Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chuyên đề mĩ thuật một vài trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.47 KB, 9 trang )

Chuyên đề:
DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH

I. VẤN ĐỀ CHUNG:
Dạy - Học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học trong năm học này là thông qua các hoạt
động tạo hình để khơi nguồn và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có của trẻ em, tạo ra sự
hứng thú cho các em, sự cảm nhận khi đứng trước cái đẹp và cũng là điều kiện hướng
tới và hình thành thị hiếu thẫm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Hoạt
động giáo dục mỹ thuật còn góp phần đem lại những nhận thức mới, những niềm vui,
hứng thú và sáng tạo trong học tập, tạo tiền đề cho sự phát triển nhiều mặt cho học sinh.
Để đáp ứng hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu “giáo dục toàn diện cho học
sinh”; Năm học 2015 – 2016, Phòng Giáo dục - Đào tạo đã triển khai, chỉ đạo thực hiện
chương trình dạy - học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch. Mục tiêu chính của
chương trình dạy học mới này là truyền cảm hứng và sáng tạo cho học sinh:
- Lấy học sinh làm trung tâm.
- Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo.
- Kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế.
+ Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh;
+ Khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác;
+ Hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực Mĩ thuật;
+ Yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hằng
ngày.
Sau khi tập huấn, nhà trường cũng đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, mới lạ và hấp
dẫn, mặc dù thời gian học tập, trao đổi chưa nhiều. Khi trở về trường của mình tôi tiếp
tục nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch dạy học. Dựa trên những cơ sở lý thuyết
giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, tổ chức dạy học Mĩ thuật qua các quy trình hoạt động “
Vẽ biểu đạt”, “ Vẽ cùng nhau”, “ Vẽ theo nhạc ”, “ Tạo hình 3D từ các vật tìm được” và
“ Xây dựng cốt truyện” v.v…Từ đó, mặc dù mới được thực hiện với thời gian còn quá
ngắn chưa đủ để nói lên điều gì rộng hơn, thế nhưng tại chuyên đề này – nhà trường
cũng xin nêu vài vấn đề trải nghiệm trong việc dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp
Đan Mạch và xin được trao đổi, chia sẻ với quý thầy cô giáo và anh chị đồng nghiệp.


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THỰC HIỆN:
1. Về nội dung dạy học:
Trong nội dung chương trình mà chúng ta giảng dạy từ năm học 2014 – 2015 trở
về trước là cung cấp kiến thức, nâng cao kĩ năng và tư duy hình tượng, thực hiện theo
mẫu, thực hiện theo đề tài hoặc theo định hướng chủ đạo của giáo viên. Chính vì vậy,
các phương pháp dạy học này tập trung vào thực hành nâng cao kĩ năng, truyền đạt kiến
thức mĩ thuật… Các bài học được chia ra riêng lẻ theo từng dạng bài như vẽ theo mẫu,
vẽ trang trí, thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo dáng. Ưu điểm của phương pháp này là
truyền đạt, cập nhật kiến thức thẩm mĩ nhưng hạn chế là khả năng ứng dụng và sáng tạo
không cao. Các bài học kế tiếp nhau không có sự nối tiếp về nội dung, bài học thiếu sự
liên kết và khả năng vận dụng bài học trước vào bài học sau rất ít. Tuy nhiên, sau khi sử
dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới của Đan Mạch – dạy học theo quy trình
1


thì các bài học có liên quan đến nhau sẽ được liên kết lại, tạo sự nối tiếp giữa các bài,
bài học sau củng cố làm rõ hơn cho bài học trước, học sinh cũng từ đó phát triển được
suy nghĩ, nhận thức liên tục – kết nối qua mỗi bài, nhìn thấy ngay tính ứng dụng của bài
trước trong bài sau. Hơn nữa, với phương pháp Mĩ thuật mới, các hình thức hoạt động
mà học sinh tham gia được mở rộng; sự giao lưu, học tập, trải nghiệm và thể hiện của
học sinh chú trọng nhiều hơn, không bị hạn chế cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng hay rập
khuôn theo các khuôn mẫu đã được định sẵn nữa.
Ví dụ: Theo chủ đề dạy minh họa; Mĩ thuật khối lớp 4 có các bài: - Bài 1: Màu sắc
và cách pha màu - Bài 13: Vẽ trang trí đường diềm - Bài 17: Vẽ trang trí hình vuông Bài 21: Vẽ trang trí hình tròn. Những bài này kết hợp thành chủ đề: “Màu sắc trong
trang trí”. Qua đó học sinh có thể thấy tính ứng dụng của Bài 1: Màu sắc và cách pha
màu, để vận dụng cho các bài học tiếp theo. Để dạy tốt chủ đề này tôi vận dụng hai quy
trình: vẽ theo nhạc và vẽ cùng nhau. Các quy trình này giúp học sinh được thỏa sức thể
hiện cảm xúc của mình khi vừa nghe nhạc vừa vẽ tranh và học sinh được tham gia học
tập, giao lưu và trải nghiệm theo nhóm thông qua hoạt động vẽ cùng nhau.
2. Về phương pháp dạy học:

Điểm nổi bật của phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới là giáo
viên có thể chủ động theo từng nội dung mà kết hợp nhiều quy trinh trong một chủ đề
như: Vẽ biểu cảm, Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Xây dựng cốt truyện, Xây dựng câu
chuyện v.v…Với phương pháp dạy học Mĩ thuật mới, học sinh học tập hứng thú hơn,
ham thích hoạt động thể hiện rõ ở làm việc theo nhóm. Học sinh có năng khiếu thì được
bộc lộ hết khả năng của mình, học sôi nổi, hào hứng ,thỏa sức sáng tạo theo sự tưởng
tượng của mình.
Không những thế nó còn mang lại niềm vui cho các thầy cô giáo, những người
hằng ngày chứng kiến các em tìm thấy niềm vui, sự sáng tạo, lòng đam mê trong từng
sản phẩm do chính tay các em và bạn làm ra.
* Dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch có 7 qui trình, tôi xin trình bày 3 quy
trình hoạt động sau:
a. Hoạt động quy trình vẽ theo nhạc: Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi
cho học sinh, có thể làm cho các em năng động hơn, (có khi nhảy múa theo giai điệu,
tiết tấu). Trong quy trình dạy học mĩ thuật này, âm nhạc và mĩ thuật được kết hợp với
nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc trang trí . Việc
sử dụng nền nhạc trong các hoạt động mĩ thuật là rất quan trọng tạo không khí lớp học
vui vẻ, thân thiện, học sinh hứng thú hơn trong học tập.
Ví dụ: Trong hoạt động 1 của chủ đề “ Màu sắc trong trang trí “ Giáo viên cho học
sinh vừa nghe nhạc vừa vẽ tranh. Các em rất hứng thú và vui vẻ, có một số em nhảy
máu theo điệu nhạc.
Về phương pháp dạy học vẽ theo nhạc đối với học sinh tiểu học giáo viên có thể
chọn những bài hát quen thuộc có giai điệu, lời ca, tiết tấu phù hợp với từng lứa tuổi và
nội dung chủ đề để học sinh nghe và bước đầu cảm nhận. Thông qua quy trình dạy học
mĩ thuật này học sinh sẽ học được cách: Lắng nghe và vận động, di chuyển theo giai
điệu của âm nhạc , chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét từ sự hứng
khởi, phát triển trí tưởng tượng trong quá trình tạo ra sản phẩm, sáng tạo những sản
2



phẩm mới từ bức tranh nhiều màu sắc được tạo ra theo giai điệu của âm nhạc và biết
chọn lọc và sử dụng hình ảnh từ bức tranh lớn để trang trí,
Ví dụ: Trong hoạt động 2 của chủ đề: Màu sắc trong trang trí. Mỗi học sinh dùng một
khung giấy theo các hình tùy ý được trổ từ khổ giấy A4 và dịch chuyển trên bức tranh
lớn mà các em vừa vẽ theo nhạc để tìm kiếm phần màu sắc, đường nét và hình ảnh mình
thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó trên bức tranh. Một số em học sinh đã tưởng
tượng và lần lượt kể trước lớp về câu chuyện trong bức tranh mình đã lựa chọn.
b. Hoạt động quy trình vẽ cùng nhau: Hoạt động này học sinh làm việc theo
nhóm tạo ra sản phẩm, hình thành cho các em khả năng làm việc cùng nhau phát huy
thêm những kĩ năng sống cho học sinh. Giúp học sinh khám phá ra năng lực của bản
thân mình và niềm vui khi tạo ra sản phẩm đặc sắc thông qua hoạt động vẽ cùng nhau.
Qua hoạt động này học sinh sẽ phát triển được khả năng nhận biết và phân biệt được đặc
điểm và đặc tính của các loại vật liệu vẽ khác nhau như: bút chì, bút dạ và sáp màu…vv.
Hợp tác hoạt động theo nhóm, cặp tạo ra những câu chuyện phù hợp với chủ đề bài học.
Hiểu được ý nghĩa của việc làm theo nhóm và câu chuyện của chính các em và các bạn
tạo ra.
Ví dụ: Trong hoạt động 4 của chủ đề: Màu sắc trong trang trí. Học sinh được làm việc
theo nhóm để tạo ra những sản phẩm như: Biển báo ATGT, hình tròn kỳ diệu, v.v… từ
những đồ dùng phế thải như đĩa CD, nắp lọ...Qua đó học sinh thấy được việc làm của
mình để bảo vệ môi trường làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
c. Hoạt động quy trình vẽ biểu đạt: Học sinh quan sát thật tập trung, khi vẽ chủ
yếu sử dụng sự kết hợp mắt và tay, ghi nhớ mẫu và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên
giấy, các em cố gắng không nhìn vào giấy khi vẽ. Những bức tranh tạo sự ấn tượng và
đôi khi rất hài hước cho học sinh, thậm chí có bức chân dung còn chỉ nhận ra những bộ
phận cơ thể như mắt, tóc, và kính, làm không khí lớp học vui vẻ hơn. Cách thông
thường học sinh dùng là vẽ khuôn mặt vì khi vẽ, khả năng quan sát của các em được
nâng cao. Qua hoạt động mĩ thuật này học sinh sẽ phát triển khả năng làm việc tập
trung, phát triển một cách thức khác của vẽ quan sát, nhận biết được cách sử dụng màu
tự nhiên, so sánh các tác phẩm tự nhiên và ấn tượng.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ CHƯA ĐƯỢC QUA THỰC NGHIỆM

DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH
1. Những vấn đề đã làm được:
a. Về nội dung:
- Các bài học được sắp xếp lại theo các chủ đề giúp học sinh dễ tiếp cận và có cơ
hội học tập sâu hơn.
- Nội dung chương trình được liên kết lại từ dễ đến khó, tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh làm việc mà không phải gặp nhiều khó khăn.
b. Về phương pháp:
- Chủ động theo từng nội dung mà kết hợp những quy trình trong một chủ đề.
- Qua các hoạt động quy trình, học sinh được trải nghiệm, giao lưu và học tập,
ham thích và hứng thú hơn trong học tập.
c. Về học sinh:
- Có cơ hội cùng nhau phát triển.
3


- Tạo niềm vui trong học tập
- Kích thích sự tìm tòi, phát huy trí lực để làm ra sản phẩm.
- Hình thành cho các em khả năng làm việc cùng nhau.
- Phát huy thêm những kĩ năng sống cho học sinh.
d. Về giáo viên:
- Chủ động trong từng giờ học.
- Biết cách lập kế hoạch, tổ chức dạy học mĩ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo
phù hợp với đối tượng học sinh, cơ sở vật chất tại địa phương.
2. Những vấn đề chưa làm được:
a. Về nội dung:
- Đây là năm học đầu tiên áp dụng phương pháp dạy học đổi mới của Đan Mạch
nên học sinh các khối lớp 1, 2 chưa nắm được nội dung chương trình, khó tiếp cận và
thực nghiệm với chương trình mới.
b. Về phương pháp:

- Còn bở ngỡ trong từng phương pháp mà giáo viên muốn kết hợp.
- Qua các hoạt động của quy trình, giáo viên chưa được tập huấn kĩ nên việc áp
dụng còn hạn chế
c. Về học sinh:
- Vẫn còn thói quen vẽ theo phương pháp dạy học trước đây.
- Chưa thích nghi với phương pháp dạy học mới.
d. Về giáo viên:
- Công tác soạn giảng chưa thành thạo nên gặp nhiều khó khăn trong việc lên kế
hoạch cho từng hoạt động.
* Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dạy học theo
phương pháp này:
- Điều kiện cơ sở vật chất: Trường Tiểu học Đoàn Nghiên hiện nay chưa có
phòng học Mĩ thuật riêng. Đây là điều khó khăn trong việc thực hiện dạy học theo
phương pháp mới này .
Ví dụ như phương pháp vẽ theo nhạc, hoạt động đầu tiên là học sinh nghe nhạc và
di chuyển đồng thời vẽ theo nhịp nhạc mà học sinh cảm nhận. Tuy nhiên lớp học đông
khiến cho việc chia nhóm thực hiện đã khó, khi thực hiện hoạt động còn khó hơn vì các
em không đủ không gian để thỏa sức vung tay theo nhạc.
- Các điều kiện phục vụ dạy học chưa đảm bảo.
- Chưa có sách về PPDH mới nên các trường còn gặp khó khăn khi thực hiện.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT TRONG THỜI GIAN ĐẾN:
1. Đối với Phòng GD-ĐT và Nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức chuyên đề để học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo
viên mĩ thuật với nhau.
- Đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học như phòng học không gian đủ rộng.
- Trang bị bổ sung những đồ dùng dạy học theo phương pháp Đan Mạch.
- Cung cấp các loại sách, tài liệu hướng dẫn, tư liệu liên quan đến phương pháp
dạy học mới này.
2. Đối với giáo viên:
4



- Tăng cường công tác soạn giảng theo phương pháp mới một cách có hiệu quả,
tham khảo các giáo trình sư phạm mĩ thuật.
- Tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho tiết dạy.
- Ngoài những trải nghiệm trên, người giáo viên phải thường xuyên dự giờ để học
tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham gia tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng mĩ thuật do
ngành tổ chức.
- GV cũng cần tìm hiểu thêm nhiều tư liệu để nâng cao kiến thức để có thể linh hoạt
xây dựng bài học và nhận biết sự phát triển của trẻ thông qua các hoạt động tiếp nhận
thẩm mĩ, từ đó có hướng điều chỉnh hợp lí, phù hợp với học sinh.
- Hiện tại, ngoài tài liệu hướng dẫn dạy học theo phương pháp Đan Mạch dành cho
Giáo viên thì vẫn chưa có nhiều tư liệu về PPDH mới nên các giáo viên Mĩ thuật có thể
cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy và giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện trong
công tác giảng dạy môn Mĩ thuật.
V. KẾT LUẬN CHUNG:
1. Qua quá trình tập huấn và tổ chức dạy học, nhà trường đã trải nghiệm và nhận
thấy tính ưu việt của dự án dạy học theo phương pháp Đan Mạch là xác định các
phương pháp giảng dạy mới và lấy học sinh làm trung tâm, đồng thời xây dựng quy
trình tương tác và tích hợp các dạng bài cho từng nội dung học tập.
2. Học sinh ham thích và hứng thú trong học tập. Nếu có điều kiện về không gian
dạy học đảm bảo thì hiệu quả sẽ tốt hơn,
Trên đây là những trải nghiệm trong quá trình thực hiện giảng dạy của giáo viên và
học tập của học sinh đối với môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch. Tôi xin trao
đổi và chia sẻ cùng các quý thầy cô giáo và anh chị đồng nghiệp.
Như đã nói trên, thời gian trải nghiệm qua phương pháp dạy học mới còn quá ngắn,
có lẽ sẽ mắc nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để xây
dựng và thực hiện giảng dạy môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch trong năm học
2018 – 2019 đạt hiệu quả cao.
Quỳnh Hoa, ngày 15 tháng 8 năm 2018

Người viết

Hồ Thị Yến

NGÀY DẠY: 14/10/2015.
5


LỚP DẠY: 4A
CHỦ ĐỀ: MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
Thời lượng: 5 tiết (Bài 1; 13; 17; 21; 24)
I. MỤC TIÊU.
- Hs có hiểu biết khái quát về màu cơ bản và cách pha màu.
- Hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong đường diềm, hình tròn, hình
vuông.
- Trang trí được hình tròn, đường diềm, hình vuông đơn giản.
- HS có hiểu biết về kiểu biết về kiểu chữ nét đều, vận dụng được vào thực tế khi
trưng bày kết quả học tập hoặc cần kẻ chữ.
II. CHUẨN BỊ.
*Giáo viên: - Giấy A2, hoặc A3.
- Bản nhạc, bài hát thiếu nhi từ nhẹ nhàng đến sôi động.
- Loa, đài,….
- Một số sản phẩm vẽ theo nhạc của HS
*Học sinh: - Giấy A4, chì, màu vẽ, kéo, keo dán,….
- Màu sáp, bút dạ, màu nước,….
- Một số đồ vật có dạng hình vuông, tròn, đồ vật có trang trí đường
diềm,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU VỀ MÀU SẮC ( vẽ theo nhạc )
Giáo viên

Học sinh
1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
- Hs báo cáo sĩ số.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm
- HS chia nhóm.
- Để đồ dùng học tập lên bàn.
- Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ học tập.
2/ Bài mới:
- Hs lắng nghe, quan sát.
- Giới thiệu chủ đề.
*Nghe nhạc vẽ theo giai điệu:
- Hs lắng nghe, quan sát.
- Gv giới thiệu hình thức vẽ theo nhạc.
- Giáo viên bật nhạc nhẹ nhàng cho học - Hs lắng nghe và cảm nhận giai điệu
sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát.
của âm nhạc.
- Yêu cầu Hs vừa nghe nhạc vừa đi vòng - Bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy
quanh vừa vẽ vừa nhảy theo giai điệu bài từ ba màu cơ bản: Đỏ, vàng và xanh
lam, và vẽ những nét màu theo thứ tự
hát.
các màu từ nhạt đến đậm. Có thể cầm 23 màu để vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày - Hs đại diện nhóm trưng bày bức tranh.
bức tranh mình vừa tạo.
- Thích thú và vui vẻ.…
- Em có cảm nhận gì trong quá trình vẽ
tranh theo nhạc?
- Hs quan sát, thưởng thức các bức
6



- Gv tổ chức Hs quan sát và thưởng thức tranh, suy nghĩ, đưa ra những nhận xét
tranh của các nhóm và đặt câu hỏi:
và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vẽ
tranh theo nhạc.
- Thuyền, cá, bông hoa, con vật,…
- Trong khi quan sát bức tranh em liên
tưởng đến hình ảnh nào?
- Hs trả lời.
- Các em nghĩ như thế khi vẽ tranh tập thể? - Nhiều màu sắc, …
- Em thích điều gì trong những bức tranh
đó?
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Giáo viên có thể tập trung vào màu sắc và
lần lượt giới thiệu về một số màu mới
- Hs quan sát, ghi nhớ.
như màu da cam, xanh lá cây, tím.
- Từ những mảng màu trên khổ giấy lớn đó
Gv gợi ý để Hs nhận ra màu sáng, tối, màu
nóng, lạnh, màu bổ túc, tương phản,….
3/ Củng cố dặn dò.
Trò chơi : “Kết bạn theo nhóm màu”
- Hs tham gia trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi.
- Nhận xét tuyên dương.
- Hs trả lời.
+Gam màu nóng gồm những màu nào?
+Gam màu lạnh gồm những màu nào?
- Hs lắng nghe.
- Gợi ý cho hoạt động tiếp theo

Hoạt động 2: LỰA CHỌN HÌNH ẢNH TRONG THẾ GIỚI TƯỞNG TƯỢNG
( sáng tạo câu chuyện )
Giáo viên
Học sinh
* Thảo luận lựa chọn hình ảnh.
- Giáo viên gợi ý cho Hs sáng tạo câu - Hs lắng nghe.
chuyện từ thế giới tưởng tượng để bắt đầu
qui trình. Mỗi Hs có thể chọn lựa được một
phần tranh của mình trong bức tranh lớn và
xây dựng được câu chuyện
- Gv hướng dẫn Hs cắt từ giấy A4 thành -Hs quan sát và thực hành, tạo một
một khung tranh di động và dịch chuyển khung tranh và duy chuyển trên bức
trên bức tranh lớn để tìm phần màu sắc, tranh lớn đê tìm hình ảnh mà mình thích
đường nét mà mình thích rồi dán khung vào nhất.
vị trí đó
- Gv gợi ý để Hs tưởng tượng ra một câu - Hs kể theo tưởng tượng và lần lượt
chuyện trong bức tranh mình đã lựa chọn. chia sẻ câu chuyện của từng em .
Mỗi thành viên tham gia lần lượt trình bày
chia sẻ câu chuyện của mình trước lớp.
GV nên đưa ra những câu hỏi gợi ý giúp
HS phát triển trí tưởng tượng về câu chuyện
7


Nhận xét: GV và HS cùng nhận xét và đánh - Hs cùng nhận xét.
giá về các câu chuyện.
- Gợi ý cho hoạt động tiếp theo.
- Hs lắng nghe.
Hoạt động 3: TẠO HÌNH VÀ TRANG TRÍ BƯU THIẾP ( vẽ cá nhân )
Giáo viên

Học sinh
- Cho Hs quan sát một số hình ảnh bưu thiếp - Hs quan sát hình ảnh.
đẹp và dễ thương.
- Hướng dẫn Hs chọn tấm bìa cứng và tạo - Hs lắng nghe và quan sát.
hình bưu thiếp theo khuôn khổ tự do.
- Cắt những hình ảnh và họa tiết từ bức tranh
các em vẽ theo nhạc dán vào tấm bưu thiếp
mà các em đã tạo hình.
- Kẽ chữ lên bưu thiếp với nội dung các em
đã chọn.
- GV thực hành minh họa cho Hs quan sát.
- Hs quan sát và ghi nhớ cách làm
- Cho Hs thực hành: Hướng dẫn và hỗ trợ
các em trang trí bưu thiếp của mình phần - Hs thực hiện tạo hình bưu thiếp, trang
màu sắc đã chọn. Hỗ trợ HS gặp khó khăn trí và kẽ chữ với nhiều nội dung “ chúc
trong sử dụng chất liệu, trang trí và kẻ chữ.
mừng năm mới “, “ chúc mừng sinh nhật
“...vv.
- Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm
- Hs trưng bày và chia sẻ cảm nhận khi
xem tác phẩm của các bạn hoặc của
mình, chọn những tác phẩm mình thích
và những tác phẩm ngô nghĩnh, dễ
thương.
- Gợi ý cho hoạt động tiếp theo.
-Hs lắng nghe.
Hoạt đông 4: HÌNH TRÒN KỲ DIỆU ( vẽ cùng nhau )
Giáo vên
Học sinh
- GV gợi ý HS quan sát đồ vật có dạng hình - HS quan sát đồ vật, thảo luận với bạn

tròn được trang trí như đĩa, khăn trải bàn, và nhận biết:
thảm…
+ Trang trí làm cho đồ như thế nào?

+ Đồ vật được trang trí sẽ đẹp hơn

+ Trang trí ứng dụng khác với trang trí cơ + Trang trí ứng dụng là trang trí tự do,
bản ở chỗ nào?

các họa tiết có thể không sắp xếp đăng
đối, màu sắc mạnh mẽ hoặc nhẹ nhàng,
không theo quy luật nhất định.

- GV gợi ý cách trang trí:

- HS quan sát và thảo luận tìm ra cách
8


+ Có thể cắt hình ảnh, họa tiết trong bức trang trí hình tròn cho nhóm mình.
tranh vẽ theo nhạc trang trí lên đĩa CD phế
liệu.
+ Trang trí lên nắp lọ kẹo…
+ Trang trí tự do, chọn cách vẽ phù hợp
- GV hướng dẫn HS thực hành.

- HS hợp tác với bạn để trang trí một
hình tròn.

+ GV gợi ý HS sẽ sử dụng hình tròn trang trí + HS tìm ra cách sử dụng hình tròn trang

đó làm gì tiếp.

trí, có thể tiếp tục hình thành tranh chủ
đề ATGT, làm các bánh xe, biển báo…
- HS trưng bày sản phẩm, nói cho bạn

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm:

nghe về sản phẩm của nhóm mình. Chất

+ Gợi ý HS trình bầy về sản phẩm của nhóm liệu, ý tưởng…
mình.

- HS nhận thấy được từ phế liệu bỏ đi có

- GV giáo dục môi trường cho HS

thể sử dụng làm những vật trang trí cho
cuộc sống đẹp hơn.

* Củng cố.
- Các em học được gì trong chủ đề vừa qua?
- Mục tiêu của chúng ta là gì?

- Hs trả lời:
+ Nghe cảm thụ âm nhạc vẽ màu và tạo
ra những sản phẩm trang trí theo ý thích,

+ Hs trả lời


- Chúng ta có đạt được mục tiêu không?
- Hs nghe về chuẩn bị
* Dặn dò.
Chuẩn bị: Chì, tẩy, màu vẽ, keo khô, băng
dính, giấy A4, A0, kéo, đất nặn…Cho chủ đề
tiếp theo: Chúng em và thế giới động vật.

9



×