.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc sử dụng
tiếng động hiện trường trong tin truyền hình thông qua khảo sát chương trình
Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7 - Đài truyền hình Việt Nam có ý
nghĩa và sự tác động như thế nào với nội dung tin tức và với khán giả.
- Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng
hỏi anket):
9


Phương pháp này được dùng để điều tra công chúng, phỏng vấn những
người làm chương trình trong diện khảo sát và các chuyên gia, các nhà quản
lý, cố vấn của chương trình nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân xung
quanh vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 7 phóng viên, biên
tập viên của các Ban, Đài phát thanh - truyền hình khác nhau và điều tra xã
hội học với 304 người.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
- Về mặt lý luận - nhận thức: Khóa luận hệ thống hoá và phân tích
chuyên sâu về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tiếng động hiện trường
trong tin truyền hình. Qua đó, kết quả khóa luận mong muốn góp một phần
nhỏ làm phong phú hơn lý luận về cách khai thác, sử dụng yếu tố này trong
thể loại Tin truyền hình.
- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách
nhìn cụ thể, bản chất hơn, chỉ ra sự cần thiết của việc sử dụng tiếng động hiện
trường trong tin truyền hình. Từ đó gợi ý giúp các phóng viên, người quay
phim, biên tập viên bổ sung hoặc thay đổi cách đưa tin truyền hình sao cho
chân thực hơn, hấp dẫn hơn. Đồng thời, đặt ra những yêu cầu với các nhà báo
rèn luyện kỹ năng và kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả trong sử dụng tiếng
động hiện trường nói riêng và quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình

nói chung.
Bên cạnh đó, tác giả hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích
cho những người quan tâm.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận
được chia thành 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tin truyền hình và tiếng động
hiện trường trong tin truyền hình.

10


Chương 2: Khảo sát, đánh giá việc sử dụng tiếng động hiện trường
trong các bản tin của chương trình Thời sự 19h và chương trình Thể thao 24/7
- Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử
dụng tiếng động hiện trường trong tin truyền hình.

11


Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG
TIẾNG ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG TRONG TIN TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Tiếng động hiện trường
 Tiếng động
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Tiếng là cái mà tai có thể nghe được;
Tiếng động là tiếng phát ra do sự va chạm nói chung. [6; 1019] Như vậy, có
thể hiểu đơn giản tiếng động là những âm thanh (hay những tiếng ồn) do con

người và vạn vật tạo ra trong quá trình vận động phát sinh, phát triển mà bằng
thiết bị đo lường, người ta có thể đo được mức âm lượng (đề-xi-ben, viết tắt là
dB) và tai người có thể nghe được.
Một số cuốn tài liệu chia âm thanh tự nhiên thành ba dạng: geophony
- âm thanh tự nhiên từ nguồn phi sinh học (bao gồm hiệu ứng tiếng dòng
nước chảy, tiếng sóng đại dương, tiếng gió làm cỏ cây xao động và âm
thanh được tạo ra bởi trái đất như tiếng sông băng, tuyết lở hay động đất);
biophony - âm thanh của những động vật hoang dã và các âm thanh không
được tạo ra bởi con người trong môi trường tương đối yên tĩnh;
anthrophony - những âm thanh được tạo ra bởi con người (âm nhạc, sân
khấu, tiếng máy móc, điện tử…).
Như vậy có thể hiểu, tiếng động là một phần của âm thanh và âm
thanh bao chứa trong đó có tiếng động. Và với cách phân chia như ở trên thì
có thể thấy tiếng động bao gồm cả tiếng động tự nhiên (do thiên nhiên, vạn
vật chung quanh tạo nên) và tiếng động nhân tạo (do con người tạo nên).

 Hiện trường
Theo Từ điển Tiếng Việt, “hiện trường” là nơi xảy ra sự việc hay hoạt
động nào đó. [6; tr.460]

12


Hiện trường là nơi diễn ra sự việc, sự kiện hay hoạt động thực tế nào
đó. Trong truyền hình, thì hiện trường là nơi xảy ra sự kiện, vấn đề đang được
phản ánh. Để thực hiện tác phẩm truyền hình phóng viên truyền hình phải đến
hiện trường - nơi xảy ra sự kiện, không đến hiện trường không thể ghi hình
được sự kiện, vấn đề đang diễn ra, đây chính là điểm khác nhau đối với phóng
viên báo viết. Hiện trường là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một tin
sinh động. Phóng viên truyền hình phải đến hiện trường để ghi hình ảnh, trao

đổi với các nhân vật của tin. Khán giả chỉ có thể tin tưởng và thích thú khi
được xem những hình ảnh hiện trường đúng với sự kiện, vấn đề đang diễn ra.
Khái niệm “hiện trường” đối với âm thanh chính là không gian tự nhiên chứa
âm thanh nguyên bản (âm thanh tự nhiên/âm thanh gốc - phân biệt với âm
thanh giả lập), hay còn có thể hiểu là môi trường âm thanh (soundscape).
 Tiếng động hiện trường
Từ hai khái niệm “tiếng động” và “hiện trường” đã phân tích ở trên,
có thể hiểu tiếng động hiện trường chính là âm thanh (có thể là tự nhiên
hoặc nhân tạo) được ghi âm lại trong chính môi trường âm thanh của
nguồn phát âm.
Môi trường sống của chúng ta vô cùng sinh động, với sự tồn tại của con
người cùng vạn vật và mỗi hình thái đó trong quá trình tồn tại, mưu sinh, phát
triển đều phát ra những âm thanh sinh động khác nhau. Âm thanh trong môi
trường đó chính là tiếng động hiện trường - ở nơi cuộc sống đang hiện diện.
Như vậy, tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên (mưa,
gió, nước chảy…), âm thanh do sinh hoạt con người tạo nên (tiếng dụng cụ
lao động, máy móc, tiếng reo hò…), tiếng động nhân tạo (tiếng động do con
người tạo nên)…
1.1.2. Sử dụng tiếng động hiện trường
“Sử dụng” là đem dùng vào mục đích nào đó [….; tr. 906]. Hành vi sử
dụng chỉ xuất hiện trong thế giới con người và là hành động có mục đích, có

13


tính toán nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất. Và động từ và hành động
“sử dụng” chỉ xuất hiện khi có đối tượng để khai thác. Ví dụ: sử dụng cái bút,
sử dụng quyển vở… Trong trường hợp này, đối tượng đem ra để “dùng” hay
nói cách khác để “sử dụng” đó là cái bút hoặc quyển vở. Và quyển vở hay cái
bút được dùng vào việc ghi chép, học tập.

Vậy, từ sự phân tích đó, có thể quan niệm “sử dụng tiếng động hiện
trường là việc dùng tiếng động hiện trường vào một việc gì đó nhằm một
mục đích nhất định”.
Như vậy, cụ thể hóa khái niệm trên thì: “Sử dụng tiếng động hiện
trường là việc dùng các loại âm thanh (có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo)
được ghi âm lại trong chính môi trường âm thanh của nguồn phát âm vào
một việc gì đó nhằm một mục đích nhất định”.
1.1.3. Tin truyền hình
- Tin
Từ trước khi có báo chí, trong cuộc sống đã tồn tại tin tức với ý nghĩa
là những thông điệp về các sự việc, sự kiện, hiện tượng, tình huống mới xảy
ra hoặc mới xuất hiện, được chuyển tải dưới những hình thức như khói lửa,
hay tiếng tù và, chiêng, thanh la, mõ…
Khi báo chí ra đời để đáp ứng nhu cầu thông tin của con người hiện đại,
lúc này tin trở thành một thể loại cơ bản, thông dụng nhất, giữ vai trò quan
trọng trong các thể loại báo chí. Tin có nhiệm vụ thông tin nhanh về những sự
kiện thời sự, có ý nghĩa trong đời sống với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực
tiếp và dễ hiểu.
So với các thể loại báo chí khác, tin là thể loại ra đời sớm nhất, đồng
thời với sự xuất hiện của báo chí. Sự xuất hiện của tin gắn liền với nhu cầu
nhận thức về cái mới của con người giúp con người hiểu biết về thế giới, từ
đó giúp họ hành động phù hợp với những lợi ích và sự tồn tại của chính bản
thân họ.

14


Khái niệm “tin” mà chúng tôi nghiên cứu trong khóa luận này với tư
cách là một thể loại báo chí. So với tất cả các thể loại khác, tin là thể loại phổ
biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của

báo chí trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động biến đổi. Có lẽ
chính sự năng động của tin nên khi bàn đến thể loại này đã có nhiều ý kiến lí
giải khác nhau. Tác giả cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” đã tổng kết và cho rằng:
“Định nghĩa về tin tức nói chung, tin truyền hình nói riêng cũng nhiều gần
bằng số kí giả” [4; tr.76-77].
Ở nước ta, khái niệm tin báo chí đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu, tiêu biểu là:
Trong cuốn Tác phẩm báo chí tập I, tác giả Tạ Ngọc Tấn và Nguyễn
Tiến Hài định nghĩa tin là “thể loại thông dụng nhất của báo chí. Nó phản
ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn
ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu” [8; tr.50].
Tác giả Đinh Văn Hường trong bài giảng Thể loại tin (tại khoa Báo chí,
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) định
nghĩa: Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong
đó, thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác
và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị - xã
hội nhất định. [5; tr.15]
Tác giả Đức Dũng trong các nghiên cứu của mình khẳng định:…Tin là
thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính
xác thực của báo chí trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động, biến
đổi.”, tin “có nhiệm vụ thông tin kịp thời về những sự việc, sự kiện thời sự”,
và “tin có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới chứ không có nhiệm vụ đi sâu
vào giải quyết các vấn đề… [1, tr.68]
Tuy lí giải về tin ở nhiều góc độ khác nhau, song nhìn chung ở họ đều
có những điểm tương đồng khi nhận thức về thể loại này. Nói đến tin là nói

15


tới 3 yếu tố chính: đối tượng phản ánh là sự kiện mới; sự kiện mới đó phải là

sự kiện có ý nghĩa xã hội; cách thể hiện phải ngắn gọn, cô đúc, dễ hiểu. Tin
tức mang tính tư tưởng (tính khuynh hướng chính trị), mang quan điểm của
nhà báo, của cơ quan báo chí, của giới lãnh đạo, cầm quyền.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn đó, để tiện cho quá trình nghiên cứu
của mình, xin đưa ra một khái niệm về thể loại tin như sau: Tin là một thể loại
báo chí phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra
được mọi người quan tâm với cách thể hiện thông tin nhanh, ngắn gọn và
được đăng trên báo chí, nhất là báo hàng ngày.
- Tin truyền hình
Là một trong những thể loại ra đời sớm nhất, từ những năm 20 của thế
kỷ XX - cùng với sự ra đời của loại hình báo chí truyền hình, đến nay tin
truyền hình vẫn tồn tại và ngày càng phát triển.
Tin truyền hình là một thể loại báo chí, chính vì vậy nó cũng mang đầy
đủ những đặc điểm của thể loại tin nói chung, đó là thông báo những sự kiện
mới, có ý nghĩa xã hội bằng hình thức ngắn gọn nhất, trực tiếp nhất. Điều làm
nên sự khác biệt giữa tin truyền hình với tin ở các loại hình báo chí khác đó là
những sự kiện mới được chuyển tải thông qua hình ảnh và âm thanh.
Hình ảnh và âm thanh là ngôn ngữ để chuyển tải nội dung thông tin của
tin truyền hình. Đây là đặc trưng của loại hình báo chí truyền hình. Với đặc
trưng này các thể loại báo chí truyền hình nói chung và tin truyền hình nói
riêng đã tạo nên cho mình một thế mạnh và sức hấp dẫn rất lớn. Nếu như ở
báo viết, việc thể hiện tin tức thông qua các con chữ, ở phát thanh là âm thanh
(lời nói, tiếng động) thì ở truyền hình đặc điểm thể hiện của tin là sự kết hợp
giữa hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh trong tin truyền hình là cuộc sống thực,
là sự hiện thực được ghi lại qua máy thu hình.
Hình ảnh của tin truyền hình là các chi tiết phản ánh bản chất sự kiện,
nó tạo được ấn tượng, kích thích tò mò và thôi thúc người xem tiếp tục theo

16



dõi thông tin đó. Lợi thế về hình ảnh giúp tin truyền hình vượt trội so với tin
trên các loại hình báo chí khác. Nó là những “cú chộp” bản chất, lột tả được
một phần lớn diễn biến của sự kiện cũng như góc độ tâm lý của nhân vật được
phản ánh trong tin, thông qua việc phản ánh các chi tiết diễn biến.
Ngoài hình ảnh, lời bình thì tiếng động hiện trường cũng là một kênh
đem lại nội dung cơ bản của thông tin trong tin truyền hình. Lời bình làm cho
ý nghĩa của hình ảnh trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn, thông tin trong đó cũng trở
nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Như vậy, so với tin trên các loại hình báo chí khác thì rõ ràng tin truyền
hình có những ưu thế riêng. Tuy nhiên, trong cùng một loại hình nhưng tin
truyền hình do có đặc điểm riêng về thể loại nên nó cũng có thế mạnh mà các
thể loại khác không thể có. Cùng là sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh
trong tác phẩm nhưng tin truyền hình lại có một sự hấp dẫn hơn so với phóng
sự, ký sự… bởi tính thời sự cập nhật. bởi “nghệ thuật của điểm chốt”. Nghĩa
là, chỉ cần một vài thông điệp với cách thể hiện ngắn gọn, tin truyền hình đã
có thể nhanh chóng giúp công chúng biết có sự kiện gì xảy ra.
Để tiện cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một khái niệm như sau:
“Tin truyền hình là một thể loại của loại hình báo chí truyền hình, phản ánh
những sự kiện, sự việc mới, có ý nghĩa xã hội, vừa xảy ra, đang hoặc sắp xảy ra,
được thể hiện ngắn gọn, cô đúc, dễ hiểu thông qua hình ảnh và âm thanh”.
1.1.4. Sử dụng tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình
Trên cơ sở những phân tích riêng lẻ các khái niệm về “Tin truyền
hình”, “Sử dụng tiếng động hiện trường” ở trên, chúng tôi kết hợp lại và kết
hợp với thực tiễn sôi động xin đưa ra một quan niệm về “sử dụng tiếng động
hiện trường trong Tin truyền hình như sau”: “Sử dụng tiếng động hiện trường
trong tin truyền hình là việc dùng (đưa) tiếng động hiện trường vào tin truyền
hình một cách có tổ chức, theo một ý đồ nhất định nhằm đạt được hiệu quả
thông tin cao nhất”.


17


Như vậy, cụ thể hóa khái niệm trên thì: “Sử dụng tiếng động hiện
trường trong Tin truyền hình là việc dùng các loại âm thanh (có thể là tự
nhiên hoặc nhân tạo) được ghi âm lại trong chính môi trường âm thanh của
nguồn phát âm vào một việc gì đó nhằm mục đích làm cho Tin đó thêm chân
thực, sinh động”.
Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi chỉ nghiên cứu tiếng động
hiện trường trong Tin là tiếng động được ghi lại ở nơi diễn ra sự kiện - diễn ra
Tin đó, chứ không phải tiếng động hiện trường ở một nơi khác được tận dụng,
đưa vào vào sự kiện đang nói tới để cung cấp thêm thông tin.
1.2. Các dạng tiếng động hiện trường
Có nhiều cách để phân biệt các dạng tiếng động hiện trường nhưng dựa
theo nguồn gốc xuất xứ nơi tạo ra tiếng động hiện trường, có thể chia thành:
tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo.
Theo ThS. Trương Thị Kiên, đối với báo phát thanh, tiếng động tự
nhiên là dạng tiếng động do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình
vận động, phát triển. Chẳng hạn, tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách,
tiếng ồn của đám đông ở chợ, tiếng xe cộ trên đường phố, những đoạn âm
nhạc vô tình lọt vào micro, tiếng mưa gió, sấm chớp, tiếng nói cười trong một
hội thơ, tiếng trống mõ trong một buổi chầu văn… đều là những tiếng động tự
nhiên, có thể do vạn vật hoặc con người tạo nên.[10]
Định nghĩa này được đưa ra để phân biệt với tiếng động nhân tạo là
những âm thanh được con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự
nhiên… Ví dụ: gõ tay vào bàn để tạo nên tiếng giày của người đi trên sàn
nhà; huýt sáo để tạo tiếng chim hót; dùng ống hút thổi vào thau nước để tạo
tiếng nước sôi; chuyển động những mảnh vải dày để tạo tiếng gió bão; tạo
tiếng đóng cửa bằng sự va chạm của hai miếng gỗ; tạo tiếng mưa nhỏ bằng
cách lấy chổi tre quét lên giấy báo hoặc vò giấy gói đồ nhè nhẹ; tạo tiếng

ngựa đi bằng cách lấy hai quả dừa khô gõ vào nhau theo nhịp đi; tạo tiếng

18


chạy của tàu điện bằng cách kéo lê xích sắt trên một tấm tôn; giả tiếng gà
gáy, tiếng chó sủa...[10]
Tuy nhiên, trong truyền hình, để đảm bảo tính chân thực, khách quan
của tin tức, việc sử dụng tiếng động hiện trường đặt ra yêu cầu sử dụng âm
thanh gốc - những âm thanh do vạn vật hoặc con người tạo ra trong quá trình
vận động và phát triển (tương đương với khái niệm “tiếng động tự nhiên”
trong phát thanh); không sử dụng âm thanh giả lập (tương đương khái niệm
“tiếng động nhân tạo” trong phát thanh).
Trên cơ sở những nghiên cứu nêu trên, kết hợp với thực tiễn, để phục
vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi chia tiếng động hiện trường 2
dạng như sau:
- Tiếng động tự nhiên:
Tiếng động tự nhiên là dạng tiếng động do vạn vật tạo nên trong quá
trình vận động, phát triển. Chẳng hạn, tiếng chim hót, tiếng sóng vỗ, tiếng
nước suối chảy…
- Tiếng động nhân tạo:
Nhân có thể hiểu là người. Nhân tạo có thể hiểu một cách đơn giản đó
là do con người tạo ra. Với cách lập luận như vậy, tiếng động nhân tạo là tiếng
động do con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triển.
Tuy nhiên, trong phần tiếng động nhân tạo lại có thể chia thành nhiều
dạng thức khác nhau. Thứ nhất đó là dạng tiếng động do con người phải tác
động một lực vào hành động mới có thể tạo ra một âm thanh nào đó. Ví dụ:
âm nhạc, âm thanh ồn ào trên đường phố, tiếng máy móc ở các công trường
xây dựng… Thứ hai, tiếng động do con người giao tiếp với xã hội tạo ra.
Chẳng hạn như âm thanh khi của con người tạo ra trong quá trình giao tiếp xã

hội. Ví dụ như tiếng trò chuyện của hai nguyên thủ trong cuộc gặp gỡ cấp cao,
tiếng cười nói trong một quán café, tiếng la hét của đám đông hay tiếng hò reo
cổ vũ… (không phải một đoạn phỏng vấn).

19


Như vậy có thể thấy tiếng động hiện trường rất phong phú. Thực tế
tiếng động hiện trường xuất hiện bao giờ cũng có những bối cảnh cụ thể. Với
những sản phẩm báo chí, đặc biệt là phát thanh và truyền hình, tiếng động
hiện trường cũng được khai thác và sử dụng có mục đích trong những hoàn
cảnh cụ thể. Chẳng hạn, tiếng động hiện trường có thể xuất hiện đồng thời
(song hành) cùng với lời nhân chứng tại hiện trường. Đó có thể là âm thanh tự
nhiên hay âm thanh nhân tạo phát ra cùng thời điểm ghi hình nhân chứng tại
hiện trường (phóng viên hiện trường, người được phỏng vấn, nhân vật quan
trọng…). Cũng có khi, tiếng động làm nền cho lời nhà báo: những âm thanh
phát ra tại hiện trường ghi hình, thường có âm lượng thấp, được dùng để minh
họa cho lời bình của phóng viên, biên tập viên. Và cũng có thể, tiếng động
hiện trường độc lập (không kèm với lời nói): âm thanh mang thông tin liên
quan đến nội dung tin bài, xuất hiện riêng rẽ, không đi kèm với lời bình, lời
dẫn của phóng viên/biên tập viên, thường xuất hiện ở mức âm lượng lớn hoặc
vừa phải.
1.3. Vai trò của tiếng động hiện trường trong Tin truyền hình
Theo Từ điển tiếng Việt, “vai trò” là tác dụng, chức năng của ai hoặc cái
gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức.[6;
1130]. Vậy tìm hiểu vai trò của tiếng động hiện trường trong tin truyền hình
chính là tìm hiểu hay chỉ ra những tác dụng, chức năng của tiếng động hiện
trường trong sự tồn tại, phát triển của thể loại tin truyền hình.
- Tiếng động hiện trường góp phần cung cấp thông tin, thể hiện
những sắc thái biểu cảm của sự kiện đó

Tiếng động hiện trường dù ngắn hay dài đều chứa đựng thông tin. Đó
có thể là thông tin về thời gian, không gian, địa điểm, quang cảnh, hiện trạng,
hoàn cảnh hay tâm trạng, tính cách của nhân vật…
Ví dụ như buổi trưa hè có tiếng ve kêu râm ran, hoặc tiếng gió, tiếng lá
cây xào xạc, tiếng chân người hoặc tiếng xe chạy… Những âm thanh này có

20


thể giúp cho người tiếp nhận hình dung ra bối cảnh đó là ở một khu làng quê
trưa hè không gian tương đối vắng vẻ. Hay, tiếng loa phát thanh buổi sớm sẽ
dễ nghe hơn tiếng loa phát thanh buổi chiều bởi nó không bị lẫn nhiều với
những âm thanh xe cộ, bán mua giờ tan tầm…
So với báo in, báo truyền hình đã tiến được những bước dài trong cách
thể hiện, rút ngắn thời gian tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí. Trong
báo in, nhà báo phải sử dụng ngôn từ làm phương tiện chuyển tải thông tin
duy nhất và chủ yếu. Ngôn từ cung cấp thông tin, đồng thời phải cung cấp
hình ảnh, vừa phải “kể”, vừa phải “vẽ” ra quang cảnh trong trí tưởng tượng
của người đọc. Đối với báo truyền hình, ngôn từ chính là hình ảnh, lời bình và
âm thanh. Chúng trực tiếp đưa thông tin tới người đọc đồng thời qua hai kênh
thị giác và thính giác. Vì vậy, sử dụng tiếng động hiện trường hợp lý sẽ góp
phần làm rõ hơn chủ đề, nội dung tác phẩm.
Một thế mạnh của truyền hình là gợi cảm xúc thông qua hình ảnh.
Nhưng không chỉ có thế, âm thanh nói chung tiếng động hiện trường nói riêng
cũng có khả năng như vậy. Tiếng động hiện trường có thể làm cho người ta
vui, buồn, có thể làm dấy lên sự thương cảm hay phẫn nộ…
- Tiếng động hiện trường làm tăng tính chân thực cho tin truyền hình:
Theo từ điển tiếng Việt, “chân thực” (hay chân thật) là phản ánh đúng
với bản chất của hiện thực khách quan. [6;158]
Báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và thông

qua sự thật thúc đẩy xã hội phát triển. Tính chân thực của báo chí là thật một
trăm phần trăm, sự thật được nêu rõ bản chất, có tên người, địa chỉ, chi tiết rõ
ràng cụ thể, người đọc, người nghe, người xem có thể tìm đến tận nơi để
chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết, rút kinh nghiệm [11]
Tính chân thực là một đặc trưng quan trọng của báo chí, bao gồm trong
đó có báo truyền hình. Tiếng động hiện trường là một trong nhiều yếu tố góp
phần làm tăng tính chân thực cho truyền hình. Nói về tiếng động hiện trường

21


trong phóng sự, nhà báo Lê Hồng Quang trong cuốn “Một ngày thời sự
truyền hình” viết: “Âm thanh, kể cả những âm thanh có vẻ tầm thường nhất
là một phương pháp cổ điển để dẫn người xem đến nơi xảy ra sự kiện. Âm
thanh chính là hơi thở cuộc sống, làm cho phóng sự sinh động hơn, thực
hơn.” [7; 102]
Sự xuất hiện của tiếng động hiện trường không chỉ bổ sung thông tin cho
nội dung tin tức, mà còn là bằng chứng xác thực nhất cho sự xuất hiện, chứng
kiến sự kiện của phóng viên tại hiện trường.
Biên tập viên Kiều Minh (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) cho rằng:
“Tiếng động truyền hình là yếu tố quan trọng trong tin truyền hình. Nó chứng
thực sự có mặt của phóng viên, biên tập viên tại nơi diễn ra sự kiện. Trên
truyền hình, chỉ có thể loại tọa đàm tại trường quay (talk) mới không có tiếng
động hiện trường. Nếu có, đó thường là những tiếng động không mong muốn
bị lọt vào micro. Nếu một tin tức không có tiếng động hiện trường, có thể mặc
định đó là tin do phóng viên khai thác, không phải do chính anh ta thực hiện.”
Trong báo in, tính chân thực thể hiện ở số liệu, thông tin sự kiện về thời
gian, địa điểm, thông tin cụ thể của nhân vật về tuổi tác, nghề nghiệp, địa
chỉ… Tuy nhiên, tin tức trên báo in chỉ là con chữ, là những trích dẫn được
biên tập nhiều lần hoặc không khí tại sự kiện được nhà báo miêu tả lại. Công

chúng không thể biết được thái độ, cảm xúc của nhân vật, phóng viên khi tiếp
xúc với sự kiện đó. Điều này khác với thể loại tin truyền hình: sự xuất hiện
của phóng viên, nhân vật phỏng vấn tại địa điểm diễn ra sự kiện… cùng với
tiếng động hiện trường sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện cho khán giả về sự kiện
đó, cho phép họ “trải nghiệm” không khí sự kiện mà không cần lời bình dẫn
dắt, miêu tả dài dòng.
Tiếng động hiện trường làm tăng sự gợi cảm, tính chân thực của truyền
hình, tác động và nhận thức, tình cảm của người xem truyền hình. Ian Masters
- BTV kì cựu của kênh truyền thanh Cardiff-based Thomson Foundation,

22


người đào tạo các phát thanh viên trên toàn thế giới - coi việc thiếu tiếng động
hiện trường thực sự là một trong những lỗi phổ biến nhất trong các tin tức
truyền hình. "Các nhà báo không nên viết những đoạn lời bình dài và không
nên diễn tả âm thanh bằng lời quá nhiều như vậy. Tôi nhớ đã xem một đoạn
tin ngắn về cuộc hành trình cuối cùng của một đầu máy hơi nước trên một
kênh truyền hình nước ngoài. Người quay phim đã ghi lại những hình ảnh
tuyệt vời, làn khói trắng xóa khi đầu máy xì hơi và âm thanh chân thực lúc đó.
Tuy vậy, lời bình của phóng viên lại át thứ âm thanh kì diệu đó đi, họ đã viết
quá nhiều về nó. Âm thanh cuối cùng của đầu máy hơi nước đã tự nói lên
nhiều điều hơn những gì phóng viên kia lảm nhảm".[13; tr.133]
Tiếng động hiện trường chính là “gia vị” của tin tức, làm tăng tính chân
thực cho tin truyền hình và đưa khán giả đến gần hơn với nơi xảy ra sự kiện.
- Tiếng động hiện trường định hướng và thu hút sự chú ý của khán
giả:
Một trong những đặc trưng của truyền hình là độ tập trung không cao. Nói
vậy bởi, sự chú ý của khán giả thường xuyên bị phân tán bởi nhiều yếu tố khác
nhau trong nội tâm cũng như xung quanh. Không phải lúc nào họ cũng chú tâm

tuyệt đối vào tivi khi tin tức bắt đầu. Chính vì vậy, tiếng động hiện trường được
sử dụng hợp lý đặc biệt là ở ngay đầu một tin với âm lượng phù hợp sẽ tạo được
sự chú ý nhất định từ khán giả. Tiếng động kiến người ta quay lại nhìn tivi khi
người ta lơ đãng hay đang đọc sách hoặc trò chuyện với ai đó.
Ngoài việc thu hút sự chú ý, tiếng động hiện trường còn có khả năng
định hướng được thông tin, sự chú ý của khán giả.
Ví dụ như đưa tin về một đám cháy lớn, mở đầu tin là hình ảnh kèm
theo tiếng người la hét, tiếng công nhân cứu hỏa gọi nhau, tiếng vòi rồng xả
nước…, tất cả “chưa hề” có một chút lời bình nào nhưng những âm thanh đó
ngay lập tức dễ dàng thu hút sự quan tâm của khán giả và cũng rất nhanh chỉ

23


tiếng động đó (tiếng la hét, kêu gào…) đã nhanh chóng định hướng thông tin
cho người xem biết rằng đó là một sự kiện gì đó gấp gáp, nguy kịch…
Tiếng động hiện trường có vai trò như lời dẫn dắt đặc biệt. Nói vậy bởi
nếu sử dụng hợp lý, chưa cần đến lời bình tiếng động dẫn đường giúp khán
giả biết mình sắp được dẫn dắt đến đâu. Trong nhiều trường hợp, thay bằng hệ
thống lời dẫn, một chuỗi âm thanh tự nhiên có thể cho người nghe hiểu được
hoàn cảnh giao tiếp của nhà báo, hiểu được không gian, thời gian, nội dung
tiếp theo sau của câu chuyện…
Tiếng động hiện trường không chỉ cung cấp thông tin mà nếu sử dụng
hợp lý sẽ góp phần làm đa dạng hóa âm thanh, tạo sự sinh động cho tác phẩm.
Âm thanh nói chung, tiếng động hiện trường nói riêng là một trong những
nguồn “tài nguyên” phong phú của truyền hình. Muốn tạo nên sự sống động
cho tác phẩm truyền hình cần sử dụng đa dạng các thành tố âm thanh trong đó
có tiếng động hiện trường.
- Tiếng động hiện trường làm nền cho lời bình trong tin truyền hình:
Tiếng động hiện trường không chỉ đứng độc lập để cung cấp thông tin

mà tiếng động hiện trường cũng có thể làm nền cho lời bình của Tin. Điều này
nếu được xử lý tốt góp phần làm cho thông tin thêm sâu sắc, chân thực. Và
khi đã “làm nền” cho lời bình sẽ góp phần làm cho lời bình thêm sinh động và
thuyết phục hơn.
Ví dụ như khi đưa tin về làng nghề làm mộc, kèm với lời bình của
phóng viên là tiếng búa gõ, tiếng bào gỗ, tiếng đục đều đều khi chạm trổ họa
tiết…; âm thanh ở một làng làm cốm là tiếng chày giã cốm mỗi sớm mai; âm
thanh của một lớp học là tiếng học sinh đọc bài, ca hát…
Tiếng động hiện trường với âm lượng thấp được sử dụng làm nền cho
lời bình trong tin truyền hình, đặc biệt có thể thấy nhiều ở thể loại tin lễ tân,
tin hội nghị…
- Tiếng động hiện trường góp phần kết nối các chi tiết của tin

24


×