Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Tuyển chọn vi khuẩn lactic kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (vibrio parahaemolyticus) trên tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ TRÚC LINH

TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC
KHÁNG VỚI VI KHUẨN
GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH
(Vibrio parahaemolyticus)
TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamei)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CẦN THƠ, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ TRÚC LINH

TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC
KHÁNG VỚI VI KHUẨN
GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH
(Vibrio parahaemolyticus)
TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamei)
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 62620301


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC PHÚ

CẦN THƠ, 2018


i


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
hướng dẫn PGs.Ts. Trương Quốc Phú và PGs.Ts. Đặng Thị Hoàng Oanh trong
những năm qua đã ân cần hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu để chăm bồi kiến thức và hoàn thành
Luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Đề án Trà Vinh 100 tỉnh Trà
Vinh, Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo Khoa Nông nghiệp Thủy sản, Trường
Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện chương trình Nghiên
cứu sinh.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến PGs.Ts. Vủ Ngọc Út đã có những ý kiến
góp ý rất quý báo để giúp tôi hoàn thành chuyên đề nghiên cứu sinh. Hơn thế
nữa, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến dự án Vlir đã điều kiện cho
tôi có được nguồn kinh phí để thực hiện đề tài. Đồng thời, xin bày tỏ lòng biết
ơn đến TS. Phạm Thị Tuyết Ngân đã nhiệt tình hướng dẫn chuyên đề, góp ý
đề cương luận án để tôi có thể hoàn thành đúng tiến độ.
Trân trọng gởi lời cảm ơn đến PGS. Ts Từ Thanh Dung và PGS.Ts. Trần
Thị Tuyết Hoa đã tận tình giúp tôi trong việc góp ý đề cương Luận án, chuyên
đề và tiểu luận tổng quan.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Bộ môn Bệnh học Thủy sản,
Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã rất nhiệt tình, tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị em. Ks. Phan Công Minh (Giám đốc
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên APC); Ths. Trần Trung Giang,
Ts. Huỳnh Kim Hường, NCS. Nguyễn Thanh Tâm, Ks. Nguyễn Trọng Nghĩa,
NCS. Trần Việt Tiên, NCS. Nguyễn Hùng Sơn, Ks. Lê Ngọc Huyền, Ks.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Ks. Huỳnh Thanh Phong, Ks. Ngô Chí Nguyện, Ks.
Huỳnh Trung Kiên, Ks. Trần Việt Khánh, NCS. Hồng Mộng Huyền, Ks.
Nguyễn Ngọc Anh cùng các anh chị em đồng nghiệp tại Trường Đại học Trà
Vinh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
Luận án.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã chia sẻ, giúp đỡ và động viên để tôi có thêm nghị lực
hoàn thành Luận án này.
Nguyễn Thị Trúc Linh

ii


TÓM TẮT
Tuyển chọn vi khuẩn lactic (LAB) kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử
gan tụy cấp tính (Vibrio parahaemolyticus) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei) được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2014 đến
4/2017. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra chủng LAB có khả năng phòng
bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu
được thực hiện với các nội dung (1) Phân lập LAB từ ruột tôm thẻ, ruột cá rô
phi và bùn đáy ao nuôi tôm ở 3 tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng và sàng
lọc các chủng LAB bằng các chỉ tiêu: hình thái, sinh lý, sinh hóa; (2) Xác định
tính đối kháng của LAB phân lập được với vi khuẩn V. parahaemolyticus bằng
phương pháp khuếch tán giếng thạch, đồng thời xác định khả năng kháng V.
parahaemolyticus bằng bacteriocin và khả năng chịu đựng nồng độ muối của 5

chủng LAB kháng với V. parahaemolyticus mạnh nhất cũng được tiến hành;
(3) Thử nghiệm ảnh hưởng của LAB bổ sung vào thức ăn lên khả năng kháng
AHPND. Thí nghiệm này đã được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của
LAB bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ sống và khả năng kháng AHPND trên tôm
thẻ chân trắng. Đồng thời, ảnh hưởng của việc bổ sung C, N và P lên khả năng
kháng AHPND của 3 chủng LAB cũng được xác định; (4) Định danh chủng
LAB có khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ.
Kết quả phân lập LAB từ ruột tôm thẻ, ruột cá rô phi và bùn đáy ao
nuôi tôm biển ở 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Bến Tre đã thu được 94 chủng
LAB bao gồm: 30 chủng LAB ở Trà Vinh, 25 chủng LAB ở Sóc Trăng, và 39
chủng LAB ở Bến Tre. Kết quả sàng lọc về các chỉ tiêu hình thái cho thấy tất
cả các khuẩn lạc phân lập được đều có màu trắng đục, tròn, lồi, có kích cỡ 1-2
mm sau 48 giờ nuôi cấy trên môi trường MRS agar bổ sung 1,5% NaCl. Đối
với chỉ tiêu sinh lý cũng cho thấy rằng dưới kính hiển vi LAB có hình cầu và
hình que, Gram dương, không sinh bào tử. Kết quả xác định đặc điểm sinh hóa
đã chỉ ra rằng tất cả các chủng LAB được lựa chọn đều có khả năng làm tan
CaCO3, âm tính oxidase và catalase nhưng dương tính với O/F.
Kết quả xác định tính đối kháng bằng phương pháp khuếch tán giếng
thạch đã cho thấy hầu hết 94 chủng LAB phân lập được đều có khả năng
kháng với vi khuẩn V. parahaemolyticus. Trong 94 chủng phân lập được có 82
chủng LAB có khả năng kháng với V. parahaemolyticus nhưng chỉ ở mức yếu
(+) và trung bình (++). Mười hai chủng LAB còn lại bao gồm 08 chủng phân
lập được ở Trà Vinh và 04 chủng LAB phân lập ở Bến Tre có khả năng kháng
V. parahaemolyticus ở mức cao (+++) với vòng kháng khuẩn lớn hơn 16 mm,
đặc biệt có 05 chủng LAB (T3.1, RP5.4.1, T4.2, RP5.5.1, RP6.5) có khả năng
kháng V. parahaemolyticus mạnh nhất với vòng kháng khuẩn từ 17,5-18,5

iii



mm. Kết quả thử nghiệm khả năng tạo bacteriocin và tính kháng khuẩn của
LAB với V. parahaemolyticus cho thấy rằng chúng không có khả năng ức chế
vi khuẩn V. parahaemolyticus thí nghiệm. Các chủng LAB dùng trong thí
nghiệm đều phát triển ở độ mặn từ 0-25‰ nhưng phát triển tốt nhất ở độ mặn
5‰ với thời gian nuôi 48 giờ và phát triển chậm hơn ở độ mặn 25‰ với thời
gian nuôi 96 giờ. Kết quả xác định thời gian và mật số LAB khác nhau lên khả
năng kháng vi khuẩn V. parahaemolyticus cho thấy mật số LAB đến 107
CFU/mL với các thời gian nuôi từ 24 đến 96 giờ đều không có khả năng kháng
vi khuẩn V. parahaemolyticus.
Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của việc bổ sung LAB vào thức ăn đến
tỷ lệ sống và khả năng kháng AHPND trên tôm thẻ chân trắng đã cho thấy ở
các nghiệm thức có bổ sung LAB vào thức ăn và không cảm nhiễm vi khuẩn
V. parahaemolyticus thì tỷ lệ sống của tôm rất cao và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng âm (87,77%). Tỉ lệ sống của tôm
cao nhất là ở nghiệm thức bổ sung chủng LAB5 (92,23%). Ngoài ra, tôm ở các
nghiệm thức này không có dấu hiệu AHPND. Ở các nghiệm thức cảm nhiễm
vi khuẩn V. parahaemolyticus, tôm có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của AHPND
và chết nhiều nhất ở nghiệm thức VP+LAB3, tỉ lệ chết lên đến 70,02%, kế đến
là nghiệm thức đối chứng dương (54,43%) và nghiệm thức VP+LAB4
(43,33%). Tuy nhiên, ở các nghiệm thức VP+LAB1,VP+LAB2 và VP+LAB5
tôm có tỷ lệ sống khá cao từ (73,33-79,77%), khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với nghiệm thức ĐCA (87,77%) và phần lớn mẫu gan tụy thu
được không có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
khi phân tích mô bệnh học.
Kết quả thử nghiệm khả năng kháng AHPND của LAB có bổ sung các
thành phần acid glutamic, đường trehalose, KH2PO4, và K2HPO4 với tỷ lệ C,
N, P là 15, 1, 0,1 cho thấy hầu hết các nghiệm thức khi bổ sung các thành phần
trên, tỷ lệ sống của tôm thấp hơn so với các nghiệm thức không bổ sung trong
trường hợp có và không có cảm nhiễm V. parahaemolyticus. Đối với các
nghiệm thức không cảm nhiễm V. parahaemolyticus thì tôm không có biểu

hiện bệnh lý đặc trưng của AHPND, tỷ lệ sống của tôm lên đến 88,2% đối với
nghiệm thức không bổ sung C, N, P và 82% đối với nghiệm thức có bổ sung
C, N, P. Tuy nhiên, hai nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa thống kê
với nhau. Kết quả phân tích mô bệnh học cũng không thấy mẫu gan tụy có dấu
hiện bất thường. Tuy nhiên, các nghiệm thức có cảm nhiễm V.
parahaemolyticus và bổ sung C, N, P thì tỷ lệ sống của tôm thấp hơn so với
các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng
dương có bổ sung và không bổ sung C, N, P lần lượt là (47 và 52%) và tỉ lệ

iv


sống cao nhất là nghiệm thức LAB1 (76 và 78%). Kết quả mô bệnh học cho
thấy ở các nghiệm thức bổ sung C, N, P và LAB đồng thời cảm nhiễm V.
parahaemolyticus thì gan tụy tôm ít bị ảnh hưởng của sự cảm nhiễm AHPND.
Việc bổ sung LAB vào thức ăn đặc biệt là chủng LAB1 có khả năng làm hạn
chế AHPND trên tôm thẻ. Kết quả định danh chủng LAB1 bằng phương pháp
giải trình tự đoạn gen 16S-rRNA đã xác định chủng vi khuẩn này là
Lactobacillus plantarum.
Từ khóa: AHPND, LAB, Lactobacillus plantarum, Tôm thẻ chân trắng
(Penaeus vannamei), Vibrio parahaemolyticus.

v


ABSTRACT
Isolation and selection of lactic acid bacteria (LAB) that can antagonize
V. parahaemolyticus causing acute hepatopancreatic necrosis disease
(AHPND) in white-leg shrimp (Penaeus vannamei) were conducted from
December 2014 to April 2017 at Can Tho University. The objectives of this

research were selecting LAB strains that can antagonize V. parahaemolyticus
and using these strains to prevent from AHPND in culture shrimp. The study
was carried out with following four major contents: (1) Isolating LAB strains
from gut of white-leg shrimp (Penaeus vannamei), gut of nile tilapia
(Oreochromis niloticus) and shrimp pond sediment in Tra Vinh, Ben Tre, and
Soc Trang provinces. Isolated LAB strains were identified by using
morphological, physiological and bio-chemical characteristics. (2)
Determining their antagonism against V. parahaemolyticus of LAB strains by
using agar well diffusion method. Experiment can also determine their
resistance to V. parahaemolyticus by bacteriocin and the ability of salt
tolerance of 5 LAB strains that resist to the virulence V. parahaemolyticus also
conducted. (3) The effects of dietary LAB additive on resistance to AHPND.
This experiment was conducted to determine the effects of dietary LAB
additive on survival and the resistance to AHPND. At the same time, the
effects of C, N, and P supplementation on the resistance to AHPND of the
three strains of LAB was also determined. (4) Identification of LAB strain that
is resistant to AHPND in white-leg shrimp.
The result of isolation LAB strains from gut of white-leg shrimp, gut of
nile tilapia and shrimp pond sediment in Tra Vinh, Ben Tre, and Soc Trang
provinces were found out 94 LAB strains including: 30 strains from TraVinh,
25 strains from Soc Trang and 39 strains from Ben Tre. Screening results for
morphological characters showed that all the isolated colonies were milky,
round, convex, 1-2 mm in size and capable of dissolving CaCO3 after 48 hours
of culture on MRS agar supplemented with 1,5% NaCl. Physiological
properties also indicate that the LAB has a spherical (56 stains) and rod (38
strains)
shaped,
Gram-positive,
non-spore-forming.
Biochemical

characteristics have shown that all strains of LAB indicate negative reaction
for oxidase and catalase but positive for O/F.
The results of antagonistic determination by agar-well diffusion method
showed that almost of 94 isolated LAB strains were resistant to V.
parahemolyticus. Of these, 82 strains of LAB were weak (+) and medium (++)
resistant to V. parahaemolyticus. Only 12 strains of LAB, 8 strains were
isolated in Tra Vinh and 4 were isolated in Ben Tre were strongly resistant

vi


(+++) to V. parahaemolyticus with zone of inhibition greater than 16mm. Five
strains of LAB (T3.1, RP5.4.1, T4.2, RP5.5.1, RP6.5) showed the strongest
resistance to V. parahaemolyticus with antibacterial rings from 17,5 to
18,5mm. The results of resistance trials to V. parahaemolyticus of the 5 strains
of LAB by bacteriocin indicated that they were not able to inhibit V.
parahaemolyticus bacteria. All LAB strains used in the experiment were able
to grow at a salinity of 0-25ppt, but grew well in 5ppt of salinity in 48 hours of
culture. They grew much slower in 25ppt of salinity in 96 hours of culture.
The results of the effects of different time culture and density of LAB on V.
parahaemolyticus resistance ability showed that at the density of LAB from
107 CFU/mL or less and culture time from 24 to 96 hours, LAB were not
resistant to V. parahaemolyticus.
The results of the effect of dietary LAB additive on survival rate and
resistance to AHPND in Penaeus vannamei showed that the survival rate of
shrimp was very high from 82,23 to 92,23% in the treatments of dietary LAB
additive without challenged with V. parahaemolyticus, and there were not
significantly different to the negative control treatment (87,77%). The highest
survival rate was obtained in the treatment of dietary LAB5 additive (92,23%).
In addition, shrimps did not show any symptoms of AHPND. In the

challenged treatments with V. parahaemolyticus, shrimps showed the typical
clinical signs of AHPND. The mortality rate was highest in VP+LAB3
treatment (70,02%), followed by the positive control treatment (54,43%) and
VP+LAB4 treatment (43,33%). In the VP+LAB1, VP+LAB2 and VP+LAB5
treatments, shrimps also had the high survival rate (73,37% to 79,97%) and
shrimp’s hepatopancreas were less affected by AHPND. In summary, the
survival rate and the resistance to AHPND were significantly improved in
white-leg shrimp feeding with diets containing LAB1, LAB2, or LAB5
strains.
The results of the effects of dietary LAB additive and acid glutamic,
Trehlose, KH2PO4, K2HPO4 supplementation into water with C, N, P ratio 15,
1, 0,1 on survival rate and resistance to AHPND in Litopenaeus vannamei
showed that almost of treatments with C, N, P supplementation indicated the
survival rate of shrimp were lower than those without C, N, P supplementation
in case with or without V. parahaemolyticus challenged. In non-challenged V.
parahaemolyticus treatments, there were no signs of AHPND on shrimps. The
survival rate of shrimp was 88,2% for C, N, P non-supplementaiton treatment
and 82% for C, N, P supplementation treatment. Results from histological
analyses did not show any abnormalities of hepatopancreas. However,

vii


treatments with C, N, P supplementation and V. parahaemolyticus challenged
showed the survival rate of shrimp was lower than did of the other treatments.
The lowest survival rate was found in positive treatments with or without C,
N, P supplementation (47% and 52%, respectively) and the highest survival
rate was LAB1 treatments (76% and 78%). Results from histological analyses
showed that in the treatments with C, N, P supplement, dietary LAB additive
with V. parahaemolyticus challenged, shrimp’s hepatopancreas were less

affected by AHPND. Dietary LAB additive (especially LAB1 strain) was able
to reduce the effect of AHPND on white-leg shrimp. The result of
identification with RNA sequencing (16s-rRNA) have shown that LAB1 strain
was Lactobacillus plantarum.
Keywords: AHPND, LAB, Lactobacillus plantarum, Penaeus vannamei,
Vibrio parahaemolyticus.

viii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................ iii
ABSTRACT ..................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................... xiii
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... xvi
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.6. Điểm mới của luận án ................................................................................. 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1. Sơ lược về tôm thẻ chân trắng .................................................................... 4
2.1.1. Hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới ........................ 5
2.1.2. Hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam ........................ 7
2.2. Sơ lược về tình hình dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong và ngoài

nước ................................................................................................................... 9
2.2.1. Tình hình bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên thế giới ......................... 9
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy cấp ở Việt Nam ............ 10
2.3. Tổng quan về vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và các nghiên
cứu về độc lực của V. parahaemolyticus ......................................................... 12
2.3.1. Các thông tin liên quan đến đặc điểm của chủng vi khuẩn V.
parahaemolyticus gây bệnh trên tôm ............................................................... 12
2.3.2. Thông tin gen độc lực của chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây
bệnh trên tôm ................................................................................................... 13
2.3.3. Đặc điểm bệnh học ............................................................................ 14
2.3.4. Đặc điểm dịch tễ học ......................................................................... 16
2.3.5. Các nghiên cứu về độc lực của V. parahaemolyticus........................ 17
ix


2.3.6. Các yếu tố môi trường tác động đến vi khuẩn V. parahaemolyticus 18
2.3.7. Một số giải pháp được áp dụng trong phòng bệnh hoại tử gan tụy ... 19
2.4. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn lactic ..................................................... 21
2.4.1. Sơ lược về vi khuẩn lactic ................................................................. 21
2.4.2. Đặc tính chung của vi khuẩn lactic ................................................... 23
2.4.3. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên sự phát triển của LAB .......... 24
2.4.4. Khả năng kháng với kháng sinh ........................................................ 25
2.4.5. Cơ chế kháng khuẩn của vi khuẩn lactic ........................................... 25
2.4.6. Các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn lactic trong
nuôi trồng thủy sản ...................................................................................... 28
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 38
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 38
3.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 38
3.2.1. Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu .................................. 38
3.2.2. Hóa chất, môi trường nuôi cấy vi khuẩn ........................................... 38

3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39
3.3.1. Phân lập LAB từ nhiều nguồn khác nhau.......................................... 39
3.3.2. Xác định tính đối kháng của chủng vi khuẩn phân lập được với vi
khuẩn V. parahaemolyticus trong điều kiện in vitro ................................... 41
3.3.3. Thử nghiệm khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp khi bổ sung
các chủng LAB vào thức ăn ........................................................................ 43
3.3.4. Định danh chủng LAB có khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp
tính ............................................................................................................... 49
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 49
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................... 50
4.1. Phân lập các chủng LAB và xác định các chỉ tiêu hình thái sinh lý sinh
hóa. ................................................................................................................... 50
4.1.1. Phân lập LAB .................................................................................... 50
4.1.2. Xác định các chỉ tiêu hình thái, sinh lý và sinh hóa của LAB .......... 51
4.2. Kết quả xác định tính đối kháng của vi khuẩn lactic với vi khuẩn V.
parahaemolyticus trong điều kiện in vitro ....................................................... 52

x


4.2.1. Kết quả xác định khả năng tạo ra bacteriocin và tính kháng khuẩn
của LAB với V. parahaemolyticus .............................................................. 56
4.2.2. Kết quả thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của mật số nuôi vi khuẩn
lactic và thời gian ủ khác nhau lên khả năng kháng V. parahaemolyticus . 58
4.2.3. Thử nghiệm các nồng độ muối khác nhau ảnh hưởng lên mật số của
vi khuẩn lactic.............................................................................................. 58
4.3. Thử nghiệm khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp của các chủng
LAB bằng phương pháp cho ăn. ...................................................................... 60
4.3.1. Biến động các yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm ................ 60
4.3.2. Kết quả kiểm tra chất lượng tôm thí nghiệm ..................................... 61

4.3.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung LAB vào thức ăn lên tỷ lệ sống và khả
năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei). ................................................................................................... 61
4.4. Thử nghiệm khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của chủng vi
khuẩn lactic có bổ sung các thành phần C,N,P (acid glutamic, KH2PO4,
K2HPO4, và đường trehalose) vào môi trường nước thí nghiệm. .................... 71
4.4.1. Mật số vi khuẩn Vibrio trong nước ................................................... 71
4.4.2. Mật số vi khuẩn Vibrio tổng trong ruột tôm thí nghiệm ................... 73
4.4.3. Mật số Vibrio có khuẩn lạc màu xanh trong ruột tôm thí nghiệm .... 75
4.4.4. Mật số vi khuẩn lactic trong ruột tôm thí nghiệm ............................. 77
4.4.5. Dấu hiệu bệnh lý và tỷ lệ sống ......................................................... 80
4.4.6. Kết quả phân tích mô bệnh học ......................................................... 83
4.5. Kết quả định danh LAB có khả năng kháng mạnh nhất với vi khuẩn V.
parahaemolyticus ............................................................................................. 85
4.5.1. Kết quả định danh LAB1 bằng phương pháp giải trình tự gen 16s ... 86
4.5.2. Kết quả định danh LAB2 bằng phương pháp giải trình tự gen 16s ... 87
4.5.3. Kết quả định danh LAB3 bằng phương pháp giải trình tự gen 16s ... 87
4.5.4. Kết quả định danh LAB4 bằng phương pháp giải trình tự gen 16s ... 88
4.5.5. Kết quả định danh LAB5 bằng phương pháp giải trình tự gen 16s ... 89
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................... 91
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 91

xi


5.2. Đề xuất ...................................................................................................... 91
DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ....................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 93

xii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ các thành phần nguyên tố và protein trong vi khuẩn ....... 13
Bảng 2.2: Các sản phẩm biến dưỡng và kiểu hoạt động của vi khuẩn lactic
..................................................................................................................... 26
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu hình thái, sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn lactic... 51
Bảng 4.2: Biến động của mật số LAB ở các nồng độ muối khác nhau theo
thời gian nuôi cấy ........................................................................................ 59
Bảng 4.3: Biến động các yếu tố thủy lý hóa trong các lô thí nghiệm ......... 60
Bảng 4.4: Biến động của mật số Vibrio trong nước thí nghiệm ................. 62
Bảng 4.5: Mật số vi khuẩn Vibrio tổng trong ruột tôm thẻ ......................... 64
Bảng 4.6: Mật số LAB trong ruột tôm thẻ thí nghiệm ................................ 67
Bảng 4.7: Biến động mật số Vibrio trong nước thí nghiệm ........................ 72
Bảng 4.8: Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong ruột tôm thí nghiệm
..................................................................................................................... 74
Bảng 4.9: Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio có khuẩn lạc màu xanh trong
ruột tôm thí nghiệm ..................................................................................... 75
Bảng 4.10: Biến động mật số LAB trong ruột tôm thí nghiệm................... 78

xiii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Sản lượng tôm nuôi thế giới.......................................................... 6
Hình 2.2: Sản lượng tôm thẻ nuôi ở chấu Á giai đoạn 2011-2018 ............... 7
Hình 2.3: Diễn biến diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn 20082014 ............................................................................................................... 9
Hình 2.4: Biểu hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm ....................... 14
Hình 2.5: Mô bệnh học tôm hoại tử gan tụy AHPND ................................ 16
Hình 2.6: Cây phát sinh loài của vi khuẩn lactic ........................................ 22

Hình 4.1: Các chủng LAB được phân lập từ ruột tôm ................................ 50
Hình 4.2: Các chủng LAB được phân lập từ ruột cá rô phi ........................ 50
Hình 4.3: Các chủng LAB được phân lập từ bùn ....................................... 51
Hình 4.4: Khả năng kháng khuẩn của LAB với V. parahaemolyticus tại Trà
Vinh ............................................................................................................. 53
Hình 4.5: Khả năng kháng V. parahaemolyticus của chủng vi khuẩn lactic
phân lập được tại Trà Vinh ......................................................................... 54
Hình 4.6: Khả năng kháng khuẩn của LAB với V. parahaemolyticus tại Sóc
Trăng ........................................................................................................... 54
Hình 4.7: Khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn lactic với vi khuẩn V.
parahaemolyticus ở tỉnh Sóc Trăng ............................................................ 55
Hình 4.8: Khả năng kháng khuẩn của LAB với V. parahaemolyticus tại Bến
Tre ............................................................................................................... 55
Hình 4.9: Khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn lactic với vi khuẩn V.
parahaemolyticus ở tỉnh Bến Tre ................................................................ 56
Hình 4.10: Kết quả xác định khả năng tạo bacteriocin và tính kháng khuẩn
của LAB với V. parahaemolyticus .............................................................. 57
Hình 4.11: Tỷ lệ chết của tôm qua từng mốc thời gian thí nghiệm ............ 68
Hình 4.12: Tỷ lệ sống của tôm thẻ được cho ăn thức ăn có bổ sung LAB . 68
Hình 4.13: Mô bệnh học tôm thí nghiệm .................................................... 71

xiv


Hình 4.14: Hình tôm và gan tụy tôm .......................................................... 80
Hình 4.15: Tỷ lệ chết của tôm qua từng giai đoạn thí nghiệm .................... 82
Hình 4.16: Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng sau 14 ngày cảm nhiễm ..... 82
Hình 4.17: Kết quả mô bệnh học gan tụy tôm ............................................ 85
Hình 4.18: Kết quả tương đồng của chủng LAB1 với Lactobacillus
plantarum . .................................................................................................. 86

Hình 4.19: Kết quả tương đồng của chủng LAB2 với Pediocococcus
pentosaceus . ............................................................................................... 87
Hình 4.20: Kết quả tương đồng của chủng LAB3 với Lactococus garvieae .
..................................................................................................................... 88
Hình 4.21: Kết quả tương đồng của chủng LAB4 với Lactobacillus
fermentum . .................................................................................................. 89
Hình 4.22: Kết quả tương đồng của chủng LAB5 với Pediocococcus
pentosaceus. ................................................................................................ 90

xv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hợp Quốc)

OIE:

Office International des Epizooties (Tổ chức thú y thế giới)

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
CFU:

Colony Forming Unit (đơn vị hình thành khuẩn lạc)

AHPNS:


Acute Hepatapancreatic Necrosis Syndrome (hội chứng hoại tử gan
tụy cấp)

AHPND: Acute Hepatapancreatic Necrosis Disease (bệnh hoại tử gan tụy cấp
tính)
EMS:

Early Mortality Syndrome (hội chứng tôm chết sớm)

NA:

Nutrient Agar (cấy tổng vi khuẩn)

TCBS:

Thiosulphate Citrate Bile Sucrose Agar (cấy vi khuẩn Vibrio)

MRSA: Man Rogosa Sharpe Agar (cấy vi khuẩn lactic)
MRSB: Man Rogosa Sharpe Broth (Môi trường nuôi vi khuẩn lactic)
TSA:

Tryptone Casein Soy Agar (cấy tổng vi khuẩn)

TSB:

Tripticase Soya Broth (môi trường nuôi cấy tổng vi khuẩn)

GAV:

Gill Associated Virus (Bệnh liên quan đến mang)


HPV:

Hepatopancreatic Parvovirus (Parvovirus gây bệnh gan tụy)

IHHNV: Infectious Hypothermal And Hematopoietic Necrosis Virus ( Virus
gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu)
MBV:

Monodon Baculo Virus (Virus gây bệnh còi trên tôm)

TSV:

Taura Syndrome Virus (Hội chứng taura)

WSSV:

White Spot Syndrome Virus (Virus gây bệnh đốm trắng)

YHV:

Yellow Head Virus (Bệnh đầu vàng)

PCR:

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuổi

DNA:

Deoxyribo Nucleic Acid


PL:

Post Larval (Hậu ấu trùng)

VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and producers (Hiệp hội

xvi


chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

BTS: Bộ Thủy sản
GRAS: Generally Recognized as Safe (Chứng nhận an toàn thực phẩm)
NCBI: National Center for Biotechnology Information (Trung tâm thông tin
Công nghệ Sinh học Quốc gia)
BLAST: Basic Local Alignment Search Tool

xvii


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Việc nuôi tôm sú, tôm thẻ ở Đồng Bằng sông Cửu Long trong những
năm trước đây đã đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể và góp phần vào việc phát
triển nền kinh tế cho cả nước. Nhưng trong khoảng thời gian gần đây, nghề
nuôi tôm đang đối mặt với rất nhiều thách thức, dịch bệnh, môi trường ô

nhiễm và hiện tượng tôm chết hàng loạt. Trong đó đáng quan tâm nhất là hội
chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome AHPNS) (Flegel, 2012) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (early mortality
syndrome – EMS) (Lightner et al., 2012). Bệnh đã gây ra thiệt hại cho người
nuôi trên 1 tỷ USD/năm (Zorriehzahra and Banaederakhshan, 2015). Hội
chứng hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, ở Việt
Nam vào năm 2010 rồi đến Thái Lan và Mã Lai vào năm 2011 (Lightner et al.,
2012; Flegel, 2012). Bệnh xuất hiện và gây chết hàng loạt trên tôm nuôi ở các
Tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, và Cà Mau. Tổng số diện tích nuôi thiệt
hại ở ĐBSCL là 39.000 ha (FAO, 2013). Bệnh xuất hiện ở tôm sú và tôm thẻ
khoảng 10-45 ngày sau khi thả giống, tỉ lệ chết có thể lên đến 100% ở những
ao bị nhiễm nặng. Tác nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính là do vi
khuẩn V. parahaemolyticus (Lightner et al., 2012) mang thể thực khuẩn
(Bateriophage) (Loc Tran et al., 2013). Hiện nay có nhiều biện pháp được đề
xuất để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn V. parahaemolyticus gây hội
chứng hoại tử gan tụy cấp như: dùng hóa chất diệt khuẩn, sử dụng kháng sinh,
áp dụng biện pháp sinh học,.... Tuy nhiên, biện pháp sử dụng hóa chất, kháng
sinh thì hiệu quả không cao, dễ gây ra nguy cơ phát sinh nhiều loài vi khuẩn
gây bệnh kháng với kháng sinh. Thêm vào đó, sự tồn dư thuốc trong thực
phẩm cũng là chỉ tiêu quan trọng trong kiểm định nhập khẩu sản phẩm nông
nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế, cách tốt nhất là sử dụng biện
pháp pháp sinh học, dùng vi khuẩn có lợi có khả năng đối kháng với vi khuẩn
gây bệnh. Biện pháp này không những có thể kiểm soát được mật độ vi khuẩn
gây bệnh mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có lợi cho môi trường
do chỉ sử dụng các loài vi khuẩn hữu ích (Huỳnh Ngọc Trưởng và ctv., 2015).
Vi khuẩn lactic (LAB) đã được ứng dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến
trong việc sản xuất chế phẩm sinh học, bổ sung trong thức ăn động vật thủy
sản, thức ăn chăn nuôi cũng như việc bón vào ao nuôi để ức chế các loài vi
khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản. Trong nghiên cứu về các loài vi khuẩn
hữu ích thì có một số dòng vi khuẩn tiết ra chất ức chế đề kháng lại với vi
khuẩn khác như Lactobacillus sp. kháng lại vi khuẩn Vibrio sp. (Trịnh Hùng

Cường, 2011); Lactobacillus suntoryeus LII1 có khả năng kháng mạnh đối với

1


Escherichia coli và Bacillus cereus (Hồ Lê Huỳnh Châu và ctv., 2010). Trong
quá trình lên men, vi khuẩn lactic sinh ra acid hữu cơ, chúng ức chế vi khuẩn
gây bệnh do sự tác động lên tế bào chất của vi khuẩn, ảnh hưởng đến chức
năng bảo vệ của màng tế bào (Fooks et al., 1999; Jay, 2000; Gerald, 1999;
Kuipers et al., 2000). Các nghiên cứu vừa nêu đã cho thấy dòng vi khuẩn
lactic có khả năng tiết ra chất ức chế vi khuẩn gây bệnh. Việc nghiên cứu khả
năng phòng trị bệnh của các chủng vi khuẩn là rất khả thi và đặc biệt là việc
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm vi sinh. Chúng được
phân chia thành các loại như chế phẩm cải thiện sức khỏe (probiotics); chế
phẩm cải thiện môi trường (bioremediation); và chế phẩm ức chế tác nhân gây
bệnh (bio-control). Trên thực tế, người nuôi đã sử dụng nhiều loại chế phẩm vi
sinh khác nhau trong quá trình nuôi tôm, nhưng bệnh hoại tử gan tụy vẫn diễn
ra và gây thiệt hại to lớn về kinh tế. Thế nhưng, vẫn chưa có công bố nào về
việc nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm
biển. Do đó, để giải quyết vấn đề cấp bách trong việc phòng trị bệnh hoại tử
gan tụy cấp tính cũng như góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng
cao chất lượng tôm biển trên thị trường thế giới. Việc tuyển chọn vi khuẩn
lactic kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (V.
parahaemolyticus) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) là việc thật sự
cấp thiết.
1.2. Mục tiêu tổng quát
Sưu tập và chọn lọc bộ chủng vi khuẩn lactic có nguồn gốc từ ao nuôi
tôm cá nước mặn nhằm tạo nguồn vi khuẩn hữu ích để sản xuất chế phẩm sinh
học sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đồng thời làm giảm việc sử dụng hóa chất

kháng sinh, là sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm thủy sản.
1.3. Mục tiêu cụ thể
Sưu tập và chọn lọc các chủng vi khuẩn lactic từ ruột tôm thẻ, ruột cá rô
phi và bùn đáy ao nuôi tôm đối kháng mạnh với chủng vi khuẩn V.
parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm he, từ đó
sử dụng chúng để phòng bệnh AHPND trên đàn tôm nuôi.
1.4. Nội dung nghiên cứu
 Phân lập vi khuẩn lactic từ ruột tôm thẻ, ruột cá rô phi và bùn đáy ao
nuôi tôm thẻ
 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa và khả năng đối
kháng vi khuẩn V. parahaemolyticus của các chủng vi khuẩn lactic

2


 Thử nghiệm khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp khi bổ sung các
chủng LAB vào thức ăn.
 Định danh loài vi khuẩn lactic có khả năng đối kháng mạnh nhất với vi
khuẩn V. parahaemolyticus.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
 Luận án đã sưu tập và chọn lọc bộ chủng vi khuẩn lactic có nguồn gốc từ
ruột cá rô phi và ruột tôm thẻ nhằm góp phần tạo nguồn vi khuẩn hữu ích
có khả năng ngăn ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nước lợ
nói chung và tôm thẻ nói riêng. Đồng thời, các chủng LAB này có thể sử
dụng để sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng cho nuôi trồng thủy sản,
đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
 Luận án đã góp phần mở rộng cơ hội cho người nuôi tôm giảm thiểu việc
sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm vùng ven biển, đồng thời tạo ra
sản phẩm sạch và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nghề nuôi đến môi
trường xung quanh.

1.6. Điểm mới của luận án
 Luận án đã sàng lọc được 12 chủng LAB có khả năng kháng tốt với V.
parahaemolyticus với đường kính vòng vô khuẩn từ 16,5-18,5mm. Trong
đó có 05 chủng có khả năng kháng V. parahaemolyticus rất tốt, đường
kính vòng vô khuẩn là 17,5-18,5mm.
 Luận án xác định được các chủng LAB được lựa chọn đều phát triển tốt
nhất ở nồng độ muối 5‰ và chúng có thể phát triển trong môi trường có
nồng độ muối từ 0-25‰.
 Luận án đã định danh được chủng LAB có khả năng làm giảm thiểu đáng
kể bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong nuôi tôm thẻ là chủng
Lactobacillus plantarum khi trộn vào thức ăn với mật số 109CFU/g.
Chủng vi khuẩn này có thể được sử dụng để sản xuất chế phẩm sinh học.
 Luận án đã xác định được khi bổ sung các thành phần acid glutamic,
KH2PO4, K2HPO4, và đường trehalose theo tỷ lệ C, N, và P theo tỷ lệ 15,
1 và 0,1 đã làm tăng sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh hoại tử cấp tính,
đồng thời làm tăng khả năng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm
thẻ.

3


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về tôm thẻ chân trắng
Theo ITIS (2016), tôm thẻ chân trắng được phân loại theo hệ thống như
sau:
Ngành (phylum):
Arthropoda
Ngành phụ (subphylum):
Crustacea Brünnich, 1772
Lớp (class):

MalacostracaLatreille, 1802
Lớp phụ (subclass):
Eumalacostraca Grobben, 1892
Liên bộ (superorder):
Eucarida Calman, 1904
Bộ (order):
Decapoda Latreille, 1802
Liên họ (superfamily): Penaeoidea Rafinesque, 1815
Họ (family):
Penaeidae Rafinesque, 1815
Giống (Genus):
Litopenaeus Pérez Farfante, 1969
Loài (species): Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tôm thẻ chân trắng phân bố tự nhiên ở bờ Đông của Thái bình Dương từ
Sonora phía Bắc Mexico đến Trung, Nam Mỹ và xa nhất về phía nam là
Tumbes của Peru. Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường biển nhiệt đới,
nơi có nhiệt độ lớn hơn 20o C trong suốt năm. Tôm trưởng thành sống và sinh
sản ở biển, trong khi hậu ấu trùng (postlarvae) di cư vào ven bờ và sống suốt
giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành ở vùng cửa sông ven biển. Tôm đực lần
đầu thành thục khi đạt 20 g và tôm cái lần đầu thành thục khi đạt 28 g. Tôm 6
-7 tháng tuổi có khối lượng khoảng 30-45 g sẽ sinh sản 100.000-250.000
trứng, đường kính trứng khoảng 0,22 mm. Trứng sau khi thụ tinh 16 giờ sẽ nở
thành ấu trùng nauplius, lúc này ấu trùng không ăn thức ăn ngoài mà sống nhờ
noãn hoàng. Các giai đoạn ấu trùng tiếp theo (zoea và mysis) sống trôi nổi và
ăn phytoplankton và zooplankton. Hậu ấu trùng sẽ chuyển sang sống đáy sau 5
ngày biến thái (lột xác thành hậu ấu trùng), lúc này chúng ăn mùn bã hữu cơ,
giun, giáp xác và hai mảnh vỏ (FAO, 2006).
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, trung bình khoảng 11,5 g/tuần cho đến khi đạt kích cỡ 20 g (mật độ nuôi 150 con/m2). Tôm nuôi
sẽ sinh trưởng chậm lại khi tôm lớn hơn 20 g chỉ khoảng 1g/tuần (FAO,
2004). Trong điều kiện nuôi tôm ao đất tại Châu Á cho thấy tốc độ sinh trưởng

phổ biến 1,3-1,5 g/tuần với tỷ lệ sống từ 60–90% (Chamberlain, 2001). Thông
thường mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phổ biến khoảng 60-150 con/m2 và
thậm chí trên 400 con/m2 trong điều kiện kiểm soát và quản lý tốt (Browdy et
al., 2012).

4


2.1.1. Hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Nghề nuôi tôm ven biển phát triển mạnh từ những năm cuối của thập
niên 80 và sự thâm canh hóa từ đầu thập niên 90 ở các quốc gia Đông Nam
Á. Nghề nuôi tôm biển không những góp phần nâng cao sản lượng tôm cho
toàn thế giới mà còn tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều
lao động địa phương ven biển. Tôm thẻ chân trắng di nhập và được nuôi ở
nhiều quốc gia như Đài Loan (1995), Philippines (1997), Trung Quốc, Thái
Lan (1998), Việt Nam (2000) và nhiều nước khác (Briggs et al.,2005). Châu
Á có vị trí hàng đầu trong sản xuất tôm của thế giới, tôm nuôi của khu vực
này chiếm phần lớn trong sản lượng toàn cầu. Có thể chia sản lượng tôm nuôi
châu Á theo 3 khu vực chính là Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn
Độ/Bangladesh.
Trung Quốc là nước có nghề nuôi tôm phát triển rất nhanh, vượt qua tất
cả các nước khác để dẫn đầu thế giới về sản lượng nuôi, từ 1,5 triệu tấn (2010)
lên trên 1,7 triệu tấn (2011). Năm 2012 do dịch bệnh AHPND nên sản lượng
tôm nuôi của Trung Quốc giảm còn khoảng 1,5 triệu tấn và tiếp tục giảm còn
900 ngàn tấn trong năm 2013. Do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp năm 2013 đã
làm thiệt hại khá lớn nên diện tích nuôi giảm đi đáng kể trong năm 2014. Tuy
nhiên, nghề nuôi tôm ở quốc gia này có dấu hiệu phục hồi về sản lượng đạt
1,02 triệu tấn (Hình 2.1). Theo ước tính (vào thời điểm 2015) thì từ 2016-2018
thì tốc độ tăng sản lượng tôm trung bình của Trung Quốc khoảng 4%/năm.
Trong tổng sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc thì sản lượng tôm thẻ chân

trắng chiếm tỉ trọng rất lớn, đạt khoảng 1,45 triệu tấn trong năm 2012. Cũng
do dịch bệnh AHPND sản lượng tôm thẻ chân trắng của năm 2013 giảm xuống
chỉ còn 0,85 triệu tấn, sau đó phục hồi lại 0,955 triệu tấn trong năm 2014
(Zuridah, 2015; Anderson et al., 2016).
Năm 2006, sản lượng tôm nuôi của khu vực Đông Nam Á đạt 1,4 triệu
tấn, sản lượng tôm khu vực này sản xuất tăng lên gần 1,7 triệu tấn vào năm
2010. Dịch bệnh AHPND cũng làm giảm nhẹ sản lượng tôm nuôi ở khu vực
này nhưng sau đó sản lượng tôm nuôi có khuynh hướng tăng trở lại trong năm
2013 và 2014. Các quốc gia ở Đông Nam Á có tiềm năng sản xuất tôm như
Thái Lan, Việt Nam, Indonesia…Thái Lan là nhà sản xuất tôm lớn thứ hai thế
giới sau Trung Quốc, tính đến thời điểm cuối năm 2012, sản lượng tôm thẻ
chân trắng của Thái Lan đạt 540.000 tấn. Tuy nhiên, sau dịch bệnh AHPND
vào đầu năm 2013, sản lượng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan chỉ còn
250.000 tấn và tiếp tục giảm xuống 220.000 tấn trong năm 2014. Việt Nam
được đánh giá là một trong những nước có nhiều tiềm năng về điều kiện tự
nhiên, thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm, kế đến là Indonesia đứng thứ 4

5


thế giới về sản xuất tôm. Năm 2013, Indonesia, Việt Nam đã vượt qua Thái
Lan trở thành nước xuất khẩu tôm hàng đầu khu vực Đông Nam Á (Hình 2.2)
(Anderson et al., 2016). Indonesia là quốc gia không bị ảnh hưởng của dịch
bệnh AHPND nên sản lượng tôm nuôi liên tục tăng từ 369.000 tấn (2012) lên
565.000 tấn (2013) và 630.000 tấn (2014), trong đó sản lượng tôm thẻ chân
trắng tăng từ 251.763 tấn (2012) lên 386.314 tấn (2013) và 504.000 tần (2014)
(Zuridah, 2015).

Hình 2.1: Sản lượng tôm nuôi thế giới (Anderson et al., 2016)


Ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Indonesia, Việt Nam và Thái Lan thì
Malaysia và Philippines cũng phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy
nhiên, sản lượng thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh đốm trắng và AHPND. Sản
lượng tôm thẻ chân trắng của Malaysia giảm từ 48.991 tấn (2012) xuống
40.000 tấn (2014). Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của Philippines
bắt đầu từ năm 2007, nhưng nghề nuôi tôm chịu tác động của dịch bệnh đốm
trắng và những cơn bão nhiệt đới nên đến năm 2014 sản lượng tôm thẻ chân
trắng chỉ đạt 27.000 tấn, từ năm 2015 trở đi thì tốc độ tăng sản lượng ước tính
khoảng 10% (Zuridah, 2015).
Trong khu vực Châu Á còn có Ấn Độ và Bangladesh là những nước nuôi
tôm có quy mô lớn. Sản lượng tôm giai đoạn từ năm 2012 trở về trước ổn định
ở mức khoảng 300.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2013-2014 sản lượng tôm của 2
nước này tăng lên đạt 405 ngàn tấn (sản lượng tôm Ấn Độ chiếm 85%)
(Zuridah, 2015). Hiện nay, Ấn Độ đang triển khai một số chính sách về kiểm
soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm còn chính phủ Bangladesh vừa
cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng vì thế, sản lượng tôm thẻ chân trắng của 2
nước sẽ tăng trong thời gian tới (Hình 2.2) (Anderson et al., 2016).
Sản lượng tôm nuôi của châu Mỹ tập trung ở 6 nước là Ecuador, Mexico,
Brazil, Colombia, Honduras và Nicaragoa. Nuôi tôm ở khu vực này có tốc độ

6


×