Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt độngcontent marketing trên facebook tại hệ thống anh ngữ quốc tế AMES chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 120 trang )

Đại học Kinh tế Huế

Mục Lục
Phần 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1

1.

Lí do chọn đề tài..............................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................5

Đ

Phần 2.

ại

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................5


Cơ sở lý luận về hoạt động Social Media Marketing và Content

ho

1.1.

Marketing.... .................................................................................................................5

̣c k

1.1.1.

Cơ sở lý luận về Social Media Marketing ................................................5

in

Khái niệm Social Media Marketing ......................................................5

1.1.1.2.

Các loại hình Social Media Marketing thường gặp ..............................5



1.1.2.

h

1.1.1.1.


Cơ sở lý luận về Content Marketing ........................................................6

́H

Khái niệm Content Marketing ..............................................................6

1.1.2.2.

Phân loại Content Marketing ................................................................7

́


1.1.2.1.

1.1.3.

Khái niệm về Lợi thế sản phẩm độc đáo (USP) .....................................11

1.1.4.

Khái niệm về Khác biệt hóa ...................................................................12

1.1.5.

Cơ sở lí luận về Hành vi khách hàng .....................................................13

1.1.5.1.

Khái niệm khách hàng.........................................................................13


1.1.5.2.

Khái niệm hành vi khách hàng............................................................13

i


Đại học Kinh tế Huế

1.1.6.

Một số công cụ đánh giá fanpage Facebook ..........................................14

1.1.6.1.

Fanpage Karma – so sánh trực quan ...................................................14

1.1.6.2.

LikeAnalyzer – đánh giá mức độ thành công của Fanpage ................15

1.1.7.

Mô hình nghiên cứu hành vi khách hàng trên mạng xã hội ...................16

1.1.7.1.

Lựa chọn và đề xuất mô hình nghiên cứu ...........................................16


1.1.7.2.

Quy trình của mô hình AISAS............................................................18

1.1.8.

Đ

1.2.

Những cách thức đăng bài hiệu quả nhất trên Facebook .......................21
Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................24

ại

Vai trò của hoạt động marketing trên mạng xã hội Facebook ...............24

1.2.2.

Vai trò của content marketing trong thực tế...........................................30

1.2.3.

Hành vi người tiêu dùng theo nhân khẩu học ........................................32

1.2.4.

Hành vi khách hàng trực tuyến tại Việt Nam.........................................35

1.2.5.


Thực trạng content marketing ................................................................39

1.2.6.

Một số nghiên cứu liên quan ..................................................................41

h

in

̣c k

ho

1.2.1.

́H



CHƯƠNG 2.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG FANPAGE CỦA HỆ THỐNG

́


ANH NGỮ QUỐC TẾ AMES – CHI NHÁNH HUẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CONTENT MARKETING GIAI ĐOẠN 2017 – 2018 .............................................43

2.1.

Giới thiệu tổng quan về Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES – chi nhánh

Huế…...... ...................................................................................................................43
2.1.1.

Giới thiệu về Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES ..................................44

2.1.1.1.

Lịch sử hình thành...............................................................................44

2.1.1.2.

Tầm nhìn và sứ mệnh..........................................................................45

ii


Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức........................................................................................46

2.1.3.

Các sản phẩm dịch vụ.............................................................................47


2.1.4.

Mục tiêu của các hoạt động truyền thông trực tuyến .............................47

2.2.

Khách hàng trực tuyến của HTANQT AMES – CN Huế trên mạng xã hội

Facebook. ...................................................................................................................49
2.3.

Tình hình hoạt động kinh doanh của HTANQT AMES – CN Huế trong

giai đoạn từ 01/2017 đến 12/2017..............................................................................54
Doanh thu và Lợi nhuận .........................................................................54

2.3.2.

Chi phí Marketing ..................................................................................56
Đánh giá hoạt động content marketing trên fanpage Anh ngữ AMES

ho

2.4.

ại

Đ

2.3.1.


̣c k

(Huế)……...................................................................................................................58
Thực trạng của của fanpage Anh ngữ AMES (Huế) ..............................58

2.4.2.

So sánh fanpage Anh ngữ AMES (Huế) với fanpage của các đối thủ

h

in

2.4.1.

cạnh tranh trong năm 2017.........................................................................................63



2.4.3.

Thực trạng nội dung trên fanpage Anh ngữ AMES (Huế) năm 2017....66

́H

Nội dung bài đăng ...............................................................................66

2.4.3.2.


Video ...................................................................................................71

2.4.3.3.

Sự kiện ................................................................................................72

2.5.

́


2.4.3.1.

Hiệu quả hoạt động Content Marketing đã thực hiện trên fanpage Anh ngữ

AMES (Huế) trong giai đoạn từ 15/01 đến 31/03/2018.............................................73
2.5.1.

Những hoạt động Content Marketing đã thực hiện trong giai đoạn từ

tháng 15/01 đến 31/03/2018.......................................................................................73

iii


Đại học Kinh tế Huế

2.5.1.1.

Chiến dịch Hội Xuân AMES 2018 và Vòng chung kết Rung Chuông


Vàng………… ...........................................................................................................73
2.5.1.2.

Chiến dịch Thi thử TOEIC theo định dạng đề thi mới tại AMES

Huế…………. ............................................................................................................77
2.5.1.3.
2.5.2.
2.6.

Chiến dịch Học thử tiếng Anh giao tiếp Miễn phí..............................79
Đánh giá hiệu quả hoạt động Content Marketing đã thực hiện..............84

Kết luận......................................................................................................90

Đ

CHƯƠNG 3.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CONTENT

ại

MARKETING TRÊN FACEBOOK TẠI HỆ THỐNG ANH NGỮ QUỐC TẾ
AMES - CHI NHÁNH HUẾ......................................................................................92

ho

3.1.


Phân tích ma trận SWOT cho hoạt động marketing của Trung tâm AMES

̣c k

Huế…….. ...................................................................................................................92
Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động content marketing trên Facebook

in

3.2.

h

tại HTANQT AMES – CN Huế .................................................................................94
Chiến lược Khác biệt hóa bằng Lợi thế sản phẩm độc đáo USP ...........94

3.2.2.

Đề xuất giải pháp content marketing......................................................97

́


́H



3.2.1.


3.2.2.1.

Về Nội dung ........................................................................................97

3.2.2.2.

Về Hình thức .......................................................................................98

3.2.2.3.

Về Thời gian đăng bài.......................................................................101

Phần 3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................102

1.

Kết luận .......................................................................................................102

2.

Kiến nghị .....................................................................................................103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................105

iv


Đại học Kinh tế Huế


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. So sánh Fanpage của mình với Fanpage của nhiều đối thủ......................15
Hình 1.2. Fanpage của Mediaz được LikeAnalyzer đánh giá ở mức 86 điểm. ........16
Hình 1.3. Mô hình AISAS của Dentsu. ....................................................................17
Hình 1.4. Mô hình AISAS: Attention, Interest, Search, Action, Share. ...................19

Đ

Hình 2.1. Logo của Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES...........................................43

ại

Hình 2.2. Nhân khẩu học của những người thích trang Anh ngữ AMES (Huế). .....50

ho

Hình 2.3. Nhân khẩu học của những người đã tiếp cận với nội dung trên fanpage

̣c k

Anh ngữ AMES (Huế). ..................................................................................................51

in

Hình 2.4. Nhân khẩu học của những người đã tương tác với fanpage Anh ngữ

h

AMES.............................................................................................................................52




Hình 2.5. Thời gian hoạt động trực tuyến trên Facebook của những người thích

́H

trang Anh ngữ AMES (Huế). .........................................................................................53

́


Hình 2.6. Đánh giá tổng quan fanpage Anh ngữ AMES (Huế) qua LikeAlyzer. ....62
Hình 2.7. Một số đánh giá sao của khách hàng trực tuyến trên fanpage..................62
Hình 2.8. So sánh tổng quan các chi số thống kê fanpage của các Trung tâm Anh
ngữ hàng đầu tại TP Huế (giai đoạn 01/01/2017 – 31/12/2017)....................................63
Hình 2.9. Những bài đăng thu hút được nhiều lượt thể hiện biểu tượng cảm xúc nhất
năm 2017. .......................................................................................................................67
Hình 2.10. Nội dung hiệu quả nhất trên trang Anh ngữ AMES (Huế). ...................67

v


Đại học Kinh tế Huế

Hình 2.11. Cảm xúc của bài đăng “Ưu đãi mừng khai trương cơ sở mới”. .............68
Hình 2.12. Nội dung bài đăng Thử thách Halloween của nhóm 1 học viên AMES.68
Hình 2.13. Nội dung bài đăng Thử thách Halloween của nhóm 2 học viên AMES.69
Hình 2.14. Độ dài bài viết và độ tương tác với nội dung trên fanpage Anh ngữ
AMES (Huế). .................................................................................................................70

Hình 2.15. Biểu đồ biểu diễn số liệu thống kê Facebook về các video trên fanpage
Anh ngữ AMES (Huế) giai đoạn 01/06/2017 – 31/12/2017. .........................................71

ại

Đ

Hình 2.16. Video có lượt xem nhiều nhất trong 6 tháng cuối năm 2017. ................72
Hình 2.17. Các sự kiện trực tuyến do Anh ngữ AMES (Huế) tổ chức trong năm

ho

2017................................................................................................................................73

̣c k

Hình 2.18. Nội dung bài đăng về Hội Xuân AMES 2018........................................74
Hình 2.19. Vòng chung kết cuộc thi Rung chuông vàng do AMES Huế tổ chức....75

in

Hình 2.20. Vòng chung kết cuộc thi Rung chuông vàng nhí. ..................................76

h



Hình 2.21. Nội dung bài đăng Thi thử TOEIC theo định dạng đề thi mới tại AMES
Huế. ................................................................................................................................77


́H

Hình 2.22. Video kêu gọi Đăng ký Học thử tiếng Anh giao tiếp miễn phí..............79

́


Hình 2.23. Những sự kiện nổi bật do Anh ngữ AMES (Huế) tổ chức trong giai đoạn
3 tháng đầu năm 2018. ...................................................................................................83
Hình 2.24. Tổng quan các chỉ số quản lý fanpage Anh ngữ AMES (Huế) giai đoạn
21/02 – 20/03/2018. .......................................................................................................84
Hình 2.25. Biểu đồ biểu diễn Lượng tương tác bài đăng qua các ngày trong giai
đoạn 01/02 – 31/03/2018................................................................................................85
Hình 2.26. Biến động số lượt thích trang trong giai đoạn 01/02 – 31/03/2018........85

vi


Đại học Kinh tế Huế

Hình 2.27. Những nội dung hiệu quả nhất trong 3 tháng đầu năm 2018. ................86
Hình 2.28. Những video hiệu quả nhất giai đoạn 01/02 - 31/03/2018. ....................87
Hình 2.29. Lượt xem, cảm xúc, bình luận và lượt chia sẻ của video “Học thử tiếng
Anh giao tiếp”. ...............................................................................................................88
Hình 2.30. Infographics thể hiện hiệu quả chiến dịch Thi thử TOEIC. ...................89
Hình 2.31. Infographics thể hiện hiệu quả chuỗi sự kiện Hội Xuân AMES 2018 và
Vòng chung kết cuộc thi Rung Chuông Vàng AMES Huế. ..........................................90

ại


Đ

Hình 3.1. Các nhân vật hoạt hình trong ứng dụng học trực tuyến của AMES.........96

ho

DANH MỤC SƠ ĐỒ

̣c k

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HTANQT AMES - CN Huế. .........................46

h

in
DANH MỤC BẢNG



́H

Bảng 1.1. Kết quả nghiên cứu của TNS. ..................................................................26

́


Bảng 2.1. Khách hàng của Trung tâm Anh ngữ AMES Huế. ..................................49
Bảng 2.2.Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của Trung tâm AMES Huế giai đoạn
2016 - 2017. ...................................................................................................................54
Bảng 2.3. Chi phí Marketing của Trung tâm AMES Huế giai đoạn 2016 - 2017....56


vii


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Những hoạt động digital marketing được sử dụng nhiều nhất 2016. ..32
Biểu đồ 1.2. Người dùng Việt Nam sở hữu nhiều di động hơn máy tính. ...............35
Biểu đồ 1.3. Biểu đồ hoạt động của người dùng điện thoại tại Việt Nam. ..............36
Biểu đồ 1.4. Tần suất xem video trực tuyến của người Việt Nam. ..........................37

Đ

Biểu đồ 2.1. Số người thích trang của các fanpage đào tạo tiếng Anh hàng đầu tại

ại

TP Huế............................................................................................................................64
Biểu đồ 2.2. So sánh Tỉ lệ tương tác của trang Anh ngữ AMES (Huế) với fanpage

ho

của các đối thủ................................................................................................................65

̣c k

Biểu đồ 2.3. Phản ứng trung bình trên mỗi bài đăng của trang Anh ngữ Ames (Huế)

h


in

với fanpage của các đối thủ............................................................................................66

́


́H


viii


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
AISAS – Attention, Interest, Search, Action, Share: Chú ý, Quan tâm, Tìm kiếm,
Hành động, Chia sẻ;
AIDMA – Attention, Interest, Desire, Memory, Action: Chú ý, Quan tâm, Mong
muốn, Ghi nhớ, Hành động;
CEO – Chief Executive Officer: Tổng giám đốc điều hành;
CN: Chi nhánh;

Đ

DAU – Daily Active Users: Người dùng hoạt động hàng ngày;

ại


HTANQT: Hệ thống Anh ngữ Quốc tế;

ho

IT – Information Technology: Công nghệ thông tin;

̣c k

MAU – Monthly Active Users: Người dùng hoạt động hàng tháng;

in

PR – Public Relation: Quan hệ công chúng;

h

SEO – Search Engine Optimization: Hệ thống tối ưu hóa công cụ tìm kiếm;

́


TP: Thành phố;

́H

hội, thách thức;



SWOT - Strengths, Weakness, Opportunities, Threats: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ


USP - Unique Selling Point/Proposition: Đặc điểm bán hàng độc nhất, Đặc trưng
riêng khác biệt, Lợi thế sản phẩm độc đáo;

ix


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
Ads (Advertisements/Advertising): Quảng cáo;
Apps (Applications): Các ứng dụng/phần mềm;
Content Marketing: Tiếp thị bằng nội dung;
Customer Insight: Tâm lý khách hàng;
Digital Director: Giám đốc kĩ thuật số;
Digital Marketing: Tiếp thị kĩ thuật số;

Đ

ại

Fanpage: Trang theo dõi;
Infographic (Information Graphic): Hình ảnh trực quan truyền tải thông tin;

ho

Internet: Mạng toàn cầu;

̣c k


Like: Thích; Comment: Bình luận;Share: Chia sẻ;

in

Marketer: Nhà tiếp thị/người làm tiếp thị;

h

Media Agency: Công ty quảng cáo – tiếp thị truyền thông;

́H



Online: Trực tuyến;Offline: Ngoại tuyến;

Social Media Marketing: Phương tiện truyền thông tiếp thị xã hội/Tiếp thị trên

́


mạng xã hội;
Social Networks: Mạng xã hội;
Visual marketing: Tiếp thị trực quan;
Viral Marketing: Tiếp thị bằng hiệu ứng lan tỏa;

x


Đại học Kinh tế Huế


PHầN 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, Internet và Mạng Xã hội (Social Networks) đã không còn là một điều
mới mẻ tại Việt Nam. Theo số liệu thống kêcủa We Are Social - một công ty toàn cầu
chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội, năm 2017, có khoảng 53% dân số đang
dùng Internet tại Việt Nam, tăng 6% so với năm 2016, đồng thời có khoảng 46 triệu
người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số(Nguồn: www.wearesocial.com, 07/2017).

Đ

Điều này đã cho thấy Internet và mạng xã hội đã phát triển một cách mạnh mẽ tại Việt

ại

Nam đã và đang làm thay đổi thói quen người tiêu dùng. Về bản chất, những thay đổi
đó là sự thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của con người: Từ những kênh truyền

ho

thông truyền thống như báo đài, TV,… thành những kênh trực tuyến như báo mạng,

̣c k

websites, apps,mạng xã hội như Facebook,…

in


Facebook là mạng xã hội lớn nhất hiện nay trên thế giới và có hơn 30triệu người
Việt Nam sử dụng. Trung bình mỗi người dành thời gian sử dụng Facebook khoảng 20

h

phút/ngày, 48% những người từ 18 đến 34 tuổi nghĩ đến việc check Facebook đầu tiên



khi họ thức dậy mỗi sáng(Nguồn: www.gbgroup.vn, 2017). Là một công cụ quan trọng

́H

hàng đầu của truyền thông xã hội, Facebook cung cấp khả năng truyền thông tương tác

́


và tiếp cận khách hàng số lượng lớn với tính chính xác cao và nó cũng có thể là nền
tảng cho các thương hiệu phát triển cộng đồng của mình.Tiếp thị trên Facebook đang
trở thành một xu thế tất yếu của ngành Marketing trong cuộc Cách mạng Công nghiệp
4.0, và được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Ngày nay, có đến 93% quá trình mua hàng bắt đầu với việc tìm kiếm online. Việc
tạo ra content tốt sẽ giúp tăng cường nhận thức tự nhiên với sản phẩm thông qua việc
tìm kiếm và sẻ chia trên mạng xã hội(Content Marketing Institute, 2016).Ngoài khả
năng giúp tăng cường nhận thức thương hiệu, Content Marketing còn góp phầngiúp

1



Đại học Kinh tế Huế

thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn, giúp hỗ trợ hiệu quả công cụ SEO và giúp cho
doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn với chi phí rẻ hơn.Hiểu được điều này, Hệ
thống Anh ngữ Quốc tế AMES - chi nhánh Huế, một đơn vị đào tạo Anh ngữ chuyên
nghiệp tại Việt Nam, đã và đang chú trọng thực hiện tốt hoạt động content marketing
nhằm xây dựng một thương hiệu uy tín và tạo ra giá trị tăng thêm cho các học viên theo
học.
Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES - chi nhánh Huế là một trong những hệ thống
Anh ngữ hàng đầu, có vị thế riêng so với các đối thủ khác tại thị trường thành phố Huế.

Đ

Tuy nhiên,Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES - CN Huế cũng luôn phải đối đầu với sự

ại

cạnh tranh phức tạp từ các hệ thốngAnh ngữ khác trên địa bàn. Điều này thôi thúc
HTANQT AMES - CN Huế cần phải có những chiến lược content marketing trên

ho

Facebook hoàn thiện, đúng đắn để đạt hiệu quả cao trong việc thu hút các học viên theo

̣c k

học. Đó là lý do tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt độngContent
Marketing trên Facebook tại Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES - chi nhánh Huế”.


́H



a) Mục tiêu chung:

h

in
2. Mục tiêu nghiên cứu

́


Trên cơ sở việc xem xét thực trạng fanpage Anh ngữ AMES (Huế) và đánh giá hoạt
động content marketing đã thực hiện.Từ đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiệnhoạt động
content marketing cho HTANQT AMES – CN Huế.
b) Mục tiêu cụ thể:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Social Media Marketing,Content Marketing
và hành vi khách hàng trên mạng xã hội.

2


Đại học Kinh tế Huế

 Tìm hiểu những hành vi của khách hàng trực tuyến trên internet tại Việt
Nam, từ đó đề xuất những nội dung phù hợp trên kênh truyền thông fanpage
Anh ngữ AMES (Huế).
 Phân tích, đánh giá hiệu quảhoạt động content marketing đã triển khai trên

Facebook của HTANQT AMES – CN Huế.
 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động content marketing
choHTANQT AMES – CN Huế.

Đ

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

ại

a) Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động content marketing trên Facebookcủa Hệ

ho

thống Anh ngữ Quốc tế AMES – CN Huế.
b) Phạm vi nghiên cứu:

̣c k

 Phạm vi không gian: Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES – CN Huế.

in

 Phạm vi thời gian: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ công ty trong giai đoạn

́


́H


4. Phương pháp nghiên cứu



đến31/03/2018.

h

từnăm 2015 đến hết năm 2017; dữ liệu sơ cấp thu thập, tổng hợp từ15/01

Theo kĩ thuật thu thập thông tin, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu
thu thập dữ liệu Thứ cấp và Sơ cấp.
a) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Thứ cấp:
 Nghiên cứu định tính: Thu thập và tìm hiểu các thông tin, kiến thức về
digital marketing, social media marketing và content marketing trên
Facebook thông qua các bài báo, bài viết chia sẻ trên các website; qua sách,
giáo trình, tài liệu chuyên ngành; qua các bài nghiên cứu khoa học;... Nghiên

3


Đại học Kinh tế Huế

cứu về hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị nội dung trên
Facebook và cách thức xây dựng kênh truyền thông trên Facebook hiệu quả.
 Thu thập các dữ liệu do HTANQT AMES – CN Huế cung cấp:
+ Số liệu quản lý trang fanpage Anh ngữ AMES (Huế) do Facebook
thống kê.
+ Số liệu về tình hình kinh doanh của HTANQT AMES – CN Huế.
Những số liệu này được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft

Excel 2013.

Đ

+ Các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập thông qua

ại

các phương tiện truyền thông, internet, bài báo,…

 Xử lý dữ liệu: Sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh.

ho

+ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp số liệu và thông tin thu thập được,

̣c k

chọn lọc và thống kê những thông tin cần thiết với đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập và chọn lọc thì tiến hành so

in

sánh số liệu qua từng thời kỳ xem hướng biến động của các chỉ tiêu.

h

b) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Sơ cấp:




Thu thập, quan sát các dữ liệu sơ cấp trên công cụ quản lý trang fanpage Anh ngữ

́H

AMES (Huế) do Facebook cung cấp. Các dữ liệu đó bao gồm:Số liệu được khai thác để

́


phân tích, đánh giá trên trang: Hành động trên trang, số lượt xem trang, số lượt xem
trước trang, số lượt thích trang, số người theo dõi trang, số người tiếp cận, lượt tương
tác với bài viết, số lượt xem video, số lần đề xuất trang,…
Phân tích fanpage Anh ngữ AMES (Huế) và các fanpage khác của các đối thủ cạnh
tranh thông qua các công cụ đánh giá fanpage Facebook miễn phí. Các công cụ này
đánh giá tổng quan các chỉ số hoạt động của fanpage và so sánh các chỉ số hiệu quả
giữa các trang fanpage với nhau.

4


Đại học Kinh tế Huế

PHầN 2.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1.
1.1.


CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận về hoạt độngSocial Media Marketing và Content Marketing

1.1.1.

Cơ sở lý luận về Social Media Marketing

1.1.1.1.

Khái niệm Social Media Marketing

Theo Wikipedia:Tiếp thị truyền thông xã hội là việc sử dụng các nền tảng phương

Đ

tiện truyền thông xã hội và các trang web để quảng bá một sản phẩm hoặc dịch

ại

vụ.(RetoFelix, Philipp A. Rauschnabel, Chris Hinsch, 2016).

ho

Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) có thể hiểu là các hoạt động
Marketing được thực hiện trên các kênh social (mạng xã hội) nhằm thu về các hiệu quả

̣c k

nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức của người dùng về

dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của

in

người dùng thông qua mạng xã hội (Nguồn: www.webico.vn, 2017).

h

Các loại hình Social Media Marketing thường gặp



1.1.1.2.

́H

Các hình thức tiếp thị trực tuyến trên mạng xã hội có thể được liệt kê vào các loại
như sau:

́


o Social Networks (Mạng xã hội): ví dụ như Facebook, LinkedIn, MySpace và
Twitter. Là dịch vụ cho phép bạn kết nối với những người khác về quyền lợi
và nền tảng tương tự. Thông thường, họ bao gồm một cấu hình, nhiều cách
khác nhau để tương tác với người dùng khác, khả năng thiết lập các nhóm,…
Phổ biến nhất là Facebook và Twitter.
o Bookmarking Sites (Địa chỉ dấu trang): Delicious, Faves, StumbleUpon,
BlogMarks và Diigo. Là các trang web đánh dấu trang - Dịch vụ cho phép
bạn lưu, tổ chức và quản lý các liên kết đến các trang web khác nhau và các


5


Đại học Kinh tế Huế

nguồn lực trên internet. Nhất cho phép bạn “tag” liên kết của bạn để làm cho
họ dễ dàng tìm kiếm và chia sẻ. Phổ biến nhất là Delicious và StumbleUpon.
o Social News (Tin tức xã hội): Digg, Sphinn, Newsvine.Đọc tin, bình chọn
hoặc bình luận. Là dịch vụ cho phép mọi người gửi các tin tức khác nhau
hoặc liên kết đến các bài viết bên ngoài và sau đó cho phép nó sử dụng để
“bỏ phiếu” vào các mục. Việc biểu quyết là các khía cạnh xã hội cốt lõi như
các vật phẩm được bình chọn nhiều nhất sẽ được hiển thị sự nổi bật nhất.
Các cộng đồng sẽ quyết định các mục tin tức được xem bởi nhiều người hơn.

Đ

Phổ biến nhất là Digg và Reddit.
o Media Sharing (Phương tiện chia sẻ): Flickr, Instagram, YouTube. Là các

ại

dịch vụ cho phép bạn tải lên và chia sẻ phương tiện truyền thông khác nhau

ho

như hình ảnh và video. Hầu hết các dịch vụ có tính năng xã hội khác như hồ

̣c k


sơ, cho ý kiến,... Phổ biến nhất là YouTube và Instagram.
o Microblogging (Blog ngắn): Các dịch vụ mà tập trung vào cập nhật ngắn

h

nhất là Twitter.

in

được đẩy ra cho bất cứ ai đăng ký để nhận được các bản cập nhật. Phổ biến



o Comments Blog và Forum: Diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ

́H

chức các cuộc hội thoại bằng cách gửi tin nhắn. Blog ý kiến tương tự,
ngoạitrừ chúng được gắn vào các blog và thường là trung tâm cuộc thảo luận

́


xung quanh chủ đề của bài đăng blog. Có blog và các diễn đàn phổ biến.
(Ngo Duy Khanh, 2014)
1.1.2.

Cơ sở lý luận về Content Marketing

1.1.2.1.


Khái niệm Content Marketing

Theo Wikipedia:Tiếp thị nội dung có nghĩa là thu hút và chuyển đổi khách hàng
tiềm năng thành khách hàng bằng cách tạo và chia sẻ nội dung miễn phí có giá trị. Mục
đích của tiếp thị nội dung là giúp các công ty tạo ra sự trung thành thương hiệu bền

6


Đại học Kinh tế Huế

vững và cung cấp thông tin có giá trị cho người tiêu dùng cũng như tạo ra sự sẵn lòng
mua sản phẩm từ công ty trong tương lai. Hình thức tiếp thị tương đối mới này không
liên quan đến bán hàng trực tiếp. Thay vào đó, nó tạo dựng lòng tin và mối quan hệ với
khách hàng(Le D., 2013).
Theo định nghĩa của Joe Pulizzi về tiếp thị nội dung: “Content marketing là cách
tiếp cận thị trường, thay vì gây cho khách hàng mất tập trung với những quảng cáo
không liên quan đến họ, chúng ta sẽ tạo ra những nội dung có giá trị, hấp dẫn và có liên
quan dựa trên nền tảng nhất quán từ đó theo thời gian, tạo nên nhóm khách hàng và sự

ại

2015).

Đ

thay đổi về hành vi của khách hàng mang tính lợi nhuận.”(Nguồn: Tạp chí AdAge,

ho


Theo Vincent Do, CEO của GTV SEO (2017):“Content marketing là một chiến
lược tập trung vào việc tạo và phân phối các content giá trị, liên quan và liên tục tới thị

̣c k

trường nhằm mục đích biến họ thành khách hàng và từ khách hàng sang khách hàng

in

mua lại. Loại content (nội dung) bạn chia sẻ liên quan chặt chẽ đến những gì bạn bán;
nói cách khác, bạn đang giáo dục mọi người để họ biết, thích và tin tưởng đủ để làm ăn

h

với bạn. Thay vì quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn cung cấp nội dung thực



sự hữu ích cho khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn để giúp họ giải quyết các

́


́H

vấn đề của họ đang gặp phải.”

Tóm lại, tiếp thị nội dung (content marketing) là chiến lược tiếp thị tập trung vào
việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan và nhất quán để thu hút và giữ

chân đối tượng xác định - và cuối cùng là thúc đẩy hành động của khách hàng để thu
về lợi nhuận(Nguồn: Content Marketing Institute, 2012).
1.1.2.2.

Phân loại Content Marketing

Có rất nhiều cách phân loại content marketing khác nhau. Danh sách sau đây không
phải là toàn diện, đầy đủ tất cả các loại nội dung được sử dụng trong marketing. Tuy
nhiên, sau đây là 8 dạng nội dung hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay:

7


Đại học Kinh tế Huế

1) Quote/ Meme – Trích dẫn
Trích dẫn ở đây là bạn chèn những câu trích dẫn hay hoặc vui nhộn, hài hước, tình
cảm để tạo lượt tương tấc tốt nhất trên bài viết của mình. Các câu trích dẫn visual
marketing sẽ được đặt trên những hình ảnh thu hút (background). Từ đó thu hút người
xem quan tâm tới Fanpage, cuối cùng là trở thành fan của bạn. Trích dẫn ở đây chúng
ta phân thành hai loại, rất dễ nhận diện:
 Quote: câu trích dẫn danh ngôn, tục ngữ, các câu nói nổi tiếng của người nổi
tiếng. Nó có chiều sâu về mặt ý nghĩa.

ại

Đ

 Meme: câu trích dẫn mang tính giải trí cao hơn. Các meme mang ý nghĩa
hài, bựa, vui nhộn hoặc tình cảm.


ho

Đặc điểm chung của hai dạng Trích dẫn này là chúng gây ấn tượng và đem câu nói
này vào tâm trí của người xem, khiến họ nhớ mãi. Từ đó thúc đẩy các tương tác trên

̣c k

bài viết như like, share, comment, và tag. Khả năng tương tác của loại visual content

in

này rất cao, nếu bạn chăm chỉ và chia sẻ đúng thời điểm sẽ giúp bạn tăng lượt like trên



quảng cáo.

h

Fanpage cao mà không cần phải đổ quá nhiều tiền vào chạy quảng cáo, giảm tiền chạy

́H

Để làm được Quote/Meme rất đơn giản: hình ảnh + câu nói để size lớn +logo của

(Nguồn: kyna.vn, 2016).

́



fanpage. Như vậy là được một hình ảnh trích dẫn mang thương hiệu của chính bạn

2) Video Content – Nội dung bằng video
Đây là xu hướng Marketing nổi bật nhất trong năm 2016. Các doanh nghiệp đã và
đang đầu tư vào nội dung này để vừa thu hút khách hàng, vừa có thể tạo nhận diện
thương hiệu. Chúng ta còn gọi các video giúp vừa bán vừa nhận diện thương hiệu là
viral video marketing.

8


Đại học Kinh tế Huế

Thậm chí, trên Facebook cũng ưu tiên loại quảng cáo Facebook chia sẻ thông qua
video nhiều hơn. Bạn có thể thấy khi lướt NewsFeed thì hơn 60% – 70% là chia sẻ
video. Video là dạng content tập hợp đầy đủ những gì mà người xem thích và muốn
xem: ảnh động, âm thanh, chữ, và các hiệu ứng nổi bật đa dạng. Bạn có thể tạo ra được
nhiều chủ đề hài hước, ý nghĩa, thủ thuật để chia sẻ cho người xem. Trên Facebook
dạng tương tác có hình ảnh và âm thanh đạt tỉ lệ chia sẻ trên Facebook rất cao.
Với video trên Facebook, chúng ta có rất nhiều chế độ để có thể chủ động đăng tải
trực tiếp lên Fanpage Facebook mà không cần sử dụng chia sẻ link dẫn. Hoặc với các

video khác,…

ại

Đ

video chúng ta có thể để các chế độ: tự động chạy, chèn sub, tự động chuyển sang


ho

Ngoài ra còn một dạng Visual content đang rất thịnh hành là GIF, ảnh động với các
hình ảnh lặp đi lặp lại. Những Fanpage Facebook cộng đồng rất hay dùng hình ảnh này

̣c k

để miêu tả cho một status hoặc trạng thái nào đó vui nhộn trong ngày(kyna.vn, 2016).

in

3) Hình ảnh chứa câu hỏi gợi mở

h

Nó không phải là hình ảnh trích dẫn, nó gần như là hình ảnh để dẫn đường cho bài



viết của bạn, dạng bài viết + hình ảnh trên Facebook. Câu hỏi mở dễ dàng tạo sự kích

́H

thích, khiến người xem phải suy nghĩ xem làm thế nào để trả lời câu hỏi đó. Từ đó kích

́


thích trí tò mò để người xem phải vào xem để trả lời được câu hỏi. Vô tình giữa bạn và

người xem có được một sự tương tác, dễ dàng tạo ấn tượng và phủ rộng hơn thương
hiệu của bạn(Nguồn: kyna.vn, 2016).
4) Hình ảnh thương hiệu được đăng tải đẹp mắt
Mỗi sản phẩm bạn đăng tải hình ảnh đều phải chứa hình ảnh thương hiệu, phong
cách thương hiệu để mọi người có thể nhận biết bạn ngay lập tức. Hình ảnh visual
marketing không cần quá cầu kì, đơn giản mà đẹp mắt mới mang lại giá trị cao nhất, vì

9


Đại học Kinh tế Huế

quá màu mè khiến người xem không tập trung được vào sản phẩm. Ngoài ra bạn có thể
đính kèm link rút gọn trên mạng xã hội để khuyến khích mua sản phẩm.
Để làm được điều này hãy xác định đâu là phong cách là hình ảnh mà bạn muốn
làm nổi bật. Điểm đặc trưng trong sản phẩm mà bạn muốn truyền tải là gì (cảm giác
bạn muốn mang lại cho người xem). Từ đó xây dựng bố cục hình ảnh và chụp ảnh như
thế nào để làm nổi bật và có cái nhìn rõ ràng nhất. Hãy luôn nhớ: “Đúng chủ đề – Đúng
phong cách – Rõ ràng trong nhận diện thương hiệu” sẽ tạo nên hình ảnh đậm phong
cách của thương hiệu(Nguồn: kyna.vn, 2016).

Đ

5) Infographics

ại

Đây là dạng hình ảnh + chữ phổ biến nhất cho Fanpage Facebook, có thể sử dụng

ho


để giới thiệu các tính năng sản phẩm, quá trình hình thành công ty, hay là các thủ thuật,
mẹo vặt đơn giản và dễ hiểu với hình ảnh minh họa. Đây được coi là dạng Visual

̣c k

Content có quyền lực nhất khi phân loại vào dạng visual image. Nó được áp dụng rất

in

nhiều trong facebook cho bất động sản, IT, Marketing,…

h

Tất cả thông tin bạn cần biết đều được tổng hợp đầy đủ chỉ trong một trang hình



ảnh, hoặc nhiều hình ảnh nhỏ được phân ra với câu từ ngắn gọn. Câu từ cũng không dài

́


6) Chart – Biểu đồ hoạt họa màu sắc

́H

dòng mà cô đọng nhất có thể(Nguồn: kyna.vn, 2016).

Sử dụng hình ảnh biểu đồ mô tả quá trình tăng trưởng hoặc phát triển của một sản

phẩm, dịch vụ hay xu hướng đang đi lên của thị trường. Với quá nhiều con số và biểu
đồ phức tạp đem đến khó khăn khi xem cho người xem trên Facebook, thay bằng biểu
đồ màu sắc đơn giản và rõ ràng khiến người xem vừa chú ý và tương tác được tăng
cao(Nguồn: kyna.vn, 2016).

10


Đại học Kinh tế Huế

7) Hình ảnh hướng dẫn thủ thuật – mẹo vặt đơn giản
Với các hình ảnh đơn có kèm các bước thực hiên đơn giản và ngắn gọn cũng mang
lại tương tác cao khi đăng tải trên Fanpage Facebook.
Với các dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân thường hay sử dụng hình ảnh sản phẩm
đi kèm với hướng dẫn sử dụng đơn giản tạo hứng thú và kích thích mua hàng cho
người xem. Biết cách lồng ghép thông tin đi kèm với hình ảnh sản phẩm vừa nâng cao
thương hiệu mà lại mang cho người dùng cảm giác an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm
của bạn(Nguồn: kyna.vn, 2016).

Đ

8) Sử dụng Lời kêu gọi hành động trên hình ảnh/ video (Call-to-Action)

ại

Được sử dụng rất nhiều trong các hình ảnh quảng cáo trên fanpage Facebook.

ho

Chúng dùng để kích thích và khuyến khích người đọc nhấp vào link bạn muốn chia sẻ,


̣c k

hay vào bài viết trực tiếp trên Facebook. Nó như một dạng gợi mở và hướng người
xem tới bước tiếp theo mà họ cần làm là gì khi đánh trúng nhu cầu của họ. Sử dụng các

in

hiệu ứng và font chữ đa dạng để tạo ấn tượng cho câu kêu gọi hành động mà bạn muốn

h

thu hút người xem(Nguồn: kyna.vn, 2016).



1.1.3.

Khái niệm về Lợi thế sản phẩm độc đáo (USP)

́H

U.S.P là từ viết tắt của “Unique Selling Point” hay “Unique Selling Proposition”, là

́


những thuật ngữ thường được sử dụng trong các tài liệu marketing về chiến lược khác
biệt hóa.USP được hiểu theo nghĩa chung nhất là một ưu thế khác biệt của một sản
phẩm hay thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là khái niệm về USP

được nêu ra trong cuốn sách “Khác biệt hay là chết” của Jack Trout và Steve Rivkin.
Theo Rosser Reeves, bậc thầy của hoạt động bán hàng trực tiếp, “Lợi thế Sản phẩm
Độc đáo” (Unique Selling Proposition – USP) là một thuật ngữ chính xác và ông đã
đưa ra một định nghĩa chi tiết gồm ba phần:

11


Đại học Kinh tế Huế

1. Mỗi quảng cáo phải đưa ra một lợi thế rõ ràng và khác biệt của sản phẩm
trước khách hàng chứ không phải chỉ là những từ ngữ hoa mỹ, những lời nói
khoa trương hay những kiểu trưng bày hàng hóa bắt mắt trong tủ kính. Mẫu
quảng cáo phải chuyển đến từng khách hàng thông điệp: “Khi mua sản phẩm
này, bạn sẽ nhận được lợi ích đặc biệt sau…”.
2. Lợi thế đó phải là một đặc điểm của sản phẩm mà các đối thủ cạnh tranh
không thể có. Nó phải là duy nhất – là đặc tính độc đáo của thương hiệu
hoặc một lời khẳng định về sự nổi trội của một sản phẩm mà các quảng cáo

Đ

khác không thể chỉ ra được ở sản phẩm của họ.
3. Lợi thế đó phải đủ mạnh đề có thể tác động đến số đông và có thể lôi kéo

ại

khách hàng mới đến với sản phẩm.

ho
̣c k


1.1.4.

(Jack Trout & Steve Rivkin, 2008)

Khái niệm về Khác biệt hóa

in

Trong cuốn “Định Vị Thương Hiệu” (Positioning, 1980), khác biệt có nghĩa là tự



tiềm năng.

h

khác biệt hóa dịch vụ, sản phẩm của bạn trong tâm trí của cả khách hàng hiện tại lẫn

́H

Trong cuốn “Chiến Tranh Tiếp Thị” (Marketing Warfare, 1985), khác biệt được

́


định nghĩa là dùng một ý tưởng “không giống ai” để tự bảo vệ, hoặc để tấn công bằng
lối đánh bọc hậu hay đánh du kích đối thủ canh tranh của bạn.

Trong cuốn “22 Quy Luật Bất Biến Của Marketing” (The 22 Immutable Laws of

Marketing, 1993), khác biệt có nghĩa là dùng một ý tưởng độc đáo để xây dựng một
thương hiệu.
Còn trong cuốn “Sức Mạnh Của Sự Đơn Giản” (The Power of Simplicity, 1999),
khác biệt có nghĩa là xác lập một chiến lược hướng đến sự khác biệt hóa.
(Nguồn: Differentiate or Die, Jack Trout & Steve Rivkin, 2008)

12


Đại học Kinh tế Huế

Khác biệt hóa (Differentiation) là quá trình tạo cho sản phẩm hay thương hiệu của
mình khác với sản phẩm, thương hiệu cạnh tranh nhưng có ý nghĩa đối với khách hàng.
Khác biệt hóa sản phẩm là cơ sở để định vị trong thị trường mục tiêu (Lê Quang Trực,
2014).
Khác biệt hóa là một trong những hoạt động chiến lược và chiến thuật quan trọng
nhất mà mọi công ty phải không ngừng thực hiện. Khác biệt hóa có thể áp dụng trong
một trường hợp. Chúng ta có thể khác biệt hóa mọi thứ, ngay cả những thứ thông dụng
như xi măng, đồng kim loại, lúa mì, tiền, vận tải hàng không hay bảo hiểm đường biển

1.1.5.

ại

Đ

(Theodore Levitt, 1991).
Cơ sở lí luận về Hành vi khách hàng
Khái niệm khách hàng


ho

1.1.5.1.

̣c k

Khách hàng (Customer) được hiểu là người có nhu cầu và mong muốn về một sản
phẩm. Việc mua của họ có thể diễn ra nhưng không có nghĩa mua là chính họ sẽ sử

in

dụng sản phẩm đó(Tống Bảo Hoàng, 2016).

h

Khách hàng cá nhân – Người tiêu dùng (Consumer) là người mua sắm và tiêu dùng



những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Họ là người

́H

cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là

́


một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người(Tống Bảo Hoàng, 2016).
Khách hàng tổ chức bao gồm những người mua sắm sản phẩm/dịch vụ không nhằm

cho mục đích tiêu dùng cá nhân mà để sử dụng cho hoạt động của tổ chức. Khách hàng
tổ chức phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi tổ chức của họ (Tống Bảo Hoàng, 2016).
1.1.5.2.

Khái niệm hành vi khách hàng

Theo Wikipedia: Hành vi khách hàng là lĩnh vực nghiên cứu các cá thể, tập thể hay
tổ chức và tiến trình họ sử dụng để lựa chọn, gắn bó, sử dụng, và thải hồi các sản
phẩm, dịch vụ, trải nghiệm, hay ý tưởng để thỏa mãn các nhu cầu và những tác động

13


Đại học Kinh tế Huế

mà các tiến trình này lên khách hàng và xã hội. Môn học này bao hàm kiến thức từ các
lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học, marketing và kinh tế học. Nỗ lực
để hiểu được tiến trình ra quyết định của người mua hàng, trên phương diện cá nhân
lẫn tập thể như cảm xúc chi phối hành vi mua như thế nào. Nó nghiên cứu đặc điểm
của các cá nhân mua hàng như nhân khẩu học hay tính cách và sự biến đổi trong hành
vi mua hàng cốt lõi để hiểu được mong muốn của mọi người. Môn học này cũng cố
gắng nhận định tầm ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, thể thao, xã hội, các nhóm tham
chiếu lên khách hàng một cách tổng quát (2016).

Đ

Theo James Engel, Roger Blackwell và Paul: Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ

ại


những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu,
sử dụng và loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định

ho

diễn ra trước, trong và sau các hành động đó (Tống Bảo Hoàng, 2016).

̣c k

Hiểu một cách chung nhất, hành vi người tiêu dùng là hành vi mà những người tiêu

in

dùng phải tiến hành trong việc tìm kiếm, đánh giá, mua và tùy nghi sử dụng sản
phẩm/dịch vụ mà họ kì vọng rằng chúng sẽ thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn



Một số công cụ đánh giá fanpage Facebook

Fanpage Karma – so sánh trực quan

́


1.1.6.1.

́H

1.1.6.


h

của họ(Tống Bảo Hoàng, 2016).

Fanpage Karma sẽ phân tích các tài khoản trên Twitter, Google+, Instagram,
Youtube và Pinterest, và đặc biệt là Facebook.
Fanpage Karma so sánh trực tiếp các Fanpage khác nhau và cho ra kết quả dưới
dạng biểu đồ – một hình thức nhanh chóng và trực quan. Bạn có thể nhập vào Fanpage
của bạn, và nhập thêm Fanpage của (các) đối thủ.

14


Đại học Kinh tế Huế

Hình 1.1. So sánh Fanpage của mình với Fanpage của nhiều đối thủ.
(Nguồn: Brands Vietnam, 2016)

Đ

Thời gian phân tích mặc định của Fanpage Karma là 90 ngày gần nhất, tuy nhiên

ại

bạn có thể tùy chỉnh. Fanpage Karma sẽ đo lường và so sánh Tổng quan (General) và

ho

cả các thông số cụ thể như Lượt Tương tác (Engagement), tốc độ phát triển (Growth),

Độ lặp (Frequency), thậm chí là các từ khóa được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả của

̣c k

các từ khóa đó. Từ đó, bạn có thể so sánh các thông số, những nội dung hiệu quả của

in

mình và đối thủ, từ đó, đưa ra chiến lược đúng đắn.

h

Fanpage Karma còn gửi cho bạn một báo cáo hàng tuần nếu bạn yêu cầu.



Bản Nâng cấp với 75$/ tháng sẽ phân tích nhiều thông số cụ thể, và hỗ trợ việc xuất

LikeAnalyzer – đánh giá mức độ thành công của Fanpage

́


1.1.6.2.

́H

số liệu ra Excel hoặc PowerPoint (Brands Vietnam, 2016).

LikeAnalyzer không cần thu thập Facebook Insights nhưng vẫn đánh giá được

Fanpage một cách nhanh chóng và chính xác.
LikeAnalyzer dùng thang đo điểm từ 1 – 100 để đánh giá các thông số của Fanpage
như Lượt thích (like), tốc độ phát triển (growth), Số người đang xem trang (PTAT), Độ
phản hồi (Responsiveness), loại bài đăng (Post type)… Nếu bạn thấy dấu ✓ xanh, tức
là thông số đó của bạn tốt; còn nếu thấy dấu ✗ đỏ, điều đó có nghĩa là thông số chưa

15


×