Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG NGHỆ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.01 KB, 19 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BẮC YÊN
TRƯỜNG THCS MƯỜNG KHOA

SÁNG KIẾN
“ TÍCH HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN,
TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ 8
Ở TRƯỜNG THCS MƯỜNG KHOA''

TÁC GIẢ: VŨ ĐỨC THỊNH
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS MƯỜNG KHOA

Mường Khoa, tháng 5 năm 2018
1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC

2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

3

PHẦN MỞ ĐẦU


4

PHẦN NỘI DUNG

6

I. Thực trạng của giải pháp cần nghiên cứu.

6

II. Nội dung của sáng kiến.

7

1. Bản chất của giải pháp mới.

7

2. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới.

14

III. Khả năng áp dụng của sáng kiến.

15

IV. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến.

15


PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp
dụng sáng kiến.

18

2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng
dụng sáng kiến vào thực tiễn.

18

3. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng
dụng sáng kiến vào thực tiễn.

19

2


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “ Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm,
trong chương trình môn công nghệ 8 ở trường THCS Mường Khoa”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Đức Thịnh
Nam
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường THCS Mường Khoa
Điện thoại: 0976372188 .Email:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

4. Đồng tác giả (nếu có)
Họ và tên:…………………..Nam (nữ)
Trình độ chuyên môn:……
Chức vụ, đơn vị công tác:…….
Điện thoại:……………..Email…
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có)
Tên đơn vị……..
Địa chỉ……….
Điện thoại……
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Mường Khoa - Bắc Yên - Sơn La
Địa chỉ: Xã Mường Khoa - Bắc Yên - Sơn La
Điện thoại:
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Nêu mốc thời gian mà sáng kiến
được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử.
- Trong năm học 2017-2018. Từ tháng 01/2018 đến tháng 5/2018.

3


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của giải pháp:
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại sử dụng rất nhiều nguồn năng
lượng khác nhau, trong đó điện năng là nguồn năng lượng quan trọng được sử
dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng
lượng cho các máy, thiết bị… trong sản xuất và đời sống xã hội. Nhờ có điện
năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống con người có đầy đủ
tiện nghi, văn minh hiện đại hơn. Nhưng nếu con người chỉ biết sử dụng, mà
không biết gìn giữ, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ bị cạn kiệt, dẫn đến tình

trạng thiếu điện, mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc
sống của con người.
Theo Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 7/8/2017 của Thủ tướng Chính
phủ "về việc tăng cường tiết kiệm" điện gửi các bộ và cơ quan ngang
bộ, HĐND, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. N ước ta
sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện trong các tháng
mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy
điện phát điện. Trong khi đó, việc thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng còn chưa được triển khai triệt để; tiết kiệm điện chưa được
quan tâm thật sự của cộng đồng xã hội, người dân và doanh nghiệp, gây lãng phí
tài nguyên của đất nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu
cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp thực hiện nghiêm việc tiết kiệm điện trong đó có nội
dung tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người
học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Như vậy việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và
cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà đó là
vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.
Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đã
được bước đầu tích hợp vào chương trình cấp THCS. Tuy nhiên, giáo viên còn
lúng túng khi dạy học tích hợp do tài liệu hướng dẫn chưa có, đội ngũ giáo viên
còn gặp khăn về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi dạy tích hợp.
II. Lý do thực hiện giải pháp:
Thực tế trong quá trình dạy học môn Công nghệ, nhất là môn Công nghệ
8, tôi thấy đa số học sinh chưa có ý thức sử dụng điện hợp lí: Từ việc sử dụng
điện chiếu sáng, quạt, máy vi tính trong và ngoài giờ học.
Đối với trường THCS Mường Khoa là ngôi trường có học sinh bán trú,
các em học sinh vừa được học tập, vừa được ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt tại trường.
Bên cạnh đó trường còn được đầu tư nhiều trang thiết bị để phục vụ cho giảng

dạy và học tập như: máy chiếu, máy vi tính, quạt, đèn điện, tivi… Nên việc sử
dụng điện trong một ngày ở trường là rất lớn. Bằng tâm huyết với nghề nghiệp,
với kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình dạy học và những kiến thức cơ
4


bản về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nắm bắt, tôi thấy
cần phải tích hợp giáo dục sử dụng điện tiết kiệm vào môn học. Do đó, giáo viên
cần phải giáo dục cho học sinh có ý thức sử dụng điện một cách hợp lý sẽ góp
phần đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt và giữ gìn nguồn năng lượng cho
tương lai.
Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn sáng kiến “ Tích hợp giáo
dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm, trong chương trình môn công nghệ 8 ở
trường THCS Mường Khoa” với mong muốn góp phần cùng với nhà trường
giáo dục học sinh có ý thức cao trong việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến: “ Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm, trong
chương trình môn công nghệ 8 ở trường THCS Mường Khoa” được áp dụng
trong giảng dạy môn công nghệ cho học sinh khối 8 năm học 2017-2018 ở
trường THCS Mường Khoa - Bắc Yên.
VI. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua tích hợp trong quá trình dạy học nhằm mục đích:
- Giáo dục học sinh hiểu được lợi ích của điện.
- Giáo dục học sinh hiểu được lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện.
- Giáo dục học sinh biết các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

- Hình thành thói quen sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
- Ý thức được việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là ích nước lợi nhà.
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong
nhà trường, gia đình, cộng đồng, đồng thời các em biết tuyên truyền cho bạn bè,

người thân ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

5


PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của giải pháp đã biết.
* Thuận lợi:
- Trường được đầu tư nhiều trang thiết bị để phục vụ cho giảng dạy và học tập
được thuận lợi như: máy chiếu, máy vi tính, quạt, đèn điện…
- Bản thân được ban giám hiệu nhà trường phân công giáo viên giảng dạy đúng
chuyên môn ngành nghề đào tạo, có trình độ đạt chuẩn, tâm huyết với nghề,
luôn gần gũi, quan tâm học sinh để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các
em.
- 100% gia đình phụ huynh học sinh đều đã được tiếp cận với điện lưới Quốc gia
nên việc tiếp cận của các em được dễ dàng.
- Nhìn trung các em đều ngoan, ham học hỏi, biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ
nhau trong học tập.
* Khó khăn:
- Xã Mường Khoa một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên.
Một số gia đình học sinh còn khó khăn. Đời sống nhân dân chưa cao.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn như chưa có phòng thực
hành riêng, tranh ảnh, các mẫu vật trực quan để giảng dạy còn hạn chế.
- Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy nhiều em chưa quan tâm, chưa có ý
thức, hành vi tiết kiệm năng lượng điện, chưa hiểu hết được lợi ích của điện là
gì? Tiết kiệm năng lượng điện để làm gì? Và làm những gì để tiết kiệm năng
lượng điện?
- Hàng tháng nhà trường chi trả tiền điện dao động từ 2.000.000 đồng đến
2.300.000 đồng.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện thói quen sử

dụng điện tiết kiệm cho các em, bên cạnh đó một số phụ huynh cũng chưa có
thói quen và ý thức sử dụng điện tiết kiệm.
- Tôi cũng đã đến nhà một số em học sinh lớp 8 ở bản Khoa; bản Phúc (vì các
em đó không ở bán trú tại trường) khảo sát thì số tiền điện hàng tháng phải trả
dao động từ 180.000 đồng đến 220.000 đồng.
⇒ Từ những thực trạng và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ

hiểu được lợi ích của điện và tiết kiệm điện, biết cách sử dụng điện tiết kiệm,
hiệu quả và có ý thức tiết kiệm điện như sau.
Năm học

Lớp

Tổng số
học sinh

Đã có ý thức
tiết kiệm
điện

Tỉ lệ

Chưa có ý
thức tiết
kiệm điện

Tỉ lệ

2017-2018


8

66

12

18,2
%

54

81,8%

6


II. Nội dung sáng kiến.
1. Bản chất của giải pháp mới.
Với mục tiêu dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo
điều kiện để học sinh “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn”. trước mỗi bài
học, tôi luôn xác định rõ mục tiêu của bài dạy về các mặt: kiến thức, kỹ năng,
thái độ cần đạt được ở học sinh là những gì? Phải chú ý rèn luyện những vấn đề
gì về tình cảm và thái độ của học sinh…Từ đó lập kế hoạch tổ chức cho mỗi
hoạt động của học sinh (có thể tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, hoạt
động theo nhóm nhỏ hoặc hoạt động toàn lớp ...) nhằm mục tiêu chiếm lĩnh một
kiến thức hoặc rèn luyện một kỹ năng cụ thể. Xác định rõ trọng tâm của từng bài
để từ đó phân phối thời gian cho các hoạt động hợp lý. Trong mỗi hoạt động tùy
theo khối lượng kiến thức của bài, giáo viên có thể phát huy tính tích cực học
tập của học sinh ở mức độ khác nhau (có thể giáo viên thực hiện, có thể giáo
viên điều khiển học sinh tìm tòi thực hiện một vài phần, có thể giáo viên yêu cầu

học sinh nghiên cứu để tìm ta câu trả lời…). Mức độ yêu cầu học sinh tăng dần
từ dễ đến khó. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này tùy thuộc
vào nội dung cụ thể của từng đơn vị kiến thức mà tích hợp nội dung cho phù
hợp. Để áp dụng sáng kiến này tôi đã kết hợp sử dụng một số giải pháp sau:
1.1. Giải pháp 1: Sử dụng một số giải pháp tích hợp trong quá trình
dạy học mang lại hiệu quả cao.
* Cách thực hiện: Để thực hiện giải pháp này bản thân tôi có một số cách
tích hợp như sau:
+ Cách 1: Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong
giới thiệu bài bằng cách tạo tình huống.
- Mục đích:Tạo sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho học sinh, tạo tâm
lí thân thiện, gần gũi, nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh trước khi chuẩn bị tiếp
thu kiến thức mới.
- Nguyên tắc:Vấn đề đặt ra phải mang tính nhẹ nhàng, dễ hiểu và mang tính thực
tiễn cao trong cuộc sống; Không sai lệch với nội dung bài học.
- Phương pháp sử dụng:
Sử dụng phương pháp đặt tình huống thực tiễn mang tính gợi mở cho học sinh
suy nghĩ trả lời.
Sử dụng video về tình huống trong thực tiễn cho học sinh xem và trả lời câu hỏi
do giáo viên đặt ra.
Dùng phương pháp thuyết trình về vấn đề sử dụng điện mang tính thời sự trên
thế giới, trong nước hay cụ thể trên địa phương xã Mường Khoa.
- Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp:
Tạo được tình huống bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho học sinh, tạo
tâm lí thân thiện, nhẹ nhàng, gần gũi, thoải mái cho học sinh. Học sinh có hứng
thú và tâm thế tốt khi vào bài học mới.
7


Giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong việc sử dụng điện tiết kiệm

và hiệu quả một cách thoải mái, tự nhiên, không gò ép.
+ Cách 2: Tích hợp giáo dụng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ngay trong khi
tổ chức các hoạt động dạy học.
- Mục tiêu:
Giáo dục ý thức, kỹ năng cho học sinh về việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu
quả phù hợp với từng hoạt động, phù hợp với phương án tổ chức hoạt động.
Các em liên hệ được với thực tiễn ở lớp, ở trường, gia đình và nơi công cộng.
Làm giảm sự nhàm chán khi phải liên tục làm việc với kiến thức chuyên môn, tránh
được mệt mỏi, tránh thái độ thờ ơ đối với hoạt động học kiến thức bộ môn.
- Nguyên tắc:
Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của từng hoạt động, dễ hiểu mang
và tính thực tiễn cao.
Lấy động viên khen ngợi các em là chính, không áp đặt, không bắt buộc các em
phải tiếp thu.
- Phương pháp sử dụng:
Tùy vào đăc thù từng bài giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp toàn
phần hay tích hợp bộ phận để nội dung tích hợp được các em tiếp thu một cách
dễ hiểu và dễ vận dụng. Hình thức có thể giáo viên nêu vấn đề cho học sinh giải
quyết theo cá nhân hoặc theo nhóm, hoặc trình chiếu video cho các em thảo luận
rồi nhận xét. Cuối cùng giáo viên khẳng định lại vấn đề và đưa ra thông điệp cho
học sinh.
- Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của gải pháp:
Học sinh có tâm lý thân thiện, nhẹ nhàng trong quá trình tiếp thu kiến thức mới,
từ đó dễ dàng nắm bắt kiến thức bài học trên lớp.
+ Cách 3: Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thông
qua phần củng cố bài học.
- Mục tiêu:
Giáo dục ý thức, kỹ năng cho học sinh về khả năng liên hệ, ứng dụng vào thực
tiễn ở trường, lớp, gia đình và cộng đồng.
Nội dung tích hợp phải cô đọng, gắn với những vẫn đề “nóng” cần giải quyết ở

lớp, ở trường, ở gia đình và cộng đồng.
Khéo léo trong việc vận dụng tích hợp để học sinh không nhàm chán.
- Nguyên tắc:
Không được lấy việc tích hợp sử dụng điện tiết kiệm là nội dung chính trong
phần củng cố.
Đưa nội dung liên hệ thực tế vào tích hợp.
8


- Phương pháp sử dụng:
Hình thức sử dụng phương pháp thuyết trình giao nhiệm vụ hoặc phát vấn.
Khi hệ thống bài học giáo viên cho một số học sinh trả lời câu hỏi mang tính
thực tế, các em khác nhận xét.
Giáo viên khẳng định lại và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh vận dụng cho
bản thân
- Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp:
Năng lực của học sinh về khả năng liên hệ vận dụng vào thực tiễn ở trường, lớp
ở gia đình và cộng đồng được cải thiện đáng kể. Các em hiểu rõ hơn vai trò của
điện năng đối với con người, biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
- Ví dụ minh họa: Khi tổng kết bài “ Đèn huỳnh quang ”. Tôi đặt câu hỏi: Gia
đình em hiện đang sử dụng loại đèn nào? Theo em sử dụng loại đèn nào tiết
kiệm điện? Qua kiến thức vừa được học các em dễ dàng rút ra, cần sử dụng đèn
compac huỳnh quang để tiết kiệm điện năng hay đèn LED huỳnh quang.
+ Cách 4:Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong
bài thực hành.
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động thực hành, giáo viên tích hợp để giáo dục học
sinh sử dụng năng lượng điện hợp lí như:
Ý thức chuẩn bị đồ dùng hợp lý.
Ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị điện năng của phòng học.
Ý thức làm việc theo quy trình một công việc.

Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, vệ sinh phòng học.
- Nguyên tắc:
Việc tích hợp giáo dục phải gắn với nội dung thực hành.
Sử dụng tối đa nội quy, quy định của phòng thực hành để đưa các em đi vào
hoạt động có quy trình theo phong cách công nghiệp.
- Phương pháp sử dụng:
Với loại bài giảng này tôi thường tích hợp toàn phần. Từ việc giới thiệu bài,
kiểm tra công tác chuẩn bị đồ dùng của học sinh, đến việc thực hiện theo quy
trình. Trong việc hướng dẫn ban đầu tôi thường sử dụng câu hỏi nhanh về việc
sử dụng năng lượng điện. Những câu hỏi dạng này có ảnh hưởng lớn đến quá
trình hoạt động trong phòng thực hành của các em, dần dần hình thành thói quen
lao động công nghiệp. Trong hoạt động thực hành nói chung tôi thường tích hợp
giáo dục sử dụng năng lượng thông qua việc điều chỉnh hành vi của học sinh, từ
tư thế động tác cho đến việc sử dụng đồ dùng, thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật cho
mọi đối tượng.
Dần dần hình thành cho các em kỹ năng cơ bản trong khi thực hành. Góp phần
lớn đến việc giáo dục sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả.
9


- Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp:
Ý thức chuẩn bị đồ dùng, ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị của học sinh và việc
sử dụng điện năng trong phòng học được nâng lên rõ rệt.
Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng học được nâng
cao. Các em hiểu rõ hơn về vai trò của điện năng đối với con người, tình hình
khai thác và sử dụng năng lượng điện hiện nay. Các em biết được nguồn tài
nguyên điện năng. Điện năng không phải là vô hạn, cũng như sự cần thiết phải
sử dụng tiết kiệm điện năng, các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện có hiệu quả.
Từ đó liên hệ vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
+ Cách 5:Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thông

qua kiểm tra đánh giá.
- Mục tiêu:
Kiểm tra, đánh giá để khẳng định việc tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm là
đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Giáo viên giúp học sinh củng cố lại kiến thức bộ môn đã học. Đồng thời qua đó
đánh giá lại thành quả dạy học của mình, đặc biệt là việc sử dụng tiết kiệm có
hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng điện.
- Nguyên tắc:
Việc tích hợp câu hỏi giáo dục sử dụng điện tiết kiệm có hiệu quả không được
vượt quá giới hạn nội dung bài kiểm tra.
Câu hỏi phải mang tính liên hệ cao ở địa phương học sinh đang sống.
- Phương pháp sử dụng:
Lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng điện vào những câu hỏi bài tập theo
chương trình.
Sử dụng ở dạng trắc nghệm để kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức
- Tác dụng hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp:
Qua quá trình áp dụng giải pháp, các em hiểu rõ hơn về vài trò của điện năng
đối với con người, tình hình khai thác và sử dụng nguồn năng lượng điện hiện
nay.
Học sinh biết được sự cần thiết của việc sử dụng điên tiết kiệm và hiệu quả.
Biết được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện. Từ đó biết liên hệ thực tế, vận
dụng vào thực tiễn ở trường, lớp, ở gia đình và cộng đồng tốt nhất.
* Điều kiện để thực hiện giải pháp:
+ Giáo viên phải có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức bộ môn, cũng như đồ dùng
và thiết bị dạy học trong các cách tích hợp cụ thể.
+ Giáo viên phải có kỹ năng trong tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện năng
tiết kiệm.
10



+ Học sinh phải có sự chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tâp cũng như chuẩn bị
đồ dùng thực hành đầy đủ.
+ Học sinh phải có tinh thần, thái độ, ý thức học tập nghiêm túc.
* Thời gian thực hiện giải pháp: Đối với giải pháp này thì mỗi cách tích hợp có
thời gian thực hiện cụ thể như sau:
STT Cách tích hợp giáo dục học sinh sử dụng
điện tiết kiệm

Thời điểm thực hiện

1

Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết Trong phần giới thiệu bài
kiệm và hiệu quả trong giới thiệu bài bằng
học đối với những bài
cách tạo tình huống.
cần tích hợp

2

Tích hợp giáo dụng sử dụng điện tiết kiệm
và hiệu quả ngay trong khi tổ chức các hoạt
động dạy học

3

Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết Phần củng cố của bài
kiệm và hiệu quả thông qua phần củng cố
học.

bài học

4

Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết Trong tiết thực hành.
kiệm và hiệu quả trong bài thực hành.

5

Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết Các bài kiểm tra 15 phút
kiệm và hiệu quả thông qua kiểm tra đánh
hoặc kiểm tra giữa kì,
giá
cuối kì.

Trong quá trình tổ chức
các hoạt động dạy học.

* Tính mới của giải pháp: So sánh với gải pháp cũ thì giải pháp mới này có
một số tính mới khác biệt như sau:
- Xác định được nội dung cần tích hợp cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn
công nghệ 8 nói chung và chương VII ( Đồ dùng điện gia đình ) nói riêng phù hợp
với tình hình thực tiễn của địa phương và vận dụng một cách hợp lý.
- Tích hợp giáo dục sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả một cách cụ thể mà không
làm mất đi đặc thù môn học, không làm quá tải nội dung cần giảng dạy.
- Nâng cao được ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho các em ngay tại
trường học cũng như tại gia đình các học sinh.
1.2. Giải pháp 2:Tổ chức tuyên truyền thường xuyên và sâu rộng:
* Cách thực hiện giải pháp: Tuyên truyền và giáo dục cho học sinh.
- Hiểu được lợi ích của điện.

- Hiểu được lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện.
- Biết các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

- Hình thành thói quen sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
11


- Ý thức được việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là ích nước lợi nhà.
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong
nhà trường, gia đình, cộng đồng, đồng thời các em biết tuyên truyền cho bạn bè,
người thân ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
- Tuyên truyền với phụ huynh học sinh thường xuyên nhắc nhở các em về ý thức
sử sụng tiết kiệm điện.
- Tuyên truyền cho học sinh về “giờ trái đất”
- Ngoài ra tôi còn tuyên truyền giáo dục các em điều chỉnh thói quen sử dụng
các đồ dùng điện trong gia đình như:

+ Ti vi:
không nên để màn hình ở chế độ quá sáng sẽ giảm
được điện năng tiêu thụ, không nên tắt tivi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt
bằng cách ấn nút ở máy. Nên chọn kích cỡ màn hình phù hợp với diện tích chỗ
ở, vì tivi càng to thì công suất càng lớn nên càng tốn điện.

+ Quạt:
cho chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì
quạt càng chạy nhanh càng tốn điện.

+ Tủ lạnh:
hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên
trong tủ lạnh chỉ cần để ở chế độ 3 – 6 độ C, với hộc đông lạnh thì để từ - 15 đến

-18 độ C. Bởi ở chế độ lạnh hơn 10 độ C, máy sẽ tiêu tốn thêm 25% điện năng.
Nên thường xuyên kiểm tra cửa tủ, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ
phải làm việc nhiều, do đó rất tốn điện

+ Máy tính:

màn hình máy tính có độ sáng càng cao
thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong
vòng 15 phút, hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save)
để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ
trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).

+ Bàn là:
không dùng trong phòng có bật máy điều
hòa nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn ủi sẽ
giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, vẫn còn có thể ủi phẳng
được 1 - 2 bộ quần áo nữa, do vậy cần tận dụng lợi thế này.

12


+ Máy giặt:
chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo
để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.

+ Máy điều hòa nhiệt độ:
để nhiệt độ ở mức trên 20 độ
C, vì cao hơn 10 độ C thì tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu thường xuyên lau
chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng; đặt máy xa tường sẽ tiết
kiệm 20 - 25% điện năng. Chú ý tắt máy điều hòa nếu vắng nhà từ 1 giờ trở lên.

- Để tạo bầu không khí lớp học thoải mái; học mà chơi – chơi mà học. Tôi tổ
chức cho các em thi sáng tác khẩu hiệu theo nhóm với chủ đề: Tiết kiệm điện.
Nhóm nào sáng tác được nhiều khẩu hiệu và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
Một số khẩu hiệu như:
1. Tiết kiệm năng lượng hôm nay vì thế hệ mai sau.
2. Hạn chế dùng bóng đèn dây tóc trong chiếu sáng.
3. Tiết kiệm điện bảo vệ môi trường.
4. Hãy tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
5. Vì lợi ích của quốc gia, vì lợi ích của mỗi gia đình, mọi người hãy tiết kiệm
điện.
6. Sử dụng điện an toàn và tiết kiệm
7. Tiết kiệm điện – tiết kiệm ngân quỹ cho gia đình và tài nguyên Quốc gia.
8. Tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền;
9. Người người tiết kiệm điện, nhà nhà đều có điện;
10. Tiết kiệm đúng lúc sung túc dài lâu..
* Sau khi giáo dục cho các em biết được các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả thì ý thức tiết kiệm điện của các em càng được nâng cao. Và để giáo dục
các em đi từ ý thức đến thói quen thì ở mỗi lớp tôi đều cho dán áp phích về tiết
kiệm điện ngay sát bảng điện gần cửa ra vào lớp học đồng thời nhắc nhở các em:
em nào ra khỏi lớp sau cùng sẽ có nhiệm vụ tắt các thiết bị điện.

13


Bên cạnh đó tôi còn phối hợp với liên đội trong việc sao đỏ đi trực thi đua
sẽ có phần trừ điểm lớp nào quên không tắt các thiết bị điện và hằng tuần có
tuyên dương dưới cờ những lớp thực hiện tốt ý thức tiết kiệm điện và phê bình
những lớp thực hiện chưa tốt. Như vậy các em được trải qua quá trình dài rèn
luyện và làm việc thường xuyên từ đó mới tạo ra được các phản xạ có điều kiện
và hình thành nên hành vi, nếp sống tốt.

* Điều kiện thực hiện giải pháp:
- Giáo viên lựa chọn nội dung tuyên truyền và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị để
tuyên truyền.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm
và hiệu quả. Trong đó, cụ thể rõ từng nội dung tuyên truyền do giáo viên nhà
trường thực hiện .
* Thời gian thực hiện:
- Đối với học sinh: Tuyên truyền trong các hoạt động ngoại khóa của nhà
trường, của hai tổ KHTN và KHXH. Lồng ghép trong các buổi chào cờ đầu tuần
và giờ sinh hoạt cuối tuần.
- Đối với gia đình học sinh tiến hành tuyên truyền vào các buổi họp bản.
* Tính mới của giải pháp: Trong giải pháp tuyên truyền này có nhiệm vụ và
những điểm mới và khác biệt so giải pháp tuyên truyền cũ như sau:
- Thông qua công tác tuyên truyền giúp học sinh khối 8 nói riêng và học sinh
toàn trường THCS Mường Khoa nói chung cũng như gia đình học sinh hiểu rõ
được ý nghĩa tầm quan trọng trong việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Việc
sử dụng tiết kiệm năng lượng điện nói riêng và các nguồn năng lượng nói chung
là trách nhiệm của cả cộng đồng
- Tổ chức tuyên truyền thường xuyên.
- Nội dung tuyên truyền có trọng tâm và học sinh tham gia sôi nổi, nhiệt tình.
- Có sự tuyên truyền về ý thức, cách sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến cả gia đình học
sinh.
- Với các tổ chức đoàn thể gắn các phong trào vào hoạt động sử dụng điện tiết
kiệm và hiệu quả để tuyên truyền cụ thể, rõ rệt. Đồng thời là căn cứ đánh giá xếp
loại thi đua của tuần học tốt, tháng học tốt.
2. Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới.
2.1: Giải pháp 1
* Ưu điểm:
- Đã tuyên truyền được một số nội dung nhằm giáo dục học sinh toàn trường nói
trung và học sinh khối 8 nói riêng về ý thức sử dụng năng lượng điện.

- Giáo viên đã chủ động về tài liệu, kiến thức để tuyên truyền cho học sinh.
* Nhược điểm:
14


- Thời gian tuyên truyền ít, chỉ vài lần trong năm học chủ yếu vào hoạt động
ngoại khóa
- Về phương pháp tuyên truyền chưa được đa dạng, phong phú.
- Lực lượng tham gia tuyên truyền còn ít. Chủ yếu là do giáo viên dạy môn
Công nghệ khối 8.
- Trong tuyên truyền chưa sát với cuộc sống của một số gia đình phụ huynh học sinh.
2.2: Giải pháp 2: .
+ Ưu điểm:
- Bài học có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, nên bước đầu tạo được hứng
thú trong học tập cho học sinh.
- Giáo viên ngoài việc truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh thì còn có tích
hợp vào bài dạy kiến thức thực tế trong cuộc sống.
+ Nhược điểm:
- Giáo viên tích hợp các nội dung ( sử dụng điện tiết kiệm….) vào bài học còn
hạn chế do bố trí thời lượng ít.
- Phương pháp tích hợp vào các phần của bài học chưa được đa dạng do sợ ảnh
hưởng tới nhiều thời gian của tiết học.
- Hiệu quả quá trình tích hợp chưa được cao, một số học sinh chưa thực sự chú ý
quan tâm
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
- Sáng kiến “ Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm, trong
chương trình môn công nghệ 8 ở trường THCS Mường Khoa” đã được tôi
áp dụng để giảng dạy trong môn công nghệ cho học sinh khối 8 ở trường THCS
Mường Khoa trong năm học 2017-2018.
- Lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng: Trong giảng dạy, đặc biệt thích hợp với

các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày.
- Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến đó: Giáo viên cần phải có kiến thức
căn bản về Kĩ thuật điện dân dụng; Công nghệ thông tin; Kỹ năng sống thực tế.
Đơn vị cần có cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp ( Phòng học có điện lưới,
máy chiếu…)
- Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng trong giáo dục
bậc THCS của huyện Bắc Yên và những cơ sở giáo dục khác có đủ các điều kiện
cần thiết như nêu trên.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp
dụng giải pháp.
Từ việc áp dụng các giải pháp trên sáng kiến đã đem lại hiệu quả cụ thể
như sau:
15


1. Hiệu quả kinh tế:
- Lợi ích cho gia đình, nhà trường: Tiết kiệm tiền điện cho gia đình, nhà trường
phải chi trả.

Ngoài ra còn hạn chế được điện áp của mạng điện giảm xuống trong giờ cao điểm từ
đó giảm được ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ dùng điện.
- Lợi ích cho xã hội: Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện, giảm bớt điện
năng phải nhập khẩu, có nhiều điện phục vụ cho sản xuất và đời sống (Giảm cắt
điện luân phiên từ đó giảm tổn thất kinh tế trong sản xuất và đáp ứng được nhu
cầu sử dụng điện trong đời sống).

2.Hiệu quả kỹ thuật:
- Học sinh biết huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng khác nhau nhằm giải
quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức kỹ năng

mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề
trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống như sử dụng điện tiết kiệm.
3. Hiệu quả xã hội:
- Phát triển tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh. Phát triển
năng lực cho học sinh để các em biết cách bảo vệ cuộc sống và có trách nhiệm
với gia đình và cộng đồng. Giúp các em thành công với vai trò người chủ gia
đình, người công dân, người lao động tương lai.
- Đối với nhà trường, gia đình và xã hội: Nếu mỗi người đều có ý thức sử dụng
điện tiết kiệm thì chúng ta sẽ không bị cạn kiệt nguồn năng lượng điện.

16


- Lợi ích với môi trường: Giảm bớt chất thải và khí thải gây ô nhiễm môi trường
do nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử gây nên. Có tác dụng bảo vệ
môi trường.

- Cụ thể khảo sát ý thức tiết kiệm điện của học sinh khối 8 so sánh kết quả khi
chưa áp dụng sáng kiến và khi áp dụng sáng kiến nhận được kết quả rất khả
quan như sau:

Năm học

Khối

2017- 2018

8

Tổng số học


Có ý thức tiết kiệm điện.

sinh

Khi chưa áp
dụng sáng
kiến

Khi đã áp dụng
sáng kiến.

64

12(18,8%)

62 (96,8%)

17


PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng
sáng kiến.
* Xuất phát từ đặc điểm thực tế của nhà trường, cùng với tự học tự nghiên

cứu của bản thân khi tiến hành giảng dạy để giúp học sinh học tập tốt hơn, giáo
viên cần tiến hành theo các yêu cầu ( nhiệm vụ) sau:
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần nói chậm dãi, nói đúng, rõ ràng, mạch
lạc. Khi nêu vấn đề cho học sinh cần để thời gian cho học sinh suy nghĩ và hành

động.
- Giáo viên phải tạo được mối quan hệ giữa dạy lí thuyết và hành động thực tế
- Việc tiết kiệm điện phải bắt đầu ngay từ các phòng chức năng, phòng làm việc
của các thầy cô giáo, cũng như trong đời sống hàng ngày của thầy cô.
- Tăng cường quan tâm, uốn nắn động viên các em học sinh chấp hành tốt nội
quy tiết kiệm điện.
* Sau khi thể nghiệm sáng kiến “ Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng
điện tiết kiệm, trong chương trình môn công nghệ 8 ở trường THCS Mường
Khoa” Tôi nhận thấy sáng kiến giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học sinh
trong quá trình giảng dạy, học tập và trong đời sống. Hiệu quả giáo dục về ý
thức cũng như hành vi được nâng lên không chỉ trong trường lớp mà đã lan rộng
đến đời sống sinh hoạt ở gia đình.
- Khi thực hiện sáng kiến “ Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết
kiệm, trong chương trình môn công nghệ 8 ở trường THCS Mường Khoa” Giáo
viên nắm vững hơn phương pháp đặc trưng của bộ môn, học sinh đã phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tiết học...
Nếu áp dụng sáng kiến này một cách linh hoạt và phù hợp thì sẽ phát huy tối đa
những ưu điểm như đã nêu trên.
2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng
kiến vào thực tiễn.
Để sáng kiến tiếp tục thực hiện trong thời gian tới đạt được hiệu quả cao
tôi xin mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
- Đối với nhà trường:
Cần có kế hoạch tổ chức kiểm tra về tình hình bố trí và sử dụng các thiết
bị điện, đèn, quạt, máy chiếu... trong từng lớp và toàn trường.Tình hình mạng
lưới điện trong trường: Đoạn nào quá tải, đoạn dây nào cũ, rò điện... để sửa. Ban
giám hiệu thường xuyên nêu gương tốt, làm việc tốt trong việc tiết kiệm điện.
- Về phía gia đình học sinh:
Bố trí sử dụng hợp lí đồ dùng điện, lựa chọn những đồ dùng có hiệu suất
cao, không sử dụng những đồ dùng điện nhiều trong những giờ cao điểm...

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này không tránh khỏi
18


những thiếu xót, rất mong hội đồng khoa học các cấp, các bạn đồng nghiệp tham
khảo và đóng góp ý kiến để bản thân tôi tích lũy thêm kinh nghiệm và góp một
phần nhỏ vào quá trình dạy học tốt hơn.
3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
- Sáng kiến “ Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm, trong
chương trình môn công nghệ 8 ở trường THCS Mường Khoa” là do bản thân tôi
đúc rút từ kinh nghiệm công tác và năng lực của bản thân để nghiên cứu và hoàn
thành, tuyệt đối không sao chép hay vi phạm bản quyền của ai. Nếu vi phạm tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Mường Khoa, ngày 18 tháng 5 năm 2018
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
(xác nhận)
(Ký tên, đóng dấu)

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Vũ Đức Thịnh

19




×