Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thảo luận tố tụng dân sự chương 10: XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.08 KB, 8 trang )

THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 10: XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
________________________
I. NHẬN ĐỊNH:
1. Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là một cấp xét xử
trong tố tụng dân sự.
Nhận định này là sai.
Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không là một cấp xét xử
trong tố tụng dân sự.
Căn cứ quy định tại Điều 325, BLTTDS 2015 về Tính chất của giám đốc thẩm:
“Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này”.
Và Điều 351, BLTTDS 2015 về Tính chất của tái thẩm:
“Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết
mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các
đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”.
Trong tố tụng dân sự chỉ có hai cấp xét xử là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Theo các quy
định trên, thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật – thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm là là một thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự nhằm xét lại bản án hoặc quyết định
của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật chứ không nhằm xét xử lại vụ việc. Do vậy, thủ tục
xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không là một cấp xét xử trong tố
tụng dân sự.
2. Quyết định giải quyết việc dân sự không phải là đối tượng có thể bị xem xét lại theo quy
định tại Phần thứ năm của BLTTDS 2015 (Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật).
Nhận định này là sai.
Quyết định giải quyết việc dân sự là đối tượng có thể bị xem xét lại theo quy định tại Phần thứ năm
của BLTTDS 2015 (Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật).
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 326, BLTTDS 2015, đối với thủ tục giám đốc thẩm, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng


1


làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích
hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Trong việc dân sự thì không
có tranh chấp nhưng chủ thể có quyền yêu cầu công nhận hoặc không công nhận 1 vấn đề nào đó, và
khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho họ không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố
tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ thì họ vẫn có thể kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
3. Đương sự là thành phần bắt buộc phải tham gia phiên toà giám đốc thẩm, phiên toà tái
thẩm và phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nhận định này là sai.
Đương sự không là thành phần bắt buộc phải tham gia phiên toà giám đốc thẩm, phiên toà tái thẩm
và phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 338, BLTTDS 2015 về Những người tham gia phiên tòa giám
đốc thẩm:
“2. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến
việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét
xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa”.
Theo quy định trên, Tòa án chỉ triệu tập đương sự khi xét thấy cần thiết có liên quan đến việc
kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Trong trường hợp họ vắng mặt Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa. Do đó, sự có mặt của đương sự trong phiên tòa giám đốc thẩm là
không bắt buộc. Mặt khác, theo Điều 357, các quy định khác về thủ tục tái thẩm, bao gồm quy định
về thành phần tham gia phiên tòa tái thẩm được thực hiện như quy định của BLTTDS về thủ tục
giám đốc thẩm. Do vậy, sự có mặt của đương sự trong phiên tòa tái thẩm cũng không bắt buộc. Tại
phiên họp xem xét quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, theo quy định tại
Khoản 5 Điều 359 BLTTDS, Tòa án có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự trong
trường hợp xét thấy cần thiết. Do đó,đương sự cũng không bắt buộc có mặt trong phiên họp này.
4. Người tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm gồm có:

Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên.
Nhận định này là sai.

2


Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 11, BLTTDS 2015 về Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án
dân sự:
“1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật
này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”.
Đối với phiên tòa giám đốc thẩm – tái thẩm, Hội thẩm nhân dân không tham gia tiến hành tố tụng.
Theo quy định trên, Hội thẩm nhân dân là những người hiểu biết pháp luật, được mời tham gia phiên
tòa nhưng sự hiểu biết này chưa thật sự sâu sắc nên chỉ tham gia ở cấp sơ thẩm. Đồng thời, theo quy
định tại Điều 341 BLTTDS, khi tiến hành thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm không có sự tham gia của
Hội thẩm nhân dân. Do đó, khi tiến hành tố tụng theo thủ tục giám đốc thẩm – tái thẩm không cần có
sự tham gia của Hội thẩm nhân dân.
5. Thời hạn kháng cáo giám đốc thẩm, kháng nghị tái thẩm là 05 năm.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp thời hạn kháng cáo giám đốc thẩm, kháng nghị tái thẩm đều là 05
năm.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 334, BLTTDS 2015 về Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm:
“1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời
hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này”.
Và Điều 355, BLTTDS về Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
“Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị
biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật này”.
Theo các quy định trên, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm, kể từ ngày người có
thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Còn theo khoản 1 Điều

334 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục GĐT là 03 năm từ ngày bản án, quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật, trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm nhưng có các điều kiện ở khoản 2 Điều 334, thì lúc này thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm
hai năm. Tức là chỉ trong trường hợp thỏa mãn khoản 2 Điều 334 , thời hạn kháng nghị giám đốc
thẩm mới được tính là 5 năm.

3


6. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy bản án đã có hiệu
lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại.
Nhận định này là sai.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy bản án đã có hiệu lực
pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại.
Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 356 BLTTDS về Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm:
“2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật
này quy định”.
Theo quy định trên, Hội đồng xét xử tái thẩm tuy có quyền hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng việc hủy bản án trên chỉ để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm chứ Hội đồng xét xử tái thẩm
không có quyền hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử phúc thẩm lại.
7. Khi bản án bị hủy để xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại (bị hủy theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm) thì Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mới không còn quyền độc lập xét xử.
Nhận định này là sai.
Khi bản án bị hủy để xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại (bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm) thì Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mới vẫn có quyền độc lập xét xử.
Vì xét về bản chất, nguyên nhân của việc hủy bản án sơ thẩm hủy bản án phúc thẩm, là do trong
quá trình giải quyết vụ án đã có sự vi phạm pháp luật xảy ra, hoặc có tình tiết mới xuất hiện, từ đó
gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như phán quyết của Tòa. Do đó, có
thể coi việc hủy bản án sơ, thẩm, hay phúc thẩm là để chỉ ra những sai phạm trong quá trình xét xử
trước, chứ không nhằm tìm ra phán quyết cuối cùng cho vụ án. Do đó, khi Tòa sơ thẩm, phúc thẩm

xét xử lại thì chỉ cần tránh những sai lầm chứ không mất đi quyền độc lập xét xử.
Ở lần xét xử lại này, họ không bị giám sát hay can thiệp của một cơ quan nào khác. Hội đồng xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự phải xét xử lại vụ việc một các khách quan và theo đúng quy
định của pháp luật.
8. Sự vắng mặt của đại diện Viện kiểm sát trong phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm đều dẫn
đến việc hoãn phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.
Nhận định này là sai.

4


Sự vắng mặt của đại diện Viện kiểm sát trong phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm không dẫn đến
việc hoãn phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo Khoản 1 Điều 338 BLTTDS 2015 về Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm :
“1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp”.
Theo các quy định trên, phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp,
tuy nhiên lại không quy định nếu đại diện Viện kiểm sát vắng mặt thì xử lí như thế nào và cũng
không có quy định về căn cứ hoãn phiên toà giám đốc thẩm. Do đó, trong trường hợp vắng mặt của
đại diện Viện kiểm sát chưa thể dẫn đến việc hoãn phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm mà phải xem
xét. Vì vậy việc vắng mặt của đại diện Viện kiểm sát chưa dẫn đến việc hoãn phiên tòa giám đốc
thẩm, tái thẩm mà cần xem xét có thể hoãn hoặc tạm ngưng phiên toà hoặc tiếp tục xét xử vắng mặt.
9. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tự xem xét lại quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của chính mình theo Chương XXII – BLTTDS 2015 là vi phạm nguyên tắc tại Điều 16
BLTTDS 2015.
Nhận định này là sai.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tự xem xét lại quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của chính mình theo Chương XXII – BLTTDS 2015 không vi phạm nguyên tắc tại Điều 16 BLTTDS
2015.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 360, BLTTDS 2015 về Thẩm quyền xem xét lại quyết định của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể

tự xem xét lại quyết định đã có hiệu lực pháp luật của mình khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan được mời tham dự (nếu có).
Trong trường hợp xét thấy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết
định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản
nội dung thì có thể ra một trong các quyết định tại Khoản 1, Điều 360. Đồng thời quyết định này
phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
biểu quyết tán thành.

5


10. Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật chỉ phát sinh trên cơ
sở có đề nghị của đương sự.
Nhận định này là sai.
Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không chỉ phát sinh trên cơ
sở có đề nghị của đương sự.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 326 BLTTDS 2015 về Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm:
“2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1
Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị
theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích
công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có
đơn đề nghị”.
Theo quy định trên, đối với trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải đơn đề nghị nhưng thủ tục xét lại bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm vẫn phát sinh.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 352 BLTTDS thì đối với thủ tục tái thẩm thì thủ tục xét lại bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải tuân theo một trong những căn cứ quy định
từ Khoản 1 đến Khoản 4. Do vậy, đối với thủ tục tái thẩm thì có đơn đề nghị của đương sự không là
căn cứ làm phát sinh thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
II. Bài tập
Câu 1: A (cư trú tại quận 9, TP.HCM) khởi kiện yêu cầu B và C (cùng cư trú tại quận Thủ
Đức, TP.HCM) tranh chấp về di sản thừa kế do cha mẹ (ông K, bà H) chết để lại, không có di
chúc, di sản là căn nhà quận 12, TP.HCM, trị giá 4 tỷ đồng. Ngày 12/4/2015, Tòa án ra Bản án
sơ thẩm tuyên xử: xác định di sản là căn nhà tọa lạc tại quận 12, trị giá 3,6 tỷ đồng, chia đều
cho A, B, C mỗi người thừa kế 1/3 giá trị căn nhà. Không có kháng cáo, kháng nghị bản án sơ
thẩm.
Đầu năm 2017, D (định cư tại Lào) về Việt Nam biết được sự việc tranh chấp đã được Tòa án
giải quyết xong. D có giấy tờ chứng minh ông K và bà H có 04 con chung gồm: A, B, C, D. Hỏi:

6


Trong tình huống trên D cần tiến hành thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi cho chính mình? Nêu cụ
thể về trình tự, thủ tục?
A khởi kiện yêu cầu B và C tranh chấp về di sản thừa kế do cha mẹ chết để lại nên theo Khoản 5,
Điều 26, BLTTDS 2015.
Trong vụ án trên, nguyên đơn là A theo Khoản 2, Điều 68, BLTTDS; bị đơn là B và C theo Khoản
3, Điều 68, BLTTDS; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là D theo Khoản 4, Điều 68, BLTTDS.
Ở tình huống trên, D là người có quyền, nghĩa vụ liên quan, việc Tòa án không đưa D vào tham gia
trong quá trình tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Việc làm trên của Toà án đã khiến
cho D không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của
D (quyền thừa kế) không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Theo khoản 1, Điều 326,
BLTTDS thì đây là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, theo khoản 2 Điều 327,
BLTTDS thì D có thể thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định
tại Điều 331, BLTTDS.

Câu 2: Công ty dịch vụ bảo vệ An Ninh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ cho Công ty
TNHH AK, phí dịch vụ 15 triệu đồng/tháng, thời hạn hợp đồng từ 01/01/2015 đến 30/6/2017.
Từ tháng 5/2016 đến tháng 10/2016, Công ty AK không thanh toán phí dịch vụ cho Công ty An
Ninh. Do đó, từ tháng 11/2016, Công ty An Ninh ngừng cung cấp dịch vụ bảo vệ và đã khởi
kiện yêu cầu Công ty AK trả tiền phí dịch vụ là 15 triệu đồng x 5 tháng = 75 triệu đồng.
Dù được triệu tập hợp lệ 02 lần nhưng bị đơn vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, bản án sơ
thẩm đã tuyên xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Không có kháng cáo,
kháng nghị phúc thẩm. Sau đó, bị đơn phát hiện thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm có Hội
thẩm nhân dân A là sui gia với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (con gái của Thẩm phán kết hôn
với con trai của Hội thẩm nhân dân A). Bị đơn cần tiến hành thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi cho
chính mình?
Trong tình huống trên, bị đơn phát hiện thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm có Hội thẩm nhân dân
A là sui gia với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (con gái của Thẩm phán kết hôn với con trai của Hội
thẩm nhân dân A). Do vậy, Việc Hội thẩm nhân dân A và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là sui gia với
nhau là căn cứ cho thấy họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, do đó, theo khoản 3, Điều 52,
BLTTDS. Đây là trường hợp người tiến hành tố tụng phải tự chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

7


Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành tố tụng Thẩm phán và thành viên Hội đồng xét xử trên đã
không từ chối tiến hành tố tụng cũng như bị thay đổi. Vì vậy đây có thể được coi là hành vi vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự (có thể đã có sự
không vô tư khi xét xử) nên theo điểm b, khoản 1 Điều 326 thì đây là căn cứ để kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm. Do đó, theo khoản 1 Diều 327 BLTTDS, trong trường hợp này bị đơn có thể để
nghị bằng văn bản đối với người có thẩm quyền kháng nghị tại Điều 331, BLTTDS.

8




×