Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

LA02 177 các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 171 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 3 giai
đoạn tái cấu trúc kinh tế: (i) giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới; (ii) giai đoạn sau cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997 và (iii) giai đoạn sau cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới năm 2008. Trong mỗi giai đoạn phát triển, đầu tư công được
xem như là công cụ quan trọng để Chính phủ thực hiện quá trình tái cấu trúc nền kinh
tế. Theo đó, thể chế và chính sách đầu tư công luôn được Chính phủ điều chỉnh để hỗ
trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả. Dù là vậy, cho đến nay, đầu tư
công được đánh giá là còn kém hiệu quả xét trên khía cạnh hiệu suất sử dụng đồng
vốn. Hệ số ICOR của đầu tư khu vực Nhà nước giai đoạn 1995 – 2011 là rất cao so với
suất đầu tư chung của xã hội (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc
gia, 2012). Bảng 0.1 cho thấy hệ số ICOR của đầu tư khu vực nhà nước luôn cao hơn
hệ số ICOR chung toàn xã hội, từ 1,3 – 1,4 lần.
Bảng 0.1: Hệ số ICOR chung và khu vực đầu tư nhà nước qua các giai đoạn
1995 – 2000

2001 – 2005

2005 – 2011

Đầu tư chung

4,25

4,62

6,10


Đầu tư khu vực nhà nước

6,25

5,99

8,52

Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, 2012
Lý thuyết về quản lý dự án đầu tư chỉ ra dự án đầu tư thành công là một dự án
phải đảm bảo được mục tiêu đã đề ra trong khuôn khổ thời gian và giới hạn nhất định
của ngân sách (PMI, 2013). Dự án được hoàn thành đúng hạn là một trong những mục
tiêu không những của khách hàng/chủ đầu tư mà còn của nhà thầu, bởi mỗi bên sẽ phải
chịu thêm gánh nặng chi phí và mất đi doanh thu tiềm năng một khi dự án hoàn thành
chậm (Thomas và cộng sự, 1995). Chan và Kumaraswamy (1996) cho rằng một dự án
thường được coi là thành công nếu nó được hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi
ngân sách và mức độ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


2

Vượt dự toán và chậm tiến độ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau đối
với nhiều loại hình dự án khác nhau. Điều này dẫn đến nhiều tranh luận về việc làm
thế nào để giảm thiểu tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán. Ðã có nhiều nghiên cứu
thực nghiệm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự
toán dự án đầu tư công (Mansfield và cộng sự, 1994; Kaming và cộng sự, 1996;

Koushki và Kartam, 2004). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự
toán các dự án đầu tư có thể kể đến từ việc quản lý dự án yếu kém cho đến các yếu tố
khách quan bên ngoài. Hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới tập trung
khám phá các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán tại mỗi nước. Điều này cho
thấy tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán thật sự là vấn đề phổ biến.
Tại Việt Nam, tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công
được các nhà hoạch định chính sách, quản lý dự án xem như là một trong những
nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư công. Trong một văn bản trình Thủ tướng về
công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Bùi Quang Vinh thừa nhận nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ, tỷ lệ các dự án điều
chỉnh còn khá cao. Ông Vinh khẳng định việc chậm tiến độ là một trong những
nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực
đến nền kinh tế (Tư Giang, 2015).
Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư qua các năm 2010,
2011, 2012 và 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng 30%
vốn nhà nước trở lên đưa ra số liệu về số dự án chậm tiến độ chiếm khoảng từ 9,59%
đến 11,77% số dự án thực hiện trong năm; số dự án phải điều chỉnh (trong đó có điều
chỉnh tiến độ và điều chỉnh vốn đầu tư) chiếm khoảng từ 11% đến 16,09% số dự án
thực hiện trong kỳ. Số liệu tổng hợp hàng năm cho thấy tình trạng chậm tiến độ và
vượt dự toán là vấn đề cần quan tâm trong quản lý dự án đầu tư công. Báo cáo giám sát
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư
công nhưng chưa đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng này. Để giải quyết vấn đề,
cần thiết phải xác định, phân tích về phương diện học thuật các yếu tố ảnh hưởng đến
chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399





×