Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.58 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................2
I – KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH VỀ NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ TRONG
LUẬT DÂN SỰ......................................................................................................2
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ...........................................................2
2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.........3
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...3
II – ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA...........................................4
1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ 5
2. Có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra........................................6
3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật
của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.............................................7
4. Yếu tố lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.......................................................................................................7
III – VÍ DỤ MINH HỌA........................................................................................9
1. Xây dựng tình huống...................................................................................9
2. Phân tích tình huống...................................................................................9
KẾT THÚC..............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................11

1


MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt
bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt
động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt
hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể
không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị


thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường. Để làm rõ hơn về vẫn
đề này, em xin chọn đề tài 14: Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cho ví dụ minh họa

NỘI DUNG
I – KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH VỀ NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ TRONG
LUẬT DÂN SỰ
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Theo Khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương
tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt
động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn
nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” đồng thời dựa theo Nghị quyết của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ – HĐTP ngày
08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân Sự năm 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, như vậy pháp luật pháp luật không đưa ra khái
niệm tổng quát về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ định nghĩa dưới dạng liệt kê.
Trên cơ sở xem xét, đánh giá về các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao
2


độ trong các văn bản hướng dẫn, có thể hiểu: “Nguồn nguy hiểm cao độ là những
vật chất nhất định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho
con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối”
2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường
hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do đó ngoài những đặc điểm chung thì bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ cũng có những đặc điểm riêng.
- Thứ nhất: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một
trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Tức là thiệt hại xảy ra có

nguyên nhân chính được xuất phát từ tài sản mà không phải là hành vi của con
người.
- Thứ hai: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là
trường hợp người bồi thường phải bồi thường cho người bị thiệt hại ngay cả
khi mình không có lỗi. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản với bồi thường thiệt
hại do hành vi của con người gây ra.
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trên cơ sở tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân Sự năm 2015 quy định: “Trường hợp
tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2
Điều này’’, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chính là một
trong những trường hợp tài sản gây thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là một loại trách
nhiệm dân sự về tài sản, là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử
dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do sự hoạt động tự thân của nguồn
nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả
trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không có lỗi.
Theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
3


“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ
thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy,
chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật
quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ,
vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng

thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi
thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong
việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên
đới bồi thường thiệt hại.”
II – ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
Để xác định một người có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra hay không cần phải căn cứ vào các điều kiện phát sinh
trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

4


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hoạt đông của nguồn nguy hiểm cao độ
phải có các yếu tố sau:
1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
Thiệt hại liên quan đến các nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Tuy nhiên luật quy định chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn các dấu hiệu sau:
- Thứ nhất: Thiệt hại xảy ra phải do bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc
do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Hoạt động của nguồn
nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và tự

thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại như: xe ô tô đang chạy với tốc
độ cao thì mất phanh gây ra thiệt hại, chập cháy đường dây tải điện, cháy
nổ nhà máy do trục trặc kỹ thuật.
- Thứ hai: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang
trong tình trạng hoạt động, vận hành. Trường hợp thiệt hại xảy ra khi
nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trong trạng thái không hoạt động thì
không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Thứ ba: hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có tính trái
pháp luật. Loại trừ những trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao
độ không có tính trái pháp luật như hoạt động phá dỡ các công trình xây
dựng trái phép của xe cần trục, xe ủi… khi đó có thiệt hại xảy ra nhưng sẽ
không đặt vấn đề bồi thường.
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt
hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Khoản 2 Điều 584 Bộ
luật dân sự). Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy
hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
5


2. Có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng chỉ được đặt ra khi trên thực tế đã
xảy ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người. thiệt hại có
thể hiểu là thiệt hại đã xảy ra trong thực tế, thiệt hại tuy chưa xảy ra nhưng chắc
chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Nguồn nguy hiểm cao độ với tính chất tiềm ẩn của
sự nguy hiểm nên bất cứ một lúc nào đó có thể sẵn sàng gây thiệt hại cho bất kì ai
có liên quan đến nó bao gồm cả chủ sở hữu, người vận hành và những người xung
quanh. Vì vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ có tác động vào môi trường và con
người trong quá trình vận hành, sản xuất mà gây ra sự thiệt hại.
Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với
nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với
thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo
chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những
“người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao
động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền
được bồi thường cho những người này.
Do tính chất nguy hiểm vốn có của nguồn nguy hiểm cao độ nên trong quá trình
vận hành, hoạt động có thể gây thiệt hại. Đó là những thiệt hại về tài sản, tính
mạng, sức khỏe của người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đối với
những người hoặc chủ thể khác. Các thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là
những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc
phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ.
6


3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật
của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất
yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết
quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quan điểm của triết học, nguyên nhân và kết quả luôn có mối liên hệ
nối tiếp nhau, nguyên nhân là cái đi trước, là cái sinh ra kết quả; nhưng một kết
quả có thể lại do nhiều nguyên nhân sinh ra hoặc ngươc lại. Nếu không xác định
được mối quan hệ nhân quả, là không xác định nguyên nhân gây ra thiệt hại sẽ
dễ dẫn đến các sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.

Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điểm mấu chốt quan trọng là xác
định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra. các nguyên nhân đó xuất phát từ đâu,
… khi tìm được mối quan hệ mới có thể xác định trách nhiệm bồi thường.
4. Yếu tố lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra
Lỗi là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung
của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy
định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách
xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh thiệt hại cho chủ thể khác
nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi
là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người
đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Bao gồm hai hình
thức lỗi sau đây:
- Lỗi cố ý: Một người bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi
của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó.
Nếu người này mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì
lỗi của họ là lỗi cổ ý trực tiếp. Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra
nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi của họ là lỗi cố ý gián tiếp. “Cố
7


ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vỉ của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muon hoặc không
mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.
- Lỗi vô ý: người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vô ý nếu
họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc
dù họ phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện
hành vi đó. Nếu người này cho rằng thiệt hại không xảy ra thì lỗi của họ
được xác định là lỗi vô ý cẩu thả; nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn được
thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vô ý vì quá tự tin. “Vô ý gây thiệt hại là

trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng
gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho
rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ chứng minh lỗi của
người gây thiệt hại. Tuy nhiên trong thực tế có nhiêu trường hợp khi thiệt hại xảy ra
mà không do lỗi của ai cả, do đó để đảm bảo hiệu quả quyền lợi cho người bị thiệt
hại thì điều kiện lỗi có thể không cần áp dụng. “Chủ sở hữu , người được chủ sở
hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả
khi không có lỗi trừ trường hợp do pháp luật quy định” ( khoản 3 Điều 601 Bộ luật
Dân sự 2015).
Yếu tố lỗi chỉ là căn cứ để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
chủ thể nào có lỗi trong sự quản lý, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường chứ không phải xét lỗi đối với hoạt động gây
thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. “Nếu như các trường hợp bồi thường thiệt
hại thông thường dựa trên sự suy đoán lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự suy đoán trách nhiệm đối với người có
nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ”.
8


III – VÍ DỤ MINH HỌA
1. Xây dựng tình huống
Bé A cùng bạn bè đang chơi trên vỉa hè. Cùng lúc đó, anh B đang có việc gấp, đi xe
máy qua với tốc độ 60km/h. Do bị vấp phải hòn đá trên đường nên xe bị chệch
hướng lên vỉa hè và đâm vào bé A làm bé A bị gãy chân.
2. Phân tích tình huống
Do xe máy là phương tiện giao thông vận tải cơ giới nên đây là một nguồn nguy
hiểm cao độ theo Khoản 1 Điều 601 BLDS 2015

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
trong tình huống:
- Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao
độ: trong tình huống trên, việc bé A bị gãy tay là do bị xe máy đang được
điều khiển với tốc độ cao đâm phải. Trong đó, xe máy anh B vẫn đang
trong tình trạng hoạt động, do vấp phải hòn đá nên đã rơi vào tình trạng
không kiểm soát được và anh B đã vi phạm quy định về giới hạn tốc độ
xe cơ giới di chuyển trong khu vực dân cư. Do đó đã làm xuất hiện hoạt
động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ.
- Có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: trong tình huống trên,
thiệt hại xảy ra là việc bé A bị gãy tay do bị va chạm với xe máy.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật
của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra: trong tình huống trên,
việc bé A bị gãy tay là kết quả trực tiếp từ việc bị xe máy đang chạy với
tốc độ cao và bị mất kiểm soát. Đây là hệ quả tất yếu vì nếu xe máy được
anh B điểu khiển với tốc độ vừa phải thì anh B hoàn toàn có thể kiểm soát
xe máy dù bị vấp vào đá, từ đó không xuất hiện tình huống đâm vào bé A
và không xảy ra thiệt hại.
9


- Yếu tố lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra: trong tình huống trên, anh B đã điều khiển xe máy
với tốc độ cao mà không thể biết được trước tình huống vấp phải hòn đá
dẫn đến mất kiểm soát xe máy và gây thiệt hại. Mặc dù biết chạy với tốc
độ cao như vậy là trái với quy định và dễ xảy ra tai nạn nhưng do có việc
gấp nên anh B vẫn làm và sự việc xảy ra là ngoài ý muốn. Vì vậy, anh B
đã có lỗi có thể xác định hành vi gây thiệt hại của anh B là lỗi vô ý

KẾT THÚC

Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới của công
nghiệp hóa, cơ giới hóa đã làm thế giới ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy nó cũng kéo theo sự gia tăng các tai nạn mang tính khách
quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người, đe dọa tới sự an
toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản… của các chủ thể trong xã hội. Có những sự
vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà
máy… bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi
trường xung quanh. Mặc dù con người luôn tìm mọi cách kiểm soát, vận hành nó
một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra
nằm ngoài sự kiểm soát đó. Vì vậy, các quy định của pháp luật về nguồn nguy hiểm
cao độ để xác định trách nhiệm của từng cá nhân khi có sự cố xảy ra là cực kì cần
thiết trong xã hội hiện đại.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập II, Nxb. Công an Nhân dân
2. Bộ Luật Dân sự 2015, Nxb. Lao Động
3. Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, PGS.TS Đỗ
4.

Văn Đại, Nxb. Hồng Đức
So sánh - đối chiếu Bộ luật Dân sự 2005 và 2015, Nxb. Hồng Đức

11




×