VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN PHƢỚC QUÝ QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế
Mã số: 9.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN
2. TSKH TRẦN TRỌNG KHUÊ
i 2018
Hà Nội, năm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Phƣớc Quý Quang
ii
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 01
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 09
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 09
1.2 Những khoảng trống trong nghiên cứu liên quan đến luận án ....................... 17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG20
2.1 Du lịch và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .............. 20
2.2 Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững ....................................... 26
2.3 Đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững ..................................... 30
2.4 Những tiêu chí nhận biết phát triển du lịch bền vững .................................... 36
2.5 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ................. 41
2.6 Quan điểm về phát triển du lịch bền vững ..................................................... 47
2.7 Kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững và những bài học ..................... 52
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH
PHỐ CẦN THƠ.................................................................................................. 64
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Cần Thơ ........................ 64
3.2 Tài nguyên phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ ................................... 68
3.3 Thực trạng phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ .......................... 70
3.4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền
vững thành phố Cần Thơ ...................................................................................... 94
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020............111
4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch bền vững Thành phố
Cần Thơ đến năm 2020 ...................................................................................... 111
4.2 Lựa chọn các chiến lược để thực hiện phát triển du lịch bền vững thành phố Cần
Thơ đến năm 2020.............................................................................................. 120
4.3 Một số giải pháp cơ bản cho phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến
năm 2020 ............................................................................................................ 131
4.4. Kiến nghị ..................................................................................................... 147
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 150
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH:
Công nghiệp hóa
CSHT:
Cơ sở hạ tầng
CSVC:
Cơ sở vật chất
DL:
Du lịch
ĐBSCL:
Đồng bằng Sông Cửu Long
EFE:
Ma trận các yếu tố bên ngoài
IFE:
Ma trận các yếu tố bên trong
HĐH:
Hiện đại hóa
HĐDL:
Hoạt động du lịch
KT-XH:
Kinh tế - xã hội
KHCN-HTQT:
Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
QSPM:
Ma trận kế hoạch định lượng chiến lược
PTBV:
Phát triển bền vững
PTDL:
Phát triển du lịch
PTDLBV:
Phát triển du lịch bền vững
SPDL:
Sản phẩm du lịch
TP:
Thành phố
TNDL:
Tài nguyên du lịch
TW:
Trung ương
UBND:
Ủy ban nhân dân
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Lượng khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ giai đoạn
2005 - 2016
71
Bảng 3.2
Khách du lịch quốc tế đến Thành phố Cần Thơ giai
đoạn 2005 -2016
72
Bảng 3.3
Khách du lịch nội địa đến Thành phố Cần Thơ giai đoạn
2005 -2016
73
Bảng 3.4
Thu nhập du lịch Cần Thơ giai đoạn 2005-2016
75
Bảng 3.5
Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2005-2016
76
Bảng 3.6
Lao động trong ngành du lịch thành phố Cần Thơ giai
đoạn 2005-2016
79
Bảng 4.1
Phân tích ma trận SWOT
124
Bảng 4.2
Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-O
127
Bảng 4.3
Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-T
128
Bảng 4.4
Ma trận QSPM – nhóm chiến lược W-O
129
Bảng 4.5
Ma trận QSPM – nhóm chiến lược W-T
130
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Hình 2.1
Quan niệm về phát triển bền vững
27
Hình 3.1
Biểu đồ mục đích chuyến đi của khách quốc tế năm 2016
81
Hình 3.2
Biểu đồ mục đích chuyến đi của khách nội địa năm 2016
82
vi
PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Phát triển du lịch được nhìn nhận là “ngành công nghiệp không
khói” có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020.
Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: “Đến năm 2020, du
lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng
cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được
với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành
quốc gia có ngành du lịch phát triển”.
Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp thực hiện các mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đã đề ra, đặc biệt là các mục tiêu xóa
đói giảm nghèo, bình đẳng giới, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát
triển. Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững là một phần quan trọng của phát
triển bền vững, của Liên Hợp Quốc và của định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất
nhiều ở các hội nghị và diễn đàn trên toàn thế giới. Phát triển du lịch bền vững được
đề cập tập trung ở 3 trụ cột: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và bền vững về
tài nguyên môi trường.
Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành một ngành
kinh tế phổ biến không ch ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển,
1
trong đó có Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu
ngoại tệ, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống người dân.
Riêng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông
ngòi chằng chịt, đa dạng sinh học cao với các khu rừng, vùng đất ngập nước…tạo
nên nhiều vườn cây trái xanh tươi, nhiều sân chim là những tiềm năng vô tận để
phát triển du lịch sinh thái. Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi, trung
tâm của miền Tây, nơi rất thuận lợi về giao thông vận tải cả đường bộ, đường thủy,
đường hàng không... Có thể nói, Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Những tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ cũng có những điểm tương đồng
với tiềm năng du lịch của đồng bằng sông Cửu Long như du lịch sinh thái, miệt
vườn, du lịch văn hóa. Đồng thời Thành phố cũng có những thế mạnh du lịch riêng,
do là trung tâm của miền Tây Nam bộ nên thành phố có nhiều di tích văn hóa, lịch
sử cách mạng tiêu biểu, có giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch hơn các t nh
khác trong vùng. Tất cả những lợi thế đó đã tạo cho Thành phố một nét đặc trưng
riêng biệt so với các t nh thành khác trong khu vực và có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển du lịch theo đúng định hướng phát triển du lịch của Chính phủ.
Số lượng khách đến thành phố Cần Thơ hàng năm không ngừng tăng lên từ
13% đến 15% chứng tỏ Cần Thơ là một điểm đến du lịch đầy hứa hẹn trong tương
lai. Tuy nhiên, việc khai thác còn thiếu tầm nhìn tổng thể nên sản phẩm du lịch còn
đơn điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch mà thành
phố Cần Thơ có được. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở
Thành phố Cần Thơ là rất quan trọng đối với các cấp quản lý ngành. Kết quả của
việc nghiên cứu s giúp nhà quản lý khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du
lịch khu vực góp phần phát triển du lịch thành phố Cần Thơ một cách toàn diện về
kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết về lý luận và
thực tiễn phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát
2
triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu
của luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ những vấn đề về sự phát triển du lịch
bền vững của Thành phố Cần Thơ. Phân tích các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích
này, đề tài đề xuất một số gợi ý và định hướng phát triển bền vững với những giải
pháp cụ thể mang tính khả thi nhằm đưa du lịch Thành phố Cần Thơ phát triển theo
hướng bền vững và hiệu quả đến năm 2020.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển du lịch bền vững của các
tác giả trong và ngoài nước. Tập trung hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm cơ sở
lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp t nh, thành phố.
Thứ hai, đúc kết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho của một số nước đã
thành công về phát triển du lịch bền vững.
Thứ ba, phân tích rõ tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển du lịch Thành
phố Cần Thơ trong thời gian qua trên quan điểm phát triển bền vững, qua đó xác
định những vấn đề cần đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần
Thơ từ ba khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội.
Thứ tư, phân tích bối cảnh và những thuận lợi – khó khăn, cơ hội – thách thức
đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ. Qua đó, đưa ra các định
hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch
Cần Thơ mang tính bền vững cả về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững thành
phố Cần Thơ tập trung tới 3 lĩnh vực: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và
bền vững về tài nguyên và môi trường.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: nghiên cứu và khảo sát về phát triển du lịch trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh
và phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2016.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phƣơng pháp luận
Luận án được trình bày mang tính hệ thống từ tổng quan tình hình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài luận án đến cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển du
lịch bền vững Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh du lịch của thành phố Cần Thơ; ch ra những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch mang tính bền vững của
Thành phố Cần Thơ. Đưa ra những quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển du
lịch bền vững của Thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện mục tiêu của đề tài và
giải quyết những câu hỏi đặt ra của đề tài luận án là:
Phương pháp biện chứng duy vật: phương pháp này dùng để xem xét các hiện
tượng và quá trình phát triển du lịch, mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau
giữa các yếu tố trong trạng thái phát triển du lịch bền vững của Thành phố Cần Thơ.
Sự nhận thức khoa học về sự phát triển du lịch đòi hỏi phải dựa vào phương
pháp logic thống nhất với lịch sử. Phương pháp logic và lịch sử được sử dụng để hệ
thống hóa các quan điểm, lý thuyết về phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế.
Vai trò và tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập
quốc tế.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để phân tích và đánh giá
vai trò và tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
4
Cần Thơ. Trên cơ sở đó hiểu rõ được sự vận động và phát triển của du lịch thành
phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Phương pháp mô hình hóa: mô tả một cách đơn giản và hợp lý các nguồn lực
phát triển du lịch thành phố Cần Thơ dưới dạng văn bản, biểu đồ, đồ thị… theo lý
thuyết kinh tế tối ưu theo phạm vi kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Mô hình phát
triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ được hình thành và phát triển trên một số
tiêu thức lượng biến có mối quan hệ đặc thù tại thành phố Cần Thơ.
Phương pháp thống kê kinh tế: thu thập và tổng hợp các số liệu về các nguồn
lực phát triển du lịch qua niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê
thành phố Cần Thơ, các báo cáo tổng hợp của Sở văn hóa, thể thao và du lịch thành
phố Cần Thơ.
Xây dựng các tham số chính thức qua số liệu thống kê để phân tích và đánh giá
sự phát triển du lịch bền vững của thành phố Cần Thơ. Phân tích và tổng hợp các số
liệu điều tra thu thập được về phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ. Các phân
tích thống kê qua bảng, biểu đồ, đồ thị biểu diễn giá trị thực tế của hoạt động kinh
doanh du lịch của thành phố Cần Thơ.
Việc thu thập số liệu thực tế về du lịch của thành phố Cần Thơ được thực hiện
theo thứ tự thời gian từ năm 2005 đến 2016. Các giá trị thực tế thu thập được hình
thành nên dãy số theo thời gian.
Phương pháp nghiên cứu thực địa: Công tác thực địa trong khuôn khổ luận án
nhằm xác định hiện trạng phát triển du lịch ở Thành phố Cần Thơ; mối quan hệ giữa
phát triển du lịch với tư cách là một ngành kinh tế với môi trường và văn hóa – xã
hội, các tác động đến phát triển du lịch bền vững.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ các văn bản luật, các văn bản có
liên quan của các Sở, ban ngành địa phương, internet, sách và tạp chí chuyên ngành.
Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp quan trọng nhằm xác
định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ
5
thông qua phỏng vấn các đối tượng liên quan. Các đối tượng và nội dung điều tra
bao gồm:
- Nhóm các nhà quản lý du lịch tại Thành phố Cần Thơ: Đây là những đối
tượng hiểu rõ nhất về hoạt động phát triển du lịch; những kết quả và hạn chế hiện
nay trong hoạt động phát triển du lịch hướng đến mục tiêu bền vững cũng như
nguyên nhân chính của tình trạng này. Chính vì vậy họ cũng s là những người có
thể xác định những vấn đề cần quan tâm để hoạt động du lịch Thành phố Cần Thơ
được đẩy mạnh hướng đến phát triển bền vững. Tổng số lượng điều tra đối với các
nhà quản lý du lịch là 15 người.
- Nhóm các doanh nghiệp du lịch lữ hành: Đây là những đối tượng trực tiếp
tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, hiểu rõ những ảnh hưởng tương tác giữa du
lịch với các ngành liên quan, với môi trường và với xã hội. Tổng số lượng điều tra
đối với nhóm doanh nghiệp du lịch lữ hành là 50 doanh nghiệp.
- Nhóm cộng đồng địa phương: là chủ thể của tài nguyên du lịch Thành phố
Cần Thơ, là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.
Ý kiến của cộng đồng trên cơ sở mức độ hài lòng của họ đối với sự phát triển du
lịch trên địa bàn s phản ánh được tính bền vững trong phát triển du lịch đứng từ
góc độ văn hóa xã hội – một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Tống số điều
tra ở nhóm này là 80 người.
- Nhóm khách du lịch: là đối tượng thụ hưởng các dịch vụ du lịch và có được
những trải nghiệm khi đến tham quan du lịch Thành phố Cần Thơ. Họ là những
người có ý kiến khách quan nhất về các vấn đề tồn tại trong hoạt động phát triển du
lịch ảnh hưởng đến kỳ vọng, mức độ hài lòng của du khách. Tổng số điều tra là 120
khách du lịch (100 khách trong nước và 20 khách quốc tế).
Phương pháp chuyên gia: Nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực du lịch
để đánh giá và cho điểm trong ma trận EFE, IFE, ma trận QSPM. Phương pháp này
đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận án. Muốn đảm bảo
cho các đánh giá về hiện trạng, định hướng và chiến lược phát triển du lịch bền
6
vững ở Thành phố Cần Thơ đòi hỏi cần có sự tham vấn ý kiến, quan điểm của các
chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và những tiêu chí để nhận diện về phát triển du
lịch mang tính bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Thứ hai, đánh giá được những thành công, những hạn chế yếu kém trong phát
triển du lịch bền vững của thành phố Cần Thơ. Ch ra những nguyên nhân tạo nên
những thành công, những yếu kém trong phát triển du lịch mang tính bền vững của
thành phố Cần Thơ trong thời gian qua.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy việc phát triển du lịch mang
tính bền vững của thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch, phát triển du lịch, phát triển
du lịch bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững;
- Mối quan hệ biện chứng giữa các mục tiêu về kinh tế, môi trường và văn hóa
– xã hội trong phát triển du lịch bền vững. Đây được xem là đóng góp có ý nghĩa
khoa học quan trọng đối với việc xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền
vững của một địa phương.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Hệ thống hóa những nguồn lực cho phát triển du lịch bền vững ở Thành phố
Cần Thơ. Kết quả này s góp phần làm rõ hơn trong thực tế đặc điểm phát triển du
lịch bền vững ở Thành phố Cần Thơ;
- Phân tích thực trạng hoạt động phát triển du lịch và xác định những vấn đề
đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững với các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã
hội. Đây s là một trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở Thành phố Cần
Thơ nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu s góp phần giúp các
nhà quản lý kinh tế du lịch có được nhận thức đầy đủ và có hệ thống về phát triển
7
Luận án đủ ở file: Luận án full