Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh nghệ an hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG

SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN
VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG

SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN
VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Triết học

Người hướng dẫn khoa học

TS. TRẦN THỊ HỒNG LOAN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận, ngồi sự cố gắng của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới TS.Trần Thị Hồng Loan - người cơ đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em hồn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính
trị cùng các thầy cơ giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng
dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã góp ý,
ủng hộ em hồn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như
kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ cũng như các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Đặng Thị Hương Giang


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hồn thành dưới sự hướng dẫn của
TS. Trần Thị Hồng Loan.
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tơi và các số liệu trong khóa luận là
trung thực. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Đặng Thị Hương Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM
TỒN DIỆN VÀ TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU
KHI RA TRƯỜNG ........................................................................................... 7
1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm
toàn diện ........................................................................................................ 7
1.2. Một số lý luận về tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường 18
1.3. Nội dung sự vận dụng quan điểm tồn diện vào việc giải quyết tình
trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ....................................... 27
Chương 2. THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI
RA TRƯỜNG Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN
CỦA THỰC TRẠNG ..................................................................................... 36
2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến thực
trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An ............. 36
2.2. Thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ
An hiện nay ................................................................................................. 40
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường ở tỉnh Nghệ An hiện nay ................................................................. 50

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT TÌNH
TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG Ở
TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
TOÀN DIỆN ................................................................................................... 56
3.1. Phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh ở tỉnh Nghệ An ......................................................................... 56
3.2. Tạo mối liên hệ chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường - doanh nghiệp sinh viên ở tỉnh Nghệ An ............................................................................ 60


3.3. Tỉnh Nghệ An thực hiện đồng bộ các chính sách của các cấp, các
ngành và các tổ chức có liên quan đến việc giải quyết tình trạng thất
nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ....................................................... 64
3.4. Kết hợp tuyên truyền, thực hiện giáo dục ý thức, định hướng nghề
nghiệp cho tất cả các học sinh Trung học phổ thông ở tỉnh Nghệ An ........ 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình trạng sinh viên ra trường khơng có việc làm đã và đang là vấn đề
nan giải cần được giải quyết ở nước ta trong nhiều năm nay. Bản tin Thị
trường lao động việc làm quý 2/2017 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
cơng bố mới đây cho thấy lao động có trình độ đại học trở lên vẫn tiếp tục dẫn
đầu về tỷ lệ thất nghiệp, với số lượng hơn 183.000 cử nhân. Về thị trường
tuyển dụng, chỉ có 254.000 chỗ làm được các doanh nghiệp đăng để tuyển
dụng (giảm 7,2% so với quý liền trước). Thực trạng này tạo nên những tâm lý
tiêu cực cho sinh viên, thậm chí cả những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp cũng
mang tâm lý lo lắng về việc làm của mình sau khi rời ghế giảng đường.
Với kiến thức được đào tạo, lực lượng sinh viên là nguồn nhân lực quan
trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, tình trạng

sinh viên sau những năm học hành vất vả phải chấp nhận một cơng việc
khơng đúng với chun ngành mình được đào tạo, thậm chí có những sinh
viên khơng có cơ hội sử dụng một chút kiến thức nào đã được trang bị trong
những năm học ở trường đại học là một thực tế đang diễn ra khá nhiều trong
nền kinh tế thị trường hiện nay. Tình trạng này đang là nỗi lo của tồn xã hội
và một mặt, nó làm lãng phí thời gian, cơng sức của sinh viên cùng gia đình
họ; mặt khác, nó ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế của
quốc gia. Không những thế, thất nghiệp còn là một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc gia tăng các tệ nạn xã hội như trộm cướp, cờ bạc, ma túy,...
làm cho đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, chất lượng an sinh xã
hội giảm sút.
Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và cách mạng
khoa học công nghệ đang diễn ra một cách mạnh mẽ đã và đang tác động rất
lớn đến nước ta. Khi khoa học công nghệ trở thành nhân tố quyết định số một,

1


lao động có tri thức trở thành điều kiện tiên quyết để thực hiện thành cơng sự
nghiệp cơng nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước thì trên thực tế ở nước ta lao
động có trình độ cao, được đào tạo lại đang thất nghiệp kéo theo đó là sự phát
triển chậm lại của nền kinh tế.
Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ tư trong cả nước với hơn 3
triệu người, trong đó có gần 1,8 triệu lao động. Bình quân hàng năm số lao
động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh xấp xỉ 3 vạn người.
Đây là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học, có nhiều dịng họ,

nhiều làng học nổi tiếng. Tuy nhiên, hiện nay ở Nghệ An trình trạng thất
nghiệp và tình trạng chảy máu chất xám, chảy máu lao động đang trong tình
trạng báo động. Lớp trẻ Nghệ An sau khi học tập ở các thành phố lớn thì

khơng muốn trở về q cống hiến. Lý do họ đưa ra là tình trạng thất nghiệp ở
tỉnh Nghệ An rất cao, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao
đẳng chính quy trong cả nước khi về tỉnh khơng có việc làm ngày càng nhiều;
hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công nhân hoặc làm các cơng việc
khơng cần đến trình độ đại học đang dần khơng cịn xa lạ.
Vấn đề này đã được nhìn nhận từ nhiều quan điểm, góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, về mặt nhận thức chủ thể chưa nhìn nhận vấn đề một cách toàn
diện, tổng thể mà chỉ ở một phía nhất định. Xuất phát từ những cơ sở lý luận
và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào
việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở
tỉnh Nghệ An hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường là vấn đề rất được quan tâm.
Bởi lẽ, nó khơng chỉ liên quan đến cuộc sống của sinh viên mà còn liên quan
đến q trình phát triển của xã hội. Do đó, vào mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau, nội dung giải quyết việc làm cho sinh viên có những đặc điểm khác

2


nhau. Chính vì thế, việc nghiên cứu giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên
được nhiều nhà khoa học và quản lý trong và ngoài nước quan tâm.
“Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi
mới” của Nolwen Heraff - Jean Yves Martin đã nghiên cứu khái quát về tình
hình lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000.
Điểm đáng chú ý nhất ở tác phẩm này là đã chỉ ra những hạn chế của nguồn
nhân lực và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải
quyết việc làm ở nước ta giai đoạn 1986 - 2000. Đây là tư liệu giúp cho chúng
ta có cái nhìn đầy đủ hơn về lao động, việc làm, nguồn nhân lực Việt Nam
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Cuốn “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu
Dũng và Trần Hữu Trung nghiên cứu về chính sách việc làm của Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả đề xuất hệ thống quan
điểm,phương hướng giải quyết việc làm phù hợp với nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần ở nước ta và cho rằng một trong những vấn đề cơ bản nhất
của sự thay đổi trong nhận thức về việc làm là coi trọng yếu tố tự tạo việc làm
của người lao động trong các thành phần kinh tế.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về việc hoạch
định chính sách giải quyết việc làm ở nước ta như: “Luận cứ khoa học cho
việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm của nước ta khi chuyển sang nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” do Nguyễn Hữu Dũng làm chủ biên;
Nguyễn Thị Mai Lam (2002), “Thất nghiệp ở nước ta hiện nay: Thực trạng
và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
Các cơng trình vừa nêu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
liên quan đến vấn đề việc làm, thất nghiệp và chính sách giải quyết việc làm,
để từ đó cung cấp những tiền đề khoa học quan trọng làm cơ sở trong việc xây

3


dựng các giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho sinh viên ở Việt Nam
nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên, chưa thấy có cơng trình
nào tập trung nghiên cứu về tình trạng thất nghiệp và chính sách giải quyết
việc làm cho sinh viên, đặc biệt là trong khu vực nghiên cứu là tỉnh Nghệ An.
Xuất phát từ u cầu cấp thiết đó, tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sự vận
dụng quan điểm toàn diện vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của
snh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An hiện nay” nhằm góp phần giải
quyết hiệu quả tình trạng thất nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh
Nghệ An hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quan điểm tồn diện với vấn đề giải
quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường và làm rõ thực
trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An hiện nay; Từ
đó, đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp
của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An trên cơ sở vận dụng quan
điểm tồn diện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày một số vấn đề lý luận chung về quan điểm toàn diện và nội
dung của sự vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giải quyết tình trạng
thất nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng thất nghiệp của sinh viên ở tỉnh Nghệ An sau
khi ra trường và nguyên nhân dẫn đến thực trang đó.
- Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp
của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An trên cơ sở vận dụng quan
điểm toàn diện.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về quan điểm toàn diện trong triết học
Mác - Lênin và sự vận dụng quan điểm đó vào việc giải quyết tình trạng thất
nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc giải quyết
tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên ở tỉnh Nghệ An trong
giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Khóa luận sử dụng phương pháp luận chung của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác - Lênin.
- Phương pháp cụ thể: phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân
tích - tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, khảo sát, so sánh, thống kê,…
6. Ý nghĩa của khóa luận
- Đề tài đưa ra được một số biện pháp cơ bản nhằm góp phần giải quyết
tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An hiện nay
trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện.
- Đề tài góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động
hoạch định chính sách, tạo điều kiện quan tâm và giải quyết tốt vấn đề việc
làm cho sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An trong những năm tới.
7. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khoá
luận bao gồm 3 chương, 10 tiết:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quan điểm tồn diện và tình

5


trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.
- Chương 2: Thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở
tỉnh Nghệ An hiện nay và nguyên nhân của thực trạng.
- Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết tình trạng thất
nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An hiện nay trên cơ sở vận
dụng quan điểm toàn diện.

6



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN
VÀ TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
SAU KHI RA TRƯỜNG
1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm
toàn diện
1.1.1. Khái quát về phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế
giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ
thống các nguyên tắc phương pháp luận định hướng hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người. Ăngghen đã đưa ra định nghĩa phép biện
chứng: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật
phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và
của tư duy” [18; tr.201].
Phép biện chứng ra đời từ thời cổ đại và đã phát triển qua ba hình thức
cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm và
phép biện chứng duy vật.
Thời cổ đại, do trình độ tư duy chưa cao, khoa học chưa phát triển nên
các nhà triết học cả phương Đông lẫn phương Tây chỉ dựa trên quan sát trực
tiếp mang tính trực quan cảm tính để khái qt bức tranh chung của thế giới.
Ở phương Đơng, nó được thể hiện rõ trong “Thuyết âm dương - ngũ hành”. Ở
phương Tây, dưới con mắt của Hêracơlít mọi sự vật trong thế giới chúng ta
đều thay đổi vận động phát triển khơng ngừng, khơng có sự vật, hiện tượng
nào của thế giới là đứng im tuyệt đối, mà trái lại tất cả đều trong trạng thái
biến đổi và chuyển hóa. Luận điểm bất hủ của ơng “Chúng ta khơng ai có thể
tắm hai lần trên một dịng sơng” [7]; “Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một

7



mới” [7]. Phép biện chứng chất phác cổ đại nhận thức đúng về tính biện
chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác,
ngây thơ, cịn thiếu những căn cứ khoa học. Vì vậy, nó đã bị phép biện chứng
siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế.
Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học Cantơ và hoàn thiện
nhất trong triết học Hêghen - một đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức ở
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của
Hêghen thể hiện ở chỗ: ông coi “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tự nhiên
và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần. Thực chất phép
biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là phép biện chứng của ý niệm sản
sinh ra biện chứng của sự vật. Phép biện chứng cổ điển Đức có những đóng
góp to lớn vào sự phát triển của tư duy biện chứng của nhân loại, thúc đẩy tư
duy biện chứng phát triển lên một trình độ cao nhưng với hạn chế duy tâm, nó
chưa thể trở thành cơ sở lý luận cho một phương pháp luận khoa học.
Giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật
biện chứng và phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp thu có
phê phán triết học Hêghen và chủ nghĩa duy vật Phoiơbac. Đối với Hêghen
trong tác phẩm Bộ tư bản, Mác viết: “Ở Hegel, phép biện chứng bị lộn ngược
đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý
của nó đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [17; tr.35]. Mác đã tiếp thu có chọn lọc
triết học cũ và phát triển cao hơn, do vậy bản chất phép biện chứng của Mác
cao hơn về bản chất so với phép biện chứng của Hêghen, ông nói: “Phương
pháp biện chứng của tơi khơng những khác phương pháp biện chứng của
Hêghen về cơ bản, mà nó cịn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Theo
Hêghen thì sự vận động của tư duy mà ông đặt cho cái tên là ý niệm và biến nó
thành một chủ thể độc lập chính là chúa sáng tạo ra giới hiện thực và giới hiện
thực này chẳng qua chỉ là hiện tượng bên ngồi của ý niệm mà thơi. Trái lại,

8



theo tơi thì sự vận động của tư duy là sự phản ánh sự vận động hiện thực di
chuyển và biến hình trong đầu óc con người” [16; tr.27]. Nhờ đó, chủ nghĩa
Mác mang giá trị to lớn đó là tính phê phán đối với mọi quan điểm sai lầm,
những quan điểm siêu hình, chủ trương phát động. Một trong những kẻ xuyên
tạc chủ nghĩa Mác là Đuyrinh - Giáo sư môn cơ học người Đức, nhà triết học
và kinh tế học. Ăngghen đã phản đối và kịch liệt phê phán quan niệm của
Đuyrinh trong cuốn sách “Chống Đuyrinh”. Chính trong tác phẩm này,
Ăngghen đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về phép biện chứng “Phép biện
chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy” [1; tr.455].
Như vậy, đến C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin thế giới quan duy vật biện
chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau
trong phép biện chứng ấy. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế
của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện
chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Phép biện chứng duy vật trở thành
môn khoa học và là hình thức phát triển cao nhất, hồn bị nhất trong lịch sử
phép biện chứng. Nó bao gồm một hệ thống các nguyên lý (nguyên lý về sự
phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến), những cặp phạm trù cơ bản
(cái riêng, cái chung và cái đơn nhất; nguyên nhân và kết quả; bản chất và
hiện tượng; tất nhiên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức; khả năng và hiện
thực), những quy luật (quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định). Trong hệ thống
đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai
nguyên lý khái quát nhất trong phép biện chứng duy vật. Tuy nhiên, trong
phạm vi khóa luận này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm toàn diện.


9


1.1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
* Các khái niệm cơ bản:
- Khái niệm mối liên hệ:
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định,
sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các
mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ, giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ) trên thị trường ln ln
diễn ra q trình cung và cầu quy định lẫn nhau, cung và cầu tác động, ảnh
hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Từ đó, tạo nên q trình vận động, phát
triển khơng ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa:
+ Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (ví dụ như: khi khẳng
định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong
thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào).
+ Đồng thời, khái niệm mối liên hệ phổ biến cũng dùng để chỉ những
liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là
dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một
hay một số các sự vật, hiện tượng hay lĩnh vực nhất định).
Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là
mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có
tính chất đặc thù tùy theo từng loại thị trường hàng hóa, tùy theo thời điểm
thực hiện. Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hóa, khơng thể
khơng nghiên cứu những tính chất riêng có (đặc thù) đó. Nhưng dù khác nhau
bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ
cung cầu.


10


* Cơ sở lý luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Khi giải thích về sự tồn tại của thế giới, những câu hỏi được đặt ra là:
Các sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua
lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau?
Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định những mối liên hệ đó?
Để trả lời các câu hỏi này, những người theo quan điểm siêu hình và theo
quan điểm biện chứng có những cách lý giải khác nhau.
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho
rằng: Các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên
cạnh cái kia. Chúng khơng có sự phụ thuộc, khơng có sự ràng buộc và quy định
lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định chỉ là sự quy định lẫn nhau thì cũng
chỉ là sự quy định bề ngồi mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số những
người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật,
hiện tượng có mối quan hệ rất đa dạng, phong phú song các hình thức liên hệ
khác nhau khơng có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Hạn chế của quan điểm
siêu hình là sai lầm về thế giới quan triết học, dựng lên ranh giới giả tạo giữa
các sự vật, hiện tượng. Hạn chế này có nguồn gốc bởi phương pháp tư duy siêu
hình, nghiên cứu tách rời các lĩnh vực, các bộ phận riêng rẽ của thế giới gắn với
trình độ tư duy khoa học còn ở giai đoạn sưu tập tài liệu.Phương pháp đó
khơng có khả năng phát hiện ra được cái chung, cái bản chất, quy luật của sự
tồn tại, vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng: các sự
vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác
động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ như vấn đề bảo vệ môi trường
không chỉ là việc làm của một quốc gia nào đó mà là việc làm chung của mọi
quốc gia và toàn nhân loại vì tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay gây ảnh
hưởng đến tất cả mọi người.


11


Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan
và chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng tinh thần
siêu nhiên hoặc là cảm giác, ý thức của con người.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác
nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế
giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất chúng
khơng thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định.
* Các tính chất của mối liên hệ:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:
- Tính khách quan:
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn
nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện
tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, gắn liền với sự tồn
tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, khơng do ai sáng tạo ra, nó
tồn tại độc lập khơng phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể
nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
Ví dụ, mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các
vật thể, mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và mơi trường (đồng
hóa - dị hóa), mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy
của con người… đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, khơng
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

- Tính phổ biến:

12


Mối liên hệ khơng chỉ mang tính khách quan mà cịn mang tính phổ biến,
tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện:
Thứ nhất, khơng có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại
tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Trong thời đại
ngày nay, khơng có một quốc gia nào khơng có quan hệ, khơng có liên hệ với
các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế, hiện nay trên
thế giới đã và đang xuất hiện xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa mọi mặt của
đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: ô
nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, bệnh tật, đói nghèo…
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt cụ thể tùy
theo điều kiện nhất định. Song, dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu
hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Những hình thức liên hệ riêng
rẽ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật
chỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới.
Cùng với những lý do trên, triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ phổ
biến.
Những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng: các sự vật, hiện
tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua
lại và chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ như, tình trạng ô nhiễm môi trường đã tác
động trực tiếp đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước; môi trường ảnh hưởng đến con người và hoạt động của
con người cũng tác động trở lại đến sự biến đổi của mơi trường.
- Tính phong phú, đa dạng:
Có thể phân chia các mối liên hệ đa dạng thành từng loại tùy theo tính
chất: đơn giản hay phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp, vai trị trực tiếp hay gián

tiếp mà có thể khái quát thành những mối liên hệ khác nhau. Dựa vào tính đa
dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: mối liên
hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ

13


yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ khơng bản chất, mối liên hệ chung
bao qt tồn bộ thế giới và mối liên hệ riêng bao quát một lĩnh vực hoặc một
số lĩnh vực của thế giới…Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động
và phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối
liên hệ. Các mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng trên thế giới được
khái quát trong các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng:
Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng.
Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
Mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng.
Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức.
Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực.
Mỗi loại liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận động
và phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy
định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính của các mặt sự vật.
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các mối liên
hệ khác nhau cũng có mối quan hệ biện chứng như mối liên hệ biện chứng
của các cặp mối liên hệ đã nêu trên.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại
mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ.
Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể nghiên cứu chuyển hóa lẫn nhau
tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi vì

mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trị xác định trong sự vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn như, khi xem xét bốn lĩnh vực đức,
trí, thể, mỹ là những lĩnh vực khác nhau thì mối liên hệ qua lại giữa chúng với
nhau là mối liên hệ bên ngoài. Nhưng nếu coi chúng là bốn lĩnh vực cơ bản

14


của cơng tác giáo dục trong nhà trường nhằm hình thành và phát triển cho
người học nhân cách, đạo đức thì những mối liên hệ giữa chúng với nhau lại
trở thành mối liên hệ bên trong. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ
đó để có cách tác động phù hợp, nhằm đưa ra kết quả cao nhất trong hoạt
động của bản thân.
Các mối liên hệ rất đa dạng, phong phú. Do đó, khi nhận thức về sự vật,
hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm tồn diện, tránh rơi vào quan điểm
phiến diện chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng
kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng bất kì sự vật, hiện tượng nào trong thế
giới cũng luôn tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với các sự vật, hiện tượng
khác. Do đó, muốn tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta phải
đặt nó trong mối liên hệ với xung quanh. Nghĩa là phải xem xét một cách tồn
diện, đó chính là ngun tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến.
1.1.3. Một số nguyên tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến
* Quan điểm toàn diện:
Từ việc nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ
biến rút ra từ phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực.
Như đã tìm hiểu ở trên, vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới
đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất

đa dạng, phong phú. Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta
phải có quan điểm tồn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xem xét sự vật,
hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính
quy luật của chúng.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm toàn diện trong mọi hoạt động nhận thức

15


và thực tiễn, quan điểm toàn diện đặt ra các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật, hiện
tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các mặt của
chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật
khác kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Cần tránh quan điểm
phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một hay một vài mối liên hệ đã
vội vàng đi đến kết luận về bản chất sự vật. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận
thức đúng về sự vật.
Thứ hai, quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng
mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất yếu… để hiểu rõ bản chất của sự vật và có
phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt
động của bản thân. Chúng ta phải xem xét thấu đáo và phân biệt từng mối liên
hệ, tránh cách xem xét lan man, giàn trải và làm nổi bật lên cái cơ bản nhất,
quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng đó.
Thứ ba, quan điểm tồn diện cũng địi hỏi tránh rơi vào những sai lầm
của chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện. Thực chất của chủ nghĩa chiết
trung là sự kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ tạo nên một hình ảnh không
đúng về sự vật, hiện tượng. Thực chất của thuật ngụy biện là sự đánh tráo có
dụng ý, phản ánh sai lệch, xuyên tạc sự vật, hiện tượng. Do vậy trong hoạt
động thực tiễn, theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta

không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà cịn phải chú
ý tới mối liên hệ của những sự vật, hiện tượng khác. Đồng thời, chúng ta phải
biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động của bản thân. Chẳng hạn
như, để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước; mặt khác phải

16


biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội và tồn cầu hóa kinh té đưa lại.
Thực hiện tốt những yêu cầu trên của quan điểm toàn diện giúp chúng ta
có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Song
khơng chỉ dừng lại ở quan điểm tồn diện, khi nghiên cứu về mối liên hệ phổ
biến của phép biện chứng duy vật, đi liền với quan điểm toàn diện còn là
nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
* Nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau thì mối liên hệ của sự vật và hình
thức phát triển của sự vật khác nhau. Cho nên, phải đặt sự vật vào trong
những bối cảnh lịch sử cụ thể để xem xét. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi
chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý tới điều
kiện, hồn cảnh lịch sử - cụ thể, mơi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn
tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là đúng đắn, khoa học trong điều kiện
này nhưng sẽ khơng cịn là đúng đắn trong một điều kiện bối cảnh khác. Vượt
ra khỏi những bối cảnh cụ thể xác định, sự vật, hiện tượng sẽ không được
biểu hiện ra trong bản chất cũ, mà có thể biểu hiện ra trong bản chất khác.
Chẳng hạn, để xác định đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng,
của từng thời kì xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phải phân tích tình
hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong

từng giai đoạn và từng thời kì lịch sử đó. Dĩ nhiên, trong khi thực hiện đường
lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn
biến của hoàn cảnh cụ thể.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có những địi hỏi mang tính tổng hợp, qn
triệt nguyên tắc này trong quá trình vận dụng phương pháp tư duy sẽ đưa
nhận thức của con người tới chân lý. Một khi xa rời những hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể thì chân lý sẽ trở thành sai lầm. Đúng như Lênin từng nói: “Chân

17


lý ln ln là cụ thể” [11; tr.364].
Tóm lại, qua tìm hiểu về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy
vật, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể. Đây là
những nguyên tắc, phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt
động nhận thức và thực tiễn. Trong phạm vi bài khóa luận này, chúng ta sẽ đi
sâu và tìm hiểu rõ hơn và vận dụng quan điểm tồn diện vào việc giải quyết
tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở tỉnh Nghệ An hiện nay.
1.2. Một số lý luận về tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm Sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La - tinh “Student” có
nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri
thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ “Student” trong tiếng
Anh và “Etudiant” trong tiếng Pháp. “Sinh viên” là để chỉ những người theo
học ở bậc đại học và phân biệt với học sinh đang theo học ở bậc phổ thông.
Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ “sinh viên” được diễn nghĩa ra là người bước vào
cuộc sống, cuộc đời. Còn theo từ điển tiếng Việt, khái niệm “sinh viên” được
dùng để chỉ người học ở bậc đại học. Theo quy chế công tác Học sinh - Sinh
viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì “sinh viên là

người đang theo học hệ đại học và cao đẳng”. Ở đó, họ được truyền đạt kiến
thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ.
Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình
học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải
trải qua bậc tiểu học và trung học.
Sinh viên, sau khi ra trường, họ trở thành những lao động đã được qua
đào tạo ở các cấp bậc; do vậy, họ có nhu cầu tìm được việc làm phù hợp với
trình độ chuyên mơn và có thu nhập tương xứng với trình độ đó.

18


1.2.1.2. Khái niệm Thất nghiệp
Khái niệm thất nghiệp đã được bàn nhiều trên thế giới trong suốt thế kỷ
XX. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là việc ngừng thu
nhập do khơng có khả năng tìm được một việc làm thích hợp trong trường
hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc” [24].
Ba mươi năm sau, ILO lại đưa ra khái niệm về “người thất nghiệp” và
khái niệm này đã được đón nhận rộng rãi ở cộng đồng quốc tế: “Người thất
nghiệp bao gồm toàn bộ số người ở độ tuổi làm việc theo quy định trong thời
gian điều tra, có khả năng làm việc nhưng khơng có việc làm và vẫn đang đi
tìm kiếm việc làm” [24].
Từ hai định nghĩa trên về khái niệm thất nghiệp và người thất nghiệp của
ILO, chúng ta thấy rõ bốn tiêu chí cơ bản để xác định người thất nghiệp đó là:
- Người trong độ tuổi lao động.
- Người có khả năng lao động.
- Đang khơng có việc làm
- Người đó vẫn đang tích cực đi tìm việc làm.
Đây là các tiêu chí chung, mang tính khái quát cao, đã được nhiều chính
phủ tán thành, ủng hộ và lấy làm cơ sở để vận dụng xem xét khái niệm “người

thất nghiệp” và tính tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia của mình.
Ở Trung Quốc, người thất nghiệp được coi là “người trong độ tuổi lao
động, có sức lao động, mong muốn tìm việc nhưng khơng có việc”.
Ở Pháp, người thất nghiệp cũng được xác định là “người khơng có việc
làm, có điều kiện làm việc và đang tích cực tìm cơ hội việc làm”.
Trong Luật Bảo hiểm thất nghiệp ở Cộng hòa liên bang Đức (1969),
“người thất nghiệp là người lao động tạm thời khơng có quan hệ lao động
hoặc chỉ được thực hiện công việc ngắn hạn”.
Ở Việt Nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kỳ chuyển đồi
nền kinh tế cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.Vì vậy, tuy
chưa có văn bản pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan

19


×