Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.62 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- - - - - - - - - - - - - - - -

GIÀNG A PÊNH
"ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
TẠI XÃ PHÌNH SÁNG - HUYỆN TUẦN GIÁO - TỈNH ĐIỆN BIÊN".

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý bảo vệ rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015-2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


- - - - - - - - - - - - - - - -

GIÀNG A PÊNH
"ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
TẠI XÃ PHÌNH SÁNG - HUYỆN TUẦN GIÁO - TỈNH ĐIỆN BIÊN".

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý bảo vệ rừng

Lớp

: LT QLBVR K12

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa bàn
hoàn toàn trung thực, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày ...... tháng ....... năm 2017
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trƣớc hội đồng khoa học.

TS. Đàm Văn Vinh

Giàng A Pênh

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi Hội đồng
chấm yêu cầu.
(Ký, họ và tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
dƣới sự hƣớng dẫn giảng dạy trực tiếp của các thầy cô giáo, dựa trên cơ sở lý
luận và những kiến thức thức tế đã đƣợc học. Đƣợc sự đồng ý của nhà
trƣờng,ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi đã thực hiện đề tài:
"Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên".
Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và khảo sát thu thập dữ liệu thực
tiễn tôi đã hoàn thành khóa luận. Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Ban giám hiệu nhà trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo
TS. Đàm Văn Vinh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận này. Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn UBND, các ban ngành đoàn
thể, các hộ gia đình xã Phình Sáng, bạn bè và gia đình, đã tạo điều kiện thuận
lợi, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhƣng do trình độ và thời gian có
hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khóa luận của tôi đƣợc hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng ...... năm 2017
Sinh viên

Giàng A Pênh


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Phình Sáng năm 2012 - 2016 ............... 21
Bảng 4.2: Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng xã

Phình Sáng năm 2016...................................................................................... 23
Bảng 4.3: Những thông tin cơ bản của đối tƣợng điều tra .............................. 24
Biểu 01: Hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý bảo vệ rừng. ................................. 25
Bảng 4.4: Xử lý vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng ở địa phƣơng .......... 30


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy ban nhân dân

BCHQS

: Ban chỉ huy quân sự

QLBVR

: Quản lý bảo vệ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy



v

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài. ............................................................... 3
1.2.1. Mục đích. ................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu .................................................................................................. 3
1.2.3. Ý nghĩa .................................................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học trong quản lý bảo vệ rừng ............................................. 4
2.1.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới ........................................... 5
2.2. Tổng quan về địa bàn thực tập ................................................................... 8
2.2.1. Vị trí địa lý: ............................................................................................. 8
2.3.2. Tài nguyên đất và rừng: ........................................................................ 10
2.2.2. Tài nguyên đất: ...................................................................................... 10
2.2.3: Tài nguyên nƣớc. .................................................................................. 10
2.2.4. Tài nguyên rừng: ................................................................................... 10
2.2.5: Tài nguyên nhân văn. ............................................................................ 11
2.2.6: Thực trạng môi trƣờng. ......................................................................... 11
2.3.1. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã năm 2016 ........................ 14
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội: ...................................................................... 15
Phần III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19
3.1. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................ 19
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 19
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 21



vi

4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai và nguồn tài nguyên rừng tại xã Phình Sáng.21
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai tại xã Phình Sáng. ...................................... 21
4.1.2. Nguồn tài nguyên rừng ở xã Phình Sáng. ............................................. 22
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Phình Sáng ................... 24
4.2.1. Những thông tin cơ bản của đối tƣợng điều tra. ................................... 24
4.2.2. Cơ cấu tổ chức của công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phƣơng ........ 25
4.2.3. Hoạt động giao đất, giao rừng tại phƣơng. ........................................... 27
4.2.4. Xử lý vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng ở địa phƣơng. ................ 29
4.2.5. Những biện pháp khác trong quản lý bảo vệ rừng tại địa phƣơng........ 31
4.3. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp góp phần cho công tác
QLBVR tại địa phƣơng. .................................................................................. 36
4.3.1. Thuận lợi: .............................................................................................. 36
4.3.2 Khó khăn: ............................................................................................... 37
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo
vệ rừng tại địa phƣơng. ................................................................................... 38
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 41
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 41
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nƣớc, nó đóng vai trò rất quan

trọng đối với đời sống của con ngƣời cũng nhƣ tất cả mọi sinh vật sống trên
trái đất. Rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trƣờng sinh
thái đồng thời là một trong những thế mạnh của vùng trung du, miền núi.
Rừng đóng vai trò to lớn đối với an ninh – quốc phòng, có giá trị trong nền
kinh tế quốc dân. Ngoài những chức năng trên rừng còn có khả năng để
nghiên cứu khoa học, chức năng về văn hóa xã hội, cũng nhƣ một vị trí quan
trọng đối với sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nƣớc.
Ở Việt Nam có diện tích rừng và đất rừng chiếm ¾ tổng diện tích lãnh thổ
quốc gia. Nhƣng trong những năm gần đây cùng với xu thế phát triển của kinh
tế đất nƣớc, diện tích rừng ở các nƣớc trên thế giới nói chung và ở việt Nam
nói riêng đã và đang bị tàn phá rất nghiêm trọng. Qua hai cuộc chiến tranh
kéo dài cộng với sự bùng nổ dân số, tài nguyên rừng nƣớc ta đã bị giảm sút
nghiêm trọng liên tục, Theo số liệu thống kê sau chiến tranh diện tích rừng chỉ
còn lại khoảng 9,5 triệu ha chiếm 29% diện tích rừng cả nƣớc, từ năm 1979 –
1981 rừng chỉ còn 7,8 triệu ha chiếm 24% diện tích rừng cả nƣớc, năm 1987
là 9,7 triệu ha chiếm 28% diện tích rừng cả nƣớc, năm 1993 diện tích rừng cả
nƣớc là 14,3 triệu ha với độ che phủ đạt 43,6%. Theo ƣớc tính mới của Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hàng năm rừng ở Việt Nam rừng mất
đi khoảng 110.000 ha rừng, diện tích rừng đƣợc trồng lại hàng năm khoảng
130.000 – 150.000 ha, nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng, diện tích đất rừng ngày càng bị thu hẹp, vì vậy hiện tƣợng thiên
tai, hạn hán, lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất liên tục xảy ra làm ảnh hƣởng đến cuộc


2

sống của ngƣời dân trong cả nƣớc, từ đó gây khó khăn trong công tác sản xuất
nông – lâm nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta.
Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trƣơng chính
sách của Nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng" phủ xanh đất

trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây nên diện tích rừng ở nƣớc ta đã
tăng lên so với năm 1995,...(Lê Sỹ Trung, 2008)[7].
Sự suy giảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinh
học mà còn mất đi nguồn gen sinh vật quý và mất cân bằng sinh thái ảnh
hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sống của con ngƣời. Mặt khác, sinh vật và hệ
sinh thái là nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, công cụ và nhiên liệu. ...
Do vậy hệ sinh thái bi suy giảm thì con ngƣời ta phải đối mặt với nguy cơ đói
nghèo, suy giảm nguồn gen, đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến các thảm họa
thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con ngƣời và thiên nhiên. (Phùng Ngọc Lan,
1997) [9]
Phình Sáng là xã khó khăn thuộc huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên cách
trung huyện 25km và cách thành Phố Điện Biên 105km với tổng diện tích
rừng và đất rừng là 12717,92 ha. Cuộc sống của ngƣời dân ở đây còn nhiều
khó khăn, đa số ngƣời dân ở đây sống chủ yếu dựa vào rừng tự cung tự cấp,
trình độ dân trí thấp và không đồng đều, phong tục tập quán còn lạc hậu, tình
trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến và lao động chủ yếu là thuần nông. Do
áp lực cuộc sống nên khiến ngƣời dân tác động xấu đến tài nguyên rừng và
giảm chất lƣợng rừng. Công tác QLBVR những năm gần đây đã đƣợc cấp Ủy
chính quyền quan tâm và đầu tƣ song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực
trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Phình Sáng - huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên”.


3

1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài.
1.2.1. Mục đích.
- Đánh giá thực trạng QLBVR tại xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên. Xác định những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất một số giải
pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác QLBVR của địa

phƣơng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu
- Đánh giá đƣợc hiện trạng tài nguyên rừng của xã.
- Đánh giá đƣợc thực trang công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa
phƣơng.
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của những thuận lợi, khó khăn trong công
tác QLBVR.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công tác QLBVR.
1.2.3. Ý nghĩa
1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Giúp sinh viên hiệu đƣợc sâu hơn về công tác tổ chức chỉ đạo trong
công tác quản lý bảo vệ rừng của nhà nƣớc.
- Giúp sinh viên có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu phân tích và
đánh giá kết quả cũng nhƣ viết báo cáo cho sinh viên sau khi ra trƣờng.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho nhƣng ngƣời quan tâm tới
công tác tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Phình Sáng.
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thấy đƣợc những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ
rừng tại địa phƣơng.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng
tại địa phƣơng.


4

PHẦN II:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở khoa học trong quản lý bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ rừng và phát triển là hệ thống các biện pháp quan trọng

hiệu quả nhất tác động vào rừng và đất rừng, con ngƣời sống gắn bố rừng và
tài nguyên rừng nhằm duy trì mối quan hệ hợp lý giữa con ngƣời với tài
nguyên rừng, để giữ gìn và phục hồi sự giàu có của nó đảm bảo năng xuất của
hệ sinh thái, sử dụng đầy đủ nguồn tài nguyên thiên nhiên giảm đến mức thấp
nhất nhƣng ảnh hƣởng bất lợi của con ngƣời và các yếu tố tự nhiên tác động
vào rừng và đất rừng (Dƣơng Văn Thảo, 2006) [5]
Quản lý bảo vệ sử dụng rừng và đất rừng là một lĩnh vực tƣơng đối
rộng, nó bao gồm QLBVR, sử dụng rừng và đất rừng, thực tế quản lý sử dụng
rừng và đất rừng là hai mặt của một vấn đề, quản lý sử dụng rừng và phát
triển rừng nó luôn đi kèm với nhau muốn sử dụng thì phải quản lý phát triển
để sử dụng bền vững (Lê Sỹ Trung, 2008) [7]
Nguyên Văn Mạn(2002) [8] QLBVR nói chung và sử dụng đất rừng
nói riêng trong quản lý sử dụng phải đứng trên gốc độ sử dụng lâu bền, nghĩa
là phát triển đảm bảo các lợi ích lâu dài cho ngƣời dân, tài nguyên sinh vật và
môi trƣờng cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện trên ba mặt đó là:
- Bảo vệ môi trƣờng sinh thái: Phải duy hệ thông sinh vật bảo vệ tính
đa dạng sinh học và tính hoàn chỉnh ổn định của hệ sinh thái.
- Bền vững về mặt xã hội: Phải thỏa mãn nhu cầu đa dạng về tài nguyên
rừng của thế hệ này, đồng thời không làm tổn hại đến thế hệ tƣơng lai.
- Bền vững về kinh tế: Phải cho hiệu quả và năng suất, thu nhập ổn
định và đƣợc thị trƣờng chấp nhận.


5

Điện Biên là tỉnh với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống ở nơi vùng
sâu, vùng xa, vì vậy việc gắn kết với quy ƣớc của cộng đồng dân cƣ thôn bản
với pháp luật của nhà nƣớc càng có ý nghĩa quan trọng, nhằm cho quá trình
QLBVR đƣợc thực hiện hiệu quả cao, có sử tham gia tích cực của ngƣời dân,
trong điều kiện còn nhiều hạn chế về nhiều mặt của đời sống. Trong những

năm qua lực lƣợng kiểm lâm Tuần giáo đã tích cực hƣớng dẫn các thôn bản
trên địa bàn huyện xây dựng quy ƣớc bảo vệ rừng theo hƣớng dẫn Thông tƣ
70/2007/ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.1.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới
Trên thế giới trƣớc đây có 17,6 tỷ ha rừng tự nhiên nhƣng hiện nay chỉ
còn 4,1 tỷ ha, cứ mỗi năm tính trung bình diện tích rừng nhiệt đới bị thu hẹp
11 triêu ha, trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng1/10 diện tích mất đi, đó
còn chƣa kể tính đa dạng của rừng trồng, việc phát huy vai trò của nó còn rất
nhiều hạn chế, riêng Châu Á – Thái Bình Dƣơng trong thời gian 1976 – 1980
mất đi 9 triệu ha rừng, cũng trong thời gian này Châu Phi mất đi 37 triệu ha
rừng, cũng trong thời gian này ở Châu mỹ mất đi 18,4 triệu ha rừng, nạn phá
rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nƣớc nhiệt đới. Ngân hàng thế giới cho rừngvới
tốc độ phá rừng nhƣ hiện nay thì thế giới mất đi 225 triệu ha rừng, đất rừng
trồng trọt, do nạn phá rừng nên tình trạng xói mòn đất đai, bạc màu, xa mạc
hóa ngày càng nhiều, càng diễn ra nghiêm trọng. Hiện nay phải có 87 triệu ha
ngƣời phải sống ở vùng sa mạc. Hàng năm trên thế giới mất đi 12 tỷ tấn đất,
giá trị sản phẩm xói mòn với số lƣợng này có thể sản xuất ra 50 triệu tấn
lƣơng thực mỗi năm, hàng ngàn hồ chứa nƣớc ở các vùng nhiệt đới đang bị
cạn dần, các dòng suối, lòng sông cũng bị bồi lắng, tuổi thọ của nhiều công
trình bị rút ngắn.
- Thập kỷ của thế kỷ XX con ngƣời đã đƣợc chứng kiến những hậu quả
của việc mất rừng nên sự thay đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt tăng nhanh


6

không theo quy luật đã thống kê trƣớc đây, sự nóng lên của nhiệt độ không khí,
sự xâm hại vào tầng ôzôn bảo vệ cuộc sống trên bề mặt trái đất. Không còn sự
cảnh báo của nhà khoa học mà thực tiễn đang đến gần và tác dụng đến từng
vùng, từng nơi trên bề mặt trái đất. Chính vì vậy một loạt các công ƣớc quốc tế,

chƣơng trình hành động về môi trƣờng, về rừng đƣợc ra đời.
- Theo thống kê của tổ chức FAO (1999) những năm của thế kỷ XX tỷ
lệ mất rừng xảy ra liên tục và đặc biệt các nƣớc đang phát triển, các nƣớc
thuộc vùng nhiệt đới. Nếu tính trên cả thế giới trong những năm qua đã mất đi
hơn 56 triệu ha rừng (mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha), 3 – 3,6 triệu
ha tỷ lệ mất rừng hàng năm đạt kỷ lục 0,6 – 0,7% trên toàn thế giới.
- Ở Ấn Độ chính nông nghiệp đƣợc thông qua năm 1988 nêu về nội
dung văn bản chính sách, nay cho rằng: Các cộng đồng nông nghiệp cần
được khuyến khích xác định vị trí của mình trong việc phát triển và bảo vệ
khu rừng mà họ cũng có nhiều quyền lợi trong đó. Trong các năm 1988 –
1989 các bang OSINRA và Tây BELGAL thông qua và hƣớng dẫn về chuyển
giao quyền quản lý một phần rừng cộng đồng lâm nghiệp. Tiếp đó vào tháng
6 năm 1990 ra một nghị quyết về hợp tác quản lý rừng quốc gia đƣợc thông
qua uỷ quyền lợi và trách nhiệm của các cộng đồng lâm nghiệp trong việc
quản lý khu rừng cộng đồng. Trong suốt 6 năm, sau đó tất cả các bang còn lại
của Ấn Độ đều thông qua các hƣớng dẫn tƣơng tự nhƣ vậy.
- Ở Philiphin đã áp dụng chƣơng trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo
đó chính phủ giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần
chúng và cộng đồng địa phƣơng trong 25 năm (và gia hạn cho thêm 25 năm
nữa) để thiết lập rừng cộng đồng và giao cho nhóm quản lý ngƣời đƣợc giao
đất phải có kế hoạch trồng rừng, nếu đƣợc giao đất dƣới 300 ha thì phải trồng
40% diện tích và sau 5 – 7 năm phải hoàn toàn trồng rừng trên toàn diện tích
đƣợc giao.


7

- Ở Nepan chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể
các khu rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng thông qua tổ
chức chính quyền ở cấp cơ sở để quản lý rừng. Chính phủ yêu cầu các tổ chức

này thành lập một uỷ ban về rừng và cam kết quản lý những vùng rừng ở địa
phƣơng theo kế hoạch đã thảo luận.
- Trong suốt thế kỷ XX việc quản lý bảo vệ rừng và là xây dựng chiến
lƣợc phát triển lâm nghiệp trên thế giới đã có nhiều chuyển biến. Có thể tóm
tắt những xu hƣớng quản lý rừng trên thế giới gần đây nhƣ sau:
- Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân và cộng đồng, giảm bớt can
thiệp của Nhà nƣớc, thực hiện tƣ nhân hoá đất đai và các cơ sở kinh doanh
lâm nghiệp, để tạo điều kiện cho việc quản lý bảo vệ rừng năng động hơn,
đem lại nhiều hiệu quả.
- Khuyến khích sự tham gia của các cộng đồng địa phƣơng và công tác
quản lý rừng và có xu hƣớng phát triển các hình thức tổ chức để thu hút các
cộng đồng địa phƣơng vào việc quản lý rừng, nhƣ liên kết quản lý rừng, phát
triển lâm nghiệp cộng đồng các công trình bảo tồn thiên nhiên theo làng bản.
- Phân cấp quản lý Nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp chuyển dần
trách nhiệm từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
- Công tác quản lý bảo vệ kiểm tra, kiểm soát các vi phạm về rừng
(chặt phá rừng, khai thác trái phép, đốt rừng làm nƣơng rẫy, săn bắn động vật
rừng, cháy rừng và các hình thức xử lý vi phạm
- Công tác tuần tra canh gác bảo vệ rừng
- Công tác trồng rừng mới, làm giàu rừng, khoanh nuôi (kế hoạch diện
tích trồng, làm giàu rừng, khoanh nuôi rừng hàng năm, kết quả đạt đƣợc theo
kế hoạch…)
- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.


8

- Công tác tuyên truyền vận động ngƣời dân trong việc tham gia quản lý
bảo vệ và phát triển rừng
+ Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và

phát triển rừng tại địa phƣơng
+ Đề xuất đƣợc một số giải pháp góp phần cho công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng tại địa phƣơng trong thời gian tới đƣợc tốt hơn.
2.2. Tổng quan về địa bàn thực tập
2.2.1. Vị trí địa lý:
Vị trí địa lý:
Phính Sáng là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tuần Giáo với tổng
diện tích đất tự nhiên là 12.717,92 ha. Trung tâm xã cách trung tâm huyện
35km về phía Tây Bắc. Xã có vị trí địa lý nhƣ sâu.
- Phía Bắc giáp với huyện Tủa Chùa
- Phía Đông giáp với xã Phang Khinh - Sơn La
- Phía Tây giáp với xã Nà Tòng
- Phía Nam giáp với xã Rạng Đông
- Phía Đông Nam giáp với xã Ta Ma.
Địa hình.
Địa hình của xã chủ yếu là dạng địa hình đồi núi, nghiêng dần theo
hƣớng Đông Bắc - Tây Nam. Do ảnh của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị
chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ yếu và chiếm phần lớn diện tích đất tự
nhiên của xã, xem kẽ có nhiều thung lũng hẹp và đồi cỏ gianh thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp.
c. Khí Hậu.
Khí hậu xã Phình Sáng nói riêng và huyện Tuần Giáo nói chung là khí hậu
nhiệt đới gió mùa vùng cao, mùa đông lạnh, mƣa ít, mùa hè nóng và mƣa nhiều.


9

* Chế độ nhiệt: Nhiệt không khí bình quân năm là 23°C nhiệt không
khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3°C và thấp nhất vào tháng 1 là
16,6°C. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt là 40,9°C (Táng 5). Nhiệt độ

không khí thấp nhất là 3.9°C (Tháng 1). Trong năm có khoảng 180 ngày nóng
và 100 ngày lạnh. Tổng cả năm là 8.121°C. Là huyện miền núi nên việc
chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời
cũng nhƣ chăn nuôi.
* Chế độ mưa: Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lƣợng mƣa
bình quân năm là 2.439 mm, phân bố không đều, vùng núi cao lƣợng mƣa có
thể lên đến 3.000 mm/năm. Mƣa lớn tập trung vào tháng 6 đến tháng 10. Các
tháng khô hạn bắt đầu tử tháng 11 năm trƣớc tới tháng 3 năm sâu.
* Chế độ gió: Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều hƣớng gió trong năm.
Trong đó thịnh hành là hƣớng gió Tây và Tây - Bắc, thƣờng xuất hiện trong các
tháng 10, 11, 12, 1, 2, 4,5,7. tốc độ gió trung bình từ 0,4 đến 0,7 m/s. Gió Tây
thƣờng gây ra khô nóng, ảnh hƣởng lớn đến đời sống con ngƣời và gia súc.
d. Thủy Văn.
Hệ thốngthủy văn trên địa bàn xã chịu sự chi phối của các con suối
chính: Suối Nậm Mu bắt nguồn từ phía Bắc với lƣu lƣợng nƣớc tƣơng đối
lớn, suối Háng Pằng, suối Háng Khúa, suối Ban. Bên cạnh đó còn có một số
con suối, khe nhỏ cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân.
Do địa hình của xã là địa hình dốc cho nên vào mùa khô hệ thống các
suối lƣợng nƣớc ở các suối thấp cho nên thiếu nƣớc phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, cần phải đầu tƣ hệ thống các hồ để tích trữ nguồn tự nhiên, sự
dụng nƣớc một cách khoa học và tiết kiệm có hiệu quả.


10

2.3.2. Tài nguyên đất và rừng:
2.2.2. Tài nguyên đất:
Tổng diện đất tự nhiên của xã là 12.717,92 ha. Trên địa bàn xã có các
nhóm đất chính sau:
- Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính: Đây là loại đất tƣơi

xốp, thoát nƣớc tốt, hàm lƣợng mùn khá, rất thích hợp với trồng ngô, cây
công nghiệp và cây ăn quả. Do phân bố ở những vị trí: sƣờn núi cao, độ dốc
lớn nên sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, chỉ khoảng 10% diện tích đất nào
phân bố ở những nơi có địa hình dốc thoải có thể khai thác sự dụng vào sản
xuất nông nghiệp.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: Đây là loại đất có cấu trúc
khá, thành phần cơ giới thịt trung bình - nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng
cao. Mức độ Feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hƣớng giảm dần theo độ
cao. Phản ứng của đất chua toàn phẫu diện. Hàm lƣợng chất hữu cơ tầng mặt
khá, giảm nhanh xuống các tầng dƣới. Loại đất này sự dụng hợp lý để phát
triển nông, lâm nghiệp.
2.2.3: Tài nguyên nước.
* Nước mặt: Nguồn nƣớc mặt của xã chủ yếu đƣợc cung cấp từ hệ
thống suối trên địa bàn xã. Tuy nhiên chế độ nƣớc phụ thuộc theo mùa về
mùa khô việc cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn.
* Nước ngầm: Nƣớc chủ yếu trong các khe nứt của đá đƣợc hình thành
do đá bị phong hóa mạnh và nƣớc ngấm qua đất trữ vào kẽ nứt trên bề mặt,
nhiều nguồn nƣớc ngầm đã xuất lộ ra ngoài thành dòng chảy, lƣu lƣợng dao
động mạnh theo mùa.
2.2.4. Tài nguyên rừng:
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2012 thì diện đất lâm nghiệp của xã là
5.404,57 ha. Trong đó:


11

- Rừng sản xuất là 1.238,39 ha, chiếm 22,91% diện tích đất lâm nghiệp.
- Rừng phòng hộ là 4.166,18 ha, chiếm 77,09% diện tích đất lâm nghiệp.
Về chất lƣợng phần lớn rừng hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh có tác
dụng phòng hộ. Rừng già với nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao nhƣ: Chò, lim,

lát, nghiến ... Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thông đi lại không thuận lợi nên
việc quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế. Bên cạnh đó tình hình đốt nƣơng làm rẫy đã
gây ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng rừng trong việc đảm bảo chức năng phòng hộ
đầu nguồn và ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc ngầm.
Ngoài ra còn có các loại hình cây bụi, cây gỗ rải rác, các trảng cỏ cao
nhiệt đới núi thấp và á nhiệt đới trung bình, các loại cây đặc sản nhƣ: cánh
kiến, tre nứa.
Động vật rừng còn rất ít chủ yếu là Gấu, Nai, Khi và Hoẵng cùng với
mất rừng do khai thác bừa bãi là suy giảm nhanh tới mức báo động các lâm
sản dẫn đến mất cân bằng sinh thái, xói mòn, lũ quét gây sạt lở thiệt hại lớn
vào mùa mƣa và thiếu nƣớc nghiên trọng vào mùa khô.
2.2.5: Tài nguyên nhân văn.
Trên địa bàn xã có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống nhƣ: Thái, Mông
va dân tộc Kinh trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất trên 91%. Mỗi dân
tộc có nét văn riêng gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Những nét văn hóa
truyền thống xƣa nhƣ: sản xuất, sinh hoạt và tín ngƣỡng, hội hè cùng với
những món ăn đậm nét vùng Tây Bắc.
2.2.6: Thực trạng môi trường.
Là xã miền núi phát triển kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm
nghiệp do vậy môi trƣờng chƣa có những tác động cũng nhƣ nhƣng dấu hiệu
về ô nhiễm môi trƣờng, tuy nhiên trong những năm tới việc phát trển kinh tế
xã cần quan tâm tới.
- Môi trƣờng đất:


12

Do là xã miền núi địa hình dốc, mật độ che phủ của rừng và thảm thực
vật còn hạn chế nên việc rửa trôi, xói mòn, sạp lở đất do mƣa, gió là rất lớn
cùng với tập quán canh tác lúa nƣơng vẫn còn tồn tại nên việc sử dụng thuốc

hóa học quá mức làm gây suy thoái môi trƣờng đất.
- Môi trƣờng nƣớc:
+ Nguồn nƣớc mặt của xã chủ yếu dựa vào hệ thống suối chính, nƣớc
mặn của các hồ đập và nƣớc bể xây giữ nƣớc mặn phục vụ sinh hoạt của nhân
dân. Qua việc khảo sát, kiểm tra nƣớc mặt cho thấy tổng khoáng nhỏ, hầu hết
các thành phần chủ yếu là Bicabonnat, Clorua Natri, Natri Canxi, Natri Magie
hoặc nồng độ các vi tố đều ở dƣới mức cho phép.
+ Nguồn nƣớc ngầm của xã chƣa có đánh giá chi tiết nhƣng nguồn
nƣớc ngầm của xã đƣợc hình thành do các vét nứt caster, lỗ hỏng trầm tích đã
tồn tại nhiều năm, nƣớc ngầm hình thành do lắng tụ nguồn nƣớc ở những
vùng có địa hình lòng chảo những nguồn nƣớc ngầm này cơ bản chƣa bị ô
nhiễm.
- Môi trƣờng không khí: Nhìn chung không khí của xã cũng nhƣ huyện
Tuần Giáo còn khá tốt đảm bảo môi trƣờng sống của nhân dân, tuy nhiên việc
ngăn chặn các dấu hiệu ô nhiễm nhƣ: đốt nƣơng làm rãy, các hoặt động sản
xuất công nghiệp, hoặt động phƣơng tiện giao thông vận tải, sinh hoạt của con
ngƣời cần đƣợc xử lý.
- Thực trạng về đa dạng sinh học: Hiện nay mức độ đa dạng sinh học
trên địa bàn xã đang có dấu hiệu suy giảm do các đối tƣợng di canh di cƣ tự
do, việc chặt phát rừng làm nƣơng rẫy, việc xây dựng các công trình thủy điện
... gây nên lũ quét, sạp lở đất vào mùa mƣa, hạn hán vào mùa khô làm cho
một số giống đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng các nguồn gen hoang dã bị suy
giảm mạnh làm mất cân bằng sinh thái.
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:


13

- Thuận lợi:
+ Có nguồn lao động dồi dào, trẻ là nguồn lực cho phát triển kinh tế

trong giai đoạn mới.
+ Nhân dân có truyền thống đoàn kết, dùm bọc lẫn nhau, tin tƣởng vào
sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc.
+ Hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, song luôn đƣợc sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt là tỉnh Ủy, HDND-UBND tỉnh,
huyện, nền kinh tế của xã dần đƣợc cải thiện. Vấn đề y tế, giáo dục ngày càng
đƣợc quan tâm hơn, an ninh quốc phòng luôn đƣợc chú trọng, trật tự an toàn
xã luôn đƣợc giữ vững. Đặc biệt là đƣợc sự quan tâm của Chính phủ về các
chƣơng trình dự án nhƣ: 135/CP, 134/CP, 159/CP,... nhờ vậy đã tạo diều kiện
để huyện tháo gỡ khó khăn, đƣa nền kinh tế phát triển.
- Những hạn chế, khó khăn:
+ Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cƣ
thấp, việc giao trao đổi hàng hóa với bên ngoài gặp nhiều khó khăn.
+ Khí hậu phân hóa theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nƣớc về mùa
khô và lũ quyết vào mùa mƣa, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống
của ngƣời dân.
+ Nền kinh tế phát triển chậm phần lớn vào ngân sách Nhà nƣớc, quy mô
nền kinh tế còn nhỏ, chƣa có tích lũy, sản phẩm hàng hóa chƣa cớ sức cạnh tranh,
thị trƣờng bó hẹp và đặc biệt là các mặt hàng sản xuất còn hạn chế.
+ Trình độ canh của dân tộc còn hạn chế, khả năng thâm canh còn thấp,
phƣơng thức cải tạo đất còn kém đã có tác động xấu đến quỹ đất của xã.
+ Khoảnh cách chêch lệch về phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
nhân dân giữa các bản vùng lòng chảo với bản vùng cao lầ khá lớn.


14

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã thiếu đồng bộ, nhất là hệ giao thông,
hệ thống cơ cấu của Xã còn nhiều khó khăn do tính đặc thù của các dân tộc
miền núi trong việc tiếp thu còn hạn chế.

+ Do địa hình chia cắt, việc đầu tƣ các công trình xã hội gặp nhiều khó
khăn về mặt bằng dụng đất, khó khăn về nguồn vốn đầu tƣ do phụ thuộc hoàn
toàn vào nguồn ngân sách Nhà nƣớc.
+ Do dân số tăng nhanh, lực lƣợng lao động bổ sung hàng năm ở nông
thôn chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp.
+ Việc sự dụng khoa học kỹ thuật của xã Phình Sáng còn hạn chế.
Trình độ dân trí còn thấp.
+ Nhƣng yếu tố bất lợi của thiên nhiên nhƣ: hạn hán, lũ lụt luôn là mối
đe dọa cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
2.3.1. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã năm 2016
* Nông nghiệp
Trong năm 2016 về sản xuất nông nghiệp, công tác đồng ruộng phòng
trử sâu bệnh hại đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên, không để sâu bệnh hại lúa xảy
ra trên diện rộng.
+ Tổng diện tích gieo cấy lúa là 84,19 ha, năng suất sản lƣợng đặt
154,09 tấn.
+ Tổng diện tích lúa nƣơng là 813,6 ha, năng suất sản lƣợng đặt
862,7tấn.
+ Diện tích gieo cấy ngô là 956,9 ha, năng suất sản lƣợng đặt 2197tấn.
+ Rau các loại la 8,4 ha, năng suất sản lƣợng đặt 97tấn.
+ Diện tích cây sa nhân là 2,9 ha
- Hỗ trợ sản xuất do Phòng nông và phát triển nông thôn huyện cấp.
+ Hỗ trợ giống ngô LVN10 TW, LVN10 Điện Biên là 600kg phát cho 1200hộ.
+ Hỗ trợ 80kg giống ngô LVN10 TW cho các hộ nghèo và cận nghèo.


15

* Chăm nuôi.
- Trên địa bàn xã không còn tình trạng gia súc gia cầm bị dịch và chết.

Tình hình gia súc, gia cầm nhƣ sau:
+ Tổng đàn trâu là: 2,191 con.
+ Tổng đàn ngựa là: 74 con.
+ Tổng đàn bò là: 340 con.
+ Tổng đàn lợn là: 3,597 con.
+ Tổng đàn dê là: 2,486 con.
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
2.3.2.1. Dân số:
- Theo số liệu thống kê năm 2012 dân số có 8.161 ngƣời, 1.461 hộ và
gồm các dân tộc Thái, Mông sinh sống, mật độ dân số 36 ngƣời/km². Tỷ lệ
phát triển dân số tự nhiên của xã là 2,87%.
2.3.2.2. Tăng trưởng kinh tế:
Trong thời kỳ 2006 - 2012, tăng trƣởng bình quân đặt 8,54%/năm (theo
giá so sánh với năm 1994) trong dó:
- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân
6,42%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 10,75%/năm.
- Giá trị sản xuất thƣơng mại - dịch vụ tăng bình quân 11,92%/năm.
Nhƣng năm qua chịu sự ảnh hƣởng tình hình suy thoái kinh tế nên kinh
tế của xã nói riêng và của huyện Tuần Giáo nói chung là gặp nhiều khó khăn
nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, việc thực hiện các công trình xây dựng chung, quy
hoạch khu chợ ... đảm bảo tốc độ tăng trƣởng chung của xã đạt đƣợc mục tiêu
nghị quyết của Đảng bộ xã đã đề ra. Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm của


16

các ngành: Nông lâm nghiệp là 6,42%/năm, công nghiệp, xây dựng
10,75%/năm, thƣơng mại - dịch vụ là 11,92%/năm.

2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng:
- Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã đƣợc nhà nƣớc
đầu tƣ nên thuận lợi trong việc đi lại giao lƣu hàng hóa hầu hết các bản đã có
đƣờng ô tô đi đƣợc.
- Điện: Xã đã có điện lƣới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân, trong những năm qua những hộ đƣợc sử dụng điện lƣới Quốc gia ngày
càng tăng. Về bƣu chính hiện xã đã có một bƣu điện văn hóa tại trung tâm
nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc của nhân dân trong những năm qua đã có
nhiều chuyển biến.
- Giáo dục:
Công tác giáo dục luôn đƣợc quan tâm, tăng cƣờng công tác thi đua dạy
tốt, học tốt, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao.
+ Năm học 2010 - 2011:
Trƣờng Mầm Non Phình Sáng có tổng số học sinh là 154 học sinh với
tổng số giáo viên là 10 giáo viên.
Trƣờng Tiểu học Phình Sáng có tổng số học sinh là 220 học sinh với
tổng số giáo viên là 22 giáo viên.
Trƣờng THCS Phình Sáng có tổng số học sinh là 190 học sinh với tổng
số giáo viên là 23 giáo viên.
+ Năm học 2011 - 2012:
 Trƣờng Mầm Non Phình Sáng có tổng số học sinh là 177 học sinh với
tổng số giáo viên là 24 giáo viên.
 Trƣờng Tiểu học Phình Sáng có tổng số học sinh là 250 học sinh với
tổng số giáo viên là 24 giáo viên


17

 Trƣờng THCS Phình Sáng có tổng số học sinh là 184 học sinh với
tổng số giáo viên là 22 giáo viên.

Trong học kỳ I của năm học 2011 - 2012 tập thể giáo viên của cả ba
trƣờng luôn đảm bảo giờ giấc dạy và học luôn giữ vững số lƣợng học sinh
tránh tình trạng học sinh bỏ học. Tổ chức giao lƣu văn nghệ chào mừng
ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 tại trƣờng trung tâm xã. Từng bƣớc nâng
cao chát lƣợng dạy học "Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục".
Tổ chức thi học kỳ I năm học 2011 - 2012 với cấp học Tiểu học và
THCS kết quả thi đạt 100%.
- Y tế:
Trong năm 2012 trạm y tế xã luôn duy trì tốt số giƣờng bệnh tại trung
tâm xã, tổ chức trực trạm 24/24 giờ. Thƣờng xuyên hợp giao ban hàng tháng
với y tá bản, làm tốt công tác sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân, công tác tốt vệ
sinh phòng chống dịch bệnh ở các cơ sở bản phối hợp với cán bộ y tế huyện
tiêm đủ 06 loại Vácxin cho trẻ và phụ nữ có thai theo đúng chƣơng trình do
Bộ y tế quy định duy trì trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tăng cƣờng hiệu quả về
y tế cơ sở, chỉ đạo phòng chống các loại bệnh nhƣ: Sót rét, Viêm gan B, mở
đợi tiêm chủng cho trẻ em dƣới 6 tuổi, mở lớp họp tập huấn cho nhân dân
trong xã về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh xã hội,
cấp phát thẻ bảo hiểm y tế đúng thời hạn do Sở y tế quy định và vận động bà
con không sinh con thứ ba.
Tổng số lƣợc khám chữa bệnh là: 3750 lƣợt.
- Quốc phòng an ninh:
Trong 5 năm qua công tác quân sự ở địa phƣơng có sự chuyển biến về
mọi mặt, duy trì tốt chế độ sẵn sàng chiếm đất, chất lƣợng dân quân tự vệ, dự
bị động viên tuyển quân đạt chỉ tiêu đƣợc giao.


×