Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất, chất lượng giống khoai lang lim vụ đông năm 2016 tại huyện phú lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.36 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THÚY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG GIỐNG KHOAI LANG LIM VỤ ĐÔNG
NĂM 2016 TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THÚY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG GIỐNG KHOAI LANG LIM VỤ ĐÔNG
NĂM 2016 TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K45 - Trồng trọt - N01

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Viết Hƣng


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một hội đồng chấm luận văn nào
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

Ngƣời viết

Hoàng Thị Thúy


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn
ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy
giáo, cô giáo Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên
giúp đỡ em về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp cuối khóa học. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới thầy PGS.TS Nguyễn Viết Hƣng khoa Nông học, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua khó
khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do trình độ và thời gian có hạn, bản khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót. Vậy em kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn có những đóng
góp bổ sung để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Hoàng Thị Thúy


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2010- 2014... 5
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 12
Bảng 2.3: Diê ̣n tích , năng suấ t , sản lượng khoai lang của các vùng trên cả
nước năm 2013– 2014..................................................................... 13
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai lang tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20102014 ................................................................................................. 18
Bảng 4.1: Diễn biế n thời tiế t khí hâ ̣u của tỉnh Thái Nguyên năm 2016 -201725
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống của giống khoai
lang Lim Phú Lương. ...................................................................... 27
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK khác nhau đến thời gian bén
rễ, hình thành củ, ngày phủ luống của giống khoai lang Lim Phú
Lương sau trồng .............................................................................. 28
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến khả năng phân cành của
giống khoai lang Lim Phú Lương thí nghiệm yêu cầu sau trồng 80
ngày ................................................................................................. 30

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến đường kính thân của
giống khoai lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm.................. 31
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng chiều dài
dây của giống khoai lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm ........ 32
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất giống khoai lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm. ... 35
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất sinh khối và
năng suất củ thương phẩm của giống khoai lang Lim Phú Lương
tham gia thí nghiệm ........................................................................ 38


iv

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến khả năng chống chịu sâu
bệnh của giống khoai lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm .. 39
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến chất lượng củ của
giống khoai lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm.................. 41


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

STT

Số thứ tự


CT

Công thức

DT

Diện tích

NS

Năng suất

SL

Sản lượng

KLTB

Khối lượng trung bình

NSTL

Năng suất thân lá

NSSK

Năng suất sinh khối

FAO


Tổ chức Nông - Lương thực thế giới

LSD05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

CV%

Sai số thí nghiệm


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục đích của đề tài ............................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầ u................................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................ 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu khoai lang trên thế giới ........................... 5
2.1.1. Tình hình sản xuất ............................................................................... 5
2.1.2. Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và sử dụng phân bón cho khoai
lang trên thế giới ........................................................................................... 7
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu phân bón khoai lang ở Việt Nam....... 11
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam ....................................... 11
2.2.2. Nghiên cứu về phân bón cho khoai lang ở trong nước ..................... 14
2.3. Tình hình sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên ....................................... 17
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 19
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19


vii

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 19
3.4.2. Quy trình thí nghiệm ......................................................................... 20
3.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá khoai lang ......... 21
3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.................................................... 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25
4.1. Tình hình thời tiết khí hậu ở Thái Nguyên .............................................. 25
4.1.1. Điề u kiê ̣n nhiê ̣t đô ̣ không khí ............................................................ 25
4.1.2. Lươ ̣ng mưa ........................................................................................ 26
4.1.3. Độ ẩm ................................................................................................ 26
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất,
chất lượng giống khoai lang Lim Phú Lương ................................................. 26
4.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến tỷ lệ sống của giống khoai

lang Lim ở các công thức phân bón. ........................................................... 27
4.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK khác nhau đến các giai đoạn
sinh trưởng của giống khoai lang Lim Phú Lương. .................................... 28
4.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK khác nhau đến khả năng phân
cành của giống khoai lang Lim Phú Lương đến các thí nghiệm ............... 30
4.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK khác nhau đến đường kính
thân khoai lang ............................................................................................ 31
4.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK khác nhau đến động thái tăng
trưởng chiều dài dây khoai lang tham gia thí nghiệm................................. 32
4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống khoai lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm................. 34


viii

4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất sinh khối và năng suất
củ thương phẩm giống khoai lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm .......... 37
4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến khả năng chống chịu sâu bệnh
của giống khoai lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm. .......................... 39
4.6 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến chất lượng củ của giống khoai
lang Lim Phú Lương tham gia thí nghiệm. ..................................................... 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 45
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 46
PHỤ LỤC



1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây khoai lang (Ipomoea batatas.L) là loại cây có địa bàn phân bố
rộng, có khả năng thích ứng với điều kiện của nhiều vùng sinh thái khác nhau
đặc biệt là vùng nhiệt đới, ôn đới và Châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam,
Philipines, Indonesia, India là những nước sản xuất nhiều khoai lang. Ngoài
việc dùng làm lương thực khoai lang còn được sử dụng làm nguyên liệu chế
biến tinh bột, rượu, cồn, xiro, nước giải khát, bánh kẹo…. Cây khoai lang rất
dễ trồng, nhân giống bằng dây, ít bị sâu bệnh,chi phí đầu tư trên đơn vị trồng
khoai lang thấp, trồng được trên nhiều loại đất, thời gian sinh trưởng ngắn có
thể trồng nhiều vụ trên năm, có khả năng chống chịu tốt, có tiềm năng cho
năng suất cao nên thích hợp với những hộ nông dân nghèo trong việc phát
triển kinh tế hộ gia đình hiện nay. Trong quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp ở nước ta hiện nay cây khoai lang chiếm một vị trí quan trọng trong
sản xuất lương thực, đứng thứ 3 sau cây lúa và ngô.
Vùng Trung Du và Miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng lớn về phát
triển nông lâm nghiệp. Cây khoai lang từ xưa đã gắn liền với người dân nghèo
ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt từ xưa người dân đã đánh giá cây
khoai lang có khả năng thích ứng rộng, kỹ thuật trồng đơn giản, có thể phát
triển tốt trong vụ Đông và vụ Xuân. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao,
chất lượng tốt cần phải đánh giá, lựa chọn được quy trình kỹ thuật canh tác
phù hợp điều kiện từng vùng sinh thái cũng như lựa chọn được lượng phân
bón cho giống khoai lang mới. Mặc dù, diện tích trồng khoai lang của vùng
trung Du và miền núi phía Bắc đứng thứ 2 trong 6 khu vực trồng khoai lang
của cả nước (34.800ha) nhưng vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính
tự cung tự cấp. Năng suất khoai lang của vùng rất thấp (đạt 67,2 tạ/ha, đứng



2

thứ 5/6 vùng). Đây là những thách thức lớn trong phát triển cây khoai lang.
Nhiều nghiên cứu khẳng định: Năng suất khoai lang thấp chủ yếu là do chưa
có chế độ dinh dưỡng phù hợp, các biện pháp thâm canh tổng hợp chưa được
chú trọng đúng mức.
Năng suất khoai lang ở nước ta còn thấp hơn nhiều so với năng suất
trung bình thế giới. Trong sản xuất ở nhiều nơi khoai lang là cây quảng canh,
tận dụng quỹ đất, phân bón hầu như không được sử dụng. Tuy khoai lang là
cây trồng không đòi hỏi nhiều phân, nhưng bón phân đủ, đảm bảo các chất
dinh dưỡng cần thiết dễ mang lại năng suất cao. Cây khoai lang là cây ưa
phân hữu cơ, phân chuồng vì ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây, phân hữu
cơ cải thiện khả năng giữ nước, khả năng trao đổi cation, tạo cho đất độ tơi
xốp, thoáng cần thiết cho sự hình thành và phát triển củ. Cây khoai lang cũng
phản ứng mạnh với phân khoáng. Các nguyên tố đa lượng như đạm, lân và
kali rất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của khoai lang, đặc biệt là kali
cả khi bón đơn lẻ hay kết hợp với đạm đều làm tăng năng suất củ. Kali làm
tăng hiệu suất quang hợp, vận chuyển sản phẩm quang hợp, hoạt tính của sức
chứa; bón bổ sung kali có thể khắc phục hệ quả của sự thừa đạm đối với sự
phát triển thân. Các nhiên cứu ở Việt Nam từ trước đến nay đề cập
chủ yếu tới liều lượng, thời kỳ bón, cách bón, nhất là việc sử dụng các loại
phân hoá học. Các nguyên tố trung lượng như can-xi, manhê, lưu huỳnh và
các nguyên tố vi lựợng đối với sinh trưởng, phát triển của khoai lang chưa
đựợc các nghiên cứu đề cập đến.
Cây khoai lang biểu hiện thiếu manhê trong điều kiện đất nhiều kali;
bón phân lưu huỳnh với mức 220-340 kg cho một hécta làm tăng năng suất
củ.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại phân bón chuyên dụng và

phân bón lá dành cho cây có củ nói chung và khoai lang nói riêng. Việc tìm
hiểu và đánh giá hiệu quả và hiệu lực của chúng sẽ giúp cho việc hướng dẫn,


3

khuyến cáo cho người nông dân sử dụng để vừa nâng cao năng suất, phẩm
chất củ vừa duy trì độ phì của đất. Vì vậy để tăng năng suất và sản lượng
khoai lang ở các tỉnh miền núi phía Bắc ngoài việc đánh giá các yếu tố kinh tế
xã hội, thị trường để quy hoạch thì cần phải xác định một tổ hợp phân bón cho
phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương nhằm tăng thu nhập và
đạt hiệu quả kinh tế cao của cây khoai lang là việc làm cần thiết. Xuất phát từ
những lý do trên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của tổ hợp phân bón đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Lim vụ
Đông năm 2016 tại huyện Phú Lương”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu để tim
̀ ra t ổ hợp phân bón NPK thích hợp nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng của kh oai lang trong vu ̣ Đông năm 2016 tại huyện
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
1.2.2. Yêu cầ u
- Theo dõi đă ̣c điể m sinh trưởng , phát triển của khoai lang trên các công
thức thí nghiê ̣m.
- Yế u tố cấ u thành năng suấ t và năng suấ t của các công thức thí nghiệm.
- Tình hình sâu bê ̣nh ha ̣i của các công thức thí nghiệm.
- Chất lượng của khoai lang trên các công thức thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học
Kế t quả nghiên cứu đề tài s ẽ góp phần bổ sung thêm vào những tài liệu

khoa ho ̣c phu ̣c vu ̣ công tác giảng da ̣y cũng như trong nghiên cứu về khoai
lang ở nước ta.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kế t quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở tác đô ̣ng lên các biê ̣n ph áp kỹ
thuâ ̣t nhằ m nâng cao năng suấ t , phẩ m chấ t tố t cho khoai lang trong vu ̣ Đông


4

của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh Trung du miề n núi phiá
Bắ c từ đó khuyế n cáo cho nông dân sản xuấ t nhằ m đa ̣t đươ ̣c năng suấ t và hiê ̣u
quả cao nhất.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu khoai lang trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất
Trên thế giới hiện nay có hơn 115 quốc gia trồng khoai lang với tổng
diện tích đạt xấp xỉ 8 triệu ha, năng suất trung bình đạt từ 12 đến 13 tấn/ha với
sản lượng trên 100 triệu tấn mỗi năm.
Khoai lang là một lọai cây trồng cạn có khả năng thích ứng cao, có thể
chịu la ̣nh tốt hơn các cây có củ nhiệt đới khác (sắn, khoai sọ…), nên nó có thể
sinh trưởng và phát triển bình thường ngay cả ở độ cao 3000m so với mực
nước biển. Vì vậy khoai lang đã trở thành cây lương thực chính của dân cư
vùng núi cao tại Uganda, Ruanda và Burundi của Châu Phi.
Theo tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO), khoai

lang là một trong năm cây lấy củ chính (bao gồm: sắn, khoai tây, khoai lang,
khoai mỡ, khoai sọ). Khoai lang chiếm tỷ lệ 16,9% diện tích và 19,9% về sản
lượng. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới trong những năm gần dây
được thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới
giai đoạn 2010- 2014
Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2010

8.527.219

12,16

103.741

2011

8.507.874

12,51


106.499

2012

8.110.144

12,73

103.322

2013

8.335.964

12,40

103.381

2014

8.352.323

12,76

106.601

( Nguồn: Faostat 2015[13])



6

Qua số liê ̣u bảng 2.1 ta thấ y : trong những năm gần đây, diện tích trồng
khoai lang trên thế giới có xu hướng giảm (từ 8.527.219 ha năm 2010 xuống
còn 8.352.323 ha năm 2014). Trong đó nguyên nhân chính là do năng suất,
chất lượng khoai lang chưa được cải thiện, mặt khác đối với loại hình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, người dân đã lựa chọn những cây trồng có hiệu quả kinh
tế cao hơn khoai lang để đầu tư thâm canh.quan trọng hơn, việc phát triển mở
rộng diện tích trồng khoai lang đi đôi với tiêu thụ và chế biến khoai lang còn
chưa được quan tâm đúng mức nên sản xuất khoai lang hầu như chỉ mang tính
tự phát chạy theo lợi ích kinh tế thời vụ nên đã dẫn đến sản xuất khoai lang
chưa thể phát triển bền vững và có xu hướng giảm dần trong những năm qua.
Năng suất khoai lang trên thế giới tương đối ổn định trong những năm
qua, chỉ tăng từ 12,16 tấn/ha (năm 2010) lên 12.76 tấn/ha (năm 2014), do đó
tổng sản lượng cũng tăng nhẹ. Trong đó, hiện nay Trung Quốc là nước sản
xuất nhiều khoai lang nhất trên thế giới. Năm 2011, Trung Quốc đạt
3.490.425 ha diện tić h tr ồng khoai lang với năng suất là 21,6 tấn/ha đạt sản
lượng 75.567.292 tấn (chiếm hơn 76% tổng sản lượng trên toàn thế giới).
Mỹ hàng năm tr ồng khoảng 30.000 – 40.000 ha khoai lang, tập trung
chủ yếu tại các bang Bắc Carolina, Louisiana, Texas, Mississippi và
Califonia. Trung bình một trang trại khoai lang ở Mỹ trồng khoảng 150 ha,
để đảm bảo hiệu quả đầu tư về máy móc, kho bảo quản và thiết bị đóng gói
(tốn khoảng 1-2 triệu USD) và để giảm chi phí lao động sống (Labonte và
Cannon, 1998)
Một số tài liệu nước ngoài đề cập tới vai trò của cây có củ như một
trong những chỗ dựa quan trọng cho nhân loại vào thế kỉ 21. Bởi hiện tại tiềm
năng cải tiến năng suất của cây có củ là rất lớn, trong khi đó mặc dù năng suất
của các loại cây ngũ cốc khá cao nhưng trong một phạm vi nào đó đã đạt đến



7

mức giới hạn của năng suất trần. Ngoài ra cây có củ có thể trồng ở những
vùng đất xấu, khô hạn.
2.1.2. Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và sử dụng phân bón cho khoai
lang trên thế giới
2.1.2.1. Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang
Khoai lang là một loại cây trồng ngắn ngày nhưng lại cho năng suất
sinh vật học và năng suất kinh tế cao vì vậy phải bón đầy đủ về lượng và
chủng loại phân cần thiết cho cây. Các loại phân vi lượng bón cho khoai lang
phải được tính toán phù hợp trong mối quan hệ với điều kiện thời tiết vừa
phải đảm bảo thời gian sinh trưởng vừa phải đảm bảo năng suất nằm trong
thời gian quy định.
- Tác dụng của một số loại phân bón chính:
+ Đạm: là nguyên tố hàng đầu cần cho sự sinh trưởng và phát triển của
các cơ quan đặc biệt là cơ quan quang hợp (thân, lá). Ngoài tác dụng tham gia
trực tiếp vào cấu tạo tế bào, đạm còn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo sự bình thường hóa quá trình tổng hợp các chất khác.
Vì vậy bón đạm đủ và sớm sẽ tạo điều kiện hình thành được khóm
khoai to khỏe ngay từ đầu.Trong quá trình sinh trưởng bón đủ đạm là yếu tố
quyết định đến năng suất củ sau này.
Tuy nhiên bón nhiều đạm quá sẽ làm cho cây chỉ phát triển mạnh thân
lá mà không tập trung được vật chất tích lũy được vào củ. Mặt khác còn
làm cho cây giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh và kéo dài thời vụ
không cần thiết.
Ngược lại nếu bón quá ít đạm sẽ làm cho cây còi cọc, hệ rễ kém
phát triển không hút được các chất dinh dưỡng khác trong đất dẫn đến
năng suất thấp.



8

+ Lân: Có vai trò rất cần thiết đối với cây khoai lang. Lân tham gia tạo
thành chất giàu năng lượng phục vụ cho quá trình sống của cây như hô hấp,
quang hợp, trao đổi chất… Sự có mặt của lân sẽ làm cho cây hấp thu đạm dễ
dàng hơn, cây không bị vống, lướt. Ngoài ra lân còn có vai trò đặc biệt quan
trọng là giúp cây chống chịu được với điều kiện thời tiết lạnh giá và tăng tính
chống chịu của cây khoai lang đối với một số loại bệnh, lân còn làm tăng
phẩm chất và bảo quản củ được lâu hơn.
Vì vậy khi thiếu lân cây phát triển mất cân đối, bộ rễ phát triển chậm, ít
phân nhánh, quá trình trao đổi chất trong cây bị rối loạn, tính chống chịu với
ngoại cảnh bất lợi, giảm lượng tinh bột trong củ do đó chất lượng củ giảm,
đồng thời tỷ lệ hao hụt tăng quá trình bảo quản sẽ tăng lên.
+ Kali: Tham gia tích cực vào những hoạt động trao đổi chất và vận
chuyển sản phẩm quang hợp từ thân lá về củ, đảm bảo chế độ nước trong cây
được thăng bằng, kali làm tăng khả năng chống hạn cho khoai lang. Ngoài ra
kali còn làm tăng lượng tinh bột cũng như các dạng đường khử trong củ, đặc
biệt làm tăng hàm lượng Vitamin C có tác dụng làm tăng phẩm chất của củ
khoai lang một cách rõ rệt.
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động bất lợi
từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali giúp cho cây cứng
chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Nhu cầu kali cho khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, kali có
tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây, tích lũy tinh bột và đường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng
năng suất lớn, mức bội thu đạt 29 - 34 tạ/ha khi bón phân chuồng và 22 - 23
tạ/ha khi bón rơm rạ.
Việc sử dụng phân bón K cần chú ý:



9

- Nếu sử dụng phân Kaliclorua (KCL) cần có các biện pháp khắc phục
đất chua.
- Nếu sử dụng phân Kalisunphat (K2SO4) chứa 40% K nguyên chất thì
có thể sử dụng cho nhiều loại đất.
- Sử dụng tro bếp là dạng phân K tốt dưới dạng K2CO3 cây dễ hấp thu.
Tro bếp có Ca giúp khử chua đất.
- Lượng K nguyên chất sử dụng cho 1 ha là 100 - 120 kg, chia ra 2/3
bón lót + 1/3 bón thúc.
Việc sử dụng phân vô cơ cho cây giúp cây dễ dàng hấp thụ các chất
dinh dưỡng và cho hiệu quả cao.
Nhưng nếu sử dụng phân không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cấu
tạo đất, làm cho đất chua và trở nên trai cứng. Vì vậy trong sản xuất cần kết
hợp bón phân hữu cơ để đạt năng suất cao.
2.1.2.2. Nghiên cứu về sử dụng phân bón cho khoai lang
Phân bón là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây
trồng. Tuy nhiên nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón và ngoại
tệ có hạn nên việc sử dụng phân bón khoáng ở các nước có sự chênh lệch này
không phải do tính chất đất đai quy định. Với các nước phát triển mức độ sử
dụng phân bón cho cây khoai lang cũng khác nhau, cơ cấu cây trồng và sử
dụng các chủng loại phân bón cũng khác nhau.
Đối với các nước trên thế giới, vai trò sử dụng phân bón rất quan trọng
trong việc tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, tăng độ phì nhiêu của đất
cũng được xác định một cách rõ ràng. Trong đó ở Mỹ, Canada và một số
nước phát triển thì các loại phân bón sử dụng trong nông nghiệp nói chung và
cây khoai lang nói riêng đều có hiệu quả kinh tế cao, trong đó sử dụng phân
bón cho khoai lang đạt 500 tấn/ha/năm.



10

Nhật Bản là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất ở Châu Á, đây là
một số nghiên cứu về việc sử dụng phân bón:
- Cây khoai lang cần được cung cấp nhiều nhất là phân K, sau đó là
phân P và sau cùng là phân N. Lượng kali cần bón khoảng 60 - 90 kg/ha K2O
(tương đương 100 - 150 phân Clorua Kali), nhất là trên đất bạc màu.
Trong giai đoạn phát triển củ: Khoảng 1 - 1,5 tháng sau trồng người ta
sử dụng phân K để tạo nhiều rễ tơ. Bón khoảng 1/2 tổng lượng kali cho cây.
Trong giai đoạn phát triển củ: Khoảng 2 - 3 tháng sau khi trồng, cây
cần K để củ phình to, tích lũy nhiều tinh bột, củ có màu đẹp. Người ta đã sử
dụng 1/2 tổng lượng kali còn lại cho cây.
Lân giúp cho cây cứng cáp, rễ mọc tốt nên giúp cây hút nước và dinh
dưỡng tốt hơn. Bón P cho khoai lang cho nhiều rễ củ hơn. Người ta bón
phân với lượng 45 - 60 kg/ha P2O5 (tương đương 270 -350 kg/ha super lân)
vào lúc trồng.
Phân N cần cho cây khoai lang tăng trưởng để tạo thân lá. Người ta đã
nghiên cứu và sử dụng đạm với lượng 40 - 60 kg/ha N (tương đương với 87 130 kg phân Urê) 20 ngày sau trồng.
Sử dụng phân bón lá cho cây khoai lang: Sử dụng phân bón cho một
ha: 10 tấn phân chuồng + 500 kg phân hữu cơ vi sinh HVP 401B + 120 kg ure
+ 160 kg super lân + 150 kg kali + 500 kg vôi + 20 kg HVP vi lượng Oranic.
Kỹ thuật bón: Bón lót 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% phân lân
+ 100% phân hữu cơ vi sinh + 100% HVP vi lượng + 30% phân đạm + 20%
phân kali.
Bón thúc:
+ Bón thúc đợt 1 (sau trồng 20 đến 25 ngày): 50% phân đạm + 30%
kali kết hợp với xới đất, làm cỏ, vun nhẹ.


11


+ Bón thúc đợt 2 (sau trồng 40 đến 45 ngày): 20% phân đạm + 50%
kali kết hợp với xới đất, làm cỏ và vun.
Sử dụng phân bón lá: Sau trồng 10 ngày sử dụng HVP (6 - 4 - 4 ) K HUMAT phun lên lá hoặc dưới gốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, giúp cho
cây bén rễ sinh trưởng nhanh. Sau đó sử dụng HVP 1601 (21 - 21 - 21) phun
định kỳ 7 đến 8 ngày trên lần, giúp cho cây phát triển nhanh thân lá và rễ.
Khi cây bắt đầu hình thành củ và nuôi củ (khoảng 45 - 50 ngày sau
trồng ) phun HVP 10015S (0 - 25 - 25 ) phun định kỳ 10 ngày lần đến trước
khi thu hoạch 10 ngày ngừng phun, làm cho cây khoai lang nhiều củ to, đều
cân nặng và phẩm chất tốt.
Việc sử dụng phân vô cơ cho cây giúp cho cây dễ dàng hấp thụ các chất
dinh dưỡng cho hiệu quả cao và nhanh. Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ làm
ảnh hưởng xấu tới cấu tạo đất, làm đất chua, trở nên chai cứng. Do đó trong
sản xuất cần phải kết hợp bón phân hữu cơ để đạt năng suất cao.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu phân bón khoai lang ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam
Khoai lang là cây lương thực được trồng lâu đời ở Việt Nam, xếp hàng
thứ 3 sau cây lúa và cây ngô, là nước có diện tích khoai lang đứng hàng thứ 6
trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Urandda, Nigeria, Tanzania.
Hiện nay, ở Việt Nam khoai lang làm lương thực cho con người giảm
dần, chủ yếu là làm thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu chế biến.
Tuy nhiên có đến 90% sản phẩm khoai lang được sử dụng chủ yếu ở
vùng nông thôn, ở các thành phố được sử dụng với một lượng rất ít. Ở Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 1%, củ khoai lang thu hoạch được sử dụng
dưới dạng quà và làm bánh.
Ở vùng nông thôn có tới 60% sản lượng khoai lang được dùng làm thức
ăn gia súc dưới dạng củ tươi. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,


12


Duyên Hải Miền Trung, một lượng lớn khoai lang được phơi khô (củ thái lát,
thân lá phơi khô dã thành bột).
Tình hình sản xuất khoai lang trong những năm gần đây ở Việt Nam
được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn
2010 - 2014
Năm

Diện tích

Năng suất (tấn/ha)

Sản lƣợng (tấn)

2010

150.800

8.74

1.318.500

2011

146.821

9.27

1.362.195


2012

141.521

10.08

1.427.242

2013

135.489

10.02

1.358.175

2014

130.537

10.73

1.401.055

(Nguồn: Faostat 2015[13])
Qua số liê ̣u bảng 2.2 cho thấ y trong những năm gầ n đây diê ̣n tích trồ ng
khoai lang ở nước ta đang giảm dầ n từ

150.800 ha (năm 2010) xuố ng còn


130.537 ha (năm 2014) nhưng năng suấ t vẫn tăng ổ n đinh
̣ theo từng nămtăng từ
8.74 tấn/ha (năm 2010) lên 10.73 tấn/ha (năm 2014), chứng tỏ người dân đã dầ n
áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cho khoai lang . Qua
đây cũng cho thấ y vấ n đề hiê ̣n ta ̣i mà các nhà khoa ho ̣c và hoa ̣ ch định quản lý
cầ n phải xác đinh
̣ rõ nguyên nhân lam̀ giảm diê ̣n tić h và biê ̣n pháp thúc đẩ y nâng
cao năng suấ t, đă ̣c biê ̣t là các giố ng khoai lang chấ t lươ ̣ng cao
.
Trong những năm những năm gầ n đây , diê ̣n tić h trồ ng khoai lang của
nước ta có chiề u hướng giảm dầ n do thiế u thi ̣trường tiêu thu ̣, giố ng lẫn ta ̣p và
thoái hóa, đấ t trồ ng khoai lang nghèo dinh dưỡng , sự gây ha ̣i của sâu bê ̣nh và
đầ u tư cho nghiên cứu phát triể n thấ p.
Hiê ̣n nay, cây khoai lang là cây có củ đươ ̣c phân bố rô ̣ng raĩ ở nước ta .
Ở vùng núi, Trung du Bắ c Bô ̣ , Duyên hải miề n Trung , châu thổ sông Hồ ng ,


13

Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoai lang luôn có mặt trong
nhiề u cơ cấ u luân canh của nhiề u vùng đấ t . Tình hình phân bố diện tích, năng
suấ t, sản lượng khoai lang của các vùng đươ ̣c thể hiê ̣n qua bảng 2.3:
Bảng 2.3: Diêṇ tích, năng suấ t, sản lƣợng khoai lang của các vùng trên cả
nƣớc năm 2013– 2014
Năm 2013

Năm 2014

Diện tích


Năng

Sản lượng

(1.000

suất

(1.000

ha)

(tạ/ha)

tấn)

24,4

95,2

213,2

34,9

67,1

42,7

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Vùng

Đồng bằng Sông
Hồng

Diện
tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000

(tạ/ha)

(1.000 tấn)

21,3

95,8

204,1

234,2

33,4


67,69

225,7

64,4

272,0

37,6

65,0

243,9

13,8

121,5

168,9

13,6

119,5

162,5

1,3

76,2


9,9

1,0

80,0

8,0

19,8

232,2

459,9

23,0

242,1

336,9

135,0

100,6

1,358,1

129,9

107,9


1,401,0

ha)

Trung du và
miền núi phía
Bắc
Bắc trung bộ và
duyên hải miền
trung

Đông bằng sông
Cửu Long
Cả nước

( Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015 [14])
Mặc dù diện tích cây khoai lang có chiều hướng giảm xuống và năng
suất tăng lên một cách chậm chạp nhưng cây khoai lang cũng còn giữ một vị
trí và vai trò nhất định trong sản xuất lương thực, bởi khoai lang có tính thích
ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, đòi hỏi mức đầu tư không thật cao cũng


14

đã đạt được năng suất khá cao. Hạn chế của khoai lang là việc bảo quản khoai
lang củ tươi gặp nhiều khó khăn trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, trong lúc
đó công nghệ sau thu hoạch đối với khoai lang phát triển còn rất chậm, chưa
đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, sản phẩm khoai lang chưa trở thành sản
phẩm hàng hoá.
2.2.2. Nghiên cứu về phân bón cho khoai lang ở trong nước

Khoai lang phát triển trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến sét
nặng. Tuy nhiên loại đất thích hợp vẫn là đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ
nhiều hữu cơ có sa cấu từ cát đến thịt pha cát. Nhiều tác giả cho rằng loại đất
30% - 40% sét là thích hợp nhất đối với khoai lang. Đất sét nặng thường cho
năng suất thấp, củ bị dị dạng, nhiều nước, phẩm chất không ngon, tăng trưởng
chậm và khó cất giữ. Khoai lang là cây tương đối chịu mặn, pH thích hợp là
từ 4,2 - 8,3 (thích hợp nhất là 5,0 - 6,8).
Khoai lang là cây trồng cạn, được trồng chủ yếu trên đất ven biển, đất
một lúa một màu và đất hai vụ lúa. Trên đất hai vụ lúa thành phần cơ giới
tương đối nhẹ, chủ động tưới tiêu, rất thích hợp với cây khoai lang. Với điều
kiện đất đai ở Việt Nam, nhất là khi vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính,
tiềm năng đất đai có thể trồng được khoai lang rất lớn thì việc phát triển khoai
lang vụ Đông trên đất hai vụ lúa đã đem lại những giá trị không nhỏ.
Khoai lang cho năng suất sinh học rất cao vì vậy dinh dưỡng khoáng
đóng vai trò hết sức quan trọng.
Đạm có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng
cũng như các hoạt động sinh lý cuả cây. Đạm giúp thân, lá và bộ rễ phát triển
mạnh trong giai đoạn đầu và hình thành củ và khối lượng củ trong giai đoạn
sau. Bón thúc đạm sớm sau trồng 20 - 45 ngày năng suất củ tăng 10 - 20%,
bón thúc đạm muộn 80 -90 ngày sau trồng năng suất củ giảm 10% (Đinh Thế
Lộc, 1979 [6]). Nghiên cứu của Nguyễn Thế Yên và CS, (1999) [10] cho kết


15

quả: Bón 60 - 120 kg/ha năng suất thân lá tăng từ 50 - 100%, năng suất củ đạt
cao nhất khi bón 80 kg/ha (trên nền phân bón 5 tấn phân chuồng + 45kg P2O5
+ 60 kg/ha K2O). Tuy nhiên phần lớn đạm tập trung ở lá do vậy không nên
bón nhiều đạm vì bón nhiều đạm khoai lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và
ảnh hưởng đến năng suất.

Lân có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, quá trình hình
thành và phát triển của bộ rễ, đặc biệt là rễ củ. Bón đầy đủ lân sẽ làm cho số
lượng rễ củ nhiều góp phần tăng năng suất và hàm lượng tinh bột, giảm tỷ lệ
chất khô trong củ.
Kali có tác dụng thúc đẩy mạnh quá trình hoạt động của bộ rễ, đẩy
mạnh khả năng quang hợp hình thành và vận chuyển gluxit về củ. Thiếu kali
khoai lang chậm lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng và thời gian bảo
quản giảm.
Nhu cầu Kali của khoai lang còn cao hơn khoai tây và sắn. Để đạt được
năng suất cao, chất lượng tốt cây khoai lang cần được bón cân đối N:P:K phối
hợp với phân chuồng (phân hữu cơ), tùy thuộc vào loại đất đai, mùa vụ, giống
và các vùng sinh thái. Đinh Thế Lộc và CS, (1989) [7] đã kết luận: Liều
lượng phân Kali thích hợp cho khoai lang Đông Xuân vùng Đồng bằng Bắc
Bộ ở nền phân bón thấp (8 tấn phân chuồng + 20 kg N + 45kg P2O5/ha) là 100
- 200 kg P2O5/ha. Bón phân Kali ở mức cao hơn, năng suất củ có xu hướng và
hiệu quả kinh tế giảm. Bón thúc Kali thích hợp nhất là vào giai đoạn 45 - 60
ngày sinh trưởng làm tăng năng suất 18 - 55%. Bón thúc Kali quá sớm (20
ngày sinh trưởng) hoặc quá muộn (90 ngày sinh trưởng), tác dụng tăng năng
suất của Kali không rõ.
Về hiệu lực của phân Kali Mai Thạch Hoành và CS, (2004) [5] tiến
hành thí nghiệm với giống TV1 trồng trong vụ Xuân, trên nền đất 10 tấn phân
chuồng + 60 kg N + 30kg P2O5/ha đã kết luận: Bón từ 80, 120, 160 kg K2O/ha


×