Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Bi kịch của nhân vật vũ như tô trong kịch bản vũ như tô (nguyễn huy tưởng) và của nhân vật hămlet trong kịch bản hămlet (u sêcxpia) (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ THANH MAI

BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT
VŨ NHƯ TÔ TRONG KỊCH BẢN
VŨ NHƯ TÔ (NGUYỄN HUY TƯỞNG)VÀ
CỦA NHÂN VẬT HĂMLET
TRONG KỊCH BẢN HĂMLET (U. SÊCXPIA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ THANH MAI

BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT
VŨ NHƯ TÔ TRONG KỊCH BẢN
VŨ NHƯ TÔ (NGUYỄN HUY TƯỞNG)VÀ
CỦA NHÂN VẬT HĂMLET
TRONG KỊCH BẢN HĂMLET (U. SÊCXPIA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học



PGS.TS.PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
HàNội 2.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Phùng Gia Thế,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc
biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lí luận văn học đã tạo điều kiện thuận lợi
để khóa luận của em được hoàn thành.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Mai


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là
kết quả nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
PGS.TS Phùng Gia Thế. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Mai



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 10
6. Đóng góp của khóa luận.............................................................................. 10
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 11
NỘI DUNG ..................................................................................................... 12
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 12
1.1. Uyliam Sêcxpia và vở kịch Hămlet ......................................................... 12
1.1.1. Nhà soạn kịch Uyliam Sêcxpia ............................................................. 12
1.1.2. Bi kịch của Sêcxpia ............................................................................... 13
1.1.3. Hămlet - một kiệt tác đỉnh cao của thể loại bi kịch .............................. 14
1.2 . Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô ............................................ 15
1.2.1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng.................................................................. 15
1.2.2. Kịch của Nguyễn Huy Tưởng .............................................................. 15
1.2.3. Vũ Như Tô - tác phẩm bi kịch xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng ......... 17
1.3. Về văn học so sánh và triển vọng của văn học so sánh trong bối cảnh
hiện nay ........................................................................................................... 18
Chương 2: BI KỊCH CỦA VŨ NHƯ TÔ VÀ HĂMLET
NHÌN TỪNHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG ..................................................... 21
2.1. Bi kịch giữa khát vọng cá nhân và hiện thực xã hội ................................ 21
2.2. Bi kịch của một cá nhân cô đơn ............................................................... 25
2.3. Cái chết như là sự kết thúc của bi kịch .................................................... 30
2.4. Nghệ thuật xây dựng bi kịch .................................................................... 34



2.4.1. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................ 34
2.4.2. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................... 39
Chương 3: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA
BI KỊCHCỦA VŨ NHƯ TÔ VÀ BI KỊCH CỦA HĂMLET........................ 44
3.1. Bi kịch số phận ......................................................................................... 44
3.1.1. Vũ Như Tô: bi kịch của người nghệ sĩ “sinh bất phùng thời” .............. 44
3.1.2. Hămlet: bi kịch của con người có trí tuệ, đấu tranh cho lí tưởng của
mình nhưng thực hiện bị thất bại .................................................................... 46
3.2. Bi kịch nội tại ........................................................................................... 47
3.2.1. Vũ Như Tô - bi kịch của nhận thức...................................................... 48
3.2.2. Hămlet- hiện thân của bi kịch về trí tuệ ................................................ 51
3.3. Nghệ thuật xây dựng bi kịch của nhân vật ............................................... 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Bi kịch là một thể loại hình kịch, thường được coi như là đối lập với
hài kịch. Nhân loại tìm thấy ở các tác phẩm bi kịch những gì khủng khiếp mà
cái ác có thể reo rắc, áp đặt từ đó không thể bàng quan và khuất phục trước
sức mạnh tàn bạo của nó được. Trong cuộc sống, bi kịch cũng là một hình
thức giáo dục con người. Bi kịch cho phép con người ta “làm thanh sạch tâm
hồn”; giúp cho chúng ta có được bài học về lòng cao thượng, về sự can đảm.
Nếu như trong hài kịch có nhiệm vụ “uốn nắn sửa chữa những khuyết tật
nhằm tống tiễn cái xấu xa, tàn bạo và lạc hậu vào quá khứ một cách với
nhiệm vụ màu sắc cảm thụ tinh tế cho con người” thì bi kịch lại là “một loại
hình thẩm mĩ nghiêm trang dùng tiếng khóc để răn đời”.Trong tác phẩm bi
kịch, không thể không nhắc đến nhân vật bi kịch. Nhân vật hiện lên chân thực

với những hàng động, suy nghĩ, nội tâm vô cùng phức tạp, phong phú. Tìm
hiểu bi kịch của nhân vật bi kịch cũng là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa lí
luận và thực tiễn quan trọng trong nghiên cứu văn học.
2. Hiện nay, văn học so sánh là một bộ môn có vị trí quan trọng trong
ngành nghiên cứu văn học. Trước đây, văn học so sánh còn chưa được biết
đến rộng rãi nhưng vào khoảng một vài năm gần đây, văn học so sánh đã
được đưa vào giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học. Nó mở ra một
hướng tìm tòi mới và chính thức có mặt trong ngành nghiên cứu văn học. Nó
đặc biệt đang được quan tâm nhiều mặt của giới nghiên cứu và những người
yêu thích văn. Việc giới thiệu văn học so sánh đã được thực hiện bằng một số
chuyên luận, bài viết, bài nghiên cứu.Vì vậy khi thực hiện đề tài này, tác giả
khóa luận mong có thể đóng góp một phần làm phong phú văn học so sánh
hơn cũng như mang lại ý nghĩa thực tiễn thiết thực.

1


3. Nguyễn Huy Tưởng và Uyliam Sêcxpia là hai nhà soạn kịch tiêu biểu
của hai nền văn học Việt Nam và nền văn học Anh. Nếu Vũ Như Tô được coi
là “vở bi kịch duy nhất và đích thực” của Nguyễn Huy Tưởng thì Hămlet của
Sêcxpia là một trong những bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân khấu thế
giới. Hămlet mở đầu giai đoạn sáng tác bi kịch của Sêcxpia, là vở kịch có ý
nghĩa tâm lý lịch sử sâu sắc nhất của ông. Ngoài ra, cả hai tác giả này đều có
mặt trong chương trình dạy trung học phổ thông và cùng chương trình giảng
dạy Ngữ Văn lớp 11 tập 1. Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô được
đưa vào chương trình với trích đoạn mang tên “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Và
Sêcxpia với đoạn trích “Tình yêu và thù hận” trong Rômêô và Juliet. Việc so
sánh bi kịch nhân vật trong tác phẩm Vũ Như Tô và Hămlet - những tác phẩm
gây được tiếng vang của hai nhà văn, có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm
hiểu những nét tương đồng, khác biệt trong tư tưởng cũng như cách thể hiện

của hai tác giả. Qua đó, thấy được sự sáng tạo tuyệt vời của cả hai nhà viết
kịch tiêu biểu này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Hămlet của Uyliam Sêcxpia là
hai vở kịch tiêu biểu cho hai nền văn học, văn hoá khác nhau. Tính tới thời
điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu vào so
sánh bi kịch của hai nhân vật chính. Trước đó, đã có những công trình nghiên
cứu cũng như một số bài viết đơn lẻ từng tác phẩm của từng nhà văn, một số
nhà phê bình đã gặp gỡ nhau trong cách đánh giá sơ bộ về nội dung tư tưởng
trong hai tác phẩm này. Trong đó có thể kể đến một số công trình sau:
Hội thảo khoa học về Nguyễn Huy Tưởng tổ chức tại Viện Văn học
tháng 5-1992 và khi vở diễn Vũ Như Tô lần đầu tiên được đưa lên sân khấu
1995 đã nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng. Chiều sâu nội dung
với tầng tầng lớp lớp ý nghĩa và sự hoàn chỉnh về hình thức nghệ thuật của tác

2


phẩm đầu tay của một nhà văn chưa đầy 30 tuổi đã gây được ấn tượng với độc
giả như một sự bỗng nhiên phát hiện ra một tác phẩm lớn của văn học nước
nhà. Nhiều ý kiến, luận điểm mới mẻ về tác phẩm được đưa ra:
Bài “Kịch Nguyễn Huy Tưởng 1963” của Hà Minh Đức là sự thông cảm
với nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm vào “Vũ Như Tô” “muốn làm một việc ký
gửi tâm tình riêng(…) khi bắt đầu nhận lấy trách nhiệm của người cầm bút.
Vũ Như Tô là lời tâm sự, là niềm suy nghĩ chân chính và tích cực của anh về
vai trò của người nghệ sĩ thời cuộc. Tâm sự và ý nghĩ đấy còn mang theo cả
băn khoăn, ngập ngừng, hạn chế…” [26; 223] Tác giả cho rằng tư tưởng nhà
văn là tiến bộ, bởi vì Vũ Như Tô không tô vẽ cho chế độ chính trị, bước đầu
có ý thức đấu tranh cho dân tộc. Còn những ngập ngừng và hạn chế là do
nhận thức giai cấp chưa triệt để, vì sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí, do đó:

“Đứng trên xu thế lịch sử và lợi ích quần chúng, đòi hỏi tác giả có sự nhận
thức triệt để hơn”. [26; 226]
Trên tạp chí văn học, Gs Phan Cự Đệ đưa ra những kết luận khá mới mẻ:
“Phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử viết Vũ Như Tô, Nguyễn Huy
Tưởng muốn giải quyết 3 vấn đề: vấn đề quan hệ giữa nghệ sĩ với quần
chúng; nghệ thuật chống cường quyền; vấn đề văn hóa dân tộc”. Nguyễn
Đình Thi khi bàn về bi kịch của Vũ Như Tô cũng đã đưa ra nhận định:“Bi
kịch Nguyễn Huy Tưởng là bi kịch của sự nhận thức”.[27; 7] Cùng vấn đề đó,
nhà văn Tô Hoài khẳng định:“Vũ Như Tô vừa là một khắc khoải, vừa là một
niềm tin”.[18; 4]
Đi sâu vào thân phận người nghệ sĩ và chỉ ra nguyên nhân bi kịch, nhà
nghiên cứu Tất Thắng viết:“Lỗi lầm của Vũ Như Tô(…) tưởng rằng có thể
được thể hiện khát vọng nghệ thuật của chính mình trong cuồng vọng của lũ
bạo chúa(…) là bi kịch của người nghệ sĩ luôn dùng nghệ thuật như một
phương tiện phục vụ cho cuồng vọng của lũ bạo chúa(…) là bi kịch của người

3


nghệ sĩ luôn dùng nghệ thuật như một phương tiện phục vụ cho cuồng vọng
của kẻ thống trị tàn bạo, dốt nát” [26; 240]. Về nghệ thuật kịch, tác giả nhận
xét: “Vũ Như Tô đã làm tăng thêm cái bản chất văn học cho kịch nói Việt
Nam thời kì trước 1975, cái chất mà sân khấu Việt Nam trước kia cũng như
hiện nay rất thiếu” [26; 242].
Tìm hiểu về bi kịch Vũ Như Tô, Phan Trọng Thưởng cho rằng đó là bi
kịch của một thức thiên chức nghệ sĩ đụng độ với thực tế: “Dù đài Cửu Trùng
có thành công thì số phận của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cũng đã được định
đoạt”[26; 279]. Đó là bi kịch giữa công dân và người nghệ sĩ.
Với bài viết “Bi kịch Vũ Như Tô” (1997), nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu
coi đó là vở bi kịch hiện đại ở Việt Nam, thể hiện cái đẹp, cái ước vọng cao

quý, cái mộng lớn bị tiêu diệt, là bi kịch gây sợ hãi, xót thương và cảm phục.
Ông cho rằng vở bi kịch mang tính “anh hùng ca” và lời đề tựa không phải sự
lúng túng, mơ hồ của nhà văn. Mặc dù nhà văn viết: “Ta chẳng biết” nhưng
trong vở kịch nhà văn lại xây dựng một Vũ Như Tô thật đẹp với những khát
vọng cao quý, tôn thờ cái đẹp, ham muốn xây dựng cái đẹp cho dân tộc, cho
nhân loại.
Trong bài viết “Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô” (2000), Phạm Vĩnh Cư
nhận định: Với tác phẩm Vũ Như Tô thì nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã dựng
nên một vở bi kịch hiện đại ở Việt Nam: “Có cấu trúc logic, nghiêm ngặt của
vở kịch cổ điển phương Tây” và “Vũ Như Tô là một trái chín quá sớm của tiến
trình hội nhập văn hóa thế giới”. [26; 221] Khi bàn về cái chết của Vũ Như
Tô, tác giả đưa ra quan điểm rằng nếu Vũ Như Tô chết vì bè lũ Trịnh Duy Sản
là làm nghèo đi ý nghĩa của vở kịch. Căn cứ vào logic chặt chẽ của kịch bản
thì bè lũ Trịnh Duy Sản chỉ là công cụ báo thù của lịch sử, không có họ thì sẽ
có người khác, sự bại vong của nhân vật Vũ Như Tô là không thể tránh khỏi.

4


Vũ Như Tô có mặt lần đầu tiên trong nhà trường phổ thông vào năm
2005 trong sách giáo khoa thí điểm môn Ngữ Văn lớp 12 với đoạn trích mang
tên: “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Đây là đoạn trích gần trọn hồi 5 của vở kịch.
Tới năm 2007, Vũ Như Tô có mặt chính thức trong chương trình sách giáo
khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 1 và cũng vẫn là đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài”. Sự có mặt này đánh dấu nhận thức cũng như đánh giá rất mới của giới
nghiên cứu văn học và cả xã hội với vở kịch. Nó là kết quả của quá trình đổi
mới văn học bắt đầu ở thập niên 80 của thế kỉ XX, trong đó đối với Nguyễn
Huy Tưởng đó là kết quả trực tiếp từ việc nhận thức lại những giá trị lớn lao
của nhà văn. Và từ khi ra đời cho đến nay, Vũ Như Tô vẫn luôn là đối tượng
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học.

Còn nhắc đến Sêcxpia là nhắc đến cái tên được giới nghiên cứu, giới phê
bình tốn nhiều giấy mực nhất khi đề cập đến. Không biết đến cái chết, không
biết đến sự lãng quên, không sợ bị lu mờ trong không gian, đó là hiện tượng
Sêcxpia. Biết bao danh nhân đã hết lời ca ngợi và khẳng định tài năng cũng
như tầm ảnh hưởng của nhà soạn kịch này không chỉ với nền kịch trường thế
giới mà với cả văn chương nhân loại. Người cùng thời với Sêcxpia ca ngợi
ông là “Người vung ngọn giáo làm náo động kịch trường”, là“thiên nga sông
Evơn”. Ben Jônxơn – nhà viết kịch nổi tiếng nước Anh – sau khi Sêcxpia mất
đã khẳng định“Sêcxpia không chỉ thuộc về thời đại mình, ông là người của
muôn đời” [8; 196].
Đại văn hào Pháp, V.Huygô đã dụng công khắc họa một bức tượng đài
Sêcxpia từ chính các vở kịch của ông : “Có pháo đài nào vững chãi bằng Câu
chuyện mùa đông, Bão táp, Những người vợ vui vẻ ở Uynxơ, Hai chàng
công tử thành Vêrôn, Juliut Xêđa, Côriôrađô? Có pháo đài nào hùng vĩ hơn
Vua Lia, Rômêô và Juliet, mênh mang hơn Risơt đệ tam? Có mặt trăng nào
rọi vào đó ánh sáng huyền ảo hơn Giấc mộng đêm hè? Còn kinh thành nào,

5


ngay cả Luân Đôn, tạo được xung quanh một bầu không khí náo nhiệt phi
thường hơn sự náo nhiệt của tâm hồn trong Măcbet? Có cái sào nào bằng sến
hay bằng lim bền vững hơn Ôtenlô, có thứ thép nào bằng Hămlet? Và tóm
lại, có cái tháp nào cao được bằng ngay chính bản thân Sêcxpia”. [28;159]
“Mặt trời thi ca Nga”- A.X. Puskin cũng ghi nhận giá trị của những tác
phẩm do Sêcxpia sáng tác:“Đứng trên cái đỉnh không ai đạt được”,“làm
thành đối tượng vĩnh viễn để ta nghiên cứu và ngây ngất” [24;141]….Và cho
đến ngày nay, Sêcxpia cùng tác phẩm của ông vẫn luôn chiếm được sự quan
tâm, nghiên cứu phê bình của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả của nhiều
nước trên thế giới.

Riêng ở Việt Nam, ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 giới trí
thức, sinh viên, học sinh cũng đã say mê thưởng thức Sêcxpia qua tiếng Anh
hoặc qua các bản dịch tiếng Pháp. Vài vở kịch của ông cũng đã được dịch ra
tiếng Việt. Tuy nhiên phải đợi đến sau ngày hoà bình lập lại, ở miền Bắc mới
xuất hiện một số công trình giới thiệu, nghiên cứu, dịch thuật đáng kể; các
trường phổ thông Trung học và Đại học (văn) mới bắt đầu giảng dạy một vài
tác phẩm của Sêcxpia; các trường nghệ thuật sân khấu cũng bắt tay vào việc
học tập Sêcxpia, dàn dựng một vài vở của ông. Ngày nay ở nước ta việc giới
thiệu, nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy Sêcxpia ngày càng phong phú và đã
có không ít những công trình. Tiêu biểu:
Trong cuốn Lịch sử sân khấu thế giới (1977) do Đức Nam, Hoàng Oanh,
Hải Dương (dịch), khi nhận định về các sáng tác của Sêcxpia cho rằng:“Kịch
của ông là cái hồi quang nghệ thuật đầy đủ nhất của đời sống xã hội thời
Phục Hưng. Sêcxpia đã nhìn thấu vào tận bản chất của các quan hệ xã hội
với cái nhạy bén của một thiên tài chân chính, trước đó người khác không
nhìn ra, phát hiện ra mâu thuẫn ngay trong mầm mống của những sự kiện
này, sự kiện khác thuộc đời sống xã hội”.

6


Trong cuốn Văn học phương Tây do tập thể các tác giả: Đặng Anh Đào,
Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng,
Nguyễn Văn Chính biên soạn, cho ra mắt bạn đọc. Khi nói về nghệ thuật xây
dựng các bi kịch kiệt tác của Sêcxpia, các tác giả đã nhận xét:“Sêcxpia có biệt
tài trong việc chuyển một câu chuyện cũ thành kịch. Muốn làm công việc đó
thì trước hết phải quan tâm đến việc tạo dựng và dẫn dắt hành động kịch. Ở
kịch lịch sử hoặc hài kịch, ông cũng đã làm tốt việc ấy. Tuy nhiên đến bi kịch
thì tài năng này càng phát huy hết sức mạnh ngòi bút của ông”.
Đi sâu vào vào vở kịch Hămlet, Lecmantôp, nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỉ XIX

từng say sưa ca ngợi: “Nếu như Sêcxpia vĩ đại thì đó là ở Hămlet. Nếu như
Sêcxpia thật là Sêcxpia, một thiên tài vô cùng rộng lớn, đi sâu vào lòng người
và những quy luật của vận mệnh, một thiên tài độc đáo, nghĩa là một Sêcxpia
không ai bắt trước được, thì đó chính là ở Hămlet”. Quả thật lời nhận xét ấy
không ngoa, Hămlet đã trở nên bất tử, sức sống của nhân vật đã vượt không
gian, thời gian và tồn tại vững chắc cho tới ngày nay. Nhân vật Hămlet là biểu
tượng cho sức mạnh công lí, đại diện cho chủ nghĩa nhân văn thời Phục
Hưng, thể hiện “tinh thần chống chủ nghĩa ngu dân, chủ nghĩa giáo điều kinh
viện Trung cổ nhằm giải phóng cho trí tuệ con người, tinh thần khẳng
định cuộc đời trần thế, sự đòi hỏi quyền tự do cho cá nhân con người”.
Nhà phê bình Nguyễn An Thảo trong quyển “Tác gia tác phẩm văn học
nước ngoài trong nhà trường” do Lê Nguyên Cẩn biên soạn đã có bài phê
bình rất sâu sắc về vấn đề này:“Đối với Hămlet, sống là phải hành động, là
phải cầm vũ khí để tiêu diệt cái ác, nghĩa là chấp nhận cái chết. Như vậy,
trong quan niệm Hămlet sống đích thực đồng nghĩa với chết vinh quang, chết
để tái tạo lại sự sống, để bảo vệ lí tưởng nhân văn. Còn không sống đồng
nghĩa với không chết, đồng nghĩa với sống trong nhục nhã, sống đê tiện, là
chịu đựng mọi ô nhục, bán rẻ mình, bán rẻ lương tâm”. Từ đó trong quyển

7


“Văn học phương tây” của nhóm tác giả Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân... các
nhà phê bình đi đến nhận định:“Đây là lần đầu tiên trong văn học thế giới,
xuất hiện một con người tự mổ xẻ để giúp cho người hiểu biết về chính nó”.
Đúng vậy, Hămlet là nhân vật có tính cách khá phức tạp, cùng trong một con
người nhưng lại tồn tại nhiều trạng thái khác nhau, cũng trong quyển “Lịch sử
sân khấu thế giới”(tập 2) đã trích dẫn lời nhận xét của Bêlinxki:“Sự phát hiện
ra điều bí mật, điều khủng khiếp. Đáng lẽ làm cho Hămlet chìm đắm trong
một tình cảm, một suy nghĩ đó là sự trả thù, từng giây từng phút, sẵn sàng

biến thành hành động, nhưng sự phát hiện khủng khiếp đó buộc anh không
phải đi ra bản thân mình, mà lại đi vào chính bản thân mình và tập trung vào
nội tâm của chính mình, đánh dậy ở trong đó những vấn đề về sự sống và cái
chết, về thời gian và vĩnh cửu, về nghĩa vụ và ý chí yếu mềm, khiến anh ta lưu
ý đến phẩm chất cá nhân mình”. Sêcxpia đã thổi vào Hămlet một tinh thần
của người anh hùng thời đại. Người anh hùng mang nhiệm vụ to tát “sống là
phải hành động, hành động để tái tạo thế giới”.
Hămlet chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp kịch
của Sêcxpia. Đây là một tác phẩm kì tài của ông, vở kịch này đã đưa vị trí
cũng như tên tuổi Sêcxpia lên tầng cao mới trong văn học thế giới. Với nội
dung, tư tưởng đầy tính nhân văn, vở kịch đã thu hút biết bao thế hệ độc giả
trên những trang viết và suốt mấy trăm năm qua nó vẫn sống động trên sân
khấu.
Qua khảo sát sơ bộ lịch sử vấn đề, có thể nhận thấy việc phân tích đơn lẻ
các tiểu thuyết của hai nhà văn đã thu hút được sự chú ý của nhiều các nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên việc so sánh bi kịch của nhân vật trong hai tác phẩm
Vũ Như Tô và Hămlet để tìm ra những tương đồng và khác biệt của hai nhà
văn vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ, đòi hỏi sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
phê bình văn học.

8


3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.1.1. Đối sánh bi kịch hai nhân vật chính trong hai kịch bản để nhận
biết những tương đồng, khác biệt, cũng như sự sáng tạo riêng của mỗi nhà
văn.
3.1.2. Góp phần vào việc khẳng định sự thành công về bi kịch của hai
nhân vật chính trong hai tác phẩm của hai nhà viết kịch nổi tiếng ở quốc gia

khác nhau, ở các thời điểm lịch sử khác nhau. Việc nghiên cứu đề tài này còn
góp phần vào việc khẳng định vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Văn học so
sánh trong bối cảnh nghiên cứu văn học hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Tập hợp và trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
3.2.2. Nghiên cứu so sánh bi kịch của hai nhân vật chính trong hai tác
phẩm nói trên ở cả hai phương diện tư tưởng và thi pháp nghệ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong Vũ Như Tô của Nguyễn Huy
Tưởng và nhân vật Hămlet trong Hămlet của Sêcxpia .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát và phân tích của khóa luận chủ yếu tập trung vào hai
tác phẩm :
- Vở kịch của Sêcxpia : Hamlet. Và văn bản khảo sát là: Hamlet do Bùi
Anh Kha, Bùi Ý, Bùi Phụng dịch của Nxb Văn học, 1986.
- Vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Vũ Như Tô (2006), Nxb Sân khấu,
Hà Nội.

9


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp hệ thống cấu trúc: Khóa luận sử dụng phương pháp này
nhằm mục đích tạo sự liên kết chặt chẽ, logic khoa học.
Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phương pháp này chúng tôi sử dụng
nhằm mục đích so sánh, đối chiếu các luận điểm trong vấn đề nghiên cứu hay
giữa vấn đề nghiên cứu trong hai kịch bản Hămlet và Vũ Như Tô. Qua đó

khẳng định được nét đặc sắc về bi kịch của nhân vật trong hai tác phẩm.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tíchtổng hợp chủ yếu là chủ yếu để đi sâu khám phá từng yếu tố, khía cạnh trong
việc kiến tạo bi kịch nhân vật, nhưng đồng thời cũng có cái nhìn tổng quát về
nghệ thuật kịch của nhà văn.
Phương pháp tiểu sử: Khi nghiên cứu vấn đề này chúng tôi sử dụng
phương pháp tiểu sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp kịch và đặc biệt là
bi kịch của Sêcxpia và Nguyễn Huy Tưởng.
Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi còn sử dụng các thao tác tư
duy bổ trợ cần thiết cho các phương pháp nghiên cứu chính như: phân tích,
tổng hợp, chứng minh, giải thích, hệ thống…nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn
đề một cách rõ ràng, thuyết phục.
6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở so sánh bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch Vũ
Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và nhân vật Hămlet trong vở kịch Hămlet
của Sêcxpia, khóa luận chỉ ra những nét tương đồng cũng như điểm khác biệt
trong bi kịch của mỗi nhân vật và cũng như nghệ thuật thể hiện bi kịch nhân
vật của hai tác giả.

10


7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Bi kịch của Vũ Như Tô và Hămlet nhìn từ những nét tương
đồng
Chương 3: Những điểm khác biệt giữa bi kịch của Vũ Như Tô và bi kịch
của Hămlet.


11


NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Uyliam Sêcxpia và vở kịch Hămlet
1.1.1. Nhà soạn kịch Uyliam Sêcxpia
Uyliam Sêcxpia (1564-1616) sinh ra trong một gia đình bình thường ở
Xtratfơt trên sông Evơn, một thị trấn nằm ở trung tâm nước Anh. Cha Sêcxpia
là ông Giôn Sêcxpia, vốn theo nghề nông nhưng rồi rời bỏ đồng ruộng ra thị
trấn làm nghề bao tay. Nhờ cần cù, làm ăn phát đạt, ông được bầu làm thị
trưởng. Lúc nhỏ, Sêcxpia theo học trường Grammar School và được tiếp xúc
với các môn học phổ thông, cùng với tiếng Hi Lạp, Latinh và một vài tác
phẩm cổ đại của Hi Lạp, La Mã. Sêcxpia kết thúc sự nghiệp học hành của
mình ở trường học năm 14 tuổi vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Lúc đầu, ông
đến giúp việc tại lò mổ, về sau nhờ có ít chữ nghĩa ông chuyển sang nghề dạy
học. Năm 18 tuổi, Sêcxpia kết hôn với An Hathauê, người hơn Sêcxpia tám
tuổi. Ba năm sau, hai vợ chồng sinh được ba con. Hai con gái và con trai có
tên là Hămnet. Năm 11 tuổi Hămnet mất. Càng ngày cuộc sống gia đình ông
càng túng quẫn hơn. Năm 23 tuổi, Sêcxpia đến kinh thành Luân Đôn với hai
bàn tay trắng và niềm đam mê sân khấu. Khởi nghiệp bằng chân giữ ngựa rồi
nhắc vở tại một nhà hát. 26 tuổi (năm 1590) ông đã hoàn toàn dấn thân vào
sinh hoạt kịch nghệ của thành phố trong vai trò là một diễn viên và bắt tay
vào sự nghiệp sáng tác. Ông sáng tác hài kịch, kịch lịch sử, bi – hài kịch, bi
kịch và cho ra đời những tác phẩm làm thay đổi sân khấu kịch của một đất
nước, một thời đại, làm say đắm lòng người bao thế hệ, lưu tên tuổi của mình
đến muôn đời. Trong khoảng hai mươi năm cầm bút, Sêcxpia đã để lại 37 vở
kịch, hai trường ca và tập thơ trữ tình gồm 154 bài. Ông trở thành nhà soạn
kịch thiên tài, người đại diện tiêu biểu nhất cho văn đàn nước Anh thời Phục
Hưng, là kịch gia số một của nhân loại. Giải thích sự vĩ đại của Sêcxpia,


12


Vichto Huygo - nhà văn Pháp thế kỉ XIX đã khẳng định“Sêcxpia là gì? Người
ta hầu như có thể trả lời rằng: đó là trái đất…Ở trên Sêcxpia không còn ai
nữa…Chỉ riêng một ông ta, ông ta đã bằng cả thế kỉ XVII đẹp đẽ của nước
Pháp chúng ta và gần cả thế kỉ XVIII”.
1.1.2. Bi kịch của Sêcxpia
Bi kịch có một vai trò hết sức lớn và là thể loại có ý nghĩa nhất đối với
sự nghiệp sáng tác của Sêcxpia. Tác giả đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi
tiếng như Rômêô và Giuliet, Hămlet, Ôtenlô, Macbet, Vua Lia,…Chính những
vở bi kịch lớn trong sáng tác của mình, Sêcxpia đã nâng cao vị trí trong lịch
sử văn học Anh và thế giới. Ông sáng tạo nên thể bi kịch này nhằm phê phán
những mặt đen tối, xấu xa và tàn bạo của xã hội mà ông sống. Sêcxpia sống
vào giai đoạn nước Anh quá độ từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ tư
bản. Đó là một thời kì đầy biến động. Khi thì xoáy lên thành giông tố, phong
ba như muốn nhấn chìm, muốn hất tung đi tất cả. Khi thì nó lại âm thầm, lặng
lẽ như mạch nước ngầm xuyên chảy dưới đất sâu. Ông đã nhanh nhạy nắm
bắt được hơi thở và mạch đập của thời đại và đã phê phán cả hai chế độ đó.
Điều này không chỉ chứng tỏ tài năng của nhà văn mà còn chứng tỏ rằng,
ngay giữa lúc đang muốn công chúng vui cười thoả thích thì Sêcxpia vẫn cảm
nhận được những mối nguy cơ đe doạ con người, mưu toan bóp nghẹt tiếng
cười của nó. Thành công của ông ở thể loại bi kịch là không những có tài xây
dựng những tác phẩm sâu sắc về nội dung mà nghệ thuật cũng hết sức sinh
động và sáng tạo, đã phá vỡ những giới hạn ngặt nghèo của cái cũ để sáng tạo
những cái mới, mở ra chân trời bao la cho nghệ thuật kịch. Puskin – đại văn
hào Nga đã khẳng định:“Bi kịch của Sêcxpia nói lên điều gì? Mục đích của bi
kịch là gì? Đó là con người và nhân dân. Đó là số phận của nhân loại…chính
điều đó làm cho Sêcxpia vĩ đại.”


13


1.1.3. Hămlet - một kiệt tác đỉnh cao của thể loại bi kịch
Hămlet là tác phẩm mở đầu giai đoạn sáng tác bi kịch của Sêcxpia, là vở
kịch có ý nghĩa tâm lý xã hội sâu sắc nhất trong các vở kịch của ông.
Lecmantôp, nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỉ XIX từng say sưa ca ngợi:“Nếu như
Sêcxpia vĩ đại thì đó là ở Hămlet. Nếu như Sêcxpia thật là Sêcxpia, một thiên
tài vô cùng rộng lớn, đi sâu vào lòng người và những quy luật của vận mệnh,
một thiên tài độc đáo, nghĩa là một Sêcxpia không ai bắt chước được, thì đó
chính là Hămlet”. Tác phẩm được viết vào thời kỳ khi ông đã từng trải nhiều
về cuộc sống, sau hai mươi lăm năm bôn ba chìm nổi trong xã hội nước Âu.
Cốt truyện của vở Hămlet được Sêcxpia mượn từ một truyện dân gian xứ
Jơtlan, được ghi chép và được đưa vào cuốn “Truyện lịch sử Đan Mạch”.
Cống hiến to lớn của Sêcxpia là đã cải biến câu chuyện trả thù ngày xưa thành
một vở kịch phản ánh sâu sắc đặc trưng của thời đại ông - thời đại mà tích luỹ
sơ khai của tư bản Anh đang đẻ ra những mâu thuẫn xã hội gay gắt chưa từng
thấy, đó là sự cướp đoạt làm giàu của giai cấp tư sản cấu kết với phong kiến
đang bần cùng hóa quảng đại nhân dân, cường quyền chà đạp lên công lý,
đồng tiền trở nên vạn năng, những giá trị nhân đạo, giá trị tinh thần của thời
đại Phục Hưng bị đổ vỡ trên nền móng thối nát của xã hội tư bản đang thành
hình. Vở kịch đã nói lên được những trăn trở về lẽ sống, về ước vọng con
người thời đại ấy một cách vô cùng thống thiết. Có lẽ vậy, mặc dù học hỏi và
thừa hưởng khá nhiều của những người đi trước, từ cốt truyện đến tình tiết cơ
bản nhưng Hămlet vẫn là một sáng tạo kì tài của Sêcxpia, để rồi trở thành một
trong những bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân khấu thế giới. Suốt mấy
trăm năm qua Hămlet vẫn sống động trên sân khấu, vượt khỏi thời gian,
không gian, sừng sững vươn cao như một quả núi. Là một sự kết hợp tuyệt
vời giữa thi ca và triết học, giữa nghệ thuật và tư tưởng, giữa sân khấu và

cuộc đời.

14


1.2. Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô
1.2.1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một
gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú,
huyện Đông Anh, Hà Nội. Lên bảy tuổi cha mất, Nguyễn Huy Tưởng phải ra
Hải Phòng ở với gia đình người chị, học tiểu học ở trường Bonnal. Năm 1932,
20 tuổi thi đậu bằng thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán. Sau ba năm
vất vả tìm việc, đến 1935 thi đậu vào ngành thư ký nhà đoan (cơ quan hải
quan). Năm 1939, Nguyễn Huy Tưởng cưới vợ. Song song với đời sống công
chức nhà đoan, Nguyễn Huy Tưởng có một đời sống sinh hoạt nội tâm phong
phú, chăm đọc sách, chịu khó tìm ý tưởng và hàng ngày viết nhật ký.
Từ năm 1938, Nguyễn Huy Tưởng đã hoạt động cho hội Truyền bá quốc
ngữ. Cuối năm 1944, ông bắt đầu tham dự các buổi họp bí mật của hội Văn
hoá cứu quốc. Ông còn là đại biểu Văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ
báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban
Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng tháng Tám thành công,
Nguyễn Huy Tưởng trở thành một trong những người lãnh đạo chủ chốt
của Hội văn hóa cứu quốc. Ngoài ra, Nguyễn Huy Tưởng còn là người sáng
lập đồng thời là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Ông mất
ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, khi mới 48 tuổi. Tên của ông được đặt
cho một phố của thủ đô Hà Nội.
1.2.2. Kịch của Nguyễn Huy Tưởng
Trong số những kịch gia đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của
kịch Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những gương mặt tiêu biểu.
Nhìn lại chặng đường sáng tác kịch Nguyễn Huy Tưởng, từ tác phẩm đầu tay

Vũ Như Tô đến Những người ở lại, chưa đầy 10 năm nhưng đã ghi dấu ấn khá
rõ bước chuyển biến quan trọng của xã hội Việt Nam những năm tháng khốc

15


liệt, hào hùng. Ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng trong lĩnh vực kịch luôn giữ
được sự sắc sảo và nhạy bén. Các vở kịch của ông đều thấm sâu chủ nghủ
nghĩa anh hùng. Phản ánh đầy đủ bước đi và thành công của kịch cách mạng
trong quá trình tìm đường và nhận đường. Với những cách tân, sáng tạo, kịch
Nguyễn Huy Tưởng có sự kế thừa nối tiếp kịch dân tộc và định hướng trào
lưu cho thời kì mới. Đề tài lịch sử mang âm hưởng sử thi hào hùng, bi tráng
với những xung đột mang tính thời đại, dân tộc hay xung đột ngay trong bản
thân nhân vật và giữa nhân vật với cộng đồng là những nét đặc sắc trong kịch
Nguyễn Huy Tưởng. Trong các sáng tác kịch của ông thì bốn vở kịch:Vũ Như
Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại là bốn tác phẩm tiêu biểu
của Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời cũng là bốn bông hoa hương sắc trong nền
kịch nói Việt Nam. Những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có tác động lớn
lao, mạnh mẽ tới sự phát triển văn học dân tộc cũng như sự phát triển của xã
hội. Với sự khiêm tốn của mình, Nguyễn Huy Tưởng từng nói mỗi tác phẩm
của mình là một thí nghiệm, một cố gắng và nỗ lực chủ quan để tìm đến một
phương hướng sáng tạo. Có thể nói, kịch Nguyễn Huy Tưởng là một thực thể
sống động, đa thanh nhiều tầng nghĩa tiềm ẩn. Đằng sau lớp ngôn từ bình dị,
những con người gần gũi quen thuộc, nhiều vấn đề mang tầm ý nghĩa được
đặt ra. Kịch của ông đã tạo được tiếng vang nhất định trong lòng công chúng,
tuy dung lượng không quá đồ sộ nhưng những vấn đề đặt ra lại mang tầm thời
đại với những triết lí sâu sắc. Mặc dù không phong phú về số lượng nhưng
chất lượng về tác phẩm cũng như tài năng của ông được khẳng định trên văn
đàn, có vai trò và tầm ảnh hưởng sâu rộng, thúc đẩy con đường phát triển của
kịch Việt Nam tiến xa hơn trong việc chiếm lĩnh công chúng “góp phần đáng

kể vào sự hình thành của kịch nói Việt Nam hiện đại, đem đến cho nó cái
phẩm chất văn học và tầm vóc chuyên nghiệp”.

16


1.2.3. Vũ Như Tô - tác phẩm bi kịch xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng
Kịch có vai trò tích cực trong việc tiếp cận đời sống với các vấn đề mang
tính thời sự. Khoảng thời điểm thập niên 20 của thế kỉ XX, kịch Việt Nam
mới xuất hiện do ảnh hưởng của giao lưu văn hóa Đông – Tây. Trong văn học
1930-1945, có nhiều nhà viết kịch nổi tiếng, trong đó phải kể đến Nguyễn
Huy Tưởng cũng với vở kịch Vũ Như Tô. Vũ Như Tô là tác phẩm có tiếng
vang đầu tay của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm hoàn thành năm
1941, được đăng lần đầu tiên trên tờ báo Tri Ân từ 18/01/1943 đến
20/04/1944. Tiếp đó là bản in năm 1946 của nhà xuất bản Hoa Lư. Vở kịch
lần đầu tiên được in thành sách vào năm 1963 do nhà xuất bản Văn học ấn
hành. Vũ Như Tô công diễn lần đầu trên Sân khấu Thủ đô vào năm 1955, do
nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng. Nội dung vở kịch là câu chuyện về kiến trúc sư
cùng tên, có tài, sống dưới đời vua Lê Tương Dực. Vũ Như Tô là một nhân
vật có thật trong lịch sử, đã từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép rất tỉ
mỉ: "Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp những thanh nứa làm thành
kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòng
phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung
điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài" (Khâm Định Việt Sử
Thông Giám Cương Mục Chính Biên, quyển 26). Tuy nhiên Cửu Trùng Đài
đã làm dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Xây hết năm này qua năm
khác, liên miên không dứt. Quân và dân phải đi làm việc, bị bệnh dịch, chết
mất khá nhiều. Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, dẫy binh, Vũ Như Tô bị
thợ thuyền giết chết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh nhổ nước bọt.
Năm 1941, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên vở kịch Vũ Như Tô, tuy lấy lịch

sử làm phần chất liệu nhưng lại chứa đựng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn văn
chương, nó trở thành một tác phẩm bi kịch có thể đứng ngang tầm với những
vở bi kịch kinh điển của thế giới. Năm 1955, Vũ Như Tô được đưa lên sân

17


khấu. Trở thành một trong những tác phẩm tâm huyết suốt cuộc đời văn của
ông và đồng thời, theo sự sàng lọc nghiệt ngã mà công bằng của thời gian, nó
dường như trở thành đỉnh cao duy nhất trong toàn bộ sự nghiệp sáng tạo của
nhà văn này.
1.3. Về văn học so sánh và triển vọng của văn học so sánh trong bối cảnh
hiện nay
Trên thế giới hiện nay, thuật ngữ “văn học so sánh” đã trở nên rất quen
thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học. Văn học so sánh ban đầu
chỉ là một phương pháp so sánh văn học. Trong nghiên cứu, nó là một phương
pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ
giữa chúng với nhau.
Xuất phát từ cách nhìn nhận và ở các thời điểm khác nhau, giới nghiên
cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn học so sánh. Theo “Từ điển thuật ngữ
văn học” do Lê Bá Hán chủ biên: “Văn học so sánh là một chuyên ngành văn
học sử nghiên cứu sự giống và khác nhau, tương quan và tương tác, liên hệ và
ảnh hưởng của các nền văn học khác nhau trên thế giới”. Còn trong giáo trình
“Lí luận Văn học so sánh”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân đã định nghĩa:
Về cơ bản có thể hiểu: Văn học so sánh là một bộ môn văn học sử nghiên cứu
các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc ( hay các nền văn học quốc gia
khác).
Nội hàm của cụm từ “mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc” gồm
có:
- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc (những sự

ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học).
- Những điểm tương đồng (những điểm giống nhau giữa các nền văn học
sinh ra không phải do ảnh hưởng giữa chúng mà là do điều kiện lịch sử, xã
hội giống nhau).

18


- Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng
văn học dân tộc hay của các nền văn học dân tộc, được chứng minh bằng
phương pháp so sánh.
Nói theo cách khác, văn học so sánh là bộ môn nghiên cứu mối quan hệ
văn học giữa các nước.
Thời gian đầu mới xuất hiện, văn học so sánh không được biết đến nhiều
và chưa có một vị trí xứng đáng. Nhưng sau đó, chính sự giao lưu quốc tế
rộng lớn liên kết văn học các quốc gia lại với nhau, ý thức so sánh trở thành
một yêu cầu rất tự nhiên trong việc nghiên cứu văn hóa - văn học. Văn học so
sánh đã chứng minh rằng văn học của mọi quốc gia không thể đứng biệt lập,
nó nằm trong Cộng hoà văn chương thế giới. Nói cách khác, dù muốn hay
không thì văn học quốc gia không thể thu mình trong tháp ngà của dân tộc
trung tâm luận mà nó phải nằm trong các mối quan hệ phức tạp. Tương tự như
vậy, một trào lưu văn học của một đất nước, một nhà văn, một tác phẩm nào
đó cũng không thể nằm ngoài hệ thống các mối quan hệ với nhau. Các nền
văn học, các trào lưu văn học, các nhà văn, các văn bản văn học tiếp xúc với
nhau, giao thoa với nhau, ảnh hưởng tới nhau, thậm chí xung đột với
nhau... Năm 1954, hiệp hội Văn học so sánh quốc tế được thành lập và đến
nay đã trải qua 15 kì đại hội. Văn học so sánh ở Việt Nam đang từng bước
phát triển. Ở Việt Nam, văn học so sánh được bắt đầu từ thế kỉ XX. Trong
giáo trình “Lý luận văn học so sánh”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân đã
nhận định nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam chưa có đủ bề dày lịch sử

để có thể chia thành nhiều giai đoạn. Nhà phê bình văn học Trần Đình Sử
khẳng định:“Số tác phẩm nghiên cứu so sánh về văn học Việt Nam ở nước
ngoài đến nay chưa được thống kê, tập hợp. Đó là một con số quá ít, đề tài lại
rời rạc, phân tán, chưa tập trung, chưa đủ để nhận thức tính quốc tế và các
mối quan hệ quốc tế của văn học Việt Nam”.Có thể nói, văn học so sánh nước

19


×