Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Luật học xử lý hợp đồng vô hiệu theo pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.61 KB, 101 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của hợp đồng

trong đời sống hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà trong hệ thống pháp luật
của bất kỳ quốc gia nào, chế định hợp đồng luôn được coi là một chế định
pháp lý quan trọng vào bậc nhất. Bởi hợp đồng tạo ra những tiền đề pháp lý
cho sự vận động linh hoạt và an toàn của các giá trị vật chất trong xã hội.
Khi xây dựng pháp luật về hợp đồng, các nhà làm luật đều quan tâm tới
các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, về xử lý hợp đồng vô
hiệu. Các quy định này có tác dụng đảm bảo sự ổn định của xã hội, đảm bảo
lợi ích chung của cộng đồng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia quan hệ hợp đồng. Việc xử lý hợp đồng vô hiệu như thế nào ảnh
hưởng rất lớn đến quyền lợi ích của các bên trong hợp đồng. Do vậy, các quy
định về xử lý hợp đồng vô hiệu phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đảm
bảo sự hài hòa giữa quyền của các bên chủ thể và lợi ích của cộng đồng, Nhà
nước nói chung.
Tuy nhiên, hiện nay các quy định về hợp đồng vô hiệu vẫn còn nhiều
vướng mắc. Các quy định có phần còn cứng nhắc, chưa đầy đủ, có quy định
còn chồng chéo, gây nên cách hiểu không thống nhất. Ví dụ như: các căn cứ
để tuyên bố hợp đồng vô hiệu còn có nhiều điểm chưa rõ ràng; hậu quả pháp
lý của hợp đồng vô hiệu còn quy định chung chung, khó áp dụng. Quyền lợi
của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự không được đảm bảo thoả đáng khi
hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.
Về phía các cơ quan nhà nước, do tính phức tạp của các quan hệ hợp
đồng, những quy định không rõ ràng của pháp luật đã tạo cho họ rất nhiều
khó khăn, lúng túng trong công tác xét xử có liên quan tới hợp đồng vô hiệu.


1


Nói cách khác, chính điều đó làm hạn chế năng lực của các cơ quan chức
năng trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng. Và trên thực tế, cũng
không ít trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do một bên giao kết hợp
đồng lợi dụng các quy định của pháp luật để “bội ước”, nhằm trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ của mình.
Với tư cách là một người nghiên cứu pháp luật, chúng tôi thấy rằng cần
nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu để từ đó đưa
ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này. Việc
xây dựng các quy định pháp lý xử lý hợp đồng vô hiệu hoàn chỉnh, phù hợp
với thực tiễn không những là yêu cầu chính đáng của người dân để họ bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của mình mà còn là điều kiện để cơ quan nhà nước
hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế xã hội, các quan hệ xã hội
biến đổi ngày càng phức tạp và đa dạng hơn, vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu,
đặc biệt là sau khi BLDS 2005 ra đời cũng nảy sinh nhiều vấn đề cấp thiết đòi
hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung. Đó cũng là lý do để tác giả chọn đề tài: “ Xử
lý hợp đồng vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn
cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài;
Việc nghiên cứu về hợp đồng vô hiệu, việc giải quyết hậu quả pháp lý
của hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
trong các thời kỳ với nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, vấn đề này đã
được đề cập tới trong Giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại
học Quốc gia, Trường Cao Đẳng Kiểm sát.
Các vấn đề liên quan còn được đề cập trong một số ấn phẩm như: Sách
Bình luận khoa học BLDS của Bộ Tư Pháp; trong một số công trình nghiên
cứu như: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Cường: “Giao dịch dân sự vô hiệu


2


và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu” năm 2004; Luận văn thạc
sỹ luật học của Trần Niên Hưng: “Định hướng hoàn thiện các quy định của
pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu trong luật dân sự Việt Nam” năm 2004;
Luận văn thạc sỹ của Cao Thị Thùy Dương: “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về xử lý hợp đồng vô hiệu ở Việt Nam” năm 2004…
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết của các tác giả như: TS. Bùi Đăng
Hiếu, Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt
đối; Hoàng Thị Thanh: Quy định “Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp
lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức”; TS.
Nguyễn Ngọc Điện: Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng; TS. Ngô
Huy Cương: Những bất cập lớn trong các quy định về hợp đồng và những
định hướng cải cách; TS. Bùi Thị Thanh Hằng: Chế định hợp đồng dân sự
trước yêu cầu sửa đổi BLDS 2005…
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình có liên quan
thì chúng tôi thấy rằng các công trình này chỉ nghiên cứu các quy định của
BLDS năm 1995 hoặc mới chỉ nghiên cứu một số khía cạnh trong các quy
định về hợp đồng vô hiệu theo BLDS 2005, nhất là việc áp dụng pháp luật để
giải quyết các tranh chấp trong thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu một cách
toàn diện các quy định về hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa quan trọng.
3.

Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm ra các luận cứ khoa học và

thực tiễn, từ đó đề ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về xử
lý hợp đồng vô hiệu theo quy định của BLDS. Để thực hiện mục đích trên,

luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:
+ Phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về hợp đồng vô
hiệu, cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam.

3


+ Lược sử quá trình điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô
hiệu qua các thời kỳ và quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này,
làm nổi bật sự phát triển của các quy định pháp luật dân sự về vấn đề này.
+ Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam quy định về hợp đồng vô
hiệu, hậu quả pháp lý khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
+ Nghiên cứu thực tiễn xử lý hợp đồng vô hiệu và đánh giá về hiệu quả
của những quy định pháp luật hiện hành thông qua việc áp dụng pháp luật của
các cơ quan nhà nước.
+ Đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Tác giả tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử về hợp đồng vô
hiệu. Vấn đề này được tiếp cận theo chiều sâu và toàn diện trong hệ thống
pháp luật dân sự Việt Nam và đặc biệt là quy định của BLDS 2005. Tác giả có
sự so sánh với luật nước ngoài về vấn đề nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong luận văn dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác – LêNin, Tư tuởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật. Tác giả còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích,
tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát …kết hợp giữa lý luận với thực tiễn.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của hợp đồng vô hiệu như khái
niệm, đặc điểm hợp đồng vô hiệu, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng

pháp luật tại Tòa án về xử lý hợp đồng vô hiệu theo quy định tại BLDS 2005,

4


thông qua đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
pháp luật về vấn đề này.
Những đề xuất, kiến nghị của luận văn góp phần hoàn thiện các quy
định pháp luật dân sự về hợp đồng vô hiệu, đặc biệt là trong xu hướng đang
sửa đổi, bỏ sung một số quy định của BLDS 2005. Kết quả nghiên cứu của
luận văn sẽ góp phần nhỏ vào việc nhận thức sâu sắc về hợp đồng vô hiệu nói
chung.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý
của hợp đồng vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam.
Chương 2: Xử lý hợp đồng vô hiệu – các quy định pháp luật hiện hành và
thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý
hợp đồng vô hiệu.

CHƯƠNG 1

5


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ
HẬU QUẢ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM

1.1

Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dày lịch sử. Ngay

từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao
đổi hàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong
việc điều tiết các quan hệ tài sản.
Hợp đồng theo tiếng latinh là: contractus nghĩa là ràng buộc, được xuất
hiện bắt đầu từ thế kỷ V trước công nguyên. Lúc đó chỉ xuất hiện một số khái
niệm hợp đồng thông dụng như hợp đồng mua, hợp đồng bán, hợp đồng trao
đổi, hợp đồng cho vay, hợp đồng cho mượn, hợp đồng gửi giữ, .v.v.. Càng về
sau này, hợp đồng càng phát triển với sự đa dạng về thể loại phản ảnh sự phát
triển của các quan hệ xã hội. Có thể khẳng định vai trò và vị trí của chế định
hợp đồng ngày càng quan trọng trong mọi chế độ xã hội và mọi hệ thống pháp
luật. Kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh thì chế định hợp đồng
ngày càng được coi trọng, càng được hoàn thiện.
Ngày nay phần lớn các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các hợp
đồng. Đây là phương tiện pháp lý quan trọng để cho các công dân thỏa mãn
nhu cầu vật chất, tinh thần trong sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt tiêu
dùng. Khái niệm hợp đồng theo phương diện khách quan được hiểu là các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với
nhau.
Nhìn nhận theo phương diện chủ quan thì hợp đồng được hiểu là sự
thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể. Hợp đồng được đề cập tới trong

6



BLDS có thể hiểu là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng, bao gồm trong các
quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động.
Điều 388 BLDS 2005 đã định nghĩa hợp đồng dân sự: ”Hợp đồng dân
sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc chấm dứt, thay đổi các quyền và
nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc
thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và
trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay
đổi, thực hiện hay chấm dứt. Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân
hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác. Để thể hiện ý chí của mình, người
giao kết phải có đầy đủ NLHV để xác lập hợp đồng. Mọi hợp đồng phải có
đối tượng cụ thể, được xác định rõ rệt. Đối tượng của hợp đồng có thể là tài
sản, hàng hoá hoặc dịch vụ.
Trong các hợp đồng yếu tố cơ bản nhất là sự đồng thuận giữa các chủ
thể. Khi giao kết hợp đồng các bên được tự do lựa chọn đối tác, tự do quy
định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các
bên. Đương nhiên tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối. Nhà nước
buộc các bên khi giao kết hợp đồng phải tôn trọng đạo đức, trật tự xã hội, trật
tự công cộng. Trong những trường hợp thật cần thiết, nhân danh tổ chức
quyền lực công, Nhà nước có thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng và do đó
giới hạn quyền tự do giao kết hợp đồng. Tuy nhiên sự can thiệp này phải là sự
can thiệp hợp lý và được pháp luật quy định chặt chẽ để tránh sự lạm dụng, vi
phạm quyền tự do hợp đồng.
Chỉ được coi là hợp đồng khi những thỏa thuận thực sự phù hợp với ý
chí của các bên, tức là có sự đồng thuận đích thực giữa các bên. Hợp đồng
phải là giao dịch hợp pháp do vậy sự đồng thuận ở đây phải là sự đồng thuận
hợp lẽ công bằng, hợp pháp luật, hợp đạo đức. Các hợp đồng được giao kết
dưới tác động của sự lừa dối, cưỡng bức hoặc mua chuộc là không có sự đồng


7


thuận đích thực. Những trường hợp có sự lừa dối, đe dọa, nhầm lẫn thì dù có
sự đồng thuận cũng không được coi là hợp đồng, tức là có sự vô hiệu của hợp
đồng. Như vậy, một sự thỏa thuận không thể hiện ý chí thực của các bên thì
không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.
Và một khi hợp đồng được hình thành một cách hợp pháp thì nó có
hiệu lực như pháp luật đối với các bên giao kết [4,Điều 4]. Đây là nguyên tắc
cơ bản của pháp luật hợp đồng. Sau khi hợp đồng được xác lập với đầy đủ các
yếu tố thì hợp đồng đó có hiệu lực ràng buộc như pháp luật, các bên buộc
phải thực hiện cam kết trong hợp đồng, mọi sự vi phạm sẽ dẫn đến trách
nhiệm tài sản mà bên vi phạm sẽ phải gánh chịu. Khi giải quyết tranh chấp
hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng, Tòa án hoặc Trọng tài phải căn cứ vào các
điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng để ra bản án hoặc quyết
định một cách công bằng và đúng đắn.
Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do
thoả thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng,
không phân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh lợi nhận hay nhằm
phục vụ cho mục đích tiêu dùng.
1.2

Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự vô hiệu

1.2.1 Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu
Hợp đồng là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa mãn quyền và lợi
ích hợp pháp giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng
còn là căn cứ để Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác giải quyết
tranh chấp phát sinh giữa các bên chủ thể tham gia. Tuy nhiên, để hợp đồng
có hiệu lực pháp lý thì hợp đồng phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu

lực do pháp luật quy định. Khi hợp đồng không đáp ứng các điều kiện do
pháp luật quy định, chúng ta dùng thuật ngữ: hợp đồng vô hiệu. Vô hiệu theo
nghĩa thông thường là “không có hiệu lực, không có hiệu quả”[15,tr8.]. Một
hợp đồng vô hiệu là một hợp đồng không tồn tại theo luật, không có giá trị

8


pháp lý, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với các bên tham gia hợp
đồng từ thời điểm xác lập do có vi phạm pháp luật hoặc không thực sự thể
hiện ý chí của các bên giao kết. Khi hợp đồng vô hiệu, pháp luật không công
nhận quyền và nghĩa vụ nào ràng buộc các bên. Và ngay cả khi các bên đã
tiến hành những hành vi thực hiện hợp đồng thì những hành vi đó cũng không
phải là hành vi thực hiện hợp đồng.
Từ đó có thể suy ra khái niệm hợp đồng vô hiệu: Hợp đồng vô hiệu
được hiểu là giao dịch có sự thể hiện ý chí của các bên tham gia, nhưng có sự
vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã được quy định trong BLDS.
Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các bên tham gia ký kết hợp đồng
phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất và tinh thần như:
không đạt được mục đích thỏa thuận ban đầu; nếu chưa thực hiện hợp đồng
thì sẽ không thực hiện giao dịch nữa; nếu đang thực hiện thì phải chấm dứt
việc thực hiện đó để quay lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận. Nếu một trong các bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải chịu
bồi thường thiệt hại cho bên kia.
1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng dân sự vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu thường có những đặc điểm chung như:
1.2.2.1 Hợp đồng không thỏa mãn một trong các điều kiện hợp pháp theo
quy định của pháp luật về hợp đồng
Điều 121, BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa

vụ dân sự”. Cùng với điều kiện về đối tượng hợp đồng tại Điều 411, BLDS
2005 cũng quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều
122, theo đó hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a.

Điều kiện năng lực chủ thể

9


Như chúng ta đã nói ở trên, bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý
chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể tham gia ký kết. Tuy nhiên để bảo vệ trật
tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, pháp luật dân sự
căn cứ vào khả năng nhận thức, địa vị pháp lý của các cá nhân cũng như tổ
chức đặt ra điều kiện cho phép chủ thể tham gia với tư cách là các bên tham
gia ký kết hợp đồng.
Năng lực chủ thể là một thuộc tính đặc biệt của chủ thể pháp luật được
Nhà nước quy định. Thông thường năng lực của chủ thể bao gồm NLPL và
NLHV.
NLPL là khả năng mà tổ chức, cá nhân được hưởng các quyền và nghĩa
vụ pháp lý do Nhà nước trao cho. Các quyền và nghĩa vụ này được Nhà nước
quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. NLPL của cá nhân có từ lúc
sinh ra và chỉ mất đi khi cá nhân đó chết. Với chủ thể là tổ chức thì NLPL có
từ khi thành lập và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể hoặc phá sản. NLPL là
quyền khách quan, song để quyền khách quan này biến thành quyền chủ quan
thì đòi hỏi chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có NLHV.
NLHV là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Khác với NLPL, ở cá nhân, NLHV chỉ xuất hiện
khi đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định và không bị mắc các khuyết tật về
tinh thần. Còn đối với tổ chức thì NLHV xuất hiện cùng lúc với NLPL và bị

chi phối bởi các giấy tờ làm bằng chứng liên quan tới việc thành lập tổ chức
đó (ví dụ như: quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh).
Như vậy, năng lực chủ thể được cấu thành bởi hai yếu tố là NLPL và
NLHV. Hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau và tạo nên năng lực chủ
thể. Một người được coi là có năng lực chủ thể thì đồng thời phải có NLPL và
NLHV.

10


Về nguyên tắc, pháp luật chỉ cho phép các đương sự có đủ NLPL và
NLHV mới có thể tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Nếu không đủ
năng lực chủ thể, bắt buộc phải có người đại diện hoặc người giám hộ hợp
pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Trong quan hệ dân sự, các chủ thể có thể tự mình tham gia giao kết hợp
đồng hoặc thông qua người đại diện. Trong trường hợp thông qua đại diện,
nội dung giao kết hợp đồng không được vượt quá thẩm quyền, phạm vi người
đại diện được phép quyết định. Đại diện thường phân chia ra làm hai nhóm:
đại diện theo thẩm quyền và đại diện theo ủy quyền.
Đại diện theo thẩm quyền là đại diện được pháp luật quy định hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Đối với cá nhân, Tòa án hoặc cơ
quan nhà nước cử hoặc đại diện đương nhiên theo quy định của pháp luật,
như cha mẹ đương nhiên là người đại diện cho con trong trường hợp người
con đó không đủ NLHV dân sự.
Đại diện theo ủy quyền là đại diện dược xác lập theo sự ủy quyền của
người đại diện và người được đại diện. Nếu cá nhân hoặc tổ chức có đủ năng
lực chủ thể để tham gia giao kết hợp đồng nhưng uỷ quyền cho người khác
đại diện tư cách chủ thể thì cần xem xét phạm vi và nội dung uỷ quyền của
người đại diện. Việc giao kết hợp đồng không được trái với thẩm quyền được

uỷ quyền. Nếu không thoả mãn điều kiện này, hợp đồng cũng bị tuyên bố vô
hiệu.
b.

Điều kiện về mục đích và nội dung thỏa thuận
Nội dung thỏa thuận chính là các điều khoản của hợp đồng đã được các

bên thống nhất. Những điều khoản này phản ảnh các quyền và nghĩa vụ của
các bên phát sinh trong hợp đồng. Trước đây theo các luật gia đại diện cho
thuyết tự do lập ước cho rằng các bên tham gia giao dịch hợp đồng có quyền
thỏa thuận bất cứ điều khoản nào mà họ muốn. Tuy nhiên, trong một xã hội

11


dân chủ văn minh và công bằng, pháp luật không thừa nhận những điều khoản
nào được thỏa thuận trái với pháp luật hay đạo đức xã hội.
Điều cấm của pháp luật được hiểu là những quy định của pháp luật
không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định [4, Điều 123]. Ví
dụ như mục đích, nội dung mà các bên thoả thuận khi giao kết hợp đồng
không được xâm phạm tới lợi ích chung của cộng đồng, của Nhà nước.
Đạo đức xã hội được hiểu là những chuẩn mực ứng xử chung giữa
người với người trong xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng [4, Điều
123]. Nói cách khác các bên có quyền thỏa thuận những điều mà pháp luật
không cấm và làm những việc mà pháp luật cho phép, không trái với quy tắc
đạo đức. Như vậy pháp luật chính là hành lang, là giới hạn cho hành vi xử sự
của các đương sự. Đồng thời cũng không vì lợi ích của cá nhân, của nhóm mà
không quan tâm tới giá trị nhân văn chung của cộng đồng. Điều này là cần
thiết vì nếu không quy định như vậy thì các bên có thể sẽ lợi dụng quyền tự
do giao kết hợp đồng mà xâm phạm tới trật tự công cộng, phương hại đến lợi

ích của Nhà nước, tập thể hay quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Như vậy, để hợp đồng phát sinh hiệu lực thì các bên phải thỏa thuận
phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Theo đó tất cả những hợp đồng
được ký kết mà có căn cứ chứng minh rằng thỏa thuận là trái pháp luật và
không phù hợp với chuẩn mực xã hội thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu. Nghĩa là,
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng không được pháp luật công
nhận và bảo vệ.
c.

Điều kiện về thể hiện ý chí trong thỏa thuận
Có hay không có sự tự nguyện trong thỏa thuận là yếu tố có ảnh hưởng

mang tính quyết định đến hiệu lực của hợp đồng. Bởi vì sự tự nguyện liên
quan đến ý chí và mong muốn của các bên tham gia giao kết hợp đồng mà
pháp luật chỉ cho phép tồn tại những hợp đồng được ký kết khi có sự tự do
bày tỏ ý chí và cùng thống nhất ý chí. Nói cách khác, sự tự nguyện trong thỏa

12


thuận chính là nội dung của nguyên tắc “tự do ý chí” khi giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc này được thể hiện bằng sự đồng thuận của những người tham gia
ký kết.
Luật pháp của các nước cũng giống như pháp luật Việt Nam đều quy
định nếu các thể nhân, pháp nhân tham gia hợp đồng có sự đồng thuận trong
việc ký kết thì tất cả các quyền và nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng đó đều
được pháp luật công nhận và được bảo vệ khi có sự tranh chấp. Với tinh thần
đó, BLDS 2005 quy định: “Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự
nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản
bên nào” [4, Điều 4].

Bên cạnh đó, pháp luật cũng dự liệu các trường hợp vi phạm tới nguyên
tắc “tự do ý chí” trong giao kết hợp đồng, từ đó có chế tài không công nhận
hiệu lực của hợp đồng đó. Chúng ta có thể gọi đó là các khiếm khuyết của sự
thống nhất ý chí, đó là sự nhầm lẫn, sự lừa dối và đe dọa khi giao kết hợp đồng.
Sự nhầm lẫn: Sự nhầm lẫn được hiểu là “sự đánh giá sai về thực tế
khách quan” tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng [13]. Có thể nói nhầm
lẫn là điều thường xảy ra, song để được xem là yếu tố để khẳng định hợp
đồng vô hiệu lại cần có đặc điểm riêng. Chỉ khi nhầm lẫn về bẩn chất của vật
hoặc sự việc là đối tượng hợp đồng hoặc khi nhầm lẫn về tư cách chủ thể mà
theo tính chất của nghĩa vụ hoặc theo sự thỏa thuận thì nhân thân của đối tác
là điều kiện quan trọng cho việc giao kết hợp đồng thì hợp đồng mới bị tuyên
bố vô hiệu.
Chúng ta phải khẳng định sự nhầm lẫn về động cơ thúc đẩy giao kết
hợp đồng không được coi là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng. Ví dụ
như A mua xe máy của B để bán lại kiếm lời nhưng việc bán lại không thuận
lợi do màu sơn, kiểu dáng của xe máy không được khách hàng ưa chuộng.
Trong trường hợp này, A không thể căn cứ vào sự nhầm lẫn của mình khi

13


đánh giá nhu cầu của khách hàng để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng mua
bán xe máy với B vô hiệu.
Sự lừa dối: Tuy sự nhầm lẫn và lừa dối trong giao dịch đều có điểm
chung là bên bị nhầm lẫn và bên bị lừa dối do hiểu sai lệch về tính chất của
đối tượng nên đã xác lập hợp đồng. Nhưng giữa chúng có điểm khác nhau cơ
bản đó là: sự nhầm lẫn có thể gây ra bởi lỗi cẩu thả, sơ suất, kém hiểu biết của
bên bị nhầm lẫn hoặc do lỗi vô ý của bên kia hay bên thứ ba. Còn trong
trường hợp xác lập giao dịch do lừa dối, sự nhầm lẫn lại được gây ra bởi hành
vi mang tính chất cố ý của bên kia hoặc của người thứ ba.

Sự đe dọa: Đe dọa là hành vi cố ý tác động vào ý chí của một người
làm cho người đó khiếp sợ, buộc phải xác lập, thực hiện hợp đồng nhằm tránh
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
hoặc của người thân. Rõ ràng, khi người bị đe dọa do khiếp sợ mà phải xác
lập, thực hiện hợp đồng ngoài ý muốn của họ thì tất nhiên, ý chí được thể hiện
trong giao dịch không phải là ý chí đích thực của họ. Do đó, hợp đồng được
giao kết do bị đe dọa sẽ vô hiệu.
Xét về mặt hình thức, đe dọa thể hiện dưới hai dạng thức: sự tác động
về thể chất mang tính cưỡng bức như dùng vũ lực gây đau đớn về thể xác cho
bên đối tác…hoặc gây áp lực về mặt tinh thần như đe dọa làm cho bên đối tác
mất danh dự, uy tín…
d.

Điều kiện về hình thức giao dịch
Sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng phải được thể hiện dưới

một hình thức nhất định. Đề bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng
đồng và sự an toàn của các bên, pháp luật đã quy định việc tuân thủ các quy
định về hình thức đối với một số hợp đồng nhất định.
Việc quy định một số hợp đồng phải tuân thủ các quy định về hình thức
như việc: phải được thể hiện bằng văn bản, được công chứng, chứng thực
hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên cơ sở đối tượng

14


của hợp đồng có giá trị lớn hoặc có tính năng đặc biệt, ví dụ như: hợp đồng
chuyển nhượng QSDĐ phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Những quy định này còn là cơ sở để cơ quan nhà nước
có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc dịch chuyển tài sản trong giao lưu dân

sự.
Có thể khẳng định bằng quy định về hình thức hợp đồng được Nhà
nước quy định nhằm ngăn chặn các chủ thể trốn tránh, vi phạm nghĩa vụ với
Nhà nước. Ví dụ như nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ tôn trọng sự kiểm soát của
Nhà nước đối với giao dịch liên quan đến các loại tài sản đặc biệt. Nếu pháp
luật không quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
thì cũng đồng nghĩa với việc pháp luật sẽ không hạn chế được việc trốn tránh
nghĩa vụ trước Nhà nước của các chủ thể. Từ đó, những loại giao dịch ngầm,
thị trường ngầm phát triển ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước.
Tuy nhiên, quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
cần được quy định một cách thận trọng bởi điều đó chứng tỏ sự can thiệp của
Nhà nước vào tự do hợp đồng của các bên chủ thể.
Theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam, điều kiện về hình thức có sự
thay đổi đáng ghi nhận. Tại Điều 122 BLDS 2005 chỉ quy định ba điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự (hợp đồng) chứ không quy định bốn điều
kiện như BLDS 1995. Cụ thể là BLDS 2005 đã bỏ điều kiện về hình thức của
giao dịch. BLDS 2005 quy định hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định. Với quy định này,
BLDS 2005 đã góp phần hạn chế trong việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu đối
với những hợp đồng có nội dung và mục đích phù hợp quy định của pháp
luật, phù hợp với ý chí đích thực của các bên nhưng có vi phạm về hình thức;
qua đó cũng hạn chế những người không có thiện chí viện dẫn sự vi phạm về
hình thức của hợp đồng mà yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Quy định này
thể hiện rõ nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên.

15


e,


Điều kiện đối tượng hợp đồng: phải thực hiện được
Yếu tố thứ ba không thể thiếu của hợp đồng chính là đối tượng. Sự

thống nhất ý chí của các bên phải nhằm vào một đối tượng cụ thể. Đối tượng
của hợp đồng phải được xác định rõ rệt và được phép giao dịch. Chẳng hạn,
đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là vật thì vật phải được xác định rõ,
không bị pháp luật cấm lưu thông trong giao dịch dân sự - kinh tế.
Theo quy định tại Điều 411 BLDS, hợp đồng có đối tượng vì lý do
khách quan không thể thực hiện được thì hợp đồng đó vô hiệu.
1.2.2.2 Các bên tham gia hợp đồng phải chịu hậu quả pháp lý nhất định
Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu có thể được hiểu là những hệ
quả pháp lý phát sinh theo quy định của pháp luật trong trường hợp hợp đồng
bị tuyên bố vô hiệu. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc trên cơ sở một quyết định, bản án của Tòa án
có hiệu lực pháp luật. Cơ sở để xác định hậu quả pháp lý này thường được
pháp luật dân sự quy định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết
định áp dụng chế tài mà không phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể tham
gia hợp đồng.
Khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết
hợp đồng không được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ. Thời điểm xác
định sự vô hiệu của hợp đồng được tính từ thời điểm hình thành hợp đồng.
Hợp đồng đã ký sẽ không có giá trị bắt buộc thực hiện và việc thực hiện vì thế
bị chấm dứt, quay lại tình trạng ban đầu, các bên hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận. Nếu một trong các bên có lỗi thì phải chịu bồi thường thiệt hại cho
bên kia.
1.3

Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu
Sự vô hiệu của hợp đồng được chia thành hai loại: vô hiệu tương đối và


vô hiệu tuyệt đối.

16


Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là những hợp đồng vi phạm điều cấm của
pháp luật nên trong thực tế, Tòa án và cơ quan có thẩm quyền không cho phép
khắc phục dù ý chí của các bên mong muốn được khắc phục. Hợp đồng vô
hiệu tuyệt đối mặc nhiên vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của Tòa án.
Chính bởi vậy, quyết định của Tòa án (nếu có) đối với hợp đồng vô hiệu tuyệt
đối không mang tính chất phán xử mà đơn thuần chỉ là việc khẳng định sự vô
hiệu của hợp đồng và xác định hậu quả cưỡng chế đối với các bên dựa trên cơ
sở luật định [17,tr15].
Khác với trường hợp vô hiệu tuyệt đối, hợp đồng vô hiệu tương đối chỉ
gây thiệt hại cho các bên. Sự vô hiệu tương đối này không mang tính chất
mặc nhiên mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của những người có
quyền và lợi ích liên quan và có quyết định tuyên bố của Tòa án. Đối với hợp
đồng vô hiệu tương đối thì quyết định của Tòa án là cơ sở duy nhất làm cho
hợp đồng trở nên vô hiệu. Quyết định của Tòa án mang tính chất phán xử,
Khi phân biệt hợp đồng vô hiệu tương đối hay tuyệt đối cũng đồng
nghĩa với việc xác định hợp đồng đó xâm phạm tới quyền lợi của ai, quyền lợi
của một người hay nhiều người.
1.4

Quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu trong pháp luật dân sự Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử.

1.4.1 Quy định về hợp đồng dưới thời Lê – Nguyễn
Chế định hợp đồng xuất hiện lần đầu tiên trong Luật La mã vào thế kỷ
V đến thế kỷ IV trước công nguyên, sau đó du nhập vào Tây Âu theo phong

trào Phục hưng. Ở phương Tây, chế định luật hợp đồng ngày càng phát triển
do bối cảnh lịch sử giao lưu thương mại giữa các nước.
Ở Việt Nam, có hai nguyên nhân làm cho chế định này không hình
thành phát triển được, đó là do chính sách ”Trọng nông ức thương” của triều
đình phong kiến. Tuy vậy trong Luật Hồng Đức hay Luật Gia Long cũng có

17


ghi nhận về các loại khế ước chung như: mua bán, cho thuê, cho vay…Các bộ
luật phong kiến Việt Nam không quy định về vấn đề khế ước một cách có hệ
thống. Pháp luật không có quy định khái quát về sự giao kết khế ước hay hiệu
lực khế ước và nội dung của các loại khế ước nói riêng.
Trong thời kỳ này, pháp luật Việt Nam mang đậm dấu ấn của tư tưởng
nho giáo Trung Quốc. Điển hình là Quốc Triều Hình Luật (Luật Hồng Đức)
được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông (nhà Lê, thế kỷ thứ XV). Cụ thể
hơn, trong Luật Hồng Đức không sử dụng khái niệm hợp đồng hay khế ước,
mà thường dùng khái niệm cụ thể như mua, bán, cầm …và có khái niệm khái
quát hơn đó là khái niệm văn khế. Những quy định này được nằm rải rác ở
các phần và tập trung chủ yếu ở quyển III, chương điền sản.
Phân tích các quy định liên quan đến khế ước, chúng ta có thể thấy rõ
yếu tố “thuận mua vừa bán” thể hiện rõ tư tưởng thỏa thuận của các bên. Tư
tưởng này rất tiến bộ và đến nay vẫn còn giá trị rất lớn.
Về giao kết khế ước, thời kỳ này có một số vấn đề:
-

Về tự do khế ước: Luật không có một điều khoản nào quy định về tự do

khế ước nhưng cho phép mọi người tự do giao kết khế ước với nhau. Luật
phong kiến không quy định được phép hay cấm đoán quyền của chủ thể tham

gia giao kết khế ước, nhưng chỉ can thiệp khi kết lập khế ước vi phạm thuần
phong mỹ tục hay rối loạn trật tự xã hội. Thuần phong mỹ tục của xã hội
phong kiến được hiểu là những quan điểm tư tưởng trong giai đoạn lịch sử
thời bấy giờ như trung quân, quyền gia trưởng hay đề cao chữ tín.
Qua nghiên cứu những quy định có liên quan đến các hình thức mua
bán, vay nợ, cho thuê có thể thấy rõ Luật Hồng Đức không đề cập tới khái
niệm và yêu cầu chung đối với một khế ước hợp pháp hoặc vô hiệu. Nhưng
xem xét các tính tiết cụ thể thì có thể khái quát khế ước hợp pháp khi có đủ
các yếu tố sau:
- Đảm bảo nguyên tắc tự do giao kết khế ước.

18


Thời bấy giờ, quan niệm nhân trị có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội với
những giá trị: “nhân”; “nghĩa”, “lễ”, “tín”. Bởi vậy các hành vi cưỡng bức
giao kết khế ước đều bị nghiêm trị. Ví dụ tại Điều 355 Luật Hồng Đức quy
định: “Người nào ức hiếp mua ruộng đất của người khác thì bị xử biếm hai
tư, cho được trả tiền mua”.
Nội dung của khế ước không được trái với thuần phong mỹ tục hoặc
điều cấm được quy định trong Luật Hồng Đức. Theo quan niệm thời bấy giờ,
mọi khế ước đều phải tôn trọng người chủ gia đình (quyền gia trưởng), nếu
không sẽ bị vô hiệu. Nhiều giao dịch muốn xác lập phải được sự đồng ý của
ông bà, cha mẹ hay những bậc bề trên trong gia đình, nếu không được sự
đồng ý của họ thì khế ước đó vô hiệu. Những người liên quan đến việc xác
lập khế ước phải chịu hình phạt nhất định. Có thể thấy rõ điều này tại điều
378 – Bộ Luật Hồng Đức: “Cha mẹ mà còn sống mà con cái bán điền sản của
cha mẹ, con trai bị phạt 60 trượng, giáng hạ hai bậc, con gái phạt 50 roi,
giáng hạ một bậc”. Ngoài ra người bán phải trả nguyên tiền cho người mua và
người mua phải trả lại điền sản cho cha mẹ người bán. Xét riêng về chế tài

dân sự, có thể thấy hậu quả pháp lý trong trường hợp này có sự tương ứng
như trong cách xử lý trong BLDS hiện hành.
Hình thức của khế ước cũng phải tuân theo hình thức nhất định đối với
một số trường hợp luật định. Ví dụ như trường hợp “Mua bán nô tì thì phải
đem văn tự trình quan để xem xét, nếu không thì bị phạt tiền” [39, Điều 363].
Luật cũng quy định chế tài nghiêm khắc các trường hợp giao kết khế
ước không thỏa mãn yếu tố thỏa thuận. Trong các trường hợp này, khế ước
không có giá trị phát lý và bên bán phải trả lại tiền cho bên mua và bên mua
phải trả lại tài sản cho bên bán. Tùy từng trường hợp vi phạm khế ước cụ thể
mà bên vi phạm phải chịu hình thức trách nhiệm khác nhau. Chúng ta có thể
thấy điều đó qua các quy định về hợp đồng:

19


Về lừa dối, theo điều 190 “Người dùng thăng, đấu, cân, thước để mua
bán lấy lợi riêng thì tội cũng như tội ăn trộm”. Cũng tương tự, Điều 191 phạt
“Những người làm đồ khí dụng giả dối và vải lụa ngắn hẹp để đem bán 50
roi, giáng hạ một bậc, và bắt sung công hàng hóa”.
Hoặc trường hợp đe dọa được quy định tại Điều 355, Bộ luật Hồng
Đức: “Người nào ức hiếp để mua ruộng đất của người khác thì phải biếm hai
tư và cho lấy lại tiền mua”.
Trong việc xử lý khế ước vô hiệu, chúng ta có thể thấy bên cạnh chế tài
dân sự như bồi thường thiệt hại theo thời giá, năm mất mùa sẽ có quy định
khác (Điều 367) hoặc bồi thường theo luật định (Điều 370); phạt tiền gấp đôi
(ví dụ: gấp đôi số tiền mua bán) … Các chế tài hình sự như trượng, roi, biếm,
đồ, chém, lưu đày châu gần, châu xa .v..v được áp dụng khá nhiều.
Đến thời Nguyễn, các quy định về khế ước không được quy định rõ
ràng trong Luật Gia Long nhưng căn cứ vào một số điều luật cụ thể có thể
thấy nguyên tắc này:

Người giao kết phải có năng lực giao kết khế ước: Bộ luật Gia Long
vẫn còn những điều khoản hạn chế quyền năng của những người vợ và con
cháu trong gia đình, chưa tạo ra sự bình đẳng giũa các chủ thể trong việc tham
gia giao kết khế ước.
Nội dung khế ước không trái với thuần phong mỹ tục trật tự công cộng.
Điều này cũng có nghĩa rằng Nhà nước chỉ can thiệp khi các bên bằng việc
thực hiện khế ước gây thiệt hại cho người khác, cho cộng đồng và trái với đạo
đức. Ví dụ như: “Cấm bán trộm ruộng đất của người khác hoặc đem đất mình
cày cấy không nổi đổi cho người khác rồi mạo nhận đất ruộng của người
khác là của mình” [27, Điều 87].
Luật cũng ghi nhận về sự đồng thuận của các bên giao kết, như tại Điều
137: “Khi một người mua và một người bán đồ vật gì, nếu hai bên đương sự
không đồng ý, và một bên cậy mình có tư cách nhà buôn có giấy phép dùng

20


áp lực hoặc những người buôn bán thông đồng với những người có giấy phép
để manh tâm lừa dối bán đắt những đồ vật rẻ tiền hoặc mua những đồ vật
quý giá của người khác thì bị phạt 80 trượng”.
Bộ Luật Gia Long không có quy định chung về khế ước vô hiệu mà chỉ
quy định các trường hợp khế ước thông dụng thời đó như khế ước vay nợ,
mua bán…vi phạm quy định đã đề ra. Ví dụ như: pháp luật quy định chế tài
nghiêm khắc nhằm trừng trị những người lừa dối trong mua bán đồ vật nhưng
không quy định cụ thể về nghĩa vụ dân sự phải trả lại vật đã mua: “Phàm đem
bán trộm đất của người khác, đem đất mình cày cấy không nổi đổi cho người
khác, và mạo nhận đất ruộng người khác làm của mình.Ruộng một mẫu, nhà
một gian trở xuống thì phạt 50 roi, mỗi năm mẫu ruộng. 3 gian nhà thì thêm
một bậc tội, mút tội là 80 trượng, đồ 2 năm. Liên hệ đến ruộng đất của quan
thì tăng hai bậc”[27, Điều 137].

Theo chú thích tại điều này có các trường hợp bán phi pháp sau:
+

Bán mà không có quyền bán, lại nói là tài sản của người khác, vừa có

nghĩa chiếm đoạt tài sản của người khác vừa có nghĩa lừa dối người mua.
+

Đổi trộm là đem ruộng mình xấu, khô cằn, lồi lõm lén đổi ruộng màu

mỡ của người khác. “Trong tất cả trường hợp mà đương sự lừa dối người
khác hay lợi dụng sự ngu dốt của họ để chiếm lấy điền sản đều coi là đạo
mại” (có nghĩa là phi pháp).
+

Mạo nhận ruộng nhà của người ta mà nói láo của mình làm chủ, cho

rằng chủ ruộng ấy chết rồi.
+

Trong văn tự ghi rõ giá tiền phải trầm không chịu trả cho người bán bất

luận bị cưỡng bách hay bị lừa dối.
Trong các trường hợp nêu trên, đối với việc bán trộm, lén đổi, mạo
nhận, đặt giá tiền hờ làm văn khế bán chuộc được, xâm chiếm, cưỡng chiếm,
hiến các loại ruộng và bán trộm nhà đất của người ta thì ngoài hình phạt có
tính chất hình sự, người vi phạm còn phải chịu chế tài về dân sự như: tiền bán

21



và hoa lợi thu được trong năm ấy thì chiếu theo sổ mà nhập quan để trả lại
cho chủ sở hữu.
Có thể khẳng định, dù không quy định khái quát về hợp đồng vô hiệu
nhưng nhìn chung, cổ Luật Việt Nam đã ghi nhận những nguyên tắc mà khi
giao kết khế ước các chủ thể phải đảm bảo. Khế ước phải đặt trên sự ưng
thuận của các bên tham gia, người tham gia khế ước phải có năng lực pháp lý
nhất định. Khi tham gia vào khế ước phải hoàn toàn ngay thẳng, nghiêm túc,
không có sự lừa dối hay cưỡng bách, trong một số giao dịch có tính chất đặc
biệt, có giá trị lớn còn phải tuân theo các quy định về hình thức. Hậu quả pháp
lý các chế tài được áp dụng trong trường hợp khế ước vô hiệu không thuần
túy là trách nhiệm tài sản. Trong nhiều trường hợp còn áp dụng những chế tài
của pháp luật hình sự.[32, tr.43]
Tuy nhiên pháp luật thời đó còn có sự khác biệt với luật hiện hành:
không dự liệu được các tình huống xẩy ra trong thực tế, không phân biệt giữa
luật dân sự và luật hình sự, các quy định về dân sự còn mang tính khái quát,
chưa phân loại được thành các tiểu mục chi tiết, nội dung còn mang nặng
những quan điểm cổ hủ của chế độ phong kiến. Tuy vậy, luật phong kiến Việt
Nam vẫn có tính sáng tạo, mang đậm nét tính cách Việt Nam và quy định khá
đầy đủ các quan hệ dân sự về hợp đồng so với pháp luật của một số nước trên
thế giới thời kỳ đó.
1.4.2 Khế ước vô hiệu trong quy định pháp luật thời Pháp thuộc
Thời Pháp thuộc, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, luật dân sự được
ban hành với tư cách là một ngành luật độc lập. Các bộ luật trong thời kỳ này
gồm có Bộ Dân Luật Giản yếu năm 1883, Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và
Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936 – còn được gọi là Bộ Dân luật
Trung Kỳ. Nhìn chung, các bộ luật này chịu ảnh hưởng trực tiếp của Bộ dân

22



luật Pháp 1804, nhưng có nhiều quy định được sửa đổi cho phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật thời Pháp thuộc một khế ước được hình
thành khi có các điều kiện sau:
-

Phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên về hình thức, nội dung khế

ước và mọi điểm mà các bên đưa ra thỏa thuận;
-

Phải xác định rõ đối tượng của khế ước, đối tượng này thuộc quyền sở

hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của các bên;
-

Phải có một việc đích thực và chính đáng [16, Điều 651; 28, Điểu 687].
Sau khi khế ước hình thành phải có đủ hai điều kiện sau khế ước mới

có giá trị, đó là: Các bên giao kết khế ước hoàn toàn tự nguyện không có sự
hiểu lầm hoặc cưỡng bách làm cho trái với lòng tự thuận của các bên và bên
lập ước phải có đủ tư cách mà pháp luật đã quy định hoặc có người đại diện
hợp pháp. Ví dụ: phải là người thành niên, nếu là người chưa thành niên thì
phải có người đại diện theo pháp luật là cha mẹ .v.v..[16, Điều 683 và 28, điều
688].
Khế ước vô hiệu là khế ước không có một trong các điều kiện làm cho
khế ước hợp pháp, cụ thể là:
-


Trái với nguyên tắc tự do giao kết khế ước như: một bên bị cưỡng bách

giao kết khế ước;
-

Người lập khế ước không đủ tư cách mà luật pháp đã quy định hoặc

giao kết khế ước thông qua người đại diện không đủ tư cách;
-

Đối tượng của khế ước không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng

hợp pháp của các bên;
-

Có sự hiểu lầm về nội dung và chủ thể của khế ước.
Xuất phát từ nguyên tắc khế ước chỉ hình thành khi có sự đồng ý của

các bên, pháp luật quy định khi có sự hiểu lầm thì coi như không có sự đồng
ý. Do đó khế ước không có giá trị pháp lý. Sự hiểu lầm ở đây có thể là lầm lẫn

23


về yếu tố chủ thể, đối tượng hoặc nội dung của khế ước, hoặc cũng có thể là
hiểu lầm về tư cách, tài năng của một người lập ước [16, Điều 657 và 28,
Điều 693].
-

Hậu quả pháp lý về khế ước vô hiệu: Về nguyên tắc, khế ước vô hiệu


không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Pháp luật thời Pháp
thuộc không quy định cụ thể về vấn đề này mà chỉ nêu chung chung: “nghĩa
vụ… có sự giả dối hoặc phi pháp thời không có hiệu lực gì” [16, Điều 603 và
28, Điều 703].
1.4.3 Quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu thời kỳ từ 1945 đến nay
Thời kỳ nước ta mới dành được độc lập chưa có điều kiện ban hành văn
bản pháp luật để thay thế những bộ luật của chế độ cũ, Nhà nước thời bấy giờ
đã cho phép tạm sử dụng một số luật lệ đã ban hành ở Bắc - Trung - Nam với
nguyên tắc: những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt
Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Có nghĩa là ba văn bản pháp luật: Dân
luật giản yếu Nam kỳ 1883, Dân luật Bắc kỳ 1931 và Hoàng Việt Trung Kỳ
hộ luật 1936 được tiếp tục áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn xuất hiện nhiều
quy định trong bộ luật cũ không phù hợp với bản chất của Nhà nước mới, nên
ngày 22/ 5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 97/SL “Sửa đổi một
số quy lệ và chế định trong dân luật”, với các nguyên tắc mới là:
+

Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành xử nó

đúng với quyền lợi của nhân dân;
+

Người ta chỉ hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của

mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân;
+

Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về một hộ;


+

Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện

kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước đó có thể bị coi là vô hiệu.

24


Sau khi có Hiến pháp mới 1959, TANDTC đã ra Chỉ thị số 772/CTTATC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc, phong kiến. Ở Miền Nam,
tháng 12-1972, chính phủ Nguyễn Văn Thiệu cũng công bố thi hành BLDS
của chính quyền Sài Gòn.
Sau khi thống nhất đất nước, Nhà nước ta tiếp tục ban hành các văn bản
pháp luật quy định rõ hơn về các giao dịch dân sự trong đó có các văn bản
pháp luật quy định về hợp đồng.
Khái niệm hợp đồng vô hiệu lần đầu tiên được nêu ở Công văn số
1477/DS ngày 11/12/1965 của TANDTC: “Là Hợp đồng không có hiệu lực vì
nó trái với pháp luật, không phù hợp với yêu cầu của chính sách và pháp luật
của Nhà nước”.
Báo cáo số 158/BC ngày 25/3/1985 của TANDTC tổng kết công tác xét
xử về các tranh chấp về mua bán nhà ở và cho thuê nhà ở của tư nhân tại các
thành phố, thị xã, thị trấn đã xác định hợp đồng mua bán nhà ở có giá trị pháp
lý khi có bốn yếu tố sau:
+

Hợp đồng phải có nội dung đúng chính sách pháp luật;

+

Người tham gia ký kết hợp đồng phải có đủ tư cách về mặt pháp lý;


+

Phải có sự thỏa thuận tự nguyện của bên mua và bên bán;

+

Hợp đồng phải làm theo đúng thủ tục luật định.
Đồng thời, theo văn bản hướng dẫn này, một nguyên tắc được pháp luật

quy định đó là khi giải quyết các tranh chấp về hợp dồng mua bán thì phải căn
cứ vào các yếu tố này để xem xét hợp đồng có vô hiệu hay không.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, pháp luật dân sự phát
triển mạnh mẽ, nhiều đạo luật quan trọng ra đời đã tạo nên khung pháp lý cho
các hoạt động giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng phát triển. Ví dụ như
việc ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991.
Theo Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, về nguyên tắc, hợp đồng dân sự
được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái với pháp luật

25


×