Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý thuế Thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ GIAO

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ THU NHẬP TỪ TIỀN CÔNG, TIỀN LƯƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ GIAO

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ THU NHẬP TỪ TIỀN CÔNG, TIỀN LƯƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2018




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 2 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Giao


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Khánh Doanh, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo Phòng
Đào tạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ viên chức thuế Cục
thuế tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,
tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày 12 tháng 2 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Giao


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ......................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ
THU NHẬP TỪ TIỀN CÔNG, TIỀN LƯƠNG ........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương .......... 4
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân ..................................... 4
1.1.2. Nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành ở Việt
Nam có liên quan đến thu nhập từ tiền lương, tiền công .................................. 7
1.1.3. Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu
nhập từ tiền lương, tiền công........................................................................... 17

1.1.4. Nội dung trọng tâm của quản lý thuế TNCN đối với thu nhập từ
tiền lương, tiền công ........................................................................................ 20
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với
người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ..................................................... 22


iv
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền
lương tiền công tại tỉnh Yên Bái ..................................................................... 26
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số địa
phương khác .................................................................................................... 26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế TNCN đối với tỉnh Yên Bái ...... 28
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 29
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 29
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 30
2.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh ............................................................ 30
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 32
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyên truyền và hỗ trợ người
nộp thuế ........................................................................................................... 32
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác lập dự toán thuế .......................................... 33
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý người nộp thuế có thu nhập từ
tiền lương, tiền công ........................................................................................ 33
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về công tác quản lý nợ thuế đối với người nộp
thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công........................................................ 33
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP TỪ TIỀN
LƯƠNG, TIỀN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ...................... 34
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái và Cục Thuế tỉnh Yên Bái ................. 34

3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái ......................................................... 34
3.1.2. Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Yên Bái và mô hình tổ chức
quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Yên Bái .............................. 38


v
3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người
có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái ...................... 41
3.2.1. Lập dự toán thuế.................................................................................... 41
3.2.2. Quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế .................................................. 42
3.2.3. Quản lý kê khai thuế ............................................................................. 45
3.2.4. Quản lý nộp thuế ................................................................................... 48
3.2.5. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ......................................................... 50
3.2.6. Quản lý quyết toán thuế ........................................................................ 53
3.2.7. Quản lý hoàn thuế thu nhập cá nhân ..................................................... 57
3.2.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế ........................... 60
3.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công
tiền lương......................................................................................................... 64
3.3.1. Các nhân tố từ phía cơ quan quản lý nhà nước ..................................... 64
3.3.2. Các nhân tố từ phía cơ quan thuế .......................................................... 66
3.3.3. Nhân tố từ phía người nộp thuế ............................................................ 68
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với
người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái............ 69
3.4.1. Thành tựu .............................................................................................. 69
3.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 70
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP
TỪ TIỀN CÔNG, TIỀN LƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI.........72
4.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền

công trên địa bàn tỉnh Yên Bái........................................................................ 72
4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 72
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 72
4.1.3. Phương hướng ....................................................................................... 73


vi
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối
với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..... 75
4.2.1. Cải thiện quản lý thu thuế và hình thức thu thuế .................................. 75
4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế TNCN và nâng
cao ý thức đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương ....................... 76
4.2.3. Tăng cường phối hợp với các Chi cục thuế và ban ngành trong
công tác quản lý thuế thu nhập từ tiền công, tiền lương ................................. 79
4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ..................................................... 79
4.2.5. Nâng cao và cải thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế ....................... 81
4.2.6. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, phần mềm và các ứng dụng
công nghệ thông tin ......................................................................................... 83
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 84
4.3.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng ....................................... 84
4.3.2. Đối với ngành thuế ................................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CQT


:

Cơ quan thuế

GTGT

:

Giá trị gia tăng

MST

:

Mã số thuế

NĐ-CP

:

Nghị định - Chính phủ

NNT

:

Người nộp thuế

NSNN


:

Ngân sách Nhà nước

TNCN

:

Thu nhập cá nhân

TT-BTC

:

Thông tư - Bộ Tài chính


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Tỷ lệ thực thu thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền
lương, tiền công trên dự toán tại địa bàn tỉnh Yên Bái ............. 42

Bảng 3.2.

Tình hình cấp mã số thuế TNCN .............................................. 43


Bảng 3.3.

Tình hình nộp tờ khai thuế TNCN của người có thu nhập từ
tiền công, tiền lương từ năm 2014 - 2016 ................................. 46

Bảng 3.4.

Tỷ lệ tình hình nộp tờ khai thuế TNCN của người có thu
nhập từ tiền công, tiền lương từ năm 2014 - 2016 .................... 47

Bảng 3.5.

Tỷ trọng nợ thuế TNCN từ tiền công, tiền lương tại tỉnh
Yên Bái ...................................................................................... 52

Bảng 3.6.

Tình hình quyết toán thuế TNCN từ tiền công, tiền lương
tại tỉnh Yên Bái .......................................................................... 56

Bảng 3.7.

Tỷ trọng hoàn thuế TNCN đối với người có thu nhập từ
tiền công, tiền lương .................................................................. 59


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1:


Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại văn phòng Cục thuế Tỉnh Yên Bái.... 39

Biểu đồ 3.1.

Tỷ trọng nộp thuế TNCN tiền công tiền lương trên tổng
số thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............................. 49

Biểu đồ 3.2:

Tổng số thuế TNCN thu từ đối tượng có thu nhập từ
tiền lương, tiền công ............................................................. 50

Biểu đồ 3.3:

Tình hình nợ thuế TNCN từ tiền công, tiền lương ............... 51

Biểu đồ 3.4:

Thực trạng hoàn thuế TNCN từ tiền công, tiền lương
trên địa bàn tỉnh Yên Bái ...................................................... 58

Biểu đồ 3.5:

Đánh giá của NNT về hình thức xử lý vi phạm về thuế
TNCN của người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ........ 63

Biểu đồ 3.6:

Đánh giá của NNT về chính sách, thủ tục trong quy

trình nộp thuế TNCN của người có thu nhập từ tiền
lương, tiền công ..................................................................... 64

Biều đồ 3.7:

Tần suất tham gia chương trình tuyên truyền, hỗ trợ
NNT đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công .... 67

Biểu đồ 3.8:

Thực trạng sử dụng các hình thức hỗ trợ của NNT có
thu nhập từ tiền lương, tiền công .......................................... 68

Biểu đồ 3.9:

Thực trạng mức độ năm rõ luật thuế TNCN đối với
người có thu nhập từ tiền lương, tiền công của NNT .......... 69


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý
thu thuế thu nhập cá nhân còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến suy giảm nguồn thu
vào NSNN. Để Luật thuế Thu nhập cá nhân (sửa đổi, bổ sung) nhanh chóng phát
huy vai trò trong cuộc sống, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế, tránh
thất thu, ngành Thuế cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý thuế đối với khu vực này.
Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

(TNCN), hoạt động quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của các cơ quan
quản lý thuế cũng từng bước được đổi mới, cải thiện phù hợp với tình hình phát
triển đất nước; góp phần giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát
được thu nhập của từng bộ phận nhân dân để hoạch định chính sách phát triển
kinh tế, chính trị, văn hóa, an sinh xã hội… cho phù hợp, đồng thời góp phần ổn
định nguồn thu ngân sách, quản lý hiệu quả nguồn thu thuế TNCN, đảm bảo công
bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Hoạt động quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là một trong những
mặt công tác quan trọng của quản lý tài chính nhà nước. Hoạt động này bao gồm
những mặt công tác cơ bản như: Quản lý các cá nhân thuộc diện khai, nộp thuế,
tính thuế và các khoản được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế; Tuyên
truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định pháp
luật về thuế TNCN, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tác dụng của
thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng đối với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và
phát triển đất nước, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.
Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã phát huy tốt vai trò của
mình trong quản lý thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công
trên địa bàn. Cục Thuế đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản quy phạm


2
pháp luật về thuế TNCN. Cán bộ làm công tác quản lý thuế TNCN từ tiền lương,
tiền công đã được tập huấn, nắm chắc những quy định của Luật thuế TNCN và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Cục Thuế đã tuân thủ đúng các quy trình quản lý thuế
TNCN từ tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít những
tồn tại, bất cập, hạn chế trong công tác quản lý thuế TNCN đối với người có thu
nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn. Điển hình là hiện Cục Thuế Yên Bái
vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm
trừ gia cảnh của người nộp thuế. Công tác kiểm tra, kiểm soát khấu trừ thuế tại
nguồn có nơi chưa chặt chẽ,….

Nhận thức rõ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN đối với người
có thu nhập từ tiền lương, tiền công nhằm góp phần tránh thất thoát nguồn thu cho
NSNN, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Quản lý thuế Thu nhập cá nhân đối với
người có thu nhập từ tiền công, tiền lương trên địa bàn tỉnh Yên Bái” làm đề tài
tốt nghiệp cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá tình hình quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người
có thu nhập từ tiền lương, tiền công nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về thuế TNCN và công tác quản lý thuế
TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN đối với người
có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn Yên Bái, nêu lên những thành tựu
và hạn chế trong công tác quản lý thu thuế TNCN đối với người có thu nhập từ
tiền lương, tiền công trên địa bàn.
- Đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNCN
đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái để
phát huy tốt vai trò của Luật Thuế TNCN


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Tại Cục Thuế tỉnh Yên Bái
- Thời gian: Từ 2014 - 2016.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản liên
quan tới công tác quản lý thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền
lương, bao gồm các khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng,....
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý
thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn Tỉnh
Yên Bái trong thời gian qua. Trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp làm hoàn
thiện hơn cho công tác quản lý thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền
lương, tiền công tại địa bàn.
Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho Cục Thuế Yên Bái, các Chi
cục Thuế cấp huyện và các cơ quan thuế khác trong cả nước tham khảo để hoàn
thiện công tác quản lý thuế TNCN của mình.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia thành 04 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về và thực tiến về công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với
người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối
với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ
THU NHẬP TỪ TIỀN CÔNG, TIỀN LƯƠNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
* Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Thuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính bắt buộc, không
mang tính hoàn trả trực tiếp và được pháp luật quy định đối với các tổ chức kinh
tế xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội.
Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của từng cá nhân trong
một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hoặc từng lần phát sinh.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào những người có thu
nhập cao, bao gồm công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở
nước ngoài có thu nhập, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng
định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập và người nước ngoài có thu nhập
tại Việt Nam.
* Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
+ Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc
trên nguyên tắc theo luật định.
+ Thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho
người nộp.
+ Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
+ Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu.
+ Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có
thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường
xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có
được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh
trong nước hay ngoài nước.


5
+ Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế
suất lũy tiến từng phần.
+ Xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so

với các loại thuế khác.
1.1.1.2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
* Đối với nền kinh tế - xã hội
a) Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Ngày này kinh tế Nhà
nước ta phát triển theo hướng kinh tế quốc tế, vì vậy Việt Nam đã thực hiện ký kết
nhiều quy định về việc giảm thuế xuất nhập khẩu cũng như thực hiện ưu đãi về
thuế đối với các công ty thực có giao dịch trao đổi hàng hóa đối với các công ty
khác thuộc các nước thành viên trong tổ chức. Do đó, thuế xuất nhập khẩu đã
giảm đáng kể trong những năm qua, sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu này
đã đưa thuế thu nhập trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Sự
phát triển của các khu công nghiệp lớn sẽ giả quyết được tình trạng thất nghiệp,
kéo theo đó thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng.
Vì vậy có thể nói thuế thu nhập cá nhân được tính với diện rộng, và ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn đóng vai tròn quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước.
b) Góp phần thực hiện công bằng xã hội
Thực hiện công bằng xã hội là một trong những vai trò quan trọng của thuế
nói chung, ngoài ra với thuế thu nhập cá nhân vùng với việc thực hiện biểu thuế
luỹ tiến từng phần, thuế thu nhập cá nhân đã thực hiện được việc điều tiết thu
nhập, đảm bảo công bằng trong xã hội.
Ở nước ta hiện nay, thu nhập giữa các tầng lớp người dân có sự chênh lệch
nhiều đặc biệt giữa người giàu và người có thu nhập thấp. Trong đó phần lớn
người dân có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân thuộc đối tượng có
thu nhập cao và khá cao, đặc biệt là những cá nhân làm việc trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân


6
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù theo thống kê hằng năm thuế thu

nhập cá nhân không phải là loại thuế mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà
nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý
vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân sẽ thể hiện sự công bằng của Nhà
nước đối với mọi người dân, không phân biệt giàu nghèo, do đó việc điều tiết thuế
thu nhập đối với những người có thu nhập cao là yếu tố giúp đảm bảo thực hiện
chính sách công bằng xã hội.
c) Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm
Thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.
Loại thuế này có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập cá nhân và có chức năng điều
tiết trực tiếp thu nhập cá nhân. Vì vậy, bên cạnh việc tác động tới ngân sách nhà
nước, thuế thu nhập cá nhân còn tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm
cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm.Từ đó cầu hàng hoá, dịch vụ
giảm sẽ tác động đến sản xuất.
d) Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp
Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận
được từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những
kẽ hở của pháp luật mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, nhận hối lộ,
buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước
và công dân... Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế-xã hội
của mỗi quốc gia. Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống
lại những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến
vai trò của thuế thu nhập cá nhân.
* Đối với hệ thống thuế
a) Góp phần khắc phục nhược điếm của một số loại thuế khác
Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có
nhược điểm là có tính luỹ thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người
giàu vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hoá mọi người không phân biệt giàu
nghèo và đều phải chịu thuế như nhau. Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo
phương pháp luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này.



7
b) Góp phẩn hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và
thuế thu nhập cá nhân. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn
bó với nhau.
Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập
doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp
với cá nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi
phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp
hòng trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả
nói trên sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận được
kê khai tăng thêm đó. Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng
lên của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.1.2. Nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành ở Việt Nam
có liên quan đến thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là một bộ
phận của thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện đang được quy định trong 2 văn
bản luật dưới đây:
- Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2009.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số
26/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.
Nội dung cơ bản của thuế thu nhập cá nhân có liên quan đến thu nhập từ
tiền lương, tiền công của cá nhân theo hai văn bản luật nói trên và các văn bản
hướng dẫn thi hành như sau:
- Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật
sửa đổi Luật thuế TNCN.
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.


8
- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và
Nghị định 65/2013/NĐ-CP.
- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 111/2013/TT-BTC để cải
cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.
- Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế.
- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế TNCN đối với cá
nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa
đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân.
1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
có thu nhập chịu thuế.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường
trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với
thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.[13]
1.1.2.2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một
số điều luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
thuế thu nhập cá nhân, và luật số 04/2007/QH12 của Quốc hội về luật thuế thu
nhập cá nhân tại điều 3, chương I đã quy định về các loại thu nhập từ tiền công,
tiền lương phải chịu thuế như sau:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận
được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định

của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc
hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố


9
độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật,
trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một
lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động,
trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
theo quy định của Bộ luật Lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội
chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội;
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại
điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới,
tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản thù lao khác;
- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban
kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác;
- Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền
công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ đối tượng nộp thuế dưới mọi
hình thức:
+ Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có);
+ Tiền mua bảo hiểm mà pháp luật không quy định bắt buộc người sử dụng
lao động phải mua cho người lao động;
+ Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu
cầu, như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.
+ Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể
cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm
cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo

quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà
nước Việt Nam thừa nhận;


10
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận;
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.[6] [12]
1.1.2.3. Căn cứ tính thuế
Theo trình bày trong mục 1.2.2 nêu trên thì có 10 khoản thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân, song như đã đề cập trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ
nghiên cứu quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ tiền
lương, tiền công nên sẽ chỉ giới thiệu về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính
thuế và thuế suất.
* Đối với cá nhân cư trú
a) Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo
hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.[13]
b) Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công là
các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các
hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm:

+ Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận
được, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật như: phụ cấp
độc hại, phụ cấp thu hút, phụ cấp nghề nghiệp theo quy định của pháp luật,...


11
+ Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới,
tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề
án; tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu; tiền tham gia các hoạt động
giảng dạy; biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền thu được từ các
dịch vụ quảng cáo và từ các dịch vụ khác.
+ Tiền nhận được do tham gia vào các hội, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội
kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban
quản lý dự án, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp và các tổ chức khác.
+ Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao
động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc
trả hộ cho người lao động.
+ Các khoản thưởng như tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng
lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả thưởng bằng chứng khoán).
Trường hợp người lao động được thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị thưởng được xác
định theo mức thưởng ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị trả thưởng, trừ các khoản
tiền thưởng được trừ theo quy định của pháp luật như: tiền thưởng kèm theo các
danh hiệu được nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc
gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, tiền thưởng về cải tiến
kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận,...
+ Các khoản thu nhập nêu trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là
thu nhập trước thuế khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế).
Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu
nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế theo quy định của của

Bộ Tài chính.[2]
c) Giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính
thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người
nộp thuế là cá nhân cư trú.


12
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập
từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ
kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Mức giảm trừ gia cảnh áp dụng trong giai đoạn từ 1/7/2013 trở đi như sau:
- Đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, tức là 108 triệu
đồng/năm.
- Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi
dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Người phụ thuộc được giảm trừ bao gồm:
- Con chưa dưới 18 tuổi; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
- Con từ 18 tuổi trở lên đang học đại học, cao đẳng hoặc học nghề không có
thu nhập hoặc thu nhập không quá mức quy định của Chính phủ.
- Một số đối tượng phụ thuộc khác không có thu nhập hoặc có thu nhập
không vượt quá mức quy định của Chính phủ
Để được giảm trừ, tùy theo trường hợp cụ thể, người nộp thuế phải đăng ký
và nộp cho cơ quan chi trả thu nhập những hồ sơ, giấy tờ nhất định để chứng minh
về người phụ thuộc mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.
- Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh là: Mỗi người phụ thuộc chỉ được giảm trừ
một lần cho một người nộp thuế trong năm tính thuế; chỉ áp dụng giảm trừ gia
cảnh cho người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp MST.[3]
d) Giảm trừ đối với đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học:
Người nộp thuế có các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học và

có đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của Bộ Tài chính được giảm trừ khi xác định
thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh.[2]
e) Thuế suất
Thuế suất thuế TNCN được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo
quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN, cụ thể như sau:


13

1

Đến 60

Phần thu nhập
tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Đến 5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216


Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7


Trên 960

Trên 80

35

Bậc
thuế

Phần thu nhập tính
thuế/năm (triệu đồng)

Thuế suất
(%)
5

* Đối với cá nhân không cư trú
Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất
a) Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công
và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú
nhận được bằng tiền và không bằng tiền do thực hiện công việc tại Việt Nam
không phân biệt nơi trả thu nhập.
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân
không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ
tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
b) Thuế suất
Thuế suất đối với cá nhân không cư trú là 20%.[4]
1.1.2.4. Phương pháp tính thuế
* Đối với cá nhân cư trú

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền
công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo
biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác
định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng
của bậc thu nhập đó.


14
* Đối với cá nhân không cư trú
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác
định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.
1.1.2.5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế
*. Đăng ký thuế
Đăng ký thuế là khâu đầu tiên và đóng vai trò quan trọng đối với công tác
quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng. Đối tượng phải đăng ký thuế bao
gồm: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN. Đăng
ký thuế giúp cho Cục thuế dễ dàng kiểm soát thông tin NNT về: thông tin cá nhân,
ngành nghề,.. để từ đó thực hiện dự toán thuế chính xác.
* Khai thuế, quyết toán thuế
Công tác khai thuế, quyến toán thuế TNCN được quy định cụ thể tại điều
26, thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện một
số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính
phủ quy định chi tiết một số điêu của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân. Trong đó quy định tổ chức, cá
nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập
thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện khai thuế và quyết toán
thuế nghiêm túc theo đúng hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về
quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với từng trường hợp theo quy định của Bộ
Tài Chính và Chính phủ như sau:
a) Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế
theo tháng hoặc quý. Tổ chức, cá nhân không phải thực hiện kê khai thuế khi
trong tháng, quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không có bất kỳ khoản phát sinh
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
- Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu
tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm tính thuế, cụ thể như sau:


×