Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường đoạn văn cao liễu giai nguyễn chí thanh, quận ba đình thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LƯU HỒNG QUANG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG ĐOẠN VĂN CAO – LIỄU GIAI –
NGUYỄN CHÍ THANH, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LƯU HỒNG QUANG
KHÓA: 2016 - 2018

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG ĐOẠN VĂN CAO – LIỄU GIAI –
NGUYỄN CHÍ THANH, QUẬN BA ĐÌNH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS.KTS. PHẠM TRỌNG THUẬT

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
TS.KTS Nguyễn Thị Lan Phương, người giảng viên đã dành rất nhiều thời
gian và công sức hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa sau Đại học, Ban giám hiệu
nhà trường cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan
tâm, giảng dạy và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng
nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong
công việc, cung cấp tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 / 2018
Tác giả Luận văn

Lưu Hồng Quang



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên tuyến đường đoạn Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh,
quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Lưu Hồng Quang


MỤC LỤC:
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ minh họa

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................ 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 2
* Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................... 3
* Nội dung nghiên cứu:.................................................................................................. 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:................................................................. 6
* Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn: ............................................... 6

NỘI DUNG ..................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VĂN CAO – LIỄU GIAI – NGUYỄN CHÍ THANH. ... 8
1.1. Khái quát về kiến trúc cảnh quan của Hà Nội ..................................................... 8

1.1.1. Các giai đoạn phát triển của Thủ đô Hà Nội.............................................................. 8
1.1.2. Khái quát về kiến trúc cảnh quan Hà Nội ................................................................14
1.2. Khái quát về tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh: ......... 16
1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Văn Cao – Liễu
Giai – Nguyễn Chí Thanh. .......................................................................................... 18

1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất:.............................................................................................18
1.3.2. Hình thái kiến trúc và công trình kiến trúc:..............................................................21
1.3.3. Hiện trạng cây xanh và không gian mở: ..................................................................30
1.3.4. Hiện trạng công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị:........................................32


1.3.5. Tổng hợp đánh giá hiện trạng:..................................................................................38
1.4. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh: .............................................................. 41

1.4.1. Cơ chế chính sách quản lý. .......................................................................................42
1.4.2. Tổ chức bộ máy: .......................................................................................................44
1.4.3. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ...............................................46
1.4.4. Thực trạng của sự tham gia cộng đồng: ...................................................................46
1.5. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu: ................................................................ 48
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG VĂN CAO – LIỄU GIAI – NGUYỄN
CHÍ THANH ................................................................................................................ 51
2.1. Cơ sở lý luận về kiến trúc cảnh quan và quản lý kiến trúc cảnh quan ................ 51


2.1.1. Xu hướng về không gian kiến trúc cảnh quan trên thể giới ....................................51
2.1.2. Các lý luận về kiến trúc, cảnh quan .....................................................................52
2.1.3. Lý luận quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường.........................56
2.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................... 60

2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật....................................................................60
2.2.2. Các đồ án quy hoạch có liên quan............................................................................63
2.2.3. Một số quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của Thành phố Hà Nội. 66
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng:.......................................................................................... 66

2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên:....................................................................................66
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:.........................................................................................67
2.3.3. Điều kiện khoa học kỹ thuật – công nghệ ................................................................69
2.3.4. Yếu tố không gian kiến trúc cảnh quan tại tuyến đường.........................................70
2.3.5. Sự tham gia của cộng đồng dân cư ..........................................................................71
2.4. Bài học kinh nghiệm: ............................................................................................ 75

2.4.1. Bài học kinh nghiệm trên thế giới ............................................................................75
2.4.2. Bài học kinh nghiệm trong nước ..............................................................................80


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VĂN CAO – LIỄU GIAI – NGUYỄN CHÍ THANH .. 84
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc .................................................................... 84

3.1.1. Quan điểm .................................................................................................................84
3.1.2. Mục tiêu.....................................................................................................................84
3.1.3. Nguyên tắc ................................................................................................................85
3.2. Phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường .................. 87

3.3. Quy định quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ........................................... 88

3.3.1. Quy định chung.........................................................................................................88
3.3.2. Quy định riêng cho từng khu vực:............................................................................90
3.3.3. Quản lý các công trình kiến trúc...............................................................................94
3.3.4. Quản lý cây xanh cảnh quan.....................................................................................98
3.3.6. Quản lý không gian ngầm: .....................................................................................106
3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................................... 108

3.4.1. Giải pháp về cải cách hành chính ...........................................................................109
3.4.2. Giải pháp về huy động kinh phí .............................................................................110
3.5. Giải pháp về bộ máy quản lý ............................................................................. 111

3.5.1. Thành phần bộ máy quản lý ...................................................................................111
3.5.2. Nhiệm vụ, cơ cấu chức năng của bộ máy quản lý .................................................113
3.5.3. Nội dung quản lý.....................................................................................................116
3.5.4. Kinh phí hoạt động .................................................................................................118
3.6. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có sự tham
gia của cộng đồng ....................................................................................................... 118
3.7. Giải pháp thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm............................................... 122
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 125
1. Kết luận ................................................................................................................... 125
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. .


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CĐT


Tên đầy đủ
Chủ đầu tư

GPXD

Giấy phép xây dựng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

TTTM

Trung tâm thương mại

Tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai –
Nguyễn Chí Thanh
QH

Hai bên tuyến đường Văn Cao –
Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh, quận
Ba Đình – Thành phố Hà Nội

Quy hoạch

QHC

Quy hoạch chung

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHPKĐT

Quy hoạch phân khu đô thị

TKĐT

Thiết kế đô thị

QLĐT

Quản lý đô thị

QLNN

Quản lý Nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình
Hình 1.1

Tên hình

Trang

Sơ đồ vị trí tuyến đường

3
5
9
9

Hình 1.8
Hình 1.9

Sơ đồ phạm vi, ranh giới nghiên cứu
Quy hoạch Hà Nội giai đoạn 1955-1960
Quy hoạch Hà Nội giai đoạn 1960-1964
Quy hoạch Hà Nội giai đoạn 1992 định hướng đến năm
2010
Quy hoạch Hà Nội giai đoạn 1998 định hướng đến năm
2020
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050
Sơ đồ vị trí tuyến đường trích QCHT quận Ba Đình 2000

Thực trạng không gian kiến trúc hai bên tuyến đường

Hình 1.10

Thực trạng dự án Vinhomes Liễu Giai

19

Hình 1.11

20

Hình 1.21
Hình 1.22
Hình 1.23

Hiện trạng sử dụng đất hai bên tuyến đường
Hiện trạng mặt đứng (đoạn từ phố Hoàng Hoa Thám đến
phố Đội Cấn)
Hiện trạng mặt đứng (đoạn từ phố Đối Cấn đến phố Vĩnh
Phúc)
Hiện trạng mặt đứng (đoạn từ phố Vĩnh Phúc đến phố
Kim Mã)
Hiện trạng mặt đứng (đoạn từ phố Kim Mã đến đường La
Thành)
Hiện trạng mặt đứng (đoạn từ đường La Thành đến phố
Kim Mã)
Hiện trạng mặt đứng (đoạn từ phố Phan Kế Bính đến phố
Đội Cấn)
Hiện trạng mặt đứng (đoạn từ phố Đội Cấn đến phố

Hoàng Hoa Thám)
Sơ đồ vị trí khu tập thể cũ
Thực trạng kiến trúc khu tập thể cũ (đoạn mặt phố
Nguyễn Chí Thanh đối diện hồ Ngọc Khánh)
Thực trạng kiến trúc nhà ở liền kề sau khi mở đường
Sơ đồ vị trí chung cư, hỗn hợp, thương mại
Khách sạn Daewoo

Hình 1.24

Tòa nhà Ngọc Khánh Plaza

27

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7

Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 1.17
Hình 1.18
Hình 1.19
Hình 1.20


12
12
13
17
17

24
24
24
24
24
24
24
25
25
26
27
27


Số hiệu
hình
Hình 1.25
Hình 1.26
Hình 1.27
Hình 1.28

Tổng thể và Tòa nhà Lotte
Sơ đồ vị trí trụ sở, cơ quan

Trụ sở UBND quận Ba Đình
Sơ đồ vị trí trường học

28
29
29
29

Hình 1.29

Trường học Quốc tế

29

Hình 1.30
Hình 1.31
Hình 1.32
Hình 1.33

30
31
31
32

Hình 1.37
Hình 1.38

Hiện trạng cây xanh hai bên tuyến phố
Cây xanh dải phân cách trên trục đường
Thực trạng tổng thể cây xanh hai bên tuyến phố

Thực trạng không gian, canh quan hồ Ngọc Khánh
Mặt cắt ngang điển hình tuyến đường đoạn Văn Cao –
Liễu Giai
Thực trạng cầu vượt trực thông
Thực trạng cầu bộ hành tại khu vực đường Nguyễn Chí
Thanh
Thực trạng hệ thống dây điện, thông tin liên lạc
Thực trạng điểm chờ xe buýt

Hình 1.39

Thực trạng tiện ích đô thị

37

Hình 1.40
Hình 1.41

Thực trạng biển quảng cáo
Thực trạng sử dụng vỉa hè

37
38

Hình 2.1
Hình 2.2

Lý thuyết Kevin Lynch (tuyến)
Lý thuyết Kevin Lynch (khu vực)


53
53

Hình 2.3
Hình 2.4

Lý thuyết Kevin Lynch (cạnh biên)
Lý thuyết Kevin Lynch (nút)

54
54

Hình 2.5

Lý thuyết Kevin Lynch (điểm nhấn)

54

Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8

55
72
76

Hình 2.10
Hình 3.1

Yếu tố trong Lý thuyết Kevin Lynch

Sự tham gia của cộng đồng trong công tác QLĐT
Cây xanh đường phố, cây xanh dải phân cách Singapore
Đường Lũy Bán Bích trong tương lai khi xây dựng thành
trục đường thương mai – dịch vụ như quy định của quận
Một số hình ảnh thành phố Đà Nẵng
Bản đồ phân vùng quản lý kiến trúc cảnh quan

Hình 3.2

Sơ đồ quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường

89

Hình 1.34
Hình 1.35
Hình 1.36

Hình 2.9

Tên hình

Trang

33
34
34
37
37

80

83
87


Số hiệu
hình
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
HÌnh 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10

Tên hình

Trang

Đề xuất sơ đồ kiểm soát tầng cao công trình trên tuyến đường
Hiện trạng các công trình không đủ điều kiện
Giải pháp hợp khối các nhà
Giải pháp kết nối các công trình cao tầng tại nút Đào Tấn –
Liễu Giai
Giải pháp không gian cảnh quan tuyến phố từ đường La
Thành đến phố Kim Mã
Đề xuất hướng cải tạo chung cư Ngọc Khánh

90
92

92

Đề xuất giải pháp quản lý không gian cây xanh

Hình 3.16

Giải pháp không gian đường dạo ven hồ
Giải pháp ngăn cách bằng hang rào cây cho không gian
hồ Ngọc Khánh
Đề xuất hướng chỉnh trang cây xanh trên tuyến phố
Đề xuất hướng trồng cây trên cầu đi bộ
Đề xuất hướng trồng cây trên mặt đứng các công trình
kiến trúc
Đề xuất thảm cây xanh cho tuyến đường đoạn từ phố Văn
Cao đến phố Kim Mã
Đề xuất hình thức đèn đường cao áp

Hình 3.17

Minh họa cải tạo vỉa hè và bồn cây

Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15

92
94
98

99
100
100
102
102
102
103
104
106


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Thống kê hiện trạng sử dụng đất

21

Bảng 1.2

Phân cấp quản lý kiến trúc cảnh quan

45


Bảng 2.1

Tổng hợp phân bổ dân cư khu vực nội đô lịch sử

64

Bảng 2.2

Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất Phân khu đô thị H1-2

64

Bảng 2.3
Bảng 3.1

Tổng hợp các chức năng sử dụng đất trong phạm vi
nghiên cứu
Các yếu tố đánh giá giá trị kiến trúc công trình trên
tuyến phố

65
86

Bảng 3.2

Độ vươn tối đa của ban công, mái đua, ô văng

97


Bảng 3.3

Đô nhô ra của các bộ phân công trình

97

Bảng 3.4

Phân loại chức năng cây xanh trên tuyến đường

100

Sơ đồ 1.1

Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường

44

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ phân cấp quản lý

112

Sơ đồ 3.2

Mô hình hoạt động Ban giám sát cộng đồng

122



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn
Chí Thanh là là một trong các trục đường "hướng tâm" quan trọng của Thủ đô
gắn với tuyến đường sắt đô thị Văn Cao – Hòa Lạc (tuyến số 5) liên kết đô thị
Trung tâm với Thị trấn sinh thái Quốc Oai và Đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Tuyến
đường này thuộc địa giới hành chính các phường: Liễu Giai, Cống Vị, Ngọc
Khánh, Giảng Võ, Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nằm trong khu
vực hạn chế phát triển (ký hiệu A7) được xác định là một trong các trục đường
đô thị tạo sự liên kết với các tuyến đường Vành đai 1 và định hướng hình thành
các trục thương mại, dịch vụ quy mô lớn, thiết lập kiến trúc mặt đứng công trình
có ngôn ngữ kiến trúc đồng nhất và khai thác sử dụng đất hiệu quả, đảm bảo
quản lý đồng bộ.
Tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh đã hình thành với
quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn có nhiều công trình xây dựng mới và
công trình cải tạo của Thành phố, dọc hai bên tuyến đường bao gồm nhiều chức
năng đô thị như khu vực tập thể cũ, dân cư đô thị hóa, các công trình cơ quan,
trường học và các Khu nhà ở đang trong quá trình hình thành, phát triển. Nhiều
dự án đầu tư xây dựng đã và đang được thực hiện tại khu vực nghiên cứu, do đó
cần nghiên cứu quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Văn
Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh trên địa bàn quận Ba Đình nhằm kiểm soát
cảnh quan - không gian kiến trúc đô thị, phát triển hài hòa các khu vực cũ và
mới, khớp nối, hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực, phục vụ
yêu cầu quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan, xây dựng hai bên tuyến đường

theo quy định.
Trong bối cảnh nêu trên, đề tài quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai


2

bên tuyến đường đoạn Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình
là cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu chung của thành phố Hà Nội với
yêu cầu quản lý hiệu quả có kế thừa, đổi mới và tuân thủ định hướng quy hoạch
của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời sẽ làm rõ
được đặc thù về quản lý về không gian, kiến trúc, cảnh quan của từng khu vực, từ
đó dẫn đến việc nghiên cứu giải pháp xử lý về không gian, kiến trúc, cảnh quan
phù hợp với yêu cầu phát triển.
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
hai bên tuyến đường bảo đảm, giữ gìn không gian kiến trúc đặc trưng của Thủ đô
và phù hợp QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội và QHPKĐT H1-2 đã và đang được
các cấp thẩm quyền phê duyệt và góp phần hình thành diện mạo đô thị hiện đại
của khu vực nội đô lịch sử xứng tầm là Thủ đô của cả nước.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh.
Phạm vi nghiên cứu: Tuyến đường giao thông và các công trình xây dựng,
các dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền chấp thuận hai bên tuyến đường Văn
Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh.
- Quy mô nghiên cứu:
+ Chiều dài tuyến đường khoảng 2,1km (tính từ nút giao phố Văn Cao với
phố Hoàng Hoa Thám đến đường Vành đai 1).
+ Tổng diện tích nghiên cứu khoảng: 706.260 M2.
- Ranh giới và phạm vi nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tính từ

chỉ giới đường đỏ tuyến đường lấy rộng ra hai bên với khoảng cách tối thiểu
50m, tùy theo điều kiện cụ thể được điều chỉnh như sau:
+ Trùng đường quy hoạch.
+ Trùng với đường hiện trạng hoặc ranh giới các chức năng sử dụng đất.


3

+ Với khu vực công viên - cây xanh, mặt nước và dân cư hiện có có thể áp
dụng linh hoạt theo điều kiện ranh giới thực tế.
Giới hạn về thời gian: Đến năm 2030 - theo định hướng Quy hoạch phân
khu đô thị H1-2, tỷ lệ 1/2000
- Sơ đồ vị trí tuyến đường:

Hình 1.1 : Sơ đồ vị trí tuyến đường [9].
(Trích QHC xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011)
- Địa giới hành chính thuộc các phường: Liễu Giai, Cống Vị, Ngọc Khánh,
Giảng Võ, Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa: Phương pháp này
trình bày các thành phần chủ yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận
mục đích điều tra, nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra
được sử dụng, mối quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản


4

mục điều tra cụ thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều tra.
- Phương pháp phân tích xử lý, đánh giá tổng hợp; Quá trình này bao gồm

từ việc phân tích các yếu tố, tìm ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm
chung, riêng của các yếu tố đó. Công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý
KTCQ tuyến phố Nguyễn Chí Thanh cũng vậy, đòi hỏi việc phân tích các yếu tố
tạo nên hình ảnh đô thị, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định
phương pháp quản lý cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan với toàn tuyến.
- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa: sáng tạo các
kinh nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước. Công việc này yêu cầu các đối
tượng nghiên cứu phải được xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với
nhau, với các thành tố bên ngoài.
Phương pháp thống kê các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan: Công tác
nghiên cứu bao gồm việc phân tích những tồn tại dựa trên việc khảo sát, điều tra
kết hợp Phân tích tổng hợp. Đề xuất các giải pháp cho khu vực nghiên cứu trên
cơ sở giải quyết những tồn tại đó. Phạm vi nghiên cứu có giới hạn, tập trung vào
việc đưa ra giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến đường,
kết hợp quá trình nghiên cứu cộng đồng.
* Nội dung nghiên cứu:
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển các thời kỳ phát triển của
thành phố Hà Nội.
- Khảo sát hiện trạng, đánh giá hiện trạng các công trình trên tuyến đường
(loại hình kiến trúc, vật liệu công trình, khoảng lùi xây dựng, tiện ích đô thị...),
các không gian trống.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường:
+ Thu thập thông tin về các dự án đầu tư đã triển khai trong khu vực tuyến
đường và các tài liệu, các kết quả công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn.
+ Tìm hiểu các yêu cầu của Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, các


5


Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, văn bản pháp quy có liên quan.
- Xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp bao gồm cơ sở lý luận, cơ
sở pháp lý, cơ sở thực tiễn; tham khảo kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.
- Xác định các yêu cầu về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đối với
02 bên tuyến đường theo định hướng Quy hoạch chung Thủ đô, Quy hoạch phân
khu đô thị và tình hình thực tế địa phương đang quản lý.
- Đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên
tuyến đường.

Hình 1.2: Sơ đồ phạm vi, ranh giới nghiên cứu [29].
(trích đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-2, tỷ lệ 1/2000)


6

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường và quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị nói chung.
- Là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
trên tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh và tuyến đường khác
của Thủ đô nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý cho tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí
Thanh và tham khảo các trục đường tương tự trên địa bàn Thành phố.
- Làm cơ sở tham khảo để quản lý các dự án đầu tư, quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan trên tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh.
* Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn:

- Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [22].
- Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [22].
- Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô
thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi
bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền
đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và
không gian sử dụng chung thuộc đô thị [22].
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Mặc dù chưa có một khái
niệm cụ thể cho công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, một khu vực
đặc thù đô thị, tuy nhiên, một trong những nội dung trong quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan, cảnh quan đô thị được đề cập đến “Đảm bảo tính thống nhất trong
việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có


7

tính kế thừa không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc
điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa phương; phát huy các giá trị
truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong không gian, kiến trúc,
cảnh quan đô thị”, với đối tượng bao gồm về không gian đô thị: Khu vực hiện hữu đô
thị, khu vực mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu vực giáp ranh và khu vực khác; về
cảnh quan đô thị tuyến phố, trục đường, quảng trường, công viên, cây xanh và kiến
trúc đô thị: Nhà ở, các tổ hợp kiến trúc, các công trình đặc thù khác [8].
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị : Gồm những quy định quản lý
không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến trúc đô thị cho
các khu vực đô thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị do chính quyền đô thị xác
định theo yêu cầu quản lý [4].

- Quản lý đô thị: Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công
tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó
để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.
- Thiết kế đô thị (urban design) được xác định như một hoạt động có tính chất
đa ngành tạo nên cấu trúc và quản lý môi trường không gian đô thị. Theo Urban
Design Group thì thiết kế đô thị là một quá trình có sự tham gia của nhiều ngành liên
quan nhằm định hình cấu trúc hình thể không gian phù hợp với đời sống của người
dân đô thị và là nghệ thuật tạo nên đặc trưng của địa điểm và nơi chốn. Đối với Việt
Nam, thiết kế đô thị là một khái niệm mới, thiết kế đô thị trong Luật xây dựng năm
2003 được định nghĩa “Thiết kế đô thị là việc cụ thể hóa nội dung QHC, QHCT xây
dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức
năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị.
Tiện ích đô thị: Bao gồm tất cả các đối tượng được tạo dựng trong các không
gian công cộng của một thành phố để đáp ứng các nhu cầu của người dùng . Hoặc
cũng có thể là "Tập hợp các vật thể hoặc thiết bị công cộng hoặc tư nhân được tạo
lập trong không gian công cộng và liên quan đến chức năng hoặc dịch vụ được cung
cấp bởi cộng đồng”.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



125

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý đô thị mang tính tổng hợp từ nhiều ngành khác nhau, cho nên mỗi
đô thị dù lớn hay nhỏ đều có tất cả các hoạt động quản lý trên mọi lĩnh vực.
Thực tế, luận văn cũng chỉ tiếp cận ở một khía cạnh nhỏ của công tác quản lý
xây dựng đô thị, một lĩnh vực của quản lý đô thị mà thôi. Quản lý tốt quy hoạch
đô thị tức là kiểm soát được diễn biến của quá trình đô thị quá.
Tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh có vị trí quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của Quận mà còn của
Vùng Hà Nội. Trên thực tế, công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
không chỉ trên tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh mà còn
đa số các trục đường, các tuyến phố khác đều còn gặp rất nhiều bất cập, từ công
tác lập quy hoạch chưa song hành, quản lý còn đan xen và ý thức tham gia cộng
đồng chưa được đề cao trong các khâu lấy ý kiến.
Đề tài luận văn đã nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng không gian kiến
trúc cảnh quan tuyến đường Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh đối với
các vấn đề như: hệ thống quy hoạch đô thị; Cơ chế chính sách, phân cấp; Tổ
chức bộ máy; Vai trò cộng đồng và Cơ chế chính sách, thanh tra xử lý vi phạm.
Các bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài được
nghiên cứu làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện các giải pháp quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan tuyến đường nhằm tạo dựng và phát huy giá trị hình ảnh
kiến trúc của tuyến đường
Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan trục đường. Các giải pháp chung bao gồm từ khâu xác định cơ sở phân
vùng, phân vùng quản lý cho tới việc đưa ra các chỉ tiêu quản lý chung về không
gian kiến trúc cảnh quan và mối tương quan cho mỗi vùng khác nhau. Bên cạnh
đó, mỗi vùng quản lý chung sẽ được đánh giá cụ thể hơn tuỳ vào đặc điểm của
từng khu, chức năng lô đất trong các vùng. Ngoài ra, luận văn cũng đã xác định



126

giải pháp về bộ máy quản lý đây là khâu quan trọng, trực tiếp giúp công tác quản
lý trên địa bàn được hiệu quả hơn. Không những vậy, yếu tố cộng đồng trong
quản lý cũng cần được nhắc tới, vai trò và hiệu quả trong việc huy động cộng
đồng vào quản lý theo quy hoạch là không thể phủ nhận. Đồng thời với các giải
pháp đó, xây dựng một chế tài và lộ trình thực hiện sẽ giúp công tác quản lý trên
địa bàn hợp lý và có tính thực tế hơn. Ngoài ra, luận văn cũng đã đề xuất giải
pháp về cơ chế chính sách, bộ máy quản lý với việc hình thành Ban giám sát
cộng đồng có quan hệ trực tiếp với Tổ trật tư đô thị cấp phường để kiểm soát
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố hiệu quả
Trong phạm vi của luận văn cũng như trình độ có hạn, tác giả chỉ mong
muốn cung cấp một vài giải pháp nhằm xây dựng một trục đường khang trang,
tuân thủ theo quy hoạch và phát huy tối đa giá trị về mặt không gian kiến trúc
cảnh quan của khu vực, từ đó chúng ta có những giải pháp cho các khu vực khác,
cho các đô thị khác.
2. Kiến nghị
- Đối với Chính phủ sớm có cơ chế chính sách để thực hiện thí điểm mô
hình chính quyền đô thị trước hết là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và các
thành phố xây dựng “ Đề án thí điểm mô hình đô thị”. Từ đó xác định mô hình tổ
chức bộ máy, quy định chức năng , nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế
hoạt động phù hợp với chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn nhằm đảm
bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả quản lý của mỗi cấp chính
quyền. Sau khi thí điểm mô hình thì tiến hành tổng kết đánh giá và cho áp dụng
đối với các đô thị trên toàn quốc.
- Bộ Xây Dựng: Sớm ban hành đồ án mẫu Thiết kế đô thị theo các hướng
dẫn tại các Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày

16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 làm cơ sở để áp dụng chung.


127

- Bộ Giao Thông Vận Tải: Nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách bàn
giao chức năng quản lý, duy tu, bảo dưỡng và khai thác tuyến đường, đảm bảo
tính chủ động, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Đối với UBND Thành phố Hà Nội: cần có giải pháp tinh giản thủ tục
hành chính, thực hiện nhanh cơ chế một cửa liên thông (trong công tác cấp phép
xây dựng cần thực tế hơn khi đề cập tới quyền lợi của dân cư gắn liền với những
nguyên tắc trong quản lý trong các hồ sơ cấp phép), đảm bảo quy hoạch được
duyệt, thực thi trên cơ sở xây dựng lộ trình bao gồm cả quy chế quản lý, điều lệ
quản lý khu và cách thức tổ chức với sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng, điều
này là một tất yếu không thể không thực hiện, không những đảm bảo tính thực
thi của văn bản, tính hiệu quả về mặt tài chính mà còn giúp quy chế dân chủ phát
huy tác dụng của nó. Bên cạnh đó, việc xây dựng các quy chế, điều lệ quản lý
cho khu, trục đường cần đảm bảo tính khớp nối với các khu vực lân cận.
UBND Thành phố căn cứ Luật Thủ đô có các giải pháp nhằm huy động tối
đa và hiệu quả hơn các nguồn vốn đầu tư, cách thức thực hiện trong công tác
quản lý đầu tư xây dựng nói chung. Ưu tiên nguồn vốn hàng năm cho công tác
lập quy hoạch đô thị và cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa. Tăng cường vai
trò của chính quyền đô thị. Phân biệt rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
thuộc về tập thể, cá nhân từ đó phân công cụ thể và đầy đủ giữa tập thể và cá
nhân, giữa các cá nhân trong UBND. Tuyên truyền giáo dục người dân về tầm
quan trọng của kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị. Bên cạnh đó, việc xây
dựng “quy chế dân chủ ở cơ sở” cần được triệt để và quyết liệt hơn, chính quyền
địa phương cần nhiều giải pháp hơn giúp cộng đồng tham gia ngày một tích cực
nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và hiệu quả của hoạt động quản lý.

UBND quận sớmthành lập Ban giám sát cộng đồng và xây dựng cơ chế
hoạt động của Ban nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Thế Bá (1992), Lý thuyết quy hoạch xây dựng đô thị, NXB KH&KT,
Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
3. Lê Trọng Bình (2009), Bài giảng Quản lý tham vấn cộng đồng trong công tác
quy hoạch đô thị, Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 về
hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
5. Bộ Xây dựng (2008), QCXDVN 01:2008 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về
Quy hoạch xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
6. Bộ Xây dựng (1997), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng (2001), Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến 2020,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về Quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
9. Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 29/7/2011 về Phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050.
10. Chính phủ (2012), Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 về Cấp
giấy phép xây dựng.
11. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
12. Đỗ Hậu (1999), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng,

NXB Xây dựng, Hà Nội.
13. Đỗ Hậu (2001), Xã hội học đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.


14. Hội Quy hoạch và phát triển đô thị (2002), Vai trò của cộng đồng trong công
tác quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng các công trình trên địa bàn thủ đô
Hà Nội, Đề tài NCKH, Hà Nội.
15. Đặng Thái Hoàng (1997), Lịch sử nghệ thuật quy hoạch đô thị, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng đô thị. Dự
án nâng cao năng lực Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị DANIDA, Trường
ĐH Kiến trúc Hà Nội;
17. Nguyễn Tố Lăng (Thứ tư, 22/09/2010), Quản lý phát triển đô thị bền vững –
Một số bài học kinh nghiệm, Cổng thông tin điện tử Hội quy hoạch phát triển đô
thị Việt Nam – www.ashui.com, Hà Nội;
18. Đào Ngọc Nghiệm (2012), quá trình phát triển Hà Nội qua các thời kỳ, báo
cáo chuyên đề dự án Koica và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
19. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Xây dựng.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Nhà ở.
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị;
23. Thành phố Hà Nội (2000), Quyết định số 32/2000/QĐ-UB ngày 03/4/2000
về phê duyệt QHCT quận Đống Đa, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và
quy hoạch giao thông)
24. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng, Hà Nội.
25. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh hoạ, NXB Xây dựng, Hà Nội.
26. Nguyễn Đăng Sơn (2006), Phương pháp tiếp cận mới về Quy hoạch và Quản
lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
27. Phạm Kim Giao, Hàn Tất Ngạn, Đỗ Đức Viêm (1991), Quy hoạch đô thị,
NXB Xây dựng, Hà Nội.

28. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, (2017), Thuyết minh tổng hợp và đồ án
Quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo, chỉnh trang hai bên tuyến đường Trần Duy


×