Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận cao học vai trò của luật bảo hiểm xã hội đối với an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.7 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU

Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, điều đó đã mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn
diện của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng
của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH)
đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực
vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Ở mỗi quốc gia, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, trình độ kinh tế - xã hội
khác nhau mà xây dựng một hệ thống an sinh xã hội có phạm vi đối tượng
tham gia và hưởng thụ khác nhau. Ở nước ta, BHXH là một chính sách xã hội
lớn của Đảng và Nhà nước, được quy định trong Hiến pháp, trong các văn
kiện Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện nhằm từng bước mở
rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người
lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, gặp rủi ro hoặc
các khó khăn khác.
Đặc biệt, sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội đã thể chế hóa được quan
điểm của Đảng đối với vấn đề an sinh xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực
của luật Bảo hiểm xã hội mang lại thì sự tác động của luật này đối với an sinh
xã hội của đất nước vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế.
Xuất phát từ thực tiễn vai trò của pháp luật nói chung, luật Bảo hiểm xã
hội nói riêng đối với an sinh xã hội, em lựa chọn vấn đề “Vai trò của luật
Bảo hiểm xã hội đối với an sinh xã hội ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận
kết thúc môn học Pháp luật với quản lý xã hội.
1


2



Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI
VỚI AN SINH XÃ HỘI
1.1.

An sinh xã hội
Khái niệm an sinh xã hội (từ quen gọi theo nghĩa Hán - Việt và nếu
dịch từ tiếng Anh hoặc tiếng Đức “Social security - soziale Sicherung” là bảo
đảm xã hội hay an toàn xã hội) có thể hiểu một cách chung nhất là sự bảo vệ
của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt các biện pháp
công cộng, khắc phục sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm
đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và chăm
sóc gia đình có con nhỏ.
Căn cứ bản chất của an sinh xã hội cũng như phạm vi hoạt động của
lĩnh vực này trong nhiều năm qua ở Việt Nam, có thể thấy hệ thống an sinh xã
hội bao gồm 3 hệ thống cấu thành sau:
Một là, hệ thống ưu đãi xã hội
Hệ thống này hoàn toàn dựa vào các chế độ phúc lợi từ ngân sách nhà
nước. Người nhận được các quyền lợi này do Nhà nước quy định và không
đòi hỏi sự đóng góp hay điều kiện vật chất đối lại, mà dựa vào sự cống hiến
của họ đối với đất nước như chiến đấu dũng cảm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an
ninh, trật tự xã hội, phòng, chống tội phạm... ở nước ta, chính sách thương
binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là chính sách ưu đãi xã hội, luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm, có ý nghĩa chính trị - xã hội và nhân văn
sâu sắc. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã góp phần chăm

3



lo, cải thiện đời sống của hàng triệu người, góp phần ổn định chính trị - xã hội
và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Hai là, hệ thống bảo trợ xã hội
Hệ thống này cũng dựa vào nguồn ngân sách nhà nước là chính. Đây
cũng là một kênh phân phối lại thu nhập quốc dân cho từng nhóm đối tượng
gắn với những điều kiện nhất định hoặc trong những trường hợp cấp bách
nhất định những khoản trợ giúp hoặc hỗ trợ bằng hiện vật và bằng tiền, không
xem xét đến sự đóng góp trước đó mà chỉ cần kiểm tra về những khó khăn và
nhu cầu thiết yếu của người gặp rủi ro khi bản thân họ không tự lo được cuộc
sống tối thiểu hay sức lực của họ không thể vượt qua những rủi ro đó. Bảo trợ
xã hội được coi là “lưới đỡ cuối cùng” trong hệ thống mạng lưới an sinh xã
hội. Hoạt động bảo trợ xã hội trong những năm gần đây đã thực hiện tốt hai
chức năng cơ bản: cứu trợ và trợ giúp phát triển.
Nguồn tài chính của hệ thống này rất đa dạng và phong phú, ngoài
nguồn chính từ ngân sách nhà nước, còn huy động từ sự đóng góp, quyên góp
của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức... thể hiện truyền thống đoàn kết
tương thân, tương ái của dân tộc ta.
Ba là, hệ thống bảo hiểm xã hội
Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm quyền lợi cho người lao động
trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo
phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ BHXH mới được
quyền lợi BHXH. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng
lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: nguyên tắc đoàn kết tương trợ
chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn

4



lao động và bệnh nghề nghiệp...), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng
có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí,
tử tuất).
1.2.

Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm xã hội
a) Bảo hiểm xã hội
Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc
chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm xã hội có những đặc điểm sau:
- Dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia
bảo hiểm.
- Đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp BHXH để tạo nên
một quỹ chung. Quỹ này chỉ được sử dụng để chi trả các trợ cấp BHXH và
cho các hoạt động về BHXH.
- Các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các sự kiện và các “rủi
ro xã hội” được bảo hiểm và đủ điều kiện để hưởng theo quy định.
- Nguồn quỹ được hình thành chủ yếu từ các mức đóng góp của người
tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động,
với một phần tham gia của Nhà nước và các nguồn khác như tiền phạt đối với
chủ lao động chậm nộp BHXH, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng

quỹ BHXH và các khoản thu khác có liên quan.
- Đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ đối với những hệ
thống mới hình thành.
- Phần chưa sử dụng đến của Quỹ được đầu tư để kiếm lợi nhuận theo quy định
của pháp luật BHXH
- Các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các hồ sơ đóng góp không liên quan đến

tài sản của người hưởng BHXH.
- Các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập hoặc tiền lương của
người lao động
- Các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập hoặc tiền lương
của người lao động.

5


b) Luật Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, luôn được
ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Để tổ
chức thực hiện chính sách này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật, đặc biệt với sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội (được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông
qua ngày 29/6/2006) đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp
lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, pháp
điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách bảo hiểm xã hội
phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động,
bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Sau 7 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn
thi hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần thực hiện
mục tiêu chính sách an sinh xã hội của nhà nước.
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIII
thông qua tại Kỳ họp thứ Tám ngày 20/11/2014, gồm 09 Chương, 125 Điều,
quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người
lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
BHXH, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao

động; cơ quan BHXH; Quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà
nước về BHXH.
Điểm đáng lưu ý Luật BHXH (sửa đổi) có những nội dung mới cần
quan tâm như sau:
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH

6


Luật BHXH (sửa đổi) lần này mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc gồm: người lao động có hợp đồng lao động 01-03 tháng, người lao động
là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động
được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc
theo quy định của Chính phủ và người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn. Luật hóa một số nhóm đối tượng đã được thực hiện theo các
quy định hiện hành: học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được
hưởng sinh hoạt phí; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành
hợp tác xã có hưởng tiền lương
Chế độ thai sản
Bổ sung quy định lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường và 7 ngày làm
việc đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, đẻ dưới 32 tuần tuổi; 10
ngày nếu sinh đôi và thên 3 ngày/01con nếu sinh 3 trở lên; 14 ngày nếu sinh 2
trở lên mà phải phẫu thuật; sửa đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản trong
trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng nhưng vì lý
do thai không bình thường phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đảm bảo điều kiện đóng
BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; sửa
đổi thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con
nuôi dưới 6 tháng tuổi, bổ sung trường hợp lao động nam nhận nuôi con nuôi

dưới 6 tháng tuổi được hưởng BHXH giống như lao động nữ nhận nuôi con
nuôi dưới 6 tháng tuổi; sửa đổi quy định trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia
BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con
thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
đối với thời gian còn lại của người mẹ; trường hợp mẹ đóng BHXH bắt buộc
nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH theo quy định mà chết thì cha hoặc
người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi

7


con đủ 6 tháng tuổi; bổ sung quy định trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH
mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không có đủ sức
khỏe để chăm sóc con có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo
thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi
con đủ 6 tháng tuổi; bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH khi vợ
sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi
con; tăng thêm 01 tháng cho thời gian lao động nữ nghỉ thai sản trong trường
hợp con chết sau khi sinh; bổ sung quy định chế độ thai sản của lao động nữ
mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình sửa đổi.
Chế độ hưu trí
Về chế độ hưu trí, bổ sung quy định Lao động nữ là người hoạt động
chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo
hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH
và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương. Đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi:
Quy định lộ trình tăng tuổi hưởng lương hưu đối với nhóm bị suy giảm khả
năng lao động như sau: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ
đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện
hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định. Sau đó

mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi thì nam đủ 55 tuổi và
nữ đủ 50 tuổi, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng
lương hưu với mức thấp hơn.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi,
có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu
trước tuổi quy định.
Luật BHXH (sửa đổi) điều chỉnh dần mức lương hưu hằng tháng theo
hướng tăng dần số năm đóng. Những trường hợp nghỉ hưu trước 01/01/2018
cách tính hưởng vẫn như Luật BHXH hiện hành. Để hưởng lương hưu ở mức
8


tối đa 75%, lao động nữ nghỉ hưu năm 2018 trở đi phải tham gia đóng BHXH
30 năm, lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi phải đóng BHXH 35
năm. Về cách tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu,
trợ cấp một lần, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền
lương này, bắt đầu tham gia đóng BHXH từ 01/01/2025 trở đi thì bình quân
của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung
Bổ sung Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách BHXH mang tính chất
tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc,
có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng
lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy
thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Các chế độ bảo hiểm
hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định (đây là chính sách mới trên cơ sở vừa
nghiên cứu vừa tổ chức thực hiện sẽ có rất nhiều vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải
giải quyết trong thời gian tới)
BHXH tự nguyện

Đối với BHXH tự nguyện bỏ quy định tuổi trần tham gia BHXH tự
nguyện, bỏ quy định mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng
mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) để phù hợp với khả năng
tham gia của người dân, quy định người tham gia có thể lựa chọn phương
thức đóng BHXH tự nguyện một cách linh hoạt ngoài các phương thức đã quy
định lần này cho phép có thể đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc một lần
cho những năm còn thiếu để hưởng chế độ BHXH tự nguyện. Căn cứ vào
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng
thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính
sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
1.3.

Vai trò của luật Bảo hiểm xã hội đối với An sinh xã hội
9


Thứ nhất, đối tượng của BHXH rất rộng: là những người được điều
chỉnh bởi pháp luật BHXH và bao gồm những người tham gia đóng góp cho
quỹ BHXH và những người thụ hưởng BHXH. Thông thường người tham gia
BHXH gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một
số trường hợp. Ngoài bên tham gia BHXH, trong BHXH còn có bên được bảo
hiểm và bên nhận bảo hiểm. Bên được bảo hiểm chính là những người lao
động khi tham gia bảo hiểm và thân nhân của họ theo luật định. Bên nhận bảo
hiểm là những tổ chức BHXH chuyên trách do Nhà nước lập ra hoặc tùy theo
điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi nước, có thể do các tổ chức lập
ra theo quy định của pháp luật, để thực hiện chính sách BHXH (quản lý quỹ
BHXH, chi trả các trợ cấp BHXH...). Chính vì đối tượng của BHXH rất rộng
như vậy, nên những tác động (tích cực hoặc tiêu cực) của hệ thống BHXH sẽ
tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến hệ thống ASXH, thậm chí đến toàn bộ
xã hội. Số lượng người lao động tham gia BHXH càng nhiều thì lượng dân cư

được bảo vệ càng tăng lên. BHXH không chỉ là nguyện vọng của một tầng
lớp xã hội; sự bảo vệ cần phải đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người lao động
nếu họ là công dân của quốc gia như là quyền của con người. Với tư cách là
một trong những chính sách xã hội của Nhà nước, chính sách BHXH góp
phần trợ giúp cho cá nhân những người lao động gặp phải rủi ro, bất hạnh,
khắc phục những khó khăn bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế,
những điều kiện lao động thuận lợi... giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm lao
động sản xuất, tạo nền tảng cơ bản cho một xã hội phát triển bền vững.
Thứ hai, ảnh hưởng của các chế độ BHXH đối với đời sống của bộ
phận lớn dân cư: các chế độ BHXH là những quy định của pháp luật về các
điều kiện được hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng BHXH về một trường hợp
BHXH cụ thể. Tùy theo điều kiện của mỗi nước trong mỗi giai đoạn cụ thể,
có thể có các chế độ BHXH khác nhau. Trong công ước 102 của ILO, có quy
định 9 chế độ BHXH. Những chế độ BHXH được nhiều nước thực hiện là chế
độ hưu trí (còn gọi là BHXH tuổi già), chế độ bảo hiểm ốm đau; chế độ bảo
10


hiểm thai sản đối với lao động nữ; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động... Như
vậy, các chế độ BHXH được thiết kế tạo ra mức độ thụ hưởng khác nhau đối
với các nhóm lao động trong một quốc gia. Chẳng hạn ở những nước không
có chế độ bảo hiểm thất nghiệp, một bộ phận người lao động sẽ bị thiệt thòi,
không được bảo vệ khi không may bị thất nghiệp (ví dụ ở nước ta trước đây).
Điều này đã ảnh hưởng đến ASXH nói chung. Ngược lại, ở những quốc gia có
nhiều chế độ BHXH, người lao động nói riêng và người dân nói chung được
bảo vệ tốt hơn, nên ASXH được đảm bảo hơn.
Thứ ba, quỹ BHXH góp phần ổn định tài chính vĩ mô và là một trong
các nguồn lực để thực hiện chính sách ASXH của Chính phủ. Tính cơ bản,
tính ổn định của BHXH trong hệ thống ASXH thể hiện thông qua vấn đề tài
chính để thực thi các chính sách của hệ thống này. Như đã nêu, quỹ tài chính

BHXH được hình thành từ các nguồn đóng góp BHXH và các nguồn thu
khác. Mặc dù mục tiêu của quỹ BHXH là để chi trả các chế độ BHXH, nhưng
do tính đặc thù của BHXH là có độ trễ giữa thu và chi BHXH, nên một phần
quỹ được nhàn rỗi tương đối. Phần nhàn rỗi này của Quỹ BHXH được đầu tư
vào một số lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế xã
hội. BHXH càng hoạt động tốt, quỹ BHXH càng phát triển sẽ góp phần rất to
lớn vào việc ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời sẽ
tạo ra sự vững mạnh của nền tài chính quốc gia. Xét về tổng thể, quỹ BHXH
tạo ra nguồn cung dồi dào và ổn dịnh cho thị trường tài chính; tạo điều kiện
ổn định nền tài chính quốc gia và cuối cùng là góp phần làm cho ASXH được
đảm bảo hơn. Mặt khác, khi tham gia vào dòng tài chính quốc gia, quỹ BHXH
góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, góp
phần quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, từ đó
góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của đất nước, góp phần tăng thu
nhập cá nhân cho người lao động nói riêng và tăng thu quốc dân nói chung.

11


Chương 2
THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
2.1. Mặt tích cực
Thứ nhất, nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và xã
hội về bảo hiểm xã hội đã có những chuyển biến tích cực;
Thứ hai, Luật Bảo hiểm xã hội đã tạo điều kiện để mọi người lao động
đều có thể tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội với việc bổ sung thêm hình
thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tăng:
Năm 2006 mới có 6,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đến
hết năm 2013 đã có hơn 10,89 triệu người (tăng 1,6 lần). Năm 2008 là năm

đầu tiên triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện có 6.110 người tham gia, đến
hết năm 2013 đã có 173.584 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Thứ ba, các chế độ bảo hiểm xã hội được thiết kế phù hợp hơn, bảo
đảm tốt hơn nguyên tắc đóng - hưởng, đã góp phần ổn định đời sống của
người lao động trong quá trình làm việc và khi hết tuổi lao động;
Thứ tư, việc giải quyết chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người
lao động đã bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật hơn; quản
lý chặt chẽ các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng; hình
thức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ngày càng được cải tiến, hoàn
thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội khi thụ
hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;
2.2. Mặt hạn chế
Thứ nhất, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn chậm,
đặc biệt là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Số người tham gia
bảo hiểm xã hội còn thấp (hiện tại mới chiếm khoảng 20% lực lượng lao
động). Bảo hiểm xã hội tự nguyện mặc dù có đối tượng thuộc diện tham gia
rộng, tuy nhiên trên thực tế thì số người tham mới chỉ chiếm khoảng 0,3% số
12


đối tượng thuộc diện tham gia. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do một
số chính sách chưa thật sự hấp dẫn, chưa có cơ chế để khuyến khích người lao
động tham gia, công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức để mở
rộng đối tượng tham gia còn chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ hai, tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội xảy ra còn
khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm trên 70% tổng số nợ), làm ảnh hưởng
đến nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội và quyền lợi của người lao động. Một
trong những nguyên nhân của tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội
nêu trên là do Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định lãi chậm đóng bằng

mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm, trong
khi đó mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội thường thấp
hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các ngân hàng. Mặt khác, mức phạt
tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định
còn thấp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cố tình nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm
xã hội và chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, một số quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành không
còn phù hợp với thực tế, bộc lộ những hạn chế, bất cập, cụ thể như sau:
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: Một số quy định trong pháp luật về
bảo hiểm xã hội hiện hành còn chưa phù hợp, như quy định về điều kiện
hưởng lương hưu, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ chưa tạo sự bình đẳng và
tạo điều kiện để lao động nữ có thể tiếp tục làm việc và nâng cao mức thu
nhập. Quy định cho phép người lao động có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã
hội nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần chưa phù hợp với mục tiêu của bảo
hiểm xã hội là nhằm bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao
động. Quy định về tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ
tính hưởng bảo hiểm xã hội còn có sự khác biệt giữa khu vực hành chính, sự
nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp
ngoài nhà nước. Quy định về trợ cấp tuất hàng tháng và một lần hiện nay còn
13


có sự chênh lệch lớn, một số trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng
tháng bị thiệt thòi hơn rất nhiều so với việc hưởng trợ cấp tuất một lần.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện hiện quy định còn khá cao so với đại bộ phận người dân ở khu vực
nông thôn và lao động tự do có thu nhập hàng tháng thấp và không ổn định.
Nhóm đối tượng người lao động từ 45 tuổi trở lên đối với nam và từ 40 tuổi
trở lên đối với nữ không thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được
hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu, do họ không thể đóng góp bảo hiểm

xã hội tự nguyện đủ 20 năm theo phương thức hàng tháng hoặc hàng quý hoặc
6 tháng một lần mà Luật bảo hiểm xã hội quy định.
Việc quy định quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện độc lập với quỹ hưu trí
và tử tuất trong quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc gây nên khó khăn cho cơ quan
bảo hiểm xã hội khi giải quyết chế độ cho những người nghỉ hưu vừa có thời
gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện.
Thứ tư, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội hiệu quả
chưa cao, lãi thu được từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội
chưa bảo tồn được giá trị của quỹ, lãi suất đầu tư luôn ở dưới chỉ số tăng giá
tiêu dùng (CPI) (lãi suất đầu tư bình quân của giai đoạn 2007 - 2012 chỉ
khoảng 9,5%/năm, trong khi CPI bình quân là 13,2%/năm, tỷ lệ điều chỉnh
lương hưu bình quân là 15,2%/năm). Một trong những nguyên nhân của hiệu
quả đầu tư quỹ chưa cao là do hình thức đầu tư được quy định trong luật chưa
thật đa dạng, đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư của cơ quan bảo hiểm xã hội
chưa chuyên nghiệp.
Thứ năm, quy định về chi phí quản lý của tổ chức bảo hiểm xã hội còn
chưa phù hợp: Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định tổ chức bảo hiểm xã
hội là tổ chức sự nghiệp nhưng lại quy định chi phí quản lý của tổ chức bảo
hiểm xã hội bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.

14


Thứ sáu, quy định về thủ tục, hồ sơ tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội còn chưa thật thuận tiện, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý bảo hiểm xã hội còn hạn chế, ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý, thống kê, điều hành, giám sát chưa có sự liên thông trong hệ
thống từ đó dẫn tới những khó khăn trong đơn giản hóa thủ tục hành chính đối
với người tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội.

Thứ bảy, Luật Bảo hiểm xã hội chưa quy định cụ thể trách nhiệm của
các Bộ, ngành trong quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Thứ tám, quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai
gần, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ so với số thu từ đóng góp của người
lao động và người sử dụng lao động hàng năm có xu hướng tăng nhanh. Điều
này được thể hiện rõ trong bất cập của điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội năm
2014. Nếu như năm 2007 tỷ trọng số chi so với số thu chỉ chiếm 57,2% thì
sang năm 2008 con số này là 73,7%, năm 2009 là 81,8%, năm 2010 là 76,3%;
năm 2011 là 77%; năm 2012 là 68,6% và ước năm 2013 là 76,6% (năm 2010
và năm 2012 tỷ trọng chi so với thu có giảm xuống là do tác động của việc
thực hiện quy định về điều chỉnh tăng tỷ lệ đóng góp thêm 2% ở mỗi năm).
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), với các chính sách
hiện hành thì quỹ hưu trí và tử tuất đến năm 2021 thu trong năm không đủ chi
trong năm, để bảo đảm khả năng chi trả, phải lấy từ nguồn kết dư của quỹ.
Đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu.

15


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Bảo hiểm
xã hội
Tiếp tục thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước
trong: Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội
nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính
sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Kết luận số 63-KL/TW tại Hội nghị lần thứ
bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về cải cách
chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định

hướng cải cách đến năm 2020; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20112020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
giai đoạn 2012 - 2020, cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội
đa dạng và linh hoạt. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; xây dựng
chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; phấn đấu đến năm 2020 có 50% lực
lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuân thủ nguyên tắc đóng - hưởng
và bảo đảm khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. Hoàn thiện các chế độ
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm sự bình đẳng trong tham gia và thụ
hưởng bảo hiểm xã hội.
Kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã đi vào cuộc
sống, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính thống nhất của hệ
thống pháp luật; bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia bảo hiểm xã
hội; tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động tham gia và thụ hưởng các
chế độ bảo hiểm xã hội.
16


Xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội tuân thủ theo nguyên tắc mức
hưởng trên cơ sở mức đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo
hiểm xã hội tùy theo tính chất của từng chế độ, bảo đảm công bằng và bền
vững của hệ thống bảo hiểm xã hội.
Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam.
3.2. Đảm bảo thực hiện luật Bảo hiểm xã hội trên thực tế
Để thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH, các bộ, ngành, chính
quyền địa phương, tổ chức đoàn thể các cấp theo chức năng của mình phối
hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận

động người dân tham gia BHXH với mục tiêu ổn định đời sống nhân dân,
thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước; đồng thời
nghiên cứu chính sách hỗ trợ của Nhà nước với quỹ BHXH tự nguyện hoặc
hỗ trợ một số đối tượng khó khăn như người nghèo, người cận nghèo... để họ
có khả năng tham gia BHXH.
3.3. Chú trọng cơ chế giám sát và xử lý vi phạm trọng thực hiện
luật Bảo hiểm xã hội
Cụ thể hóa và quy định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà
nước, các ngành có liên quan trong việc phối hợp, kiểm tra, giám sát, phát
hiện và xử lý các vi phạm về thực hiện chính sách BHXH, BHYT; đồng thời
cải cách thủ tục, trình tự xử phạt sao cho đơn giản, thuận tiện và hiệu quả.
Nâng mức phạt và bổ sung hình thức truy tố trước pháp luật đối với
các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH.

17


KẾT LUẬN
Như vậy, tiểu luận với kết cấu 3 chương đã làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn vai trò của luật Bảo hiểm xã hội đối với vấn đề an sinh xã hội ở nước ta
hiện nay. An sinh xã hội được coi là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước cùng với chính sách phát triển kinh tế đất nước. Để an sinh xã hội được
đảm bảo thì việc đẩy mạnh hoàn thiện luật Bảo hiểm xã hội là việc làm cần
thiết nhằm thể hiện tính chất pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta.
Trong thời gian qua, những chế độ của bảo hiểm xã hội đã góp phần
đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong thời gian làm việc và khi hết
thời gian làm việc. Chính vì vậy, đời sống của người dân ngày một nâng cao,
vai trò quản lý xã hội cũng được chú trọng.

18



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tư pháp, Bộ Lao động thương binh và xã hội (2014), Đề cương giới thiệu
luật Bảo hiểm xã hội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Vai trò của chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế đối với an sinh xã hội của đất nước, Tạp chí Đảng cộng sản Việt
Nam.
3. Nguyễn Bích Ngọc (2013), Một số góp ý dự thảo luật bảo hiểm xã hội năm
2013.
4. Quốc Hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, NXB Chính trị quốc gia.
5. Quốc Hội (2014), Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

19


MỤC LỤC

20



×