Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quản lí chất lượng nước, bệnh của tôm thẻ chân trắng trong hệ thống ao nuôi tôm công nghiệp tại công ty cổ phần thực phẩm BIM, thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.82 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THỊ LÝ
Tên đề tài:
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC, BỆNH CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
TRONG HỆ THỐNG AO NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM BIM, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nuôi trồng thủy sản

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khoá học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THỊ LÝ
Tên đề tài:
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC, BỆNH CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
TRONG HỆ THỐNG AO NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM BIM, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nuôi trồng thủy sản

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Lớp

: K45 – NTTS

Khoá học

: 2013 – 2017


Giảng viên hƣớng dẫn :TS. Trƣơng Hữu Dũng

Thái Nguyên năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá
trình đào tạo sinh viên của Nhà trƣờng. Đây là khoảng thời gian sinh viên đƣợc
tiếp cận thực tế, đồng thời giúp sinh viên củng cố kiến thức đã đƣợc học trong
Nhà trƣờng.
Để có bài khóa luận này, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo TS. Trương Hữu Dũng Giảng viên trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô giáo
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy cô giáo khoa Chăn
nuôi Thú y là những ngƣời đã dạy bảo và hƣớng dẫn em tận tình trong suốt 4
năm học tập và rèn luyện tại trƣờng. Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ,
chuyên viên công ty CP thực phẩm BIM, khu nuôi Minh Thành, khu Động
Linh, phƣờng Minh Thành, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, đặc biệt là kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, các cô và các
bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 06 năm 2017

Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Lý


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 1
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Giới thiệu về khu nuôi Minh Thành........................................................ 3
2.1.2. Vị trí địa lí kinh tế xã hội của địa phƣơng .............................................. 5
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
2.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng ............................................. 6
2.2.2. Đặc điểm một số yếu tố môi trƣờng...................................................... 11
2.2.3. Tìm hiểu về những bệnh thƣờng gặp trên tôm thẻ chân trắng .............. 14
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................... 22
2.2.5. Những hiểu biết về quản lí chất lƣợng nƣớc trong quá trình nuôi tôm 26
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...... 29
3.1. Đối tƣợng và phạm vi............................................................................... 29
3.1.1. Đối tƣợng .............................................................................................. 29
3.1.2. Phạm vi .................................................................................................. 29
3.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................... 29

3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 29
3.3.1. Nội dung đề tài ...................................................................................... 29
3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 35


iii
3.4. Phƣơng pháp theo dõi .............................................................................. 35
3.4.1. Cách theo dõi nhiệt dộ nƣớc ................................................................. 36
3.4.2. Cách theo dõi pH ................................................................................... 36
3.4.3. Cách đo nồng độ oxy hòa tan ................................................................ 36
3.4.4. Phƣơng pháp theo dõi độ mặn. ............................................................. 37
3.4.5. Phƣơng pháp theo dõi độ kiềm trong quá trình nuôi. ........................... 37
3.4.6. Phƣơng pháp theo dõi bệnh trong quá trình nuôi thƣơng phẩm ........... 37
3.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu ........................................................................ 39
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 40
4.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong quá trình nuôi thƣơng phẩm .................. 40
4.2. Kết quả theo dõi độ mặn trong quá trình nuôi thƣởng phẩm. ................. 42
4.3. Kết quả theo dõi pH trong quá trình nuôi thƣơng phẩm .......................... 43
4.4. Kết quả theo dõi độ kiềm trong quá trình nuôi thƣơng phẩm .................. 45
4.5. Kết quả theo dõi DO trong quá trình nuôi thƣơng phẩm ......................... 45
4.7. Kết quả theo dõi bệnh trong môi trƣờng quá trình nuôi của ao G1 và D2. ...... 47
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 49
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 49
Phòng trị bệnh trong quá trình nuôi ................................................................ 49
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm biển: .........................................8
Bảng 2.2. Một số thông số thích hợp trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng ...................11
Bảng 2.3. Diện tích, sản lƣợng và năng suất tôm Chân trắng qua các năm. .............23
Bảng 2.4. Sản lƣợng nuôi tôm Chân trắng ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh ...............25
Bảng 3.1. Bảng tóm tắt lại quy trình xử lý ao nuôi ...................................................35
Bảng 3.2. Sự biến đổi màu sắc tôm do bệnh .............................................................38
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi bệnh của ao G1 và ao D2. .............................................47


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình thái ngoài của tôm Chân trắng (Tôn Thất Chất, 2010)[3]. ................7
Hình 2.2: Vòng đời tôm he (Tôn Thất Chất và cs, 2011)[2]. ......................................8
Hình 2.3: Các giai đoạn biến đổi ấu trùng tôm thẻ chân trắng ...................................9
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện biến động nhiệt độ của 2 ao G1 và D2. ........................40
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện biến động nhiệt độ của ao G1 trong ngày .....................41
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện biến động nhiệt độ của ao D2 trong ngày .....................41
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của độ mặn trong quá trình nuôi .................42
của ao G1 và D2. .......................................................................................................42
Hình 4.5: Sự biến động pH giữa ao G1 và D2. .........................................................43
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi pH trong ngày của ao G1 và D2. ................44
Hình 4.7: Biểu đồ biến động độ kiềm trong quá trình nuôi giữa ao G1 và D2. ........45
Hình 4.8: Sự biến động oxy trong quá trình nuôi giữa ao G1 và D2. .......................46


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt


Tên đầy đủ

AHPNS

Acute hepatopancreatic necrosis syndrome

CO2

Cacbon dioxit

DO

Nồng độ oxy hòa tan

DOC

Hàm lƣợng chất hữa cơ hòa tan

EMS

Hội chứng gan tụy cấp tính

GH

Tổng độ cứng

H2S

Hydro sulfua


IHHNV

Infectious hypodermal và hematopoietic necrosis

IMNV

Infactious myonecrosis vius

KH

Độ kiềm

M

Mysis

MgCl2

Magie clorua

N

Nauplius

NH3

Amoniac

NO2


Nitrit

TSV

Taura symdrome virus

TTCT

Tôm thẻ chân trắng

WSSD

White spot disease

Z

Zoea


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nhƣ̃ng năm gầ n đây nghề nuôi tôm đang trên đà phát triển mạnh trên thế
giới cũng nhƣ ở các nƣớc ở Châu Á nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan.... Hiện
nay diện tích và quy mô nuôi tôm ở Việt Nam cũng không ngừng tăng lên nhanh
chóng, tôm thẻ chân trắng là đối tƣợng đang đƣợc chú ý và có triển vọng. Đây là
loài có nhiều ƣu điểm nhƣ thịt thơm ngon và chắc, có giá trị kinh tế cao, lớn nhanh
có thể nuôi 1 -3 vụ trong một năm, có khả năng thích nghi với biên độ dao động của

nhiệt độ và độ mặn cao, có sức đề kháng với bệnh tật tốt.
Chất lƣợng nƣớc là yếu tố cực kì quan trọng trong nuôi thủy sản; nhƣng khó
dự đoán và kiểm soát đƣợc. Chất lƣợng nƣớc quyết định đƣợc hiệu quả của thức ăn,
tốc độ sinh trƣởng và tỉ lệ sống của con nuôi. Con nuôi chết, bệnh, chậm lớn hay
thức ăn kém chủ yếu là do ảnh hƣởng từ chất lƣợng nƣớc. Các nhà nuôi tôm thƣờng
nói: “Nuôi tôm nghĩa là nuôi nước”. Để con nuôi phát triển bình thƣờng thì nguồn
nƣớc phải sạch không bị ô nhiễm. Chất lƣợng nƣớc phụ thuộc vào nguồn cấp nƣớc,
chất đất, chế độ cho ăn thời tiết và chế độ quản lí của đầm nuôi. Chất lƣợng nƣớc
đƣợc đáng giá bằng các thông số sinh, lý, hóa khác nhau; cần đƣợc kiểm tra liên tục
để có thể bảo vệ đƣợc con nuôi.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc nhƣng vì tính chất
phức tạp do những thông số trong môi trƣờng nƣớc gây nên. Xuất phát từ yêu cầu
của thực tiễn sản xuất trên cơ sở thừa kế kết quả của các tác giả trong và ngoài
nƣớc, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề : “Quản lí chất lượng nước, bệnh của
tôm thẻ chân trắng trong hệ thống ao nuôi tôm công nghiệp tại công ty Cổ phần
thực phẩm BIM, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Điề u tra chất lƣợng nƣớc trong đầm nuôi tôm thẻ chân trắng tại công ty Thực
phẩm BIM, Quảng Yên Quảng Ninh.


2
Khuyế n cáo với ngƣời nu ôi tôm về sự biến động chất lƣợng nƣớc trong quá
trình nuôi.
Điều tra tình hình bệnh diễn biến trên tôm trong quá trình nuôi
Kế t quả của đề tài là cơ sở cho ngƣơnuôi
̀ i tôm quản lí tốt đƣợc ao nuôi tôm hơn
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Theo dõi tình hình biến đổi chất lƣợng nƣớc trong vụ nuôi tôm.

Theo dõi tình hình mắc bệnh trên tôm trong quá trình nuôi
Nắm đƣợc các thông số trong môi trƣờng nƣớc ảnh hƣởng đến quá trình nuôi tôm.
Đƣa ra đƣợc các đề xuất quản lý đƣợc khu nuôi tốt hơn.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Giới thiệu về khu nuôi Minh Thành
Với định hƣớng xây dựng công ty lấy nguồn nhân lực làm trọng tâm, chiến
lƣợc nhân sự đã đƣợc Ban giám đốc xem xét nghiêm túc nhƣ một trong những yếu
tố quyết định sự thành công của công ty. Với hơn 3000 cán bộ công nhân viên giàu
kinh nghiệm, trải khắp đất nƣớc Việt Nam, tập đoàn BIM đƣợc dẫn dắt bởi 3 thành
phần chủ chốt là ông Đoàn Quốc Việt – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng
Giám Đốc tập đoàn BIM, Ông Đoàn Quốc Huy – Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
kiêm Phó tổng giám đốc tập đoàn BIM, Bà Khổng Thị Hiền – Phó tổng giám đốc
tập đoàn BIM.
Công ty cổ phần thực phẩm BIM là một thành viên của tập đoàn BIM Việt
Nam, đƣợc thành lập từ năm 1994 với tiền thân là Công ty mẹ Công ty đầu tƣ phát
triển và sản xuất Hạ Long. Một trong những tập đoàn kinh tế tƣ nhân lớn nhất Việt
Nam hoạt đông đã lĩnh vực bao gồm: Bất động sản, Y Tế, Du Lịch, Hàng Không và
đặc biệt là Nuôi Trồng Thủy Sản. Hiện nay Công ty đang sở hữu 1,700 ha diện tích
nuôi tôm thẻ chân trắng tại Quảng Ninh, Kiên Giang và Ninh Thuận ngoài ra BIM
còn sở hữu sản xuất tôm giống tại dảo Phú Quốc với diện tích 50 ha.


4


Khu nuôi tôm Minh Thành có tổng diện tích trên 251 ha nằm tại thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đƣợc chính thức đƣa vào hoạt động từ năm 2001,
đến nay khu nuôi tôm luôn cho năng xuất ổn định với tổng sản lƣợng trung bình đạt
2000 tấn/năm. Trong đó theo tài liệu cung cấp của khu nuôi thì cho đến năm 2015
thì đã sử dụng làm mặt nƣớc nuôi trồng là 220 ha, đƣợc chia thành 3 khu (khu 1,
khu 2, khu 3). Trong mỗi khu lại đƣợc quy hoạch để chia ao và xây dựng ao, xung
quanh mỗi khu đều có kênh mƣơng bao bọc xung quanh để thuận tiện cho quá trình
cấp nƣớc, hệ thống điện lƣới đƣợc bố trí đến từng ao rất quy mô. Trong mỗi khu lại
phân ra nhiều tổ nhỏ và đứng đầu mỗi tổ để hƣớng dẫn là tổ trƣởng.Văn phòng làm
việc của ban giám đốc và các nhân viên của công ty đƣợc đặt trụ sở tại khu 1.
Toàn bộ khu bao gồm:
+ Khu hành chính – nhân sự.
+ Khu nhà 3 tầng (dành cho CBCNV ở xa và sinh viên thực tập đƣợc ở nội trú).
+ Nhà ăn.
+ Phòng kế toán.
+ Phòng thí nghiệm.
+ Tổ điện.


5

+ Kho.
+ Trại tôm giống (bao gồm 34 nhà cấp 1 và 24 nhà cấp 2).
+ Đầm nuôi tôm (khu I, khu II, khu III).
2.1.2. Vị trí địa lí kinh tế xã hội của địa phương
Với khu đầm ven biển, diện tích rộng, bằng phẳng, mực nƣớc biển điều hòa,
có nguồn nƣớc mặn, lợ dồi dào, khu nuôi nằm ven biển có các dãy núi chạy dọc ra
biển rất thuận lợi cho việc chắn gió bão.
+ BIM là một tập đoàn đa lĩnh vực, trong đó thủy sản là 1 mảng đầu tƣ đƣợc

chú trọng của BIM nên có vốn đầu tƣ mạnh.
+ Về phía tỉnh Quảng Ninh cũng có những chính sách thu hút vốn đầu tƣ, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
+ Đội ngủ nhân viên lành nghề.
+ Khu nuôi gần biển, có hệ thống giao thông thuận lợi, giáp ranh với Trung
Quốc là 1 thị trƣờng tiêu thụ tôm lớn.
+ Điều kiện tự nhiên ở miền bắc nói chung và Quảng Ninh nói riêng có sự
thay đổi trong năm với tính chất không ổn định. Mùa hè nóng nóng nhiệt độ cao và
mƣa nhiều, mùa đông thì lạnh khô hanh. Nhƣ vậy ở Quảng Ninh chỉ có thể nuôi
tôm thẻ chân trăng một vụ chính từ tháng 3-10. Đây cũng là khó khăn trong việc sản
xuất khi chỉ nuôi chính đƣợc một vụ, và vụ còn lại do thời tiết quá lạnh nên tôm
không thể sinh trƣởng và phát triển.
+ Thị trƣờng tiêu thụ còn rất hạn chế chủ yếu xuất khẩu qua các nƣớc nhỏ lẽ.
giá cả rất bấp bênh, mặc dù đây là sản phẩm của tập đoàn lớn nhƣng các sản phẩm
bán ra cho các lái buôn với giá bán thất thƣờng và bị ép giá rất nhiều.
+ Chất lƣợng tôm thẻ chân trắng vẫn chƣa đƣợc tốt tôm còn mắc phải nhiều
bệnh khi gần thu hoạch, đặc biệt là chết đáy, vàng mang, đen mang…khối lƣợng
tôm không đồng đều nên giá tôm bị rớt giá nhiều.
+ Trong quá trình nuôi tuy thực hiện đúng với quy trình kỹ thuật chăm sóc
quản lý nhƣng dịch bệnh vẫn xảy ra, bệnh ở tôm thƣờng là phòng trƣớc một khi đã
phát hiện có dấu hiệu bên ngoài thì tôm đã bị bệnh nặng.


6
+ Một số thiết bị, máy móc đã xuống cấp, rất dễ dẫn đến hƣ hỏng trong quá
trình hoạt động.
Tiềm năng và cơ hội:
+ Trong tƣơng lai, BIM sẽ còn lớn mạnh, bay cao và bay xa.
+ Toàn bộ các ao đất đang dần đƣợc thay thế bằng các ao bạt. Minh Thành
đang thay da đổi thịt. Đây cũng là một địa chỉ đáng tin cậy của sinh viên thủy sản có

thể làm việc sau khi ra trƣờng.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2.2.1.1. Vị trí phân loại.
Theo Boone 1931.
Tên khoa học: Lipopenaeus vannamei.
Tên tiếng Anh: white leg shrimp.
Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng, tôm thẻ chân trăng, tôm chân trắng.
Tên khác: Penaeus vannamei.
PHÂN LOẠI
Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Lipopenaeus vannamei
2.2.1.2. Đặc điểm nguồn gốc và phân bố
Tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo
Ðông Thái Bình Dƣơng (biển phía Tây Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở ven biển
Tây Thái Bình Dƣơng, châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền trung Pêru, nhiều
nhất ở biển gần Ecuador, ở Tây Bán Cầu [2].
Tôm Chân trắng thích nghi với biên độ muối rộng từ 0 – 40‰, có thể sinh
trƣởng đƣợc trong nƣớc ngọt, lợ và mặn. Dãy biến nhiệt của tôm Chân trắng khá
rộng và phản ứng rất linh hoạt khi có những tác động cơ học.


7
Hiện nay, do quá trình di nhập giống nên tôm Chân trắng đƣợc đƣa sang nuôi
ở Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và nhiều nƣớc khác (Tôn Thất Chất
và cs, 2011)[2].

2.2.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo.

Hình 2.1. Hình thái ngoài của tôm Chân trắng (Tôn Thất Chất, 2010)[3].
Cơ thể tôm đƣợc chia làm hai phần:
Phần đầu ngực (cephalo throrax): Gồm 13 đốt và 13 đôi phụ bộ dính liền thành
một khối bên ngoài. Có một lớp vỏ bao bọc gọi là giáp đầu ngực (carapace), mép trứớc
hình thành chủy đầu, gai trên dạ dày, gai gan, rảnh sau chủy đầu, gờ gan...
+ Hai đôi râu Anten 1 (A1) và Anten 2 (A2).
+ Ba đôi chân hàm: Một đôi chân hàm lớn, đôi hàm nhỏ và đôi hàm 2.
Phần bụng có (Abdomen): Chia làm 7 đốt, mỗi vỏ (Segment), có 5 đôi chân
bơi (Swimming feet), có 2 nhánh trong và ngoài. Đốt thứ 7 biến thành telson hợp
với đôi chân đuôi phần nhánh tạo thành bánh lái giúp tôm di chuyển động lên xuống
và búng nhảy, hai nhánh trong của chân bụng biến thành petesma và hai nhánh
trong của đôi chân bụng 2 biến thành phụ bộ đực bên ngoài của tôm.
2.2.1.4.Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm Chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cƣờng độ
bắt mồi khỏe, tôm sử dụng nhiều loài thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn
bã hữu cơ đến các động vật thủy sinh. Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc
khi thiếu thức ăn (Tôn Thất Chất và cs, 2011)[2].


8
Protein là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn của tôm. Nhu cầu protein
trong khẩu phần ăn cho tôm Chân trắng khoảng 20-35%, thấp hơn so với các loại
tôm nuôi cùng họ khác (36-42%) (Lê Tiến Dũng và cs, 2011)[4].
Ngoài ra thức ăn cho tôm nuôi cũng cần các thành phần nhƣ: glucid, lipid,
vitamin và các khoáng chất... Nếu các thành phần dinh dƣỡng thiếu hoặc không cân
đối ảnh hƣởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trƣởng của tôm.
Với tính ăn tạp và khả năng chuyển hóa thức ăn cao nên hệ số chuyển đổi thức ăn
(FCR) thƣờng thấp, dao động từ 1,1 – 1,3. Đây là một trong những ƣu điểm mang

lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nuôi.
2.2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi thọ

Hình 2.2: Vòng đời tôm he (Tôn Thất Chất và cs, 2011)[2].
Cũng nhƣ các loài tôm he khác, tôm Chân trắng phát triển qua 4 giai đoạn ấu trùng
chính là Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae.
Bảng 2.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm biển:
Giai đoạn

Số giai đoạn

Thời gian (ngày)

Nauplius

6

1,5

Protozoa

3

3

Mysis

3

4–5


Post

1 – 15

6 – 15


9

Giai đoạn Nauplius: Nauplius không cử động đƣợc trong khoảng 30 phút, sau
đó bắt đầu bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng. Nauplius thay vỏ 4 lần (N1 đến
N5) mỗi lần kéo dài 7 giờ (theo các nhà sinh học Đài Loan có đến 6 giai đoạn).
Trong thời kỳ này ấu trùng bơi một đoạn rất ngắn rồi nghỉ và tiếp tục bơi. Không
cần cho Nauplius ăn, chúng tự nuôi sống bằng noãn hoàng có sẵn.
Giai đoạn Zoea: sau N5 ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea, giai đoạn này ấu
trùng bơi liên tục, bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là thực vật phù du.
Zoea thay vỏ hai lần từ Z1 tới Z3 trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ.
Giai đoạn Mysis: thời kỳ này ấu trùng qua 3 giai đoạn (M1, M2, M3). Mỗi giai
đoạn kéo dài 24 giờ. Mysis ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phù du. Trong khi
Nauplius có khuynh hƣớng bơi gần mặt nƣớc thì Mysis bơi hƣớng xuống sâu và bơi
ngƣợc, đuôi đi trƣớc, đầu đi sau.
Giai đoạn Postlarvae: sau thời kỳ này tôm con đã có đủ các bộ phận, chúng
dần dần hƣớng ra biển, rời xa các cửa sông và trở thành Juvenile. Từ đây tôm
trƣởng thành.
Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày. Tốc độ lớn thời gian đầu
3g/tuần lễ (mật độ nuôi 100 con/m2), tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần (1g/tuần lễ).
Tôm cái thƣờng lớn nhanh hơn tôm đực.

Hình 2.3: Các giai đoạn biến đổi ấu trùng tôm thẻ chân trắng



10
2.2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản: Khu vực có tôm phân bố tự nhiên, quanh năm đều bắt đƣợc
tôm mẹ mang trứng. Mùa sinh sản có sự chênh lệch theo từng vùng khác nhau,
thƣờng là tháng 3 – tháng 8 nhƣng đẻ rộ nhất từ tháng 4 – 5 (Tôn Thất Chất và cs,
2011)[2].
Cơ quan sinh sản: Tôm Chân trắng trƣởng thành phân biệt rõ đực cái thông
qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
+ Con đực: Giữa đôi mái chèo thứ nhất có một cơ quan gọi là petasma. Trong
khi giao hợp petasma sẻ chuyển tinh trùng sang thelycum của con cái.
+ Con cái: Con cái có một cơ quan gọi là thelycum để tiếp nhận tinh trùng của
con đực. Thelycum nằm ở phía bụng phần ức, giữa cặp chân đi thứ 4 và thứ 5.
Giao vĩ: Tôm Chân trắng là loài thelycum hở khác với loại hình túi chứa tinh
kín nhƣ ở tôm Sú và tôm he Nhật Bản, tôm đực và tôm cái tìm nhau giao phối sau
khi hoàng hôn. Tôm đực phóng các chùm tinh từ cơ quan giao cấu và dính vào đôi
chân bò thứ 3 của con cái. Trong tự nhiên tỷ lệ giao phối tự nhiên có kết quả không
cao. Trình tự của sinh sản mở là:
(tôm mẹ) lột vỏ

thành thục

giao phối

đẻ trứng

ấp nở

Sức sinh sản: Tôm Chân trắng có tốc độ tăng trƣởng nhanh, thành thục sớm,

tôm cái có khối lƣợng khoảng 40 – 50g là có thể tham gia sinh sản.
Sức sinh sản trong thực tê là khoảng 10 – 25 vạn trứng/ tôm mẹ. Trong tự
nhiên tôm mẹ thƣờng đẻ ở độ sâu 70m, độ mặn 35‰, nhiệt độ khoảng 26 – 28°C.
Trứng nở ra Nauplius và trải qua các giai đoạn biến thái ấu trùng rồi chuyển dần di
cƣ vào cửa sông có độ mặn thấp, sau vài tháng phát triển thành tôm con trƣởng
thành và bơi ra biển tiếp tục chu kỳ vòng đời của tôm he.
2.2.1.7. Đặc điểm sinh thái của tôm thẻ chân trắng
Tôm Chân trắng là loài tôm nhiệt đới có khả năng thích nghi với giới hạn rộng
về độ mặn và nhiệt độ. Tôm có khả năng thích nghi nhiệt độ 15-33oC, nhƣng nhiệt
độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 30oC. Nhiệt độ tối ƣu cho tôm
lúc nhỏ (1g) là 30oC và cho tôm lớn (12-18g) là 27oC.
Trong vùng biển tự nhiên, tôm Chân trắng sống nơi có đáy bùn, độ sâu < 72m,
tôm trƣởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố nhiều ở


11
vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dƣỡng. Tôm lột xác về đêm, thời gian lột xác lúc
nhỏ nhanh hơn lớn.
Bảng 2.2. Một số thông số thích hợp trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Yếu tố môi

Giới hạn thích

trƣờng

hợp

Nhiệt độ (0C)

20-30


Biến động trong ngày <30C

pH

7,5-8,5

Biến động trong ngày <0,5

Độ mặn (‰)

15-25

Biến động trong ngày <5‰

DO (mg/l)

5-6

Độ kiềm

80-120

Tạo hệ đệm và nâng pH

Độ trong (cm)

30-40

Phụ thuộc vào tảo phát triển


NH3 (mg/l)

<0,1

Độc hơn khi pH, nhiệt độ cao

NO2 ( mg/l)

<0,1

Độc hơn khi thiếu oxy hòa tan

H2S (mg/l)

<0,03

Độc hơn khi pH thấp

Ghi chú

Không nhỏ hơn 4mg/l

(mgCaCO3/l)

2.2.2. Đặc điểm một số yếu tố môi trường
2.2.2.1. Tìm hiểu những thông số trong môi trường nước
Độ kiềm.
Độ kiềm là số đo tổng của carbonate và bicarbonate, có tác dụng quan trọng
trong nƣớc thông qua khả năng làm giảm sự biến động của pH, hạn chế các chất độc

có sẵn trong ao nhằm không gây sốc cho tôm. Độ kiềm ảnh hƣởng rất lớn đến quá
trình lột xác của tôm, độ kiềm cao làm cho tôm khó lột xác nhƣng nếu độ kiềm
nƣớc ao thấp làm tôm khó cứng vỏ mỗi khi lột xác. Trong nuôi tôm Chân trắng, độ
kiềm rất quan trọng vì chu kỳ lột xác của chúng rất ngắn và thƣờng xuyên, sau mỗi
lần lột xác chúng sẽ hấp thụ một lƣợng lớn độ kiềm trong nƣớc để sử dụng trong
việc kiến tạo vỏ mới, do đó việc kiểm tra độ kiềm thƣờng xuyên trong ao rất cần
thiết khi tôm lớn. Độ kiềm thích hợp trong ao nuôi tôm từ 80 – 130 mg/l (Lê Tiến
Dũng và cs, 2011)[4].


12

pH
pH của nƣớc ao rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến tôm nuôi
và phiêu sinh vật. pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng
nuớc ao nuôi. Khi pH biến động sẽ ảnh hƣởng đến quá trình sinh lý, sinh hoá trong
cơ thể tôm, làm ảnh hƣởng các yếu tố khác trong ao nhƣ tảo, khí độc… pH phù hợp
cho ao nuôi là 7,5 – 8,5, khoảng dao động trong một ngày không quá 0,5.
Một vài chức năng của cơ thể tôm có thể bị ảnh hƣởng trực tiếp do pH quá cao
hay quá thấp hay do sự biến động của nó sẽ có hại đến tôm. pH thấp thƣờng làm tổn
thƣơng phụ bộ và mang gây trở ngại cho việc lột xác và làm tôm bị mềm vỏ NH3 và
H2S là hai loại khí độc hoà tan trong nƣớc. Các loại khí độc này hiện diện trong ao
dƣới hai dạng: dạng khí có tính độc cao và dạng ion ít độc hơn. Tỷ lệ giữa dạng khí
và dạng ion bị ảnh hƣởng bởi độ pH. Khi pH cao, NH3 dạng khí sẽ nhiều và ít H2S
hơn. Khi pH thấp thì H2S dạng khí nhiều và ít NH3 dạng khí.
Độ mặn.
Đây là yếu tố chúng ta có thể điều chỉnh đƣợc nếu có nguồn nƣớc ngọt và
nƣớc mặn dự trữ. Độ mặn nuôi tôm Chân trắng từ 10 – 30‰, nếu độ mặn cao quá
hoặc thấp quá cũng không tốt. Độ mặn cao >30‰ tôm rất chậm lớn (Đỗ Hữu Sơn
và cs, 2004)[7], vì khi độ mặn cao hàm lƣợng các khoáng cũng rất cao, sẽ làm quá

trình lột xác của tôm gặp nhiều khó khăn. Nếu tôm đã tới chu kỳ lột xác mà không
lột đƣợc sẽ không phát triển và chậm lớn. Hơn nữa nƣớc mặn là môi trƣờng thuận
lợi cho sự phát triển của các bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra, đặc biệt là bệnh phát
sáng. Độ mặn tốt nhất cho sự phát triển của tôm Chân trắng từ 10 – 25‰. Nếu độ
mặn thấp <10 ‰ cũng dễ phát sinh bệnh, vì trong nƣớc ngọt thiếu các khoáng Na,
Ca, Cl, Fe, Cu, P, Mn… là những khoáng chất cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm, nếu
thiếu tôm sẽ không tạo đƣợc vỏ.
Nồng độ oxy hòa tan.
Hàm lƣợng oxy thích hợp cần thiết cho ao nuôi. Ở nồng độ oxy nhỏ hơn 4mg/l
tôm vẫn bắt mồi bình thƣờng nhƣng tiêu hóa thức ăn không hiệu quả. Hàm lƣợng
oxy thấp dẫn đến tỷ lệ chuyển hoá thức ăn giảm, khả năng cảm nhiễm bệnh tăng,
giảm lợi nhuận. Nếu hàm lƣợng oxy giảm thấp hơn 2 – 3mg/l tôm sẽ ngừng bắt mồi


13
và yếu đi. Hàm lƣợng oxy thích hợp cho tôm sinh trƣởng và phát triển > 4mg/l (Lê
Tiến Dũng và cs, 2011)[4].
Nhiệt độ.
Tôm cũng nhƣ hầu hết các loài động vật sống dƣới nƣớc thuộc loại máu lạnh,
nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trƣờng, vì vậy nhiệt độ là yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của tôm. Nhiệt độ ảnh hƣởng tới
nhiều phƣơng diện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức
ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trƣởng...
Nhiệt độ thƣờng thay đổi theo mùa, ngày đêm và mỗi vùng miền khác nhau.
Thông thƣờng nhiệt độ nƣớc trong ngày thấp nhất vào lúc 2 đến 5 giờ sáng, cao
nhất vào buổi chiều lúc 14 giờ đến 16 giờ chiều. Tôm có thể chịu đựng sự thay đổi
nhiệt độ 0,2oC/phút, nhƣng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 – 4oC hoặc vƣợt quá sẽ
gây sốc thậm chí còn gây chết. Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp tại các
ao hồ nhiệt đới khoảng 28 – 30oC. Các thí nghiệm ở Hawaii cho thấy tôm Chân
trắng sẽ chết nếu nhiệt độ môi trƣờng nƣớc thấp hơn 15oC, cao hơn 33oC trong 24

giờ hoặc lâu hơn nữa, tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ khoảng 15 – 22oC và 30 – 33oC. Với
tôm Chân trắng nhiệt độ chấp nhận đƣợc là 23 – 30oC, trong khoảng nhiệt độ này độ
lớn của tôm cũng tùy giai đoạn tăng trƣởng của tôm. Thí nghiệm cho biết, lúc còn
nhỏ (1gr) tôm lớn nhanh hơn ở 30oC, khi tôm lớn hơn (12 – 18gr) tôm lớn nhanh
nhất ở nhiệt độ 27oC thay vì 30oC nhƣ lúc nhỏ. Khi tôm lớn hơn nữa mà nhiệt độ
cao hơn 27oC thì môi trƣờng nƣớc này hoàn toàn bất lợi cho sự tăng trƣởng.
Các khí hòa tan
CO2
Khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong đời sống của vùng nƣớc. CO2 là bộ
phận cơ bản tham gia vào sự tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp. Nếu
CO2 tồn tại dƣới dạng khí tự do ở nồng độ cao sẽ không có lợi cho tôm. Do chênh
lệch giữa áp suất trong nƣớc và trong máu tôm.
Hợp chất của Nitơ
Gồm 3 chất chính: amonia (NH4+), nitrite (NO2) và nitrate (NO3-).


14
Amonia: Trong ao hồ, amonia xuất hiện nhƣ một sản phẩm do sự biến dƣỡng của
động vật trong nƣớc cũng nhƣ từ sự phân huỷ các chất hữu cơ với tác dụng của vi
khuẩn. Trong nƣớc amonia đƣợc phân chia làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hoà tan) và
nhóm NH4+ (ion hoá).
Chỉ có dạng NH3 của amonia là gây độc cho tôm, NH3 có tính độc cao hơn
NH4+ từ 300 đến 400 lần. Sự phân chia này chịu ảnh hƣởng của pH, nhiệt độ và độ
mặn nhƣng pH ảnh hƣởng quan trọng hơn cả. Nếu tăng 1 đơn vị pH sẽ tăng 10 lần
tỷ lệ của NH3. Độ độc của amonia gây ra không đáng ngại trong ao tôm vì thực vật
phiêu sinh (phytoplankton) sẽ giữ cho độ độc ở mức thấp. Mức độ NH 3 thay đổi về
ban đêm đáp ứng sự thay đổi của pH và nhiệt độ. Dƣới tác dụng của vi khuẩn,
amonia sẽ bị biến đổi thành nitrite (NO2) (bởi Nitrosomonas bacteria) rồi nitrate
(NO3-) (bởi Nitrobacter bacteria).
Hình thức nitrate thƣờng vô hại, nhƣng trong môi trƣờng nƣớc lƣợng

chlorinity thấp thì nitrite sẽ gây độc cho tôm. Nitrite gây độc chính là tạo thành
chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào.
Hydro sulfide (H2S)
Hydro sulfide là một chất khí, đƣợc tạo thành dƣới điều kiện kỵ khí. Tƣơng tự
nhƣ amoni, hydro sulfide chia làm 2 nhóm: nhóm H2S (khí) và HS- (ion). Chỉ có
dạng H2S là chất độc. pH rất có ảnh hƣởng tới độ độc của H2S.
2.2.3. Tìm hiểu về những bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng
*Bệnh đốm trắng trên thân (White spot disease – WSSD)
Nguyên nhân: Theo các nhà khoa học bệnh này do 1 loại virus có tên
Baculovirus. Virus này có acid nucleic là DNA, kí sinh trong nhân. Virus có độc lực
cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau: thƣờng trên tế bào biểu mô da.
WSSD gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ ấu trùng đến tôm
giống và tôm trƣởng thành (Tố Nguyên- TT Thủy sản Long An, 2011)[11].
Triệu chứng: bệnh xảy ra trong giai đoạn tôm thƣơng phẩm sau 2 tháng trở
lên. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện sớm hơn từ vài 3 tuần đến 1 tháng. Vì kích
thƣớc tôm nhỏ nên đôi khi không thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân, hay đôi khi
độc lực của virus rất mạnh, chƣa thấy đốm trắng tôm đã chết.


15
Khi tôm bị bệnh, quan sát chúng ta thấy tôm giảm ăn đột ngột (đối với tôm thẻ
chân trắng hay ăn nhiều hơn trƣớc khi giảm ăn). Tôm lờ đờ, tấp vào bờ và chết, cơ
thịt hơi đục. Đốm trắng xuất hiện ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối trƣớc và lan khắp
cơ thể. Đốm trắng nằm trong vỏ kitin. Bệnh thƣờng xuất hiện mùa xuân và đầu hè
khi thời tiết biến đổi nhiều nhƣ biên độ nhiệt trong ngày biến thiên quá lớn (Đặng
Xuân Bình và cs, 2011)[1].
Bệnh đốm trắng (tên tiếng anh là White spot disease – WSSD) là loại bệnh
đƣợc xác định đầu tiên năm 1990-1991. Bệnh này xuất hiện ở Đông Bắc Á (Đài
Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), từ đó lây sang các nƣớc
Châu Á Thái Bình Dƣơng. Năm 1995, lần đầu tiên xuất hiện bệnh ở Tây bán cầu do

Châu Mỹ nhập tôm sú Châu Á về nghiên cứu (những con tôm này có thể đã mang
mầm bệnh).
Ở Việt Nam, bệnh bùng phát lần đầu vào các năm 1994-1995 tại các tỉnh miền
Nam và một số tỉnh miền Trung.
Bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc tức là virus đốm trắng (WSSD) từ bố
mẹ truyền sang tôm con. Hoặc bệnh lây truyền theo chiều ngang tức là WSSD lây
lan trực tiếp từ nƣớc qua các vết thƣơng tổn hay niêm mạc ống tiêu hóa. Tôm bố mẹ
ăn giáp xác nhỏ có mang WSSD. Tôm có tập tính ăn đồng loại nên chúng có thể ăn
các con tôm bệnh. Virus trong môi trƣờng nƣớc có thể lây trực tiếp cho tôm thẻ qua
các tế bào biểu mô che phủ trên mang. Con bị nhiễm lây sang con chƣa bị nhiễm
khi nuôi chúng trong cùng ao.
Phòng trị:
Đây là bệnh do virus gây ra nên hiện nay vẫn chƣa có phƣơng pháp chữa trị, vì
vậy, ngƣời nuôi cần phải tăng cƣờng các biện pháp phòng bệnh sau (Đặng Xuân
Bình và cs, 2011)[1]:
+ Thả tôm giống sạch bệnh (có chứng nhận kiểm dịch của địa phƣơng).
+ Hạn chế cấp nƣớc trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và
nâng mực nƣớc trong ao nuôi đạt 1,0 – 1,2m.
+ Kiểm tra thƣờng xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của
tôm để kịp thời phát hiện và xử lý.


16
+ Cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh (giáp xác)
+ Bổ sung vitamin C vào ao hoặc thức ăn cho tôm.
+ Đối với ao tôm bệnh, ngƣời nuôi nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng
Chlorin với liều lƣợng 30 kg/1,000 m3; hoặc formol 200 lít/1,000m3 hòa nƣớc tạt
đều ao, ngâm 7 ngày rồi tiến hành xổ ra môi trƣờng. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là
thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.
*Hội chứng gan tụy

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis
Syndrome - AHPNS) là bệnh mới và nguy hiểm trên tôm nuôi đã gây ra thiệt hại
lớn cho ngƣời nuôi tôm trong thời gian qua.
Dấu hiệu nhận biết
Giai đoạn nhiễm bệnh:
Trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn từ 10-45 ngày sau khi
thả nuôi[12].
Triệu chứng lâm sàng:
- Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chƣa rõ ràng. Tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ
ăn, tấp mé và chết ở đáy ao/đầm nuôi (Đặng Xuân Bình và cs, 2011)[1].
- Giai đoạn tiếp theo, tôm bệnh có hiện tƣợng vỏ mềm, màu sắc cơ thể biến
đổi, gan tụy mềm nhũn, sƣng to hoặc bị teo lại[11].
Dấu hiệu bệnh tích:
Tổ chức gan tụy thoái hóa tiến triển cấp tính.
Thiếu hoạt động phân bào đẳng nhiễm trong tế bào có nguồn gốc từ mô phôi
(tế bào E: Embyonazellen).
Các tế bào trung tâm của tổ chức gan tụy (tế bào tiết B: Basenzellen, tế bào xơ
F: Fibrillenzellen, tế bào dự trữ R: Restzellen) có sự biến đổi cấu trúc và rối loạn
chức năng.
Các tế bào của tổ chức gan tụy có nhân lớn bất thƣờng và có hiện tƣợng bong
tróc tế bào biểu mô ống lƣợn và bị viêm nhẹ.
Ở giai đoạn cuối của AHPNS có sự tập hợp của tế bào máu ở giữa ống gan tụy
và nhiễm khuẩn thứ cấp.


17
Biện pháp phòng ngừa
Đối với tôm giống:
- Chọn đàn tôm mẹ sạch bệnh để ngăn cản quá trình lây nhiễm bệnh từ tôm mẹ
sang tôm con.

- Không nên nhốt chung tôm mẹ từ các nguồn khác nhau vào một dụng cụ để
tránh sự lây lan mầm bệnh từ con này sang con khác.
- Không nên ƣơng ấp mật độ quá dày, rửa nauplius (ấu trùng tôm), hay rửa
trứng bằng Formol 100 - 200ppm trong 30 giây đến 1 phút hoặc Iodine 1 - 2ppm
trong 1 - 2 phút.
- Nguồn nƣớc nên đƣợc xử lý bằng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ: phƣơng
pháp cơ học (lọc), phƣơng pháp hóa học (xử lý bằng thuốc sát trùng), phƣơng pháp
lí học (sát trùng bằng đèn cực tím), phƣơng pháp sinh học, sinh thái để tiêu diệt và
kìm hãm tác nhân gây bệnh.
Đối với tôm nuôi thương phẩm:
- Tẩy ao cẩn thận trƣớc một chu kỳ nuôi: Vét hết chất thải của đợt sản xuất
trƣớc, phơi nắng đáy ao (nếu có thể), sát trùng đáy ao bằng vôi và hóa chất để tiêu
diệt mầm bệnh tồn tại ở đáy ao. Cần có ao hệ thống ao chứa, lắng và nƣớc đƣợc lọc
kỹ khi đƣa vào ao.
- Lựa chọn con giống khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch, áp dụng biện pháp sốc
Formol 100 - 200ppm, trong 30 giây đến 1 phút, để loại bỏ bớt những con mang
mầm bệnh, con yếu trƣớc khi thả giống.
- Không nên nuôi tôm với mật độ quá cao, không sử dụng kháng sinh và chất
cấm trong nuôi tôm. Sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh để tăng sinh khối
sinh vật tự nhiên có lợi trong ao tôm.
- Các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến cần đƣợc bảo quản tốt, tránh mốc,
vón và nhiễm khuẩn. Bởi nấm mốc trong thức ăn tổng hợp hay trong nguyên liệu để
sản xuất thức ăn có thể sinh ra độc tố (thƣờng là Aflatoxin) gây hoại tử gan nghiêm
trọng ở động vật thủy sản nuôi nói chung và tôm nuôi nói riêng.


×