Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực hiện quy trình sản xuất nhân tạo giống cá chép CYPRINUS CARPIO dòng v1 tại xí nghiệp thủy sản núi cốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.62 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM HOÀN HẢO
Tên chuyên đề:
"THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÂN TẠO
GIỐNG CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO ) DÕNG V1 TẠI XÍ NGHIỆP
THỦY SẢN NÖI CỐC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Khoa:Chăn Nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM HOÀN HẢO
Tên chuyên đề:
"THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÂN TẠO
GIỐNG CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO ) DÒNG V1 TẠI XÍ NGHIỆP
THỦY SẢN NÖI CỐC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Khoa:Chăn Nuôi Thú y
Lớp:K45 - Nuôi trồng thuỷ sản
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Đức Hùng

Thái Nguyên, 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một khâu cuối cùng rất quan trọng của tất cả sinh viên
trƣớc ngƣỡng cửa của ngày ra trƣờng sau thời gian thực tập. Và kết quả cuối cùng
của khóa thực tập là đạt đƣợc những hiểu biết về kiến thức thực tế, áp dụng những
lý thuyết trên ghế nhà trƣờng vào thực tế. Để có đƣợc những thành quả nhƣ vậy,
chúng ta không thể nào quên gửi những lời cảm ơn đến những bậc thầy cô, anh chị,
ngƣời thân đã giúp đỡ chúng ta.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Đức Hùng đã tận
tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập.
Đồng hành cùng tôi - ngƣời đã đứng giảng đƣờng dạy bảo tôi trong suốt ba
năm học tại trƣờng – thầy Lê Minh Châu. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến
thầy, ngƣời đã nhiệt tình dạy bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ
thực tập tốt nghiệp. Và qua đây, tôi xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể giáo viên khoa
Chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Thái Nguyên, ngày …..tháng …..năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phạm Hoàn Hảo



ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sức sinh sản của cá chép .......................................................................... 10
Bảng 2.2: Ao nuôi vỗ cá bố mẹ ................................................................................. 13
Bảng 2.3: Chế độ chăm sóc nuôi vỗ tích cực cá bỗ mẹ ............................................ 13
Bảng 2.4: Nuôi vỗ thành thục cá bỗ mẹ .................................................................... 14
Bảng 2.5: Liều lƣợng kích dục tố tiêm cho cá chép .................................................. 16
Bảng 2.6: Các thông số kỹ thuật ............................................................................... 19
Bảng 2.7: Thành phần dinh dƣỡng của cám gạo ....................................................... 23
Bảng 2.8: Đặc điểm của cá chép giai đoạn cá bột lên cá hƣơng ............................... 24
Bảng 2.9: Thống kê công tác chăm sóc cá bột lên cá hƣơng .................................... 25
Bảng 2.10: Lƣợng thức ăn cho cá bột lên cá hƣơng ................................................. 25
Bảng 2.11: Lƣợng phân bón cho ao ƣơng cá bột lên cá hƣơng ............................... 25
Bảng 2.12: Thống kê công tác ƣơng cá hƣơng lên cá giống ..................................... 26
Bảng 2.13: Lƣợng thức ăn cho cá hƣơng lên cá giống hằng ngày ........................... 26
Bảng 2.14: Lƣợng phân bón cho ao ƣơng cá hƣơng lên cá giống ........................... 26
Bảng 4.1: Thống kê các yếu tố môi trƣờng ấp trứng ................................................ 36
Bảng 4.2. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trong 3 đợt ........................................................ 38
Bảng 4.3. Số lƣợng cá chép bột ................................................................................ 38
Bảng 4.4: Theo dõi các yếu tố môi trƣờng trong ao ƣơng ........................................ 39
Bảng 4.5. Cá Chép giai đoạn cá bột lên cá hƣơng .................................................... 40
Bảng 4.6. Theo dõi các yếu tố môi trƣờng trong ao ƣơng ........................................ 41


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Nguyên lý sinh sản của cá nuôi trong điều kiện nhân tạo ........................ 15
Hình 2.2: Mặt cắt và kết cấu ao................................................................................ 20
Hình 2.3: Vòng tuần hoàn dinh dƣỡng trong ao ....................................................... 22
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh trọng lƣợng đàn cá cái trƣớc và sau khi đẻ ..................... 37



iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .........................................................................2
1.2.1. Mục đích đề tài .......................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu đề tài ............................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .............................................................................3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở vật chất của cơ sở thực tập. ............................................................. 5
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................6
2.2.1. Một số đặc điểm sinh thái của cá Chép ..................................................... 6
2.2.2. Sản xuất giống cá nhân tạo ...................................................................... 11
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁ CHÉP .................................................27
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 27
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đối tƣợng trong nƣớc ............................................ 27
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ .............................................................28
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................30
3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................30
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC TẬP .....................................................30
3.2.1. Địa điểm thực tập ..................................................................................... 30
3.2.2. Thời gian thực tập .................................................................................... 30
3.3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................30

3.3.1. Nội dung tiến hành................................................................................... 30
3.3.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ..................................................... 30
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................34
4.1. Kết quả đạt đƣợc trong công tác phục vụ sản xuất ........................................34
4.1.1. Cải tạo ao ................................................................................................ 34
4.1.2. Tham gia cho cá mè hoa đẻ ..................................................................... 34


v
4.1.3. Phòng và trị bệnh cho cá .......................................................................... 34
4.2. KỸ THUẬT CHO ĐẺ ....................................................................................36
4.2.1. Các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến quá trình ấp trứng....................... 36
4.2.2. Tỷ lệ đẻ trứng của cá Chép ...................................................................... 37
4.2.3. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá Chép .................................................... 38
4.2.4. Tỷ lệ cá bột ............................................................................................. 38
4.3. KỸ THUẬT ƢƠNG NUÔI CÁ GIỐNG .......................................................39
4.3.1. Ƣơng cá bột lên cá hƣơng ........................................................................ 39
4.3.2.Ƣơng cá hƣơng lên cá giống ..................................................................... 40
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................43
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................43
5.2.KIẾN NGHỊ.....................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong cuộc sống hằng ngày, cá có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trƣớc hết cá
đƣợc coi là nguồn thực phẩm giàu đạm vô cùng quan trọng cung cấp cho đời sống

hằng ngày. Phân bố trong tự nhiên, sống ở các loại hình vực nƣớc khác nhau: ao,
hồ, sông suối… Cá là thành phần quan trọng, tham gia vào chu trình vật chất và
năng lƣợng của các hệ sinh thái ấy. Ngoài hai ý nghĩa trên cá và con ngƣời còn liên
quan với nhau về nhiều mặt khác nữa. Con ngƣời lấy từ cá ra những nguyên liệu
dùng trong công nghiệp, y học hay trong cả nông nghiệp.
Xét về mặt dinh dƣỡng, cá đƣợc coi là nguồn thực phẩm có đầy đủ các thành
phần chất vô cơ, vi lƣợng, các acidamin, các vitamin A, B1, B2, B12, C, D3, D6, E.
So với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, cá thuộc loại thực phẩm khá
toàn diện, hàm lƣợng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa.
Hiện nay, canh tác thủy sản đang diễn ra với nhiều phƣơng thức canh tác khác
nhau: từ kỹ thuật thấp đến kỹ thuật cao, từ nuôi thả tự nhiên đến nuôi thả trong lồng
… Cũng nhƣ trong canh tác nông nghiệp, trong nuôi trồng thủy sản, giống đƣợc
xem là tiền đề của sản xuất. Sản xuất cá giống là một khâu rất quan trọng, cá giống
có ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng cá thịt sau này. Làm thế nào để sản xuất
ra con giống ngày càng chủ động về thời gian và chủng loại, phong phú về đối
tƣợng, đầy đủ về số lƣợng, có phẩm chất tốt, giá trị thƣơng phẩm cao, đáp ứng nhu
cầu nuôi cho các loại hình mặt nƣớc…là những vấn đề nhiệm vụ của sản xuất giống
hiện nay.
Trƣớc những yêu cầu bức thiết đó, nghành thủy sản đã và đang cho ra vô số
các sản phẩm giống theo yêu cầu thị trƣờng nhƣ: giống rô phi đơn tính, diêu hồng
đơn tính, tra, basa, trắm cỏ…
Cùng với các loại giống cá nói trên, giống cá Chép cũng đƣợc coi là một trong
những giống đứng đầu về nhu cầu tiêu thụ tại các trạm giống cơ sở hay các trạm tập
trung với quy mô lớn.


2
Cá chép thích nghi đƣợc với môi trƣờng khắc nghiệt, đƣợc coi là đối tƣợng
nuôi quan trọng của nhiều nƣớc trên Thế Giới. Ở nƣớc ta cá chép đƣợc chọn làm
đối tƣợng nuôi phổ biến trong các thủy vực dạng ao, hồ, ruộng, lồng, bè. Ngoài ra

loài cá này còn gắn liền với phong tục “đƣa ông Táo về Trời” là một nét văn hóa
đặc trƣng của ngƣời Việt trong ngày giáp Tết Nguyên Đán nên trong dịp này lƣợng
tiêu thụ cá chép cũng khá lớn Cá chép thịt dày và béo, ít xƣơng dăm, thớ thịt trắng
mịn, mùi vị thơm ngon, lƣợng đạm 21,7%, mỡ 3,96%, đƣờng 0,39% (Ngô Trọng
Lƣ và cs., 2004 [10]). Không những là món ăn ngon mà còn chứa nhiều chất dinh
dƣỡng, có tác dụng trị bệnh tốt. Đây là loài cá dễ nuôi, có màu vàng cam tƣơi sáng
rất đẹp nên từ lâu rất đƣợc ƣa chuộng trong các ao cá cảnh.
Cá chép còn có thể thả nuôi ghép với nhiều loài cá khác để tận dụng nguồn
thức ăn. Thức ăn cho cá chép đơn giản, dễ kiếm, tận dụng đƣợc các phế phẩm trong
nông nghiệp sẽ là giảm chi phí sản xuất và nâng cao tính hiệu quả kinh tế. Với
những ƣu điểm trên nên cá chép đƣợc đa số ngƣời dân ƣa chuộng. Cá chép đƣợc
nuôi ở nhiều mô hình nuôi kết hợp nhƣ cá, lúa, lợn…vừa có thể cải thiện bữa ăn để
nâng cao chất lƣợng cuộc sống, còn có thể làm kinh tế từ những mô hình nuôi trồng
nông nghiệp kết hợp hay nuôi đơn. Khi đƣợc thực hiện các đề tài kỹ thuật chuyên
sâu luôn là dịp rất tốt để sinh viên rèn luyện tay nghể, củng cố và ứng dụng những
kiến thức đã học vào thực tế. Xuất phát từ đó nên đề tài “THỰC HIỆN QUY
TRÌNH SẢN XUẤT NHÂN TẠO GIỐNG CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO)
DÒNG V1 TẠI XÍ NGHIỆP THỦY SẢN NÚI CỐC” đƣợc thực hiện
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu đề tài
- Nắm đƣợc quy trình sản xuất giống cá chép. Từ đó sản xuất giống để cung
cấp giống cá chép có số lƣợng nhiều và chất lƣợng tốt.
- Nâng cao trình độ và kỹ năng kỹ thuật sản xuất giống cá nƣớc ngọt.
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng ƣơng cá.
1.2.2. Yêu cầu đề tài
- Theo dõi quá tình sinh trƣởng và phát triển của cá chép qua các thời kỳ
- Nắm rõ đƣợc quy trình sản xuất giống và ƣơng nuôi cá chép.


3

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền
núi Bắc bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay là hơn 1 triệu
ngƣời, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nƣớcTỉnh Thái Nguyên
phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh
Tuyên Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía nam
tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính
trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói
chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi
với vùng đồng bằng Bắc bộ. Có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc Nam và
thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa
mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng
đứng và kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam.
Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng
Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng Tây Bắc,
Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao
che chắn gió mùa đông bắc.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhƣng địa hình lại không phức tạp
lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên
cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh
trung du miền núi khác.
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.



4
- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía Nam Võ Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú
Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 4 mùa rõ rệt xuân – hạ - thu - đông, nhiệt độ
trung bình đạt khoảng 23,6oC (năm 2004). Trong đó nhiệt độ trung bình thấp nhất
đạt khoảng 17,0oC và nhiệt độ trung bình cao nhất đạt khoảng 28,8oC (tháng 6).
Thái nguyên là khu vực có độ ẩm khá cao. Trung bình năm đạt tới 82%. Độ
ẩm trung bình thấp nhất đạt 77% và lớn nhất 88%.
Với lƣợng mƣa khá lớn trung bình đạt 1800 - 2500mm, tuy nhiên lƣợng mƣa
phân bố không đồng đều trong khu vực tỉnh theo thời gian, không gian. Nhìn chung
khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
Đƣờng bộ: Tổng chiều dài Đƣờng bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó:
Đƣờng quốc lộ: 183 km. Đƣờng tỉnh lộ: 105,5km. Đƣờng huyện lộ: 659 km.
Đƣờng liên xã: 1.764 km. Các Đƣờng tỉnh lộ, quốc lộ đều đƣợc dải nhựa. Hệ thống
Đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các Đƣờng
đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh
tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Đƣờng quốc lộ 3 từ Hà Nội
lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua Thành phố Thái
Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc
lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống Đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng
nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.
Đƣờng sắt: Hệ thống Đƣờng sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện.
Tuyến Đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà
Nội. Tuyến Đƣờng sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận
chuyển khoáng sản (vận chuyển than). Tuyến Đƣờng sắt Lƣu Xá - Khúc Rồng
nối với tuyến Đƣờng sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến Đƣờng sắt này cũng nối
tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và ra tỉnh Quảng Ninh. Hệ
thống Đƣờng sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyển hành
khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nƣớc.



5
Đƣờng thuỷ: Thái Nguyên có 2 tuyến Đƣờng sông chính là: Đa Phúc - Hải
Phòng dài 161 km. Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tƣơng lai sẽ tiến hành
nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo
công suất bốc xếp đƣợc 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2
con sông chính là Sông Cầu và sông Công, cần nâng cấp để vận chuyển hàng hóa
Thủy văn: Sông cầu là con sông chính của tỉnh và gần nhƣ chia Thái Nguyên
ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái
Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú
Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và
sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra
Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhƣng hầu hết đều là phụ lƣu của sông
Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tƣờng và sông Công. Các
sông tại Thái Nguyên không thuộc lƣu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lƣu
của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc
lƣu vực sông Thƣơng. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc
thƣợng lƣu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nƣớc là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là
tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu. Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng
một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi
là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thƣơng để giúp việc giao thông đƣờng
thủy và dẫn nƣớc vào đồng ruộng đƣợc dễ dàng.
Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ
nhân tạo đƣợc hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện
tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ƣớc tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ
đƣợc tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nƣớc, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch.
Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang đƣợc quy hoạch để trở thành khu du lịch
trọng điểm quốc gia.
2.1.2. Cơ sở vật chất của cơ sở thực tập.

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủy sản.
Xí nghiệp Thủy sản Hồ Núi Cốc đƣợc thành lập ngày 21/6/1976 đƣợc Nhà
nƣớc phê duyệt tại Quyết định 158 TTCP của Thủ tƣớng chính phủ. Lúc này có tên


6
là Ban kiến thiết Hồ Núi Cốc chịu sự quản lý trực tiếp của Cục nuôi cá nƣớc ngọt
thuộc Bộ Hải sản, sau chuyển sang Ủy ban Nông nghiệp Trung Ƣơng. Với nhiệm
vụ tổ chức xây dựng các công trình sản xuất, nuôi thả cá, khai thác và quản lý toàn
bộ nguồn lợi thủy sản vùng Hồ Núi Cốc. Với tổng vốn ban đầu 4,2 triệu đồng (sau
bổ sung thành 7,7 triệu đồng theo quyết định 3204 TTg ngày 20/11/1977 của Thủ
tƣớng Chính phủ).
Sau 3 năm xây dƣ̣ng nhƣ̃ng công trin
̀ h chủ yế u cho nuôi thả và khai t

hác cá

các công trình dƣới ngập nƣớc cơ bản đã hoàn thành . Tháng 8 năm 1978, các công
trình về nghề cá đã từng bƣớc đi vào vận hành có hiệu quả . Năm 1980, Xí nghiệp đã
đi vào sản xuấ t và đinh
̣ hiǹ h.
Tháng 6 năm 1980, Bô ̣ Thủy sản đã bàn giao Quốc Doanh thủy sản Núi Cốc về
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, đơn vi ̣đổ i tên thành Xí nghiê ̣p Thủy sản Núi Cố c
và chịu sự chỉ đạo của Công ty Nông nghiệp Bắc Thái. Tháng 5 năm 1983 Xí nghiệp
thủy sản Núi Cố c la ̣i đƣơ ̣c chuyể n giao cho Công ty Thủy sản Bắ c Thái quản .lyNhƣng
́
tƣ̀ tháng 7/1995 đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định đổi tên Xí
nghiê ̣p Thủy sản Núi cố c thành Tra ̣m Thủy sản Núi Cố c dƣới sƣ̣ quản lý của Công ty
vâ ̣t tƣ nông nghiê ̣p tin̉ h Thái nguyên. Đến tháng 7 năm 2004 Trạm thủy sản Núi Cốc
chuyển từ Công ty CPVTNNN Thái Nguyên chuyển sang Trung tâm thủy sản Thái

Nguyên quản lý. Đến tháng 10 năm 2012 Trạm thủy sản Núi Cốc chuyển từ Trung tâm
Thủy sản Thái Nguyên sang Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên
quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc. Tƣ̀ năm 1976 đến nay Trạm thủy
sản Núi Cốc đang ngày một phát triển góp phần xây dựng một xã hội văn minh hơn
cho vùng Núi Cốc nói riêng và cho tỉnh Thái Nguyên nói chung
.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Một số đặc điểm sinh thái của cá Chép
2.2.1.1. Phân loại
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ: Cyprinidae


7
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio

(Nguyễn Duy Khoát, 2003) [7].
2.2.1.2. Phân bố
Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc
Mỹ, Madagasca, và Châu Úc. Cá Chép đƣợc nuôi lâu ở Trung Quốc khoảng 2000
năm và 600 năm ở Châu Âu (Mai Đình Yên và cs, 1979)[14].
Ở Việt Nam cá chép phân bố tự nhiên từ phía Bắc vào đến giáp miền Trung;
cá chép không phân bố tự nhiên ở miền Nam, sự có mặt của nó là kết quả của quá
trình di giống, cá chép hiện đang đƣợc nuôi ở Đông Bằng sông Cửu Long có xuất
xứ từ Indonexia và từ miền Bắc Đƣa vào.
Cá cũng sống đƣợc ở độ cao 1500 m so với mặt nƣớc biển.

Cá chép là loài cá rất khỏe mạnh, có khả năng chịu đựng môi trƣờng nƣớc chất
lƣợng kém, nơi mà những loài cá khác có thể sống không nổi, nhƣ loài cá hồi
(Nguyễn Quang Linh, 2008)[8].
Ở nƣớc ta phổ biến nhất là cá chép vảy từ năm 1972 nhập thêm một số loài
chép khác vào lai tại Việt Nam, chép kính và chép trần nhập từ Hungari. (Mai Đình
Yên và cs, 1979)[14].
2.2.1.3. Hình thái
Có nhiều dạng hình cá chép và màu sắc khác nhau đang đƣợc nuôi trên Thế Giới.
Ở Việt Nam đã tìm thấy nhiều dạng cá chép: cá chép bạc, cá chép kính, cá
chép trần, cá chép hồng, cá chép lƣng gù…
Thân dẹt bên, đầu thuôn, cân đối, có 2 đôi râu, miệng hƣớng ra trƣớc, khá
rộng. Vây lƣng có gai cứng và vây hậu môn có răng cƣa; hai thùy vây đuôi gần
bằng nhau; cạnh các vây màu đỏ. Cá cỡ trung bình, con lớn có thể dài trên 1m, nặng
trên 10 kg; cỡ cá thƣờng gặp khoảng 1 – 2 kg (Phạm Văn Trang và cs, 2005)[12].
Cá chép (Cyprinus carpio) có một số đặc điểm chung
Công thức răng hầu: 1: 1: 3 – 3: 1: 1 đôi khi 1: 2: 3 – 3: 2: 1
Công thức vây lƣng: D III – IV, 18 – 22
Công thức vây bụng: V 30 – 33


8
Công thức vây ngực: P I, 13 – 16
Công thức vây hậu môn: A III, 5 – 6
Công thức vẩy đƣờng bên 30 – 35, vẩy trên đƣờng bên: 6 – 8, vẩy dƣới đƣờng
bên: 6 – 7.
Cơ thể cá chép có hình thoi cân đối, đại đa số cá chép phân bố ở Việt Nam có
màu xám hơi tối ở phía lƣng và nhạt dần xuống phần bụng. Mút vây lƣng, vây đuôi
có màu vàng cam hoặc đỏ cam. Mút vây bụng, vây ngực, vây hậu môn có màu vàng
nhạt, vây đuôi chia thùy cân đối và miệng dƣới, viền môi khớp khiến cho môi cá
kinh động khi kiếm mồi ở đáy (Trần Đình Trọng, 1966)[13].

2.2.1.4. Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ cá chép có biên độ chịu nhiệt rộng, chúng có thể sống đƣợc ở lớp
nƣớc bên dƣới lớp nƣớc đóng băng vào mùa đông ở Châu Âu đến nhiệt độ cao vào
mùa hè ở vùng nhiệt đới (Sở KHCNMT An Giang, 2000)[15]. Khoảng nhiệt độ

thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cá Chép là 200C-270C (Bulton,
1995) [16].
Độ mặn cá sống chủ yếu trong nƣớc ngọt nhƣng cũng có thể sống trong nƣớc
lợ với độ mặn khoảng 14 ppt (Võ Văn Chi, 1993)[2].
Oxy hòa tan thuộc loại cá sống tầng đáy cho nên ngƣỡng oxy tƣơng đối thấp.
Hàm lƣợng oxy hòa tan thấp nhất ở mức 1ppm (Đỗ Hoàng Hiệp và cs,
2009)[4].
pH Cá chép có thể sống đƣợc ở pH từ 4 – 9 (Đỗ Hoàng Hiệp và cs, 2009)[4],
(Võ Văn Chi, 1993)[2]. Tuy nhiên pH thích hợp cho cá từ 7 – 8 (Dƣơng Nhựt Long,
2003)[9].
2.2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Chép là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy, thành phần thức ăn
thay đổi theo tuổi và thời gian phát triển khi nhỏ ( cá bột- cá hƣơng) cá ăn sinh vật
phù du và thức ăn lắng đáy, cá trƣởng thành ăn sinh vật đáy nhƣ: Giun, trai, ốc, côn
trùng, mùn bã hữu cơ, hạt củ thân non.


9
Cá chép nuôi trong ao có thể ăn tạp, từ giai đoạn cá bột đến cá hƣơng (2-3cm)
cá ăn chủ yếu là động vật phù du. Khi kích thƣớc từ 5cm trở lên cá ăn tạp nhƣ cá
trƣởng thành.
Thức ăn ƣa thích tự nhiên của cá là động vật đáy, ấu trùng, côn trùng, giáp
xác,… Ngoài ra ăn các loại thức ăn nhân tạo nhƣ mầm thực vật…
Giai đoạn cá bột lên hƣơng:
Cá mới nở dinh dƣỡng bằng noãn hoàng, sau khi nở đƣợc 3-4 ngày cá bắt đầu

ăn động vật phù du cỡ nhỏ.
Sau khi nở đƣợc 7-10 ngày cá dài 10-13,5mm các vây hình thành rõ ràng hàm
trên bắt đầu xuất hiện răng sừng. Cá đã chủ động bắt mồi thức ăn chủ yếu là động
vật phù du cỡ nhỏ. Ngoài ra cá còn ăn ấu trùng muỗi cỡ nhỏ.
Sau khi nở đƣợc 15-25 ngày cá dài 15-25mm, toàn thân có vảy bao bọc miệng
xuất hiện chồi râu. Cá hoàn toàn chủ động bắt mồi. Thành phần thức ăn bắt đầu thay
đổi thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy cỡ nhỏ.
Sau khi nở đƣợc 20-28 ngày, thân dài 19-28mm vây vảy hoàn chỉnh cá
chuyển sang sống đáy, cá ăn động vật đáy là chính.
Giai đoạn cá trƣởng thành: Cá ăn sinh vật đáy là chủ yếu nhƣ giun nƣớc, ấu trùng,
mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật, các loại thức ăn chế biến nhƣ cám gạo bột mỳ, bã đậu,
khô dầu, các loại thức ăn công nghiệp. (Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, 1996) [11].
2.2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá Chép cũng nhƣ các loài cá nuôi
khác phụ thuộc vào vĩ độ và chế độ dinh dƣỡng. Cá Chép Hungary, cá Chép Nhật
Bản nuôi tại Việt Nam thành thục sau 1 năm tuổi. Cá Chép Việt Nam sau 1 năm đã
thành thục về tuyến sinh dục. Cá Chép Bắc Á, cá Chép châu Âu thƣờng từ 4-5 tuổi
mới thành thục (Nguyễn Dƣơng Dũng, 2005)[3]
2.2.1.7. Mùa vụ và tập tính sinh sản
Trứng cá chép thuộc loại trứng dính, cá càng nhỏ đƣờng kính trứng càng bé và
ngƣợc lại. Đƣờng kính trứng biến thiên từ 1,2 ÷ 1,8mm. Trong điều kiện tự nhiên,
mùa vụ sinh sản tập trung vào mùa Xuân và mùa Thu. Nhƣng trong điều kiện sinh
sản nhân tạo, cá chép có thể sinh sản quanh năm (đặc biệt là ở miền Trung và miền
Nam Việt Nam).


10
Ở miền Bắc, cá đẻ nhiều lần trong năm nhƣng tập trung vào hai vụ chính là vụ
Xuân (tháng 3 ÷ 4), khi nhiệt độ nƣớc 180C trở lên, vụ Thu đẻ vào tháng 9 ÷10.
Các tỉnh miền Nam, cá chép đẻ quanh năm nhƣng tập trung vào mùa mƣa. Cá

thành thục ngay trong vực nƣớc nó sống. Với điều kiện tự nhiên, cá thƣờng đẻ vào
sáng sớm và có thể kéo dài đến 8÷9 giờ sáng.
Nhiệt độ sinh sản thích hợp từ 20÷22OC, có nƣớc mới kích thích hoặc thời tiết
từ lạnh chuyển sang ấm, có mƣa, có vật bám (giá thể) cho trứng.
2.2.1.8. Sức sinh sản
Sinh sản là một khâu của chu trình sống của cá, đảm bảo cho sự tái sản xuất
của chủng quần và bảo vệ loài.
Số lƣợng trứng đếm đƣợc trong toàn bộ noãn sào cá cái trong sinh thái học
đƣợc gọi là sức sinh sản tuyệt đối hay sức sinh sản cá thể. Còn số lƣợng trứng đƣợc
tính trên một đơn vị trọng lƣợng cơ thể đƣợc gọi là sức sinh sản tƣơng đối.
Sức sinh sản là sự thích nghi đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài. Sức
sinh sản của cá chép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: Tuổi cá, kích thƣớc và chế
độ dinh dƣỡng.
Chế độ dinh dƣỡng gây ra biến đổi rất lớn. Với cá Chép Việt, lƣợng trứng tăng
nhanh từ tuổi thứ 3 đến tuổi thứ 5, sau đó tăng lên không đáng kể. Trung bình 1kg
cá cái đẻ đƣợc 10 vạn trứng.
Bảng 2.1: Sức sinh sản của cá chép
Trọng lƣợng cá (Kg)

Số lƣợng trứng

0,3

30.000 – 40.000

0,5

60.000 – 80.000

0,7


80.000 – 90.000

1,0

120.000 – 140.000

2,5

320.000 – 600.000
(Theo Nguyễn Duy Hoan, 2006[5])


11
Cá Chép có lƣợng chứa trứng cao khi vùng nƣớc có nguồn dinh dƣỡng tốt và
ngƣợc lại dinh dƣỡng không tốt, không những ít trứng mà thậm chí cá bố mẹ không
thành thục.
2.2.2. Sản xuất giống cá nhân tạo
Khi cá cái đã có trứng, cá đực có tinh, vào đầu mùa mƣa, chúng thƣờng cùng
nhau lên thƣợng nguồn của các con sông, vào các dòng suối…
Vào những ngày mƣa, khi nƣớc sông, suối chảy mạnh, cá cái đẻ trứng, cá đực
thụ tinh. Trứng sẽ nở ra cá bột và phát triển thành cá con. Tùy vào mỗi loại cá mà
chúng có nhiều phƣơng thức đẻ trứng và bảo vệ con của mình.
Tuy nhiên, ở ngoài tự nhiên, cá con hay trứng đều gặp rất nhiều yếu tố rủi ro,
nên tỷ lệ tồn tại rất thấp. Ƣu điểm của cá đẻ ngoài tự nhiên là con sinh ra khá khẻo
mạnh, vì sự khắc khe của chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên nhƣợc điểm của hiện tƣợng
này là con ngƣời không kiểm soát đƣợc, việc thu hồi cá con với số lƣợng đủ lớn là
rất khó khăn.
Để khắc phục tình trạng trên con ngƣời đã tìm ra phƣơng pháp đó là “sinh sản
nhân tạo”, tức là cho cá đẻ dƣới sự kiểm soát của con ngƣời.

Nguyên lý của phƣơng pháp này là: Cá trƣởng thành đƣợc nuôi trong chế độ
nuôi đặc biệt (gọi là nuôi vỗ) để có trứng, sau đó trứng đƣợc tạo điều kiện để chín
(thành thục), khi đã có cá bố mẹ với trứng đủ chín và cá bố tƣơng tự, ngƣời ta tiêm
một số hormone sinh dục để cá cái đẻ trứng, lấy tinh trùng (sẹ) của cá đực gieo tinh
trong điều kiện kiểm soát. Nhƣ vậy, trứng và các con có thể thu đƣợc với một số
lƣợng lớn.
Trong một số hoàn cảnh, ngƣời ta chọn cá bố mẹ, sau khi tiêm kích dục tố
xong, ngƣời ta cho chúng đẻ trong các dụng cụ đặc biệt gọi là bể đẻ, chúng sẽ tự đẻ
và tự thụ tinh, ngƣời ta thu trứng và ấp nở trong các dụng cụ chuyên dụng.


12
2.2.2.1. Quy trình sản xuất giống
Cá bố mẹ trong ao nuôi vỗ

Kéo bắt cá, thăm trứng và sẹ, cân trọng lƣợng

Mang vào bể đẻ (Thả riêng đực và cái)
Pha
kích dục
tố

Tiêm kích dục tố và thả vào bể đẻ

Thả bèo

Khoảng 10 tiếng sau tiêm
Cá đẻ trứng dính vào giá thể

Vớt bèo – Bắt cá ra ao nuôi vỗ trở lại – Thả bèo trở lại


Ấp trứng (Trứng bám vào giá thể)
1 ngày sau
Trứng bắt đầu nở
2 ngày sau
Lòng đỏ
trứng

Cá bột (trứng đã nở hoàn toàn)
2 ngày sau

Cải tạo ao

Ra ao

Ƣơng cá bột lên cá hƣơng
Thức ăn,
Phân bón

Quản lý,
chăm sóc
Ƣơng cá hƣơng lên cá giống

Cá giống


13
2.2.2.2. Thuyết minh quy trình
a) Nuôi vỗ
Bảng 2.2: Ao nuôi vỗ cá bố mẹ

Loại


Diện
tích

Cá cái

2.000m2

Cá đực 1.500m2

Mức
nƣớc

Lớp bùn

sâu

dày 0,15 -

1,5m

0,2m

sâu

dày 0,15 -

1,5m


0,2m

Bờ

Cao

pH

Hàm
lƣợng
oxy

Nhiệt
độ

6,5

Mật độ
10kg/100m2

÷8
2mg/l

25÷270C
15kg/100m2

Cao 6,5÷8

Quy trình nuôi vỗ cá đực và cá cái đƣợc nuôi riêng, vì cá chép có thể đẻ ngay

trong vực nƣớc nó sống khi có điều kiện thuận lợi.
Thời gian nuôi vỗ: kéo dài khoảng 5 tháng. Đƣợc chia làm 2 giai đoạn:
 Nuôi vỗ tích cực
 Nuôi vỗ thành thục
 Nuôi vỗ tích cực
Bảng 2.3: Chế độ chăm sóc nuôi vỗ tích cực cá bỗ mẹ
Thời gian nuôi vỗ tích cực
Tên
Thức
ăn
Phân
bón

Cám gạo

Phân chuồng đã ủ hoai

3 tháng
Hàm lƣợng
0,35

kg/m2

ao
12kg/100m2

Cách thức áp dụng
Cho ăn 2 lần/ngày, vào lúc trời mát.
+ buổi sáng: 8 -9 h
+ buổi chiều: 3- 4h

Rãi đều quanh ao, 2 lần/ tuần
Thƣờng xuyên kiểm tra màu nƣớc,
đảo lá dầm, và vớt xác khi đã rục

Kiểm tra, chăm sóc

hết. Cuối giai đoạn nuôi vỗ, cần
kéo lƣới kiểm tra cá đã đạt yêu cầu
nuôi vỗ tích cực chƣa.


14
- Nuôi vỗ thành thục
Bảng 2.4: Nuôi vỗ thành thục cá bỗ mẹ
Thời gian nuôi vỗ
thành thục
Tên

2 tháng
Hàm lƣợng

Cách thức áp dụng
Cho ăn 2 lần/ngày, vào lúc trời
mát.
Thức ăn Thóc mầm
1 % trọng lƣợng cá
+ buổi sáng: 8 -9 h
+ buổi chiều: 3- 4h
Phân
Phân chuồng Giảm ´ so với Rãi đều quanh ao, 2 lần/ tuần

bón
đã ủ hoai
nuôi vỗ tích cực
Giống nhƣ nuôi vỗ tích cực. Chú
Kiểm
ý kéo lƣới kiểm tra định kỳ:
tra, chăm
+ Tháng đầu: 15 ngày/lần.
sóc
+ Tháng thứ hai: 7 ngày/lần.
+ Tháng đầu: 15 ngày thay
Chế độ
nƣớc/ lần. Mỗi lần bằng 1/3
kích
lƣợng nƣớc ao.
nƣớc
+ Tháng thứ hai: 7 ngày/ lần. 1/3
lƣợng nƣớc ao.
b) Chọn cá, thăm trứng và sẹ
- Chọn cá cái:
Chọn những cá thể khỏe mạnh, bụng to, mềm, nếu ngửa bụng cá lên, buồng
trứng xệ sang hai bên, lỗ sinh dục đỏ hồng. Lúc này sử dụng que thăm trứng để thử
trứng. Tính đàn hồi của bụng cá mẹ là một trong những tiêu chuẩn đáng chú ý để
chọn cá đẻ.
- Chọn cá đực:
Chọn những cá thể khỏe mạnh. Khi vuốt nhẹ bụng cá gần phần phụ sinh dục
có sẹ đặc quánh nhƣ sữa đặc trong lon chảy ra là đƣợc.
Trƣớc khi cho cá đẻ, rất hạn chế tiếp xúc lâu với cá bố mẹ để tránh stress cho
cá. Bởi nếu cá bị stress, cá có thể không đẻ hoặc dẫn đến kết quả đẻ không cao.


 Thăm trứng
Sử dụng que thăm trứng có độ dài 45 cm, dạng ống dài, một đầu bịt kín và một
đầu hở. Bắt ngửa cá nằm trong băng ca. Dùng que thăm trứng đƣa vào lỗ sinh dục.
Lấy trứng từ hai bên buồng trứng cho ra chén có nƣớc sạch. Quan sát thấy trứng
tròn căng, rời nhau và có màu trắng xanh là đƣơc.


15
c) Tiêm kích dục tố cho cá

 Lý thuyết về kích dục tố
Khi tuyến sinh dục của các loài cá nuôi đã đạt đƣợc mức độ thành thục hoàn
toàn, trứng chín thì sẽ diễn ra hai quá trình tiếp theo, đó là rụng trứng và đẻ trứng.
Khi tế bào trứng đã phát dục thành thục và tách khỏi màng follicle rơi vào
xoang buồng trứng gọi là quá trình rụng trứng. Lúc này trứng ở trạng thái lƣu động
tự do. Sau khi trứng rụng, trứng từ xoang buồng trứng đƣợc đƣa ra ngoài qua lỗ sinh
dục của cá cái gọi là sự đẻ trứng.
Khi tuyến sinh dục của cá bố mẹ phát triển đến cuối giai đoạn IV, nếu bị kích
thích bởi một lƣợng hormone sinh dục có nồng độ nhất định và trong một khoảng
thời gian nhất định, khi đó sẽ xảy ra những chuyển biến về sinh lý trong cơ thể cá.
Lúc này, dƣới tác dụng của thần kinh thể dịch, đặc biệt là tác dụng của hormone
sinh dục, tế bào follicle nhanh chóng thành thục. Tế bào lớp trong của follicle trở
thành hình lập phƣơng, phình to và nhanh chóng tiết ra dịch thể (noãn dịch) nhiều
trong xoang buồng trứng, về sau các nang trứng thƣờng tách ra và vỡ. Tiếp đó thể
tích buồng trứng tăng lên rõ rệt, khoảng 35%

Ngoại cảnh
Kích dục tố

Thần kinh trung ƣơng

(Hypothalamus)

Cơ quan
ngoại cảm
Hệ tuần hoàn

Thần
kinh chi
tiết

Tuyến yên
(Hypophysis
)

Hƣớng tác động:

Tuyến sinh
dục

Hƣớng phản hồi ngƣợc
lại:

Rụng trứng,
tiết tinh

Hình 2.1: Nguyên lý sinh sản của cá nuôi trong điều kiện nhân tạo


16
 Loại kích dục tố dùng cho sinh sản cá Chép

+ LH –RHa (Luteotropin Releasing Hormoned Ala Analog)
Đây là một loại kích dục tố tổng hợp, có tác động vào não thùy cá để chúng có
thể tự sinh sản ra hormon sinh dục.
Hormone LH-RHa còn gọi là Prolan A. Từ lâu các nhà nghiên cứu kích dục tố
sinh sản đã biết rằng Hypothalamus (vùng dƣới đồi) điều khiển sự làm việc của
tuyến yên thong qua thần kinh thể dịch. Trong đó bao gồm hai hormone quan trọng
là FSH – RH (Follicle Stimulating Hormone – Releasing Hormone) và LH – RHa
(Luteotropin Releasing Hormoned Ala Analog). Theo các nhà khoa học Trung
Quốc, hormone này là một decapeptid gồm những acidamin nhƣ: Glutamine,
Histidine, Trytophan, Serine, Tyrosine, Glycine, Leucine, Arginine, Proline và
Lyzine.
LH-RHa đƣợc chiết xuất từ hormon sinh dục các loài động vật. Chúng có
nhiều nhiều nhóm tƣơng tự : LH-RHa1, LH-RHa2, LH-RHa3. Sau khi tiêm LH –
RHa cho cá chép thì hàm lƣợng kích dục tố trong máu tăng lên.
+DOM
Trong tuyến yên của cá, ngoài các hormone sinh dục, còn tiết ra một chất quan
trọng khác có tác dụng ức chế quá trình tiết kích dục tố cơ bản (sản ra kích dục tố tự
phát) mà còn ức chế cả sự tiết kích dục tố dƣới ảnh hƣởng của LH – GHA, đó là
chất Dophamin. Để làm giảm tác dụng của chất ức chế, ngƣời ta tiêm thêm chất
kháng Dopamin là Doperidom (DOM).
 Liều dung
Bảng 2.5: Liều lƣợng kích dục tố tiêm cho cá chép
Loại kích dục tố

Liều lƣợng

Đơn Vị Tính

DOM


5

mg/kg

LRH – A

10

μg/kg
(Nguyễn Tường Anh (1999) [1])


17
 Kỹ thuật tiêm
Đặt cá vào trong băng ca (đối với cá lớn) chìm dƣới nƣớc, lật ngửa cá và tiêm
vào xoang gốc vây ngực ở phần da, kim tiêm tạo thành một gốc 450 so với thân cá.
Tránh tiêm vào cơ vây, vì sẽ làm thối vây.
d) Cho cá đẻ
Sau khi tiêm kích dục tố cho cá xong, thả chung cá đực và cá cái vào một bể.
Sau thời gian khoảng 9 – 10 tiếng, cá động hớn và rƣợt đuổi nhau. Cá cái đẻ trứng,
cá đực phóng tinh trùng. Trứng đẻ ra bám vào rễ bèo. Những trứng đƣợc thụ tinh sẽ
đƣợc ấp nở và phát triển. Những trứng không đƣợc thụ tinh sẽ bị phân hủy trong
môi trƣờng.
e) Ấp nở
Nguyên lý ấp nở: Trứng sau khi thụ tinh, đƣợc chứa ngay trong bể ấp để ấp
nở. Đặc điểm sinh lý hô hấp của trứng là tự động, theo nguyên lý: O 2 từ môi trƣờng
sẽ trao đổi với O2 trong trứng do có hàm lƣợng cao hơn, ngƣợc lại CO2 từ trứng sẽ
thoát ra môi trƣờng nƣớc do nồng độ CO2 trong nƣớc thấp hơn.
“Tạo môi trƣờng (nƣớc ấp) có nồng độ O2 cao và CO2 thấp, các chất thải của
trứng và cá con sau khi nở (chủ yếu CO2) đƣợc dẫn khỏi môi trƣờng bằng cách tạo

dòng nƣớc sạch chảy qua các hạt trứng. Nhƣ vậy về nguyên tắc, không cần khối
lƣợng nƣớc chảy nhiều mà cần nƣớc giàu O2”.

 Một số yếu tố sinh thái có quan hệ đến quá trình phát triển của phôi
 Hàm lượng oxy hòa tan
Lƣợng tiêu hao oxy của phôi cá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong và
bên ngoài. Trong cùng một cơ thể tiêu hao oxy ở các giai đoạn khác nhau thì khác
nhau. Hoạt động này cũng khác nhau khi ở điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Lƣợng tiêu hao oxy của phôi cá thƣờng cao ở giai đoạn trƣớc và sau khi nở,
đặc biệt là giai đoạn cá bột, sau đó giảm dần.


18
 Nhiệt độ nước
Phạm vi thích ứng nhiệt độ nuôi đối với các loài cá khác nhau thì khác nhau.
Tốc độ phát dục của phôi thai cá nuôi chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nhiệt độ. Nhiệt
độ nƣớc cao thì quá trình phát triển của phôi cá nhanh và ngƣợc lại. Khi ấp trứng cá
ở nhiệt độ thích hợp sẽ thu đƣợc tỷ lệ nở cao và cá bột có chất lƣợng tốt.
Nhiệt độ nƣớc ấp còn là nguyên nhân của hiện tƣợng dị hình ở cá. Hiện tƣợng
dị hình xuất hiện vào giai đoạn cuối của quá trình phát triển phôi, thai phôi cong và
các bộ phận đầu và đuôi bị cong. Khi nhiệt độ nƣớc vƣợt quá ngƣỡng thích ứng của
phôi cá, phôi sẽ xảy ra hiện tƣợng dị hình. Đặc biệt khi nhiệt độ nƣớc ấp càng cao,
tỷ lệ dị hình càng tăng.
Trong quá trình ấp trứng, nếu nhiệt độ tăng lên một cách từ từ trong phạm vi
thích hợp, phôi cá phát triển tốt hơn ở nhiệt độ thích hợp ổn định.

 Dụng cụ ấp trứng
 Bể vòng
Nguyên mẫu, dụng cụ ấp trứng, bể vòng đƣợc xây dựng đầu tiên tại Trung
Quốc, vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX

 Hình dạng, kích thước
Xây bằng gạch, hình vành khăn, đƣờng kính trong từ 0,8÷1m, khoảng vành khăn
công tác ấp trứng rộng khoảng 0,3÷0,5m và đƣờng kính ngoài rộng khoảng 4÷5m.
Nƣớc ấp để ấp trứng đƣợc cấp vào phần vành khăn qua van điều tiết và hệ
thống vòi phun (10 cái) đặt ở đáy vành khăn. Nƣớc tiêu từ vành khăn đƣợc chọn lọc
qua lƣới, chảy vào lõi bể (hình trụ) rồi thoát ra ngoài theo ống tiêu đặt ngầm dƣới
đáy bể. Nhờ cấu tạo nhƣ vậy, nƣớc trong vành khăn luôn chảy thành dòng liên tục,
quay tròn.
 Ưu điểm
 Có thể ấp trứng từ lúc thụ tinh đến khi tiêu hết noãn hoàng (sau khi nở 3
ngày) mà không phải di chuyển nhƣ khi ấp bằng bình Weis.


×