Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh khối của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) thuần loài tại xã Đôn Phong huyện Bạch thông tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

HOÀNG VĂN DIỆM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH KHỐI CỦA
RỪNG VẦU ĐẮNG (INDOSASA ANGUSTATA MC. CLURE)
THUẦN LOÀI TẠI XÃ ĐÔN PHONG, HUYỆN BẠCH
THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

HOÀNG VĂN DIỆM



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH KHỐI CỦA
RỪNG VẦU ĐẮNG (INDOSASA ANGUSTATA MC. CLURE)
THUẦN LOÀI TẠI XÃ ĐÔN PHONG, HUYỆN BẠCH
THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: K45 – QLTNR – N02
: 2013 – 2017
:TS. Trần Công Quân

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả thực hiện trình bày trong khoá luận là quá trình theo

dõi, điều tra tại cơ sở thực tập hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

TS. Trần Công Quân

Ngƣời viết cam đoan

Hoàng Văn Diệm

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại nhà
trường. Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã bước đầu được tiếp cận với
kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp em nâng cao kiến thức, nắm được
phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu so với những gì em đã tiếp thu
được ở trường. Tạo điều kiện cho mình một tác phong làm việc nghiêm túc,
đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay. Góp phần vào công cuộc
đổi mới đất nước, giúp cho nghành lâm nghiệp nước ta ngày càng phát triển
và hoàn thành tốt khóa học của mình.
Được sự đồng ý và nhất trí của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
khoa Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: TS.Trần Công
Quân, em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh khối của
rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) thuần loài tại xã Đôn
Phong, huyện Bạch thông, tỉnh Bắc Kạn”.
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn

thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân tại địa bàn nghiên cứu.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS.Trần
Công Quân – Giảng viên khoa Lâm Nghiệp - Giáo viên hướng dẫn em trong
quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến
thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em
những thiếu sót và sai lầm của mình giúp em chỉnh sửa kịp thời để hoàn thành
bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn động viên, theo
dõi sát sao và cũng là người thúc đẩy em trong mọi công việc để em hoàn
thành tốt đợt thực tập của mình đúng theo kế hoạch và thời gian cho phép của
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.


iii

Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Chủ tịch UBND xã
Đôn Phong, cùng các cán bộ, phòng ban, công chức UBND xã Đôn Phong đã
cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, vì hạn chế về kiến thức và
chuyên môn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô
và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Văn Diệm



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Đôn Phong .................................... 24
Bảng 4.1. hiện trạng về rừng Vầu tại xã Đôn Phong .................................... 39
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp phân bố N/D ......................................................... 40
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp phân bố N/H ......................................................... 42
Bảng 4.4. Sinh khối tươi trung bình cây cá lẻ ở Bắc Kạn ............................ 44
Bảng 4.5. Sinh khối tươi cây Vầu đắng theo 03 cấp mật độ ........................ 45
Bảng 4.6. Đặc điểm sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng ........ 47
Bảng 4.7. Đặc điểm sinh khối tươi lâm phần Vầu đắng thuần loài .............. 50
Bảng 4.8. Sinh khối khô trung bình cây cá lẻ ở tỉnh Bắc Kạn ...................... 52
Bảng 4.9. Sinh khối khô cây Vầu đắng theo 03 cấp mật độ ......................... 53
Bảng 4.10. Sinh khối khô của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng ................ 55
Bảng 4.11. Đặc điểm sinh khối khô lâm phần Vầu đắng thuần loài ............ 57


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí OTC, ô thứ cấp, ô dạng bản. ........................................ 32
Hình 4.1. Biểu đồ quy luật phân bố mật độ/đường kình (N/D) ....................... 41
Hình 4.2. Biểu đồ quy luật phân bố mật độ/chiều cao (N/H) .......................... 43
Bảng 4.5. Sinh khối tươi trung bình cây cá lẻ ở Bắc Kạn................................ 44
Hình 4.3. Biểu đồ lượng sinh khối tươi cây Vầu đắng theo 3 cấp mật độ ....... 46
Hình 4.4. Biểu đồ lượng sinh khối tươi của cây bụi ........................................ 48
Hình 4.5. Biểu đồ lượng sinh khối tươi của vật rơi rụng ................................. 49
Hình 4.6. sinh khối tươi lâm phần rừng Vầu đắng tự nhiên thuần loài .......... 51

Hình 4.7. Biểu đồ lượng sinh khối khô cây Vầu đắng 3 cấp mật độ..................... 54
Hình 4.8. Biểu đồ lượng sinh khối khô của cây bụi và thảm tươi......................... 55
Hình 4.9. Biểu đồ lượng sinh khối khô của vật rơi rụng ................................. 56
Hình 4.10. Biểu đồ sinh khối khô lâm phần Vầu đắng ........................................ 58


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CDM

Nghĩa đầy đủ của từ
: Clean Development Mechanism
(Cơ chế phát triển sạch)

CBTT

: Cây bụi thảm tươi

CS

: công sự

D 1.3

: Đường kính ngang ngực bình quân

D1.3


: Đường kính ngang ngực

H dc

: Chiều cao dưới cành

H vn

: Chiều cao vút ngọn

H vn

: Chiều cao vứt ngọn bình quân

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KH

: Kế hoạch

N

: Mật độ

ODB

: Ô dạng bản


OTC

: Ô tiêu chuẩn

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

SKK

: Sinh khối khô

SKT

: Sinh khối tươi

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân

VRR

: Vật rơi rụng



vii

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 3
1.3. nghĩa của đề tài........................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: .................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 5
2.1.1. Công ước Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu .......................................... 5
2.1.2. Quá trình quang hợp ở thực vật ............................................................... 6
2.1.3. Thị trường các bon ................................................................................... 7
2.1.4. Công cụ đánh giá nhanh trữ lượng ........................................................... 8
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ............................................. 9
2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 9
2.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước ........................................................... 15
2.2.3. Nghiên cứu về cây Vầu đắng ................................................................. 19
2.2.4 Nhận xét chung ....................................................................................... 22
2.4. tổng quan khu vực nghiên cứu .................................................................. 23
2.4.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ........................................................... 23
2.4.2. Các nghuồn tài nguyên ........................................................................... 24
2.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 26
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 29

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 29


viii

3.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 30
3.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài ................................................... 30
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................. 31
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 39
4.1. Hiện trạng phân bố số câ y Vầ u đắ ng tại xã Đôn Phong

, huyện Bạch

Thông, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................ 39
4.2. Đặc điểm cấu trúc rừng Vầu đắng khu vực nghiên cứu (cấ u trúc mâ ̣t đô ̣,
quy luật phân bố N/D1,3, N/Hvn ....................................................................... 39
4.2.1. Quy luật phân bố N/D ............................................................................ 39
4.2.2. Quy luật phân bố N/H ............................................................................ 41
4.3. Nghiên cứu sinh khối rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Đôn Phong, huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ............................................................................... 43
4.3.1. Đặc điểm sinh khối tươi lâm phần Vầu đắngthuần loài ......................... 43
4.3.2. Đặc điểm sinh khối khô lâm phần Vầu đắng thuần loài ........................ 51
4.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững trong rừng Vầu
đắng ở khu vực nghiên cứu .............................................................................. 58
4.4.1. Các giải pháp quản lý ở địa phương ...................................................... 58
4.4.2. Các giải pháp quản lý ở cấp cộng đồng ................................................. 59
PHẦN 5. KẾT LUẬN, VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 60
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 60
5.3. Kiến nghị ................................................................................................... 61



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã
được ký tại Rio de Janeiro - Brazil năm 1992 với sự tham gia của gần 160
quốc gia trên toàn thế giới. Nghị định thư Kyoto ra đời nhằm đạt được sự thỏa
thuận về giảm phát thải khí nhà kính của các nước . Để nhằm chố ng la ̣i biế n
đổ i khí hâ ̣u toàn cầ u có hiệu quả hơn , chương trình “ Giảm phát thải thông
qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng” (REDD) và tăng cường đa
dạng sinh học (REED+) bởi các nhà khoa ho ̣c nhâ ̣n đinh
̣ rằ ng mấ t rừng và suy
thoái rừng tự nhiên đóng góp khoảng

20% lươ ̣ng khí CO 2 phát thải ra khí

quyể n.
Viê ̣t Nam là mô ̣t trong 47 quố c gia đầ u tiên đươ ̣c Liên Hiê ̣p Quố c lựa
chọn để thí điểm triển khai chương trình hợp tác của Liên hiệp quốc về giảm
phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển

(UN-

REDD) với tổ ng số vố n viê ̣n trơ ̣ trong giai đoa ̣n I là 4,38 triê ̣u USD (giai đoa ̣n
2009 – 2011). Giai đoạn II của Chương trình UN–REDD triển khai trong
vòng 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 được thực hiện theo Kế hoạch hành
động Quốc gia REDD+ ở 6 tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận,
Lâm Đồng, Cà Mau, với khoản ngân sách tài trợ không hoàn lại khoảng 100

triệu USD.
Một loạt các văn bản pháp lý như Nghị định 48/2007/NĐ-CP ngày
28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp định giá các loại
rừng; Quyết định 380-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thí
điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quyết định
158/QĐ-TT ngày 02/12/2008 của Thủ tướng chính phủ về chương trình


2

mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó việc giảm lượng
CO2 phát thải . Mặc dù hành lang pháp lý cho việc thực hiện chi trả dịch vụ
môi trường rừng bao gồm cả khả năng lưu trữ các bon là đã có cơ sở ở
nước ta, nhưng việc thực thi còn rất nhiều cản trở do chúng ta chưa có đủ
cơ sở khoa học cũng như thực tiễn cho việc xác định khả năng lưu trữ các
bon của từng loại rừng.
Ở Việt Nam hiện nay các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên
cứu sinh khối và khả năng lưu trữ các bon của một sốdạng rừng trồng. Rừng tự
nhiên, đặc biệt là rừng vầu, tre nứa là đối tượng có cấu trúc rất phức tạp, do vậy
việc nghiên cứu sinh khối và khả năng lưu trữ các bon cho đối tượng rừng này là
rất khó khăn và cho tới nay chưa được tiến hành hoặc tiến hành nhỏ lẻ thiếu hệ
thống.
Rừng Vầu đắng là loại rừng thứ sinh hình thành sau khi rừng gỗ
nguyên sinh bị phá hoại. Vầu đắng là loài tre không gai, thân ngầm dạng
roi, thân tre mọc phân tán từng cây, phát triển rất tốt dưới tán thưa của rừng
cây gỗ nhất là ở các khe hẻm , thung lũng. Vầu đắng là loài điển hình cho
nhóm mọc tản, có kích thước thân lớn của nước ta. Kích thước cây trung
bình: Thân cao 18m, đường kính 10cm, lóng dài 35cm, vách thân dầy 1 cm,
thân tươi nặng 30kg. Vầu đắng mọc tự nhiên và có nhiều ở các tỉnh Lào

Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên,
cũng có và có thể phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La,
Hoà Bình, Thanh Hoá.
Xã Đôn Phong là một xã thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn có
diện tích 12.759,03 ha, trong đó diện tích rừng Vầu đắng thuần loài có
khoảng 58,98 ha, địa hình khá phức tạp chủ yếu là đồi núi. Hiện nay rừng vầu
đắng cũng chỉ được thừa nhận về giá trị kinh tế, phòng hộ.... về cấu trúc và
giá trị môi trường chưa có nghiên cứu đánh giá về cấu trúc sinh khối để làm


3

cơ sở cho phát triển và xác định giá trị đích thực của rừng vầu đắng đem lại
để có các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Vầu đắng trong thời
gian tới.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc và sinh khối của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure)
thuần loài tại xã Đôn Phong, huyện, Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” được đặt
ra là thật sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Đề tài thực hiện được một số mục tiêu sau:
- Xác định được đặc điểm cấu trúc rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Đôn

Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định được sinh khối (khối lượng) của lâm phần rừng Vầu đắng
thuần loài tại xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất được các gi ải pháp quản lý rừng nhằm nâng cao lượng các
bon tích lũy trong rừng Vầu đắng tại xã Đôn Phong, huyện Bạch thông, tỉnh

Bắc Kạn.
1.3.

Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Cung cấp thêm những kết quả nghiên cứu về sinh khối của rừng Vầu
đắng tại xã Đôn Phong, huyện, Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở
trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan.
Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn,
nắmđược phương pháp nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đưa ra các giải pháp quản lý bền vững, bảo vệ và phát triển rừng Vầu đắng.


4

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho các
cấp, các ngành trong việc xác định cấu trúc sinh khối trong thực tiễn sản
xuất rừng vầu đắng tại địa phương nói riêng và cho tất cả các địa phương
có rừng Vầu đắng nói chung.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Công ước Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

Đó là hiệp định LHQ làm ổn định các khí nhà kính trong khí quyển ở
một mức mà có thể ngăn chặn và hạn chế những biến đổi xấu của khí hậu.
Công ước LHQ về biến đổi khí hậu đó được thông qua trong hội nghị thượng
đỉnh về trái đất được tổ chức tại Rio de Janerio, 1992. Để đưa công ước này
vào hoạt động, tháng 12/1997 Nghị định thư Kyoto đã được đưa ra bàn về
giới hạn khí gây hiệu ứng nhà kính, và hiện nay công ước này đang được cụ
thể hoá.
Nghị định thư Kyoto cho phép các nước phát triển đạt được mục
tiêu/chỉ tiêu phát thải thông qua 3 cơ chế linh hoạt, gồm: Buôn bán lượng chi
tiêu phát thải giữa các nước phát triển với nhau; cùng tham gia thực hiện
(chuyển nhượng các chi tiêu phát thải giữa các nước phát triển, được kết nối
với các dự án giảm phát thải cụ thể); cơ chế phát triển sạch: (CDM - Clean
Development Mechanism) là một trong 3 cơ chế linh hoạt của Nghị định thư
Kyoto. Một trong những nội dung của Nghị định thư Kyoto là đưa vào áp
dụng các cơ chế gồm: “Cơ chế Đồng thực hiện (JI - Joint Implementation)”;
“Cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean Development Mechanism)”, và “Cơ
chế thương mại phát thải (ET - Emissions trading)”(dẫn theo Phạm Xuân
Hoàn (2005) [8].
Mục đích của CDM là giúp các bên không thuộc (các nước đang phát
triển) đạt được sự phát triển bền vững và đóng góp vào mục tiêu của Công
ước, đồng thời giúp các nước phát triển đạt được sự tuânthủ các chỉ tiêu giảm
phát thải khí nhà kính. Cơ chế CDM cho phép các nướcđang phát triển đạt
được một phần mục tiêu giảm phát thải bắt buộc của họ thông qua các dự án


6

trồng rừng tại các nước đang phát triển, mà sẽ làm giảm lượng phát thải hoặc
hấp thụ khí CO2 từ khí quyển.
Đến năm 2004 đã có 16 dự án về cố định cacbon qua việc trồng mới và

tái trồng rừng được thực hiện, trong đó châu Mỹ - Latinh có 4 dự án, châu
Phi có 7 dự án, châu Á có 5 dự án và 1 dự án liên quốc gia được thực hiện tại
các nước Ấn Độ, Brazil, Jordan và Kenya (FAO, 2004) [21].
Tại Mexico một dự án đang được thực hiện, mục tiêu của dự án là cung
cấp 18.000 tấn CO2/năm với giá 2,7 USD/tấn, dự án đã tập hợp trên 400
thành viên thuộc trên cộng đồng của 4 nhóm dân tộc thiểu số tham gia với
nhiều hệ thống nông-lâm kết hợp khác nhau. Kết quả của dự án đã làm tăng
lượng cacbon tích luỹ, tăng cường năng lực cộng đồng, khuyến khích phát
triển các hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững và góp phần bảo tồn đa
dạng sinh học (Phạm Xuân Hoàn, 2005) [8].
Tại Ấn Độ, một dự án nâng cao cố định cacbon đang được thực hiện
trong thời gian 50 năm, theo tính toán, khi kết thúc dự án có thể cố định được
từ 0,4-0,6 Mt cacbon, trong đó sau 8 năm, mỗi ha có thể cố định được 25,44
tấn, sau 12 năm có thể cố định được 41,2 tấn và sau 50 năm có thể cố định
được 8,8 tấn (tương đương khoảng 3 tấn C/ha). Tây Phi thông qua việc tăng
cường khả năng cố định cacbon của tràng cỏ Savannah (FAO, 2004) [21].
Nhìn chung, mục tiêu của các dự án về khả năng cố định cacbon biến
động rất lớn, từ 7 tấn/ha trong dự án tại vườn quốc gia Noel
Kempf Mercado ở Bolivia đến 129 tấn/ha trong dự án thực hiện tại vùng
Andean ở Ecuador (FAO, 2004) [21].
2.1.2. Quá trình quang hợp ở thực vật
Quang hợp là quá trình biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ cấu thực
vật có diệp lục. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Phương trình quang hợp


7

của thực vật như sau: 6CO2 + 6H2O = C6H12O6 + 6O2 + Q. Đây chính là
phương trình chứng minh khả năng hấp thụ khí CO2 của thực vật có chứa diệp lục.
Quang hợp là quá trình mà cơ thể thực vật biến đổi năng lượng ánh

sáng mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng hợp chất hữu cơ. Bản chất
của quá trình quang hợp là sự khử khí CO2 đến Hydratcacbon với sự tham gia
của năng lượng ánh sáng mặt trời do sắc tố của thực vật hấp thu.
Ý nghĩa cơ bản của quá trình quang hợp là lấy năng lượng tự do từ môi
trường xung quanh rồi tích lũy nó dưới dạng các phân tử hữu cơ bền vững.
Vai trò có một không hai của quang hợp là làm cho CO2 (sản phẩm cuối cùng
của sự phân giải các hợp chất hữu cơ) quay trở lại đi vào chu trình các chất trong
tự nhiên tạo thành chất hữu cơ ban đầu. Không có điều đó thì không tồn tại sự
sống.
2.1.3. Thị trường các bon
Tháng 8 năm 2001 thị trường về mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà
kính đã được khai trương ở London. Tại thị trường này trước tiên có 6
loại khí nhà kính sẽ được giao dịch trong đó quan trọng nhất là khí Cacbon
dioxit (C02). Đơn vị đo các loại hàng hóa khí thải nhà kính trên thị trường
được tính theo tấn khí CO2 và khối lượng quy đổi của các loại khí khác. Hiện
tại, khách hàng tham gia thị trường quốc tế tại London về chỉ tiêu phát thải
khí nhà kính gồm 34 tập đoàn và hơn 6000 doanh nghiệp nhỏ.
Tháng 12/2009 công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) đưa
ra bán đấu giá 350.000 CERS từ dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng
Đông là dự án phát triển sạch đầu tiên được chứng nhận giảm phát thải [18]
Tháng 4/2010 Tokyo đã khởi động chương trình buôn bán phát thải khí
các bon. trong chương trình này 1400 tổ chức chuyên sâu về năng lượng và
các bon của thành phố này phải đáp ứng các mục tiêu giảm thải ràng buộc về
mặt pháp lý. Giai đoạn đầu của chương trình này kéo dài tới năm 2014, trong


8

thời gian đó, các tổ chức tham gia sẽ phải cắt giảm phát thải các bon ở mức
6%. Những tổ chức nào không thể hoạt động trong hạn mức phát thải cho

phép kể từ năm 2011 sẽ phải mua giấy phép xả thải đề bù đắp lượng phát thải
vượt quá hoặc đầu tư vào các chứng chỉ năng lượng tái tạo hay các tín dụng
các bon. Những công ty nào không tuân theo các quy định mới sẽ nộp phạt
vàbị chính phủ lên án, những đơn vị nào không hoạt động trong hạn mức
phát thải sẽ bị ra lệnh cắt giảm phát thải 1,3 lần so với mức ban đầu trong suốt
giai đoạn đầu tiên của chương trình [19].
Theo nguồn tin từ Công ty phân tích thị trường Point Cacbon có trụ
sở tại Na Uy cho thấy sự phát triển vượt bậc cả về quy mô và giá trị giao
dịch của thị trường Cacbon. Năm 2005 giá trị giao dịch của thị trường tài
chính Cacbon đạt 10,908 tỷ10USD với khối lượng giao dịch khoảng 0,718 tỷ
tấn, năm 2006 đạt 31,235 tỷ USD với khối lượng 1,745 tỷ tấn, đến năm 2007
con số này đã đạt đến mức 64,035 tỷ USD cho 2,983 tỷ tấn và năm 2008 đã
tăng đến mức 126,345 tỷ USD cho mức giao dịch của 4,811 tỷ tấn. Năm 2009
do nh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên giá trị giao dịch của thị
trường Cacbon giảm, với khối lượng 8,2 tỷ tấn khí thải CO2 đã được trao đổi
trên thị trường mua bán hạn ngạch khí thải thế giới với giá trị giao dịch khoảng
135 tỷ USD [19].
2.1.4. Công cụ đánh giá nhanh trữ lượng
Các bon (RaCSA) là một trong 6 công cụ thuộc gói công cụ TULSEA hỗ trợ đàm phán trong quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên. Các
công cụ này được áp dụng tại 6 nước Đông Nam Á và Trung Quốc, trong
đó có Việt Nam.
Công cụ RaCSA được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản
phù hợp với hoàn cảnh địa phương nhằm hỗ trợ thảo luận giữa các bên liên
quan. Công cụ này giúp lượng hoá tích luỹ C một cách khoa học, ngoài ra


9

công cụ này còn hỗ trợ những hoạt động xoá đói giảm nghèo và cải thiện sinh
kế cho người dân vùng nông thôn.

RaCSA là công cụ đánh giá nhanh với chi phí thấp nhằm mục đích:
- Cung cấp số liệu tin cậy về dự trữ C tại một cảnh quan cụ thể cung
cấp số liệu về thay đổi khí thải trong quá khứ và những tác động của thay đổi
hiện trạng sử dụng đất đối với khí thải, không áp dụng hoặc áp dụng những
can thiệp cụ thể đối với sự phát triển hoặc bảo tồn dự trữ C.
- Xác định những vấn đề cơ bản trong mối tương quan giữa dự trữ C và
sinh kế, cơ hội để đạt được sự phát triển bền vững hơn.
- Cải thiện sự hiểu biết chia sẻ giữa các bên liên quan hướng tới FPIC
(những nguyên tắc về đồng thuận tự do và sẵn có) trong hợp đồng nhằm phát
triển hoặc duy trì dự trữ C.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
Richards P.W, Baur. G (1976), Odum (1971),... tiến hành. Các nghiên cứu
này đã đưa ra các quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành loài,
dạng sống và tầng phiến của rừng. Đây là những công trình nghiên cứu cơ sở
rất quan trọng và hệ thống giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cấu trúc của rừng,
đặc biệt là về cấu trúc hình thái và ngoại mạo.
Baur G. (1976), đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó
tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt
lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đã đưa ra những tổng
kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại


10

rừng cơ bản đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện
rừng mưa.

Một vấn đề nữa có liên quan đến cấu trúc rừng là phân loại rừng theo
cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở phân loại rừng theo xu
hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số
đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống
phân loại này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949),
UNESCO (1973),…trong nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này
khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật không tách rời khỏi hoàn cảnh
của nó và do vậy hình thành một hướng phân loại theo ngoại mạo sinh thái.
Khác với xu hướng phân loại rừng theo cấu trúc ngoại mạo chủ yếu mô
tả rừng ở trạng thái tĩnh, trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng thái động
Melekhov đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự
biến đổi của tổ thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau
trong quá trình phát sinh và phát triển của rừng. Nghiên cứu này đã chỉ rõ các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng cũng cần tiến hành theo các
giai đoạn khác nhau tùy theo sự biến đổi cấu trúc nội tại của rừng.
Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả đã có
ý kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng,
kiểu rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards (1952) phân rừng ở
Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 - 12 m, 12 - 18 m, 18 - 24
m, 24 - 30 m, 30 - 36 m và 36 - 42 m. Thực chất việc phân tầng này chỉ là
phân chia rừng thành các lớp chiều cao khác nhau một cách cơ giới (mỗi
tầng cách nhau 6 m). Odum E. P (1971) chưa thống nhất với ý kiến cho
rằng có sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600 m ở Puecto Rico và
cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả [24].


11

Li Yiqing (1929), đã nghiên cứu dự đoán động thái cấu trúc đường kính
loài Pinus yunnaensis trên những ô mẫu định vị và cho biết: Theo điều kiện

sinh trưởng của các cây cá thể được chia ra 4 loại như tăng trưởng đường kính
2 cm/năm, 1 cm/năm, đình trệ sinh trưởng và chết. Hai chỉ số độ lệch đường
kính bình quân và mật độ được sử dụng để mô hình hóa phân bố đường kính,
tác giả cũng đã đưa ra mô hình phỏng theo phân bố đường kính của loài với
đối tượng rừng tự nhiên [22].
Roemisch (1975) (theo Phạm Ngọc Giao, 1996) [6] đã nghiên cứu khả
năng dùng hàm Gammar để mô phỏng sự biến đổi theo tuổi của phân bố
đường kính cây rừng, xác lập quan hệ của tham số Beta với tuổi, đường kính
trung bình, chiều cao tầng trội và đi đến khẳng định quan hệ giữa tham số
Beta và chiều cao tầng trội là chặt chẽ nhất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đó
tác giả đã đề nghị mô hình xác định tham số Beta cho phân bố N/D của lâm
phần sau khi tỉa thưa như sau:
 '  a0  a1 .  a2 . 2  a3 .n  a4 .n 2  a5 . .n  a6 . .n 2

với  ' : Tham số phân bố Gamma sau tỉa thưa;  : Tham số phân bố
Gamma trước tỉa thưa; n là tỷ lệ phần trăm số cây tỉa thưa.
Kennel, R (1971) (dẫn theo Phùng Ngọc Lan (1986) xác định các đại
lượng đường kính nhỏ nhất (Dm), đường kính lớn nhất (DM) và mật độ (N)
thông qua quan hệ trực tiếp với tuổi theo dạng phương trình:
2

2

Dm = a0 + a1.A + a2.A ; DM = a0 + a1.A+ a2.A ; N = e

( a0 

a1 a2
 )
A A2


Giữa chiều cao và đường kính thân cây luôn có mối quan hệ chặt chẽ.
Đây là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản và quan trọng. Đã có nhiều
tác giả dùng phương pháp giải tích toán học để tìm ra các quy luật này như:
Naslund, M (1929); Prodan, M (1944); Assmann, E (1936); Hohenadl, W
(1936); Meyer, H.A (1952). Đã đề nghị các dạng phương trình sau:


12

H = a + b1.D + b2.D2;
H = a + b.logD;

H = a + b1.D + b2.D 2 + b3.D 3
H = a + b1.logD + b2.logD; H = k.Db

Khi nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều cao và
đường kính ngang ngực, tác giả Vagui, A.B (1955) khẳng định “đường cong
chiều cao thay đổi và luôn dịch chuyển lên phía trên khi tuổi tăng lên”, và Tiurin,
A.V (1972) (dẫn theo Phùng Ngọc Lan (1986), cũng đưa ra kết luận tương tự.
Prodan, M (1965); Haller, K.E (1973) cũng phát hiện ra quy luật: “Độ dốc
đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên”. Curis, R.O
(1967) đã mô phỏng quan hệ giữa chiều cao với đường kính và theo tuổi theo
dạng phương trình:
LogH = D + b1.

1
1
1
+ b2 . + b 3 .

D
A
D. A

Ionikas (1980); Lebedinski (1972) đã sử dụng và đo tính thể tích tán lá
cây sống để nghiên cứu năng suất rừng. Qua nghiên cứu nhiều tác giả đã đi
đến kết luận giữa đường kính tán và đường kính thân cây có mối quan hệ mật
thiết như nghiên cứu của Zieger; Erich (1928), Comer, O.A.N; Tuỳ theo loài
cây và các điều kiện khác nhau, mối liên hệ này được thể hiện khác nhau
nhưng phổ biến nhất là dạng phương trình đường thẳng:
DT = a + b.D1.3
Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi
các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu
lâm phần. Rollet B. L. (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và
đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường
kính tán bằng các dạng phân bố xác suất, Balley (1973) sử dụng hàm Weibull
để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông,... [26].
2.2.1.2. Nghiên cứu về sinh khối


13

“Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc
số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng”. Sinh khối là
một chỉ tiêu quan trọng thể hiện năng suất của rừng, sinh khối được dùng để
nghiên cứu một số chỉ tiêu khác như dinh dưỡng hoặc các chỉ tiêu về môi
trường rừng. Khi cơ chế phát triển sạch (CDM) xuất hiện, nghiên cứu sinh
khối giữ vai trò quan trọng hơn, được dùng để xác định lượng carbon hấp thụ
bởi thực vật rừng, góp phần định lượng giá trị môi trường do rừng mang lại.
Các nhà sinh thái rừng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến nghiên cứu sự

khác nhau về sinh khối rừng ở các vùng sinh thái, trên cơ sở đó nhằm xác
định, lượng hóa được khả năng hấp thụ CO2 tại các trạng thái rừng đó. Tuy
nhiên, việc xác định đầy đủ sinh khối rừng không dễ dàng, đặc biệt là sinh
khối của hệ rễ, trong đất rừng, nên việc làm sáng tỏ vấn đề trên đòi hỏi nhiều
nỗ lực hơn nữa mới đưa ra được những dẫn liệu mang tính thực tiễn và có sức
thuyết phục cao. Hệ thống lại có 3 cách tiếp cận để xác định sinh khối rừng
như sau:
Tiếp cận thứ nhất dựa vào mối liên hệ giữa sinh khối rừng với kích
thước của cây hoặc của từng bộ phận cây theo dạng hàm toán học nào đó.
Hướng tiếp cận này được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu (Whittaker,
1966; Smith và Brand, 1983) [27].
Tiếp cận thứ hai để xác định sinh khối rừng là đo trực tiếp quá trình
sinh lý điều khiển cân bằng Carbon trong hệ sinh thái. Cách này bao gồm việc
đo cường độ quang hợp và hô hấp cho từng thành phần trong hệ sinh thái
rừng (lá, cành, thân, rễ), sau đó suy ra lượng CO2 tích luỹ trong toàn bộ hệ
sinh thái (Woodwell và Botkin, 1970) [29].
Tiếp cận thứ ba được phát triển trong những năm gần đây với sự hỗ trợ
của kỹ thuật vi khí tượng học (micrometeological techniques). Phương pháp
phân tích hiệp phương sai dòng xoáy đã cho phép định lượng sự thay đổi của


14

lượng CO2 theo mặt phẳng đứng của tán rừng. Căn cứ vào tốc độ gió, hướng
gió, nhiệt độ, số liệu CO2 theo mặt phẳng đứng sẽ được sử dụng để dự đoán
lượng Carbon đi vào và đi ra khỏi hệ sinh thái rừng theo định kỳ từng giờ, từng
ngày, từng năm. Kỹ thuật này đã áp dụng thành công ở rừng thứ sinh Harward Massachusetts. Tổng lượng Carbon tích luỹ dự đoán theo phương pháp phân
tích hiệp phương sai dòng xoáy là 3,7 megagram/ha/năm. Tổng lượng Carbon
hô hấp của toàn bộ hệ sinh thái vào ban đêm là 7,4 megagram/ha/năm, điều đó
nói lên rằng tổng lượng Carbon đi vào hệ sinh thái là 11,1 megagram/ha/năm

(Wofsy và cs, 1993) [28].
Lieth, H (1964) [23] đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản
đồ năng suất,đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế “IBP”
(1964) và chương trình sinh quyển con người “MAB” (1971) đã tác động
mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối. Những nghiên cứu trong giai đoạn
này tập trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa
thường xanh.
Theo Canell (1981)mặc dù rừng chỉ che phủ 21% diện tích bề mặt trái
đất, nhưng sinh khối thực vật của nó chiếm đến 75% so với tổng sinh khối
thực vật trên cạn và lượng tăng trưởng sinh khối hàng năm chiếm 37% [20].
2.2.1.3. Đặc trưng về phân bố và sinh thái của tre trúc
Có nhiều nghiên cứu về phân bố và sinh thái của tre trúc. Các nghiên cứu
tập trung tới nhân tố khí hậu, vĩ độ, địa hình, đất đai và xác định được vùng phân
bố của tre trúc trên thế giới, với trung tâm phân bố tập trung vào dải nhiệt đới và
á nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,
Nhật Bản, Malaysia, Bắc Australia, Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nhỏ ở Bắc
Mỹ. Tuy nhiên không thấy đề cập có sự phân bố của chi vầu (indosasa) ở
Việt Nam.


15

Đặc trưng sinh thái của một số loài tre mọc cụm đã được một số tác giả
đề cập như ưa ấm, thích hợp nơi trồng đất dày, nhiều mùn hay một số loài
khác chi phân bố ở vùng núi cao ưa khí hậu ẩm mát quanh năm.
Đặc trưng sinh thái của loài Trúc núi đá (Drepanostachyum
luodianense) đã được nghiên cứu ở mức độ các tiểu sinh cảnh: Mặt đất, mặt
đá, rãnh đá, kẽ đá, hốc đá, mức độ quần thể, quần xã nơi có loài này phân bố.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ở mỗi kiểu tiểu sinh cảnh khác nhau đã
có những đặc trưng sinh thái khác nhau và ảnh hưởng tới kết cấu hình thái và

sinh trưởng của loài.
Kết quả nghiên cứu về quần thể loài của tác giả đã đưa ra một số đặc
trưng thích ứng như: Ở rừng Trúc núi đá tự nhiên khi tỉ số ra măng nhiều thì
số măng bị thoái hóa và chết sẽ cao dẫn tới tỉ lệ mọc thành cây thấp. Tác giá
đã giải thích nguyên nhân của sự thoái hóa trên chính là do không gian dinh
dưỡng không đủ. Trong rừng tự nhiên, tuổi quẩn thể có kết cấu tăng trưởng
tăng lên nhưng theo xu thế ổn định.
Liu Jiming cũng đã nghiên cứu những đặc trưng sinh thái của quần xã
như: thành phần loài cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi,kết cấu tầng thứ,
chỉ số đa dạng sinh học và nhận định môi trường từng khu vực có ảnh hưởng
rõ rệt đến quần xã.
2.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước
2.2.2.1.Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [10] thì cấu trúc rừng là một khái niệm
dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần xã
thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc
sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
Nghiên cứu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta, Thái
Văn Trừng (1963, 1970, 1978) (Nguyễn Tuấn Dũng 2005) đã đưa ra mô hình


×