Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐỀ tài Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 29 trang )

Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

MỤC LỤC

TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1

Lí do chọn đề tài.......................................................................................2
2 Mục đích nghiên cứu............................................................................3
3 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
4
Phạm vi đề tài.......................................................................................3
5
Giới hạn nghiên cứu.............................................................................3
6 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT...............................................5
1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................4
1.2 Đặc điểm địa hình.................................................................................7
1.3 Đặc điểm khí hậu..................................................................................8
1.3.1 Chế độ nhiệt.....................................................................................8
1.3.2 Chế độ ẩm........................................................................................8
1.3.3 Chế độ mưa......................................................................................8
1.4. Đặc điểm địa chất- thổ nhưỡng............................................................9
1.5. Đặc điểm thảm phủ thực vật tự nhiên................................................9
1.6. Nguồn tài nguyên thủy sản...................................................................9
2.HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN...............................................9
2.1 Khai thác cát........................................................................................10


2.2 Cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp......................................18
2.3 Du lịch sông Đồng Nai.......................................................................18
3.HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ...........................................................................18
3.1 Khai thác cát:......................................................................................18
3.2 Cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp:............................... 22
4.NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI.............................................................23
4.1 Trong khai thác...................................................................................23
4.2 Trong quản lý......................................................................................25
5.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................................26
5.1 Trong khai thác...................................................................................26
5.2 Trong quản lý......................................................................................27
6.KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ...........................................................................28
6.1 Kết luận:..............................................................................................28
62 Kiến nghị:............................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................29

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 1

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁT VÀ QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN CHẢY

QUA HUYỆN CÁT TIÊN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC”.
Nhóm học sinh thực hiện đề tài:
1. Lê Vũ Trúc Vy - Lớp 9A1.
Giáo viên hướng dẫn:
1. Thầy Võ Đình Cam
Chức vụ: Giáo viên Lý
Đơn vị: Trường THCS Đồng Nai – Huyện Cát Tiên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài nguyên cát, nước và các loại tài nguyên trên sông, suối có một tầm
quan trọng đặc biệt, là nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người và sinh vật
cũng như đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là quốc gia
có lượng tài nguyên này trung bình trên thế giới nhưng nếu không biết sử dụng,
khai thác một cách hợp lý thì chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt tài
nguyên, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội,
Trong số những con sông lớn ở Việt Nam, thì sông Đồng Nai (dài khoảng
586 km (364 dặm) được đánh giá là con sông có lượng tài nguyên phong phú
phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng có độ dài
khoảng 80 km giáp với huyện Đăk R'Lấp (Đắc Nông), Bù Đăng (Bình Phước),
Tân Phú (Đồng Nai), có rất nhiều tài nguyên đặt biệt là trử lượng tài nguyên cát
rất lớn. Nhưng hiện nay, việc sử dụng và khai thác cát và các loại tài nguyên
khác chưa được quản lý chặt chẽ, vẫn còn để tình trạng khai thác bừa bãi trái
phép gây sạt lở bờ sông, lãng phí tài nguyên diễn ra hàng ngày. Đây cũng chính là
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 2

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam



Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

những vấn đề thách thức đối với những nhà quản lý, cũng như người dân sống hai
bên dọc theo bờ sông tại đây trong việc đưa ra các chính sách, biện pháp khai
thác và quản lý phù hợp vừa bảo vệ môi trường đảm bảo khai thác mang lợi
nhuận vừa bảo đảm phát triển bền vững. Nhằm có một cái nhìn sâu hơn về những
vấn đề đã đề cập, nhóm chúng em xin thực hiện báo cáo đề tài khoa học kỹ thuật:
“Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông
Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các biện
pháp khắc phục”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực
sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các
biện pháp khắc phục.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nạn khai thác cát bừa bãi và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông Đồng
Nai đoạn chảy qua huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên và đề xuất các
biện pháp khắc phục.
5. Giới hạn nghiên cứu:
Do sông Đồng Nai tương đối dài khoảng 586 km (364 dặm) và nhiều các
nhánh sông nhỏ, suối đổ vào nên trong thời gian nghiên cứu có hạn, đề tải chỉ
chủ yếu tập trung nghiên cứu sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Cát Tiên, tỉnh
Lâm Đồng dài khoảng 30 km chủ yếu qua các xã: Phước Cát 2, Phước Cát 1, Đức
Phổ, thị trấn Cát Tiên, Quảng Ngãi.
6. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia các số
liệu về điều kiện tự nhiên của vùng: vị trí địa lý,địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu,
thủy văn,thảm thực vật…. dựa trên các nguồn tài liệu phong phú trên Internet,
báo chí, trong sách vở và sự giới thiệu và góp ý của chuyên gia để biết được các
kết quả nghiên cứu tượng tự, làm so sánh đối chứng và điều chỉnh.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 3

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Khảo sát thực địa, phỏng vấn người dân.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT
1.1 Vị trí địa lý:

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 4

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục


Hình 1: Bản đồ địa giới hành chính và sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện
Cát Tiên
Huyện Cát Tiên là một huyện của tỉnh Lâm Đồng. Huyện lỵ là thị trấn Cát
Tiên. Địa bàn huyện này thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Huyện Cát Tiên nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng. Phía bắc giáp với
huyện Đăk R'Lấp (tỉnh Đắk Nông), phía tây bắc và phía tây giáp với huyện Bù
Đăng (tỉnh Bình Phước), phía nam giáp với huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), phía
đông giáp với hai huyện Đạ Tẻh và Bảo Lâm cùng tỉnh. Cát Tiên nằm ở vùng
thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự
nhiên ở phía bắc, phía tây và phía nam của huyện.
Huyện Cát Tiên có tổng diện tích tự nhiên là 42.693 ha, trong đó có: 26.634
ha đất lâm nghiệp, chiếm 62,38% diện tích toàn huyện, nhất là rừng đặc dụng do
Vườn Quốc gia quản lý là 21.295 ha. Toàn huyện có khoảng 13.245 ha đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp, trong đó đất đã sử dụng cho sản xuất đạt gần 9.000
ha. Do vậy, Cát Tiên có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ môi trường rừng và
chăm sóc, bảo vệ tài nguyên rừng trên diện tích hiện có kết hợp với phát triển
kinh tế vườn đồi đang được đẩy mạnh.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi phía bắc thuộc cao nguyên Lang
Biang (Nam Trường Sơn) ở độ cao 1.770m. Cao nguyên Lang Biang gồm nhiều
đồi đỉnh tròn. Có những đỉnh cao như Lâm Viên 2.167m, Bi Đúp 2.287m. Thung
lũng hiện nay là rừng cây thưa, mặt dốc, các sườn phủ cỏ cao và dày. Độ dốc các
sườn núi thường là 20 - 25%.
Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng.
Sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đắk R'Lấp (Đắk Nông) và Bảo
Lâm - Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) - Tân Phú,
giữa Tân Phú và Đạ Tẻh.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1


Trang 5

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam
Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm
Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí
Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² .
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Cát Tiên nằm trong khoảng từ:
Tọa độ: 11°39′38″B 107°23′27″Đ Sông Đồng Nai đoạn chảy quanh huyện
Cát Tiên từ 3 phía Bắc - Tây - Nam qua các xã: Đồng Nai Thượng, Phước Cát 2,
Phước Cát 1, Đức Phổ, thị trấn Cát Tiên, Quảng Ngãi. Với vị trí quan trọng đó
sông Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân huyện Cát Tiên

Hình: Cầu Đắc Lua nối liền huyện Cát Tiên và tỉnh Đồng Nai

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 6

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục


Hình: Cầu treo Phước Cát nối liền huyện Cát Tiên và tỉnh Bình Phước
1.2 Đặc điểm địa hình
Đoạn sông Đồng Nai chảy qua huyện Cát Tiên thuộc thượng nguồn của
sông có chiều dài khoảng 30 km. Diện tích của lưu vực là 10km 2 . Hướng chính
của sông là hướng Đông Bắc – Tây Nam. Địa hình khá phức tạp, lòng sông khá
rộng từ 0,1 km đến 0,2 km, có chỗ sâu tới 10 m đến 15m vào mùa mưa lũ, nước
sông chịu ảnh hưởng mạnh bởi địa hình đồi núi và độ dốc lớn nên dòng chảy rất
mạnh và xiết.
Địa hình huyện Cát Tiên chủ yếu là dạng địa hình đồi núi thấp chuyển tiếp
từ vùng cao Nam Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng Đông Nam bộ, theo chiều
thấp dần từ phía Đông Bắc và Bắc xuống phía Nam và Tây Nam, đội cao trung
bình là 400m so với mực nước biển, được bao bọc bởi sông Đồng Nai từ 3 phía:
tây, nam, bắc. Do đó, địa hình huyện chia thành 2 vùng rõ rệt: phía Đông, Đông
Bắc và Bắc của huyện là đồi núi, xen kẽ là những thung lũng là đồng bằng nhỏ và
hẹp. Phía Nam là đồng bằng ô trũng, do phù sa sông Đồng Nai bồi đắp, nhiều nơi
có địa hình lòng chảo nên trước đây khu vực này thường xuyên bị ngập ún
- Đỉnh núi cao nhất trong huyện là Laet Bite, nằm ở phía đông bắc, cao
659m.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 7

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Vườn quốc gia Cát Tiên, có khu bảo tồn tê giác một sừng. Tuy nhiên, năm
2010 loài Tê Giác này không còn nữa; đến năm 2011, Quỹ động vật Hoang dã Thế

giới (WWF) chính thức công bố không còn Tê Giác ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.
1.3 Đặc điểm khí hậu
1.3.1 Chế độ nhiệt:
Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, vùng tiếp
giáp giữa nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chịu sự tác động giữa vùng sinh thái
của miền Đông Nam Bộ và rừng núi Nam Tây Nguyên. nền nhiệt và bức xạ mặt
trời cao đều quanh năm, không có những thay đổi cực đoan về khí hậu.
Mặc dù nằm gần xích đạo, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ nhiệt vùng
nhiệt đới, song với nền địa hình phức tạp, thượng nguồn sông Đồng Nai đoạn
chảy qua huyện Cát Tiên cũng hình thành sự phân hóa nhiệt độ giữa các vùng
một cách sâu sắc. Trong một năm mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần cách nhau 4
tháng, với độ cao mặt trời ít thay đổi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 0C.
Chênh lệch nhiệt độ trong năm khá cao: tháng nóng lúc cao nhất 32 - 330C, tháng
lạnh lúc thấp nhất là 17 - 180C. Chênh lệch nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất và
tháng lạnh nhất khoảng 9 - 13 0C. Tháng 11, 12, 01(năm sau) là tháng có nhiệt độ
thấp nhất với nhiệt độ trung bình 18-25 0C. Tháng hai, tháng ba là tháng nóng nhất
có nhiệt độ trung bình 30-330C. Tuy nhiên thời gian duy trì nhiệt độ cao trong
ngày thường ngắn, chỉ vài ba giờ vào lúc sau giữa trưa. Không khí mát khi về
chiều và đêm. Sự dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 5 0 C - 100 C, lớn
nhất vào thời kỳ khô hạn tháng 2,3.
1.3.2 Chế độ, độ ẩm:
Độ ẩm trung bình trong khu vực là 82% và biến đổi theo mùa. Mùa mưa độ
ẩm trung bình 85-88%, mùa khô độ ẩm trung bình là 70-75%.
1.3.3 Chế độ mưa:
Trong năm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85 90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2
và 3.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 8


Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Toàn huyện nằm ở sườn đón gió Tây Nam nên có tổng lượng mưa phong phú
từ 2.800mm – 3.000mm/năm; có những ngày lượng mưa trên 150mm. Lượng mưa
phân bố không đều, chủ yếu tập trung mùa mưa, do đó, thường xuyên bị lũ lụt, lũ
quét gây ngập úng trên diện rộng
1.4 Đặc điểm địa chất- thổ nhưỡng:
Về thổ nhưỡng, Cát Tiên có 3 nhóm đất chính:
- Đất phù sa trên địa hình bằng thấp dọc sông Đồng Nai và các dòng suối,
phù hợp cho việc trồng lúa nước, chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp.
- Đất vàng đỏ trên đá phiến sét có tuổi địa chất rất cổ trên địa hình cao.
- Đất dốc tụ.
1.5 Đặc điểm thảm phủ thực vật tự nhiên:
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước ở lưu vực
sông Đồng Nai đoạn chảy qua Huyện Cát Tiên là đặc điểm thảm thực vật trên lưu
vực, bao gồm hệ thống rừng tự nhiên (Rừng quốc gia Bắc và Nam Cát Tiên) và
thảm thực vật canh tác nhằm đảm bảo tích trữ nước để điều hòa lưu lượng nước
sông vào mùa khô và hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa.
Lưu vực sông có 03 loại sử dụng đất chính liên quan đến mức độ che phủ
và đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cho toàn
lưu vực. Các loại sử dụng đất chính này được phân chia thành 5 lớp bao gồm: đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dụng và nhóm đất khác
1.6 Nguồn tài nguyên thủy sản:
Cơ cấu thành phần thuộc khu hệ cá sông với các loài cá có nguồn gốc nội
địa, các loài cá thuộc bộ cá chép (Cyprinidae với 14/33loài mới), Như cá mè

dinh, cá đuôi đỏ... . Cá da trơn (Siluriformes) đặt biệt là các cá lăng, cá chèn, cá
chốt bò, cá chạch... Nhìn chung các loài cá xuất hiện là các loài cá có đặc trưng
hệ cá nội đồng, thích sống nơi nước sạch, có dòng chảy chậm hay đứng và có
nhiều thủy sinh vật.

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 9

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

2.1 Khai thác cát và sạt lở bờ sông:
Hình: Khai thác cát trên sông Đồng Nai

Hình: Khai thác cát trên sông Đồng Nai

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 10

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai

đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Hình: Sạt lở bờ sông do hút cát (ảnh 24h)

Hình: Thuyền hút cát công suất lớn vẫn bơm cát cấp tập mặc cho vườn dân bị đổ
xuống sông - Ảnh: MAI VINH

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 11

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Hình: Sạt lở bờ sông do hút cát

Hình: Sạt lở bờ sông do hút cát (ảnh Tuổi Trẻ)
Dọc tuyến sông Đồng Nai chảy chảy qua huyện Cát Tiên , từ xã Phước Cát
2, Phước Cát 1, Đức Phổ, thị trấn Cát Tiên, Quảng Ngãi. là khu vực sông có lưu
lượng và độ dốc khá lớn nên lượng cát và phù sa bồi lắng rất nhiều.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 12

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam



Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Cát là một trong những loại khoáng sản dễ khai thác, có nhu cầu sử dụng
lớn và giá trị kinh tế khá cao. Chủ yếu là dùng trong xây dựng…Vì vậy, nhiều cá
nhân, doanh nghiệp đã tìm mọi cách để có được giấy phép hoặc khai thác lậu.
Có thể nói, khai thác cát hiện nay đang là một nghề hái ra tiền đối với các
chủ phương tiện, chủ bến bãi vì đây chính là của "trời cho" cả về nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng. Nguồn lợi từ hoạt động này không nhỏ và về mặt kinh tế cũng như
về mặt xã hội (tạo công ăn việc làm cho các lao động dôi dư), thế nhưng tác hại
do khai thác bừa bãi thiếu kiểm soát mới là điều đáng bàn ở đây.
Việc khai thác cát bừa bãi đã gây ra tác hại không nhỏ cho môi trường
nước. Các tàu thuyền ngày đêm hút cát rồi xả bùn, bợn trả xuống lòng sông cùng
dầu nhớt động cơ thải làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn thế nữa hoạt động khai thác
còn làm tăng khả năng khuếch tán của chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn
nước và làm dậy phèn trên sông dẫn đến làm chua nguồn nước gây nguy hiểm
cho sinh vật thủy sinh sống trên sông.
Mặc dù UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định cấm (tạm dừng) khai thác
cát trên sông Đồng Nai nhưng hoạt động khai thác cát diễn ra ngày càng phức tạp
và tinh vi .
Theo khảo sát và thống kê dọc tuyến sông Đồng Nai qua chảy qua huyện
Cát Tiên , từ (thôn 3 thượng nguồn) xã Phước Cát 2 , Phước Cát 1, Đức Phổ, thị
trấn Cát Tiên, Quảng Ngãi. Đoạn sông này chảy qua địa bàn huyện Cát Tiên có
chiều dài khoảng 30km và lưu vực sông khoảng 10km 2. Ở khu vực giáp ranh giữa
Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước này, cả ba tỉnh cùng khai thác cát với công
suất lớn cả 2 bên tả hữu sông Đồng Nai có tới hàng vài chục bãi cát và điểm khai
thác cát, vài chục tàu hút cát có công suất lớn sức chứa mỗi tàu từ 50m 2 đến trên
150m2 cát. Trung bình mỗi ngày một tàu khai thác cát từ 1 đến 4 chuyến tùy theo
địa điểm bến bãi gần hay xa khiến người dân đang phải lãnh hậu quả .
Theo thông tin của BáoTuổi Trẻ online Ghi nhận sơ bộ thông qua trình báo

của người dân, diện tích đất vườn bị cuốn trôi năm 2017 tăng gấp đôi so với năm
2016.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 13

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Thống kê chưa đầy đủ từ UBND huyện Cát Tiên, gần 150ha đất vườn của
người dân đã bị sạt xuống sông tính từ năm 2016 đến nay
Theo thông tin của BáoTuổi Trẻ online, các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và
Bình Phước cấp phép có thời hạn đến năm 2019 cho 8 đơn vị khai thác cát với
công suất cực lớn: 210.000 m3/năm.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, phó chủ tịch UBND huyện Cát Tiên, đánh giá
cát ở lòng sông Đồng Nai đã cạn kiệt nên những doanh nghiệp có giấy phép
không chỉ hút cát giữa sông mà còn dùng vòi sục vào hai bên bờ. "Họ giấu kỹ
vòi... Khai thác như thế bờ sông sẽ bị khoét sâu kiểu hàm ếch rồi sập..." - ông
Phúc bức xúc.
Đánh giá của Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng cũng công nhận khai thác cát với
công suất quá lớn khiến địa hình lòng sông thay đổi nhanh, là nguyên nhân gây
sạt lở trên diện rộng tại đoạn sông Đồng Nai chảy qua một số xã thuộc huyện Cát
Tiên.

Hình: Khai thác cát trên sông Đồng Nai
Từ lâu nay, hàng trăm hộ dân ở các xã Phước Cát 2, Phước Cát 1, Đức Phổ,
thị trấn Cát Tiên, Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng có đất sản xuất

nông nghiệp tiếp giáp với bờ sông Đồng Nai vốn chung sống bình yên với dòng
sông. Nhiều năm trở lại đây, nạn khai thác cát có phép và “Sa tặc” lộng hành,
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 14

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ với qui mô lớn đã làm cho dòng sông rỗng
ruột gây sạt lở hai bên bờ sông thật nghiêm trọng. Cứ thế mỗi năm dòng sông
Đồng Nai “nuốt chửng” hàng ngàn mét vuông đất của người dân làm cho người
dân mất đất sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Nhiều người dân rơi vào tình
trạng sổ đỏ còn nhưng đất hết.
Trừ những bến bãi được cấp phép là chấp hành tương đối tốt, số còn lại thì
mạnh ai người đó làm, bất chấp các quy định pháp luật về bảo vệ hành lang an
toàn cầu, an toàn bờ sông, bảo vệ môi trường, đặc biệt là vi phạm quy định an
toàn tàu thuyền theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Hàng ngày, trên bờ có hàng chục thậm chí có ngày cao điểm là là hàng
trăm phương tiện ôtô lớn nhỏ nối đuôi nhau chờ vào bãi bốc cát lên chở đi tiêu
thụ ở các tỉnh như: Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đắc Nông.... Còn dưới
sông là các loại tàu hút dùng vòi rồng (ống hút) hút cát lên bãi. Nguy hiểm nhất là
loại tàu hút này, chúng có thể xỉa vào bờ sông để hút cát.
Trong thực tế, hoạt động khai thác diễn ra không chỉ ở các bãi đã
khoanh định. Các tàu cát thường xuyên di chuyển và khai thác trên khắp
đoạn sông. Việc đánh giá khối lượng khai thác thực tế là việc làm không
đơn giản cho nghành chức năng bởi có nhiều doanh nghiệp cùng khai thác trên

một đoạn sông, tài nguyên lấy khỏi lòng sông đôi khi được chuyển sang ngay
cho các cơ sở kinh doanh trung gian. Ngay trong một công ty, việc quản lý sản
lượng khai thác của từng tàu cũng là vấn đề…
2.2 Cung cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp:
2.2.1 Cung cấp nước cho sinh hoạt
Các kết quả quan trắc cho thấy một số chỉ tiêu đạt chuẩn cho phép như nhu
cầu ôxy sinh học, ôxy hóa học, độ mặn, kim loại nặng, nitơ, nhiều chỉ tiêu khác
như độ pH, độ đục, nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, ôxy hòa tan, nồng độ
dầu và vi sinh vật tại hầu hết các trạm quan trắc đều ở mức cho phép. Điều này
cho phép khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 15

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Hình: Nhà máy nước sinh hoạt Ghềnh Đá(Đức Phổ)
Hiện nay trên địa bàn có 2 nhà máy nước sạnh lấy nước từ sông Đồng Nai
để xử lý và cung cấp nước sạnh cho người dân
Một là nhà máy nước Cát Tiên nằm trên thị trấn Cát Tiên cung cấp nước
sinh hoạt cho người dân thị trấn tuy nhiên công suất nhỏ nên chưa đáp ứng được
nhu cầu sử dụng.
Hai là Nhà máy nước sạnh Ghềnh Đá đóng trên địa bàn xã Đức Phổ được
dầu tư xây dựng năm 2016, với kinh phí xây dựng hơn 30 tỉ đồng có công suất
giai đoạn 1 là 1à 2000m3 /ngày đêm, lấy nước từ sông Đồng Nai để xử lý và cung

cấp nước sạnh cho các xã Phước Cát 1, Đức Phổ, thị trấn Cát Tiên.
2.2.2 Cung cấp nước cho nông nghiệp
Sông Đồng Nai mang lại một lượng đất bùn sa màu mỡ đến vun đắp góp
phần phát triển nền nông nghiệp cho huyện Cát Tiên tiêu biểu là tại cánh đồng
các xã phước Cát 1, Đức Phổ, thị trấn Cát Tiên, quảng Ngãi. Nước từ sông Đồng
Nai được bơm lên nhờ các trạm bơm sẽ thông qua hệ thống kênh, mương để dài
gần hàng chục km để dẫn nước vào cung cấp nước cho cây công nghiệp và cây
nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng được người dân áp dụng phụ thuộc rất lớn vào
lượng nước tưới sẵn có. Nếu nước được cung cấp đầy đủ vào đúng các thời điểm
yêu cầu trong năm nhất là vào mùa khô thì cơ cấu cây trồng sẽ là 3 vụ lúa...

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 16

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

- Trạm bơm Phước Cát 1 có công suất 1250m 3/h cung cấp nước cho 200ha
đất nông nghiệp và công nghiệp xã Phước Cát 1

- Trạm bơm Đức Phổ có công suất 470m 3/h cung cấp nước cho 50ha đất
nông nghiệp và công nghiệp xã Đức Phổ

- Trạm bơm Phù Mỹ đóng trên thị trấn Cát Tiên có công suất 1200m 3/h
cung cấp nước cho 100ha đất nông nghiệp và công nghiệp trấn Cát Tiên
- Trạm bơm Quảng Ngãi có công suất 1250m 3/h cung cấp nước cho 250ha

đất nông nghiệp và công nghiệp xã Quảng Ngãi

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 17

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

2.3 Du lịch sông Đồng Nai

Là một tài sản quý giá của ngành du lịch Đồng Nai, được ví như “nàng tiên
nữ” đang say giấc đang cần được đầu tư và phát triển các tiềm năng vốn có của
nó. Sông Đồng Nai có khá nhiều lợi thế và tìm năng về cảnh quan lẫn văn hóa có
thể khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch sông nước.Những nét sinh hoạt
xưa, gắn liền với đặc tính cảnh quan hai bên bờ sông chạy từ Dốc khỉ (Xã Quảng
Ngải)

đến Thác 9 tần thôn 3 (Xã Phước Cát 2) chắc chắn là những điểm nổi bật

độc đáo trong xây dựng sản phẩm du lịch dã ngoại sông nước.
3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
3.1 Khai thác cát:
Theo tìm hiểu sau khi nhận được phản ánh của cử tri, UBND tỉnh, sở Tài
nguyên và Môi trường, đã phối hợp cùng UBND huyện, các xã nơi có các điểm
khai thác để kiểm tra việc sạt lở do hoạt động khai thác cát không phép trên địa
bàn huyện Cát Tiên, kết quả ghi nhận có hiện tượng sạt lở đất vì 2 nguyên nhân

như sau: do tác động trực tiếp của dòng chảy và do hoạt động bơm hút cát gần bờ
lâu ngày tạo "hầm ếch" gây sạt lở.
"Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng (quản lý khoáng sản ), cho biết khi người dân
báo việc vườn tược bị nhấn chìm, các tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng đã đồng loạt
ngưng khai thác cát trên sông Đồng Nai để đánh giá lại trữ lượng. Tuy nhiên, tỉnh
Bình Phước không có hành động tương tự."
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 18

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Tỉnh Lâm Đồng gửi đề nghị nhiều lần nhưng phía Bình Phước vẫn cho tiếp
tục hút cát. Công ty TNHH SX-TM-DV Trường Phát do tỉnh Bình Phước cấp
phép với công suất khai thác 40.000 m3/năm vẫn hoạt động ngày đêm.
Hiện UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng UBND các tỉnh Đồng Nai,
Bình Phước yêu cầu các doanh nghiệp giảm công suất, sản lượng khai thác cát để
bảo vệ dòng sông. Tuy nhiên, cơ quan chức năng yêu cầu giảm sản lượng, công
suất khai thác nhưng lại không kiểm soát thường xuyên, còn nhiều doanh nghiệp
khai thác cát dường như đang “tranh thủ” để khai thác với cường độ cao hơn.
Hiện nay, phía thượng nguồn (xã Phước Cát 2) đoạn sông này đã có một
công trình nhà máy thủy điện Đức Thành đang xây dựng, đập thủy điện đã bắt
đầu chặn dòng, tức là cát từ thượng nguồn sẽ không đổ về nữa, trong khi đó tình
trạng khai thác kiểu “hủy diệt” thế này sẽ bức tử đoạn sông này.
** Thiếu sự sự kiểm soát và khó kiểm soát
Theo tìm hiểu trên sông Đồng Nai, đoạn qua huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên,

hiện còn 16 giấy phép khai thác cát, sỏi do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép còn
hiệu lực. Riêng tại huyện Đạ Tẻh còn 7 giấy phép; trong đó có 4 giấy phép có
hiệu lực đến hết năm 2018 và tháng 1/2019, có 2 giấy phép khai thác đến tháng
1/2020 và một giấy phép có hiệu lực đến năm 2029.
Đoạn sông này có chiều dài 19,72 km. Riêng công suất của các đơn vị khai
thác do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép đã lên tới 78.600 m3 cát/năm. Chưa kể,
cũng trên đoạn sông này, UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho Hợp tác xã Công
nghiệp Phú Xuân có thời hạn đến 20/10/2025, tổng trữ lượng cát xây dựng được
cấp khai thác là hơn 218.000 m3.
Trên địa bàn huyện Cát Tiên có 5 đơn vị và một cá nhân được UBND tỉnh
Lâm Đồng cấp 9 giấy phép đang hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai dài
32,32 km đoạn qua các xã Đức Phổ, Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Phước Cát 1, Phước
Cát 2 và thị trấn Cát Tiên. Tổng sản lượng của cả 9 giấy phép này được khai thác
mỗi năm là 95.100 m3 cát. Trong đó, có 7 giấy phép khai thác đến tháng 12/2018
và tháng 01/2019, 1 giấy phép cho khai thác đến tháng 1/2020 và một giấy phép
đến tháng 3/2021.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 19

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Tuy nhiên, cũng trên đoạn sông này, UBND tỉnh Đồng Nai cũng cấp giấy
phép khai thác cát cho Công ty cổ phần công trình giao thông Đồng Nai, có hiệu
lực đến năm 2024; tổng trữ lượng được cấp là hơn 917.000 m3, sản lượng cát
khai thác mỗi năm lên đến 80.000 m3. Cũng chính trên đoạn sông này, UBND

tỉnh Bình Phước cũng đã cấp phép khai thác cát cho Công ty trách nhiệm hữu hạn
sản xuất – thương mại - dịch vụ Trường Phát khai thác trữ lượng gần 312.000m3
đến hết năm 2018 trên đoạn sông chỉ dài 5 km.
Một đoạn sông giáp ranh giữa 3 tỉnh, được cấp đến 19 giấy phép khai thác
với trữ lượng hàng chục triệu khối cát, không cần điều tra cũng đủ biết rằng đoạn
sông này đang bị “bức tử” với cường độ khủng khiếp đến mức nào.
Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng UBND tỉnh
Đồng Nai và Bình Phước không cấp mới giấy phép thăm dò, khai thác cát trên
sông Đồng Nai; đồng thời, yêu cầu giảm công suất khai thác đối với một số
doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác ở mức 15.000 m3/năm xuống dưới mức
này.
** Theo tìm hiểu ngày 22/6/1017, Sở TN-MT Lâm Đồng cho biết, UBND
tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản chỉ đạo tạm dừng việc khai thác cát của các
tổ chức, cá nhân đã được cấp phép trên sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh giữa 3
tỉnh Lâm Đồng - Đồng Nai - Bình Phước sẽ tạm dừng.
Theo đó, 7 tổ chức, cá nhân được tỉnh Lâm Đồng cấp phép khai thác cát
thuộc địa bàn huyện Đạ Tẻh sẽ tạm dừng khai thác trong thời gian 2 tháng và 9 tổ
chức, cá nhân khác thuộc khu vực huyện Cát Tiên phải dừng khai thác trong 3
tháng.
Kể từ ngày 22/6/2017, nghiêm cấm toàn bộ hoạt động liên quan đến khai
thác cát tại khu vực nói trên và chỉ được khai thác lại khi UBND tỉnh có văn bản
chấp thuận.
UBND tỉnh giao UBND 2 huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên thành lập tổ kiểm tra,
giám sát việc thực hiện tạm dừng này, ký cam kết thực hiện với các tổ chức, cá
nhân liên quan. Kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh thu hồi các giấy phép, nếu
phát hiện tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục khai thác trong thời gian tạm dừng này.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 20


Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Sở TNMT Lâm Đồng được giao phối hợp với Sở TNMT Đồng Nai và
UBND các địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan làm việc để thống nhất
đánh giá, xác định trữ lượng còn lại, độ sâu, hiện trạng khu vực, cách thức triển
khai và kinh phí thực hiện. Từ kết quả này, sẽ thống nhất đề xuất UBND tỉnh điều
chỉnh, hạn chế thời hạn khai thác, hoặc vẫn tiếp tục thực hiện hoặc không cho
phép thực hiện (đối với các giấy phép có thời hạn sau năm 2018).
** Thu hồi, trả lại một phần diện tích khai thác cát của doanh nghiệp
Theo Sở TNMT Lâm Đồng, mới đây Sở đã làm việc với các địa phương
cùng các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác cát trên sông Đồng Nai thuộc
địa bàn 2 huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên.
Qua làm việc, có 1 doanh nghiệp tại huyện Cát Tiên đã đồng ý thu hồi giấy
phép, 3 doanh nghiệp tại huyện Đạ Tẻh đồng ý trả lại một phần diện tích khu vực
khai thác khoáng sản. Trên cơ sở này, Sở sẽ tham mưu, đề nghị UBND tỉnh thu
hồi và trả lại một phần diện tích khu vực khai thác của các doanh nghiệp.
Trước đó, lãnh đạo UBND 2 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai đã thị sát sông
Đồng Nai ở khu vực giáp ranh và thống nhất tạm dừng khai thác cát để đánh giá
lại trữ lượng cùng các vấn đề liên quan khác và chỉ đạo Sở TNMT Lâm Đồng
tham mưu, đề xuất việc thực hiện, xử lý cụ thể.
Liên quan đến việc quản lý khai thác cát trên sông Đồng Nai, Sở TN-MT
Lâm Đồng đã đề nghị UBND tỉnh tổ chức làm việc với UBND tỉnh Bình Phước
(hoặc giao Sở TN-MT hai tỉnh) nhằm thống nhất chung giữa 2 tỉnh trong công tác
chấn chỉnh hoạt động khai thác cát, tăng cường phối hợp quản lý nhà nước về tài
nguyên môi trường. UBND tỉnh Bình Phước có cấp 1 giấy phép khai thác cát trên
sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh với Lâm Đồng.

Thực tế, đã có một số đơn vị khai thác thác cát chấp thuận giảm công suất.
Tuy nhiên, giảm thì nói là giảm vậy, nhưng tại thực tế, hiện trường khai thác có
đơn vị nào hay ai kiểm soát công suất, sản lượng đâu. Ngược lại, dường như các
đơn vị khai thác vì không được gia hạn thêm giấy phép nên đang tranh thủ khai
thác tận thu.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 21

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

3.2 Cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp
3.2.1 Cấp nước sinh hoạt
- Một là nhà máy nước Cát Tiên do Trung Tâm QL và Khai Thác Công
Trình Công Cộng quản lý nằm trên thị trấn Cát Tiên cung cấp nước sinh hoạt cho
người dân thị trấn

- Nhà máy nước sạnh Ghềnh Đá đóng trên địa bàn xã Đức Phổ được dầu tư
xây dựng do Công Ty CP TƯ Vấn Đầu Tư Và XD Lộc Phát quản lý, với kinh phí
xây dựng hơn 30 tỉ đồng có công suất giai đoạn 1 là 1à 2000m 3 /ngày đêm, lấy
nước từ sông Đồng Nai để xử lý và cung cấp nước sạnh cho các xã Phước Cát 1,
Đức Phổ, thị trấn Cát Tiên đã và đang thi công và dự định dưa vào hoạt động vào
năm tới.
3.2.2 Cấp ước nông nghiệp
- Trạm bơm Phước Cát 1 có công suất 1250m3/h
- Trạm bơm Đức Phổ có công suất 470m3/h

- Trạm bơm Phù Mỹ đóng trên thị trấn Cát Tiên có công suất 1200m3/h
- Trạm bơm Quảng Ngãi có công suất 1250m3/h
Các trạm bơm trên được quản lý bởi TRẠM QUẢN LÝ KHAI THÁC
THỦY LỢI CÁT TIÊN.

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 22

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

4. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
4.1 Trong khai thác:
 Cần quản lý chặt hơn trang khai thác cát.
Theo thống kê của UBND tỉnh Lâm Đồng, diện tích đất sạt lở riêng tại các
thôn Phước Thái, Vĩnh Ninh thuộc xã Phước Cát 2 (huyện Cát Tiên) là hơn 8.800
m2; diện tích sạt lở tại xã Quảng Ngãi (Cát Tiên) là gần 107.500 m2 đất; xã
Phước Cát 1 bị sạt lở hơn 1.200 m2. Đó là các ngành chức năng còn chưa thống
kê hết diện tích bị sạt lở thuộc phạm vi Vườn quốc gia Cát Tiên và huyện Đạ
Tẻh.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, hiện nhiều
đoạn sông Đồng Nai, qua địa phận huyện Đạ Tẻh do Công ty trách nhiệm hữu
hạn Hoàng Kim khai thác có dấu hiệu tiếp tục sạt lở, chiều dài khoảng 260 m.
Ngoài ra, đoạn sông Đồng Nai giáp ranh Vườn quốc gia Cát Tiên, phía bờ huyện
Tân Phú (Đồng Nai) có điểm sạt lở mới phát sinh khoảng 2.000 m2.
Hiện, dòng sông Đồng Nai đoạn giáp ranh giữa các tỉnh Lâm Đồng, Bình

Phước và Đồng Nai vẫn đang bị khai thác cát quá mức và có nguy cơ rất lớn tiếp
tục sạt lở đất, biến đổi dòng chảy, thay đổi địa chất lòng sông… Những điều này
chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên của vùng tiểu khí hậu này.
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 23

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

Tuy nhiên, vì đã “lỡ” cấp phép cho quá nhiều đơn vị khai thác cát với khối lượng
quá lớn mà các địa phương này đang lâm vào tình trạng khó xử lý.
Nhu cầu khai thác cát đang tăng mạnh, lợi nhuận từ lĩnh vực này ngày càng
tăng và tình trạng các đơn vị, cá nhân khai thác cát không tuân thủ theo sản
lượng, công suất đã được cấp phép là có thật. Chính quyền và ngành chức năng
các địa phương cần tăng cường phối hợp kiểm soát việc khai thác cát để bảo vệ
cảnh quan, môi trường dòng sông Đồng Nai.
 Cấp nước sinh hoạt
Việc khai thác cát bừa bãi đã gây ra tác hại không nhỏ cho môi trường nước.
Các tàu thuyền ngày đêm hút cát rồi xả bùn, bợn trả xuống lòng sông cùng dầu
nhớt động cơ thải làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn thế nữa hoạt động khai thác còn
làm tăng khả năng khuếch tán của chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn
nước và làm dậy phèn trên sông dẫn đến làm chua nguồn nước gây nguy hiểm
cho nước trên sông. Chất lượng nước sông ngày cảng suy giảm, do việc xả thải
trực tiếp từ các hộ dân chăn nuôi và các nhà máy, tàu hút cát ven sông.
 Cung cấp nước trong nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sử dụng nước rất lớn nhưng vẫn

còn duy trì kỹ thuật lạc hậu với các công trình và mức tưới rất tốn kém nước.
 Để có đủ nước cho canh tác người dân thường xây dựng hệ thống thủy lợi
để dẫn nước từ nơi có nhiều nước đến nơi thiếu nước. Nguồn nước này
được dẫn theo hệ thống kênh mương được đào theo quy hoạch của thủy
lợi, việc sử dụng hệ thống kênh mương dẫn nước làm thất thoát đi một
lượng nước đáng kể.
 Kênh dẫn nước, chứa nước ngoài ruộng, vườn để tưới tiêu không đảm bảo
kỹ thuật dẫn đến thất thoát nước, gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và
thuốc trừ sâu.
 Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón,
các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới
tiêu trong khu vực đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.

Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 24

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam


Tìm hiểu hiện trạng khai thác cát và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông đồng nai
đoạn chảy qua huyện Cát Tiên Tỉnh, Lâm Đồng và đề xuất các biện pháp khắc phục

 Việc tưới ngập thường xuyên suốt vụ theo tập quán của nông dân đã gây ra
lãng phí nước rất lớn, chưa kể tình trạng lượng nước dư thừa do tưới tràn
từ ruộng chảy xuống kênh tiêu.
 Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ công trình đầu mối đến mặt ruộng, do
ngấm, kênh bị bồi lắng, sạt lở... cản trở dòng chảy, thiếu các công trình
điều tiết nước cho từng khu tưới.
 Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn

các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến
việc tiêu thoát của dòng nước.
 Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây
thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
Hệ thống kênh mươn cũ kỹ có nơi xuống cấp trầm trọng nên cần sửa chữa
và nâng cấp. Phải thường xuyên nạo vét và bảo dưỡng.
4.2 Trong quản lý
 Trong quản lý khai thác cát
Lực lượng quản lý tuần tra chủ yếu là cán bộ xã, phòng CSGT đường bộ,
nhưng lực lượng còn mỏng, thiếu thốn phương tiện kinh phí và chủ yếu chỉ kiểm
tra vào ban ngày.
Lực lượng cán bộ xã, CSGT chỉ được phép làm nhiệm vụ truy bắt và neo
giữ phương tiện khai thác khoáng sản trái phép. Còn việc xử lý đối tượng và tang
vật khai thác cát lậu lại do cơ quan khác xử lý, và mới chỉ dừng lại mức xử phạt
hành chính rất nhỏ so với lợi nhuận khai thác nên chưa đủ sức răn đe.
 Quản lý cấp nước
Trong công tác quản lý, sử dụng nước sinh hoạt, tưới tiêu trên địa bàn khu
vực còn tồn tại một số vấn đề:
 Trình độ chuyên môn của cán bộ thuỷ nông hầu như chưa đúng chuyên
môn, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và lòng nhiệt tình.
 Người dân vẫn chưa được hướng dẫn về việc tưới tiêu hợp lý vẫn còn áp
dụng biện pháp tưới cổ truyền đã gây lãng phí rất lớn và ô nhiễm nước trên
địa bàn. Bên cạnh đó Ý thức sử dụng nước của người nông dân chưa cao:
Nhóm thực hiện: Lê Vũ Trúc Vy 9A1

Trang 25

Giáo viên hướng dẫn: Võ Đình Cam



×