Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận cao học triết tư tưởng biện chứng trong triết học của platôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.27 KB, 17 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, công tác nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử triết học có một ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới tư
duy lý luận nói chung và sự phát triển các khoa học, triết học nói riêng. Phép
biện chứng là một khoa học triết học và nếu xét trên nhiều phương diện, nó là
hiện tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học. Trong
quá trình hình thành, phát triển từ khi triết học ra đời, phép biện chứng đã đạt
đến đỉnh cao trong triết học mác xít. Phép biện chứng mácxít dựa trên truyền
thống tư tưởng biện chứng của nhiều thế kỷ, vạch ra những đặc trưng chung
nhất của biện chứng khách quan, nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự
vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Nó là
chìa khoá để con người nhận thức và chinh phục thế giới. Nắm vững những
nguyên tắc phương pháp luận của của phép biện chứng duy vật không những
là một nhân tố cơ bản để hình thành thế giới quan khoa học, mà còn là điều
kiện tiên quyết cho hoạt động sáng tạo của các chính đảng cách mạng. Tuy
nhiên để nắm được phép biện chứng mácxít, không thể không nghiên cứu sự
hình thành và phát triển những tư tưởng biện chứng trong lịch sử. Hy Lạp cổ
đại là một cái nôi của văn minh loài người, cũng là một trong những cội
nguồn của tư tưởng nhân loại. Một trong những trang sáng trong sự phát triển
của tư duy biện chứng trong lịch sử triết học nhân loại là phép biện chứng Hy
lạp cổ đại, việc nghiên cứu những tư tưởng biện chứng trong hệ thống triết
học Platôn cũng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, nghiên cứu vấn đề này
không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn quá trình phát triển của tư duy nhân
loại, những nhận thức đúng đắn về giá trị cũng như hạn chế của tư tưởng biện
chứng Platôn, mà còn giúp chúng ta nắm vững phép biện chứng Mác – Lênin,
hình thành tư duy biện chứng duy vật thật sự. Và do vậy có thể đồng tình với
Ph.Ăngghen khi cho rằng: “Tư duy biện chứng – chính vì nó lấy sự nghiên
cứu bản chất của ngay những khái niệm làm tiền đề… chỉ ở con người có
1



trình độ phát triển tương đối cao (những tín đồ phật giáo và người Hy Lạp),
và chỉ đạt đến sự phát triển đầy đủ của nó mãi về sau này; và mặc dù thế,
cũng vẫn có những kết quả khổng lồ của người Hy Lạp, những kết quả đã có
trước sự nghiên cứu từ lâu rồi ” Trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Platôn
là một trong những triết gia lớn nhất. Ở nước ta nói riêng và trong triết học
mác xít nói chung, những tư tưởng triết học của Platôn đã chưa được chú ý
đúng mức. Ngược lại với tình trạng đó, các nhà triết học phương Tây lại
thường đề cao những tư tưởng triết học của Platôn, họ nghiên cứu Platôn rất
kỹ lưỡng. Và điều họ phát hiện ra thật thú vị, họ cho rằng toàn bộ triết học
phương Tây đều bắt nguồn từ tư tưởng triết học Platôn. Karl Jasper - một triết
gia Đức đã từng nói: “Toàn bộ triết học phương Tây chỉ là những dòng cước
chú dưới những trang sách của Platôn. Sự thật có đúng như vậy không? Có lẽ,
điều nhận định này khiến cho những nhà triết học mácxít phải nhìn nhận và
đánh giá lại triết học Platôn cho đúng với vị trí của nó trong dòng chảy lịch sử
tư tưởng nhân loại. Với những suy nghĩ trên đây tôi đã lựa chọn “Tư tưởng
biện chứng trong triết học của Platôn” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận
của mình.

2


Nội dung
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG Ở PLATÔN
1. Về khái niệm “biện chứng”
Lần đầu tiên thuật ngữ biện chứng xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại và được
hiểu là “(nghệ thuật) sử dụng ngôn ngữ một cách có lý lẽ”. Nghĩa này của
thuật ngữ xuất hiện từ thời trước Platôn và Xôcrát thường được coi là người
đầu tiên sử dụng nó. Đến thời Platôn nó còn được dùng ở nhiều nghĩa khác
nữa, tuy nhiên một trong những ý nghĩa cổ xưa nhất của thuật ngữ đó là
“phương pháp khoa học”. Arixtốt coi Dênon ở Ele là người phát minh ra phép

biện chứng Sự khảo sát kỹ lưỡng cho thấy, thuật ngữ “biện chứng” trong triết
học Hy Lạp cổ đại có hai nghĩa:
Thứ nhất, Nó chỉ một giai đoạn được coi là xuất phát điểm của triết
học Tây Âu trong lịch sử môn khoa học về các quy luật phổ biến, về sự phát
triển của tự nhiên, của xã hội và của tư duy con người.
Thứ hai, theo nghĩa cổ đại của từ này thì nó là nghệ thuật hành văn
nhằm giải thích các tư tưởng cho người đối thoại và buộc người đó phải tán
thành chúng. Đó vừa là nghệ thuật chứng minh vừa là nghệ thuật bác bẻ. Nhà
biện chứng thời kỳ này được gọi là nhà hiền triết biết cách sắp xếp tri thức
của mình thành một hệ thống khúc triết và biết cách làm cho mọi người hiểu
rõ cơ sở lôgic của nó. Nhà hiền triết đó làm tăng khả năng phân biệt cái đúng
với cái sai trong lập luận của người đối thoại, nhất là của các địch thủ tư
tưởng. Phép (phương pháp) biện chứng trở thành phương tiện quan trọng bậc
nhất trong việc tìm kiếm và luận chứng chân lý. Trong truyền thống triết học
này, thuật ngữ “biện chứng” được sử dụng ít nhiều đồng nghĩa với từ “lôgíc”.
Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất, thì trong triết học Hy Lạp cổ đại “biện chứng”
phải là sự kết hợp giữa thuật ngữ “biện chứng khách quan” như Hêghen đã
dùng với thuật ngữ “biện chứng tự phát” do Ăngghen đưa ra và cũng được
V.I. Lênin tán đồng. Khi phản ánh tính chất biện chứng của tự nhiên, xã hội tư

3


duy, những tư tưởng biện chứng khách quan tự phát đó của các nhà tư tưởng
Hy Lạp luôn luôn tồn tại ở hai dạng.
1) Biện chứng khẳng định, tức là khẳng định và phân tích các quy luật
khách quan khác nhau tác động trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
2) Biện chứng phủ định (mang tính chất phản diện), tức là tìm kiếm,
phát hiện mâu thuẫn trong ý nghĩ, tư tưởng về sự vật và trên cơ sở sự tồn tại
của nó phủ định tính chân thực của những ý nghĩ, tư tưởng đó.

Tuy thuật ngữ “biện chứng” được phân biệt theo hai nghĩa đó, nhưng
thực ra hai nghĩa này không tuyệt đối biệt lập. Ngay từ khi bắt đầu tồn tại,
chúng đã liên hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Hơn nữa, nghệ thuật
tiến hành tranh luận nhằm phát hiện và chứng minh chân lý ngày càng thể
hiện ra khả năng quy những tính quy định đó về một cái thống nhất, khả năng
phát hiện ra sự thống nhất của các mặt đối lập, tức là ngày càng trở thành
phương pháp nhận thức biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy. Và, đương
nhiên, kể từ thời kỳ Xôcrát trở đi, các nhà triết học luôn luôn phát triển phép
biện chứng theo cả hai nghĩa trên. Phép biện chứng như là kỹ năng hùng biện,
đặt ra câu hỏi và trả lời chúng vẫn được Platôn khẳng định ngay từ khi ông
còn là học trò của Xôcrát. Ông tiếp tục bảo vệ tư tưởng của Xôcrát trong thời
kỳ xây dựng, bổ sung các điểm mới thông qua việc phê phán phương pháp
của phái ngụy biện. Đôi khi Platôn hiểu phép biện chứng khá hẹp, chỉ như là
phương thức ca ngợi cái đẹp, cái thiện và công lý bằng lời nói. Với quan điểm
đó, Platôn đã phủ định mọi tính biến đổi và tính mâu thuẫn của ý niệm với tư
cách là bản chất loài của sự vật.
Đồng thời đó được coi là bằng chứng cho quan niệm Platôn về tính
không đáng kể của thế giới vật chất. Kết quả là phép biện chứng như là “logos
của eidos” (quy luật của bản chất), như là kết cấu tư tưởng của thế giới đã
đồng thời và dứt khoát không những bị gạt bỏ khỏi sự đa dạng cảm tính, mà
còn đứng đối lập gay gắt với sự đa dạng đó. Nhưng điều đó, một mặt, cho
phép Platôn khái quát lại phép biện chứng dưới dạng “thuần tuý”, phổ biến.
4


Mặt khác, - phá tan sự thống nhất thiếu phân tích, đầy ngây thơ của vũ trụ vốn
đã được các nhà triết học tự nhiên phỏng đoán và diễn đạt. Tư tưởng biện
chứng của Platôn luôn hướng về nhiệm vụ kép đó: cái. Duy nhất, tức Ý niệm
thế giới và cái Đa, tức bản thân thế giới, tương quan với nhau thế nào. Sự hiểu
biết của ông về vấn đề này trải qua hai giai đoạn.

2. Phép biện chứng như là lôgíc học trong học thuyết “sơ kỳ” về ý
niệm
Trước hết ở Platôn vẫn còn cách hiểu phép biện chứng như là nghệ
thuật dẫn dắt tranh luận, đối thoại. Nhà biện chứng là người “biết đặt câu hỏi
và trả lời”. Về thực chất, ở đây Platôn chưa đi xa hơn Xôcrat và không tạo ra
lý thuyết mới về đối thoại. Thế nhưng thực tiễn đối thoại ở ông lại phong phú
hơn gấp bội. Các hội thoại của Platôn đã đi vào lịch sử văn hoá thế giới như là
những tượng đài không chỉ của lập luận triết học, mà còn như những tác phẩm
văn học kiệt xuất. Cách hiểu thứ hai về phép biện chứng vốn có ở các hội
thoại của tất cả các thời kỳ sáng tạo của Platôn là hiểu nó như nghệ thuật suy
nghĩ. Vả lại nghệ thuật đó không nên hiểu như “suy nghĩ” trong các khoa học
cụ thể. Platôn so sánh chúng với những người thợ săn bắt thú rừng hoặc ngư
dân đánh cá tôm về giao cho các đầu bếp. Nhà biện chứng được ví chính như
là người đầu bếp, còn phép biện chứng thể hiện là nghệ thuật áp dụng các kết
quả khoa học sẵn có nhằm nhận thức lý luận về đối tượng. Vì thế theo nghĩa
này phép biện chứng là sự nghiên cứu riêng triết học, nó đối lập với tri thức
dữ kiện và ý kiến, nó là “cái nhìn trí tuệ” khác với tri thức riêng lẻ về các sự
vật riêng rẽ. Theo Platôn, có hai loại tư duy biện chứng. Trong Phedrơ
(255de) ông viết rằng, loại thứ nhất – “khả năng bằng cái nhìn chung dẫn đến
ý niệm duy nhất về cái vốn bị phân tán khắp nơi để định nghĩa cho từng thứ,
làm cho đối tượng trở nên rõ ràng… loại thứ hai, ngược lại, là khả năng phân
chia tất cả ra thành các chủng, ra các bộ phận tự nhiên cấu thành, trong khi
vẫn cố không đập vỡ cái nào trong số chúng…”. Đó cũng chính là các thao
tác “kết hợp” và “phân chia” nổi tiếng của Platôn.
5


Vậy thì theo nghĩa hiện đại một khía cạnh của phép biện chứng ở ông
chính là
lôgic học thực hiện các việc “quy giản” và “phân chia” khái niệm. Nó

mang lại cho con người khả năng nắm bắt đối tượng bằng một quan niệm
chung, quy cái bị phân tán về một ý niệm thống nhất để đem lại quy định cho
mỗi sự vật và làm cho đối tượng được xem xét trở nên rõ ràng hơn ở các dạng
tồn tại khác nhau với sự đa dạng các bộ phận cấu thành. Với những chức năng
đó, phép biện chứng được Platôn xây dựng là phương pháp kết hợp và phân
chia khái niệm. Nhưng đây đã lại là lập trường bản thể luận mới. Hoá ra
tương tác với nhau không chỉ có các sự vật cảm tính, mà chính các ý niệm
cũng tương tác. Các hội thoại Philebos, Nguỵ biện và Parmenit đều có đề cập
đến sự tương tác hay giao tiếp của chúng. Dĩ nhiên, học thuyết “ngây thơ” về
ý niệm - bản chất vĩnh cửu và bất động – đã không thể giữ vai trò là định
hướng lý luận cơ bản của chúng được nữa.
3. Phép biện chứng với việc khắc phục học thuyết “sơ kỳ - ngây
thơ” về ý niệm
Có thể nói rằng, hai hội thoại cuối trong số ba nêu trên chứa đựng sự
phê phán đến tận cùng quan điểm sơ kỳ về ý niệm, - gay gắt đến mức khiến
người ta nghi ngờ về tác quyền của Parmenit - liệu có phải nó do người phản
biện vĩ đại học thuyết ý niệm là Arixtôt viết ra hay không. Tuy nhiên, có thể
cho rằng, đúng hơn đó là sự “tự phê bình” của Platôn vốn đã ý thức được
những khó khăn mà phương án đầu tiên của học thuyết ý niệm dẫn đến. Hẳn
là, Platôn viết những hội thoại đó, trong khi đã biết những kết luận cực đoan
vốn đã được trường phái Mega rút ra từ chủ nghĩa duy tâm Xôcrat, trong đó
thế giới hiện thực hoàn toàn biến mất đằng sau “tính hiện thực” của các khái
niệm chung. Ở Platôn không có chuyện “thủ tiêu” cả thế giới cảm tính, lẫn nhị
nguyên luận cản trở mọi lý trí nhất quán, mà có nghĩa là cần phải xét lại lập
trường xuất phát. Tuy nhiên, phỏng đoán thiên tài về quy luật khách quan mà
Heraclít thể hiện trong phép biện chứng của logos lại có những lợi thế mà
6


Platôn chưa để ý tới. Dường như lúc đầu Platôn đã nhất trí với Hêraclít, cho

rằng mọi cái thiện trong thế giới đều được hình thành từ những mặt đối lập.
Chúng chuyển hóa lẫn nhau ví như cái đẹp và cái xấu, công bằng và bất công,
hay hàng nghìn mặt đối lập khác. Sự chuyển hóa như vậy diễn ra ở khắp mọi
nơi. Quan hệ về lượng cũng vậy, ví dụ khi một cái gì đó trở nên to hơn, thì
điều đó tất yếu rằng lúc đầu nó đã là nhỏ, Platôn dẫn ra vô số các ví dụ về sự
chuyển biến của các mặt đối lập này thành mặt đối lập khác và dẫn ra một kết
luận mang tính khái quát: cái đối lập xuất hiện từ cái đối lập. Tuy nhiên theo
ông kết luận luận đó chỉ đúng với thế giới các sự vật cảm tính. Trong khi
chống lại phép biện chứng của Hêraclít, Platôn còn đưa ra luận điểm khẳng
định Phép biện chứng của tồn tại và không tồn tại trong Nguỵ biện (236c –
259c) được đưa đến chỗ, tồn tại tất yếu đòi hỏi không tồn tại, sao cho tồn tại
và không tồn tại, chân lý và giả dối ở nghĩa nào đó phải tương thích với nhau.
Từ đây rút ra cả điều này nữa: tồn tại như là thứ không đổi và bất động là
không thể nhận thức. “Nếu nhận thức – có nghĩa là phải tác động thế nào đó,
thì đối tượng nhận thức, ngược lại, tất yếu chịu sự tác động. Như vậy, theo lập
luận này, tồn tại nhận thức được bằng nhận thức, chừng nào còn nhận thức
được, thì chừng đó còn phải nằm trong sự vận động do phải chịu đựng sự tác
động vốn, như đã nói ở trên, không thể xuất hiện ở thứ đứng yên
Như vậy đã xuất hiện ba phạm trù cơ bản: tồn tại (và không tồn tại),
vận động và đứng yên. Sau đó hai phạm trù được bổ sung thêm vào là đồng
nhất và khác biệt. Chúng đồng nhất và đồng thời cũng khác nhau. Chẳng hạn,
vận động và đứng yên không chỉ không điều hoà và đối lập nhau mà còn cùng
tuân thủ khái niệm tồn tại chung hơn, bởi vì chúng đều tồn tại. Đồng nhất và
khác biệt đến lượt mình là không điều hoà, nhưng lại điều hoà với tồn tại, với
vận động và đứng yên, trong khi phục tùng chúng. Trong khi hoà quyện với
tồn tại, vận động trùng với nó, nhưng vẫn là khác biệt với nó; cũng chính là
như vậy với đứng yên.

7



Từ điều đã nói ở trên rõ ra là, tính linh động và biến hoá của các phạm
trù cơ bản của triết học Platôn đòi hỏi phép biện chứng. “… Tồn tại cái duy
nhất hay không tồn tại, và cả nó, và cái khác, hoá ra là, đối với chính mình và
đối với nhau hoàn toàn và nhất thiết tồn tại và không tồn tại, là và không là”
[Parmenit 166c]. Đây là chỗ thể hiện nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng:
các mặt đối lập đồng nhất với nhau, và sự nghiên cứu khái niệm bất kỳ được
lấy tự thân hay trong quan hệ với các khái niệm khác, đều dẫn tới chỗ là mỗi
một trong số chúng đều chuyển thành mặt đối lập của mình. Tuy nhiên, sự
đồng nhất đó không loại trừ những khác biệt, khác đi thì thay vì phép biện
chứng ta sẽ nhận được phép nguỵ biện. Quá trình phát triển của khái niệm
không phải là bước chuyển tuỳ ý từ một định nghĩa này sang định nghĩa bất
kỳ khác. Sự phân tích cẩn thận việc, những khái niệm nào và bằng cách nào
điều hoà được với nhau, còn những khái niệm nào không điều hoà được tiến
hành trong các hội thoại đang xét, cho phép nói rằng, từng trong số các mặt
đối lập loại trừ nhau tất yếu đều giả định “cái khác của mình”. Tồn tại ngầm
giả định không tồn tại, cái một – cái nhiều, vận động - đứng yên, khác biệt đồng nhất.
Ý niệm của Platôn – đó chính là tồn tại của Parmenit. Platôn muốn làm
cho tồn tại đó thành thống trị trên cái đặc thù và cái đơn nhất, muốn chỉ ra
chúng thấm đẫm ý niệm và ý niệm đã sản sinh ra chúng như thế nào. Nhưng
ông còn xa mới trình bày được hoạt động của cái phổ biến như là tự hoạt
động, và phải nghiêng về tính hướng đích bên ngoài. Ông đã đưa thêm vào
phép biện chứng khách quan của Hêraclit phép biện chứng của trường phái
Ele vốn là hoạt động của chủ thể phát hiện ra các mâu thuẫn. Kết quả là tính
biến đổi nội tại và sự năng động của chính các sự vật, của “tự nhiên” đã bị
thay thế bằng bước chuyển trong các ý niệm của chúng, trong bản chất khác
biệt với tồn tại. Tư duy vốn đã được Xôcrat làm thành phương tiện hoàn thiện
luân lý và đạt tới các nguyên tắc đạo đức, thì Paltôn lại coi là tư duy khách
quan của các ý niệm vừa như là tư tưởng phổ biến, vừa như là cái hiện tồn.
8



Nhưng như thế thì Phúc và đời sống luân lý của con người hoá ra là không
cùng nhau.
Như vậy, triết học Platôn một mặt là sự hoàn thành triết học Xôcrát,
mặt khác là sự mở rộng vượt qua nó. Cũng như Xôcrát trong nghiên cứu triết
học ông đã quan tâm đến đời sống đạo đức và trí thức – vì theo ông hành
động đúng không thể tách rời trí thức đúng, triết học không thể tách rời với
đạo đức và tôn giáo, vì tất cả là một. Platôn là nhà triết học đầu tiên không chỉ
biết sử dụng các lý thuyết triết học, mà ông còn có ý thức về việc hoàn thiện
các nguyên tắc ấy bằng chính phương tiện của chúng, và cột chặt chúng lại
với nhau trong một nguyên tắc cao hơn. Trong triết học Platôn chúng ta cũng
nhận ra sự đào sâu, thanh lọc và phát triển triết học Xôcrat. Từ nguyên lý tri
thức khái niệm, ông đã làm nảy sinh như là kết quả trực tiếp của nó, phương
pháp biện chứng mà Xôcrat được coi là tác giả. Nhưng trong khi Xôcrat bằng
lòng với việc triển khai khái niệm này từ việc thuần túy xem xét các mặt của
nó, thì Platôn đã đi xa hơn đòi hỏi phải rút ra khoa học về khái niệm bằng việc
phân loại chúng trong hệ thống, trong việc hình thành các khái niệm; trong
khi Xôcrat bắt đầu từ các yếu tố ngẫu nhiên của một trường hợp cụ thể, thì
Platôn đòi hỏi tư tưởng phát sinh qua sự phân tích liên tục từ cái có điều kiện
tới cái vô điều kiện, từ hiện tượng tới ý niệm, từ các ý niệm đặc thù tới các ý
niệm phổ quát nhất. Vì thế Platôn không chỉ tổng kết các học thuyết trước đó
theo cách là chúng không biến mất do việc ông phủ nhận chúng, mà vẫn còn
được lưu giữ trong triết học của ông. Ông đã kiến tạo một thứ mới và đặc sắc
– hình thức đầu tiên của phép biện
chứng duy tâm. Platôn không chỉ là sự kết thúc và kết quả của sự hình
thành phép biện chứng cổ đại, mà còn, có thể, trước hết là sự phủ định nó.
Platôn - điểm cuối cùng của sự hình thành phép biện chứng cổ đại. Từ ông sẽ
bắt đầu sự phát triển toàn diện và tự giác của nó. Nhưng đó là chương mới
trong lịch sử phép biện chứng, đề tài và đối tượng của những nghiên cứu


9


khác, mới hơn. Còn chúng ta sẽ tiếp tục lý giải những tư tưởng biện chứng
của Platôn trên nền chủ nghĩa duy tâm khách quan của ông
4. Mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm khách quan với tư tưởng
biện chứng ở Platôn
Khi nghiên cứu Platôn, ta tìm thấy ở các chỗ khác nhau những xu
hướng quan niệm về các ý niệm dưới dạng những bản chất trừu tượng của các
sự vật cô lập với chính các sự vật và có vị trí của mình ở đâu đó “trên trời”
hoặc “ngoài thiên thể”. Arixtôt ở đây hoàn toàn đúng: bản chất của sự vật
không thể nằm ngoài sự vật. Còn nhìn chung, Platôn có rất nhiều lập luận phủ
nhận sự cô lập như thế của các ý niệm và đòi hỏi kiến giải các ý niệm như là
những nguyên tắc vận động của chính các sự vật Toàn bộ Timei của Platôn là
lý luận về vũ trụ được điều khiển bởi các ý niệm và linh hồn, mà dĩ nhiên, vốn
có sự tồn tại riêng, nhưng đồng thời cũng len lỏi vào toàn bộ vũ trụ từ đầu đến
cuối. Trong hội thoại Ngụy biện Platôn chỉ rõ: “cái khó khăn và cái chân lý là
ở chỗ vạch ra rằng cái gì là cái khác, thì cũng tức là cùng một cái đó, - và cái
gì cùng một cái đó, thì cũng tức là cái khác, và chính là hoàn toàn cùng ở
trong một quan hệ” Và như vậy, Platôn bắt đầu sắp đặt những ý niệm vốn dĩ
được suy nghĩ không thể bác bỏ, rõ ràng và rất biện chứng lên trời và hầu như
coi chúng là bản chất thần thánh nào đó. Hơn thế nữa, trong khi đề cao các ý
niệm của mình đến mức trên trời như thế, Platôn lại thường quên chính những
sự vật mà để nhận thức chúng ông mới nghĩ ra thuật ngữ “ý niệm”. Học
thuyết Platôn về cơ sở (Hypothesis), về phương pháp và quy luật không có bất
kỳ gì đặc thù là duy tâm và cũng không có gì là thần bí. Tuy nhiên, hẳn là,
chúng ta có thể diễn đạt ngắn gọn toàn bộ học thuyết Platôn là “học thuyết ý
niệm như là học thuyết về mô hình sản sinh”. Ý niệm sự vật là mô hình lý
tưởng, hay cấu trúc sự vật, còn khởi đầu vô điều kiện là mô hình cho chính ý

niệm.

10


Trong các đối thoại Nguỵ biện, Parmenít, Philébos Platôn đã luận
chứng rằng: vận động, đứng yên, đồng nhất và khác biệt chỉ có thể hiểu được
khi chúng vừa là
chúng, vừa bằng chính chúng và không bằng chính chúng. Đồng thời
chúng có thể chuyển hóa thành cái khác. Ai cũng biết nguyên tắc bất động
hoàn toàn của các ý niệm Platôn, bất động hoàn toàn của cái mà Platôn gọi là
bản chất. Trong khi thừa nhận sự hiện diện của bản chất, sau này Lênin đã
hiểu chúng như gì đó rất linh động, vả lại linh động cả trong chính mình (“các
cấp độ” bản chất khác nhau), lẫn cả sự biểu hiện của mình trong các sự vật
hiện thực
Như vậy, ở đây có thể thấy có hai dạng bản chất: đứng yên và linh
động. Tuy nhiên, có thể, bản chất linh động chỉ tồn tại vào thời điểm khi nó
được “nghĩ đến”, được nhận thức. Nhưng nếu thậm chí là như vậy, sự tồn tại
của bản chất linh động, dù chỉ vào thời điểm nhận thức đó thì vẫn là không
thể nghi ngờ được. Có thể nói, lý thuyết của Platôn trong Nguỵ biện là lý
thuyết “tiềm năng – vận động”. “Tiềm năng” như là tiêu chuẩn của tồn tại lần
đầu tiên cho phép diễn đạt cái gì đó như cái hiện tồn. Như vậy tồn tại phụ
thuộc vào khả năng nhận thức (ở tư cách chủ thể) và vào tính nhận thức được
(ở tư cách khách thể). Như vậy, ở lĩnh vực này thông qua các hội thoại của
Platôn có thể đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, nhờ khám phá ra cụm từ “bản chất linh động” chúng ta đã
phần nào dỡ bỏ tư tưởng đã ăn sâu bén rễ trong giới học thuật cho rằng, thế
giới các ý niệm ở Platôn là cái gì đó tuyệt đối bất động, một lần và mãi mãi
tách rời khỏi bản chất biến động bởi khoảng cách lớn trên trời siêu hình nào
đó. Bằng cách đó đã đả phá được quanniệm nước đôi về chủ nghĩa Platôn.

Thứ hai, nối tiếp Platôn trong Nguỵ biện luận văn đã xuất phát từ việc,
ngay quá trình nhận thức của con người bình thường nhất cũng đã phải giả
định không chỉ sự tồn tại của các ý niệm được nhận thức trong quá trình này,
mà còn sự vận động mặc dù lúc đầu là rất thụ động nào đó của chúng
11


Thứ ba, dù đã theo cách phân tích nhận thức, nhưng luận văn vẫn chưa
làm rõ khái niệm “ý niệm linh động”. Thực ra, không chỉ chúng tôi, mà bản
thân Platôn, ít nhất
trong Nguỵ biện đã đưa ra những lý do đủ để không thể coi lý luận về ý
niệm linh động là hoàn toàn rõ ràng. Về mặt ngôn ngữ cũng như về mặt triết
học, chúng tôi cũng chưa thể lý giải rõ ràng, đầy đủ về đối tượng này. Nhân
đây phải thấy rằng, trong Nguỵ biện cũng như trong tất cả các hội thoại khác
Platôn không có ý hướng tới hệ thống hoàn
chỉnh.
Thứ tư, trong Nguỵ biện có cơ sở khá rõ ràng để dựng lại lý luận về
bản chất linh động. Bởi vì, trong số năm phạm trù được Platôn coi là cơ bản,
có một phạm trù được chính ông coi là “vận động”. Vận động không là gì
khác, ngoài là tự vận động. Nhưng điều đó có nghĩa là, vận động tĩnh tại trong
mình, và đứng yên cũng vậy, thực sự tĩnh tại trong mình và ở nghĩa đó là bất
động. Nhưng có vận động và đứng yên cũng có. Suy ra, cả hai phạm trù đứng
yên – và vận động – ít nhất ở một nghĩa là đồng nhất với nhau, mà chính là
theo nghĩa tồn tại của chúng, tức là ở sự can dự đến tồn tại .Đến đây đã có thể
nêu một số nhận định, đánh giá về phép biện chứng Platôn. Những giá trị
trong hệ thống triết học nói chung, và những tư tưởng biện chứng của Platôn
nói riêng vẫn mang tính thời sự nóng hổi. Không chỉ đối với các nhà triết học
trong quá khứ mà còn cho ngày nay. Nhiều lời khen, nhưng chê cũng thật
nhiều. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, cũng như hiểu biết hạn hẹp của mình,
tôi xin đưa ra một số nhận định đánh giá như sau:

Về những điểm tích cực
Ông là người đầu tiên trong số các nhà tư tưởng ý thức được vai trò của
khái niệm như sự trừu tượng và khám phá ra bản chất khái niệm của tư duy
khác với tri giác cảm tính. Trên con đường xác lập sự đối lập của tư duy khái
niệm như là lĩnh vực cái tư tưởng với hiện thực cảm tính như là lĩnh vực của
cái vật chất và làm rõ phép biện chứng (sự thống nhất mâu thuẫn) của hai lĩnh
12


vực đó Platôn nghiêng về phía tuyệt đối hóa cái tư tưởng, thổi phồng các khái
niệm. Platôn đã chỉ ra biện chứng của sự chuyển hóa lẫn nhau của các khái
niệm đối lập, và ở đây, ông đã tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc phi mâu thuẫn
lôgic hình thức. Về phương diện này ông đã chuẩn bị tiền đề cho học thuyết
logic học của Arixtôt.
Về những mặt hạn chế
Mặc dù có nhiều quan điểm tiến bộ và hiện đại, song những bó buộc về
hoàn cảnh lịch sử, trình độ và chính địa vị giai cấp của mình đã khiến cho
những tư tưởng của Platôn không thể tránh khỏi những hạn chế. Trong quan
niệm về thế giới, Platôn giải quyết một cách duy tâm khách quan vấn đề cơ
bản của triết học, coi tư duy, tinh thần là tính thứ nhất, là cái thứ nhất coi mọi
sự vật chỉ là hiện thân của các ý niệm .Giống như trong toàn bộ hệ thống chủ
nghĩa duy tâm khách quan của Platôn, phép biện chứng của ông bộc lộ khuyết
điểm - sự bất lực trong việc rút thế giới các sự vật cảm tính, thường biến ra từ
thế giới các ý niệm bất động Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, chính kết cấu
của hệ thống triết học của ông đã không thích hợp để hiện thực hóa chúng.
Hóa ra chủ nghĩa duy tâm khách quan của ông là quan điểm quá tuyệt đối,
quá vững chắc và thiếu linh động. Vì vậy, nếu tư tưởng này hay khác của chủ
nghĩa duy tâm khách quan đó tương ứng với giai đoạn này hay khác của lịch
sử nhân loại sống động, thì chúng chỉ do một tính tuyệt đối của mình vốn
không cho phép bất kỳ một sự linh động hay chủ nghĩa lịch sử sống động nào,

chắc gì đã hữu ích cho sự hiện thực hóa của mình. Đây chính là bi kịch không
đường thoát trong những tư tưởng tuyệt đối của Platôn.

13


KẾT LUẬN
Platôn – nhà triết học duy tâm khách quan nổi tiếng của triết học Hy
Lạp cổ đại, người có ảnh hưởng lớn đối với nền văn hóa phương Tây. Nói về
ảnh hưởng của ông với nền văn hóa này người ta thường ví ông như vị thần
Dớt trên đỉnh Ôlimpia. Nhà triết học Anh B.Rátxen coi triết học của ông là
“hạt nhân” của tư tưởng triết học nhân loại và ảnh hưởng của ông lớn hơn bất
cứ ảnh hưởng của người nào khác. Chắc chắn không phải ngẫu nhiên Platôn
được đánh giá cao như vậy. Qua nghiên cứu có thể tóm lược lại một số luận
điểm chủ yếu về tưởng biện chứng của Platôn như sau:
Thứ nhất, Triết học Platôn nói chung và tưởng biện chứng trong hệ
thống triết học của ông nói riêng là sản phẩm của thời đại, nó là sự tổng kết,
đồng thời là sự kế thừa có phê phán những tư tưởng của các triết gia đi trước,
tiêu biểu phải kể tới các triết gia đó là Hêraclit, trường phái Pitago, trường
phái Ele, và đặc biệt là phương pháp biện chứng Xôcrat…
Thứ hai, Hy Lạp cổ đại là nơi diễn ra cuộc đấu tranh rất điển hình giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Cuộc đấu tranh đó xuyên suốt chiều
dài lịch sử của triết học Hy Lạp cổ đại mà cụ thể là cuộc đấu tranh giữa đường
lối duy vật Đêmôcrít và đường lối duy tâm mà Platôn là nhân vật điển hình
với rất nhiều sự trăn trở
Thứ ba, Trong tiểu luận tác giả chú trọng khai thác cách hiểu về khái
niệm “biện chứng” ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Phép biện chứng như là lôgic học
trong học thuyết “sơ kỳ” về ý niệm, phép biện chứng trong việc khắc phục
học thuyết “sơ kỳ - ngây thơ” về ý niệm, và mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy
tâm khách quan với tư tưởng biện chứng ở Platôn.

Thứ tư, bên cạnh những thành tựu to lớn đó thì triết học Platôn cũng
không tránh khỏi những hạn chế do địa vị xã hội của mình, Platôn là nhà triết
học của giai cấp chủ nô Hy Lạp, do đó trong quá trình hình thành hệ thống

14


triết học của mình ông đã dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm, nhưng xét đến cùng ông là nhà triết học duy tâm khách quan.
Tóm lại, uy tín của Platôn ở thời Cổ đại hậu kỳ, Trung cổ hay trong
suốt các thời gian tiếp theo của lịch sử châu Âu Cận đại là rất lớn. Tên tuổi
của ông xuyên qua hàng thế kỷ và thiên niện kỷ: cả sự đúng đắn lẫn sai lầm
của ông đều có ảnh hưởng như nhau đến hậu thế. Tuy nhiên, với vai trò là
người khởi xướng chủ nghĩa duy tâm khách quan – một trong những trào lưu
cơ bản của triết học, thì sự sáng tạo ở nhiều lĩnh vực của ông đã vượt ra khỏi
những giới hạn học thuyết duy tâm do ông tạo ra.Và tôi hoàn toàn đồng ý với
Hêghen khi đã đánh giá cao di sản triết học của nhà triết học này: “không còn
nghi ngờ gì nữa, trước tác của Platôn là một trong những món quà đẹp nhất
mà số mệnh từ thời cổ đại đã bảo tồn cho đến nay cho chúng ta” ./.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Arixtốt (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb. Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội

2.


Tống Văn Chung, Nguyễn Quang Thông (1990), Lịch sử triết học Hy – La,
tập 1, Nxb. Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

3.

Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2006),Đại cương lịch sử
triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

4.

Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây,
Nxb.Văn

5.

TS. Bùi Thị Thanh Hương – Nguyễn Văn Đại: “Khái Lược lịch sử Triết học”,
Khoa Triết học, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhà xuất bản Chính trị Hành chính Hà Nội – 2013.

6.

Trần Văn Phòng (Chủ biên) – Nguyễn Thế Kiệt: “Hỏi – Đáp môn Triết học
sMác – Lênin”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

7.

Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học Tây phương, tập 1. Thời kỳ khai
nguyên

8.
9.


Triết lý Hy Lạp, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
Thái Ninh (1987), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. Sách Giáo Khoa Mác –
Lênin, Hà Nội.

10.
11.

Bùi Thanh Quất (Chủ biên 2000), Lịch sử triết học, Nxb. Giáo dục.
Nguyễn Văn Sanh (2003), Vấn đề tự ý thức trong lịch sử triết học phương
Tây (từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học Mác), Luận án tiến sĩ triết học,
Hà Nội.

16


MỤC LỤC

17



×