Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
MỤC LỤC
I. TÊN ĐỀ TÀI
Trang 2
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trang 2
2. Mục đích nghiên cứu
Trang 3
3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm
Trang 3
4. Phương pháp nghiên cứu
Trang 3
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Trang 4
III. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Trang 5
2. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình
Trang 5
3. Các giải pháp
Trang 6
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Trang 9
2. Bài học kinh nghiệm
Trang 10
3. Kiến nghị đề xuất
Trang 11
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
1
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
I. TÊN ĐỀ TÀI
Công tác chủ nhiệm lớp
II - PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận:
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Giáo dục là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu. Mục tiêu giáo dục của Đảng ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có kiến thức, có tay nghề
cao, tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội.
Trong môi trường giáo dục nào vai trò của người giáo viên chủ nhiệm
cũng được coi trọng vì đó là nhân tố góp phần quyết định chất lượng dạy - học .
Đặc biệt đối với bậc Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức
quan trọng. Bởi không chỉ dạy kiến thức từ các môn học mà còn thay mặt Nhà
trường trực tiếp quản lí, điều hành lớp học, trực tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức,
hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã
hội.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi
luôn mong rằng tất cả các em học sinh đều có ý thức rèn luyện, vươn lên trong
học tập cũng như trong mọi lĩnh vực khác ngay từ cấp Tiểu học.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Ông cha ta thường có nói: Tâm hồn học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng
chúng ta vẽ lên đó những hình ảnh đẹp thì tạo nên bức tranh đẹp và ngược lại.
Điều này cũng có nghĩa rằng tâm hồn các em có được xây dựng nên bởi những
nét đẹp hay không, một phần là ở thầy, cô giáo. Do đó, khi làm công tác chủ
nhiệm lớp đang phải đối mặt với những khó khăn . Cụ thể là :
Về học sinh
Học sinh tiểu học là hay bắt chước, ham chơi và mau quên dễ nhớ .
Ảnh hưởng của phim ảnh các em đến trường thường vung tay múa chân
đấm đá như trong các bộ phim võ thuật hay kiếm hiệp, games nên trong vui chơi
thường xảy ra bất hoà giữa các em.
Các em mê chơi games và các trò chơi khác nên quên học tập và rèn luyện
ở nhà …dẫn tới ảnh hưởng đến việc học tập của các em .
Về phía giáo viên
Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của giáo viên còn hạn chế .
Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục toàn diện học sinh
trong nhà trường, giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được chú trọng .
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
2
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
Khi được phân công chủ nhiệm lớp thì công việc tìm hiểu nhân cách, tâm lí,
hoàn cảnh của học sinh còn xem nhẹ, chậm chạp, qua loa, chiếu lệ .
- Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
thiếu đồng bộ, chặt chẽ.
Tiết sinh hoạt tập thể chưa được chú trọng đúng mức, từ đó giáo viên chưa
đánh giá hết các điểm mạnh, hạn chế của từng học sinh để thúc đẩy tiềm năng
vốn có của học sinh và khắc phục những hành vi sai, uốn nắn và giáo dục các
em kịp thời .
Về phía phụ huynh học sinh
Đa số phụ huynh học sinh là người lao động và buôn bán nhỏ, công việc
làm ăn bận rộn nên ít có thời gian quản lí, kiểm tra và đôn đốc nhắc nhở việc
học hành của con em mình.
Một số phụ huynh giao khoán việc học của con em cho thầy (cô)giáo.
Bên cạnh đó hoạt động giáo dục nhân cách cho học sinh chưa được chú
trọng đúng mức.
Điều đó, khiến tôi luôn suy nghĩ tìm tòi để nâng cao khả năng công tác
chủ nhiệm của mình. Nhiều biện pháp tôi đã luôn nghĩ đến và thử nghiệm. Để
công tác chủ nhiệm trong nhà trường ngày càng được nâng cao, tôi chọn đề tài
sáng kiến kinh nghiệm “Công tác chủ nhiệm lớp”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra phương pháp thích hợp để tiếp cận học sinh, nắm bắt tâm tư,
nguyên vọng hoàn cảnh, điểm mạnh, yếu của từng học sinh để từ đó đưa ra
phương pháp giáo dục cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
Đối tượng nghiên cứu: Lớp 3A.
Thời gian: Năm học 2015 - 2016
Cụ thể tình hình lớp như sau:
Tổng số học sinh gồm 30 em.
Nữ: 13 em học sinh nữ. Có 2 học sinh khuyết tật.
76% học sinh là con em dân tộc Kinh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bậc tiểu học là một bước ngoặt trong đời sống của trẻ, các em tiến hành
các hoạt động học mang tính chất nghiêm chỉnh, phải thiết lập những mối quan
hệ với giáo viên và bạn bè cùng lớp.
Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm và qua công tác làm chủ nhiệm
năm học 2015 - 2016. Tôi xin trình bày một số phương pháp để làm tốt công tác
chủ nhiệm lớp như sau:
Đúc rút kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước, những kiến thức học được
và những kinh nghiệm của bản thân trong công tác chủ nhiệm lớp.
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
3
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
Theo dõi các hoạt động học tập, đạo đức của từng học sinh trong quá trình
trên lớp để có biện pháp giáo dục thích hợp.
Đàm thoại với học sinh thông qua từng tiết dạy, hoạt động ngoài giờ,
ngoài lớp và ở mọi lúc, mọi nơi.
Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh: hoàn cảnh gia đình, điều kiện học
tập, trình độ tiếp thu.
Tìm hiểu nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm – Quyền của học sinh
tiểu học.
Phối kết hợp với gia đình học sinh, hội phụ huynh, Đoàn – Đội trong nhà
trường.
5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Phạm vi: Học sinh lớp 3A trường Tiểu học Hướng Phùng.
Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016.
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
4
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
III. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Để đất nước có nhiều nhân tài có đủ hai mặt “ tài và đức”, ngay từ
khi trẻ bước chân vào ngưỡng cửa trường tiểu học, người giáo viên cần
phải uốn nắn, giúp trẻ hình thành hành vi ứng xử phù hợp từ đơn giản đến
phức tạp.Vậy nên nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm vô cùng quan
trọng, là người chịu trách nhiệm giáo dục hai mặt cho học sinh, giúp phát
triển khả năng giao tiếp của học sinh trong tất cả các môn học, trong giờ
hoạt động tập thể, sinh hoạt lớp.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy trong chiến trường,
muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết lên kế hoạch, tổ chức, bao quát, xử lí
các tình huống một cách linh hoạt mềm dẻo mới dành được thắng lợi. Cũng cần
nói thêm là với lứa tuổi học sinh bậc tiểu học thì sự nhận thức của các em còn
non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo
đi vào nề nếp để các em dần trở thành người sống có ích trong xã hội, đó chính
là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
2.1. Khảo sát tình hình thực tế đầu năm học
Năm học 2015 – 2016 Tôi được nhà trường phân công làm giáo viên chủ
nhiệm và giảng dạy lớp 3 A.
Lớp gồm 30 học sinh, trong đó 100% học sinh là con em người dân tộc
Kinh, 13 học sinh là nữ.
Học sinh thuộc diện hộ nghèo: 04 em.
Nhà xa trường, đường sá đi lại khó khăn: 07 em.
2.2 . Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học của lớp 3A
HỌC TẬP
HOÀN
THÀNH
HẠNH KIỂM
CHƯA
HOÀN THÀNH
ĐẠT
SL
%
SL
%
SL
%
20
66%
10
34%
30
100 0
VỆ SINH
CHƯA ĐẠT
SL
0
TỐT
CHƯA TỐT
%
SL
%
SL
%
0%
15
50%
15
50%
2.3. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
Học sinh trong lớp đa số là con em dân tộc Kinh, nhiều học sinh được bố
mẹ quan tâm.
Các em đi học khá chuyên cần.
* Khó khăn
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
5
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
Học sinh dân tộc Vân Kiều trong lớp chưa được gia đình quan tâm.
Lớp có nhiều đối tượng học sinh cá biệt: Trần Ngọc Bảo, Võ Đức Duy,
Hồ Thị Kiểu, Hồ Thị Hỏi, Hồ Văn Hiệp. Hồ Văn Duẩn, …
Lớp có 2 học sinh khuyết tật: Lê Thịnh Phú, Lê Công Uẩn.
Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà xa trường – đường
sá đi lại khó khăn, như: Hồ Văn Duẩn, Hồ Thị Thất, Hồ Thị Châu, Lê Công
Uẩn, Huỳnh Hoàng Anh, Văn Ngọc Đạt, Lê Hoàng Vỹ, Nguyễn Thế
Khánh,Trần Ngọc Bảo,……
Nhiều học sinh chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, như: Hồ Thị Kiểu, Hồ
Văn Hiệp, Hồ Thị Thất, Trần Ngọc Bảo, Hồ Văn Duy,…..
Đa số học sinh trong lớp còn tùy tiện trong cách nói, nói không có chủ
ngữ, vị ngữ và hiện tượng nói leo.
Tư thế đứng nói hay trả lời một vấn đề nào đó luôn uể oải, người chồm
lên bàn.
Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, nói chuyện riêng,
làm việc riêng và không chú ý trong giờ học, như: Võ Văn Duy, Trần Thị Thùy
Linh, Lê Kim Bảo, Hồ Văn Hiệp, Hồ Văn Duy, Lê Bá Phúc,….
Một số học sinh thường xuyên quên ĐDHT.
Chưa có thói quen học hợp tác theo nhóm.
3. CÁC GIẢI PHÁP
Trong giai đoạn hiện nay, học sinh sống trong một xã hội đang phát triển,
mặt trái của kinh tế thị thường ít nhiều có tác động đến việc hình thành nhân cách
học sinh. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong công tác chủ nhiệm và giáo dục
học sinh, tôi xin trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
toàn diện cho học sinh cụ thể như sau :
Nhận lớp, tìm hiểu nắm tình hình học sinh
Trước hết giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh , đặc điểm tâm sinh lý , nhân
cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh thông qua các biện pháp sau :
Gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung, tình hình của một
số học sinh trong lớp (như học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh
đặc biệt,…) .
Tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập của từng học sinh thông qua bài thi
khảo sát đầu năm, bài kiểm tra và kết quả học tập của học sinh năm trước qua sổ
học bạ, phiếu liên lạc, quá trình dạy học.
Trao đổi trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh thông qua các buổi
sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khoá hoặc trong các giờ ra chơi.
Thăm hỏi gia đình học sinh nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
những học sinh cá biệt, trò chuyện với phụ huynh tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực
sở trường của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực .
Tham mưu với lãnh đạo trường tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm
để cập nhật thông tin về học sinh lớp mình .
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
6
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
Cập nhật những thông tin đã tiếp cận, ghi chép cụ thể những thông tin của
từng học sinh lớp mình vào nhật ký chủ nhiệm lớp. Nắm bắt được các thông tin
về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý , nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của
từng học sinh.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
Kế hoạch chủ nhiệm là bước thiết kế kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục
có khoa học, giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành tổ chức, giáo dục học
sinh một cách chủ động , khoa học,có mục đích rõ ràng .
Kế hoạch chủ nhiệm cần xác định rõ mục tiêu , chỉ tiêu các mặt giáo dục
học sinh theo từng tháng, học kì, cả năm học và đặc biệt đề ra những biện pháp
cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra .
Xây dựng bộ máy tổ chức lớp
Việc xây dựng bộ máy tổ chức lớp học sẽ tạo ra nhân tố rất quan trọng , tích
cực để giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp, giáo dục học sinh một cách chủ động.
Cán sự lớp phải là những học sinh có đầy đủ các tố chất về tổ chức, học lực
giỏi, khá, năng nổ, có khả năng quy tụ, đoàn kết trong tập thể .
Khi tiến hành chia tổ, giáo viên chủ nhiệm cần tạo sự đồng đều trong tổ.
Mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành nội quy khác
nhau, làm được như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ nhau
trong học tập, trong lao động ,…
Sau khi kiện toàn bộ máy tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm tổ chức bồi
dưỡng phương pháp làm việc cho cán sự lớp. Để phát huy kịp thời, nhanh chóng
đưa lớp đi vào hoạt động có nền nếp, giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành công
việc này trong tuần thứ hai của năm học.
Lập sơ đồ lớp học
Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho hiệu
quả lại không dễ chút nào. Để lập sơ đồ lớp tốt, giáo viên chủ nhiệm dựa vào các
căn cứ sau :
+ Học lực của học sinh : Xen kẽ học sinh yếu kém với học sinh khá giỏi.
+ Thể chất của học sinh : Học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt yếu
ngồi gần bảng .
+ Nhiệm vụ của ban cán sự lớp : Tổ trưởng (lớp trưởng) thường ngồi giữa
hoặc ngồi sau tổ (lớp).
+ Ý thức của học sinh : học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học thì bố
trí ngồi trước .
Các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm
Từ các phong trào thi đua của trường, lớp, giáo viên cần khơi dậy ý thức,
khát vọng vươn lên trong học tập và chăm lo quan tâm đến việc giúp học sinh
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
7
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
nâng cao chất lượng học tập các môn văn hoá. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của
giáo viên chủ nhiệm lớp. Cụ thể:
Đối với học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn: Tôi luôn gần gũi, chia sẻ với học
sinh bằng cách động viên các em đến lớp, có thể hỗ trợ cho các em về bút, vở,…
Đối với học sinh khuyết tật: Luôn tạo cho học sinh không có mặc cảm với
các bạn trong lớp.
Đối với học sinh các biệt về đạo đức: Cần phối kết hợp với gia đình, Đội
thiếu niên để giáo dục đạo đức cho các em.
Đối với học sinh yếu: Không mắng nhiếc, chê cười mà luôn động viên em
làm bài từ dễ đến khó, luôn gần gũi, phụ đạo thêm cho em trong mỗi giờ học.
Học sinh nghỉ học không lý do: Tôi luôn tìm hiểu lý do nghỉ học, động
viên em đến lớp với nhiều hình.
Học sinh có năng lực đặc biệt: Trong quá trình giảng dạy, gần gũi với học
sinh. Tôi luôn chú ý đến những năng lực đặc biệt của học sinh để có hướng bồi
dưỡng cho học sinh có thể phát huy được năng lực của bản thân.
Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập: Thường xuyên kiểm tra dụng cụ học
tập, nhắc nhở học sinh phải biết giữ vở sạch và rèn viết chữ đẹp.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản ký, tổ chức, kiểm tra
Ngay từ đầu năm học Tôi đã tổ chức cho học sinh tự bầu chọ Ban cán sự
lớp đủ đức và tài để quản lý lớp ngày một đi lên. Lớp bầu 1 lớp trưởng, 2 lớp
phó. Lớp chia làm 3 tổ, mỗi tổ bầu 1 tổ trưởng và một tổ phó để quản lý các thành
viên trong tổ.
Các tổ trưởng luôn theo dõi sát sao - nhắc nhở các tổ viên của mình về
học tập cũng như các hoạt động khác. Lớp trưởng quản lý chung.
Bố trí chỗ ngồi cho các em
Giáo viên luôn theo sát học sinh trong lớp để phân chỗ ngồi phù hợp, có
thể bố trí em học yếu với em học khá để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ - có sự thay
đổi chỗ ngồi cho học sinh trong từng tháng, từng học kì.
Rèn nề nếp lớp học
Để lớp học đi vào nề nếp, ngay từ đầu năm học tôi đã quán triệt và thường
xuyên duy trì việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nề nếp ra vào lớp, tác phong Đội viên,
vệ sinh cá nhân.
Vệ sinh cá nhân, tác phong Đội viên
Luôn giáo dục vệ sinh cá nhân cho các em ở mọi lúc, mọi nơi. Nhắc nhở học
sinh vệ sinh tay, chân, đầu tóc, quần áo, tác phong Đội viên đầy đủ, gọn gàng.
Thường xuyên kiểm tra vệ sinh cá nhân học sinh đầu giờ học, có nhắc
nhở, khen ngợi những học sinh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
Quy định về việc kiểm tra bài ở nhà
Luôn nhắc nhở học sinh học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp, kiểm
tra bài cũ là việc làm thường xuyên trong mỗi tiết học của giáo viên.
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
8
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh
Hằng ngày phải kiểm tra sách vở các em.
Nhắc nhở con em làm bài tập và học bài ở nhà.
Soạn sách vở đi học theo thời khóa biểu.
Giáo dục học sinh có ý thức gọn gàng, ngăn nắp.
Quan tâm, tạo điều kiện cho các em đến lớp, đến trường đầy đủ, bên cạnh
đó tránh tình trạng các em trốn học không đến lớp.
Đầu tư, tổ chức các phong trào trong nhà trường
Là một lớp học trong nhà trường, tôi luôn cùng học sinh tham gia tốt,
có chất lượng ở các hoạt động do trường, Đội tổ chức
Nêu gương và khen thưởng
Thường xuyên được tổ chức vào các tiết sinh hoạt cuối tuần, học sinh tự
đánh giá lẫn nhau- bình bầu gương tốt trong tuần.
Bên cạnh đó giáo viên phải có thói quen viết nhật ký cho học sinh để
qua đó, giáo viên sẽ nắm được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm... của các
em, hoàn thành tốt nhất công tác chủ nhiệm của mình.
Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài đối với học sinh thông qua các
buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ hay tổ chức cho các em tự kiểm tra bài với nhau .
Theo dõi việc thi đua giữa các tổ.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà
trường
Để quản lí và giáo dục học sinh chặt chẽ, giáo viên chủ nhiệm phối hợp
chặt chẽ với tổ chức Đoàn - Đội - Sao nhi đồng, tôn trọng tổ chức đoàn thể,
tham gia đầy đủ các hoạt động của Đội.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Tôi đã áp dụng những biện pháp công tác chủ nhiệm trên vào lớp 4B
trong năm học 2015 - 2016 mà tôi đang là giáo viên chủ nhiệm. Đến nay tập thể
lớp đã đi vào nề nếp, sĩ số đảm bảo, tỉ lệ chuyên cần cũng được nâng cao.
Ngay từ tuần đầu tiên của năm học lớp tôi được xếp thứ Nhất trong phong
trào thi đua nề nếp lớp học.
Các em rất ngoan, chăm chỉ học tập, có thay đổi theo hướng tích cực.
Nhiều học sinh có tiến bộ vượt bậc trong học tập và hoạt động, như: Hồ
Thị Kiểu, Hồ Thị Châu, Hồ Văn Duy,….
Một số em đã vượt qua điều kiện khó khăn của gia đình, nhà xa trường,
vượt qua sự ốm đau của bản thân để đến lớp đầy đủ, chuyên cần, như: Hồ Thị
Thất, Hồ Văn Duẫn, Hồ Văn Hiệp, Trần Ngọc Bảo,……
Vệ sinh, tác phong Đội viên của các em cũng trở nên sạch sẽ, gọn gàng,
đầy đủ.
Học sinh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập: Trần Thị Thùy Linh –
Lê Thịnh Phú; Trần Thị Kim Oanh – Lê Công Uẩn.
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
9
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
Tất cả học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn, lễ phép, biết kính trên nhường
dưới, biết giữ phép lịch sự khi giao tiếp.
Không có học sinh nghỉ học không lí do, nghỉ học dài ngày.
Tư thế đứng phát biểu cũng nghiêm túc, học sinh không còn nói leo.
Các hoạt động học nhóm đã được các em thực hiện một cách nhuần
nhuyễn; nhiều em đã mạnh dạn hơn khi trình bày ý kiến trước lớp, trước nhóm,
các em tự tin có ý kiến trao đổi với các bạn trong lớp ở trong các giờ học: Phạm
Hà Ý Nhi, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Mai Trang, Hoàng Thị Hà Vi,
Phùng Trần Gia Huy,…
Tập thể lớp tham gia tốt các hoạt động do nhà trường, Đội thiếu niên tổ
chức. Thời gian làm công tác chủ nhiệm ở lớp 3A năm học 2015 -2016, kết quả
đạt được như sau:
Phong trào thi đua: lớp đạt Nhất, Nhì trong các tuần và thi đua tháng.
Làm báo tường chào mừng ngày 20/11 cùng với nhóm các lớp: Giải
Nhất.
Nhiều học sinh đã có có những thay đổi tích cực.
Các em đã tự giác trong học tập và lao động: Khu tự quản luôn trực đảm
bảo, vệ sinh lớp học sạch sẽ, đảm bảo thời gian. Tư thế ngồi và đứng trả lời câu
hỏi đã ngay ngắn hơn.
Kết quả đạt được đến cuối tháng 3 năm học 2015 - 2016 học như sau.
HỌC TẬP
HOÀN
THÀNH
HẠNH KIỂM
CHƯA
HOÀN THÀNH
ĐẠT
SL
%
SL
%
SL
%
34
100
0
0
34
100 0
VỆ SINH
CHƯA ĐẠT
SL
0
TỐT
CHƯA TỐT
%
SL
%
SL
%
0%
34
100%
0
0
3. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi gặp phải một số vấn đề.
Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất sau:
Đối với nhà trường
Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ để việc dạy học
đạt kết quả cao hơn.
Đối với phụ huynh học sinh
Cần quan tâm hơn đến việc học tập và các hoạt động khác của con em.
Tạo mọi điều kiện để học sinh đến lớp đầy đủ, chuyên cần, kết hợp với
GVCN để giáo dục con em tốt hơn.
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
10
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi về công tác chủ nhiệm
lớp, kính mong quý thầy cô giáo; Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm góp ý,
chia sẻ để công tác chủ nhiệm lớp của tôi ngày được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Quảng Trị, ngày 28 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Kí và ghi rõ họ tên)
Đào Thị Lài
.
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
11
Sáng kiến kinh nghiệm " Công tác chủ nhiệm lớp”
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
1. Nhận lớp, nắm tình hình học sinh.
Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp.
Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
Học sinh khuyết tật.
Học sinh cá biệt về đạo đức.
Học sinh yếu.
Học sinh có những năng lực đặc biệt.
2. Kế hoạch chủ nhiệm và bộ máy lớp.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra.
Xây dựng nề nếp lớp học, công tác tự quản của lớp.
3. Phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể.
Phối kết hợp với giáo viên bộ môn.
Phối hợp với Đội thiếu niên.
Phối kết hợp thường xuyên, chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
Đầu tư, tổ chức các phong trào trong nhà trường.
4. Tuyên dương.
Nêu gương và khen thưởng.
Và một số phương pháp khác.
Giáo viên: Đào Thị Lài - Trường Tiểu học Hướng Phùng
12