Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai mới trong vụ xuân năm 2017 tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ LÊ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI TRONG VỤ XUÂN NĂM 2017
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: 2013 - 2017

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ LÊ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA


MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI TRONG VỤ XUÂN NĂM 2017
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: K45 - TT - NO2
: Nông học
: 2013 - 2017
: TS. Trần Minh Quân

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Học đi đôi với hành luôn là khẩu hiệu được thực hiện tại các trường học ở
nước ta, trong đó có trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ngoài các buổi
thục hành, thực tế, rèn nghề, các sinh viên năm cuối còn được bố trí một học kỳ
thực tập tốt nghiệp. Thực tập tốt nghiệp là cơ hội cho sinh viên tự trải nghiệm
công tác nghiên cứu khoa học, sinh viên tự tổ chức sắp xếp các công việc, đồng

thời hệ thống lại kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế sản xuất. Qua đợt
thực tập tốt nghiệp cũng giúp sinh viên tích lũy được những kinh nghiệm thực
tế, nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ cho công việc sau này.
Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa Nông học, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai mới trong vụ
Xuân năm 2017 tại tỉnh Thái Nguyên”.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa, đặc biệt là thầy TS. Trần Minh Quân và cô TS. Phan
Thị Vân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện đề tài cũng như tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành thời gian
thực tập của mình.
Em cũng xin được cảm ơn các bạn sinh viên trong, ngoài lớp và gia đình
đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và trình độ chuyên môn
còn hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn cho
bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v

Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 4
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 4
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ..................................... 6
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 6
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ...................................................... 10
2.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 ..... 14
2.3. Nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và trong nước ........................ 16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo ngô lai trên thế giới ............................ 16
2.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô tại Việt Nam....................... 19
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27
3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 27
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 27
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27


iii

3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 28
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 28
3.4.2. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm...................................... 29

3.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 30
3.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 34
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 35
4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL tham gia thí nghiệm vụ
Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................................... 35
4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ .................................................................. 36
4.1.2. Giai đoạn tung phấn, phun râu .............................................................. 38
4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL tham gia thí nghiệm vụ
Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................................... 40
4.3. Khả năng ra lá của các THL tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại
Thái Nguyên .................................................................................................... 42
4.4. Một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của các THL tham gia thí nghiệm vụ
Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................................... 44
4.4.1. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các THL ................................. 44
4.4.2. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các THL tham gia thí nghiệm
vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ............................................................... 46
4.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín bắp của các THL tham gia thí
nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................. 48
4.5.1. Trạng thái cây ........................................................................................ 49
4.5.2. Trạng thái bắp ....................................................................................... 49
4.5.3. Độ che kín bắp ...................................................................................... 49


iv

4.6. Khả năng chống chịu của các THL tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm
2017 tại Thái Nguyên ...................................................................................... 50
4.6.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các THL tham gia thí nghiệm ...... 50
4.6.2. Khả năng chống đổ, gãy của các THL tham gia thí nghiệm ................. 54
4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL tham gia thí

nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................. 55
4.7.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL tham gia thí nghiệm vụ
Xuân 2017 tại Thái Nguyên ............................................................................ 55
4.7.2. Năng suất ............................................................................................... 58
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.1.1. Thời gian sinh trưởng ............................................................................ 60
5.1.2. Khả năng chống chịu............................................................................. 60
5.1.3. Năng suất thực thu................................................................................. 60
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 61
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 62
III. Tài liệu từ Internet ..................................................................................... 62
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1995
đến năm 2014 ..................................................................................... 7
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô ở một số nước trên thế giới năm 2014........ 8
Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu ngô trên thế giới đến năm 2020 ........................... 10
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2014.... 11
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô ở một số vùng của nước ta năm 2014 ....... 13
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005- 2015 ......15
Bảng 3.1: Các tổ hợp ngô tham gia thí nghiệm và đối chứng......................... 27
Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL tham gia thí
nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên................................... 36

Bảng 4.2: Chiều cao cây của các THL tham gia thí nghiệm ở các giai đoạn
sinh trưởng vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ............................ 41
Bảng 4.3: Khả năng ra lá của các THL tham gia thí nghiệm ở các ................ 43
giai đoạn sinh trưởng vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ............................ 43
Bảng 4.4: Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL tham gia thí
nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên................................... 45
Bảng 4.5: Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các THL tham gia thí
nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên................................... 47
Bảng 4.6: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín bắp của các THL tham
gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ....................... 48
Bảng 4.7: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các THL tham gia thí nghiệm vụ
Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ..................................................... 51
Bảng 4.8: Khả năng chống đổ gãy của các THL tham gia thí nghiệm vụ Xuân
năm 2017 tại Thái Nguyên .............................................................. 54
Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL tham gia thí nghiệm
vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên........................................................ 56
Bảng 4.10: Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu của các THL tham gia
thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ..................................... 59


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

Bộ NN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
CIMMYT


: Trung tâm nghiên cứu ngô và lúa mỳ quốc tế

Cs

: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

đ/c

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NMRI

: Viện nghiên cứu Nông nghiệp

NSLT

: Năng suất lý thuyết


NSTT

: Năng suất thực thu

THL

: Tổ hợp lai


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngô, bắp hay bẹ (Zea mays L.) là một loại cây lương thực thuộc họ hòa
thảo được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu
Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người
châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Ngô là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao so với các cây ngũ cốc khác.
Thành phần dinh dưỡng chính trong hạt ngô bao gồm: protein 6-21% tập
trung chủ yếu ở nội nhũ sừng, lipid 3,5-7%, glucid 65-75% tập trung nhiều ở
nội nhũ ngoài ra còn có các loại vitamin A, B và các loại chất khoáng khác,
đặc biệt ngày nay các loại ngô nếp, ngô đường, ngô rau... có giá trị thực phẩm
cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Có thể nói ngô là cây trồng “đa
năng” khi mà tất cả các bộ phận của cây ngô từ hạt, đến thân, lá đều có thể sử
dụng để làm lương thực, thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc, làm
nguyên liệu cho công nghiệp (rượu ngô, sản xuất ethanol để chế biến xăng
sinh học, thậm chí còn còn chế biến tạo ra một số vật dụng đồ dùng như đồ
trang sức của phụ nữ…), một số bộ phận của ngô có chứa một số chất có vai

trò như một loại thuốc chữa bệnh (ví dụ: râu ngô), làm chất đốt …
Ngô là cây trồng đã được trồng từ lâu đời ở Việt Nam, là nguồn thức ăn
chính của một số đồng bào dân tộc thiểu số, và là nguồn thức ăn cho chăn
nuôi. Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng
suất, sản lượng: năm 2001 tổng diện tích ngô là 730 nghìn ha, đến năm 2005
đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2010, diện tích ngô cả nước là 1,13 triệu ha, năng
suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2011) [11].


2

Đến năm 2014 sản lượng ngô đã đạt 5,2 triệu tấn (Tổng cục thống kê,
2017) [ 10], và trong năm 2017 ước tính sẽ đạt tới 6,2 triệu tấn.
Mặc dù diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở nước ta đều tăng nhưng
nhu cầu ngô ở nước ta vẫn rất lớn.Theo báo cáo xuất nhập khẩu (Bộ công
thương, 2016) [1] năm 2015 nước ta nhập khẩu 7,6 triệu tấn ngô, năm 2016
giá trị nhập khẩu tăng 18% về lượng so với năm 2015, nhập khẩu 8,5 triệu tấn
ngô. Hiện nay, sản lượng ngô của Việt Nam đạt 62% so với mục tiêu vào năm
2015 và gần 50% so với mục tiêu vào năm 2020, nghĩa là sản xuất không đủ
nhu cầu (NMRI, 2009) [ 20].
Nhu cầu lớn về năng suất ngô trong diện tích gieo trồng có hạn đòi hỏi
phải tìm giải pháp tăng năng suất cao hơn trong đó giống được coi là một biện
pháp tăng năng suất tối ưu. Việc sử dụng các giống ngô lai mới với ưu thế lai
cao, năng suất lớn sẽ là một giải pháp thích hợp cho yêu cầu sản xuất ngô hiện
nay. Ở nước ta mỗi vùng có đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau điều đó
ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của các
giống ngô lai. Mặc dù cây ngô có thể sinh trưởng phát triển ở nhiều kiểu sinh
thái khác nhau nhưng nếu không phù hợp chúng sẽ không phát huy được tiềm
năng suất cao của mình, từ đó việc thiếu hụt ngô cho nhu cầu sử dụng trong
nước vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, việc xác định được đúng giống ngô

lai mới có năng suất cao, thích nghi tốt ở từng vùng sinh thái là một yêu cầu
lớn cho ngành sản xuất ngô lai ở nước ta. Để làm được điều đó cần hiểu rõ
các mối quan hệ giữa các đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng
suất để có các phương pháp cụ thể từ khi chọn vật liệu lai đến các biện pháp
canh tác trên đồng ruộng, nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng suất của mỗi
giống, tại mỗi vùng sinh thái.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du và miền núi phía Bắc, cùng với
các nhà máy công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan


3

trọng trong cơ cấu kinh tế. Ở Thái Nguyên ngoài lúa nước và cây chè, cây ngô
cũng là một cây trồng được tỉnh chú trọng phát triển, đặc biệt ở các vùng đất
không thuận lợi cho những cây nông nghiệp khác. Cây ngô ngày càng khẳng
định vị trí của mình trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, năm 2014 sản lượng
ngô chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cây lượng thực có hạt của tỉnh, cung
cấp một phần nguồn thức ăn chăn nuôi cho khoảng 600 nghìn con lợn, 7-8
triệu con gia cầm tại địa phương, giúp người chăn nuôi hạ giá thành đầu tư,
tăng thêm thu nhập cho người trồng trọt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
của tỉnh.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ
hợp ngô lai mới trong vụ Xuân năm 2017 tại tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích
Xác định, lựa chọn được tổ hợp ngô lai sinh trưởng, phát triển tốt, có
tiềm năng năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất
thuận của tự nhiên tại tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới

trong thí nghiệm vụ Xuân 2017.
- Theo dõi một số đặc điểm hình thái và sinh lý của một số tổ hợp lai
thí nghiệm.
- Theo dõi, đánh giá khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống
đổ) của một số tổ hợp lai thí nghiệm.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp
lai thí nghiệm.


4

1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua thực hiện đề tài ngoài đồng ruộng giúp sinh viên biết cách thực
hiện một đề tài nghiên cứu khoa học đồng thời củng cố những kiến thức đã
học và tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm thực tế ngoài đồng ruộng giúp
nâng cao năng lực chuyên môn và hoàn thành bài khóa luận.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được đặc
điểm hình thái, sinh lý, năng suất và khả năng chống chịu một số sâu bệnh,
chống đổ và những điều kiện bất thuận của tự nhiên của các tổ hợp ngô lai
mới tại tỉnh Thái Nguyên.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ lựa chọn được một số tổ hợp ngô lai
sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định, phù hợp với điều
kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.


5

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Từ xưa người nông dân đã có câu “cố công không bằng tốt giống” như
vậy trong sản xuất nông nghiệp con người ta đã hiểu được vai trò quan trọng
của giống. Nếu chế độ chăm sóc tốt, nước dinh dưỡng đầy đủ nhưng giống có
chất lượng thấp năng suất sẽ không được như mong muốn. Các nhà khoa học
ước tính khoảng 35 đến 50% mức tăng năng suất hạt các cây trồng trên thế
giới là nhờ vào việc đưa những giống tốt vào sản xuất. Ở nước ta từ năm 1981
đến 1996 giống đã đóng góp cho sự tăng sản lượng cây trồng lên 43,68%,
trong khi đó yếu tố phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và yếu tố thủy lợi
đóng góp tỉ lệ tương ứng là 32,57% và 31,97% thấp hơn khoảng 10% so với
giống (Phan Huy Thông, 2007) [7].
Ngày nay, khi quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày một tăng
nhanh thì đất nông nghiệp phải cạnh tranh với các ngành xây dựng, dịch vụ...
Bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự cạnh tranh về mặt đất mặt nước giữa
các ngành trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, trong khi đó dân số ngày một tăng
nhanh nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng theo. Trong quỹ đất có
hạn vừa phải đảm bảo cho các ngành phát triển hài hòa vừa phải đáp ứng yêu
cầu cung cấp năng lượng cho khoảng 8 tỷ người vào năm 2021 và 16 tỷ người
vào năm 2030, đó là yêu cầu đặt ra cho xã hội loài người. Trong đó ngành sản
xuất ngô cũng được đặt ra yêu cầu tăng năng suất hàng năm để đáp ứng nhu
cầu sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của con người. Để giải quyết yêu
cầu trên thì ngoài biện pháp phát triển kỹ thuật canh tác bền vững thì đòi hỏi
các nhà khoa học phải tạo ra những tổ hợp ngô lai mới có năng suất cao, ổn
định đưa vào sản xuất thay thế các giống cũ.


6

Một giống khi được trồng tại vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp và

phương pháp canh tác hiện đại sẽ phát huy tiềm năng năng suất cao của nó,
các giống cao sản yêu cầu thâm canh cao sẽ không cho năng suất như mong
muốn ở các vùng quảng canh. Vì vậy cần đánh giá một cách khách quan, kịp
thời, có cơ sở khoa học về những giống mới ở các vùng khác nhau nhằm đánh
giá khả năng chống chịu, khả năng thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh
cũng như khả năng cho năng suất và tính ổn định của các giống mới.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học trên chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm xác định một số tổ hợp ngô lai mới có triển vọng phục vụ cho công tác
chọn giống mới để đưa vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất và
sản lượng ngô tại tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Sau khi Columbus mang ngô về Châu Âu giá trị cây ngô tăng lên và từ
đó cây ngô theo nhiều hướng khác nhau đã lan tỏa ra toàn thế giới.Ngô là một
cây trồng dễ thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, được phân bố từ
dưới 400 N (lục địa châu Úc, nam châu Phi, Chi Lê..) lên gần đến 550 B (bờ
biển Ban Tích, trung lưu sông Vonga...) từ độ cao 1-2m đến 4000m so với mặt
nước biển (Peru, Guatemala..), (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000) [8]. Ngô còn
là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di
truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa và tin
học...vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [8].
Dự báo từ năm 2011 đến năm 2050, nhu cầu về ngô ở các nước đang
phát triển sẽ tăng gấp đôi, và đến năm 2025 ngô sẽ trở thành cây trồng có nhu
cầu sản xuất lớn nhất trên toàn cầu và ở các nước đang phát triển (CIMMYT,
2011) [15]. Do nhận thức được vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh


7

tế nên diện tích năng suất, sản lượng ngô từ đầu thế kỷ 20 đến nay liên tục

tăng. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới trong giai đoạn
từ năm 1995 đến năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1995

135,8

38,1

517,3

2000

137,0

43,2

592,5


2005

148,1

48,2

713,7

2006

146,8

48,2

706,8

2007

158,4

49,9

790,3

2008

162,7

51,0


830,6

2009

158,6

51,7

820,2

2010

163,9

51,9

851,3

2011

171,3

51,8

886,9

2012

178,6


48,9

873,2

2013

185,6

54,6

1014,3

2014

184,8

56,2

1037,8

Năm

(Nguồn FAOSTAT, 2017) [26]
Qua bảng số liệu thống kê của FAO (2017) ta thấy diện tích, năng suất
và sản lượng ngô giai đoạn 1995-2014 có biến động qua các năm. Năm 1995
diện tích ngô trên thế giới chỉ đạt 135,8 triệu ha, năng suất ngô trung bình trên
thế giới chỉ đạt 38.1 tạ/ha, sản lượng đạt 517,3 triệu tấn. Đến năm 2010 chỉ 15
năm sau đó diện tích, năng suất và sản lượng ngô trung bình trên thế giới đã
đạt lần lượt là 163,9 triệu ha, 51.9 tạ/ha, 851,3 triệu tấn. Đến năm 2014 sản

lượng ngô trung bình trên thế giới đã đạt 1037,8 triệu tấn. Sản lượng này đã
tăng 520,5 triệu tấn so với năm 1995, diện tích trồng ngô trung bình trên thế


8

giới năm 2014 đạt 184,8 triệu ha tăng 49 triệu ha so với năm 1995, năng suất
ngô trung bình trên thế giới năm 2014 đạt 56,2 tạ/ha tăng gấp 1,47 lần so với
năm 1995. Như vậy ta thấy tuy diện tích từ năm 1995 đến 2014 chỉ tăng gần
49 triệu ha nhưng sản lượng đã tăng đến hơn 520 triệu tấn, năng suất tăng gần
1,5 lần, có được kết quả trên là cuộc cách mạng về chọn tạo giống ngô đặc
biệt là các giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới được áp dụng
vào sản xuất. Tình hình sản xuất ngô ở các nước trên thế giới có sự khác biệt
nhau. Tình hình sản xuất ngô ở một số nước trên thế giới được trình bày ở
bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô ở một số nƣớc trên thế giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Mỹ


33,6

107,3

361,1

Trung Quốc

37,2

58,0

215,8

Brazil

154,3

51,7

79,9

Ấn Độ

9,3

25,5

23,7


Mexico

7,1

32,9

23,3

Italy

0,9

106,2

9,2

Đức

0,5

106,8

5,1

Hy Lạp

0,2

111,2


1,8

0,005

340,9

0,2

Nƣớc

Israel

(Nguồn FAOSTAT, 2017) [26]
Theo FAO trong số tất cả các quốc gia trồng ngô, Mỹ luôn chiếm vị trí
đầu về diện tích và sản lượng ngô, là một trong những quốc gia có năng suất
ngô cao (> 9,6 tấn/ ha), gần như gấp đôi so với trung bình thế giới (5,2 tấn /
ha). Năm 2014 diện tích trồng ngô của Mỹ là 33,6 triệu ha, năng suất trung
bình đạt 107,3 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 361,1 triệu tấn. Việc sử dụng các


9

ứng dụng công nghệ trong sản xuất đã góp phần không nhỏ cho sản lượng ngô
của Mỹ. Theo Rinke.E [21]việc sử dụng các giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ
năm 1930, giống lai ba và lai kép được sử dụng đến năm 1957, sau đó giống
lai đơn cải tiến và lai đơn, chiếm 80-85% tổng số lai (Trần Hồng Uy, 1998)
[13]. Năm 2007 diện tích trồng ngô chuyển gen của Mỹ đạt 27,4 triệu ha
chiếm 73% diện tích trồng ngô (Phan Xuân Hào, 2008) [5]. Hiện nay 100%
diện tích trồng ngô của Mỹ là trồng các giống ngô lai trong đó hơn 90% là các
giống ngô lai đơn (Ngô Hữu Tình và cs, 2009) [9]. Ở Mỹ chỉ còn 48% giống

ngô được sử dụng được chọn tạo theo công nghệ truyền thống, 52% là bằng
công nghệ sinh học (Minh Tang Chang và cs) [19].
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng ngô. Năm
2014 diện tích gieo trồng ngô của Trung Quốc là 37,2 triệu ha, năng suất đạt
58.0 tạ/ha, sản lượng trung bình của Trung Quốc là 215,8 triệu tấn. Giống ngô
lai được đưa vào Trung Quốc từ những năm 60, các giống ngô lai đơn được
đưa vào những năm cuối của thập kỷ này, “năm 1992 có 27 giống ngô lai
được gieo trồng trên diện tích 100000 ha” (CYMMYT, 1993) [16], hiện nay
giống ngô lai chiếm 90% diện tích trồng ngô ở Trung Quốc.
Trình độ khoa học kỹ thuật đã góp phần rất lớn trong việc tăng năng
suất ngô, giúp khai thác tiềm năng tối đa của các giống ngô lai. Điều đó được
thể hiện rõ trong bảng 2.2, ở nhóm các nước phát triển có nền khoa học kỹ
thuật hiện đại, khả năng thâm canh cao thì năng suất ngô trên 1 ha rất cao,
tiêu biểu nhất là Israel với nền nông nghiệp hiện đại đứng đầu thế giới năng
suất ngô của Israel trong năm 2014 đạt 340,9 tạ/ha, Hy Lạp đạt 111,2 tạ/ha,
các nước Đức, Mỹ, Italy đều đạt năng suất >100 tạ/ha. Trong đó ở các nhóm
nước đang phát triển năng suất ngô rất thấp. Ví dụ trong năm 2014 năng suất
ngô của Ấn Độ chỉ đạt 25,5 tạ/ha thấp hơn Israel 13,3 lần. Năng suất ngô của
Mexico cũng chỉ đạt 32,9 tạ /ha.


10

Theo dự báo của Viện nghiên cứu lương thực Thế giới (IRRI, 2003)
[18], vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15%
dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm
nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm
lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỉ lệ này là 22%
Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu ngô trên thế giới đến năm 2020
Năm 1997


Năm 2020

(triệu tấn)

(triệu tấn)

Thế giới

586

852

45

Các nước đang phát triển

295

508

72

Đông Á

136

252

85


Nam Á

14

19

36

Cận Sahara - Châu Phi

29

52

79

Mỹ La Tinh

75

118

57

Tây và Bắc Phi

18

28


56

Vùng

% thay đổi

(Nguồn IRRI,2003) [18]
Qua bảng 2.3 ta thấy đến năm 2020 nhu cầu ngô của toàn thế giới tăng
45% so với năm 1997. Ở vùng Đông Á nhu cầu ngô tăng đến 85% từ 136
triệu tấn lên 252 triệu tấn năm 2020. Nhóm các nước đang phát triển cũng có
sự thay đổi khá lớn từ 295 triệu tấn năm 1997 lên 508 triệu tấn năm 2020.
Nguyên nhân là do sự bùng nổ dân số dẫn đến nhu cầu tăng về lương thực
thực phẩm, tăng nhu cầu ngô làm thức ăn, phục vụ cho chăn nuôi.
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội được đưa vào Việt Nam khoảng
300 năm trước và đã trở thành cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương
thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [8]. Nhờ những đặc tính sinh học
ưu việt như khả năng thích ứng rộng, trồng được ở nhiều vùng sinh thái trong


11

những vụ khác nhau, khả năng chịu thâm canh và cho năng suất cao nên diện
tích trồng ngô ngày càng được mở rộng. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
được trình bày qua bảng 2.3
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2014
Năm

Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng
(nghìn tấn)

1990

431,8

15,5

671,0

1995

556,8

21,1

1177,2

2000

730,2

27,4

2005,9


2005

1052,6

35,9

3787,1

2007

1096,1

39,2

4303,2

2008

1440,2

31,7

4573,1

2009

1089,2

40,1


4371,7

2010

1126,3

40,8

4606,8

2011

1121,2

43,1

4835,7

2012

1156,1

43,0

4973,4

2013

1170,3


44,3

5190,8

2014

1178,6

44,1

5202,5

2015

1179,0

44,8

5281,0

2016

1300,0

46,0

5980,0

(Nguồn FAOSTAT, 2017; Bộ NN&PTNT, 2017) [26]

Qua bảng 2.3 ta thấy sản xuất ngô ở nước ta trong giai đoạn 1990-2014
có biến động nhưng nhìn chung sản xuất theo chiều hướng tăng.


12

Năm 1990 diện tích sản xuất ngô ở nước ta lúc đó chỉ đạt 431,8 nghìn
ha, năng suất đạt 15,5 tạ/ha, sản lượng 671 nghìn tấn /ha, trong giai đoạn này
diện tích trồng ngô còn ít, giống ngô địa phương được sử dụng chủ yếu trong
sản xuất và kỹ thuật canh tác còn hạn chế nên năng suất,sản lượng ngô thấp.
Năm 2005, 15 năm sau với những thành tựu trong ngành sản xuất giống
ngô như các giống ngô lai được tạo ra và đưa vào sản xuất,kỹ thuật canh tác
của người dân được thay đổi đáng kể nhờ những chương trình và chính sách
của nhà nước ta đối với sản xuất nông nghiệp thì diện tích, năng suất và sản
lượng ngô đã có sự phát triển vượt bậc so với năm 1990. Diện tích, năng suất
và sản lượng trong năm 2005 lần lượt là 1052,6 nghìn ha; 35,9 tạ/ha; 3787,1
nghìn tấn.
Năm 2014 diện tích trồng ngô của nước ta là 1178,6 nghìn ha, năng
suất đạt 44,1tạ/ha, sản lượng đạt 5202,5 nghìn tấn. Như vậy so với năm 2005
diện tích ngô cả nước tăng 12%, năng suất trung bình tăng 22,5%, sản lượng
tăng 37,4%
Đến năm 2016 diện tích trồng ngô của nước ta đã đạt 1300 nghìn ha,
năng suất đạt 46 tạ/ha, sản lượng chạm mức 5980 nghìn tấn. Đây là năm có
kết quả cao nhất trong các năm qua cả về năng suất, diện tích và sản lượng.
Sản suất ngô ở nước ta đạt được những kết quả trên là nhờ việc nghiên
cứu và đưa vào sản xuất các giống ngô mới chọn tạo trong và ngoài nước với
tiềm năng suất cao và khả năng thích nghi rộng, sự thay đổi phương thức sản
xuất của người dân từ những phương thức canh tác lạc hậu sang thâm canh
cao cũng đã góp phần to lớn cho việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô
trong những năm qua.

Ở nước ta mỗi vùng sinh thái do những điều kiện khác nhau về thổ
nhưỡng, khí hậu cũng như trình độ canh tác của người dân nên có sự khác
nhau trong sản xuất ngô cả về diện tích, năng suất và sản lượng


13

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô ở một số vùng của nƣớc ta năm 2014
Vùng

Diện tích Năng suất Sản lƣợng
(nghìn ha)

(tạ/ ha)

(nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

88,1

47,1

415,1

Trung du và miền núi phía Bắc

515,3

36,7


1890,8

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

208

41,5

862,3

Đông Nam Bộ

80

59,8

478,2

Đồng bằng sông Cửu Long

38

60,4

229,4

249,6

53,1


1326,5

Tây Nguyên

(Nguồn: Tổng cục thống kê 3/2017) [10]
Qua bảng 2.4 ta thấy diện tích trồng ngô ở nước ta lớn nhất là vùng
Trung du và miền núi phía Bắc, trong năm 2014 diện tích trồng ngô ở vùng
này là 515,3 nghìn ha. Tuy có diện tích trồng ngô lớn nhất nhưng ở vùng
trung du và miền núi phía Bắc cây ngô có năng suất thấp nhất 36,7 tạ/ha.
Nguyên nhân do vùng này phần lớn diện tích là đồi núi, ngô được trồng manh
mún, nhỏ lẻ. Điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn như lượng mưa phân bố
không đều, hệ thống tưới tiêu chưa phát triển, đặc biệt là mùa đông lạnh, nhiệt
độ xuống thấp gây khó khăn cho sự phát triển của cây ngô vào vụ đông. Bên
cạnh đó thói quen canh tác của người dân vẫn còn nhiều lạc hậu, chủ yếu canh
tác theo phương thức truyền thống. Các giống ngô địa phương có năng suất
thấp vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong sản xuất. Tuy nhiên với ưu thế là vùng trồng
ngô có diện tích lớn nhất nên trong năm 2014 sản lượng vùng này cao nhất cả
nước, đạt 1890,8 nghìn tấn và là một trong những vùng sản xuất ngô trọng
điểm, cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước.
Trong năm 2014 vùng Tây Nguyên có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 cả
nước: 249,6 nghìn ha, năng suất vùng này khá cao đạt 53,1 tạ/ha. Tây Nguyên
với lợi thế diện tích đất bazan màu mỡ, rộng lớn, nhiệt độ thích hợp cho sự


14

phát triển của cây ngô. Năng suất khá cao và diện tích lớn nên sản lượng ngô
của vùng này trong năm 2014 đạt 1326,5 nghìn tấn
Vùng đồng bằng sông Cửu Long tuy có diện tích gieo trồng ngô ít nhất,

trong năm 2014 chỉ có 38 nghìn ha nhưng năng suất ngô của vùng này cao
nhất cả nước đạt 60,4 tạ/ha, sản lượng đạt 229,4 nghìn tấn. Vùng đông Nam
Bộ có năng suất ngô cao thứ 2 cả nước đạt 59,8 tạ/ha, diện tích gieo trồng của
vùng này trong năm 2014 là 80 nghìn ha, sản lượng đạt 478,2 nghìn tấn. Vùng
đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ nhờ những thuận lợi về điều
kiện tự nhiên như: nhiệt độ bình quân cao, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống
thủy lợi rộng khắp thuận lợi cho tưới tiêu, đất đai màu mỡ. Điều kiện tự nhiên
thuận lợi cùng với việc người dân áp dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp đã
đưa năng suất ngô của 2 vùng cao nhất cả nước.
2.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015
Thái nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc Việt
Nam diện tích tự nhiên 3.562,82 km², dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là
1.207 nghìn người.
Do ảnh hưởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại
chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m,
tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi
chiếm 31,4%, độ cao từ 150 - 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn
quả lâu năm và đất nông nghiệp chiếm 12,4% diện tích. Những vùng đất sản
xuất nông nghiệp màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi đã được sử dụng để trồng lúa
nước, cây ngô được trồng trên những vùng đất khó khăn hơn nên năng suất và
sản lượng ngô ở Thái Nguyên còn ở mức thấp. Trước năm 1995 người dân
chủ yếu trồng các giống thụ phấn tự do, giống địa phương có năng suất thấp.
Từ năm 1995 đến nay, cùng với sự thay đổi trong sản xuất ngô của cả nước
Thái Nguyên cũng đã thay đổi. Sự thay đổi trong sản xuất ngô ở Thái Nguyên


15

về diện tích, năng suất và sản lượng trong giai đoạn 2005-2015 được trình bày
ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2005- 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2005

15,9

34,7

55,1

2006

15,3

35,2

53,9


2007

17,8

42,0

74,8

2008

20,6

41,1

84,6

2009

17,4

39,1

68,0

2010

17,9

42,0


75,2

2011

18,6

43,2

80,4

2012

17,9

42,7

76,4

2013

19,0

42,9

81,6

2014

19,5


40,6

79,2

sơ bộ 2015

21,0

41,7

87,6

Năm

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2017) [10]
Qua bảng 2.5 ta thấy tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn 2005-2015 có sự biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng cả
về diện tích năng suất và sản lượng
Năm 2005 diện tích trồng ngô của tỉnh Thái Nguyên là 15,9 nghìn ha,
năng suất đạt 34,7 tạ/ha, sản lượng đạt 55,1 nghìn tấn. Đến năm 2008 diện
tích đã tăng lên 20,6 nghìn ha, năng suất đạt 41,1 tạ/ha, sản lượng tăng 29,5
nghìn tấn so với năm 2005.
Tuy nhiên các năm sau đó sản xuất ngô có sự biến động tăng và giảm.
Năm 2012 diện tích sản xuất ngô của tỉnh còn 17,9 nghìn ha, sản lượng cũng


16

giảm xuống chỉ còn 76,4 nghìn tấn. Đến sơ bộ đầu năm 2015 diện tích sản
xuất ngô đã tăng trở lại lên 21 nghìn ha, năng suất đạt 41,7 tạ/ha, cùng với sự

tăng mạnh của diện tích sản lượng ngô sơ bộ năm 2015 đạt cao nhất trong 15
năm qua 87,6 nghìn tấn
2.3. Nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và trong nƣớc
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo ngô lai trên thế giới
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây ngô của Vavilop (1926) đã cho
thấy Mehico và Peru là hai trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của cây
ngô. Mehico là trung tâm thứ nhất, Anđet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi cây
ngô đã trải qua quá trình tiến hóa nhanh chóng. Cây ngô đã được biết đến qua
những nền văn minh của người da đỏ từ thời cổ đại. Nhưng phải tới thế kỷ
XVIII, tức sau khi Columbus mang ngô về châu Âu hơn 2 thế kỷ, loài người
mới bắt đầu có những nghiên cứu, phát hiện về cây ngô.
Người đầu tiên tiến hành thí nghiệm về giới tính của cây ngô là Cotton
Mather. Năm 1716, ông đã quan sát được sự thụ phấn chéo của cây ngô ở
Masachusettes. Trên ruộng ngô vàng được trồng một hàng bằng giống đỏ và
xanh da trời, ông nhận thấy giống vàng có sựu thay đổi về màu sắc hạt do
giống đỏ và xanh. Tám năm sau Mather, Paul Đally đã đưa ra nhận xét về giới
tính của cây ngô và cho rằng gió đã giúp cây ngô thực hiện quá trình thụ phấn
(Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [ 8].
Năm 1766, khi tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana,
Dianthus, Vurbascum, Mirabilic và Datura với nhau, Koeleviter lần đầu tiên
đã phát hiện và miêu tả hiện tượng tăng sức sống của con lai ở cây ngô
(Stuber, 1994) [22].
Năm 1812 John Lorain là một chủ trang trại đã biết lợi dụng những ưu
việt của hỗn hợp các giống khác nhau trong sản xuất, ông nhận thấy gieo hai
giống ngô xen kẽ nhau trong cùng lô ruộng thu được năng suất cao hơn.


17

Đến năm 1871 người phát hiện ưu thế lai đầu tiên là Chrles Darwin, từ

thí nghiệm nhỏ trong nhà kính ông nhận thấy cây giao phối phát triển hơn cây
tự phối 20%, ông đã lai nhiều loài khác nhau như đậu, đỗ, ngô.., đến năm
1876 ông đã công bố kết quả trong tác phẩm “Những tác động của giao phối
và tự phối trong thế giới thực vật”.
Năm 1877 lần đầu tiên William James Beal, đã tiến hành lai có kiểm
soát giữa các giống ngô với mục đích tăng năng suất bởi ưu thế lai tại học
viện nông nghiệp Michigan.
Năm 1904 G.H.Shull đã tiến hành tự thụ cưỡng bức ở ngô để thu được
các dòng thuần.Một thời gian sau ông công bố các giống ngô lai đơn (single
cross) cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống ngô khác thời gian đó.
Năm 1914, Shull đã đưa vào tài liệu khoa học thuật ngữ Heterosis để chỉ ưu
thế lai của các giống lai dị hợp tử. Những công trình nghiên cứu về ngô lai
của Shull đã đánh dấu điểm khởi đầu cho chương trình chọn tạo giống ngô
trên thế giới.
Năm 1905 Edward Murray East tiếp tục nghiên cứu cũng nhằm so sánh
giữ tự phối và giao phối ở ngô, ông và Shull đều nhận thấy rằng tự phối làm
suy giảm sức sống và giao phối thì khôi phục lại. Ông đã phát minh ra
phương pháp “lai kép” (double cross) vào năm 1917,phát kiến này là một
bước tiến rất quan trọng trong sản xuất, các nhà chọn giống nhanh chóng áp
dụng chương trình phát triển dòng thuần và các tổ hợp lai kép mới. Từ đó lai
kép được áp dụng rộng rãi ở các nước như Canada, Mỹ, Châu Âu. Nhưng đến
năm 60 của thế kỷ 20 đã phát triển được nhiều dòng thuần khỏe năng suất
cao, tạo điều kiện đưa lai đơn vào sản xuất thay thế lai kép, bởi lai đơn có độ
đồng đều và năng suất cao hơn lai kép. Nên chỉ trong vòng 10 năm lai kép đã
bị thay thế hoàn toàn bởi lai đơn hoặc lai cải tiến.
Năm 1918, Jone đã đề xuất ứng dụng hạt lai kép trong sản xuất để giảm


×