Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thuyết minh bản vẽ thi công dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư vinaconex 3 ( có FILE CAD dự án kèm THEO )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.85 KB, 21 trang )

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX 3
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

CHƯƠNG I
CĂN CỨ THIẾT KẾ, CÁC QUY TRÌNH QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN

1.1.

Căn cứ thiết kế
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Căn cứ Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng
về việc xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng
về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về
việc công bố định mức quản lý chi phí dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
- Căn cứ Quyết định số 494 /QĐ-UBND ngày 03 / 03 /2017 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc quyết định chủ trương dự án đầu tư xây dựng khu dân
cư Vinaconex 3- Phổ Yên tại xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên cho công ty cổ phần


xây dựng số 3.
- Căn cứ Quyết định số 4763 /QĐ-UBND ngày 18 / 7 /2017 của UBND thị
xã Phổ Yên về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư
Vinaconex 3 Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Căn cứ hồ sơ khảo sát địa chất do Viện Quy hoạch xây dựng Thái Nguyên
lập 8-2017.
- Căn cứ hồ sơ khảo sát đường giao thông hạ tầng kỹ thuật do Công ty CP
Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam lập 11 năm 2017.
Căn cứ đồng tư vấn số 313/2017/VCC đã ký ngày 08/11/2017 giữa Công ty
cổ phần xây dựng số 3 – Vinaconex 3 với Công ty CP Tư vấn xây dựng công
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
1nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

nghiệp và đô thị Việt Nam về việc: thiết kế bản vẽ thi công hệ thồng hạ tầng kỹ
thuật dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên tại xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên.

1.2.

Các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng

1.2.1. Hạng mục giao thông
TT

Tiêu chuẩn


1

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị

QCXD 07:2016/BXD

2

Quy trình khảo sát đường ô tô

22 TCN 263-2000

3

Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế

TCVN 4054-2005

4

Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế

5

Quy trình thiết kế áo đường mềm

6


Điều lệ báo hiệu đường bộ

7

Quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo người tàn
tật tiếp cận sử dụng

QCVN 10:2014/BXD

8

Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên
nền đất yếu

22 TCN 262 - 2000

9

Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu Vải địa
kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu

TCVN 9844 : 2013

10

Công tác đất, quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4447:2012

11


Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường
ô tô - vật liệu, thi công và nghiệm thu

TCVN 8859 - 2011

12

Mặt đường BTN nóng -Yêu cầu thi công và
nghiệm thu

TCVN 8819 - 2011

13

Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên
nhiên-vật liệu, thi công và nghiệm thu

TCVN 8857:2011

TCXDVN104:2007
22 TCN 211-2006
QCVN 41:2016/BGTVT

Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
2nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

1.2.2. Hệ thống thoát nước
TT
1

Tiêu chuẩn
QCVN 07:2010/BXD

Quy chuẩn Quốc gia về các công trình Hạ tầng Kỹ
thuật Đô thị

2

Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trìnhTiêu chuẩn thiết kế

TCVN 7957:2008

3

Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung.

TCVN 7222 – 2002

4

Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt. Giới hạn ô
nhiễm cho phép.


5

Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

6

Chất lượng nước lượng nước dùng cho Thủy lợi

TCVN 6772 – 2002.

QCVN 14 :
2008/BTNMT
TCVN 6773-2000

7

Nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải.

TCVN 5945 – 2005

8

TCVN 6696 : 2000

9

Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh.Yêu cầu
chung về bảo vệ môi trường
Cống hộp BTCT đúc sẵn


10

Ống bê tông cốt thép thoát nước

TCVN 9113 : 2012

TCVN 9116:2012

TCVN 4252-88

11

Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi
công
12 Chống ăn mòn trong xây dựng-Kết cấu bê tông và
bê tông cốt thép-Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

TCVN 3993 -1985

22TCN 150-1986
Quy trình thi công & nghiệm thu cống tròn BTCT
ghép
ISO 13-1978 (E) PN10;
14 lắp
Phụ tùng gang dùng cho ống uPVC
13

15

Ống nhựa uPVC


16

Ống và phụ tùng thép

TCVN 1659-1975; ISO
2531-1998- K9- PN10;
ISO 4633- 2002; ISO 7259
– 1988
PN10; ISO
7005-2ISO
4422-1996;
ISO
25311998-K9
AWWA C200, JIS
G3443N, ASTM - 252
hoặc BS 534

Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
3nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

CHƯƠNG II:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

2.1. Vị trí và Quy mô dự án

- Khu vực dự án thuộc địa phận xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên. Có giới hạn cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp các khu dân cư hiện có;
+ Phía Nam giáp khu dân cư hiện có và đoạn đường giao thông nối ra tuyến
đường hiện trạng liên xóm;
+ Phía Đông giáp đường quy hoạch của trường trung cấp nghề Nam Thái
Nguyên;
+ Phía Tây giáp khu dân cư hiện có và đường Quốc lộ 3.
- Quy mô: 10,03 ha
2.2. Điều kiện tự nhiên:
2.2.1. Địa hình:
- Nhìn chung, khu vực quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng cao độ
hiện trạng dao động từ 14,14 - 17,21m.
2.2.2. Khí hậu:
- Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2
mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ma ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến
98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao
nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 220C, tổng tích
ôn 8.0000C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ
khoảng 115 Kcal/cm2. Hướng gió chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11,
12) và đông nam (các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa
tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên
thường gây ngập úng, lũ lụt.
2.2.3. Thủy văn:
- Về thủy văn: Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua
Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt
nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ
Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về

Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng bắc - đông nam, lưu
lượng nước mùa ma lên tới 3.500m3/giây.
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
4nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Sông Công: xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực
951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại
Từ, thành phố Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn thị xã Phổ
Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thị xã
Phổ Yên. Năm 1975, 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước
và điều hoà dòng chảy của sông.
Do phía tây Phổ Yên có dãy núi Tam Đảo đón gió đông nam, nên lượng mưa
ở lưu vực sông Công rất lớn. So với lũ sông Cầu, lũ sông Công lớn và đột ngột
hơn, thường xẩy ra vào mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), lên nhanh, xuống
nhanh và biến động lớn, biên độ lũ từ 5 mét đến 7 mét. Đặc biệt, ở các xã ở ven
dãy núi Tam Đảo (Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái) thường xẩy ra những trận
mưa lớn, trong phạm vi hẹp, gây lũ quét.
Vùng phía nam huyện Phổ Yên (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành,
Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê
sông Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao,
thường bị úng, lụt.
2.2.4. Địa chất:
- Tình hình địa chất: Qua khảo sát thực tế kết hợp với kết quả thí nghiệm
trong phòng. Chúng tôi chia các lớp cấu trúc của đất nền như sau :
Lớp 1: Lớp đất lấp. Có chiều dày từ 0,4-1,0m. Thành phần chủ yếu là đất

lấp, sét pha lẫn bê tông, gạch vụn.
Lớp 2: Lớp sét pha cát, dẻo mềm. Có chiều dày thay đổi từ 0,6-1,2m.
Thành phần chủ yếu là sét pha cát màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo mềm.
Lớp 3: Lớp sét pha, dẻo cứng. Có chiều dày thay đổi từ 0,5-1,6m. Thành
phần chủ yếu là sét pha màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng.
Lớp 4: Lớp sét pha, chặt vừa. Có chiều dày thay đổi từ 1,2 đến 3,0m.
Thành phần chủ yếu sét pha màu nâu vàng, nâu đỏ, xám trắng, trạng thái dẻo
cứng – nửa cứng, kết cấu chặt vừa.
Lớp 5: Lớp sét pha, chặt. Có chiều dày thay đổi từ 1,0 đến 5,0m. Thành
phần chủ yếu sét pha màu nâu vàng, nâu đỏ, xám trắng, trạng thái nửa cứng –
cứng, đôi chỗ xen kẹp cát, kết cấu chặt.
Lớp 6: Lớp sét phong hóa, chặt. Có chiều dày thay đổi từ 2,0 đến 2,2m.
Thành phần chủ yếu là sét bột kết phong hóa màu nâu đỏ, trạng thái cứng, kết cấu chặt.
Với địa chất như vậy thì chỉ cần đào bỏ lớp đất 1 và 2 là đảm bảo xây dựng
công trình nền đường.

Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
5nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
3.1.

HẠNG MỤC SAN NỀN
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế:

Công tác thiết kế san đắp nền phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Phù hợp với hệ thống thoát nước mưa, hệ thống tiêu thuỷ lợi.
- Đảm bảo độ dốc đường theo tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo thoát nước mặt
nhanh chóng.
- Cốt san nền phải đồng bộ với các khu vực xung quanh, các khu dân cư đã
ổn định.
- Tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên, giữ được các lớp đất màu,
cây xanh hiện có, hạn chế khối lượng đào đắp, hạn chế chiều cao đào đắp, và
khoảng cách vận chuyển đất.
- Không làm xấu hơn điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.
3.1.2. Phương pháp thiết kế:
- Sử dụng phương pháp đường đồng mức thiết kế. Chênh cao giữa 2 đường
đồng mức là 0.1m;
- Cao độ khống chế san nền của khu vực quy hoạch cơ bản dựa vào định
hướng san nền trong:
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công: Dự án đầu tư xây dựng trường trung cấp
nghề nam Thái Nguyên phê duyêt 2010.
+ Cao độ mặt đường đã hoàn thiện của đường Quốc Lộ 3.
- Cao độ khống chế san nền của khu vực quy hoạch phải phù hợp với cốt
nền của các khu vực dân cư hiện có đã ổn định, đảm bảo khớp nối đồng bộ giữa
khu vực quy hoạch mới và khu dân cư hiện có.
- Do khu vực quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng, nên để có một
mặt bằng xây dựng công trình thuận lợi, đảm bảo thoát nước nhanh và giao thông
được an toàn, thuận tiện thì giải pháp san nền là đắp đất đến cao độ thiết kế.
- Cao độ thiết kế san nền cao nhất: 17.00m; Cao độ thiết kế san nền thấp
nhất: 16.00m;
- Độ dốc nền lô đất thiết kế 0,30% - 0,50% đảm bảo thoát nước mặt, về cơ
bản cao độ thiết kế nền lô đất cao hơn các tuyến đường xung quanh từ 0,2 –
0,3m. Thiết kế san nền các lô đất đảm bảo thoát nước từ các lô đất hướng ra các
trục đường giao thông và thoát dần về phía các lưu vực thoát nước.

3.1.3. Phương pháp tính toán:
- Dùng phương pháp lưới ô vuông 10m x10m để tính toán, khối lượng tính
toán được thể hiện trong từng ô lưới.
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
6nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Đào bóc lớp đất hữu cơ, lớp đất yếu không thích hợp với chiều dày trung bình 70
cm, vận chuyển đổ đi cự ly tạm tính là 13 km.
- Đất đắp nền tính là đất cấp 3 được khai thác tại mỏ đất và vận chuyển đến
công trình với cự ly trung bình 13 km.
Bảng tổng hợp khối lượng San nền xem bản vẽ
3.2. ĐƯỜNG GIAO THÔNG:
3.2.1. Nguyên tắc thiết kế
Thiết kế tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ định hướng thiết kế theo hồ sơ cơ sở, quy hoạch đã được phê
duyệt;
- Phù hợp với nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
- Tuân theo các tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam hiện hành và phù hợp mục
đích sử dụng theo đặc thù của khu vực để định hướng cho giai đoạn thiết
kế bản vẽ thi công;
- Tính toán khối lượng và khái toán tổng mức đầu tư cho các hạng mục công
trình.
3.2.2. Các chỉ tiêu thiết kế chính
Theo nhiệm vụ thiết kế, TCVN 4054:2005, TCXDVN 104:2007, chỉ tiêu
tính toán cho cấp hạng đường giao thông nội bộ

3.2.3. Bình đồ, trắc dọc các tuyến thiết kế
a.
Quy mô mặt cắt ngang đường điền hình
Quy mô các loại mặt cắt ngang đường như sau:
Mặt cắt 1-1, quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường cụ thể :
- Quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: 27,0m.
- Lòng đường: 15,0m.
- Vỉa hè: 5,0 x 2 = 10,0m.
- Dải phân cách: 2,0m.
- Bán kính bó vỉa : R = 8,0m; 10.0m; 12m.
Mặt cắt 2-2, quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường cụ thể :
- Quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: 19,50m.
- Lòng đường: 9,50m.
- Vỉa hè: 5,0 x 2 = 10,0m.
- Bán kính bó vỉa : R = 8,0m.
- Độ dốc ngang mặt đường : in=2%.
- Độ dốc ngang vỉa hè : ih=1,5%.
Mặt cắt 3-3, quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường cụ thể :
- Quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: 19,5m.
- Lòng đường: 7,00 m.
- Vỉa hè: 4,0x2 = 8,0m.
- Bán kính bó vỉa : R = 8,0m.
- Độ dốc ngang mặt đường : in=2%.
- Độ dốc ngang vỉa hè : ih=1,5%.
Mặt cắt 3A-3A, quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường cụ thể:
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
7nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: 19,5m.
- Lòng đường: 7,00 m.
- Vỉa hè: 4,0x2 = 8,0m.
- Bán kính bó vỉa : R = 8,0m.
- Độ dốc ngang mặt đường : in=2%.
- Độ dốc ngang vỉa hè : ih=1,5%.
Mặt cắt 3B-3B, quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường cụ thể :
- Quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: 19,5m.
- Lòng đường: 7,00 m.
- Vỉa hè: 4,0x2 = 8,0m.
- Bán kính bó vỉa : R = 8,0m.
- Độ dốc ngang mặt đường : in=2%.
- Độ dốc ngang vỉa hè : ih=1,5%.
Mặt cắt 4-4, quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường cụ thể :
- Quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: 15,0m.
- Lòng đường: 7,0m.
- Vỉa hè: 4,0 + 2,5 = 6,5m.
- Bán kính bó vỉa : R = 8,0m.
- Độ dốc ngang mặt đường : in=2%.
- Độ dốc ngang vỉa hè : ih=1,5%.
Mặt cắt 5-5, quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường cụ thể :
- Quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ: 13.00-:-14.40m.
- Lòng đường: 6,4m.
- Vỉa hè: (3,3-:-4.1) + (3,3-:-4.2)m.
- Bán kính bó vỉa : R = 8,0m.
- Độ dốc ngang mặt đường : in=2%.
- Độ dốc ngang vỉa hè : ih=1,5%.

b.
Bình đồ tuyến thiết kế
- Hướng tuyến thiết kế tuân thủ theo cơ sở, Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 và hồ
sơ thiết kế cơ sở đã được phê duyệt;
- Bố trí hợp lý đường thẳng, đường cong và đoạn nối đảm bảo xe chạy êm
thuận, đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế tuyến đường, nút giao.
- Đảm bảo theo tiêu chuẩn cấp đường, thiết kế, hài hòa các yếu tố cảnh quan.
- Đối chiếu các thông số thiết kế trên đường cong nằm đều đảm bảo các chỉ tiêu
khống chế theo tiêu chuẩn.
c.
Trắc dọc tuyến đường
Cao độ khống chế trên trắc dọc tuyến đường cơ bản phù hợp với hồ sơ thiết
kế quy hoạch đã được phê duyệt, phù hợp với cao độ khống chế san nền toàn dự
án;
3.2.4. Kết cấu giao thông
a.
Kết cấu áo đường.
Kết cấu áo đường phải có đủ cường độ và duy trì được cường độ để hạn chế
được tối đa các trường hợp phá hoại của xe cộ và của các yếu tố môi trường tự
nhiên (sự thay đổi thời tiết, khí hậu; sự xâm nhập của các nguồn ẩm…).
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
8nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Bề mặt kết cấu áo đường mềm phải đảm bảo bằng phẳng, đủ nhám, dễ thoát
nước mặt và ít gây bụi để đáp ứng yêu cầu giao thông an toàn, êm thuận, kinh tế,

giảm thiểu tác dụng xấu đến môi trường hai bên đường.
Lựa chọn kết cấu áo đường: các tuyến đường trong đô thị được sử dụng chủ
yếu là loại kết cấu áo đường mềm
* Tính toán kết cấu áo đường:
-Xác định các thông số ban đầu:
Cấp hạng đường: Đường đô thị loại đường phố.
Tốc độ thiết kế chung cho khu dân cư quy hoạch: V=30 Km/h.
Tải trọng tính toán tiêu chuẩn: Tải trọng trục xe 100 KN. Có áp lực tính
toán lên mặt đường p=6,0 daN/cm2; đường kính vệt bánh xe D=33 cm .
- Xác định môdul đàn hồi yêu cầu:
+Theo tiêu chuẩn TCXDVN-104-2007: Loại tải trọng tính toán H10. Với
mặt đường cấp cao chủ yếu E=12000N/cm 2. Với mặt đường cấp cao thứ yếu
E=10000N/cm2.
+Theo tiêu chuẩn 22 TCN 211-06: Với mặt đường cấp cao A1 thì
E=120MPa. Với mặt đường cấp cao A2 thì E=95 MPa
+Theo tiêu chuẩn 22 TCN 211-06: Với tải trọng trục xe tính toán là 10 tấn.
Tương ứng với lưu lượng xe chạy tính toán 50 xe/ngày đêm. Với mặt đường cấp
cao A1 thì E=133 MPa. Với mặt đường cấp cao A2 thì E=110 Mpa.
Từ những trị số tối thiểu ở trên, ở đây mặt đường được lựa chọn là mặt
đường cấp cao A2 do đó ta xác định môdul đàn hồi yêu cầu cho công trình là
EY/C=110 MPa
- Xác định các đặc trưng tính toán đất nền:
Các đặc trưng tính toán của đất nền được xác định tương ứng với độ ẩm bất
lợi nhất. Trong trường hợp này ta tính toán cho nền đường chịu ảnh hưởng của
một hoặc một vài nguồn ẩm. Trong trường hợp nền á sét, độ chặt K=0,98 thì độ
ẩm W=0,6 – 0,7 độ ẩm giới hạn chảy xác định theo thí nghiệm.
Từ đó ta xác định được trị số mô dul đàn hồi của đất nền á sét trong trường
hợp độ ẩm tương đối W=0,6 – 0,7; Ta chọn trị số trung bình cho đất nền là Eo=60
MPa.
• Kết cấu áo đường được chọn như sau:

+ Bê tông nhựa hạt trung dày 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám, lượng nhựa 1 Kg/m2.
+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 18cm.
+ Cấp phối đá dăm loại 2 dày 25 cm.
+ Đất nền đầm chặt k98 dày 30cm.
+ Đất nền đầm chặt K95.
Kết luận:
Kết cấu mặt đường đã chọn đảm bảo cường độ về độ võng đàn hồi, điều
kiện trượt và điều kiện chịu kéo khi uốn./.
Nền đường đào bỏ lớp đất màu, đất lấp không đảm bảo, đất bùn, đất hữu cơ
trước khi đắp, nền đường đắp đạt độ chặt K=0,95. Độ dốc ngang mặt đường
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
9nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

i=2%. Tấm đón nước mặt đường bằng bê tông xi măng M250, i=10%. Bó vỉa đá
đặt sát mép đường...
b.
Hè đường
Hè đường lát đá dày 3cm trên 8cm bê tông móng M150, độ dốc i=1,5% về
phía lòng đường.
Hè đường lát đá xẻ tự nhiên.
Đá xẻ có kích thước 400x400x30.
Vữa xi măng mác 100 dày 2cm.
Bê tông xi măng đá 2x4 mác 150 dày 8cm.
Đất nền đầm chặt k95;

Bó vỉa, đan rãnh sử dụng đá tự nhiên, vứa đệm dày 2cm, bê tông móng mác 100.
3.2.5. Giải pháp thiết kế tổ chức giao thông, cây xanh.
- Thiết kế tổ chức giao thông theo qui định điều lệ đường bộ số QCVN 412016 của Bộ GTVT.
- Bố trí biển báo hiệu, chỉ dẫn giao thông tại các vị trí đường giao, xung đột
giao thông. Biển cho người đi bộ qua đường (biển W.224), biển giao nhau với
đường ưu tiên (biển W.208), biển báo cấm đi ngược chiều (biển P.102), biến báo
giao nhau có vòng xuyến (W.206).
- Tại các vị trí nút giao bố trí vạch sơn cho người đi bộ ( vạch 7.3 ) và thiết
kế hạ hè cho người tàn tật, vạch sơn chỉ rõ phải dừng xe lại (vạch 7.1) , cắm biển
chỉ dẫn hướng đường; thiết kế vạch sơn phân cách làn đường (vạch 2.1 và vạch
1.1 ), vạch sơn chỉ hướng đi ( vạch số 9.3 ).
-Tại các vị trí giao giữa đường phụ với đường ưu tiên thiết kế các gờ giảm
tốc để giảm tốc độ các phương tiện trước khi đi vào đường ưu tiên.
- Thiết kế trồng cây xanh ở hai bên vỉa hè, Cây xanh được trồng có đường kính
gốc từ 30- 40cm. Khoảng cách các hố trồng cây là từ 6m đến 10m/cây. Ô bó gốc cây
trên hè được thiết kế bằng thanh đá lắp ghép. Kích thước ô bó gốc cây là 1,2 m x 1,2
m, lòng bo đất 0,8mx0,7m.Tim ô trồng cây cách mép bó vỉa 1,64m.
Tại các ngả giao thiết kế các ngã ba, ngã tư với bán kính bó vỉa R=9,0m đến 12,0m
Bảng tổng hợp khối lượng đường giao thông xem bản vẽ
3.3. Tường chắn:
Thiết kế hệ thống tường chắn đất vai đường:
- Tường chắn loại 1A H=0.3m xây gạch,
- Tường chắn loại 1, H=0.5m
- Tường chắn loaị 2, H=0.7m
- Tường chắn loại 3 H=1.0m
- Tường chắn Loại 4 H=1.2m ;
Tường 0.5m<=H <= 1.2m được xây bằng đá hộc VXM M100#, thân kè có
bố trí hệ thống tầng lọc ngược và ống thoát nước UPVC D110;
Móng kè được đặt trên lớp đất số 3 theo hồ sơ khoan khảo sát địa chất.
Bố trí các khe lún với khoảng cách 15m / khe.

Ống thoát nước được đặt so le với L=2m.
Đỉnh kè đá đổ giằng BTCT M200.
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
10nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.4. HẠNG MỤC THOÁT NƯỚC MƯA:
3.4.1. Phương pháp tính toán:
- Các thông số địa phương đặc biệt của Thái Nguyên đã được áp dụng.
- Chu kỳ tràn cống được lựa chọn là 2 năm.
- Hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc tự chảy.
- Độ dốc đáy cống đảm bảo độ dốc tự chảy tối thiểu 1/D.
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo phương pháp cường độ giới hạn:
Q= µ. F.Ψ.q (l/s)
Trong đó:
Q - Lưu lượng tập trung (l/s).
µ - Hệ số phân bổ mưa rào. µ= 1 khi F< 200ha.
Ψ - Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào lớp mặt phủ, lấy trung bình Ψ= 0,7
F- Diện tích lưu vực tính toán (ha).
q - Cường độ trận mưa (l/s/ha).
q = A.(1+C.lgP)/(t+b)n
Trong đó:
* A,C,b,n là các tham số phụ thuộc điều kiện mưa địa phương
với tỉnh Thái Nguyên: A=7710; C=0,52; b=28; n=0,85
* P – chu kỳ lặp lại trận mưa.
* t: thời gian mưa tính toán (phút)

t = t0 + t1 + t2
t0 : Thời gian nước chảy trên bề mặt tới rãnh đường.
t1 : Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến hố thu nước. t1 = 0,021. L/v (phút)
t2 : Thời gian nước chảy trong rãnh đến tiết diện tính toán: t2 = 0,017. ∑ L/v (phút)
v : vận tốc dòng chảy trong mương rãnh. Giả thiết lấy v = 1 m/s
∑ L : Tổng chiều dài cống thoát nước.
3.4.2. Giải pháp thiết kế:
- Hệ thống thoát nước mưa của dự án cơ bản vẫn tuân theo định hướng thoát
nước mưa quy hoạch đã được duyệt.
- Nước mưa được thoát theo nguyên tắc tự chảy. Mạng lưới thoát nước mưa
riêng biệt với mạng lưới thu gom nước thải.
- Nước mưa từ các lô đất sẽ được tập trung ra phía đường rồi chảy vào hệ
thống cống nhánh thoát nước dọc đường thông qua hệ thống các hố ga thu nước
và được thoát theo hướng từ Bắc xuống phía Nam khu đất dự án, từ đó nước
thoát theo mương đất B1000 đấu nối vào mương hiện trạng ở đầu cầu Vong, cách
ranh giới dự án 200m.
- Kết cấu cống thoát nước dọc đường dùng cống bản xây gạch có đậy nắp
đan BTCT và cống hộp BTCT
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
11nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

+ Cống bản dùng các khẩu độ B600. Kết cấu: đáy cống đổ Bêtông đá 1x2,
#150 dày 15cm trên lớp đất đệm tạo phẳng 5cm. Tường cống xây gạch chỉ vữa
ximăng #75, thành trong trát vữa ximăng #50 dày 1,5cm. Mũ mố đổ BTCT đá
1x2, #150. Nắp đan đậy cống BTCT #150 dày 10cm.

+ Cống bản đi dưới lòng đường đổ BTCT #250, đáy cống dày 20cm trên
lớp bê tông lót #100. Hệ cống đặt trên nền đất đầm chặt K=0.95
- Dọc theo các tuyến cống xây dựng các hố ga thu nước và hố ga kiểm tra
chế độ hoạt động của hệ thống. Hố ga thu nước cống bản dùng kết cấu xây gạch,
hố ga cống tròn kết cấu xây gạch. Khoảng cách các hố ga trung bình từ 30 – 40m
tuỳ theo độ dốc đáy cống.
3.5. HẠNG MỤC THOÁT NƯỚC THẢI:
3.5.1. Nguyên tắc thiết kế:
-Hệ thống thoát nước thải được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng với hệ
thống thoát nước mưa.
- Hệ thống thoát nước được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy và phải tính
toán để không gây ảnh hưởng đến các lưu vực thoát nước xung quanh, các khu
dân cư hiện có, khi mà khu quy hoạch mới được hình thành trong tương lai.
- Mạng lưới thoát nước được thiết kế theo định hướng san nền và hướng
dốc địa hình tự nhiên.
- Độ dốc đáy cống thoát nước đảm bảo theo nguyên tắc tự chảy imin ≥1/D.
Khi độ dốc đường thay đổi lớn thì độ dốc đáy cống lấy theo độ dốc đường để
đảm bảo độ sâu chôn cống.
3.5.2. Phương pháp tính toán:
Hệ thống đường ống thoát nước là hệ thống tự chảy, được tính toán dựa
trên công thức Chezy.
Q = Vω
Trong đó:
Q - Lưu lượng dòng chảy tính toán, m3/s
ω - Diện tích mặt cắt ướt, m2
V - Vận tốc trung bình, m/s = C*(R*I)1/2
Trong đó:
C - Hệ số Chezy liên quan đến độ nhám và bán kính thuỷ lực, m1/2/s
R - Bán kính thuỷ lực dựa trên hình dạng ống, m2
I - Độ dốc thuỷ lực

Theo nghiên cứu của Viện sỹ N.N. Pavloski, hệ số Chezy được tính theo công
thức sau:
C = 1/n*Ry
Trong đó:
y= hàm số của độ nhám và bán kính thuỷ lực
= 2,5*n1/2 - 0,13 - 0,75*R1/2 (n1/2 - 0,1)
n = độ nhám, phụ thuộc vào từng loại chất liệu ống
* Độ dốc tối thiểu
imin = 0,0033
đối với đường ống đường kính 300mm
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
12nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

imin = 0,0025
đối với đường ống đường kính 400mm
imin = 0,002
đối với đường ống đường kính 500mm
Độ dốc đáy cống bố trí theo độ dốc nhỏ nhất phù hợp với từng đường kính
ống, nếu độ dốc địa hình lớn hơn imin thì bố trí độ dốc theo độ dốc địa hình để hạn
chế độ sâu chôn ống quá lớn.
* Độ đầy tối đa
≤ 0,6d
đối với đường ống đường kính 150mm tới 300mm
≤ 0,7d
đối với đường ống đường kính 400mm

* Vận tốc cho phép
Vmin ≥ 0,8m/s đối với đường ống đường kính 300mm tới 400mm
Vận tốc lớn nhất trong các đường ống ≤ 2,5 m/s để tránh gây phá hoại ống.
* Tinh toán nhu cầu:
Bảng tính toán khối lượng nước thải, chất thải rắn.
TT
Loại nhu cầu
Chỉ tiêu
1
Tổng số dân quy hoạch
2
Nhu cầu dùng nước
2.1 Nước sinh hoạt
150l/người/ng.đ
2.2

Nước trường mầm non

75l/người/ng.đ

2.3

Nước công cộng

10% Qsh

3
4

Rác thải

Tổng

1,3kg/người/ng.đ

Khối lượng
1400 người
Qsh1 = 1368x0,15= 205.2
m3/ng.đ
Qsh2 =69x75= 5.13
m3/ng.đ
Qsh3 =10%x210,0= 20.52
m3/ng.đ
1820 kg/ng.đ
QT=Qsh1+Qsh2+Qsh2=
231,0 m3/ng.đ

Vậy:
- Tổng lưu lượng nước thải của khu quy hoạch lấy bằng 100% QT:
231,0x100% = 231,0 m3/ng.đ;
- Tổng khối lượng chất thải rắn cần phải thu gom xử lý là: 1820 kg/ng.đ
- Cống thu gom nước thải dùng cống tròn BTCT D300 theo hướng dốc chủ
đạo từ Tây sang Đông của ranh giới dự án. Tất cả nước thải sau khi được thu gom
sẽ được dẫn về trạm xử lý nước thải của khu vực và xử lý đạt tiêu chuẩn rồi xả
vào hệ thống thoát nước mưa.
3.5.3. Phương pháp thiết kế:
- Độ sâu chôn cống đầu tiên lấy trung bình là 0,5m.
- Bố trí các hố ga thu nước thải từ các nhà lô, khoảng từ 2 – 5 nhà thoát vào
chung một hố ga. Đồng thời bố trí các hố thăm trên mạng lưới với khoảng cách
trung bình giữa các hố là 20 - 30m, để thuận tiện trong sử dụng và quản lý, sửa chữa.
- Tuyến cống thoát nước thải chạy dọc vỉa hè và cách chỉ giới đường đỏ tối

thiểu là 1m. Đặt đường ống thoát nước phải phù hợp với điều kiện địa chất thủy
văn, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách với các đường ống kỹ thuật và các
công trình ngầm khác.
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
13nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Nước thải phải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại rồi thoát vào các ga thuộc tuyến
cống nhánh chạy dọc theo các nhà, rồi được tập trung vào các tuyến cống chính.
- Đối với các khu dân cư hiện có, nước thải sau khi được xử lý sơ bộ bằng
bể tự hoại sẽ được thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu dân cư.
Bảng tính toán nước thải xem phụ lục.
3.6.

HẠNG MỤC TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Từ lưu lượng nước thải tính toán là 231 m3/ngđ lựa chọn công suất của trạm
xử lý nước thải là 300m3/ngđ.
Lưu lượng: Q = 300m3/ngđ.
Lưu lượng trung bình theo giờ: qtb = 12,5 m3/h.
Lưu lượng theo giờ lớn nhất: qmax = 18,75 m3/h. ( Hệ số không điều hòa theo giờ
Kch =1,5);
3.7.1 Tính chất nước thải sinh hoạt
- Tính chất vật lý
Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu: Các chất
rắn, độ đục, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, lưu lượng.

Các chất rắn trong nước thải: Nước thải là hệ đa phân tán gồm nước và các
chất bẩn. Các chất bẩn trong nước thải gồm 2 thành phần vô cơ và hữu cơ tồn tại
dưới dạng cặn lắng. Chất rắn hòa tan gồm chất rắn lơ lửng và chất dạng keo.
Màu: Đây là một thông số xác định chất lượng nước. Nước sạch thường
không màu, nhìn chung nước thải thường có màu xám, vẩn đục.
Mùi: Mùi nước thải do khí sinh ra từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
Nước thải thường có mùi hôi, mốc của khí H2S.
Độ đục: do sự tồn tại của các chất lơ lửng trong nước thải, vi sinh vật, đất, cát…
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nước sạch.
Lưu lượng: là thông số cần thiết để lựa chọn công nghệ, dây truyền xử lý
nước thải.
- Tính chất hóa học
Tính chất hóa học của nước thải thường bao gồm tính chất của các hợp chất
vô cơ và hữu cơ.
Các hợp chất hữu cơ: có thể tồn tại dưới dạng keo, hòa tan, không hòa tan,
bay hơi, không bay hơi, dễ phân hủy,…Nó tham gia vào quá trình dinh dưỡng và
tạo năng lượng cho vi sinh vật.
Các hợp chất vô cơ: pH nước thải dùng để xác định môi trường của nước
thải; độ kiềm đặc trưng cho khả năng trung hòa axit; Clo thường cao hơn trong
nước sạch; Nitơ là sản phần của quá trình sinh học, thường tồn tại dưới dạng
NO3-, NO2-, NH3…
- Tính chất sinh học
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
14nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.


Nói đến thành phần sinh học trong nước thải phải nói đến hệ vi sinh vật bởi
chính sự có mặt của vi sinh vật phản ánh nguồn nước đang ở tình trạng nào. Các
thành phần chính bao gồm: các thực vật dưới nước, động vật dưới nước, động vật
nguyên sinh, vi khuẩn, virút…

3.7.2 Thành phần nước thải đầu vào
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thông số
pH
SS
BOD5
N-NH4
Tổng N
TP
Tổng Coliform

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

MPN/100nl

Giá trị
6,5-9
250-350
250-300
55-60
60-80
10-16
10.000-15.000

3.7.3 Mức độ xử lý
Yêu cầu xả thải cần đạt loại A, QCVN 14:2008/BTNMT.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Thông số
pH
BOD5 (200C)
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Tổng chất rắn hòa tan
Sunfua (tính theo H2S)
Amoni (tính theo N)
Nitrat (NO3-) (tính theo N)
Dầu mỡ động, thực vật
Tổng các chất hoạt động bề mặt
Phosphat (PO43-) (tính theo P)
Tổng Coliforms

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/ 100ml

Giá trị C
Cột A
5-9
30
50
500
1
5
30

10
5
6
3.000

Cột B
5-9
50
100
1000
4
10
50
20
10
10
5.000

3.7.4 Phân tích lựa chọn công nghệ
Căn cứ vào điều kiện thực tế của dự án và đặc tính nước thải đầu vào. Đối
với quy mô, chức năng của dự án thì cần ưu tiên sự văn minh, sạch sẽ, tiếng ồn,
mùi bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Phương án sử dụng công nghệ sinh học
kết hợp màng lọc sinh học MBR là công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả xử lý,
chất lượng nước đầu ra đạt loại A QCVN 14:2008/BTNMT, nước có thể tái sử
dụng để tưới cây…
Sơ đồ công nghệ

Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
15nghiệp và Đô thị Việt Nam



THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Hố thu gom, tách rác

Bể tách cát, dầu mỡ

Bể điều hòa nước thải

Khuấy chìm

Bể xử lý sinh học thiếu
khí

Sục khí mịn

Bể xử lý sinh học hiếu
khí

Bể trung gian tuần
hoàn

Bể lọc màng sinh học
MBR
Bể kiểm soát

Bể khử trùng


Bể chứa nước sạch

Thuyết minh công nghệ

Đầu ra đạt QCVN
14:2008/BTNMT
Loại A

Toàn bộ nguồn nước thải sinh hoạt của khu đô thị được thu gom bằng hệ
thống thu gom riêng dẫn về hố thu gom của trạm xử lý nước thải. Tại hố thu gom
có đặt hệ thống song chắn rác thô. Rác có kích thước lớn được giữ lại và vớt định
kỳ. Nước sau tách giác được bơm lên bể tách dầu mỡ, tách cát.
Tại bể tách mỡ, tách cát chất nổi được giữ lại, cát được lắng xuống đáy bể.
Nước sau đó chảy sang bể điều hòa nước thải.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa cả về lưu lượng, thành phần, tính chất
nước thải.
Nước từ bể điều hòa được bơm lên bể xử lý sinh học thiếu khí. Tại bể xử lý
sinh học thiếu khí nước thải được khử hàm lượng Nito nhờ vi sinh vật thiếu khí.
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
16nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Nước sau đó chảy qua bể xử lý sinh học hiếu khí. Bể hiếu khí, bể sinh học này có
nhiệm vụ khử BOD, COD…... Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở
dạng lơ lửng do tác động của dòng chảy. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối
bằng cách lấy các chất ô nhiễm làm thức ăn. Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn

hoạt tính lơ lững là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống xử
lý. Bể sinh học xử lý hiếu khí có dòng chảy cùng chiều với dòng khí từ dưới lên.
Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng. Các vi sinh vật
hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. Quá trình này
diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể. Trong môi
trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để
phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống
mức thấp nhất. Một phần nước thải chảy qua bể trung gian được bơm tuần hoàn
bơm nước tuần hoàn lại bể thiếu khí để xử lý NO3…
Nước thải chảy sang bể lọc màng sinh học MBR, bể này có tác dụng thay bể
lắng, với lớp màng lọc kích thước nhỏ, cặn lơ lửng thậm chí cả vi khuẩn được giữ
lại, nước sạch được bơm sang bể khử trùng. Tại đây nước thải được khử trùng
bằng clo, diệt những vi khuẩn còn sót lại. Nước sạch chảy sang bể xả và bơm ra
ngoài.
Nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT Cột A
Xử lý bùn: Bùn dư tại bể lọc màng MBR, định kỳ được bơm hút đi xử lý
hợp vệ sinh bởi công ty môi trường đô thị.
Xử lý độ ồn: các thiết bị chọn: Hàng nhập khẩu EU,G7 có độ ồn nhỏ, nhẹ dễ
thao tác lắp đặt.
3.7.5 Các bể xử lý.
3.7.5.1 Hố thu gom, tách rác.
Nhiệm vụ: Thu gom toàn bộ lưu lượng nước thải của khu đô thị, tách rác
thô.
Hố thu gom thiết kế 2 ngăn, Kích thước: LxBxH = 3100x2500x5000mm.
Kích thước xem bản vẽ chi tiết.
3.7.5.2 Bể tách dầu mỡ, tách cát.
Nhiệm vụ: Giữ lại chất nổi như dầu mỡ, cát ở lại.
Thể tích ngăn chứa: V= qmax. t = 37,5 m3
Với: qmax là lưu lượng giờ lớn nhất.
t là thời gian lưu nước. Chọn t = 2h.

Kích thước: LxBxH = 5400x2500x3200mm.
Kích thước xem bản vẽ chi tiết.
3.7.5.3 Bể điều hòa nước thải
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
17nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Nhiệm vụ: Bể điều hòa nước thải có nhiệm vụ điều hoà lượng nước thải,
cân bằng về nồng độ và tải trọng các chất ô nhiễm như COD, BOD… thải ra, và
kiểm soát sự thay đổi bất thường về lưu lượng trong suất thời gian xả nước thải.
giúp cho lồng độ ô nhiễm và PH của nước thải được trộn đều giảm kích thước và
tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn xử lý tiếp theo.
Thể tích ngăn chứa: V= qmax. t = 75 m3
Với: qmax là lưu lượng giờ lớn nhất.
t là thời gian lưu nước. Chọn t = 4h.
Kích thước: LxBxH = 5400x5200x3200mm.
Kích thước xem bản vẽ chi tiết.
3.7.5.4 Bể xử lý sinh học thiếu khí
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ thực hiện quá trình phản ứng nitrat hóa chức năng loại bỏ nitơ
dưới dạng nguyên tử N2 bay lên ra khỏi dòng nước thải(quá trình tuần hoàn nước
về bể Anoxic từ bể xử lý sinh học hiếu khí) nhờ quá trình trao đổi chất giữa hệ vi
sinh vật thiếu khí để tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với cơ chất, hệ thống
này được ứng dụng quá trình khuấy trộn đáp ứng được điều kiện tồn tại và phát
triển của hệ vi sinh thiếu khí.
Quá trình nitrat hóa có một ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật xử lý nước

thải. Trước tiên nó phản ánh mức độ khoáng hóa các chất hữu cơ như đã trình bày
ở trên. Nhưng quan trọng hơn là quá trình nitrat hóa tích lũy được một lượng oxy
dự trữ có thể dùng để oxy hóa các chất hữu cơ không chứa nitơ khi lượng oxy tự
do (lượng oxy hòa tan) đã tiêu hao hoàn toàn cho quá trình đó.
Thể tích ngăn chứa: V= qtb. t = 50 m3
Với: qtb là lưu lượng trung bình theo giờ.
t là thời gian lưu nước. Chọn t = 4h.
Kích thước: LxBxH = 5400x2800x3200mm.
Kích thước xem bản vẽ chi tiết.
3.7.5.5 Bể xử lý sinh học hiếu khí
Nhiệm vụ: Xử lý sinh học hiếu khí là thực hiện quá trình oxi hóa hoàn toàn
các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nhờ các hoạt động của các vi sinh vật
hiếu khí hoặc tùy tiện. Vi sinh vật được cấp khí cưỡng bức, quá trình trao đổi vi
sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng làm giảm nồng độ chất ô
nhiễm trong nước thải. Việc cấp khí làm xáo trộn hoàn toàn bùn hoạt tính lơ lửng
làm tăng quá trình tiếp xúc giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm, làm tăng hiệu
quả sử dụng chất nền của vi sinh vật. Như vậy các chất hữu cơ sẽ bị oxi hóa hoàn
toàn trong thời gian ngắn.
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
18nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chuyển hóa NH3, NH4  NO2, NO3 bằng phương pháp sinh học hiếu khí
trước khi bơm tuấn hoàn về bể thiếu khí để thực hiện quá trình phản nitrat hóa.
Thiết kế bể chảy zizac, tăng hiệu quả xử lý của bể.
Thể tích ngăn chứa: V= qtb. t = 87,5 m3

Với: qtb là lưu lượng trung bình theo giờ.
t là thời gian lưu nước. Chọn t = 7h.
Kích thước: LxBxH = 7900x4000x3200mm.
Kích thước xem bản vẽ chi tiết.
3.7.5.6 Bể xử lý sinh học lọc màng MBR
Nhiệm vụ: Module màng: bao gồm các khối cơ bản và khối thông khí. Khối
cơ bản có chứa một số màng xếp chồng lên nhau với khoảng cách không đổi, mỗi
cái là một tấm màng phẳng được cố định hai mặt bằng khung nhựa ABS. Mỗi tấm
màng được kết nối với ống thấm nước đa cấp thông qua ống nhựa polyetylen.
Khối thông khí bao gồm ống khuyếch tán khí thô để cung cấp khí cho việc rửa
màng lọc.
Thiết kế: Bể lọc màng 3 ngăn chứa 3 modul màng mỗi modul có công suất
105m3/ngđ( Theo cataloge sản phẩm). Loại màng sợi rỗng, Kích thước lỗ màng
0,08µm, Xuất xứ: Toray-Japan
Thể tích bể thiết kế theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Đảm bảo
không gian nắp đặt, hoạt động hiệu quả.
Kích thước mỗi ngăn bể: L xBxH =
Kích thước chi tiết, xem bản vẽ thiết kế.
3.7.5.7 Bể kiểm soát
Nhiệm vụ: Kiểm soát chất lượng nước sau màng lọc sinh học.
Thể tích bể: V= 17,5m3
Kích thước bể: L xBxH = 2500x2500x3200mm
Kích thước chi tiết, xem bản vẽ thiết kế.
3.7.5.8 Bể khử trùng
Nhiệm vụ: Nước thải sau khi lắng và lọc sẽ được đưa đến bể khử trùng để
loại bỏ vi sinh vật gây bệnh chuyền nhiễm tiêu biểu như E.coli, coliform…
trước khi đưa vào hệ thống thoát nước mưa.
Thể tích bể: V=q.t =17,5m3
Trong đó: q là lưu lượng trung bình theo giờ
t là thời gian lưu nước, t= 0,5-2h. Chọn t=1,5h

Kích thước bể: L xBxH = 2500x2500x3200mm
Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
19nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Kích thước chi tiết, xem bản vẽ thiết kế.
3.7.5.9 Bể chứa nước sạch
Nhiệm vụ: Kiểm soát chất lượng nước đầu ra, lưu trữ nước sạch.
Thể tích bể: V= 17,5m3
Kích thước bể: L xBxH = 2500x2500x3200mm
Kích thước chi tiết, xem bản vẽ thiết kế.

Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
20nghiệp và Đô thị Việt Nam


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

PHỤ LỤC TÍNH TOÁN

Công ty CP Tư vấn xây dựng Công
21nghiệp và Đô thị Việt Nam




×