Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ HÒA

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ
TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ HÒA

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ
TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60-62-01-15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐIỀN

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất
phát từ tình hình thực tế của công tác sản xuất chè tại huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ.
Ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hòa


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất chè tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các quý thầy cô
khoa Kinh tế và phát triển nông thôn của Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS.Trần Văn Điền.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các

đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Huyện
Ủy, UBND và các phòng ban chuyên môn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã
tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi
thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hòa


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây chè .................................................. 5
1.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất cây chè .............................................. 5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè .............................................. 10
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ................................................................. 17
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế .................................................................. 17
1.2.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá ................................................... 21

1.2.3. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế ........................ 22
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây chè ............................................. 27
1.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới .......................................................... 27
1.3.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới ........................................................... 28
1.3.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam và phương hướng phát
triển đến năm 2020 .................................................................................... 29
1.3.4. Những lợi thế và khó khăn trong sản xuất chè của Việt Nam .................. 33
1.3.5. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở Phú Thọ ........................... 35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 42
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 42


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 42
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 42
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 42
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 42
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 43
2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 43
2.4.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................. 44
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 46
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ........... 46
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh .......................................................... 46
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Phù Ninh ............................................ 48
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè huyện Phù Ninh .................................... 54
3.2.1. Tình hình chung về sản xuất chè huyện Phù Ninh.................................... 54
3.2.2. Thực trạng phát triển chè theo đánh giá của các hộ trồng chè .................. 59
3.2.3. Những hạn chế trong sản xuất cây chè của các hộ trên địa bàn huyện
Phù Ninh.................................................................................................... 67

3.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất chè cho huyện Phù Ninh - tỉnh
Phú Thọ ..................................................................................................... 68
3.3.1. Phương hướng phát triển cây chè giai đoạn 2017 - 2020 ......................... 68
3.3.2. Các giải pháp phát triển cây chè huyện Phù Ninh .................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 76
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

ĐVT

Đơn vị tính

2

PTNT

Phát triển nông thôn


3

QLĐA

Quản lý đề án

4

TTNT

Thị trấn nông trường

5

GO/ha

Tổng giá trị sản xuất/ héc ta

6

VA/ha

Giá trị gia tăng/ héc ta

7

GO/IC

Tổng giá trị sản xuất / chi phí trung gian


8

VA/IC

Giá trị gia tăng / chi phí trung gian

9

GO/lđ

Tổng giá trị sản xuất / lao động

10

VA/lđ

Giá trị gia tăng / lao động


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.

Cơ cấu kinh tế huyện Phù Ninh giai đoạn 2014-2016 .................. 49

Bảng 3.2.

Thu, chi ngân sách trên địa bàn Huyện .................................................... 50

Bảng 3.3.


Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phù Ninh Giai đoạn 2014-2016 ..... 51

Bảng 3.4.

Tình hình dân số và lao động huyện Phù Ninh 2014-2016 ............ 53

Bảng 3.5.

Diện tích chè của huyện Phù Ninh qua 3 năm 2014-2016 ............. 54

Bảng 3.6.

Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của huyện Phù Ninh
qua 3 năm 2014-2016.....................................................................................55

Bảng 3.7.

Sự phát triển làng nghề, HTX, trang trại chè tại huyện Phù Ninh ....... 55

Bảng 3.8.

Kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật giai đoạn 2014-2016 trên
địa bàn huyện Phù Ninh .................................................................... 57

Bảng 3.9.

Các hình thức tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Phù Ninh ............ 58

Bảng 3.10. Thông tin chung về hộ trồng chè .................................................... 59

Bảng 3.11. Tình hình nhân lực của hộ .............................................................. 60
Bảng 3.12. Số lượt người lao động tham gia đào tạo ........................................ 61
Bảng 3.13. Phương tiện sản xuất chè của các hộ .............................................. 62
Bảng 3.14. Tình hình đất sản xuất nông nghiệp trung bình một hộ .................. 63
Bảng 3.15. Giá trị sản xuất chè của hộ theo giống chè ................................... 63
Bảng 3.16. Chi phí sản xuất bình quân trên 1 ha chè kinh doanh ..................... 65
Bảng 3.17. Kết quả sản xuất chè của hộ............................................................ 66
Bảng 3.18. Các khó khăn hạn chế của hộ trồng chè ......................................... 67
Bảng 3.19. Kế hoạch phát triển cây chè huyện Phù Ninh giai đoạn 2017 -2020 .... 68
Bảng 3.20. Kế hoạch trồng lại chè giai đoạn 2017 - 2020 .......................................... 68
Bảng 3.21. Kinh phí hỗ trợ phát triển chè tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 -2020......... 69


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè - (Camellia sinensis) là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và
Á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cây chè đã được trồng ở
cả những nơi khá xa với nguyên sản của nó. Trên thế giới, cây chè phân bố
từ 42 vĩ độ Bắc đến 27 vĩ độ Nam và tập trung chủ yếu ở khu vực từ 16 vĩ
độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam.
Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ biến trên thế
giới, tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu á như: Trung Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam... Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cafê, ca cao,
có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích
thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, chữa được một số bệnh
đường ruột. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng
chống phóng xạ, điều này đã được các nhà khoa học Nhật bản thông báo
qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là

một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm, qua việc giám sát thống kê nhận thấy
nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường
xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung
quanh không có chè (Lê Tất Khương, 2000) [2]. Chính vì các đặc tính ưu
việt trên, chè đã trở thành một sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế
giới. Hiện nay, trên thế giới có 58 nước trồng chè, trong đó có 30 nước
trồng chè chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu tiêu thụ chè
trên thế giới ngày càng tăng (Nguyễn Hữu Khải, 2005) [1]. Đây chính là lợi
thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp
cho cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, cây chè


2
cho năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc
làm cũng như thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh
trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác,
nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước,
thì cây chè đang được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của
khu vực trung du miền núi.
Phú Thọ là một tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp là chính.
Trong sản xuất nông nghiệp thì cây chè là một cây trồng truyền thống và
được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ.
Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, đã góp phần
quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết nguyên liệu cho các
cơ sở chế biến của tỉnh, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh
tế của địa phương.
Hiện nay, Phú Thọ có 16.584 ha chè, được trồng tập trung chủ yếu ở
huyện Phù Ninh, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Thanh Sơn... chiếm
khoảng 12% diện tích chè và xếp thứ 4 cả nước, đạt năng suất bình quân 72

tạ/ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt gần 117.000 tấn (Phòng thống
kê huyện Phù Ninh, 2016) [4]. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa
phương, thì việc sản xuất, chế biến kinh doanh chè còn bộc lộ nhiều tồn tại,
yếu kém. Một số những điểm yếu kém như: Chậm phát hiện, thiếu giải
pháp kiên quyết, đồng thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong
chương trình trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ chè. Ngoài ra, hầu hết chè
của Phú Thọ phải bán qua nhiều thị trường, nhiều cấp nên lợi nhuận thấp;
chất lượng tốt, xấu lẫn lộn khó kiểm soát.
Phù Ninh là một trong những huyện trọng điểm chè của tỉnh. Theo
đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện thì cây chè là cây cho thu
nhập tương đối cao và ổn định so với các cây trồng khác… Vậy tại sao diện


3
tích trồng chè chưa được mở rộng như tiềm năng đất đai vốn có, tại sao
năng suất, chất lượng và giá cả chè của huyện còn thấp so với tiềm năng
thế mạnh của vùng. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn
mang tính nhỏ lẻ thủ công, dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc sử dụng
phân bón chưa hiệu quả, cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống chè
trồng bằng hạt năng suất, chất lượng còn thấp, nhiều vùng trong huyện chè
ngày một xuống cấp đang rất cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền
có liên quan.
Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy
rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất - chế biến tiêu thụ chè của vùng, vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất chè tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” sẽ góp
phần giải quyết các vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây chè, cơ sở
lý luận về hiệu quả kinh tế.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển, sản xuất chè ở huyện Phù Ninh, từ

đó xác định những điểm mạnh và khó khăn trong sản xuất chè của các hộ trên
địa bàn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất
chè trên địa bàn huyện Phù Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: đề tài có những đóng góp về mặt lý luận khi hệ
thống hóa và làm rõ được những lý luận về phát triển cây chè bao gồm khái
niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây
chè. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về
sản xuất chè tại ở Việt Nam.


4
- Ý nghĩa thực tiễn: thông qua phân tích thực trạng tình hình phát triển
cây chè và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây chè trong các năm qua,
làm sáng tỏ các vấn đề kinh tế - xã hội đến việc phát triển cây chè, luận văn sẽ
là tài liệu hữu ích giúp cho một số ban ngành của huyện Phù Ninh và tỉnh Phú
Thọ, lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất chè, hộ nông dân trồng chè tham
khảo và cùng tham gia vào phát triển cây chè, đưa cây chè trở thành một trong
những lĩnh vực phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×