Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với sinh kế cộng đồng ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

TRẦN XUÂN TÂM

CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
VỚI SINH KẾ CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

TRẦN XUÂN TÂM

CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
VỚI SINH KẾ CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung


THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực va chưa từng được
dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Xuân Tâm


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Tiến sĩ
Hà Quang Trung đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ
Khu bảo tồn thiên nhiện Mường Nhé và các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu để thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời
có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Xuân Tâm


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH
SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VỚI SINH KẾ
CỘNG ĐỘNG .................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 4
1.1.2. Nguyên tắc và hình thức của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng .... 9
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới ....................................... 17
1.2.1. Một số nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới.... 17
1.2.2. Các mô hình sử dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng ......................... 18
1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ........................................ 19
1.3.1. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam ...................... 20

1.3.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng ...... 24
1.3.3. Một nghiên cứu về chính sách liên quan đến sinh kế cộng đồng ......... 25
1.3.4. Một số nghiên cứu trên địa bàn ............................................................. 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30


iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
2.3.1. Phương pháp chọn điểm điều tra nghiên cứu........................................ 31
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu ................................................ 31
2.3.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 35
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38
3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu................................................................... 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 38
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 40
3.2. Kết quả thực hiện chính sách chi DVMTR của KBTTN Mường Nhé .... 42
3.2.1. Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp cung ứng DVMTR của KBT ............ 42
3.2.2. Các dịch vụ cung ứng và nguồn thu từ chi trả DVMTR ....................... 45
3.2.3. Các khoản chi từ chi trả DVMTR ......................................................... 45
3.3. Thực trạng các nguồn lực sinh kế của địa phương .................................. 49
3.3.1. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 49
3.3.2. Nguồn lực tự nhiên ................................................................................ 50
3.3.3. Nguồn lực vật chất ................................................................................ 50
3.3.4. Nguồn lực tài chính ............................................................................... 51

3.3.5. Nguồn lực xã hội ................................................................................... 52
3.4. Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến các nguồn lực ................. 53
3.4.1. Nguồn lực con người ............................................................................. 53
3.4.2. Nguồn lực tự nhiên ................................................................................ 55
3.4.3. Nguồn lực vật chất ................................................................................ 57
3.4.4. Tác động tới nguồn lực tài chính .......................................................... 58
3.4.5. Tác động đến nguồn lực xã hội ............................................................. 60
3.4.6. Đánh giá chung tác động đến năm nguồn lực ....................................... 62


v
3.5. Một số giải pháp góp phần tăng sinh kế cho cộng đồng dân cư .............. 64
3.5.1. Giải pháp tạo sinh kế bền vững ............................................................. 65
3.5.2. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 66
3.5.3. Giải pháp về bộ máy, tổ chức thực hiện ............................................... 66
3.5.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho các bên có liên quan ........................ 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 68
1. Kết luận ....................................................................................................... 68
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 68
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ
CÔNG BỐ ...................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Từ viết tắt


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

KBT

Khu bảo tồn

QBVPTR

Quỹ bảo vệ phát triển rừng

UBND

Uỷ ban nhân dân

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

ĐVT

Đơn vị tính

DVMTR


Dịch vụ môi trường rừng

RĐD

Rừng đặc dụng

IUCN

Tổ chức thiên nhiên quốc tế

PES

Chi trả dịch vụ môi trường

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

REDD
SNV

Giảm phát thải do tránh phá rừng và suy thoái rừng
Tổ chức phát triển Hà Lan

KHL

Không hài lòng

HL


Hài lòng

RHL

Rất hài lòng



Quyết định

TT

Thông tư



Nghị định

TTg

Thủ tướng


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ đói nghèo khu vực nghiên cứu .............................................. 40
Bảng 3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Khu BTTN Mường Nhé ......... 43
Bảng 3.3. Thống kê diện tích rừng cung ứng DVMTR .................................. 44
Bảng 3.4. Nguồn thu chi trả DVMTR từ năm 2013-2016 .............................. 45

Bảng 3.5. Mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa điểm nhiên cứu...... 46
Bảng 3.6. Diễn biến đất có rừng của KBTTN Mường Nhé ............................ 47
Bảng 3.7. Tác động đến nguồn lực con người ................................................ 53
Bảng 3.8. Tác động đến nguồn lực tự nhiên ................................................... 56
Bảng 3.9. Tác động đến nguồn lực tài sản vật chất ........................................ 57
Bảng 3.10. Tác động đến nguồn lực tài chính ................................................ 59
Bảng 3.11. Tác động đến nguồn lực xã hội .................................................... 60
Bảng 3.12. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR
đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng ...................................... 62


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô phỏng các lợi ích ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bên tham gia . 16
Hình 1.2. Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường ......................... 17
Hình 1.3. Khung sinh kế bền vững của DFID ................................................ 10
Hình 3.1. Vị trí Khu bảo tồn ........................................................................... 38
Hình 3.2. Thảm thực vật của Khu BTTN Mường Nhé ................................... 48
Hình 3.3. Sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến năm nguồn lực
sinh kế cộng đồng vùng đệm KBTTN Mường Nhé ....................... 63


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng có tác dụng rất lớn đối với sự tồn tại, phát triển của các sinh vật
trên trái đất, đặc biệt là con người. Từ xưa đến nay, rừng không chỉ là nơi trú
ngụ, cung cấp các loại thức ăn và các lâm sản khác... cho con người mà nó
còn đóng vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc bảo vệ môi trường,
điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái và bảo tồn nguồn gen. Tuy nhiên với sự

phát triển mạnh mẽ của xã hội thì nền kinh tế nước ta hiện nay cũng thay đổi
từng ngày theo chiều hướng đi lên. Những thay đổi đó diễn ra ở các ngành
nghề khác nhau, các lĩnh vực khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu
cầu của con người ngày càng cao hơn. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải
nghiên cứu phải cân nhắc khi thiết kế xây dựng một chương trình bất kỳ nào
đó phải đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế với các lợi ích môi trường.
Chính thức bắt đầu thực hiện toàn quốc từ ngày 01/01/2011 theo Nghị
định 99/2010/ NĐ-CP ngày 24/9/2010, chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng được đánh giá là một chính sách cột mốc, đi vào cuộc sống nhanh, hiệu
quả và được các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương, bao gồm cả người
dân, ủng hộ và tham gia tích cực.... với những thay đổi to lớn so với cách tiếp
cận quản lý lâm nghiệp truyền thống của Việt Nam trước đây. Sau gần 5 năm
thực hiện, chính sách chi trả DVMTR được đánh giá là một trong những
chính sách nổi bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam. Tại hội nghị tổng kết 70
năm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (tháng 11/2015), chính sách
này được ghi nhận là một thành tựu nổi bật của ngành lâm nghiệp giai đoạn
2011 - 2015[9].
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé được thành lập theo Quyết đinh
số 1019/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh Điện Biên. Nằm trên
địa bàn 05 xã của huyện Mường Nhé của tỉnh Mường Nhé. Khu vực này có


2
hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng tây bắc, là nơi lưu trữ và cư trú của
nhiều loài động, thực vật quí hiếm. Theo số liệu thống kê của, KBTTN
Mường Nhé có nhiều tính đa dạng sinh học về động thực vật độc đáo, có 873
loài. Bước đầu được ghi nhận được 31 loài thú, 72 loài chim, 20 loài bò sát và
10 loài lưỡng cư. Trong đó 55 loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và IUCN.
Ngoài ra, nơi đây còn những danh lam, thắng cảnh có giá trị[1].
Song song với các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng

sinh học KBTTN Mường Nhé là chủ rừng (tổ chức) đầu tiên ở tỉnh Điện Biên
được triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR sau khi Nghị định
99/2010/ NĐ-CP ngày 24/9/2010 có hiệu lực. Có thể khẳng định đây là chính
sách đúng đắn, góp phần tăng thu nhập cho người trực tiếp bảo vệ rừng và
phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững
trên địa bàn các xã vùng đệm KBTTN Mường Nhé; tuy nhiên trong quá trình
triển khai thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: chưa rõ ràng về tư
cách pháp nhân của cộng đồng để tham gia các thỏa thuận về chi trả DVMTR,
do vậy làm giảm sự quan tâm của các cộng đồng địa phương tới việc bảo vệ
và phát triển rừng, chính sách về đất đai, sự tiếp cận và hưởng lợi của các đối
tượng khác nhau với chi trả DVMTR trên cùng một địa bàn, đời sống và sinh
kế của người dân chưa có sự chuyển biến rõ rệt, diện tích rừng ở các vùng
đệm, vùng chuyển tiếp khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé sự đa dạng của
thảm thực vật ở một số nơi vẫn bị xâm hại. Các áp lực gây mất rừng, suy
giảm đa dạng sinh học... vì vậy từ những thực tế trên, tôi chọn đề tài “Chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với sinh kế cộng đồng ở vùng đệm
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu,
thông qua việc tìm hiểu các hoạt động sinh kế của người dân và sự tác động
của chính sách chi trả DVMTR mà KBTTN Mường Nhé đang triển khai, thực
hiện từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao mức sống của người dân
cũng như nhận thức, trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng tại địa bàn.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×