Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận cao học triết sự kế thừa, phát triển quan điểm giáo dục của khổng tửtrong việc xây dựng con người việt nam thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.02 KB, 15 trang )

Mở đầu
Nền văn hóa cổ điển Trung Quốc có nguồn gốc uyên thâm, sâu xa, rộng
lớn, nội hàm sâu sắc, ý tưởng sâu xa, là kết tinh giữa tư tưởng với trí tuệ của
các bậc thánh hiền thời cổ đại.
Năm 1991, khi triệu tập Đại hội những người được giải thưởng Nôben
toàn cầu tại Pari, tuyên ngôn của Đại hội đã chỉ rõ: “Nếu nhân loại muốn
được tiếp tục sinh tồn ở thế kỉ XXI, thì cần phải trở lại hơn 2500 năm trước
để hấp thụ lại những trí tuệ của Khổng Tử”.
Các nhà khoa học trên toàn thế giới đều nhất trí cao độ với quan điểm
này. Họ đều cảm thụ được tư tưởng uyên thâm và triết lí vô tận bao hàm trong
các kinh điển của Khổng Tử. Số kinh điển mà bậc thầy “cổ nhân thánh
hiền”sau này định và viết để lại cho đời sau không chỉ là trí tuệ dẫn đường,
đánh thức tiềm năng của con người mà còn đại diện tiêu biểu cho nền văn hóa
Trung Hoa.
Người đời sau khoác cho Khổng Tử một vòng nguyệt quế “chí thánh
tiên sư”, đó là bởi khi còn sống Khổng Tử là một nhà giáo, ngày nay lại gọi
Người là “nhà giáo dục vĩ đại”. Sự vĩ đại đó không phải ở dáng vẻ bề ngoài
mà bởi từ năm 30 tuồi – năm “nhi lập” trở đi, suốt cả cuộc đời Khổng Tử đều
đeo đuổi sự nghiệp không mấy “nhộn nhịp, đua chen” này – sự nghiệp giáo
dục. Khổng Tử là người đầu tiên làm nghề dạy học, ngài cũng là vị thầy cao
cả nhất trong xã hội Á Đông. Người đi dạy cũng như người đi học xưa nay
luôn luôn xem ngài là bậc “vạn thế sư biểu” – tức ông thầy tiêu biểu của
muôn đời. Khổng Tử đã dùng thực tiễn và sự tìm tòi suốt cuộc đời để kết tinh
nên những tư tưởng giáo dục sáng ngời cho người đời sau. Từ những lời dạy
“vi học – vi sư”, Khổng Tử đã cho người đời thấy tinh thần “phát phẫn quên
ăn, vui sướng quên buồn” của mình, lại có thể hiểu những kiến thức tuyệt vời
đối với việc dạy và học. Khổng Tử là một nhà giáo dục chân chính, một bậc
thầy vĩ đại không phải của riêng Trung Hoa mà còn của cả thế giới loài người.
1



Hậu thế tôn sùng ngài là bậc thầy của muôn đời bởi chủ trương, đường lối,
mục tiêu, phương pháp giáo dục của ngài chứa đựng nhiều giá trị mà người
đời sau phải công nhận, đề cao và học hỏi.
Ngày nay, loài người vẫn đang đi trên một hành trình bất tận để hiểu
được “Ta là ai ?,Từ đâu tới ?,Đi về đâu ?,Và tại sao ?”. Trên hành trình kiếm
tìm ấy, vấn đề giáo dục nổi lên như một phạm trù cốt lõi của sự tiến bộ xã hội.
Đặc biệt, trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, giáo dục luôn là vấn đề thời sự, mối
quan tâm của hầu hết tất cả các nước. Ở Việt Nam, giáo dục là sự nghiệp của
toàn dân là “bông hoa của chế độ”. Khi cánh cửa của nền kinh tế tri thức đang
mở ra, hướng cả dân tộc vào kỉ nguyên tin học, kỉ nguyên khoa học – kỹ thuật
thì việc học tập, giáo dục càng trở nên quan trọng với con người, là một trong
những động lực phát triển xã hội, góp phần sâu sắc vào sự lớn mạnh của đất
nước. Với mục tiêu cao cả và thước đo nhân văn đó, giáo dục Việt Nam đang
xây dựng để hoàn thiện và luôn tìm hướng đi phù hợp với mình, tiếp cận và lựa
chọn những tư tưởng tiến bộ đậm nét của Khổng Tử để kế thừa. Những tư
tưởng giáo dục đó là bức tranh phác thảo đa dạng cho hậu thế chắt lọc, tiếp thu
và phát triển. Chính vì vậy trong tiểu luận này Tôi xin chọn đề tài “Sự kế thừa,
phát triển quan điểm giáo dục của Khổng Tửtrong việc xây dựng con người
Việt Nam thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” để nghiên cứu.

2


NỘI DUNG
Để làm rõ sự kế thừa, phát triển quản điểm giáo dục của Khổng Tử
trong việc xây dựng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước thì việc trình bày đầy đủ về trường phái triết học nho gia cũng
như thân thế sự nghiệp của Khổng Tử là việc làm cần thiết để qua đó ta thấy
được cái hay cái còn hạn chế trong tư tưởng triết học của Ông để có thể xác
định những tiêu chuẩn quan trọng xây dựng con người Việt nam thời đại mới.

Tuy nhiên, trong phạm vi tiểu luận thì không thể nói hết được, vì thế tiểu luận
sẽ chỉ chú trọng, đi sâu làm rõ sự kế thừa và phát triển quan điểm giáo dục
của Khổng Tử trong việc xây dựng con người Việt nam thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nươc.
Có thể thấy Khổng Tử đã cống hiến cho đời một hệ thống giáo dục hoàn
chỉnh, mẫu mực. Các quan niệm của ông đưa ra đã khẳng định vị thế, vai trò
chân chính của giáo dục, cũng như vạch đường cho giáo dục phát triển. Nó như
một ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp “tu thân” của người quân tử. Song bên
cạnh đó ta vẫn thấy còn tồn tại nhưng điểm hạn chế do ảnh hưởng cái nhìn hà
khắc của thời đại. Tuy vậy, vị thế của Khổng Tử cũng như cống hiến của Người
với nhân loại vẫn mãi mãi là niềm tự hào chung của chúng ta. Chính vì thế mà
Thái Sử Công Tư Mã Thiên từng ca ngợi “Núi cao cúi phục, thiên nhiên cũng
kính nể ngừng khoe sắc đẹp. Thiên hạ biết không đuổi kịp bằng ông nhưng
luôn hướng theo ông. Từ bậc quân nương đến thường dân đều ca ngợi ông. Tuy
chỉ là người mặc áo vải nhưng ông đời đời được tôn vinh, những người có học
đều coi ông là thầy, có thể nói ông là “thánh hiền”.
Kế thừa, phát triển quan điểm giáo dục của Khổng
Tử trong việc xây dựng con người Việt Nam mới thời kì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3


1. Tính tất yếu của sự kế thừa truyền thống giáo dục Khổng Tử với
việc xây dựng con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước
hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Suy rộng ra, người muốn nhấn
mạnh: xã hội như thế nào thì phải xây dựng con người như thế ấy, hay mỗi giai
đoạn lịch sử phải có những mẫu người riêng biệt, mang những đặc trưng cần có

của xã hội ấy. Ở đây, Người thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về con người, con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử mà còn là chủ
thế sang tạo lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có mẫu người trung tâm.
Con người đó mang dấu ấn thời đại, phản ánh lập trường giai cấp cơ bản mà nó
đại diện.
Trong giai đoạn hiện nay, để kiên trì mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội”, đưa đất nước ngày một giàu mạnh, văn minh, Đảng ta đã chủ
trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Bởi thế vấn đề con người – vấn đề nội lực có tầm quan trọng chiến lược,
trở thành nhân tố vô cung cấp bách hiện nay. Và vì thế, giáo dục con người trở
thành vấn đề lớn của xã hội, đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu của quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
củaĐảng ta xác định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanhvà bền vững”. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phác họa mô hình
con người Việt Nam cần hướng tới trong nghị quyết lần thứ tư, Ban chấp hành
trung ương khóa VII: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng
xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, về căn bản con
người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa là con người phát
triển toàn diện. Họ là người vừa có “đức” vừa vó “tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên”
như Bác Hồ từng nói. Bởi vậy, vai trò của giáo dục là phải đào tạo được những

4


con người vừa có phẩm chất vừa có năng lực, trong đó yếu tố phẩm chất cần đặc
biệt chú ý và xem đó là điều kiện đủ để có một con người hoàn thiện.
Luận điểm trên kế thừa tư tưởng của Nho giáo. Nho giáo có vị thế hết sức
to lớn trong đời sống xã hội Trung Quốc, không phải ngẫu nhiên mà Nho giáo ra
đời ở nơi nổi tiếng là văn vật thuộc châu thổ song Hoàng Hà vào buổi giao thời

chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến ở Trung Hoa. Cũng như Cơ Đốc
giáo ở phương Tây, Nho giáo trải qua ba thế kỉ thăng trầm rồi mới lên hang độc
tôn trên vũ đài chính trị. Nho giáo như là một thành tố văn hóa làm phong phú văn
hóa Trung Quốc vốn được hình thành trên nền tảng văn hóa Hán cùng với sự giao
lưu tiếp xúc của các tộc người. Và như một quy luật lan tỏa, Nho giáo ảnh hưởng
sâu sắc tới các nước láng giềng trong suốt mấy ngàn năm lịch sử. Đặc biệt, ở Việt
Nam, Nho giáo còn có ảnh hưởng cho tới tận hôm nay, cụ thể là quan điểmgiáo
dục của Khổng Tử với vấn đề giáo dục con người Việt Nam hôm nay. Chúng ta kế
thừa quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, nâng cao vai trò giáo dục, đề cao tự
học…nhưng được vận dụng sáng tạo, hợp lí vào công cuộc giáo dục ở nước ta, nó
có ý nghĩa định hướng con đường phát triển giáo dục và đó chính là sự khởi thủy
để giáo dục Việt Nam đi lên, xây dựng một nền quốc học nhân dân.
Hơn nữa, không phải ở Việt Nam mà ngay ở Singapo – một nước bậc nhất
Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng Nho giáo trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói: “ Kinh nghiệm quản lí
đất nước Singapo, đặc biệt trọng những ngày tháng gian khổ từ năm 1959 – 1969,
làm tôi tin tưởng sâu sắc rằng nếu không có đại bộ phận người dân Singapo chịu
ảnh hưởng đậm nét quan điểm giá trị của Nho giáo thì tôi không có cách nào khắc
phục được những khó khan trở ngại đã xảy ra”. Như vậy, kế thừa Nho giáo là một
quy luật lan tỏa ở các nước phương Đông, bởi muốn phát triển người ta phải học
từ truyền thống, vận dụng cái hay của truyền thống để phát triển cao hơn.
Giáo dục Việt Nam cũng như vậy. Thực tế giáo dục ở nước ta cho thấy giáo
dục trong những năm vừa qua còn rất nhiều bất cập: “giáo dục và đào tạo nước ta
còn đứng trước nhiều khó khăn và yếu kém, đó là chất lượng giáo dục còn thấp,
5


nội dung và phương pháp dạy và học còn nhiều bất cập, các hiện tượng tiêu cực
trong giáo dục còn nhiều, cơ cấu giáo dục và đào tạo mất cân đối” (Nghị quyết hội
lần thứ sáu, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX).

Để đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng ta chỉ rõ phải
xây dựng một nên giáo dục Việt Nam hiện đại, nhân văn và dân tộc. Điều đó đòi
hỏi giáo dục phải kết hợp được những thành tựu của xã hội hiện đại với những
tinh hoa của truyền thống. Giáo dục con người hiện nay không thể bỏ qua truyền
thống, cần kế thừa bài học truyền thống – bài học từ tư tưởng Nho giáo. Do vậy,
xác định được những hạt nhân tiến bộ trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử để
kế thừa là lưacj chọn hợp quy luật của giáo dục nước ta, nó sẽ góp phân thưc đẩy
giáo dục phát triển đáp ững yêu cầu trong quá trình CNH – HĐH, tạo nên giá trị
và sức sống cho giáo dục Việt Nam.
2. Kế thừa, phát triển quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong việc
xây dựng con người Việt Nam mới thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước
2.1. Chú trọng giáo dục đạo đức
Khi bàn về con người, C.Mác có một luận điểm rất hợp lý : con người là
một thể thống nhất những năng lực thể chất và năng lực tinh thần. Ông cho rằng,
đạo đức là một bộ phận không thể thiếu trong năng lực tinh thần, nhờ chúng mà
năng lực thể chất có sự định hướng, phát triển đúng đắn. Chủ tích Hồ Chí Minh –
học trò xuất sắc của Mác cũng nhiều lần nhấn mạnh: nhân cách của con người bao
gồm cả đức và tài, đức là gốc và tài là quan trọng. Vì vậy, chú trọng đạo đức nhằm
gây dựng những con người có năng lực phẩn chất để tự điều chỉnh hành vi của
mình, làm trong sạch xã hội thực hiện CNH – HĐH là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng, không thể xem nhẹ giáo dục con người hiện nay. Đặc biệt, trong quá trình
chuyển đổi kinh tế nước ta, vấn đề đạo đức đặt ra hết sức bức xúc. Bởi lẽ, xã hội
đang có những chuyển biến sâu sắc trong đời sống vật chất , xã hội tất yếu dẫn
đến biến đổi đời sống tinh thần, trong đó có đạo đức. Chính vì vậy, giáo dục đạo
đức càng cần được đề cao.
6


Thêm nữa, thực tế trong ngành giáo dục những năm qua các biểu hiẹn kém

đạo đức xuất hiện tràn làn nhiều hình thức : thầy không ra thầy, trò không ra
trò… « Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và nhân cách bị xem nhẹ »
(Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII). Việc lơi lỏng giáo
dục đạo đức hay việc giáo dục đạo đức có tính hình thức, xơ cứng trong nội dung,
thiếu biện pháp đồng bộ, tất yếu dẫn đến biểu hiện suy thoái đạo đức. Vì thế, coi
trọng giáo dục đạo đức, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức là vấn đề không chỉ
mang tính lí luận mà còn mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở
nước ta.
Trở lại truyền thống cho thấy trong lịch sử nước ta có một nền giáo dục
Nho học phát triển rực rỡ, một nền giáo dục chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm
giáo dục của Khổng Tử, đặc biệt việc đề cao giáo dục đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí
Minh tiếp thu, vận dụng sáng tạo và tuyệt vời tư tưởng của các bậc lãnh tụ và trở
thành người thầy xuất sắc của cách mạng và nhân dân Việt Nam, Người đã kế
thừa quan điểm giáo dục đạo đức tiến bộ của Khổng Tử và thấy đó là một học
thuyết tích cực. Người nhận thấy rằng : học thuyết Mác – Lênin chỉ cho người ta
con đường cách mạng, còn Khổng giáo thì hướng người ta hoàn thiện nhân cách.
Để hoàn thiện nhân cách, người ta cần biết lựa chọn cái hay, cái đẹp, cái hợp lý để
theo, cũng để hoàn thiện nhân cách cần biết cái dở, cái bất hợp lý để tránh. Đó là
thái đọ nhất quán, sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh khi tiếp thu, kế thừa quan
điểm giáo dục đạo đức của Khổng Tử.
* Luận điểm có tính bao trùm, thể hiện nội dung cơ bản, chủ đạo trong
giáo dục chính là coi trọng giáo dục đạo đức
Toàn bộ nội dung cơ bản của giáo dục theo tinh thần của Khổng Tử là giáo
dục đạo đức. Trước hết, dạy con người cái đạo thông thường để làm người, coi đó
là cơ sở nền tảng cái gốc bền chắc để con người tiến xa hơn, làm chính trị, thực
hiện lý tưởng « tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ». Đạo làm chính trị cũng dựa trên
cốt lõi là đạo đức. Như vậy, Khổng Tử coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ cơ bản
của mọi quá trình giáo dục.
7



Chủ tịch Hồ Chí Minh thừa nhận « học thuyết của Khổng Tử có cái hay là
coi trọng giáo dục đạo đức ». Người đã tiếp thu một cách nhuần nhuyễn. Người
chỉ rõ « học để làm người », « nên người rồi mới học làm cán bộ, làm người tốt là
cơ sở để làm cán bộ tốt ». Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được xa rời
giáo dục đạo đức mà phải luôn coi trọng, đề cao bởi vai trò của nó là hết sức to
lớn. Từ xưa, cha ông ta từng dạy : « ở bầu thì tròn, ở ống thì dài », « gần mực thì
đen, gần đèn thì rạng ». Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở :
« Thiện ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân »
Vì vậy, chủ động giáo dục đạo đức cho con người sẽ hạn chế những biểu
hiện suy thoái đạo đức. Và chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rõ : « mỗi con
người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho lòng tốt trong mỗi con
người nảy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi ». Giáo dục đạo đức
trong xã hội mới là giáo dục đạo đức cách mạng chứ không phải là đạo đức thủ
cựu.
*Coi trọng giáo dục đạo đức cá nhân
Giáo dục đạo đức cá nhân là một vấn đề quan trọng của giáo dục đạo đức,
bởi lẽ đạo đức xã hội thể hiện thông qua các cá nhân. Đạo đức cá nhân một mặt
bao chứa trong nó những nguyên tắc chuẩn mực chung của đạo đức xã hội, phản
ảnh yêu cầu của xã hội, mặt khác bó cũng chứa đựng những sắc thái riêng, phản
ánh nét đặc thù của từng cá nhân.
Trọng tâm của giáo dục đạo đức của Khổng Tử là ở hai chữ « tu thân ».
Nhân cách, đạo đức con người không phụ thuộc vào tính trời cho mà quyết định
bởi chính công tu dưỡng rèn luyện của con người. Giáo dục ngày nay nói nhiều
đến tự rèn luyện, tự tu dưỡng. Nếu như « tu thân » trong quan niệm của Khổng Tử
quy định chặt chẽ bởi « danh-vị » của cá nhân thì giáo dục thời hiện đại phải xoay
quanh những phẩm chất, năng lực cần có của con người hiện đại. Năng lực ấy
được cụ thể theo vị trí, nhiệm vụ của mỗi người.


8


Khổng Tử đề cập tư tưởng đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ cá nhân. Nó được
thể hiện ở bốn thang bậc : đối với bản thân, đối với gia đinh, đối với quốc gia, đối
với thiên hạ. Khổng Tử hướng tới mục tiêu « tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ » tức là nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với các
hình thức cộng đồng tồn tại của mình.
Kế thừa và vượt lên trên quan niệm của Khổng Tử, trách nhiệm, nghĩa vụ
theo chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính rộng rãi hơn, phổ quát hơn, gắn với yêu cầu
của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nghĩa vụ, trách nhiệm có
tính truyền thống thì đạo đức cá nhân phải được thể hiệnở nghĩa vụ công dân
trong từng vị trí, công việc mình đảm nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú
trọng giáo dục đức hi sinh, lòng dũng cảm, tinh thần sáng tạo vượt khó khăn hoàn
thành nhiệm vụ. Trên mặt trận kinh tế Người đặc biệt giáo dục tính tập thể, tránh
tư lợi cá nhân, chống tham những, lãng phí. Đạo đức cách mạng chính là « cần,
kiệm, liêm chính, chí công vô tư ». Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa
đòi hỏi con người phải có tri thức trình độ, tay nghề cao so với giai đoạn trước
đây. Tri thức, tay nghề không phải sản phẩm của tự nhiên mà phải học hỏi tích lũy
mới có. Ở đây, chúng ta kế thừa tư tưởng « học không mỏi, dạy không chán » của
Khổng Tử.
*Tư tưởng chú trọng ký cương phép nước, quy ước của cộng đồng
Từ khi loài người sống với tư cách là xã hội loài người thù đã bắt đầu xuất
hiện quy ước chung của cộng đồng. Khi nhà nước ra đời xuất hiện quy định chung
có tính pháp lý cao, buộc mọi người trong xã hội phải chấp hành kỉ cương phép
nước. Xã hội loài người tồn tại một cách ổn định, trật tự nhờ kỉ cương phép nước
và những quy ước chung của cộng đồng. Nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức
lối sống hiện nay là dạy con người các tư tưởng phép nước, lối sống cộng đồng.
Khổng Tử đặt vấn đề này lên hàng đầu biểu hiện ở giáo dục Lễ. Ở Việt Nam cũng
vậy, nhưng chữ Lễ ở đây không chỉ thuần túy nội dung cụ thể mà là đạo lí truyền

thống có sức khái quát chuyển tải nội dung rộng lớn, bao quát được cả quá khứ và
lịch sử, truyền thống và hiện tại. Giáo sư, tiến sĩ Hồ Ngọc Đại đánh giá : « Giáo
9


dục Lễ không phải lập lại kỉ cương cũ mà xác lập kỉ cương mới, không phải dạy lễ
mà hình thành lẽ sống mới ». Đó là cách làm cho lễ vừa mang tính hiện đại, vừa
mang bản săc văn hóa dân tộc.
* Giáo dục của Khổng Tử gợi mở những phương thức giáo dục đạo đức có
hiệu quả
Khổng Tử nhấn mạng tư tưởng « luân thường », đặc biệt là Nhân, Trung…
gắn bó chặt chẽ với nhau, và rồi nó được chính trị hóa, trở thành chuẩn mực trong
xã hội. Vận dụng nó, giáo dục con người Việt Nam trong xã hội là yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội phải bắt đầu bằng tình cảm tự nhiên sẵn có ở con người.
Mặt khác, Khổng Tử coi trọng thực tiễn đạo đức đó là nêu gương lấy bản
thân mình làm mẫu mực. Điều này có ý nghĩa trong giáo dục nhân cách. Việc kết
bạn, chơi với bạn cũng là một hình thức giáo dục. Khi nhấn mạng nhân tố tự giác
tu dưỡng đạo đức, Khổng Tử đề caophương pháp « khắc kỉ ». Đây là hình thức
giáo dục tự giác để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Đây cũng
là hình thức cần được giáo dục và duy trì trong xã hội mới.
2.2. Xây dựng con người lí tưởng làm mục tiêu phấn đấu cho mọi người
Thành quả sự nghiệp giáo dục – đào tạo ngưng tụ ở mẫu người lí tưởng.
Khổng Tử thành công khi xây dựng mẫu người lí tưởng làkẻ sĩ, quân tử. Quân tử
chính là mẫu người lí tưởng cao nhất, đẹp nhất mà xã hội hướng đến. Đó chính là
niềm tự hào của xã hội phong kiến không chỉ trong lý thuyết mà từ cả thực tế cuộc
sống.
Trong chiến lược giáo dục « trồng người », chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi
trọng mẫu người tiên phong làm mục tiêu phấn đấu cho mọi người. Người xuất
phát từ thực tiễn cách mạng và những yêu cầu của thực tiễn cách mạng mà nêu ra
mẫu người đặc thù. Tựu chung hình ảnh ấy là người chiến sĩ yêu nước và yêu

cách mạng. Ngày nay, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã trở thành hiện thực,
lý tưởng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trở thành mục tiêu cơ bản, hơn
nữa chúng ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục phải hướng đến đào tạo những con
10


người đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng. Đó là những
con người vừa « hồng », vừa « chuyên », vừa có « đức », vừa có « tài » như chủ
tịch Hồ Chí Minh căn dặn.

11


KẾT LUẬN
Quan điểm giáo dục con người của Khổng Tử là một bộ phận nền tảng tạo
nên học thuyết Nho giáo. Từ giáo dục, người ta thấy Nhân, Lễ, Chính danh, nhìn
thấy xã hội « thái bình thịnh trị ». Tư tưởng giáo dục đã góp phần hoàn thiện
đường lối « đức trị », « nhân trị » của Người. Giáo dục cũng đã thể hiện được
« bộ mặt » chính trị của xã hội đương thời, nó hòa mình vào cũng hệ tư tưởng
kháclàm nên triết học phương Đông cổ đại rực rỡ.
Khổng Tử đã xây dựng được hệ thống các quan điểm giáo dục rõ ràng,
minh triết, tạo nền tảng cho Nho học phát triển. Những quan điểm của Người là cơ
sở xây dựng hệ thống giáo dục, mô hình con người lý tưởng phục vụ cho xã hội.
Hạt nhân tư tưởng tiến bộ này được đánh giáo cao và chính nó đã góp phân vinh
danh Khổng Tử lên hàng « vạn thế sư biểu ».
Mặc dù còn nhiều hạn chế do sự chi phối của ý thức hệ phong kiên, nhưng
quan điểm giáo dục của Khổng Tử vẫn mái là những bài học sáng ngời cho thế hệ
sau noi theo.
Đặc biệt hơn, tư tưởng tích cực của Khổng Tử về giáo dục con người được

chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng, phát triển sáng tạo trong chiến lược
« trồng người », xây dựng nền giáo dục mới, đào tạo cán bộ có đức, có tài thực
hiện mục tiêu đọc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để tiếp tục sự nghiệp
đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế mở cửa,
giao lưu, hội nhập phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của cách mạng
Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định : « Phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ».Cổ nhân xưa
đã dạy « ôn cố chi tân » đó là giải pháp cần thiết cho sự phát triển lí luận cũng như
thực tiễn. Để con người Việt Nam đáp ững được yêu cầu phát triển đất nước thì
giáo dục có bước phát triển mới trên cớ sở kết hợp có hiệu quả bài học của cố
12


nhân với các tri thức giáo dục hiện đại, bởi người ta không thể tiến tới hiện đại
bằng con đường truyền thống. Quan niệm này của Đảng ta thể hiện sự đúng đắn,
sáng suốt, bởi trước đó các nhà Nho Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Chu Văn An đều nhất trí với quan điểm trên.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Thị Thanh Hương – Nguyễn Văn Đại: “Khái Lược lịch sử Triết học”,

Khoa Triết học, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhà xuất bản Chính trị Hành chính Hà Nội – 2013.
2. Trần Văn Phòng (Chủ biên) – Nguyễn Thế Kiệt: “Hỏi – Đáp môn Triết học


Mác – Lênin”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao học và

nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb.Chính trị - hành
chính, Hà nội - 2008.
4. Viện khoa học xã hội Việt Nam: Từ điển bách khoa thư, tập 1, Nxb Văn hoá –

thông tin, Hà nội, 1996
5. Triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 1.
6. C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: Toµn tËp, Nxb chÝnh trÞ Quèc gia, Hµ

Néi 1999
7. Tạ Ngọc Ái (biên soạn): Trí tuệ Khổng Tử, Nxb Văn hóa thông tin, 2008
8. Ngô Vinh Chính – Vương Miện Quý: Đại cương lịch sử Văn hóa Trung Quốc,

Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1993.
9. Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990
10. Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc, Nxb khoa học xã hội, 2007

14


MỤC LỤC

15



×