VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ GIANG
PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
Hà Nội, 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ GIANG
PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9 38 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Lương Thanh Cường
TS. Hoàng Thị Ngân
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ
ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Hoàng Thị Giang
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................................ 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 19
1.3. Những vấn đề đặt ra được tiếp tục nghiên cứu ............................................................ 20
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC
HÀNH CHÍNH .............................................................................................................................. 25
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung pháp luật về đánh giá công chức hành
chính ......................................................................................................................................... 25
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật đánh giá công chức hành chính .................... 47
2.3. Quy định pháp luật của một số nước về đánh giá công chức hành chính và giá trị
tham khảo cho Việt Nam ....................................................................................................... 52
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
TRONG CÁC CƠ QUAN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM ............................................................. 61
3.1. Khái quát các quy định của pháp luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt
Nam từ năm 1945 đến nay .......................................................................................61
3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá công chức hành chính trong các cơ quan
hiện nay ................................................................................................................................... 73
3.3. Đánh giá chung pháp luật về đánh giá công chức hành chính Việt Nam hiện nay .. 92
Chương 4 YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH
GIÁ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................... 104
4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức hành chính ..................104
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................108
4.3. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về đánh giá công chức hành
chính .......................................................................................................................111
4.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................117
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
BMNN
Bộ máy nhà nước
CBCC
Cán bộ, công chức
CBCCVC
Cán bộ, công chức, viên chức
CC
Công chức
CCHC
Công chức hành chính
CCVC
Công chức công vụ
CCVC
Công chức viên chức
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CQHCNN
Cơ quan hành chính nhà nước
ĐG
Đánh giá
ĐGCBCC
Đánh giá cán bộ, công chức
ĐGCCHC
Đánh giá công chức hành chính
ĐTBD
Đào tạo, bồi dưỡng
HCNN
Hành chính nhà nước
KHCN
Khoa học công nghệ
KQLV
Kết quả làm việc
Nxb
Nhà xuất bản
PL về ĐGCCHC
Pháp luật về đánh giá công chức hành chính
QLHC
Quản lý hành chính
QLNN
Quản lý nhà nước
VBQPPL
Văn bản quy phạm pháp luật
VTVL
Vị trí việc làm
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phương pháp so sánh theo mục tiêu ........................................................37
Bảng 2.2. Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí .......................................38
Bảng 3.1. Thống kê các nội dung ĐGCC năm 2016 tại tỉnh Quảng Ninh ...............77
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng phương pháp đánh giá công chức trong một
số CQHCNN ............................................................................................................87
Bảng 3.3. Kết quả ĐGCC tỉnh Lạng Sơn năm 2016 ............................................................ 89
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả ĐGCC tỉnh Lạng Sơn năm 2016 ............................................90
Sơ đồ 2.1. Các nội dung quản lý công chức .............................................................33
Sơ đồ 2.2. Nội dung pháp luật về đánh giá công chức hành chính ..........................46
Sơ đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật đánh giá công chức hành chính ....52
Sơ đồ 2.4: Mô hình công vụ chức nghiệp ................................................................53
Sơ đồ 2.5. Mô hình công vụ việc làm ......................................................................55
Sơ đồ 3.1. Quy trình đánh giá công chức thông thường của các CQHC theo định kỳ
hàng năm ..................................................................................................................84
Sơ đồ 4.1. Quy trình đánh giá công chức hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
trong các cơ quan hành chính .................................................................................125
Sơ đồ 4.2. Chủ thể và quy trình đánh giá công chức cấp xã, phường ....................127
Sơ đồ 4.3. Kiểm tra văn bản đánh giá công chức ..................................................137
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ công chức (CC) có vai trò quan trọng trong quá trình thực thi công
vụ, thực hiện quyền lực nhà nước và trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Đội ngũ CC đặt dưới sự lãnh đạo
thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của hệ
thống pháp luật công vụ. Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ CC là một trong
những nội dung cơ bản của công cuộc hoàn thiện bộ máy nhà nước (BMNN), cải
cách nền hành chính nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, có đủ năng lực, hiệu lực, hiệu quả. Yếu tố quyết
định đến nội dung trên chính là con người – các công chức nhà nước, sở dĩ như vậy
vì công chức là những người thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện qua hiệu lực quản lý của nhà
nước. Để thực hiện thắng lợi mọi chủ trương của Đảng, đội ngũ công chức nhà
nước phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, được tổ chức, quản lý chặt chẽ
thông qua hệ thống pháp luật thống nhất của nhà nước.
Pháp luật về CBCC nói chung, về ĐGCC nói riêng được hình thành và phát
triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam từ năm 1945 đến nay. Qua các giai đoạn lịch sử, pháp luật về ĐGCC đã đạt được
những thành tựu nhất định góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng. Năm 1991, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã đưa ra yêu cầu phải từng
bước đổi mới hệ thống chính trị, trong đó trọng tâm là cải cách hành chính. Theo đó,
công tác cán bộ cũng phải thay đổi nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Là một bộ phận của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa, pháp luật công
chức có vai trò quan trọng thể hiện trong việc điều chỉnh, định hướng trong hoạt
động quản lý, sử dụng công chức. Đối với các quan hệ pháp luật và hành vi của chủ
thể thì pháp luật điều chỉnh, định hướng trong quản lý, sử dụng công chức của pháp
luật công chức thể hiện ở việc xác định các nguyên tắc quản lý công chức; quy định
quyền và nghĩa vụ công chức; các điều kiện đảm bảo thi hành công vụ....Do vậy,
1
pháp luật công chức có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ
CCHC từ Trung ương đến địa phương góp phần thực hiện cải cách hành chính hiện nay.
Trong đội ngũ CC thì lực lượng CCHC đóng vai trò trực tiếp, quan trọng tác
động đến hiệu lực, hiệu quả QLHCNN và đội ngũ này không ngừng lớn mạnh về số
lượng, chất lượng. Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện cải cách chế độ
công chức, công vụ thì pháp luật công chức, công vụ cũng có những bước chuyển
quan trọng, mạnh mẽ, nhất là từ khi ban hành, thực hiện Luật Cán bộ, công chức
(CBCC) năm 2008. Với việc ban hành, thực hiện các quy định mới của Luật CBCC
như: Vị trí việc làm, thi nâng ngạch cạnh tranh, đánh giá, kỷ luật...đã và đang tạo ra
một diện mạo mới cho chế độ công chức, công vụ nước ta. Lịch sử hình thành, phát
triển của pháp luật ĐGCC cho đến nay đã qua các giai đoạn: 1945-1959, 1960-1980,
1980-1992 và từ năm 1992 đến nay; Luật CBCC và các văn bản hướng dẫn đã có tác
động lớn trong quá trình đánh giá CBCC. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, pháp luật về ĐGCC bên cạnh những thành
tựu đã đạt được trong việc quy định về trình tự, quy trình, thời điểm,... thì còn tồn tại,
hạn chế như: các tiêu chí còn chung chung chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, còn
đánh giá công chức khép kín, phương pháp đánh giá chưa khoa học; các quy định và
quá trình thực hiện, triển khai pháp luật của CC hiện hành vẫn còn nhiều khiếm
khuyết thể hiện hai phương diện là chất lượng pháp luật và thực hiện pháp luật.
Qua các giai đoạn phát triển khác nhau, pháp luật về công chức luôn được
điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, xây dựng, phát triển đội ngũ
công chức. Cùng với những đặc điểm chung của pháp luật, pháp luật công chức có
những đặc điểm riêng thể hiện trong các quy định cụ thể, phù hợp với yêu cầu, điều
kiện, thực tế phát triển của mỗi giai đoạn. Những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn trên
đặt ra trước khoa học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính có nhiệm vụ phải tiếp tục
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC,
cung cấp các cơ sở khoa học cho quá trình hoàn thiện đó, góp phần tạo cơ sở pháp
lý đồng bộ, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, tạo cơ sở cho việc
xây dựng đội ngũ CBCC phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước. Trên cơ sở kết quả đánh giá CC, người lãnh đạo, quản lý
sẽ có quyết định phù hợp trong việc sử dụng, đãi ngộ, bố trí, ĐTBD, khen thưởng,
kỷ luật…đối với CC.
2
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về đánh giá
công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay” làm luận án Tiến sĩ Luật, đề tài có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là đề xuất một số quan điểm, giải pháp
hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, khảo sát các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan
đến pháp luật ĐGCCHC để xác định hướng triển khai nghiên cứu của luận án.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về ĐGCCHC: khái niệm, mục
đích, ý nghĩa; yêu cầu; PL về đánh giá CCHC; sự cần thiết của PL về ĐGCCHC;
nội dung; phương pháp đánh giá; nguyên tắc; quy trình PL về ĐGCCHC; kinh
nghiệm của một số nước về PL ĐGCCHC; vai trò của điều chỉnh pháp luật về
ĐGCCHC; nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến ĐGCCHC.
Thứ ba, phân tích thực tiễn pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam: Sự hình
thành và phát triển của pháp luật về ĐGCCHC; thực tiễn áp dụng pháp luật về
ĐGCCHC; về tổ chức thực hiện pháp luật ĐGCCHC; đánh giá pháp luật về
ĐGCCHC.
Thứ tư, xác định yêu cầu đòi hỏi, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về ĐGCCHC từ năm 1945 đến nay 2018
Về không gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về ĐGCCHC trong các cơ
quan hành chính nhà nước.
Luận án không nghiên cứu pháp luật về ĐHCCHC trong các cơ quan lập
pháp, tư pháp, đơn vị sự nghiệp công lập.
3
Về nội dung:
Thứ nhất, Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về đánh giá
công chức hành chính.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật về đánh giá công chức hành chính
và thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá công chức hành chính trong các cơ quan
hiện nay ở Việt Nam.
Thứ ba, Luận án nghiên cứu yêu cầu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp
luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, các quan điểm
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức trong đó có đội ngũ công chức hành chính. Từ nội dung và yêu cầu của
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài nghiên cứu các hiện tượng,
nội dung liên quan đến pháp luật về ĐGCCHC đặt trong mối liên hệ phổ biến, trong sự
tác động qua lại, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng của việc quản lý
hành chính nhà nước, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện nội dung Luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau:
Phương pháp thu thập thông tin nhằm thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2 trên
cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã được công bố chứ không phải do chính tác giả
trực tiếp thu thập lần đầu. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ các chương
của luận án và tập trung chủ yếu ở chương tổng quan tình hình nghiên cứu. Phương
pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới
đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận
đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu
trước đó. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã kế thừa được một số nội
dung cơ bản lý luận về ĐGCC hiện nay và sử dụng cho việc phân tích nội dung của
các chương khác của luận án.
4
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu các văn bản pháp luật, các
đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, sách tham tham khảo, chuyên khảo, tạp chí…
có liên quan đến công chức, CCHC, đánh giá công chức, pháp luật về ĐGCCHC.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này sử dụng phổ biến ở
Chương 3 và 4 của luận án. Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối
tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản
đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó và
từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu
được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là
thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản
chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho
quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu
từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra
được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh
khác nhau của pháp luật về ĐGCCHC, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử
dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và
đánh giá chung về vấn đề pháp luật về ĐGCCHC trong một tổng thể các mối liên hệ
và các khía cạnh khác nhau của pháp luật về ĐGCCHC Việt Nam hiện nay. Phân
tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành tựu và hạn chế, bất cập pháp
luật về ĐGCCHC trong những năm qua.
Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu luận án
này, việc so sánh được thực hiện trên cơ sở đối chiếu về đối tượng: So sánh việc quản
lý CC nói chung với quá trình đánh giá CC; giữa lý luận và thực tiễn, giữa quy định
của pháp luật đánh giá CC trước kia với pháp luật đánh giá công chức hiện nay.
Trong luận án, nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát thực tiễn CC trong các cơ
quan hành chính, nghe báo cáo tại một số địa phương về việc đánh giá CC và vấn
đề hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin qua các tri giác
nghe, nhìn trực tiếp nhằm thu được thông tin về hành vi của đối tượng nghiên cứu.
Trong thực hiện nghiên cứu này, phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong
quan sát các cơ quan hành chính đánh giá CC hàng năm.
5
Ngoài ra, Luận án còn sử dụng những phương pháp như khảo sát, phân tích
tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê của cơ quan quản lý trong việc tìm hiểu, đánh
giá về thực tiễn đánh giá CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp này có thể sử dụng đan
xen và tiếp cận cả theo hướng đa ngành và liên ngành để thuận tiện cho việc phân
tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp so sánh luật học: Pháp luật Việt Nam được so sánh với pháp
luật của một số nước, từ đó rút ra được những đặc điểm của pháp luật nước ngoài,
đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về
ĐGCCHC ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp: Đó là trong quá trình
nghiên cứu, tác giả lập luận từng vấn đề, chỉ ra nội dung chính, vận dụng các biện
pháp nêu giả thuyết, so sánh, đối chiếu các nội dung. Sau đó tác giả rút ra cái chung
từ sự phân tích và tổng hợp được áp dụng cuối mỗi nội dung, kết luận chương.
Quy nạp, diễn dịch: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đi từ cái riêng đến cái
chung, từ những sự vật đơn lẻ cho đến các nguyên lý phổ biến. Bên cạnh đó, tác giả sử
dụng phương pháp diễn dịch trong việc nghiên cứu pháp luật về đánh giá CC nói
chung, CCHC nói riêng. Trên cơ sở số liệu tác giả thu thập của một số CQHCNN như:
Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, Đà
Nẵng, Đồng Tháp, tác giả tổng hợp thành những nhận định, đánh giá.
Phương pháp thống kê mô tả: Thông tin định lượng thu thập được từ các tài
liệu thống kê về pháp luật ĐGCCHC được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng
dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các
phân tích hay nhận định về ĐGCCHC Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng
nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng Chương 3.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp mới về lý luận
Một là, Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về pháp
luật đánh giá công chức hành chính. Luận án đưa ra một số khái niệm khoa học,
một số kết luận mang tính khoa học, góp phần hoàn thiện lý luận và là cơ sở để xây
dựng và thực thi pháp luật về ĐGCCHC.
Hai là, Luận án làm rõ nội dung liên quan pháp luật về ĐGCCHC; Nghiên
cứu kinh nghiệm pháp luật về ĐGCCHC của một số nước trên thế giới và giá trị
6
tham khảo cho Việt Nam. Các nhận định, đánh giá của Luận án giúp cho các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà lập chính sách cơ quan nhà nước có
cái nhìn tổng thể, đầy đủ về quy định pháp luật về ĐGCCHC.
5.2. Đóng góp mới về thực tiễn
Một là, Luận án góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong quá trình
thực thi công vụ của các nhà lãnh đạo, quản lý, CBCC, người dân trong việc sử
dụng, bố trí, đánh giá cán bộ, công chức.
Hai là, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC ở
Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, phù hợp
với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, tạo cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ CBCC phẩm
chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Ba là, Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lý
luận cũng như thực tiễn là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung quan trọng vào sự phát
triển của lý luận về thể chế pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai
trò, giá trị của pháp luật về ĐGCCHC.
Luận án dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập môn công
chức, công vụ trong hệ thống các học viện, làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy
tại các lớp ĐTBD nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ các
cấp và cho CBCC làm nhiệm vụ trong các CQHCNN.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận
án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những vấn đề lý luận và pháp luật về đánh giá công chức hành chính.
Chương 3. Thực trạng pháp luật về đánh giá công chức hành chính và thực
tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá công chức hành chính trong các cơ quan hiện
nay ở Việt Nam.
Chương 4. Yêu cầu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá
công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay.
7
Luận án đủ ở file: Luận án full