Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO hỏi đáp về các LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THĂNG LONG hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.69 KB, 89 trang )

HỎI ĐÁP VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THĂNG LONG – HÀ NỘI
Thăng Long - Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều làng nghề nhất của cả nước. Nhiều làng nghề của Hà Nội phản ánh những trang lịch sử,
kinh tế, văn hoá... quan trọng của dân tộc ta trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Do vậy, giá trị của những làng nghề Hà Nội không chỉ có ý
nghĩa to lớn với người dân Thủ đô hôm nay và mai sau, mà nó còn có ý nghĩa với đồng bào cả nước và bè bạn quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế việc bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát huy tiềm năng, sức mạnh của các làng nghề Thăng Long Hà Nội có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, các làng nghề Hà Nội ngày càng cần hơn sự quan tâm của đồng
bào Thủ đô, của nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế trong quá trình bảo tồn, sử dụng... để ngày càng phát huy giá trị to lớn của nó trong đời sống, góp
phần tích cực vào thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước trong thời kỳ mới.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THĂNG LONG – HÀ NỘI
Câu hỏi 1: Vị trí địa lý, chính trị, kinh tế... của Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử?
Trả lời:

Hà Nội được coi là Thủ đô thiên nhiên của châu thổ sông Nhị, của miền Bắc Việt Nam. Các mạch núi Tây Bắc, Việt Bắc đều dồn về đây (Ba Vì, Tam
Đảo), các dòng sông cũng dồn về đây để rồi tỏa ra thế "chúng thủy triều đông". Các cụ xưa đã dạy: "hội nhân như hội thủy", đấy là khu "đất lành chim đậu",
là mảnh "đất thiêng", xứng đáng là "Thượng đô của cả nước", "của muôn đời" (Chiếu dời đô).
Từ trước thế kỷ 3 - 4, nội thành Hà Nội và vùng ven đô là những làng quê thuộc bộ (hay bộ lạc) Tây Vu đời Hùng Vương và Thục Phán, là huyện Tây Vu
và Phong Khê thời thuộc Hán, huyện Vũ An thời thuộc Ngô (thế kỷ 3) và huyện Nam Định thuộc Tấn (thế kỷ 4). Tới giữa thế kỷ 5, từ địa vị một làng, Hà
Nội cổ trở thành huyện thời Hiếu Vũ Đế nhà Lưu Tống (454 - 456) Tống Bình. Cái tên Tống Bình đã đánh dấu một thời kỳ đen tối bị phụ thuộc vào phương
Bắc. Rồi thế kỷ 6, Hà Nội lại trở thành một châu (Tống châu). Lý Nam Đế với con mắt tinh đời không đóng đô ở đất Thái Bình quê nhà, năm 544 đã dựng
đô ở Hà Nội ngày nay, lập nước Vạn Xuân để mở đường cho các triều đại Lý, Trần, Lê sau này; xây chùa Khai Quốc (nay là Trấn Quốc), dựng điện Vạn Thọ
và đắp một tòa thành ở cửa sông Tô Lịch (năm 545) để ngăn chặn quân xâm lược nhà Lương.
Hà Nội - Tống Bình thời đó khá đông đúc, Giao Châu có 55 hương thì Tống Bình chiếm 11 hương với dân cư cả nội ngoại thành là 11 vạn. Con số 40
vạn gian nhà trong nội thành Đại La đã gợi cho ta một ý niệm về số dân Hà Nội đương thời. Thế rồi đến thế kỷ 7 - 8, Hà Nội đã trở thành một "An Nam đô
hộ phủ" có thành và có thị. Nó là một đô thị hiếm hoi của đất Việt và Đông Nam á, nó là một kẻ Chợ của hàng ngàn kẻ quê thôn dã.


Do nhận ra được vị thế ưu việt của mảnh đất Hà Nội, đưa nó lên một vị trí lịch sử, công lao đầu tiên ấy thuộc về Lý Bí - người đứng đầu nhà nước Vạn
Xuân thế kỷ 6. Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn vì mưu toan nghiệp lớn, tính kế "muôn vạn đời" đã quyết định dời đô, đổi tên Đại La thành
Thăng Long, giữ vị trí là kinh đô của cả nước. Thế là từ một làng nhỏ ven sông Tô, trải qua thành Vạn Xuân (thời Tiền Lý), thành Tống Bình - Đại La (thời
Tùy Đường), đầu thế kỷ 11, Thăng Long đã trở thành một vùng dân cư tập trung và cơ sở ban đầu của thành phố Hà Nội.
Câu hỏi 2: Sự xuất hiện làng nghề Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội như thế nào?


Trả lời:

Bên ngoài cấm thành (nơi đầu não của Nhà nước trung ương tập quyền gồm đền đài cung điện), là những làng xóm nông nghiệp, những phố phường thủ
công, thương nghiệp và những bến chợ tấp nập, đông vui. Không có tài liệu nào ghi chép dân số Thăng Long thời Lý là bao nhiêu, song có lẽ phải tới con số
hàng vạn. Bởi ngoài những người gốc gác ở đây phải kể đến hoàng tộc, quan lại, sư sãi, nô tỳ… Riêng quân lính trong đội Điện tiền cấm quân, trên trán có
thích chữ "Thiên tử quân", làm nhiệm vụ bảo vệ cấm thành (khoảng 3.200 người). Đó là chưa kể người bốn phương tụ họp lại bởi những hoàn cảnh và lý do
khác nhau; hoặc là đi theo người trong họ mình, làng mình ra kinh đô ở vì có công ích, đi làm quan, hay đi học, hoặc phải đi ra hành nghề theo lệnh của triều
đình như dân Đông Các, Ngũ Xã; hoặc đi tìm kế sinh nhai như phần lớn dân ở các phường phố, thôn trại Hà Nội. Việc di cư của dân các làng xã như thế kéo
dài đến thế kỷ 19, ví như ba họ Tống, Nguyễn, Lê từ vùng Thanh - Nghệ ra ở làng Trung Phụng, người Giói Tó (Bắc Ninh) ra lập phố Hàng Mành, người
Đào Quạt (Hưng Yên) ra mở phố Hàng Quạt… Sự biến động dân cư này được Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tả rõ trong: Thượng kinh ký sự: "… Mọi
người đua nhau dồn về quanh kinh đô, cố nhanh chân rảo bước như tranh nhau đến thành nước Yên ngày xưa vậy".
Thăng Long xưa cũng giống như các thành thị phương Đông, tuy có phân biệt với nông thôn nhưng không tách biệt khỏi nông thôn. Chạy dọc theo bờ
sông Hồng và bao quanh Hồ Tây là vùng đất bãi rất thích hợp với nghề trồng dâu nuôi tằm. Dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt
lụa. Bên Hồ Tây còn có trại tằm tang, thời Lý nhà vua đày các cung nữ bị tội đến đây làm lao dịch. Công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông đã xin cha ra
đây để dạy các cung nữ chăn tằm dệt vải. Đến nay dấu tích của bến trúc Nghi Tàm, nơi các cung nữ giặt lụa, vẫn còn đó. Sau khi công chúa qua đời, người
dân lập chùa Kim Liên trên nền cung Từ Hoa, phường Tích Ma (tên trại tằm tang đời Trần), phường Nghi Tàm.
Phía tây - bắc Thăng Long là ruộng "quốc khố" của Nhà nước trên địa bàn Cảo xã (nay thuộc xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm). Những tội nhân bị đày đến đây gọi là
"cảo điền hoành" phải làm việc vất vả và nộp tô rất nặng. Ruộng hạng thấp nộp 680 thăng/mẫu, hạng hai nộp 400 thăng/mẫu, hạng ba 100 thăng/mẫu…
Đó là chưa tính đến những nếp sống, thói quen, nghề nghiệp, rồi những sinh hoạt tín ngưỡng, hội hè… mà người bốn phương từ làng quê mình ra đất
kinh kỳ khiến cho thành thị Thăng Long - Kẻ Chợ mang đậm dấu ấn của kẻ quê thôn dã xóm làng.


Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế thì đặc trưng của thành thị, của Thăng Long không phải là nông nghiệp, mà là thương nghiệp và thủ công nghiệp. Do nhu
cầu của xã hội (vua quan, binh lính, thị dân), do vị trí làm ăn buôn bán thuận tiện, thợ thủ công và thương nhân các nơi đổ về Thăng Long, phường thủ công
và phố xá xuất hiện khá nhanh. Khu vực đông - bắc lấy Cửa Đông làm giới hạn là khu thương mại lớn nhất của Thăng Long. Cửa Đông xưa ở trước phố
Hàng Buồm ngày nay mà dấu tích còn lại là đình Cửa Đông ở số 8 Hàng Cân và chùa Cửa Đông ở số 38b Hàng Đường. Nơi đây tấp nập phố phường, chợ
búa trên bến dưới thuyền (bến cảng sông Tô - Giang Khẩu và bến Triều Đông - Hòe Nhai). Các nghề thủ công tuy nằm rải rác ở nhiều phố phường nhưng
tập trung hơn cả vẫn là khu Đông và Tây với các nghề giấy, dệt, gốm, nhuộm, rèn, mộc… Xen cạnh các phố nghề, phường nghề là xưởng thủ công của Nhà
nước do bộ Công quản lý như xưởng đóng thuyền, xe kiệu, rèn vũ khí, đúc tiền,…
Cùng với bộ phận dân cư các phường nghề, phố nghề, chợ bến ngày càng phát triển, năm 1230, nhà Trần hoạch định lại, chia Thăng Long thành 61

phường. Tuy nhiên tư liệu chưa cho ta biết đầy đủ đó là những phường nào mà chỉ ghi lại một số tên phường như Cơ Xá, An Hoa, Giang Khẩu, Phục Cổ,
Tây Nhai… Có lẽ triều đại Lý - Trần đã hành chính hóa đơn vị kinh tế phường (hội) để tiện quản lý. Dẫn chứng là ở ngoại thành Hà Nội có một xóm tên gọi
là xóm Hàng Quang và phường Hàng Quang. Vậy việc đồng nhất tên gọi xóm và phường như vậy hẳn phải có nguyên do của nó. Xưa kia xóm này đã có tổ
chức phường hội, họ chuyên mua tre nứa, song mây từ bến Chèm về làm quang, đan lạt.
Sự phát triển của Thăng Long đã ảnh hưởng không nhỏ tới những vùng xung quanh. Một số làng ven đô đã hình thành những làng nghề thủ công, trong
đó có làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm). Thời Trần (1274), Thăng Long cũng tiếp nhận khá nhiều thương nhân và cư dân nước ngoài đến buôn bán. Ba mươi
thuyền Trung Quốc được nhà Trần cho mở chợ, lập phố buôn bán ở phường Mai Tuân. Những thương nhân người Hồi Hột, người Nam Dương, người Hoa
ra vào tấp nập. Điều này tạo cơ hội cho các nghề thủ công có thị trường trao đổi và tiêu thụ.
Thế kỷ 15 (1406), nhà Lê đặt kinh đô thành phủ Trung Đô gồm hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Năm 1469, phủ Trung Đô đổi thành phủ Phụng
Thiên gồm hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, mỗi huyện có 18 phường. Vậy là Thăng Long đời Trần có 61 phường, Thăng Long (Đông Kinh) thời Lê
rút lại còn 36 phường. Con số 36 phố phường Hà Nội bắt đầu từ đây.
Thực ra, phường lúc này vừa là một đơn vị hành chính cơ sở (như xã) vừa là tập hợp những người cùng hành nghề.
Dân cư của 36 phường Đông Kinh làm ăn buôn bán rất sầm uất, đặc biệt là những phố phường thủ công: Phường Tàng Kiếm (Hàng Trống?) làm kiệu,
áo giáp, đồ đài, mâm võng, dù, lọng…; phường Yên Thái (Bưởi) làm giấy; Phường Thụy Chương (Thuỵ Khuê) và phường Nghi Tàm dệt vải thô và lụa;
phường Hà Tân (sau gọi là Giang Tân) nung vôi; phường Hàng Đào nhuộm điều; phường Tả Nhất (cuối phố Huế?) làm quạt; phường Đồng Nhân bán áo
diệp. Đồ cống có gấm, đồ thêu, hương xạ cùng ba loại kim (vàng, bạc, đồng).


Bao quanh và đan xen vào những phố phường là màng lưới chợ phong phú và đa dạng. Có những chợ nổi tiếng như chợ Cầu Đông, chợ Đông Thành,
chợ Bạch Mã hay chợ Đông, chợ Hoàng Hoa hay chợ Tây, chợ Quyến, chợ Đinh… Lại có những chợ phiên để thợ thủ công hay cả người buôn hàng "tấm"
đến đó mua bán. Hãy thử xem lịch trình của các phiên chợ tơ lụa:
- Ngày mùng 1 và mùng 6 âm lịch: chợ Hàng Ngang và Hàng Đào.
- Ngày mùng 2 và mùng 7: chợ đình Vạn Phúc.
- Ngày mùng 3 và mùng 8: chợ làng La Khê.
- Ngày mùng 6 và mùng 10: chợ Cầu Đơ.
Trong sách Phố phường Hà Nội xưa, tác giả Hoàng Đạo Thuý đã mô tả cảnh mua bán nhộn nhịp của Hàng Đào như sau: "Cứ sau hôm chợ Cầu Đơ một
ngày tức là ngày mùng 1 và mùng 6 thì đến phiên chợ hàng Tơ. Hàng Đào hôm ấy nhộn nhịp. Người các làng La Cả, La Khê ra bán the. Người Đại Mỗ đem
bán cấp, lụa, đũi. Các loại gấm vóc thì phải thửa ở Vạn Phúc. Làng Tây Hồ, làng Bưởi đem lĩnh đến…".
Sản xuất thủ công nghiệp giai đoạn này khá sôi động, thể hiện qua nhịp độ mua bán sản phẩm tại các phố phường hay phiên chợ. Thế kỷ 17, người ta đã ví
chợ Thăng Long như những ngày hội, ai nấy đều bị chen lấn, vướng chân tứ phía, nên phải mất rất nhiều thì giờ mới đi được một quãng ngắn.

Chính kết quả của những hoạt động thủ công đã làm cho kinh tế Thăng Long tăng trưởng một cách đáng kể, xứng đáng là một thành thị lớn của cả nước.
Có điều, phố phường Thăng Long đến thế kỷ 18, từ một số ít bán đồ ăn thức uống như phố Hàng Bún, Hàng Cháo, Hàng Mắm, Hàng Rươi, Hàng Giò
còn hầu hết là bán sản phẩm thủ công phục vụ cho vua quan và đông đảo dân chúng. Trong cuốn sách Miêu thuật vương quốc Đông Kinh, S.Baron đã nhận
xét về Hà Nội thế kỷ 18 như sau: "Tất cả các thứ hàng bày bán ở đô thị đều bán riêng ở từng phố, mà mỗi phố lại dành cho một, hai hay nhiều làng, mà
chỉ



những

người

làng

ấy

mới

được

phép

mở

cửa

hàng

tại đấy".
Phải chăng đây là một đặc thù khiến cho phố phường Hà Nội có nét riêng khác hẳn các đô thị châu Âu và trong khu vực. Nguyên nhân dẫn đến hiện

tượng trên sẽ được nói kỹ ở phần sau. Song qua đây, một lần nữa có thể thấy rõ sự hình thành các làng nghề, phố nghề đã thể hiện trình độ phân công lao
động xã hội, thủ công nghiệp dần tách khỏi nông nghiệp (tuy tiến độ chậm chạp) và do đó, kinh doanh thủ công là thành phần kinh tế quan trọng tăng cường
cho đô thị. Xét cho cùng, về hình thức, kinh tế làng nghề ở Việt Nam nói chung và Thăng Long nói riêng vẫn là hàng nông - thủ công - thương nghiệp.


Vì nông nghiệp là yếu tố quan trọng nên tâm lý tiểu nông ở các phường thợ rất nặng nề, đây sẽ là trở ngại lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Nhận xét của S.Baron về phố phường Hà Nội quả là chính xác. Tư liệu tuy không thật đầy đủ, song đến nay ta vẫn còn biết về Hà Nội 36 phố phường
gắn với những nghề thủ công truyền thống. Trong số hơn 300 phố của Hà Nội hôm nay và 36 phố phường của Hà Nội xưa chắc hẳn không phải mỗi phố
tương ứng với một phường hay mỗi phường là một phố. Hơn nữa, năm tháng đắp đổi, mỗi phố xưa bắt đầu bằng chữ "Hàng" gắn với một loại hàng thủ công
nào đó thì nay đã thay đổi, theo cuộc sống mới đi lên. Nhưng dẫu sao người Hà Nội hôm nay và cả mai sau vẫn cần nhớ và cần biết đến những phố xưa mà
mỗi tên phố đều gợi nhớ một quá khứ hào hùng của dân tộc, gợi nhớ những sản phẩm độc đáo hội tụ tài khéo léo của trăm nghề, trăm vùng.

Làng gốm bát Tràng
Câu hỏi 3: Làng gốm Bát Tràng ra đời như thế nào?
Trả lời:

Khoảng 50 năm về trước, nếu ai có dịp đến thăm làng Bát Tràng hẳn sẽ thấy đôi câu đối viết trên cổng làng:
Lưỡng giới giang sơn đồ họa nhập
Trùng môn yên nguyệt thái bình khai
(Hai bên bờ sông đường vào làng như tranh vẽ
Khói lấp mặt trăng cổng làng mở ra cảnh thái bình).
Chỉ với 14 chữ mà địa thế làng Bát Tràng hiện ra một cách tài tình, có lối đi vào cổng làng, có khói lò gốm ngày đêm lan toả che cả mặt trăng. Tác giả
câu đối này là cụ Giải nguyên Nguyễn Mộng Bạch, chính người làng Bát Tràng.
Xã Bát Tràng hiện nay gồm hai làng Bát Tràng và Giang Cao gộp lại, là 1 trong 31 xã của huyện Gia Lâm, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh; từ năm 1961
thuộc ngoại thành Hà Nội. Vậy tên gọi làng Bát Tràng có tự bao giờ? Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại vụ lụt lội xảy ra vào tháng 7 năm Nhâm Thìn,
niên hiệu Thiệu Phong thứ 12 (1352): "Nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát - Khối, lúa má bị ngập… châu Khoái, châu Hồng… hại nhất".
Đê Bát - Khối, chính là đê Bát Tràng và Cự Khối, đều thuộc địa phận huyện Gia Lâm.
Vào tháng 12 năm Bính Thìn, niêu hiệu Long Khánh thứ 4 (1376), sử chép việc vua Trần Nhân Tông mang 12 vạn quân đi qua "bến sông xã Bát". Theo
Đào Duy Anh, xã Bát chính là xã Bát Tràng.



Có lẽ từ nửa sau thế kỷ 14 đã xuất hiện tên gọi xã Bát trong đơn vị hành chính. Còn nếu căn cứ theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi soạn vào giữa thế
kỷ 15 thì Bát Tràng chắc chắn đã có tên gọi từ thời Lê sơ.
Quá trình thành lập làng xã Bát Tràng dường như liên quan đến sự tụ cư và chuyển cư được diễn ra một thời gian khá dài. Tương truyền đầu tiên là
những người thợ thuộc họ Nguyễn Ninh Tràng (Trường) từ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa), nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử di cư ra.
Tiếp đó là dân làng Bồ Bát (Bồ Xuyên, Bạch Bát) thuộc Ninh Bình cũng di chuyển ra. Các cụ già truyền lại rằng, lúc đầu có năm cụ thuộc các dòng họ
Lê, Trần, Vương, Phạm, Nguyễn, đem gia quyến đến vùng có 72 gò đất trắng này lập nghiệp. Họ sống quần tụ với những người dòng họ Nguyễn Ninh
Tràng, lập thành phường sản xuất gốm, gọi là Bạch thổ phường. Nghề gốm ngày một phát triển, số gia đình ở Bồ Bát kéo ra ngày một đông, nhiều nhất là
vào giai đoạn Lê Trung Hưng. Tới lúc này, ở Bát Tràng đã có 20 dòng họ khác nhau. Đình Bát Tràng hiện còn giữ đôi câu đối ghi dấu việc chuyển cư này.
Phiên âm:
Bồ di thủ nghệ, khai đình vũ
Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần
Dịch nghĩa:
Đem nghề nghiệp từ làng Bồ ra, xây dựng đình miếu
Lòng dân thành kính tựa hương lan dâng cúng thánh thần.
Cho
đến
hôm
nay,
rất
nhiều
người
dân
Bát
vẫn thuộc lòng bài "Bát Tràng phú", có thể xem như một bức tranh sinh động, khắc họa về mảnh đất và con người làng Bát:
Nước Việt, tỉnh Ninh, huyện Gia, làng Bát
- Xem dương cơ cũng lịch sự thay - so nhân vật cũng phong lưu rát (thật).
- Quanh co dòng tốn thuỷ, cõi đông nam một dải đầm sen - Trập trùng án càn sơn, phía tây bắc mấy lần bãi cát.
- Nối đuôi nhà ngói, lớp trước lớp sau, liền cánh tường vôi như tri, như trát.

- Đất thiêng này lắm người hiền, vận đỏ có nhiều kẻ phết (phất).
- Kẽ ngạch liền bên chúa, uy quyền tiếng sấm rầm vang. Dài tay vớt lên trời, tiền của nước sông lưu loát.
- Nhà chập cheng tiếng ngựa xe - cửa thấp thoáng bóng tàn, bóng quạt.
- Văn cùng vũ nổi danh ngoài nước, quan sang rạng rỡ, lẫy lừng; công với thương nức tiếng trong làng, hàng đắt rộn mù, xô xát.

Tràng


Nắm
gót,
rong
mọi
anh,
chan chát.

hòn
ngựa
quyền

đã
bàn
tạo

các
bước
hóa


chạy
trong


các
ve

chị,
ve.
tay

vỗ

cuộc
Dùi
đùi

vần
lỗ

thì
gỗ,

xoay
mọi
tiếng

dưới
chú
đua

- Lò chen chúc anh em bạn hữu, quanh năm tuôn vẻ khói đen xì. Bát no nê con cái vợ chồng, các thức đất màu men trắng toát.
- Buổi trưa, buổi sớm chợ lắm cá rau; chạn thấp chạn cao bên dềnh gỗ lạt.

- Bà con xa gần lắng mà nghe hát
Câu hỏi 4: Huyền thoại về cụ tổ làng nghề Bát Tràng như thế nào?
Trả lời:

Từ xa xưa đã có một huyền thoại truyền khẩu trong nhiều thế hệ người làng Bát Tràng rằng: Vào thời Trần (thế kỷ 13-14) có ba vị đỗ Thái học sinh
(ngang với tiến sĩ triều Lê - Nguyễn) được triều đình cử đi sứ Bắc quốc là Hứa Vĩnh Kiều (người Bát Tràng), Đào Trí Tiến, (người làng Thổ Hà) và Lưu
Phương Tú (người làng Phù Lãng). Sau khi hoàn tất công việc ngoại giao, trên đường về nước, qua vùng Thiều Châu, gặp bão lớn, họ phải dừng lại nghỉ.
Nơi đó có xưởng gốm Khai Phong, ba ông bèn học lấy nghề gốm rồi đem về nước truyền bảo cho dân quê mình. Do vậy mà làng Bát Tràng chuyên chế các
hàng gốm men có sắc trắng, làng Thổ Hà chuyên chế các hàng gốm men có sắc đỏ, còn làng Phù Lãng thì chế các hàng gốm men có sắc vàng thẫm.
Trong dân gian lại có câu chuyện nội dung tương tự như thế, duy chỉ có hai chi tiết kể khác đi. ấy là thời điểm ba vị đi sứ là cuối thời Lý (đầu thế kỷ 13)
và tên vị thứ nhất là Hứa Vĩnh Cảo (vì chữ Cảo và Kiều giống nhau). Cốt lõi thực của câu chuyện này ra sao? Về tên họ, chức tước của ba vị này cũng chưa
có điều kiện xác định được. Vả lại, tới nay cũng không có ai ở Bát Tràng thừa nhận Hứa Vĩnh Cảo là ông tổ nghề mình.
Cũng dựa vào truyền thuyết, nhưng không biết căn cứ vào đâu mà trong cuốn sách Bàn về người Bắc Kỳ, một nhà nghiên cứu nước ngoài là Dumouchier
lại cho rằng: người dạy truyền nghề làm gốm ở nước ta là một thợ Trung Quốc tên là Hoàng Quảng Hưng. Có lẽ ông ta định cư tại làng An Khê, tỉnh Hải
Dương và từ làng này đã chuyển đến Bát Tràng, Phù Lãng, rồi đến Thổ Hà vào năm 1465, dưới triều Lê Thánh Tông. Nhưng kết quả điều tra sử học và khảo
cổ học Việt Nam cho thấy: ở Thổ Hà không có miếu thờ Hoàng Quảng Hưng. Lịch sử lập làng của Thổ Hà còn khá rõ. Đây là một trung tâm sản xuất đồ
sành. Người Thổ Hà vốn di cư từ bên Quả Cảm sang, mà nay đến vùng Quả Cảm, ở đâu ta cũng gặp lớp gốm sàng tương tự Thổ Hà. Nơi đây còn có đền thờ
bà chúa Sành, một cô gái bán gốm có nhan sắc, duyên dáng, điển hình cho xứ Bắc được tuyển vào làm cung phi của vua Trần Anh Tông. Tìm hiểu thêm nữa


thì được biết, ở Thổ Hà, tấm bia cổ nhất làng có niên đại 1692 nói rằng, lúc ấy dân làng Thổ Hà chỉ có 59 mẫu đất. Thời kỳ phát đạt nhất của làng là thế kỷ
17. Cũng chỉ đến lúc này, dân làng Thổ Hà mới có điều kiện xây dựng các công trình công cộng của làng như đình, chùa, văn chỉ.
Thực ra nghề gốm ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Hiện nay, khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra những dấu vết đồ gốm thô có niên
đại cách đây trên 6.000 năm. Chuyển đến giai đoạn gốm Phùng Nguyên, Gò Mun, thời đầu các Vua Hùng, thì chất lượng gốm đã cao hơn, chắc hơn, với độ
nung 800 - 9000C. Các sản phẩm gốm trong giai đoạn này có xương gốm bước đầu được tinh luyện, kỹ thuật tạo dáng đẹp và tiện dụng hơn. Hoa văn trang
trí được thể hiện bằng các phương pháp chải, rạch, dập và in. Người thợ gốm đã loại bỏ dần những yếu tố ngẫu nhiên, bắt đầu quan tâm tới cái đẹp và công
dụng của từng chủng loại sản phẩm.
Đến giai đoạn gốm men Đại Việt (từ thế kỷ 11 trở đi) một số trung tâm gốm đã hình thành trên đất nước ta như vùng gốm Hà Bắc, Thanh Hoá, Thăng
Long, Đà Nẵng. Những sản phẩm gốm dân dụng kết hợp với nghề làm gạch ngói đáp ứng yêu cầu xây dựng chùa, tháp như chùa Phật Tích (Bắc Ninh),
Quốc Tử Giám (Hà Nội), tháp Chàm (Quảng Nam, Đà Nẵng)… Đặc biệt, ở thời Trần, có trung tâm gốm Thiên Trường Nam Định với các sản phẩm tiêu biểu

như bát đĩa, bình lọ phủ men ngọc, men nâu…
Như thế thì phải đâu có sự truyền dạy của thợ gốm Tàu mới có nghề gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà và Phù Lãng… Duy chỉ có truyền thuyết nói về việc dân
làng Bát Tràng từ Bồ Bát chuyển cư ra Bắc và định cư ở tả ngạn sông Hồng, phía dưới Thăng Long, để tiện chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm… là phù
hợp với thực tiễn lịch sử. Nghề gốm ở Bát Tràng gắn liền với quá trình lập làng. Do vậy, thời điểm chuyển cư hợp lý nhất của người Bồ Bát phải là khoảng
cuối thời Trần (thế kỷ 15) và có thể coi đó là thời điểm mở đầu của làng gốm.
Một thực tế cho thấy người làng Bát không thờ tổ nghề như các làng nghề thủ công khác. Chỉ có điều vào các dịp lễ hội thờ Thành hoàng hàng năm, dân
làng rước các bài vị đề duệ hiệu, mỹ tự của các thần ra đình tế lễ, các dòng họ được rước tổ của mình ra phối hưởng. Riêng họ Nguyễn Ninh Tràng, là họ
đầu tiên chuyển ra làng Bát, được quyền rước bát hương che lọng vàng, đi vào cửa giữa đình. Còn các họ khác lần lượt rước bát hương che lọng xanh đi hai
bên. Lễ hội làng Bát Tràng có nhiều trò chơi và những cuộc thi tài thật độc đáo. Ngoài thi nấu cỗ, đánh cờ người (mà tướng đều là các bà), làng còn tổ chức
đua tài bằng những sản phẩm tinh xảo do người thợ chế tác ra. Giải thưởng tuy không lớn nhưng đã động viên mọi người, khiến ai cũng cố gắng hết mình để
tạo ra những vật phẩm có giá trị vĩnh hằng. Ai ai cũng háo hức tham gia, họ nghĩ rằng người được giải chính là được tổ nghề ban lộc, làm ăn sẽ khá giả,
nghề nghiệp tiến triển suốt năm. Đây cũng là vinh dự vô giá để mỗi người tự nâng cao tay nghề, hẹn đến năm sau lại cùng đua khéo đua tài.
Câu hỏi 5: Vật phẩm làm nên sản phẩm gốm Bát Tràng là gì? Thợ Bát Tràng đã sử dụng những loại lò nung nào?
Trả lời:


Với đôi tay khéo léo, nhạy cảm và tài năng, người làng gốm Bát Tràng đã thổi sức sống vào những khối đất vô tri vô giác và biến chúng thành "vàng".
Theo quan niệm của người xưa, nói đến các vật phẩm bằng gốm là nói đến sự kết hợp hài hòa của ngũ hành (Kim - Mộc - Thủy - Hoả - Thổ). Kim loại
ngâm trong xương và trong men gốm, tạo ra vẻ đẹp, sự huyền bí của màu sắc. Rơm, tre, củi, gỗ tạo ra ngọn lửa, tạo ra "hoả, biến", tác nhân của sự bền chắc
trong xương gốm, màu sáng bóng rực rỡ của áo gốm. Nước hoà với đất để tạo dáng gốm, minh họa các biểu tượng của tâm hồn. Lửa là cha tạo ra phẩm chất,
sắc thái của gốm. Đất là mẹ tạo ra xương thịt của gốm. Tất cả những yếu tố đó đã tác thành nên chất lượng của sản phẩm gốm. Cầu mong sự thịnh vượng,
người thợ gốm Bát Tràng thời xưa, mỗi khi phát hỏa, nhóm lò lại thắp ba nén hương khấn cầu cho "ngũ hành" hanh thông, nghề nghiệp phát triển.
Lúc đầu, người thợ Bát Tràng khai thác đất sét trắng ngay tại chỗ. Chất liệu này đảm bảo tính dẻo, ít bã và ít phải gia cố trước khi tạo hình. Cho đến
khoảng cuối thời Lê, các gò đất sét trắng ở phường Bạch Thổ đã cạn, người thợ Bát Tràng dùng đất ở Rau (Sơn Tây), Cổ Điển (Vĩnh Phúc) và đặc biệt là đất
Dâu Canh (Đông Anh). Từ cuối thời Lê trở đi, người thợ Bát Tràng sử dụng đất sông Dâu làm nguyên liệu chính. Sau đó, họ còn sử dụng đất cao lanh Tử
Lạc và Bích Nhôi, đất sét trắng Hổ Lao và Trúc Thôn (Đông Triều). Đây là nguyên liệu để sản xuất đồ sành trắng.
Trong khâu tạo dáng đồ gốm, trước đây ở Bát Tràng phổ biến là lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay. Tuỳ theo vật dụng định làm mà người thợ dùng chân
để xoay, dùng tay để vuốt. Kết quả là họ đã tạo ra những sản phẩm đơn chiếc. Kiểu vuốt tay này hiện nay ở Bát Tràng không phải người thợ gốm nào cũng
làm được. Gần đây, tính công nghiệp của sản phẩm gốm đã được đẩy mạnh hơn khi xuất hiện các loại khuôn gỗ và khuôn thạch cao. Người thợ sáng tác ra
một mẫu nào đó gọi là cốt. Sau đó, người ta làm khuôn để sản xuất ra làng hoạt. Ưu điểm của loại hình kỹ thuật này là làm ra mặt hàng giống nhau, giá

thành hạ.
Chế tạo men gốm là một bí quyết nhà nghề. Khoảng cuối thế kỷ XIV về trước, men ngọc đã được chế tạo từ hai thành phần chính là đất sét trắng phường
Bạch Thổ và ôxit đồng dạng bột tán nhỏ. Từ thời Lê sơ trở đi (đầu thế kỷ 15), người thợ Bát Tràng đã chế tạo ra loại men gio, có màu trắng đục. Đây là loại
men được chế từ ba thành phần chính. Đất sét trắng phường Bạch Thổ, vôi sống để tở, tro dây lâu cụt và tro cây sung.
Ngoài loại men gió, người thợ Bát Tràng đã chế ra loại men nâu sô-cô-la. Men này bao gồm men gio cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxi tsắt và
ôxitmăng-gan) lấy từ Phù Lãng (Bắc Ninh).
Cũng từ thế kỷ 15, người thợ gốm Bát Tràng còn chế được men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (ôxit cô-ban), đá thối (ôxit măng-gan)
nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men này phát màu ở nhiệt độ 125 0C. Cho đến đầu thế kỷ 15, một loại men mới đã được khám phá: men rạn. Đây là loại men
được điều chế từ vôi sống, gio trấu và riêng thành phần cao lanh Tử Lạc được thay thế bởi cao lanh màu hồng nhạt lấy tại chùa Hội (Bích Nhôi, Hải Dương).
Tỷ lệ của ba thành phần này được gia giảm để tạo ra các loại men rạn khác nhau.
Bao nung được coi là một trong những khâu quan trọng của kỹ thuật nung. Chính những viên gạch vuông - sản phẩm đặc biệt của lò gốm Bát Tràng xuất
hiện là do yêu cầu của cấu trúc lò, đồng thời cũng là những bao nung sản phẩm.


ở Bát Tràng còn truyền tụng đôi câu đối ca ngợi kỹ thuật nung gốm:
Bạch lĩnh chân truyền, nê tác bảo
Hồng lô đào chú, thổ thành kim.
Nghĩa là:
Núi đất trắng truyền nghề, bùn thành vật quý
Lò rực hồng hun nặn, đất hóa nên vàng.
Giải quyết xong vấn đề xương gốm, tạo dáng men, bao nung, người thợ quan tâm đến việc chế ngự lửa. Để tạo ra nguồn lửa hữu ích, người thợ gốm Bát
Tràng không chỉ tiếp thu những điểm ưu việt của các lò gốm địa phương, mà còn không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sử dụng nhiều loại lò khác nhau. Cho
đến nay, ở Bát Tràng đã sử dụng các kiểu lò ếch (có người gọi là lò cóc), lò đàn, lò bầu và
lò hộp.
Lò ếch là một kiểu lò gốm cổ nhất ở nước ta. Nó được hoàn thiện dần nhằm tăng nhiệt độ trong lò, dung tích chứa sản phẩm và đặc biệt là hệ thống
thông khói kết hợp với việc giữ nhiệt và điều hoà nhiệt trong bầu lò. Các công trình nghiên cứu qua tài liệu khai quật khảo cổ học ở
Bắc Ninh và Hải Dương - Hưng Yên cho biết có thể phục hồi kiểu lò ếch cổ của Bát Tràng. Kiểu lò này có dáng như một con ếch nằm, dài khoảng 7m, bề
ngoài chỗ phình rộng nhất khoảng 3 - 4m. Cửa lò rộng khoảng 1m20 và cao 1m. Đáy lò phẳng, nằm ngang. Vòm lò chỗ cao nhất từ 2m đến 2m70. Bên hông
lò có một cửa ngách rộng khoảng 1m, cao 1m20 để người thợ gốm chồng và dỡ sản phẩm. Tiếp cận phía sau gáy lò có ba ống khói thẳng đứng cao khoảng
3m đến 3m50. Lò được định hình bằng gạch dân dụng (trừ vòm lò). Sau đó mặt bên trong và sàn lò được gia cố bằng một lớp sét màu hồng lấy ở Dâu Canh

hoặc Đáp Cầu, dày chừng 6cm. Trong một bầu lò được chia ra năm khu vực xếp sản phẩm: hàng dàn, hàng gáy, hàng giữa, hàng chuột chạy và hàng mặt.
Trong quá trình vận hành, người thợ đã phát hiện nhược điểm của lớp đất gia cố nên thay bằng lớp gạch mộc và vữa ghép bằng chính loại đất làm gạch.
Phát hiện ngẫu nhiên này đã tạo ra những viên gạch Bát Tràng nổi tiếng. Chất liệu chế tạo loại gạch này gồm có đất sét Đáp Cầu hoặc đất khai thác tại Dâu
Canh. Một trong hai loại đất trên trộn thêm với gạch chín vỡ đập nhỏ theo một tỷ lệ nhất định, sau đó được đóng theo kích thước 30cm x 30cm x 3,5cm đến
5cm hoặc 30cm x 15cm x 3,5cm đến 5cm.
Cho tới giữa thế kỷ 19, ở Bát Tràng đã xuất hiện lò đàn cùng kiểu với lò gốm cổ Phù Lãng (Bắc Ninh) nhưng được xây dựng với những kết cấu hoàn
chỉnh hơn nhiều và có hiệu nhiệt cao. Bầu lò sâu 9m, ngang 2,5m và cao 2,6m, được chia ra 10 bích bằng nhau. Các bích phân cách nhau bằng hai nống
(cột). Cửa lò rộng 0,9m, cao 1,2m để người thợ vào chồng lò và đỡ lò. Kế tiếp gáy lò là những buồng thu khí. Bích số 10 thông với buồng thu khí qua ba cửa
hẹp. Khói thoát ra từ bích đậu theo hai ống thu dần tới miệng. Để giữ nhiệt, hông lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. Lớp vách trong ghép bằng gạch Bát


Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. Mặt dưới của cật lò gần như phẳng còn mặt trên khung vòng lên tựa con thuyền úp. Cật lò được tạo bằng
hỗn hợp đất sét Cổ Điển trộn với gạch chín vỡ hoặc gốm vỡ nghiền nhỏ. Hai bên cật lò, từ bích 2 đến bích 9 ứng với khoảng giữa mỗi bích có hai cửa nhỏ
hình tròn đường kính khoảng 0,2m, gọi là các lỗ giòi để ném nhiên liệu vào trong bích. Riêng bích đậu, lỗ giòi rộng hơn nửa mét, gọi là lỗ đậu. Nhiệt độ lò
đàn có thể đạt được từ 1.250 0C đến 1.3000C. Sản phẩm gốm men lò đàn rất phong phú và đó chính là nguồn gốc hình thành phố Bát Đàn ở Hà Nội.
Vào khoảng năm 1930, ở Bát Tràng bắt đầu xuất hiện và đi vào hoạt động kiểu lò bầu. Lò bầu (còn gọi là lò rồng) tới nay vẫn đang được sử dụng. Lò chia
nhiều ngăn, thường có 5 - 7 bầu. Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông góc với trục tiêu của lò tựa như năm, bảy mảnh vỏ sò úp nối nhau. Vòm cuốn lò dùng
loại gạch chịu lửa. Độ nghiêng của trục lò so với phương nằm ngang từ 12 - 15 0. Lò bầu có thể tích khoảng 50 - 70m 3. Nhiên liệu chi phí từ 300 - 350kg
(trên dưới 40% là củi, còn lại là than). Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt 1.300 0C. Lò bầu có ưu điểm là có thể điều khiển nhiệt độ thích hợp theo yêu cầu của
quá trình hóa lý phức tạp của sản phẩm, cho phép nung được những loại sản phẩm lớn và có chất lượng cao.
Lò hộp mới xuất hiện ở Bát Tràng từ những năm 1970 trở lại đây. Lò có kết cấu đơn giản và chi phí ít, do vậy thuận lợi cho mọi gia đình sản xuất. Nhiên
liệu dùng đốt lò hộp chủ yếu là than cám, nên nhiệt độ trong lò khi đốt đạt tới 1.2500C. Hiện nay, Bát Tràng đã có 60 lò ga hiện đại để dần thay thế cho lò hộp
vốn vẫn còn nhiều nhược điểm.
Những thế kỷ trước đây, quy trình sản xuất của các lò gốm Bát Tràng ra sao nay không đủ tài liệu để tìm hiểu. Còn bây giờ, vào thăm xí nghiệp Bát
Tràng hay một hợp tác xã hoặc một gia đình làm gốm quy mô, ta có thể hiểu được đầy đủ quy trình làm gốm.
Câu hỏi 6: Để tạo nên một sản phẩm, người thợ gốm Bát Tràng đã phải trải qua bao nhiêu khâu?
Trả lời:

Để tạo nên một sản phẩm, người thợ gốm Bát Tràng đã phải trải qua ba khâu chính: chế đất, tạo hình, chồng và đốt lò.
Khâu chế đất


Chế đất có hai loại: chế đất làm hàng và chế đất làm bao hàng.
Chế đất làm hàng: Tuỳ theo từng loại đất, có chất đất sử dụng được ngay không phải pha chế, nghiền lọc như đất sét trắng khai thác tại phường Bạch
Thổ ở thời kỳ đầu, đất non màu vàng xám của Dâu Canh; có loại phải pha chế, nghiền lọc là đất của Đông Triều (làm hàng gốm trắng) pha chế theo tỷ lệ: 7,5
phần cao lanh, 2,5 phần sét trắng.


Trường hợp thứ nhất: Đất mua về được đổ vào tàu (bể) ngâm khoảng 3 - 4 tháng cho đất nát ra. Khi đất đã chín, người thợ chế đất dùng cuốc xới đi đảo
lại nhiều lần cho thật nhuyễn rồi vun thành từng đống, sau đó dùng nề (kéo xắt đất) mỏng từng lớp, lần lượt vào tận lõi. Trong khi xắt, gặp tạp chất như rác,
sạn… thì loại ra. Xắt xong thu đất vun thành đống, lại đảo cho thật nhuyễn rồi mới chuyển giao cho thợ vuốt hoặc in.
Trường hợp thứ hai: Đất mua về hong cho khô, đem nghiền hoặc đập nhỏ và bể đất, múc vào ngăn số 1, trộn đều với nước. Nước hoà với đất tinh khiết
cho chảy sang ngăn số 2. Khi bể đầy, người thợ để lắng, chuyển vào bể hút. Đất ở bể hút ráo đủ độ, được vò đi vò lại cho dẻo mới đưa vào vuốt hoặc in.
Đất làm bao hàng: Được lấy ở nhiều nơi, nhưng phải chọn có màu xám sẫm, trộn đều với bột gạch vỡ, nghiền nhỏ theo một tỷ lệ nhất định, dùng hỗn
hợp này đem in bao hoặc đóng gạch ghép vào ruột lò.
Khâu tạo hình

Khâu tạo hình bao gồm năm công đoạn: tạo hình, sửa hàng mộc, trang trí, làm men và sửa hàng men.
Tạo hình:

Bao gồm các thao tác: Vuốt, be, chạch, đắp nặn và in.
Vuốt: Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho nhuyễn, cuốc thành thơi để ném (bắt nẩy) cho thu ngắn lại.
Làm như vậy vài lần, đặt vào giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt. Sau đó, người thợ lại nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới định cữ đất và ra hương chủ
yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết, người thợ sẽ dùng sành dằn để định hình sản phẩm. Sản
phẩm xén lợi và bắt lợi xong thì được cắt chân đưa ra hàng vào bửng.
ở công đoạn này, người thợ là phụ nữ dùng bàn xoay quay bằng chân. Thợ nam giới dùng bàn xoay quay bằng tay, nặng đà hơn.
Trước kia, vuốt bát hoàn toàn do phụ nữ làm. Khi vuốt bát, với tư thế ngồi dùng chân đạp bàn xoay, kín đáo, họ đã phải dùng lạt khít hai gấu váy phía
trước và phía sau lại với nhau để hình thành hai ống và chân thì quấn vải như quấn xà cạp.
Do cách vận hành bàn xoay, thợ nam giới dùng bàn tay để giật bàn xoay, phụ nữ thì dùng chân để đạp. Cả hai động tác này đã gây ra sự dị dạng nghề
nghiệp của những người thợ gốm Bát Tràng. Nữ thì đi vòng kiềng (trọng tâm của cơ thể rơi vào mép ngoài của bàn chân), nam thì vai lệch và cột sống oằn
sang một bên "vặn mình xà".

Be chạch: Be chạch cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà. ống đất trước khi ra hương được lần lượt tách ra từng phần tương ứng
với mỗi sản phẩm vuốt nặn. Người thợ vừa be, vừa kéo, vừa định hình sản phẩm trên từng khoảnh đất ấy. Nhờ be chạch, người thợ đã giảm bớt động tác đặt
đất vào bàn xoay. Vuốt sản phẩm theo hình thức be chạch này chủ yếu dùng là thợ nam giới.


Đắp nặn: Hình thức đắp nặn chỉ để tạo hình cho vật phẩm không có dạng tròn xoay, chẳng hạn những sản phẩm có hình bầu dục, hình đa giác hay các
sản phẩm gốm công nghiệp. Người thợ đắp nặn ngay một sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc có thể đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm rồi chắp ghép
lại sau. Công việc đắp nặn sản phẩm chỉ dành riêng cho các nghệ nhân, thợ khéo. Loại sản phẩm chế theo kiểu này thường chỉ làm đơn chiếc, chủ yếu là để
tạo mẫu đổ khuôn thạch cao hoặc các sản phẩm để cung tiến, cống nạp trước đây.
In: Nghĩa là tạo hình sản phẩm theo khuôn gỗ (sau này là khuôn thạch cao). Để in một sản phẩm, người thợ tiến hành những thao tác sau: đặt khuôn vào
giữa bàn xoay và ghìm chặt nhờ vào các khớp và các vấu, láng một lớp bột men giả đất khô trong lòng khuôn, ném mạnh đến in sản phẩm giữa lòng khuôn
cho bám chắc chân, vét đất, lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm.
Sửa hàng mộc:

Bao gồm các thao tác: dồi, tiện và sửa.
Dồi (cũng gọi là dàn): Sản phẩm sau khi đã định hình được phơi hong cho cương tay rồi đem ủ vóc, chờ sửa lại cho hoàn chỉnh. Dồi một sản phẩm gồm
bốn động tác:
- Đặt sản phẩm trên bàn xoay, nhẹ đà người thợ vừa quay bàn xoay (dạo bàn) vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân (động tác này gọi là tắt hoặc thích).
- Dùng dùi vỗ nhẹ vào chân vóc cho đất ở chân vóc chặt lại. Động tác này cũng có tác dụng làm cho sản phẩm tròn trở lại, gọi là lừa.
- Dùng mây giang thí ngoài chân vóc, lượn bên ngoài quả góc rồi mổ trôn (khoét trôn sản phẩm).
- Dùng mây vòng áp vào thành phẩm để mặt sản phẩm chắc mặt, nhẵn và bóng.
Tiện: Những sản phẩm in bằng khuôn phải "lấy chân lượn quả, sả vách" (nghĩa là tạo eo sản phẩm) và "lấy lợi" (gọi là tiện).
Sửa: bao gồm các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách…), khoan lỗ trên các sản phẩm,
tỉa lại đường nét hoa văn và chuốt nước cho mịn mặt. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay gọi là làm hàng bộ, nếu phải dùng đến bàn xoay thì
gọi là làm hàng bán.
Trang trí:

Bao gồm các thao tác đánh chỉ, đắp nổi, khắc chìm, vẽ, bôi men chảy.
Đánh chỉ: Nghĩa là định những vòng tròn quanh miệng, thân hoặc chân sản phẩm bằng màu hoặc men màu.
Đắp nổi: Người thợ đắp đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa cho đẹp gọi là đắp nổi (cũng gọi là đắp phù điêu).

Khắc chìm: Nghĩa là khắc sâu các họa tiết trên sản phẩm (thường dùng cho các sản phẩm một màu men).
Vẽ: Người thợ dùng bút lông vẽ màu và men màu định hình, định cảnh trên sản phẩm.


Làm men

Bôi men chảy: Men chảy (cũng gọi là men rươi) là một loại men trang trí, người thợ thường bôi men chảy trên miệng sản phẩm để khi nung, men sẽ chảy
toả xuống, tạo thành những đường nét tự nhiên.
Phủ men:
Có bốn hình thức phủ men:
Đúc men: Láng men trong lòng sản phẩm.
Kim men: Láng men bên ngoài sản phẩm.
Quay men: Láng men cả bên trong lẫn bên ngoài sản phẩm cùng một lúc.
Dột men và phun men: Người thợ áp dụng phương pháp này đối với những sản phẩm lớn.
Đối với những sản phẩm mà xương đất có màu trước khi tráng men, trang trí họa tiết, người thợ láng sản phẩm bằng một lớp đất sét trắng. Lớp láng này
thường
gọi

lớp lót.
Sửa hàng men

Sau khi sản phẩm đã khô men, người thợ tiếp tục tiến hành thêm bốn thao tác trước khi sản phẩm có thể đưa vào lò. Đó là các thao tác: bôi men, cắt dò,
ve lòng và lừa (đối với bát đĩa), cao men chân (đối với hàng đơn chiếc).
Bôi men: Là quệt men vào những chỗ khuyết men trên sản phẩm.
Cắt dò: Là cạo men ở chân sản phẩm, vén men hai bên mép chân. Có sản phẩm còn phải cạo men cả ở lợi.
Ve lòng: Người thợ đặt sản phẩm lên bàn xoay, dùng một thanh giang bẻ góc thước thợ tạo thành lưỡi ve rộng chừng 1cm (hiện nay dùng mây sắt có lưỡi
ve cố định), lưỡi ve được cà vào lòng sản phẩm để cạo men những chỗ cần thiết (chẳng hạn các hình vành khăn ở đáy bát nơi chân của chiếc bát khác sẽ
chồng lên khi xếp thành cọc bát đưa vào lò). Động tác xếp bánh thành dóng gọi là lừa (mỗi dóng bát có chừng 15 đến 20 chiếc).
Muốn giữ nguyên men trong lòng sản phẩm, người thợ thay thế động tác ve lòng bằng việc đặt các vật kê (gọi là đòn dong, nay gọi là toòng mấu) ở vị trí
đáng ra phải là ve.

Khâu chồng lò và đốt lò

Công việc cuối cùng để làm ra sản phẩm là hai khâu chồng lò và đốt lò:


Chồng lò: Là công việc chồng xếp sản phẩm sau khi đã gia công hoàn chỉnh, cho vào lò để chuẩn bị đốt. Việc chồng lò tuân thủ theo nguyên tắc chung:
tận dụng triệt để và hợp lý không gian trong lòng lò đốt (cách bố trí và xếp bao, hình và dáng cỡ bao, việc xếp lồng sản phẩm nhỏ trong lòng sản phẩm
lớn…) tránh các sự cố do hỏa biến, bố trí một cách hợp lý điểm đặt các vật phẩm lớn và vật phẩm nhỏ trong lòng lò tương ứng với các vùng lửa táp và
những vùng ấm lửa của lò, tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu nhiệt cao nhất.
Đối với lò ếch, sản phẩm được chồng dần từ gáy lò ra tới cửa lò. Trong lò ếch, vùng ấm lửa nhất là khu vực giáp gáy lò. Vùng lửa ưu việt nhất cho sản
phẩm đốt là khu vực giữa của tâm lò. Vùng hàng dàn ngay sau bức ngăn bằng đá hộc là vùng sản phẩm vẫn hay bị táp lửa. Vùng chứa hai hàng chuột chạy
là vùng kém lửa nhất của lò.
Đối với lò đàn, sản phẩm được chồng xếp liên tiếp từ bích số 2 đến bích số 10. Riêng sản phẩm xếp ở bích số 10 để trần không có bao. Bầu cũi lợn (bầu
số 1) dành để đốt nhiên liệu, đôi khi người thợ tận dụng nhiệt lượng cao của bầu cũi lợn để đốt các sản phẩm lớn ngoại hạng, chứa trong các bao cỡ lớn (gọi
là những thơi).
Đối với lò bầu, sản phẩm được chồng xếp tương tự như trong lò đàn.
Đối với lò hộp, sản phẩm được đặt trong các bao hình trụ hở một đầu. Những bao này xếp chồng cao dần, từ đáy lò lên đến nóc, kết hợp với việc ken
nhiêu liệu và chèn bao.
Đốt lò: Mỗi kiểu lò chỉ phù hợp với một loại nhiên liệu đốt nhất định. Vì vậy, khâu đốt lò liên quan mật thiết với hai yếu tố là nhiên liệu và tiến trình đốt.
Nhiên liệu: Kết quả khảo cổ học đã khẳng định, nhiên liệu đốt của lò ếch thời kỳ đầu là rơm rạ và củi tre nứa, còn thời kỳ sau là rơm rạ, củi phác và củi
bửa. Nhiên liệu đốt của lò đàn cũng có hai loại là củi phác và cửi bửa. Tại bầu cũi lợn, người thợ đốt củi phác, còn củi bửa được đưa qua các lỗ giòi và lỗ
đậu vào lò. Người thợ gốm Bát Tràng có hai kinh nghiệm:
- Bốn loại gỗ không được dùng làm củi là sung, đa, gạo và vối.
- Củi bửa và củi phác sau khi bổ được xếp thành đống nhiều tháng ngoài trời, phơi sương phơi nắng cho ải. Nếu củi đốt trong lò toả mùi hôi thì sản phẩm
sẽ đẹp men.
Nhiên liệu đốt của lò bầu trước kia toàn là củi, nay phối hợp với than. Nhiên liệu đốt cho lò hộp chủ yếu là than cám, còn củi chỉ để gây lò.
Tiến trình đốt của lò ếch tương tự với lò đàn và lò bầu. Trong lò đàn, củi bửa được ném xuống từ các lỗ giòi và lỗ đậu. Trong lò bầu, củi bửa được ném
qua các cửa ngách bên hông lò.



Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn tiến trình đốt của lò đàn: Trong nửa ngày đầu, người thợ Bát Tràng đốt nhẹ lửa tại bầu cũi lợn nhằm sấy sản phẩm trong lò và toàn
bộ không gian lò. Nửa ngày sau đó, lửa đốt ở bầu cũi lợn cứ tăng lên dần, cho đến khi lửa đỏ lan tới bích số 4 thì những người thợ dưới ngừng ném củi vào
bầu cũi lợn. Những người thợ đốt trên tiếp tục ném củi bửa qua các lỗ giòi. Người xuất cả phát lệnh ngừng lửa đúng lúc, tương ứng với thời điểm chín của
các sản phẩm trong mỗi bích. Tốc độ chín càng nhanh khi càng gần tới bích đậu. Khi sản phẩm trong bích 9 sắp chín thì người xuất cả quyết định đánh đậu,
nghĩa là tung 9 - 10 bó củi bửa qua mỗi lò đậu dồn dập trong 25 - 30 phút trước khi kết thúc chuyến lò.
Vì trên nóc lò lúc vận hành nóng bỏng, nên những người thợ đốt lò được trang bị loại guốc đặc biệt, chế bằng gỗ mực hoặc gỗ sung có mũi cong lên như
mũi hài, đế đẽo theo kiểu móng trâu và cao tới 15cm. Quai quốc bện bằng những sợi mây. Người thợ đốt lò phải đi đôi guốc cao đặc biệt như vậy vì phải
đánh đậu với nhịp độ dồn dập, nên lịch sử lò đàn cũng đã gắn với những tai nạn khủng khiếp.
Đối với lò hộp, khi người thợ đã chồng lò xong cũng là lúc kết thúc việc đặt nhiên liệu vào lò và cửa lò hộp được bít lại bằng gạch chịu lửa. Người thợ
chụm củi nhóm lò nhờ hai, ba ngăn dọc nhỏ dưới đáy lò: lửa bén và tự cháy âm ỷ từ đáy lò lên dần tới nóc. Than trong lò cháy hết cũng là lúc kết thúc tiến
trình đốt.
Câu hỏi 7: Sản phẩm gốm Bát Tràng gồm những loại nào?
Trả lời:

Sản phẩm gốm Bát Tràng vừa đa dạng về chủng loại, vừa phong phú về màu sắc và kích cỡ. Song, có thể phân ra bốn loại chủ yếu sau đây:
Đồ dân dụng gồm hai dạng:
Sản phẩm gốm cỡ nhỏ có bát cơm, bát đá, chén, tách và be rượu…
Sản phẩm gốm cỡ vừa có bát yêu, ấm chuyên, ấm tích, liễn, thùng hoa bèo…
- Đồ thờ có bát hương, đỉnh trầm, cây đèn, độc bình, song bình, lộc bình (lọ cắm hoa ngày tết), ống cắm hương, lọ hoa và các loại chóe…
- Đồ trang trí nội thất và vườn cảnh có chậu hoa, đôn, nghê, voi, vịt, cá, tôm, cua, ve sầu cùng các loại phù điêu, đĩa treo tường…
- Gốm xây dựng có gạch lát nền và gạch trang trí kiến trúc.


Sản phẩm gốm Bát Tràng là mặt hàng được nhiều nước ưa chuộng vì vẻ đẹp hài hoà, độc đáo của hình dáng, màu men và nét vẽ. Chính nhờ những bàn
tay tài hoa của người thợ gốm Bát Tràng mà biết bao sản phẩm gốm đã trở thành món lợi lớn của các thương nhân Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh,
Pháp và Trung Quốc.
Đồ gốm men Bát Tràng dù xuất hiện ở đâu, vẫn toát lên vẻ đẹp riêng với cốt gốm dày dặn bởi lối tạo hình be chạch, vuốt tay trên bàn xoay, với nét vẽ
phóng khoáng, tự nhiên cộng với vẻ sâu lắng của lớp men phủ…
Hiện nay, tuy không còn dấu tích nào về một chiếc lò nung của Bát Tràng dưới triều Lê - Tây Sơn và Nguyễn, nhưng tại nhiều gia đình, nhiều đình chùa
trong nước hay ở các bảo tàng quốc gia còn lưu giữ nhiều đồ gốm men được chế tạo tại Bát Tràng. Trên một số vật phẩm còn thấy rõ họ tên, quê quán của

người thợ cùng với niêu hiệu triều vua trị vì.
ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam còn lưu giữ những cây đèn và lư hương thuộc dòng gốm men lam và men rạn của nhiều tác giả làm gốm ở Bát Tràng: cây đèn
chế tạo vào khoảng niên hiệu Diên Thành (đời Mạc Mậu Hợp) 1578-1585 của Nguyễn Phong Lai và Bùi Nghĩa; cây đèn chế ngày 24 tháng 6 năm 1580 của
Nguyễn Phong Lai và Hoàng Ngưu; cây đèn chế ngày 25 tháng 10 của Bùi Huệ và Bùi Thị Đỗ.
Sang thế kỷ 15, ở lò gốm Bát Tràng vẫn phổ biến chế tạo các vật phẩm cây đèn, lư hương cùng nhiều loại hình khác. Trong số đó cũng có nhiều chiếc
đáng chú ý. ở Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam, có trường hợp như phần dưới của một cây đèn cho biết rõ: tác giả là xã trưởng xã Bát Tràng, họ tên là Bùi
Đào, thời gian chế tạo vào năm thứ 2 niên hiệu Hoằng Định, đời vua Lê Kính Tông (1602). Lại có cây đèn khác ghi rõ là do sinh đồ Vũ Xuân tạo tác năm
1613, cây đèn chế tạo năm thứ 19 niên hiệu Hoằng Định (1619) của tác giả Bùi Hác. Lại có chiếc lư hương miệng tròn được làm vào ngày rằm tháng 8 Tân
Hợi, năm thứ 9 niêu hiệu Cảnh Trị (1671), đời vua Lê Huyền Tông…
Ngoài dòng gốm men vẽ lam phủ men trắng, từ những năm đầu thế kỷ 17 ở Bát Tràng đã chế tạo được đồ gốm men rạn rất đẹp. Cây đèn mang niên hiệu
Hoằng Định (1601-1619) là một điển hình. Cây đèn cũng được tạo hai phần rồi khớp lại, cao 75cm. Đèn được trang trí nổi nhiều loại hoa văn: hoa dây, lá
lật, lông công, lá đề (trong mỗi lá đề lại có một chữ vạn) và đủ bộ tứ linh long - ly - quy - phượng. ở một góc của phần dưới cây đèn có khắc hai dong chữ
Hán cho biết người chế tác là Đỗ Phủ xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Nhưng điều có ý nghĩa hơn là với cây đèn này, chúng ta có cơ sở khẳng định rằng làng
Bát Tràng đã chế tạo được đồ gốm men rạn từ đầu thế kỷ 17.
Theo tài liệu thông báo về sưu tập đồ gốm men Việt Nam ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam, thì vật phẩm gốm men rạn như lộc bình, cây nến hình gốc tre, lư
hương, đỉnh, choé, tượng nghê và tượng hổ nằm… của triều vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị, niên hiệu Vĩnh Trị, Chính Hòa đời vua Lê Tông Hy,
triều Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng … Điều đó cũng chứng minh rằng đồ gốm men rạn ở Bát Tràng có quá trình phát triển qua nhiều thế kỷ.


Vào cuối thế kỷ 18, dưới triều Tây Sơn, nghề gốm Bát Tràng phồn thịnh. ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam còn giữ một đôi bát đế rộng, chân thấp, lòng
doãng, thành khum và miệng hơi loe. Thành bên trong và ngoài bát phủ men rạn màu ngà vàng, xương gốm thô có màu xám đen (là chất đất Dâu Canh).
Bên thành ngoài bát, một phía có vẽ khóm trúc bằng men lam và phía đối diện viết một câu thơ cổ bằng chữ Hán: "Vị xuất địa đầu tiên hữu tiết". Câu này
mượn ý nghĩa thực tiễn: Giống tre trúc rất phổ biến và gần gũi với người Việt Nam ta, cái măng non chưa nhô lên khỏi mặt đất thì cái tiết (đốt) của nó đã
sinh ra rồi. Thật là một triết lý thâm thúy, ngầm ngợi ca khí tiết con người…
Nhiều đồ gốm men ghi niên hiệu Gia Long (1802 - 1819) được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam cũng là những bằng chứng sinh động về nghề gốm
men Bát Tràng ở thời đầu nhà Nguyễn. Trên những vật phẩm lộc, bình, choé, ấm, đồ thờ, đồ gia dụng khác, chúng ta vẫn thấy sự tiếp nối với kỹ thuật tạo
dáng và trang trí của thời cuối Lê - Tây Sơn. Trên nhiều hình, choé phủ men rạn hay choé men da lươn màu nâu đen, ta vẫn thấy sử dụng màu xanh (cô ban)
vẽ bằng bút lông theo các chủ đề phong cảnh: chim bên hoa cúc, chim đậu cành trúc, bướm và hoa hồng, chim và hoa sen. Cũng có tiêu bản đáng chú ý như
chiếc bình (có lẽ là ống để cắm tranh cuộn) tạo dáng như một ống bương. Người thợ "sao" lại rất thực cái ống bương ngay từ mấu cho đến một đôi cành lá
hay một chú chim chao cánh… Các trang trí này đều chạm nổi và phủ men rạn màu trắng ngà. Còn có loại bình rượu cỡ lớn, có hai bầu tròn cách nhau bằng

một đoạn thắt ngang, miệng hình trụ cao thì đề tài trang trí xoay quanh các vật quý như thanh bảo kiếm, cuốn thư, đỉnh trầm, túi gấm, trái phật thủ hay bông
lựu, quả đào.
Nghề gốm Bát Tràng đã trải qua nhiều thế kỷ với những thành tựu rất đáng tự hào. Đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay tiến nhanh cùng cả
nước.
Câu hỏi 8: Tổ chức phường hội gốm Bát Tràng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đặc điểm gì?
Trả lời:

ở các làng gốm như Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh (Vĩnh Phúc), Lò Chum (Thanh Hóa)… việc chuẩn bị cho một chuyến lò cỡ nhỏ nên chưa cần hình
thành các tổ chức phường. Dumouchier, trong bài Bàn về người Bắc Kỳ, có viết: "Vào những năm 1890-1900, phục dịch một chuyến lò ở Thanh Hóa gồm
có một người thợ đốt lò, một người phụ lò và một người giúp việc ở trong nhà chủ lò. Người thợ đốt lò và người phụ lò trong những ngày làm việc được
nuôi cơm ngày ba bữa. Sau một chuyến lò, người thợ đốt lò được công hai quan tiền kẽm, người phụ lò được nửa quan tiền kẽm. Trước khi đốt lò thì có hai
đến ba người thợ chồng lò (kiêm cả đỡ lò) làm việc nửa ngày. Ba người chuốt sản phẩm và hai người làm đất. Người chuốt sản phẩm được trả công cao nhất
là hai quan tiền kẽm và một bữa cơm trưa mỗi ngày (thợ trung bình được trả 1,5 quan, thợ kém thì 1 quan). Riêng những người làm đất thì làm thuê cả năm
cho chủ.


ở Bát Tràng một lò đàn có trên dưới 100 thợ. Số thợ phục dịch cho một lò được biên chế thành các phường khác nhau: phường hàng cầu và bổ củi,
phường dựng lò, phường chồng và đốt lò, phường dồi bát và ve lừa.
Phường hàng cầu và phường bổ củi

Phường hàng cầu do người làng Giang Cảo đảm nhận. Công việc của phường này là vớt bè củi từ sông lên và cưa thành từng đoạn.
Phường bổ củi đa phần là người ở Nam Dư (Thanh Trì, Hà Nội) đảm nhận. Công việc của phường này là bổ loại củi phác (bổ to) và bổ loại củi bửa (bổ
nhỏ). Khối lượng củi mỗi loại do chủ lò định trước. Mỗi phường hàng cầu và phường bổ củi có một người đứng đầu gọi là "phường trưởng" hay "liền anh".
Là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật, đồng thời thay mặt cho phường mình giao dịch với chủ lò về khối lượng việc, công sá…
Phường dựng lò

Khi xưa, lò ếch cỡ nhỏ còn bao hẹp trong phạm vi sản xuất gia đình. Mỗi khi dựng lò đều có những người thợ tài giỏi về dựng, còn các lò trong cùng
phường Bạch Thổ thì góp ý, góp công. Người chủ gia đình chỉ phải lo bữa cơm, chén nước thay cho công sá. Đến khi các lò ếch nhỏ lụi dần, những lò đàn,
lò bầu cỡ lớn xuất hiện thì cũng hình thành các phường dựng lò. Phường dựng lò đều do những thợ giỏi làng Giang Cao đảm nhận. Phường này chịu trách
nhiệm từ việc xây cất ban đầu đến việc tu bổ, theo dõi sau mỗi mẻ lò.

Phường chồng và đốt lò

Phường chồng lò và đốt lò do người ở Sài Sơn và Vân Đình (Hà Nội) đảm nhận. Phường chồng lò thường có bảy người: ba thợ cả, ba thợ đệm và một
thợ học việc.
Thời điểm nhóm lò là những giờ phút trọng đại nhất của vùng quê gốm cổ truyền này. Theo quan niệm xưa, đó là thời điểm của những sản phẩm kết tạo
đẹp nhất sắp sửa hiến tế cho Thần Lửa để trở nên vĩnh cửu. Người thợ cả nhiều tuổi nhất thắp ba nén hương với lòng thành kính để thông đạt với trời, với
Thần Lửa. Họ cầu mong: "ít củi, nhiều lửa, đóng cửa, vuông cây". Vì vậy, với quan niệm và niềm tin vào con số 9 (cửu), con số 3 (tam) và biểu tượng của
tam tài: Trời, Đất và Người, người chồng lò đã chia thành ba nhóm chồng xếp sản phẩm cho chín bầu cửa lò đàn như sau:
-

Nhóm

chồng

đáy lên.
- Nhóm chồng giữa: Xếp ba lớp giữa.

đáy:

Xếp

bao



sản

phẩm

ba


lớp

từ


- Nhóm gọi mặt: Xếp ba lớp cuối cùng (cao nhất) là gọi mặt (nghĩa là xếp sản phẩm trên mặt bao, vào giai đoạn cuối cùng trong lò). Mỗi nhóm kể trên
có hai người: một thợ cả và một thợ đệm. Người thợ học việc có nhiệm vụ bưng bao và sản phẩm mộc chung cho cả ba nhóm.
Phường đốt lò có từ năm đến bảy người, thường là bảy người. Khi lò vận hành thì phường này bố trí như sau: Người xuất cả (trưởng phường) chịu trách
nhiệm chung về kỹ thuật. Hai người thợ đốt dưới cửa lò còn gọi là bầu cũi lợn, bốn người đốt trên (ném củi bửa từ trên nóc vào lò qua các lỗ giòi nhờ chiếc
gậy có gắn đinh nhọn ở đầu. Với dụng cụ đặc biệt này, người thợ tránh được những tai nạn gây ra từ những lưỡi lửa phụt lên qua các lỗ giòi).
Phường dồi bát và ve lừa

Hương ước của làng đã quy định: "Bất khả giáo huấn phi tử tôn" (không thể dạy nghề cho những người không phải con cháu mình) nên phường dồi bát
và ve lừa chỉ do người làng Bát Tràng đảm nhận.
Sản phẩm mộc (vóc) đã được định hình qua khâu vuốt, in và đã được phơi hong cho cương tay rồi đem ủ (ủ vóc) để giữ lại độ ẩm cần thiết cho sản phẩm
trước khi sửa mộc. Công đoạn sửa hàng mộc bao gồm các việc: dồi, tiện, cắt tỉa, chuốt nước, trang trí, làm men và sửa hàng men.
Phường dồi bát do thợ nam đảm nhận. Phường ve lừa ít nhất phải có ba người: một người cắt dò và ve lòng, một người trang trí và chấm cúc, một người
lừa (sắp sản phẩm theo từng cọc). Ba người này lập thành một dây chuyền chặt chẽ trong quá trình sản xuất.
Người đứng đầu của phường dồi bát và ve lừa cũng gọi là người "xuất cả". Riêng những người thợ vuốt bát bằng tay thì không thuộc một phường nào cả
mà chỉ là những người làm khoán sản phẩm.
Câu hỏi 9: Nếp sống và phong tục người làng gốm Bát Tràng có những đặc trưng gì?
Trả lời:

Là một làng nghề có lịch sử 5 - 6 thế kỷ nên nếp sống người dân làng Bát Tràng mang dấu ấn nghề nghiệp khá đậm nét. Nằm ở ngoài đê, ngay bên mé
nước sông Hồng, Bát Tràng đã có nhiều thay đổi. Mỗi lần con nước dâng to thì phù sa lại bồi đắp cho Bát Tràng một lớp đất màu mỡ. Thế nhưng mỗi khi
dòng chảy thay đổi thì nó lại cuốn theo biết bao doi bãi, nhà cửa. Vì đất đai chật hẹp nên người dân Bát Tràng phải tận dụng từng tấc đất để vừa làm nhà vừa
dựng lò sản xuất.



Giờ đây, đặt chân tới Bát Tràng ta sẽ thấy nhà gạch san sát, đường ngõ ngoắt ngoéo, chật hẹp, có nơi không dắt nổi chiếc xe đạp. Tường bao quanh nhà
rất cao, trên có gắn nhiều mảnh gốm vỡ tựa như những pháo đài phòng thủ kiên cố. Nhìn kỹ mặt đường và tường nhà thì thấy đường ngõ đã leo cao tới nóc
các nhà cũ. Vì đất đai chật hẹp như thế nên người Bát Tràng đã có câu: "Sống ở chật, chết chôn nhờ".
Mở đầu hương ước, người dân làng Bát đã nêu cao tình làng nghĩa xóm, nêu cao đạo lý ở đời:
Lấy nhân đức khuyên bảo nhau chớ kể giàu nghèo
Lấy điều phải làm lẽ sống phải luôn tự sửa mình
Đối xử với nhau theo lễ tục không được lấn lướt
Hoạn nạn giúp nhau không được manh tâm chiếm đoạt.
Dẫu

rằng

những

người

thợ

gốm

chỉ

được

xếp

vào

hạng thứ hai trong làng (sau các quan văn võ và những người giàu có) nhưng hàng năm, vào rằm tháng âm lịch, ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ ra đình
một


con



sáu

trâu
mâm



thật
cỗ

béo,


thui
bốn

vàng,
mâm

đặt
xôi.

trên
Khi


chiếc
lễ

bàn

lớn,
xong,

kèm
cỗ

theo
được

hạ xuống chia đều cho các vách (hạng) cùng nhau ăn uống vui vẻ.
Đối với việc ma chay, làng lập ra "Hội nghĩa" không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, tuổi tác. Hàng tháng, Hội quy định mỗi người đóng vài đồng
kẽm làm quỹ để lo việc đèn hương, phúng viếng người quá cố. Gia đình nào có việc hiếu nếu cần đến mời Hội nghĩa sẽ đi khênh giúp. Làng lại quy định,
mỗi đám tang đều phải vác hai tấm biển đi trước, nếu là đàn ông, biển viết hai chữ Nho "Trung Tín" bằng vôi trắng, còn đàn bà thì viết hai chữ "Trinh
Thuận". Người nào khi sống mắc phải những lỗi lầm thì hai tấm biển để trắng. Đây là một hình thức giáo dục tế nhị đối với mọi người trong làng xóm, cộng
đồng. Riêng đối với người thợ gốm, họ có tập tục thể hiện nghề nghiệp rõ nét và cảm động. Con dao mây là vật tuỳ thân rất gần gũi với đàn ông làng gốm
Bát Tràng. Khi sống họ luôn mang bên mình, đến khi qua đời thì hầu như người thợ nào cũng dặn dò con cháu hãy chôn theo mình con dao mây thân thiết
ấy.


Còn về cưới xin, xưa kia ở Bát Tràng, phần nhiều trai gái trong làng lấy nhau để nghề nghiệp không bị lộ ra ngoài. Cũng có trường hợp con trai làng lấy
vợ ở các xã lân cận, nhưng con gái Bát Tràng lấy con trai làng khác thì hiếm thấy. Lệ làng quy định con gái lấy chồng làng phải nộp cheo 50 viên gạch, nếu
lấy con trai làng khác, số lượng nộp tăng lên gấp đôi. Làng thu gạch để lát đường hoặc tu sửa đình, miếu…
Câu hỏi 10: Thời kỳ Lê sơ, nghề gốm Bát Tràng phát triển như thế nào? Hiện nay, bộ sưu tập về gốm Bát Tràng nói riêng, gốm Việt Nam nói chung được
quảng bá ra sao?
Trả lời:


Dưới thời Lê sơ (đầu thế kỷ 15), nghề gốm Bát Tràng ra sao? Đến nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh sự phát triển rực
rỡ của nghề gốm nước ta thời kỳ văn hóa Thăng Long xưa, với dòng gốm men ngọc và men hoa nâu đặc sắc. Như vậy, có chậm đi chăng nữa thì sau hơn 20
năm, nhà Lê với chiến thắng Bình Ngô đã đập tan ách thống trị tàn bạo của giặc Minh, nghề gốm Bát Tràng đã được khôi phục nhanh chóng Hẳn là thế, cho
nên trong cuốn Dư địa chí, bộ sách địa lý quý giá của nước ta còn lại đến nay do Nguyễn Trãi soạn, cho biết: "Trong số đồ cống nạp phong kiến phương
Bắc, làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa". Kể cũng lạ, nước Tàu có nghề làm gốm men phát triển và nổi tiếng thế mà lại nhận đồ cống bằng gốm
men của làng Bát Tràng.
Chính điều ghi chép của Nguyễn Trãi đã thôi thúc nhiều nhà khảo cổ học đi tìm những gì còn lại của nghề gốm Bát Tràng xưa. Nhưng họ không thể tiến
hành đào sâu dưới 10m đất phù sa để tìm ra thêm vết tích. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay cũng chưa thể tiến hành tìm kiếm dưới lòng sông Hồng để tìm
thấy những dấu tích về nghề gốm của Bát Tràng trong quá khứ.
May sao, ít năm gần đây, người ta đã tìm thấy một vài dấu hiệu đáng mừng ở Đa Tốn, cách Bát Tràng không đầy hai cây số. Đó là những sưu tập gốm
men cổ đáng quan tâm, có thể gián tiếp đóng góp vào việc tìm hiểu nghề gốm Bát Tràng. Đa Tốn vốn không phải là xã có nghề gốm truyền thống mà là xã
thuần nông có lịch sử cách ngày nay trên 2.000 năm. Người dân Đa Tốn đã phát hiện sản phẩm gốm men của nhiều thời đã qua, đặc biệt là các sưu tập gốm
men thời Trần và Lê sơ tìm thấy ở Đào Xuyên và Lê Xá. Sưu tập gốm thời Trần có nhiều kiểu dáng: bát, đĩa, âu, mảnh bệ tượng được trang trí nổi hoa cúc,
hoa sen, hoa dây cách điệu và phủ men ngọc xanh hay men vàng - thuộc cùng loại đồ gốm tìm thấy ở Hoa Lư (Ninh Bình), đền Hùng (Phú Thọ), Vân Đồn
(Quảng Ninh). Lý thú hơn, lại thấy cả bát và đĩa "ngây" (nung chưa chín) và lại có chiếc nứt, rạn, cong vênh. Rõ ràng đây là những thứ phẩm của lò gốm.
Cùng chỗ phát hiện đồ gốm này còn có nhiều lon sành các cỡ, rất có thể là mấy loại bao nung. Sưu tập gốm thời Lê sơ có hai chiếc chậu gốm hoa nâu và
mấy chiếc đĩa hoa lam cỡ to. Chậu gốm hoa nâu vẽ hoa dây cách điệu hình sin khắc chìm rồi tô nâu. Đĩa hoa lam nền trắng ngà, hoa văn trang trí đơn giản,


chỉ là một bông hoa, xung quanh có vài nhánh lá, xanh màu chì, vẽ bằng bút lông mềm mại… Có lẽ không còn phải nghi ngờ gì nữa về xuất xứ những sưu
tập gốm này là của lò gốm Bát Tràng cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Những nguồn thông tin khảo cổ học và bảo tàng còn cho biết, rất nhiều bảo tàng trên thế
giới xây dựng sưu tập riêng về gốm Việt Nam như ở Nhật Bản, Phi-lip-pin, Pháp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ… Trong số đó chắc hẳn còn nhiều sản phẩm có xuất xứ là
lò gốm Bát Tràng. Nhiều học giả nước ngoài ham muốn đi tìm mối quan hệ giao lưu văn hóa từ những đồ gốm men dựa trên các dữ kiện về kiểu dáng và
trang trí. Xem tài liệu giới thiệu cuộc triển lãm do Hội gốm cổ Đông Nam á tổ chức tại Bảo tàng quốc gia Singapore hồi tháng 6 năm 1982, có thể thấy rõ
những bức ảnh chụp bát đĩa chứng minh vấn đề quan hệ giao thương của đồ gốm Bát Tràng với đồ gốm Su Khô Thai (Thái Lan), Nam Trung Quốc và Nhật
Bản. Tiêu biểu là loại đĩa cỡ to có vẽ hoa lam của Bát Tràng thời Lê sơ. Tại hải cảng Hacata, một cảng sầm uất từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14 thuộc đảo Kiusiu
(Nhật Bản), người ta đã tìm thấy trong lòng đất một số mảnh gốm men Việt Nam.
Lịch sử quan hệ giao thương có lẽ còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá, và chắc chắn có ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề làm gốm, nhất là từ thế
kỷ 16 trở đi khi con đường mậu dịch Đông - Tây được thiết lập. Trong catalogue của các cuộc triển lãm về gốm men Việt Nam được trưng bày và giới thiệu

ở Nhật Bản, Gia-các-ta… đã giới thiệu nhiều sản phẩm gốm men của Bát Tràng mà phần lớn thuộc các thế kỷ 15, 16, 17.

Làng nghề kim hoàn Định Công

Câu hỏi 11: Địa giới hành chính của làng cổ kim hoàn Định Công như thế nào? Đình làng Định Công thờ vị thần nào? Truyền thuyết về vị thần đó ra sao?
Trả lời:

Người Thăng Long - Hà Nội thường hay truyền tụng câu:
Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng
Thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã.
Xuôi theo quốc lộ 1A, cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km về phía tay phải là xã Định Công. Đây là một trong 26 xã của huyện Thanh Trì, ngoại thành
Hà Nội. Định Công hôm nay nguyên là hai xã Định Công thượng và Định Công hạ của tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông trước năm 1945.
Năm 1954, xã Định Công lại thuộc ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961 đến nay, xã thuộc huyện Thanh Trì. Dân số Định Công ước chừng 1.000 hộ với hơn
5.000 nhân khẩu. Xã chia làm ba thôn: Định Công hạ, Định Công thượng và thôn Trại. Tên Định Công đã có từ rất xa xưa. Căn cứ vào thần tích hiện thờ tại


đình làng, vào đời vua Hùng Nghị Vương thứ 18, sau khi ở Châu ái (Thanh Hóa) về, vua và bà phi ngự thuyền dọc sông Tô Lịch ngắm cảnh. Thuyền đến
bến sông (sau này là Trang Định Công), bà phi trở dạ sinh được một người con trai, tướng mạo khôi ngô, kỳ vĩ khác thường. Sau lưng có 28 chiếc vẩy như
hình 28 ngôi sao, tay dài quá gối, thân thể to lớn, mập mạp gấp mấy trẻ thường. Dân sở tại thấy vậy liền dựng tạm một gian nhà để mẹ con bà phi tá túc. Vua
Hùng Nghị Vương bèn thưởng cho dân 1.000 quan tiền, đặt tên cho vùng đất này là Trang Định Công, đồng thời đặt tên hoàng tử là Tràng Sơ và cho lập sinh
từ ngay nơi hoàng tử ra đời. Khi trưởng thành, Tràng Sơ văn võ nổi tiếng khắp nơi ai cũng thán phục. Do có công dẹp giặc ở Châu Đông Hý, hoàng tử được
đức vua phong là Phụ Chính quốc tể Đông Hý Hầu. Quân Thục kéo đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng sai Đông Hý Hầu cùng Tản Viên Sơn Thánh cầm quân
đi đánh dẹp. Trên đường thắng trận trở về qua cửa biển Bích Hải, huyện Hoằng Hải, ái Châu (Thanh Hóa), Đông Hý Hầu hóa về trời. Nhận được tờ tấu, đức
vua vô cùng thương xót, lập tức xuống chiếu cho dân Bách Hải lập đền thờ, xuân thu nhị kỳ làm lễ tế, lại cho dân nơi đây làm hộ nhi (trông nom việc thờ
cúng tế lễ, miễn mọi phu phen tạp dịch). Đồng thời, đức vua cũng lệnh cho Trang Định Công sửa sang sinh từ, hàng năm cử các quan về làm lễ theo nghi
thức quốc gia. Dân Định Công được miễn đi lính, không phải đóng thuế để làm hộ nhi, trông nom việc thờ cúng Đông Hý Tràng Sơ Dự Vũ Đại vương
thượng đẳng phúc thần. Cũng theo thần tích hiện còn tại làng Định Công, thì Đông Hải Đại vương Đoàn Thượng Chính là hiện thân của Đông Hý Tràng Sơ,
vì thế duệ hiệu của thần là Đông Hý Đông Hải Dực Vũ Đại vương. Dân gian còn truyền tụng rằng: Khi Nguyễn Trãi đi qua đền thờ, trời không gió mà cờ cứ
bay phần phật, trống không đánh mà tiếng vang động cả một vùng. Thấy sự lạ, Nguyễn Trãi dừng ngựa, vào đền thắp hương cầu xin thần phù trợ. Quả
nhiên, trận đó quân ta đánh cho giặc Minh thua chạy tan tác. Thắng trận trở về, Lê Lợi đã phong thần là Thượng đẳng phúc thần. Trải qua các triều đại, thần

đều được sắc phong và ban cho mỹ tự.
Qua những sự kiện và dấu tích còn lại, phần nào ta có thể khẳng định Định Công là vùng đất có lịch sử lâu đời. Đây chính là một vùng đất cổ của ngoại
vi Thăng Long - Hà Nội. Không giống với làng gốm Bát Tràng, người Định Công thờ cả Thành hoàng và tổ nghề.
Câu

hỏi

12:

Thợ

kim

hoàn

Định

Công

nổi

tiếng

tài

hoa

từ

xa xưa? Tổ nghề kim hoàn Định Công có truyền thuyết như thế nào?

Trả lời:

Làng anh đất thợ kim hoàn
Để anh đánh nhẫn cho nàng đeo tay.
Thợ kim hoàn làng Định Công vốn nổi tiếng từ xa xưa. Theo truyền thuyết thì tổ sư nghề kim hoàn làng Định Công là ba anh em họ Trần: Trần Hòa,
Trần Điện, Trần Điền. Vào thời Lý Nam Đế (khoảng thế kỷ 6), ở vùng đất nay là xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội có ba anh em họ Trần, cha mẹ mất


sớm. Họ phải đùm bọc lẫn nhau kiếm sống. Nhờ có bàn tay khéo léo, lại thêm đức tính cần cù, chịu khó, anh em cũng tạm đủ qua ngày. Nhưng cuộc sống
không trôi đi yên ả như vậy. Sau khi Lý Nam Đế bại trận, đất nước rên xiết dưới ách thống trị hà khắc của bọn xâm lược. Quê hương bị tàn phá, nhà cửa tan
nát, ba anh em cùng nhau đi chạy loạn. Khi qua huyện Quế Dương thuộc tỉnh Bắc Ninh, không may họ bị lạc nhau, mỗi người một ngả. Người anh là Trần
Hòa chạy sang phương Bắc, xin vào học nghề ở phường làm đồ nữ trang. Trần Điện và Trần Điền chạy sang nước khác, vào làm thuê cho một phường thợ
bạc. Mặc dù họ đều trở thành những người thợ giỏi, được dân nước sở tại trọng đãi, song nỗi nhớ quê hương, làng xóm không lúc nào nguôi. Thế là không
hạn mà cả ba anh em đều tìm đường trở về quê. Cuộc gặp mặt vừa mừng vừa tủi. Để ghi nhớ ngày đoàn tụ, họ cùng nhau mở cửa hàng làm nghề vàng bạc,
lấy tên là "Kim hoàn" (Vòng vàng). Những đồ vàng bạc do ba anh em họ làm ra rất tinh xảo, tiếng đồn khắp trong nước. Ba người lại dạy cho dân làng cùng
làm nghề, từ đó làng Định Công có nghề làm vàng bạc, truyền từ đời này qua đời khác, được khắp nơi biết tiếng.
Thực ra ba anh em họ Trần chỉ là các vị hậu tổ sư của nghề vàng bạc Định Công. Bởi lẽ, từ xa xưa, thư tịch cổ Trung Quốc đã ghi chép: Giao Châu (tên
nước Việt Nam thời xưa) là nơi có nhiều vàng bạc, châu báu. Vào những năm 187 - 225 trước Công nguyên, Thái thú Sĩ Nhiếp đã đưa về Trung Hoa rất
nhiều cống phẩm, mà nhiều nhất là những đồ vật chạm vàng bạc.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép: Thời Tiền Lê, Đại Hành hoàng đế đã sai thợ khéo trong nước làm những đồ vàng bạc tinh xảo để làm cống
phẩm cho phương Bắc…
Sau khi học được nghề kim hoàn do ba cụ tổ họ Trần truyền dạy, dân làng Định Công vốn ở sát kinh thành Thăng Long rủ nhau ra phường Đông Các
(nay là phố Hàng Bạc) để hành nghề. Lúc bấy giờ, phố Hàng Bạc cũng là nơi tụ hội của thợ bạc Đồng Sâm (Thái Bình) và thợ bạc Châu Khê (Hưng Yên).
Thợ kim hoàn Định Công đến đây, ai có vốn thì mở cửa hiệu bán đồ vàng bạc cho những nhà quyền quý, giàu có; không có vốn thì đi làm thuê cho các cửa
hàng. Tuy cùng đến làm nghề ở phố Hàng Bạc, song người Đồng Sâm (Thái Bình) vốn đi bán bạc rong, nay mở cửa hiệu bán khuyên tai, nhẫn, ống vôi, dây
xà tích, chóp nón, vòng, kiềng… cho những bà chánh, bà lý, những người dân mạn ngược về mua sắm. Người Châu Khê (Hưng Yên) đến phố Hàng Bạc đúc
bạc nén và đổi tiền cho khách thập phương về Thăng Long buôn bán, mua sắm. Vì vậy, thời thuộc Pháp, phố Hàng Bạc còn có tên là phố Những người đổi
tiền. Về sau, do thương mại phát triển, người dân không tiêu bằng bạc nén mà chuyển sang tiền kẽm và tiền đồng. Thợ Châu Khê phải chuyển sang làm đồ
nữ trang, nhưng do tay nghề không khéo nên thường phải thuê thợ Định Công làm hàng hoặc gửi con em về Định Công học nghề. Nhờ học được nghề tổ, thợ
kim hoàn Định Công nổi tiếng khéo tay, tài hoa và có nhiều "lương công" (thợ giỏi). Sự xuất hiện của nghề kim hoàn Định Công góp phần biến phố Hàng

Bạc trở thành trung tâm vàng bạc mỹ nghệ của cả nước. Khách buôn bán xa gần đến trao đổi vàng bạc, mua sắm các đồ trang sức, tạo nên không khí sầm uất
tại đây. Thợ Định Công có lợi thế ở sát kinh đô Thăng Long nên họ có thể làm hàng ngay tại cửa hiệu. Họ cũng có thể nhận hàng đem về quê cho gia đình,


×