Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thảo luận tố tụng dân sự chương 7: BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.77 KB, 7 trang )

THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 7: BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ
_______________________
I. NHẬN ĐỊNH:
1. Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Nhận định này là đúng.
Căn cứ quy định tại Điều 135, BLTTDS 2015 về Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, Toà án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu đó
là các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114, BLTTDS 2015.
Do vậy, Tòa án cũng có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Tòa án có quyền tạm đình chỉ vụ án dân sự để tìm địa chỉ của bị đơn.
Nhận định này là sai.
Tòa án không có quyền tạm đình chỉ vụ án dân sự để tìm địa chỉ của bị đơn.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 214, BLTTDS 2015 về Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
việc tìm địa chỉ của bị đơn không thuộc một trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
quy định từ Điểm a đến Điểm h, Khoản 1. Mặt khác, trong đơn khởi kiện người khởi kiện phải ghi
đầy đủ, cụ thể, địa chỉ của người bị kiện (tức bị đơn) trường hợp bị đơn không có nơi cư trú ổn định,
thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú thì Tòa vẫn tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ
tục chung, tức là không được tạm đình chỉ vụ án để tìm địa chỉ bị đơn.
3. Khi có yêu cầu huỷ bỏ của các bên, Tòa án sẽ ra ngay quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời đã được áp dụng.
Nhận định này là sai.
Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 138, BLTTDS 2015 về Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, Tòa án chỉ ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các biện
pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng bởi yêu cầu của các bên và phải do chính bên yêu cầu áp dụng
đề nghị hủy bỏ. Tức là trong trường hợp biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự mình áp dụng mà
các bên có yêu cầu hủy bỏ, hoặc do một bên yêu cầu áp dụng nhưng bên yêu cầu áp dụng không đề

1



nghị hủy bỏ mà các bên khác yêu cầu hủy bỏ thì Tòa sẽ không ra ngay quyết định hủy bỏ việc áp
dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời.
4. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân
đã chết mà không có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó.
Nhận định này là sai.
Tòa án không ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân
đã chết mà không có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó.
Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 214, BLTTDS 2015 về Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi đương sự là cá nhân đã chết
mà chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ - có người kế thừa nhưng chưa xác định
được. Còn đối với trường hợp không có người kế thừa về quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ thì vụ án
vẫn được tiếp tục giải quyết và nhà nước sẽ trở thành chủ thể kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của
họ.
5. Khi nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp khi nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án đều phải ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Căn cứ theo qui định tại Điểm b và c, Khoản 2, Điều 217 BLTTDS 2015 về Đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự, khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án sẽ không ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án trong 2 trường hợp:
- Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải
quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
- Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ
rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn.
6. Tòa án có quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án để các đương sự hòa giải tiền tố tụng nhằm
đảm bảo điều kiện khởi kiện vụ án.


2


Nhận định này là sai.
Tòa án không có quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án để các đương sự hòa giải tiền tố tụng nhằm
đảm bảo điều kiện khởi kiện vụ án.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 214, BLTTDS 2015 về Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
việc các đương sự hòa giải tiền tố tụng không là một trong các căn cứ để tạm đình chỉ vụ án được
quy định tại Điểm a đến Điểm h, Khoản 1. Do vậy, Tòa án không có quyền tạm đình chỉ giải quyết
vụ án để các đương sự hòa giải tiền tố tụng. Mặt khác, hoạt động hoà giải tiền tố tụng của Uỷ ban
nhân dân hoặc hoà giải viên cơ sở không là điều kiện khởi kiện trong mọi trường hợp mà chỉ là điều
kiện trong những trường hợp pháp luật bắt buộc phải hoà giải trước khi khởi kiện.
7. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định này là đúng.
Căn cứ quy định tại Khoản 18, Điều 70, BLTTDS 2015 về Quyền, nghĩa vụ của đương sự, một
trong các quyền của đương sự là được quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án và phải
theo qui định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
8. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim
khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà
người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi
một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ
tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015 về Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, người yêu cầu
Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ
có giá do Tòa án ấn định tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp
khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114, BLTTDS 2015. Do vậy,
đối với các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp

tạm thời không phải gửi một khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá.

3


9. Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án nếu thời hiệu khởi kiện đã hết.
Nhận định này là sai.
Không phải trong mọi trường hợp Tòa án đều phải đình chỉ giải quyết vụ án nếu thời hiệu khởi
kiện đã hết.
Căn cứ quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 217, BLTTDS 2015 về Đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự, Toà án chỉ phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu thời nếu thời hiệu khởi kiện đã hết trong
trường hợp trước khi ra Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án mà đương sự có
yêu cầu áp dụng thời hiệu. Do vậy, trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng thời hiệu
thì Toà án vẫn phải giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào thời hiệu khởi kiện.
10. Nếu các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án.
Nhận định này là sai.
Nếu các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án không ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 217, BLTTDS 2015 về Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, việc các
đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau không thuộc một trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự quy định từ Điểm a đến Điểm h, Khoản 1. Do vậy, đây không là căn cứ để Toà án ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Mặt khác, nếu các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau thì
Toà án sẽ ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo Điểm a, Khoản 3, Điều 203
và Điều 212, BLTTDS 2015.
II. BÀI TẬP:
Câu 1: Bà Nguyệt cho rằng sau khi ông Vũ được UNBD cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (GCNQSDĐ) đối với lô đất thuộc thửa đất số 1320, ông Vũ đã có hành vi lấn chiếm 15 m2
đất thuộc quyền sử dụng của bà Nguyệt để làm nhà tắm, làm hầm phân và thải nước bẩn
(phân heo) qua vườn nhà bà. Sau nhiều lần hòa giải tại địa phương không thành, bà Nguyệt đã

khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ông Vũ trả 15 m2 đất và bồi thường thiệt hại vì đã có hành vi xả
thải ra vườn nhà bà. Ông Vũ cho rằng, gia đình ông sử dụng đúng với diện tích đất của mình
nên ông không chấp nhận các yêu cầu của bà Nguyệt. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án
ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Cấm ông Vũ tiếp tục thực hiện hành vi

4


xả nước thải qua vườn nhà bà Nguyệt”. Nhận xét về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời trên của Tòa án.
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên của Tòa án là không hợp lý.
Tranh chấp dân sự giữa bà Nguyệt và ông Vũ là tranh chấp về quyền sử dụng đất và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Sau khi bà Nguyệt làm đơn khởi kiện,Tòa án đã tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời theo Khoản 12 Điều 114 BLTTDS là cấm ông Vũ tiếp tục thực hiện hành vi xả thải qua
vườn nhà bà Nguyệt.
Căn cứ Điều 135 BLTTDS 2015 về Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ khi thuộc các trường tại
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 khi đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trường hợp của ông Vũ thuộc Khoản 12 Điều 114 BLTTDS, không rơi vào các căn cứ để Tòa án có
thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và bà Nguyệt cũng không có yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên Tòa án áp dụng với ông Vũ như vậy là không đúng.
Câu 2: Hợp đồng vay tài sản được ký kết giữa bà Xê và ông Tâm, sau khi hợp đồng vay hết
thời hạn mà ông Tâm không thực hiện nghĩa vụ cho bà Xê nên bà đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu
ông Tâm trả nợ cho mình. Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành hòa giải nhưng không thành,
các bên đã tự thỏa thuận với nhau, theo đó ông Tâm sẽ cắt phần đất giao cho bà Xê để trừ đi số
tiền 131.800.000 đồng đã mượn của bà. Do đó, bà Xê đã có đơn xin đình chỉ giải quyết vụ án,
bà không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết.
a. Bà Xê có quyền đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này không? Tại
sao?

Bà Xê không có quyền đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này.
Căn cứ vào quy định Điều 217 BLTDS 2015, không có trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn có đơn đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. Do đó, việc
bà Xê đề nghị Toà án đình chỉ giải quyết vụ án không là căn cứ để Toà án ra đình chỉ vụ án.
Bên cạnh đó, vụ án của Bà Xê và ông Tâm đã được các bên tự thỏa thuận với nhau, theo đó ông
Tâm sẽ cắt phần đất giao cho bà Xê để trừ đi số tiền 131.800.000 đồng đã mượn của bà. Tuy nhiên,
trước đó, Toà án đã tiến hành hoà giải nhưng việc hoà giải đã không thành. Do vậy, Toà án vẫn tiếp
tục giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự.

5


b. Tòa án có căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp trên không? Tại sao?
Trong trường hợp này, Tòa án có thể có căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án.
Xét theo nguyện vọng của nguyên đơn là bà Xê và quy định của BLTTDS 2015 về quyền quyết
định và định đoạt của đương sự thì Tòa án có thể hướng dẫn bà làm đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi
kiện, từ đó Tòa án để làm căn cứ đình chỉ vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS
2015.
Câu 3: Bà Đụa làm nghề kinh doanh xăng dầu, trong quá trình làm ăn, bà có bán cho bà Dứa
nhiều lần với hình thức gối đầu, sau một thời gian, hai bên không tiếp tục mua bán với nhau
nữa, theo giấy xác nhận nợ, bà Dứa còn nợ lại 61.847.800 đồng nên bà Đụa khởi kiện yêu cầu
bà Dứa trả số tiền nợ gốc và lãi chậm thanh toán. Vì lo ngại bà Dứa sẽ tẩu tán tài sản để trốn
tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ nên bà Đụa yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời “Phong tỏa tài sản”.
a. Bà Đụa có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp
này không? Tại sao?
Bà Đụa có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 111, BLTTDS 2015 về Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm
thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, tài

sản để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Trong trường hợp này, bà Đụa là
nguyên đơn nên có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ở đây là biện pháp
phong tỏa tài sản nhằm bảo vệ tài sản, tránh việc bà Dứa sẽ tẩu tán tài sản để trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ trả nợ.
b. Bà Dứa có quyền gì đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nêu
trên?
Căn cứ vào quy định tại Điều 140, BLTTDS 2015 về Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đương sự có
quyền khiếu nại Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời. Do vậy, trong trường hợp này, bà Dứa có quyền khiếu nại đối với quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án và việc khiếu nại này phải được thực hiện trong

6


thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày bà Dứa nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời của Toà án.
Câu 4: Sau một thời gian chung sống, do mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân, bà Trang có
đơn khởi kiện ra Tòa xin ly hôn, yêu cầu giải quyết về nuôi con chung và phân chia tài sản
chung. Trong thời gian giải quyết vụ án ly hôn, ông Vinh bị tạm giam để điều tra về hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nên Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án. Nhận xét về hành vi tố tụng nêu trên của Tòa án.
Hành vi tố tụng của Tòa án trong trường hợp trên là hợp lí và đúng theo qui định của pháp luật hiện
hành.
Căn cứ qui định tại điểm d khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 về Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự, trong thời gian giải quyết vụ án ly hôn, ông Vinh bị tạm giam để điều tra về hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Theo quy định trên cần phải đợi kết quả giải quyết vụ án mà
ông Vinh đã bị tạm giam trước mới giải quyết được vụ án ly hôn sau. Do vậy, trường hợp này Tòa án
cấp sơ thẩm đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là hợp lí và đúng luật định.


7



×