Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Sơ đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.99 KB, 19 trang )

Sơ đồ tư duy


Tác giả Tony Buzan



Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy).



Sơ đồ tư duy giúp luyện tập trí não.

Ông nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ; tìm ra quy luật khi xây dựng sơ đồ gồm nhiều
nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống.


8/19/18

Khái niệm
 Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức
ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý
chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp
việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết

3


8/19/18

Bản đồ tư duy




Nghĩa của cụm từ BĐTD không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lí mà
BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết
hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo
mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ
thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các
cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới
dạng BĐTD theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng
tạo của mỗi người

4


8/19/18

Ưu điểm của sơ đồ tư duy






Dễ nhìn, dễ viết.
Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS
Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.

5



Mục tiêu

 Sử dụng trong dạy và học mang lại hiệu quả cao.
 Phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp.
 Học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “ vẹt”.


Tác dụng đối với học sinh

 Phù hợp với tâm sinh lí học sinh
 Đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa
kiến thức.


Sơ đồ tư duy phục vụ với 3 mục đích

 Tìm hiểu những gì ta biết, giúp xác định những khái niệm then chốt, thể hiện mối liên
hệ giữa các ý tưởng và lập nên một mẫu có nghĩa từ những gì ta biết và hiểu, do đó
giúp ghi nhớ một cách bền vững.

 Trợ giúp lập kế hoạch cho một hoạt động hoặc một dự án thông qua tổ chức và tập
hợp các ý tưởng và thể hiện mối liên hệ giữa chúng.

 Trợ giúp đánh giá kinh nghiệm hoặc kiến thức thông qua quá trình suy nghĩ về những
yếu tố chính trong những gì đã biết hoặc đã làm.


 Trong sơ đồ tư duy, học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và
thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó,

cùng với việc hình thành được kiến thức, các kĩ năng tư duy ( đăc biệt kĩ năng tư duy
bậc cao) của học sinh cũng được phát triển.

 Với việc lập sơ đồ tư duy, học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần
phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của
mình. Và điều quan trọng hơn là học sinh học được một quá trình tổ chức thông tin, tổ
chức các ý tưởng.




8/19/18

Sơ đồ tư duy sẽ giúp:

1. Sáng tạo hơn
2. Tiết kiệm thời gian
3. Ghi nhớ tốt hơn
4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5. Phát triển nhận thức, tư duy, …

10




8/19/18

11



Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học





Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “sơ đồ” cùng với dẫn
dắt của GV để các em làm quen.
Tập “đọc hiểu” SĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào SĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình
được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức.
Hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD.
Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại
có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn

12


Cách ghi chép trên SĐTD
 Nghĩ trước khi viết.
 Viết ngắn gọn
 Viết có tổ chức
 Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này
cần)

13





8/19/18

14




8/19/18

Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD

 Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
 Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
 Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.

15


Một số gợi ý khi tạo bản đồ tư duy
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề.
Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta
sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào
chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
3. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh
cấp một,…. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau.
4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong.
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng
sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với đường thẳng

7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm


Cách tiến hành


Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm/ chủ đề/ nội dung
chính.



Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính
(thường tô đậm nét).



Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa / tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến
nhánh chính ( trên các nhánh có thêm các kí hiệu hay hình ảnh cần thiết)



Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm/ nội dung/ vấn đề liên quan luôn được kết nối với nhau. Chính sự
liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về khái niệm/ nội dung/ chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ
ràng


Một số lưu ý khi tổ chức DH sơ đồ tư duy

 Học sinh cẫn được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy: sơ
đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ/ một phần…


 Giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ ( thấy được quan hệ giữa từ
khóa với các từ khóa thứ cấ hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ).

 Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ.


Tóm tắt

 Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong các bài học, môn học và các cấp học, với các mức
độ và nội dung khác nhau.

 Để đảm bảo sơ đồ tư duy phát huy được tác dụng giúp cho học sinh phát triển tư duy,
ghi nhớ kiến thức một cách cụ thể, chính xác theo cấu trúc trật tự logic của vấn đề/ nội
dung/ chủ đề, giáo viên cần chuẩn bị nội dung và hệ thống các câu hỏi khơi gợi để học
sinh động não phát triển bổ sung ý kiến.

 Giáo viên là người hướng dẫn, học sinh là chủ thể hoạt động, tìm kiếm và phát hiện
kiến thức mới trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã có của mỗi học sinh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×