Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

NÔNG VĂN THÙY

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ VẢI THIỀU
HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

NÔNG VĂN THÙY
NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ VẢI THIỀU HUYỆN
THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN
MỤC LỤC

TS. NGUYỄN HỮU THỌ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG Thái Nguyên - 2018


i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị................................................ 4
1.1.2. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị ....................................................... 10
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ....................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17
1.2.1. Liên kết chuỗi giá trị vải thiều huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ......... 17
1.2.2. Liên kết chuỗi giá trị cam sành huyện Lục Yên, tỉnh Thanh Hà .......... 18
1.2.3. Chuỗi giá trị bưởi Đoan Hùng- Phú Thọ .............................................. 20
1.3. Các nghiên cứu trong nước về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị .................. 22
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và những khó khăn, thuận
lợi của huyện Thanh Hà trong hoạt động sản xuất vải thiều; ......................... 26

2.2.2. Thực trạng trồng vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương;............. 26
2.2.3. Phân tích chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với
các nội dung sau: ............................................................................................. 26


ii

2.2.4. Giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnh
Hải Dương ....................................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 27
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 29
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 30
2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ...................................................................... 30
2.4.1. Chỉ tiêu điều kiện sản xuất .................................................................... 30
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất vải thiều .............................. 30
2.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ............................................ 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
3.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Thanh Hà tỉnh Hải Dương ............................................................................... 32
3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên ............................................................................ 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34
3.2. Thực trạng sản xuất vải thiều huyện Thanh Hà giai đoạn 2014-2016 .......... 38
3.2.1. Quá trình phát triển SX vải thiều .......................................................... 38
3.2.2. Diện tích trồng vải thiều huyện Thanh Hà tại 3 xã điều tra .................. 42
3.2.3. Tình hình tiêu thụ vải thiều huyện Thanh Hà ....................................... 42
3.3. Thực trạng chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà ................................. 45
3.3.1. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ....................................................... 45
3.3.2. Lập sơ đồ phân tích chuỗi giá trị vải thiều ............................................ 46
3.3.3. Phân tích chi phí sản xuất, chi phí đầu tư và lợi nhuận của các tác nhân

tham gia vào chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà ..................................... 47
3.3.4. Phân tích giá trị gia tăng được tạo ra từ các tác nhân ........................... 51
3.3.5. Phân tích các mối liên kết trong chuỗi .................................................. 52
3.3.6. Chính sách của Nhà nước về gia tăng giá trị trong chuỗi ..................... 54
3.4. Đánh giá chung ............................................................................................................................ 59


iii

3.4.1. Ưu điểm ................................................................................................. 59
3.4.2. Hạn chế.................................................................................................. 60
3.5. Một số giải pháp để nâng cao giá trị vải thiều trong chuỗi giá trị ........... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 65
1. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương............ 65
2. Đối với UBND tỉnh, huyện ......................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KT và PTNT

Kinh tế và phát triển nông thôn

HTX

Hợp tác xã

UBND


Uỷ ban nhân dân

BCĐ

Ban chỉ đạo

PTNT

Phát triển nông thôn

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Hà năm 2016 ....................... 34
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng vải thiều huyện Thanh Hà giai đoạn
2014-2016........................................................................................................ 41
Bảng 3.3: Diện tích trồng vải thiều tại 3 xã điều tra huyện Thanh Hà năm
2016 ................................................................................................................. 42
Bảng 3.4: Tình hình cơ bản của hộ trồng vải thiều huyện Thanh Hà năm
2017 ......................................................................................................... 45
Bảng 3.5. Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra .................................................... 46
Bảng 3.6: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận sản xuất hộ nông dân trồng vải
thiều năm 2017 (tính cho 1 sào) ...................................................................... 48
Bảng 3.7: Chi phí, giá bán, lợi nhuận của công ty thu mua vải thiều năm

2017 ......................................................................................................... 49
Bảng 3.8: Chi phí, giá bán, lợi nhuận của thương lái, .................................... 50
thu gom vải thiều năm 2017 ............................................................................ 50
Bảng 3.9: Chi phí, giá bán, lợi nhuận của người bán lẻ vải thiều năm 2017 .. 51
Bảng 3.10: Giá bán tạo ra từ các kênh phân phối vải thiều huyện Thanh Hà
tỉnh Hải Dương năm 2017 ............................................................................... 51
Bảng 3.11: Giá trị tăng thêm được tạo ra từ các kênh phân phối vải thiều
huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương năm 2017 ................................................... 52
Bảng 3.12: Khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị ...................................... 60
Bảng 3.13: Khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng ............................. 61
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) ......................................................... 9
Hình 1.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985) .................................................. 10


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định một phần
nhờ vào sự đóng góp của ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng đã tận dụng ưu thế, tiềm năng đất đai của từng vùng đã làm cho
bức tranh nền nông nghiệp có những nét mới với việc hình thành các vùng
sản xuất chuyên canh, thâm canh tập trung tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá
lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sự phát triển nhu cầu tiêu
dùng cũng đồng nghĩa với đòi hỏi cao về chất lượng, đa dạng chủng loại.
Một nghịch lý là nhu cầu thị trường về những sản phẩm đặc sản nông nghiệp
như: Vải thiều Thanh Hà, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, Nhãn Lồng Hưng
Yên…ngày càng tăng. Khi đó người nông dân đang đứng trước những khó
khăn về tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thanh Hà là quê hương xứ sở của vải thiều. Cây vải có ý nghĩa lớn về
dinh dưỡng, kinh tế, xã hội và môi trường. Là huyện thuần nông thuộc tỉnh
Hải Dương, vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ với lợi thế thuộc
vùng phù sa sông Thái Bình, thích hợp để phát triển cây vải thiều đã nổi
tiếng từ lâu. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm vải thiều
ở Thanh Hà đang phải đối mặt với những thách thức “được mùa nhưng rớt
giá” còn xảy ra khá phổ biến, thị trường xuất khẩu chưa được nhiều, chuỗi
giá trị giữa các khâu trong sản xuất như thu hoạch, vận chuyển, bảo quản,
tiêu thụ, chế biến... chủ yếu là do nông dân và tư thương tự thực hiện, chưa
tổ chức thành hệ thống, giá trị ràng buộc, trách nhiệm và lợi ích giữa nông
dân và doanh nghiệp thiếu chặt chẽ, còn vải quả chưa đảm bảo VSATTP.
Khâu chế biến chưa được quan tâm thoả đáng, chủ yếu vải đem sấy khô, chất
lượng thấp, thị trường chủ yếu bán đi Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch nên
không ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu thụ có hàng loạt câu hỏi đặt
ra như: Thực trạng tiêu thụ vải thiều ở huyện Thanh Hà trong những năm qua


2

hoạt động như thế nào? đặc biệt là các tác nhân trong việc tiêu thụ? Diện
tích, năng suất, giá bán, thời gian tiêu thụ, thị trường tiêu thụ nào có hiệu quả
nhất? Những tác động ảnh hưởng đến chuỗi vải thiều ở huyện Thanh Hà?
Giải pháp nào để nâng cao giá trị chuỗi vải thiều ở Thanh Hà trong những
năm tới ? Nhằm làm sáng tỏ những câu hỏi trên và góp phần phát triển tiêu
thụ vải thiều ở huyện Thanh Hà những năm tới, được sự đồng ý của khoa
KT và PTNT, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị vải
thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị;
- Phân tích thực trạng chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnh

Hải Dương;
- Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong của các tác nhân trong
chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương;
- Đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnh
Hải Dương.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Giúp vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, tiếp cận cách
thức thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm từ
thực tế phục vụ cho công tác hiện nay và sau này.
- Cung cấp thêm luận cứ khoa học về chuỗi giá trị.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được hiện trạng của chuỗi giá
trị: sản xuất và thị trường; Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích chi phí lợi nhuận
theo từng tác nhân theo từng kênh phân phối; Phân tích mối giá trị trong chuỗi
theo kênh và toàn chuỗi; Chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi


3

giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý; Xác định được địa điểm để triển khai các
tác động.
Đề tài góp phần cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc
biệt là cho người sản xuất (nông dân nghèo) và các nhà quản lý xây dựng chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.


4


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị
1.1.1.1. Chuỗi giá trị
a. Khái niệm chuỗi
Trong lý thuyết về chuỗi, khái niệm “Chuỗi” được sử dụng để mô tả
hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (có thể là
sản phẩm hoặc là dịch vụ) (Trần Tiến Khai, 2000)
b. Khái niệm chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị theo nghĩa “hẹp” là một chuỗi gồm một loạt những hoạt
động trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động
này có thể bao gồm: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua
đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v.
Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với
người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung “giá trị” cho thành
phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và
sửa chữa cho một công ty điện thoại di động làm tăng giá trị chung của sản
phẩm. Nói cách khác, khách hàng có thể sẵn sàng trả cao hơn cho một điện
thoại di động có dịch vụ hậu mãi tốt. Cũng tương tự như vậy đối với một thiết
kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ. Đối
với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ thống kho phù hợp cho các nguyên
liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng tốt đến chất lượng của thành phẩm
và vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm. (Trần Tiến Khai, 2000)
Chuỗi giá trị theo nghĩa “rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất, người chế biến, thương
nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành một sản
phẩm bán lẻ. Chuỗi giá trị “rộng” bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu



5

thô và chuyển dịch theo các mối giá trị với các doanh nghiệp khác trong kinh
doanh, lắp ráp, chế biến,… (Lambert và Cooper,1997)
Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm các vấn đề về tổ chức và điều phối,
các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau
trong chuỗi. Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi một phương pháp
tiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong
chuỗi, những gì giá trị họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ
giữa họ hình thành và phát triển như thế nào,…
Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng
quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội
và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc sự hình
thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
(như đất đai, nước), có thể làm thoái hoá đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô
nhiễm. Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các
mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ, do quan hệ quyền lực
giữa các hộ và cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất hoặc
dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người tham
gia chuỗi giá trị. (Lambert và Cooper,1997)
1.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị
a. Chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật
chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông
tin đi qua các tác nhân.
Theo Lambert và Cooper (1997), một chuỗi cung ứng ứng có 4 đặc
trưng cơ bản như sau:
+ Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp
bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.



Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×