Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận cao học triết những tư tưởng cơ bản trong học thuyết kiêm ái của mặc tử ý nghĩa trong xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.96 KB, 17 trang )

Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

1

A. MỞ ĐẦU
Trung Quốc cổ đại là một trong những quốc gia có nền văn minh hình
thành sớm nhất và rực rỡ nhất trên thế giới. Theo tiến trình phát triển của lịch
sử, Trung Hoa đã để lại nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực khác
nhau, trong đó có triết học.
Có thể nói, lịch sử triết học cổ đại Trung Quốc đã lưu truyền cho kho
tàng tri thức của nhân loại nhiều học thuyết giá trị. Học thuyết “Kiêm ái” của
Mặc Tử là một trong những học thuyết điển hình mang tính chính trị xã hội
lớn ở Trung Quốc thời kỳ Xuân thu chiến quốc. Đó là thời kỳ lịch sử đánh dấu
sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ chuyển sang chế độ phong kiến, mâu
thuẫn xã hội sâu sắc, nội chiến kéo dài làm đời sống nhân dân cực khổ.
Là một quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam chịu ảnh hưởng
không nhỏ của những tư tưởng triết học Trung Quốc, trong đó có việc hình
thành, xây dựng con người. Đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới, đất nước ta
đang nỗ lực sánh vai cùng bạn bè năm châu về mọi mặt thì vấn đề xây dựng
con người mới được đặc biệt chú trọng. Nó đòi hỏi phải dựa trên những nền
tảng tư tưởng truyền thống như Nho gia, Mặc gia, đạo Phật… Ở mỗi học
thuyết, tôn giáo chúng ta đều cần chọn lọc những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù
hợp với cuộc sống của con người. Trong 10 nội dung lớn của Học thuyết Mặc
Gia (bao gồm: Thượng Hiền, Thượng Đồng, Tiết dụng, Tiết táng, Phi lạc, Phi
mệnh, Thiên chí, Minh quỹ, Kiêm ái, Phi công), học thuyết “Kiêm ái” đề cập
đến tư tưởng của Mặc Tử về tình yêu thương đồng cùng với người dân trong
thời buổi loạn lạc. Do vậy nó mang tư tưởng nhằm xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc, đưa xã hội đi lên xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với
con người. Với lý do này tôi lựa chọn đề tài tiểu luận: “Những tư tưởng cơ
bản trong học thuyết "Kiêm ái" của Mặc Tử - Ý nghĩa trong xây dựng con
người mới ở Việt Nam hiện nay”.


Tiểu luận gồm các phần chính:
Phần 1: Mặc Tử và hoàn cảnh ra đời của học thuyết “Kiêm ái”.
Phần 2: Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử
Phần 3: Ý nghĩa của tư tưởng “Kiêm ái” đối với việc xây dựng con
người mới ở Việt Nam hiện nay.


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

2

B. NỘI DUNG CHÍNH
I. MẶC TỬ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA HỌC THUYẾT
“KIÊM ÁI”
1. Thân thế, sự nghiệp của Mặc Tử
Trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại vào cuối thời Xuân
Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện một trường phái triết học lớn, cùng với Nho
gia, Đạo gia cùng thống trị đời sống tinh thần nhân dân thời kỳ này, đó là
trường phái triết học Mặc gia. Người sáng lập ra trường phái triết học Mặc gia
với học thuyết “ Kiêm ái” nổi tiếng được coi là “kẻ thù” của Khổng giáo, đó
là Mặc Địch, hiệu xưng Mặc Tử. Tư tưởng của Mặc Gia là kiêm ái. Chủ
trương của kiêm ái là "Thiên hạ giai bạch, duy ngã độc hắc, phi công mặc
môn, kiêm ái bình sinh" (có nghĩa: Thiên hạ đều mê, chỉ mình ta tỏ, mặc môn
chủ trương không dùng vũ lực, cả đời yêu thương con người). Học thuyết này
được bảo vệ và phát triển bởi các triết gia hậu Mặc vào thế kỷ thứ IV - III
trước công nguyên, với tư tưởng nổi bật nhất về lôgic và nhận thức luận trên
cơ sở duy vật của họ.
Cuộc đời và sự nghiệp của Mặc Tử có nhiều cách xác định khác nhau,
tuy nhiên đều cho rằng Mặc Tử sinh vào khoảng giữa thời Khổng Tử và Mạnh
Tử, hay vào khoảng giao thời giữa Xuân Thu và Chiến Quốc (khoảng 478 392 trước CN). Mặc Tử ừng làm thợ đóng xe, sau được thăng lên giới “sĩ”,

cũng có lúc làm quan Ðại phu. Thuở còn trẻ ông từng theo học Nho gia, sau
đó bỏ Nho rồi đề xướng Mặc học, đối đầu gay gắt với Nho học. Các đệ tử của
Mặc Tử phần lớn xuất thân từ hạ tầng xã hội, toàn những người khắc khổ và
gan dạ, cùng theo ông sinh hoạt thành đoàn thể hơn một trăm người. Họ chủ
trương sống tự túc bằng lao động và cho rằng “không lao động mà hưởng thụ
là bất nhân phi nghĩa”. Về sau, các đệ tử ghi lại lời của thầy làm thành bộ Mặc
Tử gồm 71 thiên. Mặc Tử là người sáng lập Mặc gia - một trong sáu hệ phái
triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, nổi sáng ở thời Chiến Quốc, sang đến đời
Hán thì chấm dứt, nhưng đến cuối đời Minh, đầu đời Thanh lại được phục


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

3

hưng. Ông là người thuộc tầng lớp bình dân, sản xuất nhỏ. Từ chỗ cảm thông
và lo âu với lớp dân nghèo khốn khổ, ông chủ trương theo Hạ Lễ, kêu gọi
thực hành thuyết “kiêm ái”, xem đó là phương sách cứu cánh xã hội Trung
Hoa thời Xuân Thu - Chiến Quốc từ hỗn loạn, suy vong đến thái bình thịnh
trị. Thuyết “Kiêm ái”- chủ thuyết đạo đức cơ bản của Mặc Tử, với tư tưởng
chủ đạo là khởi xướng và xây dựng tình yêu thương con người, tình đồng loại,
hàm chứa những giá trị nhân bản sâu sắc, quyện bền vào tâm thức của con
người từ nhiều thế hệ.
Mặc Tử kịch liệt phê phán những nội hàm đạo đức và xã hội trong tư
tưởng của Khổng Tử, dựa trên cơ sở rằng Khổng Tử khích lệ mối quan tâm cá
biệt cho gia đình, thân tộc của mỗi người, gây nhiều thương tổn cho cảm giác
phổ quát của loài người về thiện chí. Mặc Tử tuyên bố rằng lòng trung thành
ưu tiên cho gia tộc - thân thân: thân yêu người thân - là cội rễ của cái ác. Ông
tìm cách thay thế nó bằng quan điểm xã hội hòa hợp dựa trên “kiêm ái: yêu
hết thảy mọi người”, một học thuyết làm nảy sinh cảm giác thiết thực về phúc

lợi của toàn thể xã hội.
Là một tư tưởng gia vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Mặc Tử cũng
có chủ trương tư tưởng chính thể, thể hiện phân tán ở các thiên: Kiêm ái (yêu
tất cả mọi người), Thượng hiền (coi trọng người hiền), Phi công (phản đối
chiến tranh), Phi nhạc (phản đối âm nhạc thái quá), Tiết dụng (tiết kiệm trong
tiêu dùng), Tiết táng (tiết kiệm trong lễ tang), Thiện chí (bàn về chí của trời),
Minh quỷ (làm rõ lễ thờ quỷ thần)... chỉ rõ tính cách của giai cấp tiểu sinh sản
vì vậy mà Mặc Tử trở thành nhà đại biểu tư tưởng và phát ngôn viên cho tầng
lớp nhân dân lao động trong xã hội. Tập sách về “Mặc Tử” ngày nay thể hiện
tư tưởng triết học của ông đi theo một dòng phái triết học đồng nhất, đồng
thời biểu hiện thành một hình thái ý thức giai cấp xã hội đồng nhất.
Thế giới quan của Mặc Tử cơ bản là duy tâm và hữu thần. Song Mặc Tử
đã bài bác lại học thuyết “thiên mệnh” và mọi người đều có quyền lợi như
nhau đối với việc thờ cúng quỷ thần, bình đẳng trước quyền lợi về tín ngưỡng


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

4

tôn giáo, đó là sự phản ánh nhu cầu đòi quyền bình đẳng xã hội của giai tầng
mà ông đại diện.
Bên cạnh đó, thời Mặc Tử sống, Lão giáo được phát triển rất mạnh. Do
vậy quan điểm của Mặc Tử không chỉ đối lập với Nho gia mà còn đối lập với
tư tưởng tự nhiên chủ nghĩa, “vô vi” phóng túng của Đạo gia. Tư tưởng trung
tâm của Mặc Tử là “kiêm ái” như một công cụ hữu hiệu nhất để chống lại đạo
đức Nho gia.
2. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “Kiêm ái”
2.1. Về kinh tế - xã hội
Năm 771 trước công nguyên Chu Bình Vương lên ngôi đưa xã hội

Trung Quốc bước vào thời kỳ đặc biệt, đó là thời kỳ Xuân Thu. Ở thời kỳ này,
nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt.
Tiền tệ đã xuất hiện, trong xã hội hình thành một tầng lớp thương nhân giàu
có và ngày càng có thế lực gây nhiều ảnh hưởng đối với chính trị đương thời.
Chính việc xuất hiện tầng lớp này đã tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu giai cấp
xã hội, dần dần xuất hiện một loại quý tộc mới với thế lực ngày càng mạnh,
tìm cách tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ.
2.2. Về chính trị
Ở thời kỳ này tầng lớp quý tộc tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
Người dân ngoài việc phải tham gia các chiến trận chinh phạt của các lãnh
chúa còn phải chịu sưu thuế, phu phe và lao dịch nặng nề. Cùng với đó là
gánh nặng của thiên tai và nạn trộm cướp hoành hành khắp nơi làm cho đời
sống nhân dân ngày càng thêm cực khổ. Dân lưu vong đầy rẫy, ruộng đồng
thì bị bỏ hoang. Trong nước xuất hiện những trung tâm, tụ điểm mà ở đó “kẻ
sĩ bàn ngang” hay “bàn việc nước. Hầu hết họ đều đứng trên lập trường giai
cấp mình mà phê phán trật tự xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai và tranh
luận, phê phán, đả kích lẫn nhau. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “bách gia
chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng).
Học thuyết triết học “kiêm ái” của Mặc Tử đã ra đời trong hoàn cảnh này, nó


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

5

phản ánh một phần những tư tưởng, tình cảnh và những yêu cầu của tầng lớp
nông dân bị bóc lột, thống trị nặng nề trong xã hội.
II. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT
“KIÊM ÁI” CỦA MẶC TỬ
1. Quan điểm chính trị xã hội

Quan niệm của Mặc Tử cho rằng muốn cho thế giời hòa bình và nhân
dân khang lạc thì chúng ta không những cần có thượng đế trên trời mà còn
cần có thượng đế ở trần gian. Ông phê phán kịch liệt những nội hàm đạo đức
và xã hội trong tư tưởng của Khổng Tử, dựa trên cơ sở rằng Khổng Tử khích
lệ mối quan tâm cá biệt cho gia đình, thân tộc của mỗi người, gây nhiều
thương tổn cho cảm giác phổ quát của loài người về thiện chí. Mặc Tử tuyên
bố rằng lòng trung thành ưu tiên cho gia tộc - thân nhân, thân yêu người thân là cội rễ của cái ác. Ông tìm cách thay thế nó bằng quan điểm xã hội hòa hợp
dựa trên kiêm ái (yêu hết thảy mọi người), một học thuyết làm nảy sinh cảm
giác thiết thực về phúc lợi của toàn thể xã hội.
Khác với Khổng Tử kỳ vọng người dân sống thuận theo tôn ti trật tự
của xã hội, thì Mặc Tử muốn họ tránh hết những thứ đó vì chúng gây bất lợi
cho người khác, và ông đề ra một hình thức nhân ái khác với Khổng Tử.
Khổng Tử dạy rằng “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân: Ðiều gì mình không muốn
ai làm cho mình thì mình đừng làm cho ai”, còn Mặc Tử dạy rằng “Ái nhân
nhược ái kỳ thân: yêu người như yêu thân mình”, và “Vi bỉ do vi kỷ dã: Vì
người khác cũng như vì mình”. Ông cổ vũ con người nên hành động để tạo
phúc lợi cho xã hội như một toàn bộ và rằng điều đó có hàm ý mọi người nên
giúp đỡ nhau trong tinh thần vô phân biệt.
Về chính trị, Mặc Tử tin rằng chỉ nên đề cử vào vai trò cai trị những kẻ
biết và hiểu rõ người dân thường. Về mặt thực tiễn, Mặc Tử chủ trương lối
sống tiết kiệm, thanh đạm, gần như khắc khổ; ông đặc biệt phê phán việc
hoang phí tài nguyên cho các nghi lễ ma chay tống táng. Ðáp lại chủ trương
ấy, Nho gia tuyên bố rằng nếu không có quốc chủ và không có phụ mẫu tức là


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

6

loài người trở lại như chim muông thuở hồng hoang, và rằng ta phải yêu

thương kẻ ở sát bên ta trước khi có thể phát triển tình yêu thương đó tới
những kẻ ở quá xa ta.
Trên bình diện triết học chính trị, Mặc Tử đã đưa vào một số nguyên tắc
quan trọng nhằm tạo thế cân bằng giữa hai cực đoan gây ra bởi Nho giáo
truyền thống chủ nghĩa và Ðạo giáo cá nhân chủ nghĩa. Ở đây, Mặc Tử thiết
lập cơ sở cho thể chế dân chủ, kinh tế thị trường tự do và chủ nghĩa thiết thực.
Ðặc điểm cốt lõi trong tư duy của Mặc Tử là niềm tin rằng người dân thật sự
hiểu rõ cái gì tối ưu cho họ, và ta không cần phải nhờ vào truyền thống mới
có thể phát hiện những gì được dân chúng chấp nhận công khai.
2. Nội dung học Thuyết “Kiêm ái”
2.1. “Kiêm ái” là yêu thương tất cả mọi người không phân biệt đẳng
cấp, sang hèn
Có thể hiểu về “Kiêm ái” trong học thuyết của Mặc Tử: “Ái” là “nhân”,
“kiêm” là “nghĩa”, “kiêm ái” là “nhân nghĩa”. Cho nên khi thực hiện được cái
đức căn bản ấy sẽ làm cho đạo đức luân lý xã hội trở nên tốt đẹp và người ta
có thể đạt được tất cả những phẩm chất đạo đức khác như huệ, trung, từ, hiếu,
kính đễ…, người người no đủ, nhà nhà hạnh phúc, quốc gia yên lành, thiên hạ
bình trị. Tuy nhiên, “kiêm ái” trong quan điểm của Mặc Tử không chỉ là con
người yêu thương những người thân với mình, gần với mình, mà nó còn có
một bước phát triển cao hơn đó là mọi người trong xã hội đều yêu thương
nhau.
“Vì sao phải yêu thương nhau? Theo Mặc Tử, căn nguyên của sự chiến
tranh hỗn loạn là do không yêu thương nhau, hiềm thù nhau mà ra. Ông nói:
“Thử xét loạn ở đâu ra? Ở chỗ không biết yêu nhau mà ra. Tôi con không hiếu
với vua cha, gọi thế là loạn. Con chỉ yêu mình không yêu cha, cho nên mới
làm thiệt cha để lợi cho mình, em chỉ yêu mình không yêu anh, cho nên mới
làm thiệt anh để lợi cho mình. Bề tôi chỉ yêu mình không yêu vua, cho nên
mới làm thiệt vua để lợi cho mình, thế gọi là loạn. Dẫu đến cha không thương



Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

7

con, anh không thương em, vua không thương bề tôi, cũng là những điều
thiên hạ vẫn gọi là loạn. Cha chỉ yêu mình không yêu con, cho nên mới làm
thiệt con để lợi cho mình; anh chỉ yêu mình không yêu em, cho nên mới làm
thiệt em để lợi cho mình; vua chỉ yêu mình không yêu bề tôi, cho nên mới làm
thiệt bề tôi để lợi cho mình. Dẫu đến kẻ trộm giặc thiên hạ cũng vậy. Kẻ ăn
trộm chỉ yêu nhà mình không yêu nhà khác, cho nên mới ăn trộm nhà khác để
làm lợi cho nhà mình; kẻ làm giặc chỉ yêu thân mình mà không yêu thân
người, cho nên mới hại người khác để làm lợi cho thân mình… Dẫu đến các
quan đại phu làm loạn nhà nhau, các nước chư hầu đánh lẫn nước nhau cũng
vậy. Các quan đại phu đều yêu nhà mình không yêu nhà khác, cho nên mới
làm loạn nhà khác để làm lợi nhà mình; các nước hầu đều yêu nước mình
không yêu nước khác, cho nên mới đánh nước khác để làm lợi cho nước
mình. Các vật gây loạn cho thiên hạ đều thế thôi”.
Vì vậy, để giải cứu cho cảnh hỗn loạn của xã tắc, sự tranh cướp nhau,
làm hại nhau, bắt nạt nhau, khinh rẻ, lừa phỉnh nhau thì con người phải từ bỏ
cái “biệt”, cấm chỉ thù ghét nhau, khuyến khích yêu thương nhau. Ở thiên
Kiêm ái thượng, Mặc Tử nói: “Nếu như thiên hạ gồm cùng yêu nhau, ai ai
cũng yêu cha anh và vua như yêu thân mình, ghét làm những điều bất hiếu,
coi con em và bề tôi như yêu thân mình, ghét làm những điều bất từ, thì sự bất
hiếu, bất từ sẽ không còn nữa. Còn có trộm giặc nữa chăng? Đã coi nhà người
như nhà mình, thì ai ăn trộm? Đã coi thân người như thân mình, thì ai làm
giặc? Đã coi nước người như nước mình thì ai đánh nhau? Cho nên cái nạn
làm loạn nhà nhau, chư hầu đánh lẫn nước nhau sẽ không còn nữa. Nếu như
thiên hạ đã gồm yêu nhau, nước nọ với nước kia không đánh lẫn nhau, nhà nọ
với nhà kia không làm loạn nhau, trộm giặc không có, vua tôi cha con đều
hiếu từ, như thế thì thiên hạ trị. Cho nên, thánh nhân làm việc cai trị thiên hạ,

không thể không cấm chỉ sự ghét nhau và khuyến khích sự yêu nhau”.


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

8

2.2. Mối quan hệ giữa “kiêm” với “lợi”
Theo Mặc Tử, tiêu chí để xem xét xã hội có thực sự “kiêm ái” hay
không phải dựa trên “lợi”. “Kiêm ái” là cái quyết định bộ mặt đạo đức của xã
hội, vậy nó là “lợi”. Và “lợi” phải luôn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ
với “nhân” và “nghĩa”. Nếu như ở Nho gia của Khổng Tử, “lợi” là cái gì đó
hoàn toàn đối lập với “nhân”, “nghĩa” thì ở Mặc Tử “lợi” lại gắn bó không
tách rời với hai phạm trù này. Về “nhân”, Mặc Tử nói “người nhân làm việc
gì cũng mang lấy cái lợi, trừ cái hại cho thiên hạ. Về “nghĩa”, Mặc Tử nói
thiên hạ có lợi thì thịnh trị, có lợi là có nghĩa, vô nghĩa thì xã hội sẽ loạn . Do
vậy “lợi” luôn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với thiên hạ. Ông cho
rằng kiêm ái là cái đạo của thánh nhân, bậc quân vương, đại phu nhờ nó mà
yên ổn, đời sống nhân dân nhờ nó mà no đủ. Thi hành nó thì vua chúa ắt có
lòng huệ, bề tôi ắt có lòng trung, cha mẹ ắt có lòng từ, con ắt có lòng hiếu,
anh ắt có lòng thương em, em ắt có lòng kính anh… Kiêm ái là đạo của thánh
nhân mà là cái lợi của muôn dân.
Sự yêu thương nhau sẽ loại trừ tai họa cho thiên hạ. Ví như kẻ sĩ thực
hành “Kiêm ái” trở thành cao sĩ trong thiên hạ là “vì thân bạn như thân mình”,
họ “thấy bạn đói thì cho ăn, rét thì cho mặc, ốm đau thì thăm nuôi, chết thì
chôn cất”. Hoặc, vua thực hành kiêm ái “trước phải vì thân muôn dân, sau
mới vì đến thân mình… là bậc minh quân trong thiên hạ. Thực hành “Kiêm
ái” còn làm cho “những người già nua không vợ con, có kẻ hầu nuôi cho trọn
tuổi thọ, những kẻ nhỏ yếu mồ côi không cha mẹ, có chỗ nương tựa cho lớn
cái thân”… “Kiêm ái” mang lại cái lợi cho người thực hành nó và cho người

khác, cho xã hội, đó là công lợi – “làm lợi cho hết thảy mọi người như nhau”
và cuối cùng, cái lợi lớn nhất là quốc thái dân an, thiên hạ thái bình thịnh
vượng. “Kiêm ái” phải vì công lợi và công lợi chính là tiêu chí để xét xã hội
có thực sự “Kiêm ái” hay không. Đó chính là chủ trương dùng “kiêm tương
ái, giao tương lợi” thay thế cho “biệt tương ố, giao tương tặc” của Mặc Tử.


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

9

Yêu thương, làm lợi cho cả thiên hạ - lý tưởng mà “Kiêm ái” vạch ra quả là có ý nghĩa và công dụng to lớn, nhưng liệu nó có thực hành được
chăng trong cái xã hội tranh đoạt khốc liệt từng ngày “đánh nhau giành đất
thây chết đầy đất, đánh nhau giành thành thây chất đầy thành” thời đó? Mặc
Tử biện thuyết rằng: Nâng núi Thái Sơn vượt Hoàng Hà, Tế Thủy phải mất
bao nhiêu là sức lực! Xưa nay chưa ai làm nổi! Việc yêu thương giúp đỡ lẫn
nhau hoàn toàn khác cái đó. Tứ vị thánh nhân xưa như Hạ Vũ, Thang Thương,
Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương đều đã từng làm, cho nên yêu thương giúp
đỡ lẫn nhau không phải là không làm được. Ví như vua Vũ nhà Hạ tự thân
cầm sọt, cuốc, dẫn dân chúng đi chống lũ, khơi thông sông ngòi, nối liền các
sông ngòi. Ông đã vượt trăm sông nghìn núi, mưa gió dầm dề, gió thổi dựng
tóc, đi đến mức teo hết các cơ đùi, lông chân trơ trụi hết. Hoặc như Thang
vương khấn cầu Thượng đế miễn trừ tai họa cho chúng sinh, xin nhận hết tội
lỗi về thân mình…
Theo Mặc Tử, thực hành “Kiêm ái” không có gì khó cả, vấn đề là ở chỗ
các bậc bề trên, bậc quân vương có muốn làm hay không. Ông nói: “Ngay cả
đánh nhau giành thành, tự giết mình để giữ danh tiếng, đó là việc làm trăm họ
đều cho là khó nhưng khi vua đã muốn thì bề tôi vẫn làm được, huống hồ
thương yêu nhau, làm lợi cho nhau chẳng giống đánh thành, giết mình. Yêu
người thì người yêu lại mình. Làm lợi cho người thì người làm lợi cho mình.

Cái đó đâu có khó. Chỉ vì các bậc bề trên không muốn đưa nó thành việc
chính sự, kẻ sĩ không muốn đưa nó thành một đức hạnh nên mới không thực
hiện được mà thôi”. Ở đây, “Kiêm ái” phải trở thành đạo lý trước hết của bậc
thánh nhân, vì nó quyết định đến trị hay loạn của thiên hạ. Đây là tư tưởng rất
có ý nghĩa của Mặc Tử, thông qua các bậc quân vương, mượn chính trị làm
phương tiện để truyền bá và thực hành “Kiêm ái”.
2.3 Quan điểm về thiên mệnh quỷ thần
Về tri thức luận, Mặc Tử là người duy nghiệm chủ nghĩa. Vì vậy ông
còn phê phán Khổng Tử về việc không tin vào quỷ thần, tiêu phí tiền bạc vào


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

10

cúng tế và ủng hộ tôn ti trật tự. Ông muốn đặt sang một bên cái gọi là tôn
trọng cổ truyền và thế giá để bắt đầu nhìn vào xã hội trên căn bản lý trí. Ông
lập luận rằng vì mọi người đều bình đẳng trong con mắt của trời, do đó chúng
ta nên yêu thương nhau một cách bình đẳng. Song lập luận đó về sau cũng
chính ông cho là xúc phạm tới toàn bộ cảm xúc nhân tính.
Ông nói người dân hiểu rõ cái gì có lợi cho họ và cái gì có hại cho họ.
Vì thế, điều chân chính phải làm chính là đáp ứng được cái thiện chung. Do
đó, sự thăng tiến của người dân nên đặt cơ sở trên công trạng của họ chứ
không nên tùy thuộc vào dòng dõi của họ. Và nên lấy các thiện ích chung
cùng sự đồng thuận của xã hội về chúng làm nguyên tắc cai trị đất nước.
III. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG “KIÊM ÁI” ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng về con người mới ở Việt Nam hiện nay
Trong công cuộc đổi mới ở đất nước ta hiện nay, bên cạnh những thành
tựu lớn, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang ngày một bộc lộ rộ rõ và ảnh

hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội, gây cản trở sự phát triển
kinh tế – xã hội bền vững cũng như sự hình thành, phát triển các chuẩn mực
con người mới xã hội chủ nghĩa. Thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử với những giá
trị nhất định có thể góp phần vào việc khắc phục mặt trái về con người xã hội
mới.
Cụ thể, việc đất nước ta chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, nó vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực đối với con
người mới hiện nay, đặc biệt là về vấn đề đạo đức.
1.1. Mặt tích cực
Đối với nền kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân, trước hết là lợi ích vật
chất của chủ thể kinh tế, không những được thừa nhận cả về mặt pháp luật và
đạo đức, mà còn được quan tâm, trở thành động lực trực tiếp, thúc đẩy tính
năng động, tích cực xã hội của mỗi cá nhân. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế,


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

11

thiết chế gia đình Việt Nam đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống đến hiện
đại, đời sống của người dân ngày một nâng lên. Quan niệm sống được chú
trọng về cả vật chất lẫn tinh thần.
về hôn nhân, gia đình có mở rộng hơn so với trước đây, tình trạng k
bạo lực và đổ vỡ gia đình ngày một nhiều.
1.2. Mặt hạn chế
Ở Việt Nam hiện nay văn hóa đạo đức của con người không chỉ bị
thương tổn, méo mó, mà nhiều chuẩn mực còn bị vi phạm một cách gián tiếp
thông qua tác động của mặt trái của kinh tế thị trường và tác động chính trị,
xã hội, văn hóa trong nước cũng như quốc tế. Ngày càng nhiều những vụ vi

phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, các loại tệ nạn xã
hội có dịp để bung tỏa. Cùng với đó là những thủ đoạn tinh vi, thói hư tật xấu
trong các quan hệ xã hội, sự ích kỷ, lòng tham lam, hám quyền, hám lợi, nạn
tham nhũng, cửa quyền… hoành hành khắp mọi nơi. Với tốc độ phát triển
như hiện nay, tất cả những nguy cơ đó là mối đe dọa không nhỏ làm phá vỡ và
biến dạng cả diện mạo văn hóa đạo đức trong sáng của nhân dân ta.
2. Ý nghĩa của tư tưởng “Kiêm ái” trong xây dựng con người mới ở
Việt Nam hiện nay
Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sự băng hoại về tình cảm
giữa người với người làm cho vấn đề xây dựng một xã hội đại đồng của Mặc
Tử trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cho dù xã hội hiện tại chưa diễn ra
cuộc chiến tranh ác liệt với gươm đao như thời Xuân Thu - Chiến Quốc,
nhưng nó luôn tồn tại những cuộc chiến ngầm trên tất cả mọi mặt của đời
sống, mà cụ thể là lĩnh vực kinh tế nơi thương trường cũng chính là chiến
trường với kẻ thắng người bại. Sự vận động của cuộc chiến mới này đã tác
động mạnh mẽ đến văn hóa đạo đức của con người. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta
cần phải thay đổi linh hoạt cho phù hợp nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn
hóa của dân tộc.


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

12

Trong tư tưởng “Kiêm ái” của Mặc Tử chúng ta đã nhận thấy được lý
tưởng về lòng yêu thương vô hạn của con người, đó là tình yêu không biên
giới giữa con người với nhau trên trái đất với việc xây dựng một “xã hội đại
đồng”. Chỉ có thể xây dựng được một xã hội mà con người sống với nhau
bằng tình cảm chân thành, thắm thiết thì xã hội đó mới có thể phát triển.
“Kiêm ái” trong tư tưởng của Mặc Tử dường như ở khía cạnh nào cũng chính

là lòng nhân ái sâu sắc của con người Việt Nam. Lòng nhân ái ấy có nguồn
gốc sâu xa từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thủy, từ buổi đầu
dựng nước. Nó đã thấm sâu trong các mối quan hệ từ trong gia đình đến xóm
làng, cộng đồng.
Khi bàn về “kiêm ái”, Mặc Tử đã nhấn mạnh đến yếu tố lợi ích mà
trong đó, “kiêm ái là vì lợi”. Ngày nay, chúng ta đã nhận thấy rõ hơn vai trò
của lợi ích trong việc xây dựng nền kinh tế mới thúc đẩy xã hội phát triển.
Nhờ có "kiêm ái" mà chúng ta tránh được chiến tranh xâm lược giữa các quốc
gia với nhau.
Nhờ có "kiêm ái" của Mặc Tử mà chúng ta hướng đến tư tưởng “thượng
hiền”, là có yêu người, thương người mới kính trọng người, nhận thức được
năng lực của người một cách đầy đủ. Việt Nam chúng ta hiện nay, cũng trên
tinh thần "cầu hiền tài" ấy đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút nhân tài
tham gia vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mặt khác, Mặc Tử cũng bàn tới trách nhiệm của người đứng đầu bộ
máy thống trị. Trong bối cảnh xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp như
hiện nay thì người đứng đầu nhà nước cần phải có một bản lĩnh chính trị vững
vàng cùng với một trí tuệ lớn, có đạo đức trong sáng và lòng yêu thương dân
sâu sắc, thì mới có đủ sức để lãnh đạo đất nước ở giai đoạn quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Để bảo vệ cho tính đúng đắn của học thuyết "kiêm ái" và thực hiện
"kiêm ái"có hiệu quả, Mặc Tử đã đưa ra chủ trương "thượng đồng". Soi vào
đó chúng ta thấy rằng mọi chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật và


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

13

việc làm của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành đã

có sự phối hợp chặt chẽ với nhau giữa các bộ phận trong cơ quan nhà nước từ
cấp trung ương đến cơ sở địa phương, để lý luận thực sự đi sâu vào thực tiễn
và được mọi người dân tiếp đồng tình, hưởng ứng. Bởi lẽ xã hội chỉ phát triển
được khi mà mọi thành viên cùng đồng lòng hợp tác vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhờ có “Kiêm ái mà con người xã hội mới có tình yêu thương bao la
với nhau không phân biệt đẳng cấp, tầng lớp, ruột thịt; con người không chỉ
có hiếu nghĩa với cha mẹ gia đình mình mà yêu thương hiếu nghĩa với cả cha
mẹ của người khác, không những người trong nước với nhau mà cả những
người nước khác cũng yêu thương vì lợi ích chung của nhau. Như vậy thì ai ai
trong xã hội cũng được hưởng hạnh phúc yên bình, cùng được yêu thương
chăm sóc.
Kiêm ái của Mặc Tử chú trọng tới một tình yêu thương bình đẳng, khác
với Nhân ái của Khổng tử, là một tình yêu thương có tầng lớp, có đẳng cấp.
Nếu Khổng Tử xây dựng một tình thương yêu giữa con người với nhau đặt
trên cơ sở phân biệt đẳng cấp, thân sơ là vì Khổng giáo quan trọng đến chữ
Tín, đến sự tìn tưởng giữa con người với nhau. Trong xã hội tình thương yêu
giữa con người với con người không chỉ là xuất phát từ bản chất của con
người mà còn vì mối quan hệ cùng có lợi với nhau. Do đó, để tình yêu thương
đó có cơ sở thì phải được thiết đặt trên những quan hệ thân thiết, thân thuộc.
Tùy vào mức độ thân sơ, tùy vào mức độ tin tưởng mà có mức độ tình cảm
quan tâm khác nhau. Việc phân biệt đối tượng và phân biệt cách yêu thương,
mức độ yêu thương là phù hợp để ứng xử trong những tình huống cụ thể. Nhờ
dựa trên mức độ tin tưởng để yêu thương mà tình yêu thương đó sẽ được đền
đáp thỏa đáng. Song điều này vô tình làm tình yêu thương của con người bị
bó hẹp lại, mang tính động cơ nhiều hơn. Nó sẽ dẫn đến sự chia rẽ những gia
tộc khác nhau, những dân tộc khác nhau, quốc gia khác nhau. Giữa con người
đã vô tình hình thành lên những giới hạn phân cách.



Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

14

Vì thế kiêm ái của Mặc Tử dù rằng trong những tình huống cụ thể có
thể không đạt được hiệu quả cao, và cần kiểm nghiệm hiệu quả trong một thời
gian dài, phạm vi rộng. Nhưng nhờ có Kiêm ái mà sợi dây gắn kết con người
trong xã hội sẽ ngày càng bền chặt hơn, tình thương của con người với con
người sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Như vậy, tư tưởng Kiêm ái của Mặc Tử là sự thể hiện tinh thần dân chủ
bình đẳng sơ khai và chủ nghĩa vị tha trong triết học của ông. Nó phản ánh
sâu sắc ước mơ của đại đa số nhân dân lao động thời bấy giờ. Chính vì thế
Triết học Mặc Tử không được coi là công cụ tinh thần đắc lực của kẻ thống
trị, không được giới thống trị ủng hộ, nên dần dần chìm vào quên lãng
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời cũng đã tự nhận mình chịu ảnh hưởng
của các triết gia Trung quốc trong đó có Mặc Tử. Cuộc sống và tư tưởng Bác
ái của Người đều toát lên tư tưởng Kiêm ái của Mặc Tử. Người luôn tâm niệm
rằng lòng nhân ái là vô biên giới, khi những con người yêu thương và sống vì
người khác, không phân biệt thân sơ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn,
không phân biệt màu da sắc tộc... thì tình yêu thương bác ái ấy sẽ có một sức
mạnh lớn lao thay đổi thế giới, mang đến hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vì
lẽ đó, xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay rất cần đến tư tưởng
kiêm ái.


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

15

C. KẾT LUẬN

Có thể khẳng định, “Kiêm ái” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả cuộc đời và tư
tưởng của Mặc Tử. Không lẽ gì mà người đương thời nườm nượp đổ về theo
Mặc Tử. Mạnh Tử, người kế tục và cổ súy xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử,
đã phải lo lắng thốt lên rằng: “Ngày nay những kẻ nói đạo trong thiên hạ
chẳng theo về với họ Dương (tức Dương Chu, thuộc phái Đạo gia) thì cũng
theo về với họ Mặc… Thuyết của họ Dương và họ Mặc mà không tắt thì đạo
của Khổng Tử chẳng được sáng tỏ”. Đội ngũ học trò Mặc Tử có đức hạnh và
lòng quả cảm, sẵn sàng nhảy vào lửa, đạp chân lên lưỡi dao, chết mà không
quay gót, xả thân vì nghĩa. Bởi chủ thuyết “Kiêm ái” đã mang trong mình
những giá trị nhân bản sâu sắc, mang hoài vọng của đông đảo nhân dân của
xã hội Trung Quốc thời khổ ải. “Kiêm ái” đã lấy tình yêu thương để thức tỉnh
lương tri, xoa dịu lòng người, phản đối bạo lực phi nghĩa, tranh đoạt nhau tàn
khốc…Kiêm ái – tình yêu thương giữa con người, đồng loại với nhau là một
chân lý trường tồn trong xã hội, mang ý nghĩa nhân bản và tiến bộ sâu sắc.
Đối với Việt Nam ta, khi mà nền kinh tế thị trường đang quyết định đến
mọi lĩnh vực của cuộc sống, tác động đến những giá trị nhân văn cốt lõi của
con người, việc nghiên cứu học thuyết “Kiêm ái” càng có ý nghĩa thực tiễn
hết sức lớn lao. Mục đích hướng đến xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa theo tư tưởng "yêu người như yêu chính bản thân mình" sẽ góp phần
đưa đất nước ta tiếp tục giữ vững một xã hội ổn định, hòa bình và hạnh
phúc./.


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Hùng Hậu, Triết học phần 1, dành cho học viên cao
học, nghiên cứu sinh không thuộc chuyên nhàng triết học, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, 2009.

2. Hỏi đáp triết học, Nxb chính trị - hành chính, Hà Nội 2009.
3. Nguyễn Văn Hiên, Thuyết “Kiêm ái”: nội dung giá trị và ý nghĩa
đối với việc xây dựng đạo đức ở nước ta, Tạp chí Triết học 2010.
4. Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Thanh niên, 2002.
5. Phùng Hữu Lan, Lịch sử triết học Trung Quốc, Lê Anh Minh dịch
8/2005.
6. Ngô Tất Tố. Mặc Tử. Khai Trí, Sài Gòn, 1959
7. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
2003.
8. TS. Bùi Thị Thanh Hương, TS Nguyễn Văn Đại, Khái lược lịch sử
triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
2013.
9. Theo Mặc Tử, thiên hạ trị hay loạn, xã tắc yên hay nguy đều từ
nguồn gốc sâu xa là có hay không việc thực hành “Kiêm ái”.


Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học

17

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG CHÍNH...................................................................................2
I. MẶC TỬ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA HỌC THUYẾT “KIÊM ÁI”. .2
1. Thân thế, sự nghiệp của Mặc Tử...................................................................2
2. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “Kiêm ái”..................................................4
II. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT “KIÊM ÁI”
CỦA MẶC TỬ..................................................................................................5
1. Quan điểm chính trị xã hội............................................................................5
2. Nội dung học Thuyết “Kiêm ái”...................................................................6

III. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG “KIÊM ÁI” ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..............................................10
1. Thực trạng về con người mới ở Việt Nam hiện nay....................................10
2. Ý nghĩa của tư tưởng “Kiêm ái” trong xây dựng con người mới ở Việt Nam
hiện nay...........................................................................................................11
C. KẾT LUẬN...............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16



×