ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
HÀ THỊ HỢI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ
HÒA TAN TỪ CHÈ DÂY CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Ngành
: Công nghệ Thực phẩm
Khoa
: CNSH - CNTP
Khóa học : 2013 - 2017
Thái Nguyên – 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
HÀ THỊ HỢI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ
HÒA TAN TỪ CHÈ DÂY CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Ngành
: Công nghệ Thực phẩm
Lớp
: K45 – CNTP
Khoa
: CNSH-CNTP
Khóa học
: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Lƣu Hồng Sơn
Thái Nguyên – 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều lời động
viên và sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy và
hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Lưu Hồng Sơn – Giảng viên
khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Công nghệ
Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các
giảng viên, cán bộ trong bộ môn Công nghệ Thực phẩm đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô khoa CNSH – CNTP
và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Hà Thị Hợi
ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Danh mục vật tư, thiết bị ...........................................................................18
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu....................................................20
Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết ....20
Bảng 3.4: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết ..................21
Bảng 3.5: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi ..21
Bảng 3.6: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chiết ....................22
Bảng 3.7. Bảng mã hóa các điều kiện tối ưu .............................................................22
Bảng 3.8. Ma trận thực hiện Box- Benhken ba yếu tố và hàm lượng flavonoid ......23
Bảng 3.9: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn sản phẩm ..24
Bảng 3.10 : Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ sấy .......................25
Bảng 3.11. Các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm ...................................25
Bảng 3.12: Mức chất lượng sản phẩm theo điểm đánh giá chất lượng cảm quan ....28
Bảng 3.13: Phân chia hệ số trọng lượng cho các chỉ tiêu cảm quan .........................29
Bảng 4.1 Khảo sát kích thước nguyên liệu ...............................................................30
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát nồng độ dung môi tách chiết .........................................31
Bảng 4.3 Bảng kết quả khảo sát thời gian chiết ........................................................32
Bảng 4.4. Bảng kết quả khảo sát nhiệt độ tách chiết ................................................33
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi ..........................................34
Bảng 4.6 Kết quả ma trận thực hiện Box-BenhKen ba yếu tố của chè dây ..............36
Bảng 4.7 Kết quả phân tích phương sai ANOVA của mô hình cao chè dây. ...........37
Bảng 4.8 Bảng kết quả nghiên cứu tỷ lệ phối trộn các tá dược ................................39
Bảng 4.9 Bảng nghiên cứu kết quả nhiệt độ sấy cốm. ..............................................41
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm ...................................................44
iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Hình ảnh cây chè dây ................................................................................4
Hình 2.2. Cấu trúc khung sườn của flavonoid ...........................................................5
Hình 2.3. Công thức lactose ......................................................................................12
Hình 2.4: Cam thảo khô ............................................................................................14
Hình 2.5: Cỏ ngọt .....................................................................................................15
Hình 4.1: Đồ thị khảo sát nồng độ dung môi ............................................................31
Hình 4.2 : Đồ thị khảo sát thời gian chiết .................................................................32
Hình 4.3: Biểu đồ khảo sát nhiệt độ chiết .................................................................33
Hình 4.4: Đồ thị khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ..............................................34
Hình 4.5 : Hàm kì vọng và điều kiện tối ưu của hàm lượng flavonoid ....................38
Hình 4.6: Đồ thị khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ sấy .............................................41
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................................2
1.4.1 . Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.4.2 . Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Tổng quan về cây chè dây ....................................................................................3
2.1.1. Phân loại và đặc điểm thực vật học ...................................................................3
2.2.2. Phân bố .............................................................................................................4
2.2.3. Thành phần hóa học ..........................................................................................4
2.2.4 . Flavonoid trong chè dây ...................................................................................5
2.2.5. Tác dụng dược lý và công dụng của chè dây ....................................................6
2.2. Tổng quan về dung môi chiết, phương pháp tách chiết và cao ............................7
2.2.1. Dung môi chiết .................................................................................................8
2.2.2. Phương pháp chiết .............................................................................................9
2.2.3. Tổng quan về cao thuốc .................................................................................10
2.3. Tổng quan về lactose ..........................................................................................11
2.4. Tổng quan về nguyên liệu phụ ..........................................................................13
2.4.1. Cam thảo .........................................................................................................13
2.4.2. Cỏ ngọt ............................................................................................................14
2.5 Tổng quan về trà hòa tan .....................................................................................15
2.6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .........................16
v
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................16
2.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................17
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...18
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................18
3.3. Dụng cụ, hóa chất ...............................................................................................18
3.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..............................................19
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. .......................................................................19
3.5.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................25
3.5.3. Phương pháp đánh giá cảm quan ....................................................................28
3.5.4 Các phương pháp xử lý số liệu .........................................................................29
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................30
4.1. Kết quả tối ưu hóa quá trình sản xuất cao ..........................................................30
4.1.1. Khảo sát kích thước nguyên liệu thích hợp .....................................................30
4.1.2. Kết quả khảo sát nồng độ ethanol tách chiết ...................................................30
4.1.3. Kết quả khảo sát thời gian chiết ......................................................................31
4.1.4. Kết quả khảo sát nhiệt độ tách chiết ...............................................................32
4.1.5. Kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi (g/ml). .....................................34
4.1.6. Tối ưu hóa quá trình sản xuất cao. ..................................................................35
4.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ phối trộn cao ..............................................................38
4.3. Nghiên cứu nhiệt độ sấy .....................................................................................40
4.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm ...........................................................................44
4.5. Sơ bộ giá thành sản phẩm ..................................................................................45
PHẦN 5. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................46
5.1. Kết luận ..............................................................................................................46
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay khi đời sống ngày càng phát triển, vấn đề về sức khỏe luôn được
đặt lên hàng đầu. Con người không chỉ cần đến các thực phẩm giàu dinh dưỡng có
tác dụng như là thuốc để tăng cường thể lực, phòng và điều trị bệnh tật kéo dài tuổi
thọ. Thảo dược là nguồn nguyên liệu thực vật quý giá, cung cấp dược liệu đã chế
biến và sản xuất nhiều loại thuốc hữu ích phục vụ việc chữa bệnh và phục hồi sức
khỏe cho con người đang dần được ưa chuộng hiện nay. Trong số các loại thảo
dược đó chè dây là cây dược liệu mới đưa vào nghiên cứu. Cây chè dây có rất nhiều
công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Chè dây là loại dây leo có vị ngọt, đắng,
tính mát, có tác dụng chữa các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát
thượng vị, có tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Chữa viêm hang vị, sưng
dạ dày. Thanh nhiệt, mát gan, giải độc trong cơ thể [1].
Hiện nay các sản phẩm trên thị trường từ chè dây đã có sản phẩm như trà túi
lọc, trà dây thảo mộc, trà dây max green và nhiều sản phẩm khác. Bên cạnh đó trà
hòa tan chế biến từ thảo mộc là một mặt hàng khá mới nhưng nó lại là mặt hàng có
tiềm năng phát triển lớn với thị trường tiêu thụ rộng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
trà hòa tan từ thảo dược sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm trà hòa tan hiện có trên
thị trường.
Trong dân gian chè dây Cao Bằng là một loại thảo mộc quý được lưu truyền
rộng rãi từ xa xưa đã được nấu nước uống thanh nhiệt mà dân gian dùng trong nhiều
năm qua. Theo dân gian chè dây có tác dụng như thanh nhiệt cơ thể, an thần, dễ
ngủ, chữa đau dạ dày đau bao tử, những người có bệnh đau dạ dày sau một thời gian
uống chè thấy bệnh đỡ dần và hết đau [18].
Theo y học cổ truyền chè dây có những tác dụng như tiêu viêm, giải độc cơ
thể, mát gan, chữa các bệnh như mụn nhọt, tê thấp [2]. Ngày nay do nhu cầu ăn
uống và thời gian của mỗi người việc nấu nước uống hằng ngày sẽ rất mất thời gian
2
và không tiện lợi. Xuất phát từ những nhu cầu đó tôi đã hình thành ý tưởng cho đề
tài tốt nghiệp của mình như sau: “ Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ
chè dây Cao Bằng”
1.2 Mục đích
- Xây dựng được quy trình sản xuất trà hòa tan từ chè dây Cao Bằng, sản
xuất thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm và cung cấp ra thị trường, phù hợp
với mục đích, nhu cầu của người tiêu dùng.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất trà hòa tan từ hỗn hợp cao.
1.3 Yêu cầu
- Xác định được nồng độ dung môi chiết.
- Xác định được tỉ lệ dung môi/nguyên liệu.
- Xác định được thời gian chiết.
- Tối ưu hóa quá trình trích ly hàm lượng flavonoid từ chè dây
- Xác định được các tỷ lệ phối trộn cao, phối trộn nguyên liệu bổ sung, nhiệt
độ sấy.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất trà hòa tan từ hỗn hợp cao.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1 . Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan nhằm thu được sản phẩm có chứa
các chất hoạt chất sinh học quý có lợi cho sức khỏe con người.
1.4.2 . Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đa dạng hóa các sản phẩm trà hòa tan có lợi cho sức khỏe
- Hỗ trợ và phòng bệnh cho người sử dụng
- An thần, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây chè dây
2.1.1. Phân loại và đặc điểm thực vật học
Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et arn.) Planch.
Tên gọi khác của chè dây Cao Bằng: Còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả
(tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ [23,10].
Chè dây thuộc thực vật: Họ nho (Vintaceace).
Đặc điểm thực vật học:
Chè dây đã được (Hook. & Arn.) K. Koch miêu tả khoa học đầu tiên năm
1853, là một loài thực vật hai lá mầm, dạng cây leo, mọc hoang ở trong rừng. Dân
gian thường hái toàn thân (cả lá) vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái
nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà làm nước uống hàng ngày.
Thoạt nhìn chè dây có màu trắng như màu mốc, màu như vậy là do nhựa chè dây
tiết ra với kinh nghiệm các nhà khoa học thì lá chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ
nhiều nhựa và rất tốt [26]. Lá khô thường nhàu nát, khi dàn phẳng có hình trái xoan
hoặc hình mũi mác, dài 2,5 - 7,5 cm, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, mép
có ít răng cưa. Mặt trên màu lục xám, có những vết trắng loang lổ trông như mốc,
mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống lá nhẵn, dài 3 - 12 mm. Thể nhẹ, chất giòn, dễ gãy
nát, mùi thơm, vị đắng sau hơi ngọt nhẹ [26].
Đặc điểm thực vật: Thân leo dài tới trên 10m, lá kép lông chim có 5-11 lá
chét. Hoa nhỏ tập trung thành cụm sim 2 ngả. hoa mẫu 5, đài liền, 5 cánh hoa rời
nhau, 5 nhị đính trước hoa. Bầu trên có 2 ô chứa 2 noãn. Quả có màu xanh tím, khi
chín có màu đỏ, hạt màu đen. Hoa ra vào tháng 6, quả chín vào tháng 9 [23].
Đặc điểm vi phẫu: Lá chè dây cắt ngang phần gân giữa có đặc điểm: Gân nổi
gờ cao hình tháp ngoài cùng lớp biểu bì đến lớp mô dày. Trong đám mô mềm các
bó sợi có các bó libe - gỗ gân chính xếp vòng cung có libe phía ngoài, gỗ phía trong
Phần phiến lá rải rác có chứa tinh thể calci oxalat hình kim [23].
4
Chè dây thường hái toàn thân và cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả đem về
rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước đun sôi như pha chè uống thay
nước. Phơi khô có mùi thơm nhẹ, sau khi sao mùi thơm càng rỡ hơn. Nước chè dây
có vị ngọt uống rất dễ chịu. Cây thuộc loại thuốc “hàn lương” (mát lạnh) nên khi sử
dụng chia theo đợt: Hàng ngày lấy 30-50g uống thay nước. Mỗi đợt uống liên tục từ
15-20 ngày [26].
Hình 2.1 : Hình ảnh cây chè dây [16]
2.2.2. Phân bố
Chè dây sinh trưởng tự nhiên trên các khu vực vùng núi cao [26]. Chè dây
trên thế giới phân bố: Ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Indonesia… Ở Việt
Nam cây phân bố rộng khắp từ Hòa Bình, Lào Cai, Sapa, Thái Nguyên, Bắc Cạn,
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai, cây còn có ở Hà Giang,
Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đà Nẵng [6].
2.2.3. Thành phần hóa học
Ở Việt Nam, thành phần hóa học của chè dây đã được nghiên cứu khá đầy đủ
và đưa vào các tài liệu tra cứu như: Cây thuốc và động vật làm thuốc [2]. Theo như
nghên cứu của Phùng Thị Vinh trong chè dây có flavonoid, tanin, đường [23]. Kết
quả phân tích thành phần của chè dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu
chất flavonoid toàn phần chiếm 18,15% trong đó myricetin chiếm 5,32% và tanin
5
0,85% chứa 2 loại đường Glucase và Rhamnese [26]. Theo Phạm Thanh Kỳ và cộng
sự trong chè dây ở Cao Bằng có hàm lượng flavonoid (18-19%), tannin (10,8213,30%) và đường. Flavonoid tồn tại dưới 2 dạng: Aglycon và Glycoside [24].
Sắc ký lớp lỏng flavonoid toàn phần với hệ dung môi toluene-ethyacetat-acid
formic (5:6:1) cho 8 vết. Dùng sắc cột ký và sắc ký lớp lỏng điều chế phân lập được
2 flavonoid tinh khiết: Myricetin (3, 5, 7, 3’, 4’, 5’-hexalhydroxyflavon) và
ampelopsin (2, 3-dihydromyricetin). Định lượng riêng biệt 2 thành phần này bằng
HPLC cho kết quả: Myricetin 5,32% và ampelopsin 53,82% [24].
2.2.4 . Flavonoid trong chè dây
2.2.4.1.Khái niệm flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật,
phần lớn có màu vàng. Về cấu trúc hoá học flavonoid có khung cơ bản theo kiểu C6
- C3 - C6 (2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon) và được
chia làm nhiều nhóm khác nhau [31]. Cũng giống vitamin C, các flavonoid được
khám phá bởi một trong những nhà sinh hóa nổi tiếng nhất của thế kỷ 20: Albert
Szent- Gyorgyi (1893-1986). Ông nhận giải Nobel năm 1937 với những khám phá
quan trọng về các đặc tính của vitamin C và flavonoid.
Hình 2.2. Cấu trúc khung sƣờn của flavonoid [9]
Flavonoid thuộc nhóm hợp chất thứ cấp lớn gồm nhiều loại polyphenol như:
anthocyanin, flavanon, flavanol, flavon, flavonol, isoflavonoid… Các hợp chất
flavonoid được tạo ra ở trong mô thực vật nhằm chống lại tia UV. Khi đưa vào cơ
thể sống, flavonoid có thể tác động lên các biến đổi sinh hóa học bằng cách trực tiếp
6
hay gián tiếp như thông qua hoạt động của các enzyme hay hệ thống thần kinh, nội
tiết…Flavonoid còn có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch, giảm nguy cơ tử vong do các
bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, xơ vữa
động mạch….nhờ khả năng chống oxy hóa không hoàn toàn cholesterol (cũng
giống như các chất chống oxy hóa khác như vitamin C, E…) [23]. Nhiều loại
flavonoid có chứa vitamin P, tăng cường tác dụng của acid ascorbic, giúp củng cố
các thành mạch máu đang bị suy yếu và có tác dụng làm dịu các cơn đau. Chúng
còn được xem là một loại thuốc tiêu độc [31].
Ngoài ra, nếu lượng flavonoid cung cấp giảm đi, nguy cơ các bệnh lý này
tăng lên rõ rệt. Khả năng chống oxy hóa của flavonoid còn mạnh hơn các chất khác
như vitamin C, E, selenium và kẽm. Mỗi một loại flavonoid đều mang lại những lợi
ích riêng, nhưng chúng thường hoạt động hỗ trợ cho nhau [31].
2.2.4.2. Hoạt tính sinh học của flavonoid
Flavonoid có hoạt tính kháng viêm, kháng dị ứng, chống virus và ung thư,
chống oxy hóa mạnh, tác dụng đến nhiều hệ enzyme và ít độc đối với cơ thể sống [26].
+ Các flavonoid là các chất kháng oxi hóa được thể hiện thông qua khả năng
bắt gốc tự do, tạo phức với ion kim loại và ức chế hệ thống enzyme.
+ Tác nhân chống ung thư: trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu
ở mức độ in vitro và in vivo cũng như những nghiên cứu về dịch tễ học đề cập tới
vai trò cảu flavonoid ở khẩu phần ăn hằng ngày trong việc phòng ngừa ung thư [16].
+ Có khả năng ức chế lại sự tạo thành các chất trung gian của quá trình viêm
như nitric oxit, prostaglandin…
+ Một số flavonoid còn có khả năng ức chế oxy hóa xanthin là enzyme xúc
tác cho quá trình oxy hóa xanthin và hypoxanthin thành uric. Khả năng kháng
khuẩn, kháng nấm .
2.2.5. Tác dụng dược lý và công dụng của chè dây
Cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa
sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài. Các nghiên
cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy chè dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy
bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng [26].
7
Theo đông y: Chè dây có vị đắng tính hàn, có lợi ích thanh nhiệt, kháng viêm
và giải độc mạnh, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, điều trị các căn bệnh viêm
hạch cấp tính, viêm tuyến vú, những chứng bệnh về cốt tủy viêm, nhiễm khuẩn ngoại
khoa, viêm họng, viêm đường tiêu hóa, viêm răng lợi, nhiễm trùng vết thương. Đặc
biệt, tác dụng nổi bật nhất chính là chưa trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Chè dây
có lợi ích làm giảm dịch tiết acid dịch vị dạ dày, hỗ trợ vết loét dạ dày liền sẹo, cắt
đứt cơn đau. Hơn thế nữa, hoạt chất flavonoid có trong chè dây có lợi ích tiêu diệt
xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (HP) làm giảm viêm niêm mạc dạ dày [2].
Theo nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc: Cho thấy chè
dây có khả năng trị các bệnh viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú, những chứng bệnh
về cốt tủy viêm, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng, viêm amidan cấp tính, viêm
mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận, thấp khớp giai đoạn tiến triển,
viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương [26].
Theo nghiên cứu bệnh viện dân tộc tỉnh Cao Bằng và Viện Y học dân tộc :
Diệt và làm sạch xoắn khuẩn HP, đây là loại vi khuẩn nguyên nhân của trên
90% bệnh lý viêm loét dạ dày mãn tính hiện nay. Giảm đau kháng viêm: Chè dây có
tác dụng giảm đau mạnh do cơ chế trung hòa acid và làm liền vết loét, thường người
bệnh sẽ giảm đau chỉ 8-9 ngày sau khi sử dụng. Giảm độ axit tại dạ dày. Mát gan,
an thần: Không giống các loại thuốc khác, thường gây ảnh hưởng không tốt đến cơ
chế đào thải của gan, rối loạn giấc ngủ. Với hoạt chất flavonoid có tác dụng mạnh
trong việc giải độc gan cũng như an thần. Do vậy sử dụng lâu dài sản phẩm có thể
kết hợp với những loại thuốc khác mà không gây tác dụng phụ, giúp bênh nhân ăn
ngủ tốt, yên tâm trong quá trình điều trị [23].
2.2. Tổng quan về dung môi chiết, phƣơng pháp tách chiết và cao
Trích ly là quá trình tách một hoặc một số chất hòa tan trong chất lỏng hay
chất rắn bằng một chất lỏng khác gọi là dung môi. Nếu quá trình tách chất hòa tan
trong chất lỏng bằng một chất lỏng khác gọi là trích ly lỏng - lỏng. Nếu quá trình
trích ly chất hòa tan trong chất rắn bằng một chất lỏng thì gọi là trích ly rắn - lỏng.
trong quá trình chiết có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết, hàm lượng
8
hoạt chất thu được. Các hàm lượng này có thể là kích thước, nguyên liệu, dung môi,
thời gian, nhiệt độ, thời gian chiết, phương pháp chiết, v.v…[15].
Quá trình trích ly được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp hóa chất và thực phẩm.
Mục đích:
- Tách các cấu tử quý.
- Thu được dung dịch có nồng độ đậm đặc (đốì với trích ly lỏng - lỏng) [1].
2.2.1. Dung môi chiết
Cơ sở để lựa chọn dung môi là: Dung môi ít phân cực thì dễ hòa tan các chất
không phân cực và ngược lại dung môi phân cực mạnh thì dễ hòa tan các chất có nhiều
nhóm phân cực và khó các chất ít phân cực. Dung môi không phân cực là: ether, dầu
hỏa, xăng, hexan, heptan, benzen, toluen. Dung môi phân cực yếu và vừa như
cholorofom, diclorethan, aceton, ethylacetat,…Dung môi phân cực mạnh như nước,
glycerin, các cồn có mạch carbon ngắn như metharnol, ethanol, isopropanol [3].
Yêu cầu của dung môi chiết: Dung môi phải có tính hòa tan chọn lọc, không
độc, không ăn mòn thiết bị, rẻ và dễ kiếm. Dung môi để tách chiết các chất trong
dược liệu thường là nước, ethanol, ete ethylic. Có thể dùng hỗn hợp ethanol – nước,
ethanol, ete. Nước là dung môi thông dụng và rẻ tiền nhưng có nhược điểm là hòa
tan nhiều tạp chất. Ethanol hòa tan được nhiều hòa tan được nhiều loại hoạt chất,
hòa tan ít tập chất nên được dùng rộng rãi hơn. Ete ít dùng vì đắt tiền và dễ gây
cháy nổ [4], [15].
Dung môi để hòa tan các chất cần trích ly và hạn chế hòa tan các tạp chất, do
đó dung môi có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dịch chiết và thành phẩm. Việc
lựa chọn dung môi thích hợp là rất quan trọng. Dựa trên tính chất vật lý (độ nhớt,
sức căng bề mặt, độ phân cực và đặc tính hòa tan) để lựa chọn dung môi. Dung môi
có độ nhớt càng thấp hoặc có sức căng bề mặt càng nhỏ thì dung môi càng dễ thấm
vào nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chiết xuất và ngược lại. Chọn
dung môi cho 15 quá trình trích ly các sản phẩm dùng cho thực phẩm, ngoài yếu tố
hòa tan chọn lọc, độ nhớt thấp, sức căng bề mặt nhỏ, còn lưu ý đến tính độc của của
dung môi, quan tâm đến vấn đề kinh tế, rẻ tiền và dễ kiếm [6].
9
Dung môi ethanol hòa tan bất cứ tỷ lệ nào với nước. Khi trộn lẫn ethanol với
nước sẽ có hiện tượng tỏa nhiệt và thể tích dung dịch thu được nhỏ hơn nhỏ hơn
tổng thể tích của ethanol và nước tham gia tạo dung dịch. Ethanol có ưu điểm có tác
dụng diệt khuẩn. Một số dược chất bền vững trong ethanol, có khả năng làm tăng độ
ổn định. Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm thực
phẩm chức năng” kết quả cho thấy dung môi là cồn cho hiệu suất trích ly hoạt chất
sinh học là cao nhất [1].
2.2.2. Phương pháp chiết
Nguyên tắc của trích ly bằng dung môi là dựa vào sự thẩm thấu dung môi
vào tế bào, các chất trích ly hòa tan vào dung môi và khuếch tán ra khỏi tế bào [3].
Tùy thuộc vào bản chất của dược liệu và dung môi, tiêu chuẩn thành phẩm
cũng như điều kiện trang thiết bị và qui mô sản xuất có thể sử dụng các phương
pháp: ngâm, ngấm kiệt, chiết xuất ngược dòng hay các phương pháp đòi hỏi thiết bị
hiện đại khác như chiết lỏng siêu tới hạn, chiết bằng sóng siêu âm.
Hiện nay có 2 phương pháp trích ly là chính là phương pháp trích ly lỏng –
lỏng và phương pháp trích ly lỏng – rắn.
Trích ly lỏng – lỏng là một kỹ thuật phân tách dựa vào độ hòa tan khác nhau
của cấu tử trong nguyên liệu lỏng đồng nhất vào một dung môi thích hợp. Nguyên
liệu là chất lỏng chứa cấu tử cần tách, dung môi mới là một chất lỏng thứ hai có tác
dụng kéo các cấu tử cần tách mà chúng là những cấu tử dễ hòa tan vào dung môi
thứ nhất. Như vậy trong nguyên liệu chỉ còn các cấu tử không thể hòa tan vào trong
dung môi mới, tách 2 pha không tan bằng gạn, lắng.
Trích ly lỏng - rắn là quá trình tách một hoặc một số chất tan trong chất rắn
bằng một chất lỏng (là dung môi). Trong đề tài này nguyên liệu đem trích ly dạng
bột nên tôi sẽ trình bày về phương pháp trích ly lỏng rắn.
Cơ chế: Khi nguyên liệu và dung môi tiếp xúc với nhau lúc đầu dung môi
thấm vào nguyên liệu qua các mao quản vào các tế bào dược liệu, thời gian thấm
phụ thuộc vào độ mịn, bản chất của dung môi và bản chất hóa học của chất tan…
làm cho hoạt chất sinh học trong tế bào nguyên liệu hòa tan vào dung môi, khuếch
tán ra ngoài tế bào. Trong chiết suất xảy ra các quá trình: Khuếch tán, thẩm thấu,
thẩm tích [25], [3].
10
2.2.3. Tổng quan về cao thuốc [9]
Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến độ ẩm quy định các
dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp.
Cao thuốc được chia làm 3 loại:
Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng
trong đó cồn và nước đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản hay cả hai).
Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu
dùng để điều chế cao thuốc.
Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong cao
không quá 20%.
Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khô
không được có độ ẩm lớn hơn 5%.
Ƣu điểm:
- Cao thuốc có hàm lượng tạp chất ít hơn và tỷ lệ hoạt chất thường cao hơn
hoạt chất trong dược liệu ban đầu (trừ cao lỏng có tỷ lệ hoạt chất bằng với tỷ lệ
dược chất trong dược liệu).
- Gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển.
- Có thể sử dụng ngay hoặc là dạng trung gian để bào chế các dạng bào chế
khác như viên nang, viên nén, viên tròn, siro.
Nhƣợc điểm: Cao thuốc thành phẩm dễ nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, nấm
mốc, nấm men) từ nguyên liệu ban đầu, đặc biệt khi điều chế ở nhiệt độ thấp để bảo
vệ hoạt chất. Bản thân cao thuốc cũng là môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho vi
sinh vật phát triến.
Quy trình điều chế cao: [9]
11
Nguyên liệu
Dung môi
Hỗn hợp nguyên
liệu và dung môi
Chiết
Dịch chiết
Cô đặc/sấy khô
Cao đặc/Cao khô
Cao thành phẩm
2.3. Tổng quan về lactose
Tính chất: Lactose dễ tan trong nước, vị ngọt nhẹ, dễ chịu, trung tính và ít
hút ẩm, dễ tạo hạt, dễ sấy khô [1].
Vai trò: Trong quá trình tiêu hóa, lactose bị thủy phân tạo galactose và
glucose. Trong đố galactose là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc tạo
màng myelin, nó bọc các dây thần kinh và tăng tốc độ truyền dẫn các tín hiệu thần
kinh, nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ. Lactose còn được
coi là đường thông minh. Lactose còn được sử dụng làm cơ chất cho các vi khuẩn
sữa có ích, tạo điều kiện cho chúng nhân lên và loại trừ các vi khuẩn có khả năng
gây bệnh, giúp duy trì môi trường dạ dày, làm cho dạ dày và ruột khỏe mạnh. Sản
phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa lactose là axit lactic, việc này có ý nghĩa
trong việc giúp axit hóa ruột và hỗ trợ tiêu hóa protein [1].
Đặc điểm sinh lý:
12
- Lactose có vị ngọt, không có dư vị. Độ ngọt của lactose bằng 30% độ ngọt
của sacharose. Lactose có thể gây ra triệu chứng của hội chứng “ không dung nạp
lactose” với liều 3g trở lên ở những người thiếu enzym lactaze thủy phân đường
lactose [1].
- Trong báo cáo của DEF pharma, lactose an toàn với bệnh nhân bị tiểu
đường, vì lượng tiêu thụ cacbonhydrat trong chế độ ăn của người bị tiểu đường, vì
lượng tiêu thụ cacbonhydrat trong chế độ ăn của người tiều đường có thể đến 255g,
trong khi lượng lactose bổ sung vào thuốc rất nhỏ. Bên cạnh đó lactose bị hấp thụ và
tiêu hóa chậm hơn so với đường saccharose và glucose. Hơn nữa, lactose không gây
sâu răng bởi enzyme. Sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa lactose là axit
lactic, việc này có ý nghĩa trong việc giúp axit hóa ruột và hỗ trợ tiêu hóa protein [1].
Nhìn chung, lactose được sử dụng như một tá dược phổ biến trong ngành
dược bởi giá rẻ, sẵn có, ít hút ẩm, ổn định về mặt hóa lý, vị ngọt dịu, tan hoàn toàn
trong nước và ít xảy ra tương kỵ với dược chất và các tá dược khác. α-lactose là một
tá dược dùng trong sản xuất dạng thuốc rắn như viên nén được bào chế bằng
phương pháp sát hạt ướt hoặc dập thẳng (dập viên từ bột mà không qua xử lý ẩm
hay nhiệt), viên nang hay các thuốc bột (α-lactose đóng vai trò là chất mang). βlactose được dùng như một tá dược độn và dính trong quá trình dập viên thẳng.
Hình 2.3. Công thức lactose[1]
13
2.4. Tổng quan về nguyên liệu phụ
2.4.1. Cam thảo
Cam thảo tên khoa học là Clycyrrhiza uralensis, thuộc họ cánh bướm
(Fabaceae) [2].
Đặc điểm hình thái: Cam thảo thuộc loại cây sống lâu năm, thân có thể cao
tới 1-1,5m; toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9- 17, hình
trứng, đầu nhọn, mép nguyên dài 2- 2,5cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím
nhạt, hình cánh bướm, dài 14- 22mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm, dài 3-4cm,
rộng 6-8cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông, trong quả có 2-8 hạt nhỏ dẹt, màu
nâu xám hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng [6].
Bộ phận dùng rễ, thân rễ phơi hay sấy khô. Cam thảo thuộc loại cây sống lâu
năm, thân có thể cao tới 1-1,5m, toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ,
lá chét 9- 17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên dài 2- 2,5cm. Vào mùa hạ và mùa
thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm, dài 14- 22mm. Quả giáp cong hình lưỡi
liềm, dài 3-4cm, rộng 6-8cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có 28 hạt nhỏ dẹt, màu nâu xám hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng [6].
Tác dụng: Cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kính, có tác dụng bổ
tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc [6]. Cam thảo có tác
dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của rắn, hiện tượng
choáng, chất độc uốn ván [2]. Cam thảo cũng được kết hợp với các vị thuốc khác để
chữa ho, đau dạ dày, loét dạ dày, trị mụn nhọt [6].
Cam thảo còn được sử dụng trong các bài thuốc với vai trò tạo vị. Rễ cam
thảo có chứa Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14%
trong dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị rất ngọt (gấp 60 lần
đường saccharose). Đây là saponin quan trọng nhất của rễ cam thảo [2]. Trong đông
y: Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải
độc, điều hòa các vị thuốc.
14
Hình 2.4: Cam thảo khô
2.4.2. Cỏ ngọt
Nguồn gốc
Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) là một loại thực vật có hoa thuộc họ Cúc
(Asteraceae) có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới
Brazil và Paraguay. Bộ phận dùng là phần trên mặt đất [2].
Đặc điểm hình thái: Là cây lâu năm có thân rễ khoẻ, ít phân nhánh, mọc
nông từ 0-30cm tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu, tơi xốp và mực nước ngầm của đất. Rễ
của cây gieo hạt ít phát triển hơn rễ từ cành dâm. Hệ rễ chùm lan rộng ở đường kính
40cm, hệ rễ phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp đủ ẩm. Thân cỏ ngọt có dạng
thân bụi, chiều cao 50-60cm, thâm canh tốt có thể đạt 80-120cm, phân cành cấp I
nhiều, cành cấp I thường xuất hiện từ các đốt lá cách mặt đất 10cm, sau đốn cành có
thể xuất hiện ở các đốt trên thân. Lá mọc đối từng cặp hình thập tự, mép lá có từ 1216 răng cưa,lá hình trứng ngược, lá trưởng thành dài khoảng 50-70mm rộng 1720mm. Hoa phức, giao phấn khả năng tự thụ phấn thấp. Quả mầu nâu thẫm, năm
cạnh khi chín dài 2- 2,5mm, hạt không có nội nhũ [26].
Thành phần hóa học
Lá cỏ ngọt chứa 5,6% chất béo, 52,8% từ carbohydrate, 15% stevioside và
khoảng 42% chất hòa tan trong nước [28].
Hoạt chất chính trong cỏ ngọt là một glycoside tên là steviol, có độ ngọt gấp
300 lần so với đường mía. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong các thực đơn ít năng
15
lượng để điều trị các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp... [2]. Steviozit trong
cỏ ngọt sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt
gấp 300 lần đường saccaroza [2], ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy
mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng. Đặc
tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống
mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng
suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Liều lượng an toàn khi sử dụng
Steviozit đã được nghiên cứu là 1000mg/kg thể trọng [25].
Ngoài ra, loại cây này còn được dùng trong chế biến mỹ phẩm, chẳng hạn
sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da. Nó vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô,
tái tạo làn da mới vừa chống nhiễm khuẩn, trừ nấm.
Hình 2.5: Cỏ ngọt [16]
2.5 Tổng quan về trà hòa tan
Khái niệm về trà không chỉ dừng lại ở những sản phẩm có nguồn gốc từ cây
chè (camellia sinensis) mà ngày nay nó đã được mở rộng là tất cả các cây, lá, hoa,
quả được làm khô và phân tán vào nước nóng hoặc nước lạnh dùng với mục đích
làm nước giải khát hoặc làm thuốc [26]. Trà hòa tan có thể được sản xuất từ nguyên
liệu chè đen hoặc chè xanh. Để sản xuất trà hòa tan người ta tiến hành trích ly chất
tan từ nguyên liệu, dịch được đem đi phối trộn với chất trợ sấy đến nồng độ nhất
định rồi đem sấy tạo thành bột trà. Tên trà được gọi theo tên nguyên liệu chế biến.
16
Ví dụ như chè xanh, chè đen, trà ô long, trà chanh, trà bí đao, trà khổ qua. Các dạng
chế biến trà cũng đa dạng. trên thị trường hiện nay có trà túi lọc, trà hòa tan, nước
đóng chai [27].
Trà hòa tan có hai dạng: Dạng bột hòa tan và dạng cốm hòa tan. Cả hai dạng
đều được bào chế từ phần tinh chất thu được khi cô đặc dịch chiết của lá chè, hoặc
lá, hoa, củ, rễ của các loài thực vật khác nhau.
Bột trà hòa tan được bào chế từ cao khô (dạng bột) và phối trộn với các tá
dược độn, điều hương và điều vị. Tuy nhiên do tỷ trọng các nguyên liệu khác nhau
sẽ làm cho bột bị tách lớp nên khi phân phối (đóng gói) sẽ không đồng đều về hàm
lượng. Hơn nữa do bột hòa tan có kích thước nhỏ, diện tích bề mặt tăng do đó làm
tăng hút ẩm. Khi hòa tan vào nước bột bị nổi lên trên mặt nước và bị vón cục lại
làm khó hòa tan. Vì vậy để hạn chế nhược điểm của trà hòa tan, các nhà sản xuất
bào chế dưới dạng cốm. Dạng cốm thường được bào chế từ cao đặc nên khi phối
trộn tá dược được phân bố đều trong cao. Mặt khác khi hòa vào nước, các hạt cốm
sẽ chìm xuống đáy cốc và hòa tan vào nước [17].
Trà hòa tan được đóng gói nhỏ hơn, tiện lợi, dễ vận chuyể và chứa hàm
lượng hoạt chất cao hơn so với trà túi lọc. Thêm nữa, trà hòa tan có thể tan trong cả
nước nóng và nước lạnh nên tăng tính tiện dụng của sản phẩm [26].
2.6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm về chè dây khá phổ biến như: Max
Green (trà túi lọc), sản phẩm của công ty TNHH thảo dược Max Green. Thành phần
gồm: 100% chè dây rừng Tây Bắc. Tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, điều trị viêm
loét dạ dày, giải độc gan. Lava (trà túi lọc): Sản phẩm của công ty TNHH LAVA.
Thành phần gồm: Chè dây 100%. Tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, giải độc gan, mát
gan, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm hang vị, sưng dạ dày, xung
huyết, tiêu viêm, diệt khuẩn (đặc biệt khuẩn HP), kích thích tiêu hoá…Các sản
phẩm trà túi lọc rất phổ biến nhưng trà hòa tan chế biến từ chè dây thì chưa có sản
phẩm trên thị trường [6].
17
2.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tohake M. và Kubota đã phân lập và xác định trong lá chè dây của loài
Ampelopsis meliaefolia có Myricetin và dehydromyricetin [24]. Năm 2000, Xu
Zihong và cộng sự công bố trong lá loài A.cantonensis có Flavone (4,73%), rất giàu
K, Ca, Fe,Vitamin E, Vitamin B1, B12 [32].
Về công dụng của chè dây thì người Ấn Độ dùng thân và rễ cây làm thuốc
thanh nhiệt, giải độc, tiêu sung. Quả dùng chế rượu, lá và rễ còn được dùng để điều
chế hai dạng thuốc dân tộc gọi tên là Sheputao và Sheputaogen điều trị bệnh thấp
khớp, đắp ngoài các vết thương chảy máu [32].
18
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chè dây thu mua ở Huyện Thông Nông - Cao Bằng
Cam thảo, cỏ ngọt được thu mua ở hiệu thuốc Bắc tỉnh Thái Nguyên, sấy khô
ở nhiệt độ cho phép, xay nhỏ.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Phòng thí nghiệm khoa CNSH - CNTP, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên
Thời gian: Từ tháng 11/2016 đến tháng 05/2017
3.3. Dụng cụ, hóa chất
Bảng 3.1 Danh mục vật tƣ, thiết bị
STT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
B
1
2
3
4
5
6
C
1
2
3
4
Danh mục vật tƣ, thiết bị
Dụng cụ
Bình tam giác
Bình định mức
Pipet thủy tinh
Đũa thủy tinh
Pipet man
Giấy lọc
Cốc có mỏ
Đĩa petri
Khay inox
Hóa chất
Indigocacmin
Ethanol
KI, Iodine
Tinh bột
Lactose
KMNO4
Thiết bị thí nghiệm
Tủ sấy
Cân điện tử
Bể ổn nhiệt
Máy shoxlet
Nguồn gốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Việt nam
Trung Quốc
Việt Nam
Trung Quốc
Việt Nam
Việt Nam
Trung Quốc
Đức
Trung Quốc
Trung Quốc
Đức