Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Loại hình nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 207 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN

LOẠI HÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT
QUO VADIS, MỐI TÌNH ĐẦU CỦA NAPOLÉON
VÀ NỬA KIA CỦA HITLER
Ngành: Lí luận văn học
Mã số: 9 22 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS PHAN TRỌNG THƯỞNG
2. PGS.TS TRẦN THỊ SÂM

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất
có thể, được các đồng tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo,
trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hân




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch
sử…………………………………………………………………………………..9
1.2. Những công trình, bài viết nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nero, Napoléon,
Hitler và tác phẩm Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của
Hitler……………………………………………………………………………..20
1.3. Nhận xét chung.............................................................................................. 34
CHƯƠNG 2. TỪ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐẾN LOẠI HÌNH NHÂN VẬT
LỊCH SỬ QUYỀN LỰC............................................................................................ 36
2.1. Nhân vật lịch sử quyền lực nhìn từ góc độ loại hình trong tiểu thuyết .............. 36
2.2. Các nguyên mẫu về nhân vật quyền lực trong lịch sử ........................................ 44
2.3. Hình tượng Nero, Napoléon và Hitler trong tiểu thuyết Quo vadis, Mối tình đầu
của Napoléon và Nửa kia của Hitler ........................................................................... 51
CHƯƠNG 3. BI KỊCH - DẤU HIỆU LOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT LỊCH
SỬ QUYỀN LỰC ....................................................................................................... 74
3.1. Bi kịch con người cá nhân .................................................................................... 74
3.2. Bi kịch của tham vọng quyền lực ......................................................................... 89
3.3. Nhân vật quyền lực và thảm họa của nhân loại ................................................. 105
CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
LỊCH SỬ .................................................................................................................... 113
4.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua thủ pháp “tương chiếu” ....................... 113
4.2. Thủ pháp độc thoại nội tâm ................................................................................ 128
4.3. Miêu tả nhân vật qua yếu tố vô thức và phân tâm ............................................. 137
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 151
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 165



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn mang sứ mệnh đối thoại với quá khứ
để minh định những vấn đề hiện tại đồng thời rút ra những bài học nhân sinh sâu
sắc. Nếu lịch sử là hiện thực “nhất thành bất biến” thì lịch sử trong tiểu thuyết
như là đối tượng giả định về những khả năng đã mất. Các sử gia hướng đến
những sự kiện, con số xác thực còn tiểu thuyết gia hướng đến những vùng mờ
của đời sống cá nhân. Soi chiếu con người đời tư, cá nhân trong những biến cố
lịch sử là nhiệm vụ của tiểu thuyết.
Nero Claudius Caesar (La Mã cổ đại), Napoléon Bonaparte (Pháp) và Adolf
Hitler (Đức) là ba trong số những nhân vật lịch sử quyền lực đã làm tốn hao
nhiều bút mực của giới sử học. Các sử gia cố gắng chứng minh một Nero, một
Napoléon, một Hitler - như lịch sử đã diễn ra. Còn trong văn học, họ sống nhiều
cuộc đời, số phận, tâm hồn khác. Nếu nhà lịch sử hướng đến cái đã là, thì nhà
văn hướng đến cái có thể là… Sự giả định lịch sử trong tiểu thuyết sẽ mang lại
nhiều kiến giải khác nhau về hiện thực đời sống, nhất là chủ đề chiến tranh, tình
yêu và tôn giáo. Lịch sử được soi chiếu trong cái nhìn đa chiều mang tính dân
chủ, bằng cách đó nhà văn tạo ra những diễn ngôn mới về lịch sử.
1.1. Henryk Sienkievich (1846-1916) là văn hào chiếm một vị trí đặc biệt
trong nền văn học Ba Lan và thế giới. Bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của
H.Sienkievich là bộ ba tiểu thuyết lịch sử: With Fire and Sword (Bằng lửa và
gươm), The Deluge (Trận hồng thủy), Mr Wolodyjowski (Ngài Wolodyjowski) tái
hiện bức tranh toàn cảnh về xã hội Ba Lan vào thế kỉ XVII. Nguồn cảm hứng
viết Quo vadis đến với H.Sienkievich trong một lần ông đến nước Ý, một người
bạn đã chỉ cho ông một nhà thờ nhỏ mang tên Quo vadis gắn liền với truyền
thuyết về Thánh Piotr khi người chạy trốn khỏi Rome đã gặp Đức Kito. Đó là
vào dịp - theo như nhà văn cho biết những năm sau đó: “Tôi đã nảy sinh ý
tưởng viết một chuyện tại thời điểm đó, và đi sâu hơn vào lịch sử và không khí

của La Mã cổ đại, tôi đã đi dạo xung quanh sông Tevere vừa đọc Tacitus” [157].

1


Quo vadis đã đưa tên tuổi H.Sienkievich đạt đến đỉnh cao rực rỡ khi tiểu thuyết
này đạt giải Nobel văn học năm 1905. Trước khi trao giải thưởng, Carl David Af
Wirson, Thư kí Viện Hoàng gia Thụy Điển đã phát biểu: “Có nhiều thiên tài
trong mỗi quốc gia là những người thấm nhuần tinh thần của đất nước mình. Họ
đại diện cho tính cách của quốc gia đó trước toàn thể thế giới. Họ gieo trồng
những kí ức của dân tộc để truyền cảm hứng cho niềm tin vào tương lai…
H.Sienkievich là người mà từ thế giới văn chương, từ tinh thần dân tộc được Học
viện Hàn lâm quyết định trao thưởng giải Nobel” [157]. Quo vadis được dựng
thành phim nhiều lần nhưng đáng chú ý là bộ phim điện ảnh Mỹ năm 1951 của
đạo diễn Mervyn LeRoy với các diễn viên chính Robert Taylor (vai Vinixius),
Deborah Kerr (vai Ligia), Leo Genn (vai Petronius) và Peter Ustinov (vai Nero).
Trong Quo vadis (Nguyễn Hữu Dũng chuyển dịch từ nguyên tác tiếng Ba
Lan), H.Sienkievich chọn bối cảnh lịch sử vào khoảng 5 năm cuối của triều đại
Nero bạo chúa (54-68). Trong đó, ông tập trung vào hai sự kiện lớn của triều đại
Nero đã đi vào lịch sử thế giới: cơn đại hỏa hoạn thành Rome và cuộc thảm sát
các tín đồ Thiên Chúa giáo vào năm 64. Đan xen vào những biến động ghê gớm
của xã hội là mối tình lãng mạn giữa Vinixius - cận thần của Hoàng đế Nero và
nàng Ligia, công chúa của bộ tộc Ligi đồng thời cũng là một tín đồ Thiên Chúa
giáo. Trên phông nền sự kiện lịch sử những năm 60, H.Sienkievich dựng nên
bức tranh xã hội La Mã cổ đại với những mâu thuẫn chính trị, xã hội, tôn giáo
căng thẳng tột đỉnh xoay quanh hình tượng Nero - một Hoàng đế bạo tàn trót
mang suy tư nghệ thuật của một người nghệ sĩ.
Với Quo vadis, H.Sienkievich trở lại quá khứ để luận giải số phận con người
trước những biến động của lịch sử với những hệ lụy của nó qua hành trình chinh
phục đỉnh cao thi ca của gã bạo chúa say mê nghệ thuật. Qua tác phẩm, nhà văn

cảnh báo sự sụp đổ các giá trị đạo đức dưới sự cai trị của kẻ độc tài, tàn bạo đồng
thời ca ngợi sự tồn tại vĩnh hằng của cái đẹp và tình yêu thương con người.
1.2. Là nhà văn viết không nhiều nhưng đa số các tác phẩm của Annemarie
Selinko (1914-1986), tiểu thuyết gia người Áo, đều được chuyển thể thành phim

2


như: I was an ugly girl (Tôi là cô gái xấu xí), Tomorrow is another day (Ngày
mai là ngày khác), My husband marries today (Chồng tôi kết hôn hôm nay) và
Mối tình đầu của Napoléon (nguyên tác tiếng Pháp là Désirée). Năm 1943,
A.Selinko trở thành người tị nạn tại Thụy Điển sau khi mất tổ quốc là Áo và Đan
Mạch, quê hương thứ hai của bà. Tại đây, bà làm việc với bá tước Folke, hậu duệ
của Bernadotte - từng là thống chế của Napoléon có vợ là Désirée. Nhà văn từng
băn khoăn về nguyên do khiến Désirée, mối tình đầu của Napoléon, trở thành
Hoàng hậu của Thụy Điển. Tuy nhiên, động lực chính để bà viết nên câu chuyện
về Désirée là câu hỏi của một phụ nữ từng ở trại tập trung Ravensbruck: “liệu bà
có thể viết về những người tị nạn và trại tập trung hay không?” [148]. Đắm mình
trong bầu không khí tang tóc của thời đại, A.Selinko tìm thấy mối liên hệ giữa
Désirée - tổ tiên lâu đời của dòng họ Bernadotte và những người tị nạn khốn
khổ. Điều này thôi thúc bà viết một tác phẩm dành tặng cho những người bạn
mới của mình. Nhà văn đặt tên tác phẩm là Désirée nhưng hai nhân vật trung
tâm trong tác phẩm là Désirée và Napoléon, bởi lẽ Désirée trong lịch sử sẽ
không tồn tại nếu không có Napoléon. Mối tình đầu của Napoléon trở thành
cuốn sách bán chạy nhất tại nước Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Áo, Thụy Điển…
Tác phẩm được dựng phim vào năm 1954 ở Mỹ bởi đạo diễn Henry Koster với
các diễn viên chính: Marlon Brando (vai Napoléon), Jean Simmons (vai
Désirée), Merle Oberon (vai Joséphine), Michael Rennie (vai Bernadotte),
Cameron Mitchell (vai Joseph)…
Mối tình đầu của Napoléon viết về cuộc đời của Bernardine Eugénie

Désirée Clary, là con gái út một thương gia tơ lụa giàu có ở Marseille. Nàng là
người yêu đầu tiên của Napoléon, sau đó trở thành vợ của thiếu tướng
Benardotte, làm phu nhân Thống chế và cuối cùng trở thành Hoàng hậu Thụy
Điển. Bằng hình thức “giả nhật kí”, dưới điểm nhìn của cái tôi tự thuật - Désirée,
hình tượng Napoléon được A.Selinko khai thác một cách chân thực, sinh động
trên cái nền bức tranh toàn cảnh nước Pháp, từ sau cuộc Cách mạng 1789 đến
khi triều đại Napoléon đệ nhất sụp đổ. Nhà văn đã khơi mở những vùng mờ sử

3


gia chưa đề cập đến về nhân vật lịch sử từng khuynh đảo thế giới như Napoléon
Bonaparte. Qua đó, A.Selinko phê phán tham vọng xâm lược và gửi gắm lí
tưởng nhân quyền, khát vọng hòa bình cho nhân loại.
1.3. Eric-Emmanuel Schmitt là một trong những tiểu thuyết gia, kịch gia
nổi tiếng của Pháp. Chủ trương lối viết lôi cuốn cả độc giả trí thức và bình dân,
tiểu thuyết của Eric Schmitt được đông đảo bạn đọc chấp nhận. Ông từng đoạt
nhiều giải thưởng lớn như: giải Viện Hàn lâm Pháp cho toàn bộ sự nghiệp sân
khấu (2001), giải Chronos cho Oscar và bà áo hồng (2004), giải Goncourt cho
tập truyện ngắn Một mối tình ở điện Élysée (2010)… Trong tác phẩm nổi tiếng
nhất Nửa kia của Hitler (nguyên tác tiếng Pháp: La part de l’autre), Eric Schmitt
chọn mệnh đề “nếu… thì” từng được biết đến với tên gọi “Hiệu ứng cánh bướm”
để dựng lên cuộc đời của hai con người rất giống và cũng rất khác nhau: Adolf
Hitler - nhà độc tài Đức quốc xã tàn bạo nhất trong lịch sử thế kỉ XX (như đã là)
và Adolf H. giả định - một họa sĩ siêu thực tài năng (có thể là).
Ý tưởng viết về cuộc đời, số phận của Hitler đến với Eric Schmitt khi ông
đang dạo chơi ở Vienne, người sinh viên dẫn đường đã chỉ vào băng ghế đang
ngồi và giải thích “Đây là nơi mà Adolf Hitler đã từng ngồi để chuẩn bị thi vào
Học viện Mỹ thuật” [165]. Điều gì đã khiến chàng thanh niên say mê hội họa
như Adolf Hitler trở thành một nhà độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử loài

người? Câu hỏi đó đã ám ảnh Eric Schmitt và thôi thúc ông dựng nên hai bức
chân dung Hitler thật và Hitler giả định, như ông từng tâm sự trên trang cá nhân:
“Tôi gọi cuốn tiểu thuyết của mình là Một phần của cái khác, bởi có một Hitler
và một người khác - Adolf H. Và ý nghĩa thứ hai của tiêu đề này rõ ràng rất triết
lí. Hitler thực sự đã khép lại cuộc sống của mình bằng sự cô lập chính mình, trở
thành một đấng tạo hóa quan tâm đến tất cả những điều khác không phải là chính
mình” [165]. Nhà văn xây dựng hai cuộc đời trong sự đối sánh để người đọc
nhận ra rằng “con quái vật Hitler” không ở đâu xa, nó ở ngay trong mỗi chính
chúng ta.

4


Vì sao chúng tôi chọn ba tiểu thuyết “Quo vadis”, “Mối tình đầu của
Napoléon” và “Nửa kia của Hitler”?
Ra đời ở những thời điểm khác nhau nhưng Quo vadis, Mối tình đầu của
Napoléon và Nửa kia của Hitler cho thấy những đặc điểm chung về đề tài lịch sử
trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy không cùng thời đại nhưng H.Sienkievich,
A.Selinko và Eric Schmitt đều có điểm tương đồng trong quan điểm, cách luận
giải hình tượng nhân vật quyền lực có tác động, ảnh hưởng lớn đến nhân loại khi
chạm vào những vấn đề nóng bỏng nhất của lịch sử và thời đại: chiến tranh, tôn
giáo và sắc tộc. Khi ý thức về sự tự do, quyền bình đẳng của con người ngày
càng mãnh liệt thì việc nhìn nhận lại lịch sử để chiêm nghiệm về chiến tranh và
cái ác là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ba nhà văn truy tìm sự thật về
những nhân vật quyền lực đã từng mưu đồ thống ngự thế giới.
Ở Việt Nam, vấn đề sáng tác, nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử hiện nay
đang là mối quan tâm của các nhà văn và giới nghiên cứu. Trong bối cảnh đó, đề
tài “Loại hình nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Quo vadis, Mối tình đầu của
Napoléon và Nửa kia của Hitler” mà chúng tôi lựa chọn mang ý nghĩa lí luận
khi tiếp cận các nhân vật lịch sử quyền lực trong tiểu thuyết. Việc nghiên cứu

sâu, có hệ thống về ba trường hợp này có thể mang lại những kinh nghiệm quý
báu, những bài học thiết thực cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu văn học về đề
tài lịch sử của văn học nước nhà.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là tìm những dấu hiệu loại hình nhân vật quyền lực,
những qui luật chi phối tạo nên những điểm giống nhau giữa ba nhân vật Nero,
Napoléon và Hitler trong tiểu thuyết Quo vadis (H.Sienkievich), Mối tình đầu
của Napoléon (A.Selinko) và Nửa kia của Hitler (Eric Schmitt).
Nhiệm vụ của luận án là khảo sát ba nhân vật Nero, Napoléon và Hitler
trong Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler nhằm nhận
diện tip nhân vật quyền lực. Đồng thời nghiên cứu phương thức xây dựng nhân

5


vật lịch sử của H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt trong việc cách tân thể
loại tiểu thuyết lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu ba hình tượng nhân vật: Nero trong Quo
vadis (H.Sienkievich), Napoléon trong Mối tình đầu của Napoléon (A.Selinko)
và nhân vật Hitler trong tác phẩm Nửa kia của Hitler (Eric Schmitt). Đây là ba
nhân vật tiêu biểu cho loại hình nhân vật quyền lực, tham vọng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đây là ba tác phẩm lớn, chúng tôi chỉ khảo sát để đi đến khẳng định vào tip
nhân vật lịch sử quyền lực. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát ba tiểu
thuyết Quo vadis của Henryk Sienkievich (Nguyễn Hữu Dũng dịch, tập 1,2, Nxb
Văn học, Hà Nội, 1995), Mối tình đầu của Napoléon của Annemarie Selinko
(Nguyễn Minh Nghiệm dịch, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000), Nửa kia của
Hitler của Eric-Emmanuel Schmitt (Nguyễn Đình Thành dịch, Nxb Hội nhà

văn, Hà Nội, 2011).
Ngoài ra, trong sự mở rộng so sánh, đối chiếu, chúng tôi nghiên cứu thêm
một số tư liệu lịch sử có thể đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài liên quan
đến ba nhân vật quyền lực: Nero Claudius Caesar, Napoléon Bonaparte và Adolf
Hitler.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để đáp ứng mục tiêu, nội dung của đề tài nghiên cứu, chúng tôi vận dụng
kết hợp nhiều phương pháp sau:
* Phương pháp đối chiếu: Sử dụng phương pháp đối sánh văn bản lịch
sử, chúng tôi tìm hiểu nhân vật lịch sử hiện lên trong tác phẩm dưới cái nhìn hư
cấu, sáng tạo của nhà văn. Đồng thời, chúng tôi đặt Quo vadis, Mối tình đầu của
Napoléon và Nửa kia của Hitler trong vị thế so sánh để tìm ra điểm tương đồng,
khác biệt trong quan điểm luận giải, xây dựng nhân vật lịch sử.

6


* Phương pháp hệ thống: Chúng tôi tiếp cận văn bản ở cấp độ: yếu tố hệ thống. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng thao tác phân tích diễn
giải và đi đến hệ thống hóa các vấn đề trong ba văn bản Quo vadis
(H.Sienkievich), Mối tình đầu của Napoléon (A.Selinko) và Nửa kia của Hitler
(Eric Schmitt).
* Phương pháp loại hình: Trên cơ sở vận dụng những nguyên tắc loại
hình trong nghiên cứu văn học, chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm bản chất của
loại hình nhân vật lịch sử quyền lực trong những mối quan hệ, phương thức xây
dựng nhân vật độc đáo của nhà văn.
* Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức lịch sử, lí thuyết phân
tâm học của Sigmund Freud, tâm lí học xã hội của Gustave Le Bon... để góp
phần làm rõ một số phương diện về tính cách, số phận con người trong những
thời kì lịch sử biến động lớn lao với những biến cố, sự kiện trọng đại đã đi vào
lịch sử thế giới.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, công trình phác thảo mô hình nghiên cứu nhân vật quyền lực
trong tiểu thuyết lịch sử, bước đầu nhận diện loại hình nhân vật quyền lực có ý
nghĩa điển hình.
Thứ hai, luận án chỉ ra chiều sâu tư tưởng của H.Sienkievich, A.Selinko và
Eric Schmitt khi nhận thức lại, đối thoại, phản biện lịch sử qua việc phê phán
những kẻ quyền lực mang tham vọng.
Thứ ba, luận án góp phần chỉ ra những cách tân trong phương thức xây
dựng nhân vật lịch sử của H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt nhằm khẳng
định tài năng, sự đóng góp của ba tiểu thuyết gia trong nền văn chương thế giới,
đặc biệt trong thể loại tiểu thuyết lịch sử.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lí luận, luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết về thể
loại tiểu thuyết lịch sử, là chiếc chìa khóa để giải mã những nhân vật lịch sử
trong tác phẩm văn học. Và theo chủ quan của chúng tôi, công trình nghiên cứu

7


một cách có hệ thống loại hình nhân vật lịch sử quyền lực: Nero, Napoléon và
Hitler qua ba tiểu thuyết nổi tiếng Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa
kia của Hitler.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu loại hình nhân vật lịch sử và những cách
tân mới mẻ của ba nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật sẽ góp phần vào
việc thúc đẩy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trên phương diện sáng tác và có thể
mở ra hướng nghiên cứu về loại hình nhân vật. Công trình có thể là tài liệu
nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên khoa Ngữ văn ở các trường Đại học, Cao
đẳng ở phần tác phẩm văn học nước ngoài.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội

dung của luận án được triển khai thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Từ nhân vật lịch sử đến loại hình nhân vật lịch sử quyền lực
Chương 3: Bi kịch - dấu hiệu loại hình của nhân vật lịch sử quyền lực
Chương 4: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử

8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử
* Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề then chốt trong tiểu thuyết lịch sử là mối quan hệ giữa sự thật lịch
sử và hư cấu nghệ thuật. Theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết lịch sử phải
đảm bảo tính chân xác của sự kiện và nhân vật lịch sử đóng vai trò trung tâm
trong tiến trình phát triển. Tuy nhiên, khi những quan niệm về lịch sử thay đổi
giúp con người nhận ra rằng không có chân lí trong lịch sử thì sự kiện, nhân vật
lịch sử không còn bị đóng khung trong những giới hạn xác định mà con người có
nhu cầu đối thoại với quá khứ để truy tìm sự thật.
* Một trong những mục tiêu của đề tài là tìm hiểu cách cắt nghĩa, lí giải
nhân vật lịch sử của H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt, vì vậy chúng tôi
chỉ đề cập một số công trình, bài viết bàn về đổi mới thể loại và quan niệm xây
dựng nhân vật.
Khi viết Tiểu thuyết hiện đại (Dương Thanh Bình dịch, Nxb Lao động, Hà
Nội, 2003), Dorothy Brewster & John Angus Burrell bước đầu có sự phân loại
tiểu thuyết thành nhiều thể loại như: tiểu thuyết gia đình, tiểu thuyết nông dân,
tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết quan sát thế giới... Trên cơ sở tìm hiểu một số tác
phẩm của Lion Feuchtwanger, Naomi Mitchison, Sigrid Undset và Robert
Graves, hai nhà nghiên cứu cho rằng khi viết tiểu thuyết lịch sử nhà văn phải có

quan điểm mới về quá khứ để soi chiếu, tìm hiểu những “khuất lấp” trong lịch
sử. Một tiểu thuyết gia thành công phải có hiểu biết về tinh thần thời đại để quá
khứ song hành cùng hiện tại, giải mã cho hiện tại. Một trong những yếu tố tạo
nên thành công cho tiểu thuyết lịch sử là nhà văn phải “lựa chọn những thời kì
lịch sử có những cuộc xung đột gay cấn” [11, tr.139]. Như vậy, khi chọn đề tài
lịch sử, nhà văn phải nắm bắt những khoảnh khắc lịch sử có vấn đề. Trong
những thời đại lịch sử biến động, tính cách nhân vật lịch sử “vừa do mâu thuẫn

9


của thời đại tạo thành, vừa do mâu thuẫn của bản thân tạo thành” [11, tr.139].
Những nhận xét trên là gợi ý giúp chúng tôi lí giải vì sao tiểu thuyết gia
H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt lựa chọn những nhân vật lịch sử “có
vấn đề” như Nero, Napoléon, Hitler để luận giải lịch sử.
Käte Hamburger đã đưa ra quan niệm khá mới mẻ về thể loại tiểu thuyết
lịch sử khi bàn về “Vấn đề thời gian trong tiểu thuyết lịch sử” trong công trình
Logic học về các thể loại văn học (Vũ Hoàng Địch - Trần Ngọc Vương dịch,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004). Những sự kiện lịch sử trong tiểu thuyết
mang đặc tính “thời sự” của thời điểm mà tác phẩm ra đời. Thậm chí, ngay cả
trong một tác phẩm mà sự kiện lịch sử được tái hiện ngang với một tư liệu thì
nhân vật lịch sử cũng mang khuôn mặt hư cấu vì “chúng di chuyển từ một hệ
thống về hiện thực có thể có được sang một hệ thống hư cấu” [48, tr.166]. Theo
tác giả, thời quá khứ sử thi chỉ là cái vỏ bên ngoài chứ nó không mang đặc tính
lịch sử của nội dung mà nó thể hiện. Thời hiện tại lịch sử trong tiểu thuyết cho
phép độc giả hiểu sự việc bằng cách quy chiếu nhân vật vào “cái ở đây và bây
giờ”. Mối quan hệ giữa thời hiện tại lịch sử và thời quá khứ sử thi được nhà
nghiên cứu giải quyết một cách khá hợp lí. Từ đó, có thể thấy rằng trong tiểu
thuyết lịch sử, nhân vật lịch sử không được trình bày với tư cách là một cái Tôi chủ thể mà chất liệu hiện thực đã biến đổi nhân vật thành con người phi lịch sử.
Nói cách khác, con người quá khứ trở thành khách thể được mô tả qua cảm nhận

của nhà văn.
Qua sự tưởng tượng, miêu tả của nhà văn, người đọc sẽ đánh giá về nhân
vật lịch sử trong tiểu thuyết theo cách mà tác giả xây dựng là quan điểm của
Shamsur Rahman Faruqi khi nêu sự khác biệt giữa tường thuật mang tính lịch sử
và tiểu thuyết lịch sử trong bài viết The historical novel and the historical
narrative

(Tiểu

thuyết

lịch

sử



tường

thuật

lịch

sử,

nguồn:

/>9.pdf). Trong khi các sử gia cố gắng cung cấp tất cả những gì liên quan đến sự
thật như nó đã xảy ra thì tiểu thuyết gia đưa ra một chuỗi các sự kiện dự kiến


10


thúc đẩy quá trình dẫn đến các sự kiện lịch sử cơ bản hoặc về một nhân vật lịch
sử trong một khoảng thời gian nhất định. Từ việc diễn giải quan niệm về tiểu
thuyết lịch sử của Georg Lukacs và Stephen Greenblatt, tác giả cho rằng tiểu
thuyết lịch sử có một sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có thật và nhà văn cố gắng
sáng tạo nó theo trí tưởng tượng của mình.
Khi nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Pháp nửa sau thế kỉ XX, Anne Sennhauser
trong công trình Penser le passé: inscriptions de l’Histoire dans le roman français
contemporain (Suy nghĩ về quá khứ: vấn đề lịch sử trong tiểu thuyết Pháp đương đại,
nguồn 2015) cho
rằng: Vấn đề lịch sử đã có một tiếng vang lớn trong tiểu thuyết Pháp đương đại,
thể hiện qua việc chúng ta bắt gặp “sự nở rộ các tác phẩm vượt bậc với lối viết
thể nghiệm và phá cách/không tuân thủ truyền thống, lối viết mà người ta gọi là
“chống tham chiếu” [166]. Tác giả khẳng định rằng: tiểu thuyết Pháp đương đại
luôn tái cấu trúc lịch sử; đặt lịch sử vào vị trí trung tâm nhưng không lặp lại mô
hình tiểu thuyết lịch sử thế kỉ XIX. Mục đích của nhà văn đương đại là khẳng
định quyền lực tối cao của văn học bằng việc lấy quá khứ lịch sử để giải minh
hiện tại(1).
Những quan niệm thay đổi về tiểu thuyết lịch sử gắn với quan niệm hoài
nghi về lịch sử vì nó chịu ảnh hưởng của người viết sử. Chủ nghĩa duy lý phê
phán do Karl Popper (1902 - 1994), triết gia người Áo, khởi xướng đã đánh dấu
một bước chuyển hướng mới trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của triết
học khoa học. Trong công trình Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (Chu Lan Đình
dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2012), Karl Popper phê phán chủ nghĩa lịch sử khi
chứng minh sự sụp đổ của thuyết sử luận. Ông cho rằng cách tiếp cận thực tiễn
và phương pháp luận của các nhà sử luận đối với khoa học xã hội không mang
lại một kết quả như mong đợi. Lịch sử xã hội phát triển không theo qui luật phổ
quát, vì thế không thể xem xét hay mô tả một phương diện, khía cạnh để tìm ra

(1)

Trần Huyền Sâm lược dịch, có sự tham chiếu bản lược dịch của Hoàng Thị Hồng Lê.

11


Luận án đủ ở file: Luận án full












×