Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tín hiệu thẩm mĩ chỉ thời gian nghệ thuật trong thơ hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.6 KB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

VŨ THỊ VỮNG

TÍN HIỆU THẨM MĨ CHỈ THỜI
GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ HÀN MẶC TỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

VŨ THỊ VỮNG

TÍN HIỆU THẨM MĨ CHỈ THỜI
GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ HÀN MẶC TỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng, biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới ThS. Lê Kim Nhung, ngƣời đã tận tình
chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn các quý Thầy Cô trong tổ Ngôn ngữ khoa Ngữ văn
đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2018
Tác giả khóa luận
Vũ Thị Vững


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của ThS. Lê Kim Nhung. Khóa luận với đề tài Tín hiệu thẩm mĩ chỉ
thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, ngƣời viết sẽ chịu mọi hình
thức kỷ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2018
Tác giả khóa luận
Vũ Thị Vững


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CBH

: Cái biểu hiện


CĐBH

: Cái đƣợc biểu hiện

THPT

: Trung học phổ thông

THNN

: Tín hiệu ngôn ngữ

THTM

: Tín hiệu thẩm mĩ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
5. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6
8. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 7
9. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 7

NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 8
1.1. Tín hiệu...................................................................................................... 8
1.2. Tín hiệu ngôn ngữ .................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 8
1.2.2. Đặc trƣng ............................................................................................... 9
1.2.2.1. Tính nhân tạo........................................................................................ 9
1.2.2.2. Tính âm thanh ...................................................................................... 9
1.2.2.3. Tính võ đoán ...................................................................................... 10
1.2.2.4. Tính hình tuyến .................................................................................. 11
1.2.2.5. Tính đa trị ........................................................................................... 12
1.2.2.6. Tính biểu cảm ..................................................................................... 12
1.2.2.7. Tính hệ thống ..................................................................................... 13
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ .................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................. 14
1.3.2. Phân loại THTM ................................................................................. 14


1.3.3. Tính chất của THTM .......................................................................... 15
1.3.3.1. Tính hình tuyến .................................................................................. 15
1.3.3.2. Tính có lý do ...................................................................................... 15
1.3.3.3. Tính hàm súc ...................................................................................... 16
1.3.3.4. Tính cá thể .......................................................................................... 17
1.3.3.6. Tính dân tộc........................................................................................ 17
1.3.3.7. Tính biểu cảm ..................................................................................... 18
1.3.3.8. Tính hệ thống ..................................................................................... 18
1.4. Mối quan hệ giữa tín hiệu, THNN và THTM ...................................... 19
1.5. Thời gian nghệ thuật .............................................................................. 19
1.5.1. Khái niệm ............................................................................................. 19
1.5.2. Đặc điểm ............................................................................................... 20

CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI .................................... 22
2.1. Tiêu chí phân loại ngữ liệu……………………………………………22
2.2. Miêu tả kết quả thống kê, phân loại ngữ liệu ...................................... 22
2.3 Nhận xét sơ bộ kết quả thống kê, phân loại.......................................... 31
CHƢƠNG 3: HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC SỬ DỤNG THTM
CHỈ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ ............... 35
3.1. THTM chỉ thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện tâm tƣ, tình cảm
của thi nhân.................................................................................................... 35
3.1.1. Thể hiện tâm trạng buồn đau trong cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử...... 35
3.1.2. Thể hiện nỗi buồn của nhà thơ với những mối tình dang dở ............... 38
3.1.2.1. Mối tình đơn phƣơng đầu đời của tác giả với Hoàng Thị Kim Cúc .. 38
3.1.2.2. Mộng Cầm - mối tình sâu đậm nhất trong cuộc đời tác giả............... 40
3.1.2.3. Những mối tình không sâu đậm khác ................................................ 42
3.1.3. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hƣơng, đất nƣớc và con ngƣời của
nhà thơ ............................................................................................................. 45


3.1.3.1. Tình yêu thiên nhiên, quê hƣơng, đất nƣớc ....................................... 45
3.1.3.2. Tình cảm bạn bè đẹp đẽ ..................................................................... 48
3.2. THTM chỉ thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện tài năng, phong
cách thơ Hàn Mặc Tử………………………………………………………50
3.2.1. Thể hiện tài năng của Hàn Mặc Tử ....................................................... 50
3.2.1.1. THTM hàm súc trong các bài thơ Đƣờng luật ................................... 50
3.2.1.2. Sử dụng đa dạng các THTM phức chỉ thời gian nghệ thuật .............. 52
3.2.2. Thể hiện phong cách thơ Hàn Mặc Tử.................................................. 53
3.2.2.1. THTM chỉ thời gian là những biểu tƣợng độc đáo ............................ 53
3.2.2.2. THTM chỉ thời gian gắn liền với đức tin Thiên Chúa ....................... 55
3.2.2.3. THTM chỉ thời gian thể hiện một phong cách thơ điên loạn mà tỉnh
táo .................................................................................................................... 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian chính là một hình thức tồn tại của vật chất. Bất kì sự vật, hiện
tƣợng nào cũng tồn tại trong khoảng không gian cũng nhƣ thời gian nhất định. Theo
đúng quy luật tự nhiên mà ta đƣợc biết, thời gian chỉ có một chiều duy nhất đó là từ
quá khứ đến hiện tại và tƣơng lai tức là thời gian sẽ mãi tuần hoàn nhƣ thế. Tuy
nhiên, trong thực tế văn học, quy luật đó có sự thay đổi mang tính sáng tạo riêng
của ngƣời nghệ sĩ. Lúc này, thời gian đã trở thành thời gian nghệ thuật chứa đựng
những dụng ý nghệ thuật riêng của các tác giả. Thông qua các tác phẩm của mình,
ngƣời nghệ sĩ nói lên đƣợc những quan niệm riêng của bản thân về ý nghĩa thời gian
một cách trực tiếp cũng có khi là gián tiếp. Là những giáo viên Ngữ văn tƣơng lai,
việc nghiên cứu hiệu quả cách dùng ngôn ngữ biểu hiện thời gian nghệ thuật của tác
giả nào đó là rất cần thiết. Vì thời gian nghệ thuật chính là một THTM quan trọng
đem lại hiệu quả cao trong việc phản ánh nội dung tác phầm cũng nhƣ tác động tới
độc giả. Và việc chúng tôi nghiên cứu đề tài này cũng nhằm mục đích gắn ngôn ngữ
vào trong hoạt động sử dụng.
Việc chúng tôi lựa chọn đề tài này còn mang ý nghĩa thực tiễn. Đây chính là
dịp để ngƣời làm khóa luận có điều kiện tìm hiểu thơ Hàn Mặc Tử. Sự đặc biệt
trong cuộc đời, trong các sáng tác của tác giả chính là nguồn cảm hứng đề ngƣời
làm khóa luận tìm tòi đề tài nghiên cứu về thơ Hàn. Đây cũng còn là dịp để tác giả
khóa luận củng cố thêm cho bản thân những kiến thức về lí luận văn học, cơ sở
ngôn ngữ học để từ đó dễ dàng cảm thụ thơ ca của Hàn Mặc Tử nói riêng và các
nhà thơ khác nói chung. Thông qua đó, ngƣời làm khóa luận có thể tự tin hơn trong
việc phân tích các tác phẩm ngoài chƣơng trình sách giáo khoa phổ thông, đồng thời
có thể dễ dàng ra các đề đọc hiểu, phân tích, cảm thụ một khía cạnh nào đó của tác
phẩm. Việc nghiên cứu đề tài khóa luận này sẽ giúp chúng tôi có thêm kinh nghiệm
nghiên cứu, có thêm những ngữ liệu cần thiết trong việc dạy bộ môn Ngữ văn ở

trƣờng THPT.

1


Xuất phát từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Tín hiệu thẩm mĩ chỉ thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc
Tử”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Hàn Mặc Tử qua cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu phê bình
Hàn Mặc Tử khẳng định tài năng ngay từ khi bắt đầu sáng tác. Thơ của ông
để lại trong lòng bạn đọc nhiều cảm xúc hấp dẫn mà cũng vô cùng khác lạ. Viết về
cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông đã có vô vàn các bài viết, các bài báo, các bài
phê bình khác nhau. Trong đó, nhiều công trình của các nhà phê bình văn học đã có
những nhận xét tinh tế về Hàn Mặc Tử và thơ của ông.
Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” (1941), hai tác giả Hoài Thanh, Hoài Chân
đã nhận xét thơ của các nhà thơ Mới trong đó có thơ Hàn Mặc Tử nhƣ sau: “…Ta
điên cuồng với Hàn Mặc Tử…” hay thơ Hàn là “…một nguồn thơ rào rạt và lạ
lùng…” và “Vƣờn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…”. Xuất

phát từ tình yêu thơ Mới cũng nhƣ thơ Hàn Mặc Tử, hai nhà phê bình đã dành trọn
một tháng chỉ để đọc thơ Hàn và có những nhận xét sâu sắc khẳng định đƣợc vị trí
thơ Hàn Mặc Tử trong nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn sách chƣa đi sâu
khai thác đƣợc hiệu quả trong cách sử dụng ngôn từ của Hàn Mặc Tử ở từng bài thơ
cụ thể mà mới dừng lại ở việc nhận xét một cách chung chung. Có chăng cũng chỉ
khảo sát ở một vài bài thơ tiêu biểu nhƣ: Đây thôn Vĩ Dạ, Xuân như ý…
Hoài Thanh, Hoài Chân trong “Thi nhân Việt Nam” cũng đã khẳng định
rằng: “Hàn Mặc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra biển cả, cho hồn
văng ra và rú lên những tiếng ghê người”. Nhắc đến trăng, hồn, máu là gợi nhắc
đến sự sống, cũng là biểu tƣợng gián tiếp chỉ thời gian và đây cũng là yếu tố tạo nên

đặc trƣng cho thơ Hàn Mặc Tử. Từ lâu, trăng đã là một biểu tƣợng văn hóa lớn.
Theo quan niệm ngƣời phƣơng Đông, trăng là biểu tƣợng của điềm lành, hạnh
phúc. Theo Đạo giáo, trăng biểu tƣợng cho nguồn sống bất tử. Còn hồn, ngƣời
phƣơng Đông ta cho rằng: Con ngƣời có hai phần linh hồn và thể xác. Trong đó,
hồn quyết định sự sống của con ngƣời. Nói một cách chung nhất, hồn cũng để chỉ

2


sự sống. Máu cũng biểu trƣng cho sự sống nhƣng đồng thời cũng hàm ý về cái
chết. Nhƣ vậy, biểu tƣợng máu có hai ý nghĩa đối lập nhau (sống - chết). Nhắc tới
sự sống hay cái chết thì cũng đều nhắc tới thời gian của đời ngƣời. Phải chăng bởi
căn bệnh phong của mình mà Hàn Mặc Tử dùng những biểu tƣợng ấy? Những hình
ảnh biểu tƣợng ấy đƣợc Hàn Mặc Tử vận dụng vào trong thơ một cách độc đáo, tạo
sức ám ảnh, khơi gợi cho ngƣời đọc nhiều xúc cảm đặc biệt.
Bài phê bình “Đức tin trong nguồn thơ Hàn Mặc Tử” của Đặng Tiến (1970)
viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh tác giả, đã nêu đƣợc một cái nhìn mới trong
thơ Hàn. Vì Hàn Mặc Tử là ngƣời theo Đạo Thiên Chúa nên cảm hứng cũng nhƣ ý
nghĩa thơ ông cũng dựa trên đức tin Thiên Chúa Giáo và nhà phê bình Đặng Tiến đã
phát hiện và chứng minh rất đúng điều này trong các sáng tác của nhà thơ. Nhà phê
bình nói rằng: “Trong mọi hành trình đi vào tác phẩm của Hàn Mặc Tử, chúng ta
sẽ chỉ dừng chân tại chỗ, đua nhau kể về cuộc đời ái tình và sự nghiệp của nhà thơdĩ nhiên là éo le gay cấn nhưng không giúp hiểu thêm trước tác, sức sáng tạo thi ca
được bao nhiêu”. Công trình này của Đặng Tiến đã đƣa ra quan điểm cá nhân và
các quan điểm của các nhà phê bình khác về đức tin đạo Thiên Chúa trong thơ Hàn,
tiếp tục đóng góp vào việc đi tìm hiểu tác giả này ở một khía cạnh mới.
“Nghĩ về đổi mới thơ từ trường hợp Hàn Mặc Tử” của Trần Thiện Khanh
(2006) thì cho rằng cần phải: “Cách tân từ quan niệm mới về thể loại”.
Tức là nhà thơ phải tạo ra cho mình một quan niệm thơ mới mẻ trƣớc khi bắt tay
vào việc cách tân thơ. Và sự mới mẻ trong quan niệm thơ ấy chính xác đƣợc bắt
nguồn từ thể loại. Trong thơ Hàn Mặc Tử, sự cách tân nằm ở việc chọn đề tài, ở

việc sử dụng ngôn từ mang tính thẩm mĩ để sáng tác. Điều này, bài phê bình của
Trần Thiện Khanh chƣa nhấn mạnh nhiều mà đang quan tâm nhiều hơn đến sự cách
tân thể loại mà thôi.
Tiếp đến, trong “Hàn Mặc Tử và mỹ học của khát vọng”, Nguyễn Đăng Điệp
(2009) cũng có nhận xét: Thơ Hàn Mặc Tử là sự xáo trộn và chuyển hóa giữa các
đối cực. Đó là những điều mới lạ trong thơ Hàn Mặc Tử đƣợc xuất phát từ quan
niệm mỹ học của thơ ca hiện đại. Mỹ học ở đây chính là niềm tin và khát vọng của

3


cuộc sống. Bởi có lẽ, Hàn Mặc Tử luôn ám ảnh về cái chết do căn bệnh nan y mà
ông đang mắc phải. Những hình ảnh u ám (trăng, hồn, máu) trong thơ ông là những
hình ảnh đặc biệt gợi tới cái chết nhƣng trong sâu thẳm ấy là một con ngƣời đang
ngày ngày đấu tranh với nỗi đau thể xác và tinh thần để mong đƣợc sống. Nguyễn
Đăng Điệp đã phê bình sâu sắc về quan điểm mỹ học (mỹ học của khát vọng) trong
thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chƣa đề cập và phân tích đƣợc
các THNN đặc biệt để làm sáng tỏ hơn về nhà thơ này.
Tác giả Nguyễn Thanh Tâm trong cuốn: “Điển cố trong thơ Hàn Mặc Tử”
đã nhận xét nhƣ sau: “Xuất phát là một nhà thơ cổ điển để lao nhanh trên hành
trình hiện đại hóa, trở thành nhà thơ lãng mạn, tượng trưng, men chớm vào siêu
thực, Hàn Mặc Tử nỗ lực vượt ra khỏi những định lệ của thi pháp cũ nhưng không
phải hoàn toàn đoạn tuyệt với điển cố. Hàn Mặc Tử đã sử dụng những điển cố
trong sáng tác của mình tạo nên chuỗi liên tưởng, tưởng tượng mà không mất nhiều
ngôn ngữ để diễn đạt”. Bài viết đã tiếp tục nghiên cứu một khía cạnh về việc sử
dụng ngôn từ, hình ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử.
Các bài phê bình ấy, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Các nhà phê bình đều thể hiện đƣợc tình yêu cũng nhƣ sự quan tâm đặc biệt tới
nhà thơ Hàn Mặc Tử.
- Các bài viết đều cố gắng làm rõ hơn về cuộc đời của Hàn Mặc Tử qua các trang

thơ, từ cuộc đời thấy đƣợc sự ảnh hƣởng tới các sáng tác thơ ca của thi nhân.
- Các bài phê bình cũng có nghiên cứu tới sự mới mẻ trong việc sử dụng hình ảnh
và ngôn từ của nhà thơ.
Tuy nhiên, ta chƣa thấy công trình nào của các nhà nghiên cứu bàn về
THTM trong thơ Hàn Mặc Tử. Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu ấy,
chúng tôi sẽ có nhiều tƣ liệu hơn về nhà thơ và tập trung đi vào phân tích trực tiếp
các THTM trong thơ ông.
2.2 Các khóa luận, luận án nghiên cứu về thơ HMT
Nhiều khóa luận đã viết về biểu tƣợng Trăng, Hồn, Máu - biểu tƣợng gián
tiếp nói về thời gian trong thơ Hàn. Cụ thể là các khóa luận sau:

4


- Biểu tượng trăng, hồn, máu trong thơ Hàn Mặc Tử của Lê Thu Hƣơng
trƣờng ĐH Tây Bắc (Sơn La, tháng 5/2014).
- Tín hiệu thẩm mĩ “trăng” trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử của sinh
viên Nguyễn Thị Thu trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
- Tín hiệu thẩm mĩ “trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử của sinh viên Đàm Thu
Huyền trƣờng Đại học Tây Bắc (Sơn La, 2015).
Các khóa luận đã nghiên cứu sâu về biểu tƣợng trăng, hồn, máu cũng nhƣ
thấy đƣợc một cách tổng quan về hệ thống biểu tƣợng này trong thơ Hàn Mặc Tử.
Ngoài ra, còn có luận án tiến sĩ: Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử,
Chu Văn Sơn, ĐH Sƣ phạm Hà Nội (HN, 2001). Thế giới nghệ thuật bao gồm một
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, một không gian nghệ thuật, một thời gian nghệ
thuật riêng và một hình thức ngôn ngữ tƣơng ứng. Đây là một luận án tiến sĩ nên
phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, bao gồm tất cả những vấn đề về thế giới
nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử, xét từ góc độ nội dung và nghệ thuật.
Nhƣ vậy, qua các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi nhận thấy việc
nghiên cứu về Hàn Mặc Tử nói chung, ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử nói riêng rất

đƣợc quan tâm. Chứng tỏ đây là một đề tài hấp dẫn, vừa truyển thống, vừa mới mẻ,
hiện đại. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát,
hoặc đi sâu phân tích tích ý nghĩa của các biểu tƣợng trăng, hồn, máu và THTM
“trăng”. Chúng tôi chƣa tìm thấy công trình nghiên cứu nào trùng lặp với đề tài Tín
hiệu thẩm mĩ chỉ thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử. Vì vậy, trên cơ sở
những tiền đề ấy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này. Hy vọng kết quả nghiên
cứu của chúng tôi đƣợc góp thêm một tiếng nói trong việc khám phá những nội
dung và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ tài năng Hàn Mặc Tử.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tín hiệu thẩm mĩ chỉ thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bài khóa luận chúng tôi tập trung chủ yếu thực
hiện những nhiệm vụ sau:

5


- Tập hợp những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
- Khảo sát, thống kê, miêu tả những cách dùng ngôn ngữ biểu hiện thời gian
nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử
- Sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu đã lựa chọn để đƣợc phân tích nhằm
xác định hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các THTM thể hiện thời gian trong
thơ Hàn Mặc Tử
5. Mục đích nghiên cứu
- Củng cố kiến thức lý thuyết về ngôn ngữ học và lí luận văn học: THNN,
THTM, thời gian nghệ thuật, từ và hình ảnh thơ;
- Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy của bản thân hiện tại cũng
nhƣ sau này, bồi dƣỡng năng lực cảm thụ và phân tích thơ dƣới góc nhìn ngôn ngữ;
- Tích lũy đƣợc tƣ liệu cần thiết cho việc giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà
trƣờng phổ thông;

- Góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng và những giá trị nghệ thuật trong
thơ Hàn Mặc Tử.
6. Phạm vi nghiên cứu
Tuyển tập: Hành trình đến với Hàn Mặc Tử của Vũ Kha, Sƣu tầm và biên
soạn, Nhà xuất bản Văn học, 2017.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp thống kê
Đây là phƣơng pháp đƣợc dùng để tập hợp những cách sử dụng ngôn ngữ
biểu hiện thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử.
7.2. Phƣơng pháp miêu tả
Đây là phƣơng pháp đƣợc dùng để miêu tả ngữ liệu tiêu biểu cho cách dùng
ngôn ngữ tái hiện thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử.
7.3. Phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để xác định giá trị đích thực của các
THNN có chức năng biểu thị thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử.
7.4. Phƣơng pháp phân tích phong cách học

6


Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để xác định những cách lựa chọn những
THTM mà Hàn Mặc Tử đã sử dụng để biểu thị thời gian nghệ thuật trong thơ và
hiệu quả của những cách dùng đó.
8. Đóng góp của khóa luận
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp về mặt lí luận
cũng nhƣ là mặt thực tiễn, cụ thể:
Về mặt lí luận, khóa luận sẽ có đóng góp hơn trong việc nghiên cứu chức
năng của ngôn ngữ trong hoạt động sử dụng hay nói cách khác là phân tích đƣợc ý
nghĩa việc sử dụng ngôn ngữ, THTM trong thơ Hàn nói riêng và trong các tác phẩm
văn chƣơng nói chung.

Về mặt thực tiễn, khóa luận này sẽ giúp bản thân ngƣời viết khóa luận bồi
dƣỡng thêm nhiều kiến thức lí luận. Ngoài ra, khóa luận này của chúng tôi cũng làm
phong phú hơn cho dạng đề tài cùng viết về “tín hiệu thẩm mĩ” trong các sáng tác
của một tác giả cụ thể. Hy vọng, cùng với hệ thống đề tài này, khóa luận của chúng
tôi sẽ có những tìm tòi mới mẻ, cụ thể hơn.
9. Bố cục của khóa luận
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Kết quả thống kê, phân loại
Chƣơng 3: Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng THTM chỉ thời gian nghệ
thuật trong thơ Hàn Mặc Tử

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tín hiệu
Trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học đại cương (1993), tác giả Bùi Minh Toán đã
định nghĩa tín hiệu nhƣ sau:
“Một sự vật chỉ trở thành tín hiệu khi nó được cấu thành bởi hai mặt CBĐ
và CĐBĐ. CBĐ của tín hiệu mang tính vật chất còn CĐBĐ là cái mà con người làm
cho nó ngoài bản thân của nó.”
Nói đơn giản hơn, tín hiệu là việc dùng hình thức thể hiện bằng vật chất để
thông báo một nội dung thông tin nào đó nằm ngoài chức năng thông tin vốn có của
nó. Có hai loại tín hiệu: tín hiệu tự nhiên và tín hiệu nhân tạo trong đó THNN thuộc
tín hiệu nhân tạo (tín hiệu do con ngƣời tạo ra nhằm mục đích nào đó).
Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra những
điều kiện cần cho một sự vật trở thành tín hiệu. Thứ nhất, nó phải có một hình thức
cảm tính- CBH. Thứ hai, nó phải có một ý nghĩa- CĐBH. Thứ ba, nó phải đƣợc
thừa nhận hay lĩnh hội bởi một chủ thể. Cuối cùng, nó phải đƣợc nằm trong một hệ

thống nhất định.
1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
1.2.1. Khái niệm
THNN thực chất vẫn là tín hiệu, cụ thể nó thuộc tín hiệu nhân tạo do con
ngƣời tạo ra (ngôn ngữ) bằng bộ máy phát âm của mình. Ngôn ngữ lại là một hệ
thống tín hiệu đặc biệt. Nó là một thực thể tâm lý có hai mặt: cái biểu hiện (CBH)
và cái đƣợc biểu hiện (CĐBH), trong đó hình ảnh âm thanh là CBH còn khái niệm
là CĐBH. Ở hai mặt đó gắn bó mật thiết trong một ý niệm, không thể có mặt này
mà không có mặt kia.
Trong số các tín hiệu mà con ngƣời sử dụng hiện nay, tín hiệu có lịch sử lâu
đời, phổ biến hơn cả chính là THNN. Có thể nói, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu phổ
biến và quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngƣời. Nói đến THNN chủ yếu là
nói đến đơn vị từ mà thôi. Bởi những đơn vị (âm vị, âm tiết) chỉ có mặt âm thanh

8


mà không có nghĩa sẽ không phải là tín hiệu. Ngƣợc lại, hình vị tuy có nghĩa nhƣng
không thể dùng độc lập để giao tiếp thì cũng không thể coi là tín hiệu đƣợc. Còn các
cụm từ, các câu, các văn bản là sự tập hợp của nhiều tín hiệu khác nhau. Do đó, chỉ
có các từ là đáp ứng yêu cầu của tín hiệu.
1.2.2. Đặc trưng
THNN có rất nhiều đặc trƣng khác nhau. Tác giả Bùi Minh Toán trong cuốn
“Ngôn ngữ với văn chương” đã chỉ ra một số đặc trƣng sau:
1.2.2.1. Tính nhân tạo
THNN là do con ngƣời tạo ra nên nó mang tính nhân tạo. Trong cuộc sống
của con ngƣời, có rất nhiều tín hiệu nhân tạo: các biển trên đường giao thông, biển
báo nguy hiểm trên cột điện, các số nhà trên đường phố, tiếng còi tàu… Những tín
hiệu nhân tạo này có thời gian, không gian và công dụng hạn chế hơn nhiều so với
THNN. Do đó, THNN là một tín hiệu nhân tạo đặc biệt. Bởi nó đƣợc tạo ra từ bộ

máy phát âm của con ngƣời nên mang tính chủ động của con ngƣời và có nhiều giá
trị. Đồng thời, nó cũng thể hiện đƣợc ý nghĩ, cảm xúc của con ngƣời.
Với THNN thì một từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ
cảnh và ngữ điệu của ngƣời giao tiếp. Chẳng hạn, khi ta nói:“dừng lại” có thể có
một trong những ý nghĩa sau:
- Yêu cầu ngƣời khác ngừng sự việc, hành động nào đó;
- Chấm dứt mối quan hệ nào đó;
- Đe dọa.
Vì ngôn ngữ là tín hiệu đặc biệt của con ngƣời, nên tính chất nhân tạo là vốn có.
Bởi chỉ có con ngƣời mới có tiếng nói và ngôn ngữ của mình.
1.2.2.2. Tính âm thanh
Tính âm thanh là một trong những tính chất đặc trƣng của THNN. Bởi vì
THNN đƣợc tạo ra trƣớc hết ở dạng giao tiếp bằng âm thanh, nhƣng khác âm thanh
khác ở chỗ nó đƣợc tạo ra bởi bộ máy phát âm của con ngƣời. THNN là tín hiệu
thính giác nên các đặc điểm âm thanh: cao độ, trường độ, âm sắc, nhịp điệu, ngữ

9


điệu… của THNN đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện và phân biệt nội dung
ý nghĩa.
Tính âm thanh có vai trò quan trọng trong giao tiếp hằng ngày và trong việc
tiếp cận tác phẩm văn học. Trong giao tiếp (lời nói) thì ta chú ý đến tốc độ và ngữ
điệu. Trong phân tích tác phẩm văn học (chữ viết) thì ta chú ý về các biện pháp
nghệ thuật, về ngữ âm, văn tự để tạo hiệu quả tu từ. Chẳng hạn, trong bài thơ “Non
nước ngàn dặm” của Tố Hữu, THTM “thác” có sự đóng góp rất rõ của nhịp điệu
để khắc họa sự dữ dội, hiểm trở của thiên nhiên và THTM “chiếc thuyền” nói tới sự
quyết tâm vƣợt khó trong lòng ngƣời.
“Chập chùng thác Lửa, thác Chông
Thác Đài, thác Khó, thác Ông, thác Bà

Thác bao nhiêu thác, cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.”
(Non nƣớc ngàn dặm)
Hay ở một ví dụ khác, cách viết hoa hai từ "Đất Nước" trong bài thơ cùng tên của
Nguyễn Khoa Điềm khá đặc biệt. Điều ấy thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính
của tác giả khi cảm nhận về Đất Nƣớc.
1.2.2.3. Tính võ đoán
Tính võ đoán là tính chất không có lý do giữa CBH và CĐBH hay nói cách
khác trong thực tế, CBH không có mối liên hệ tự nhiên nào với CĐBH. Không thể
giải thích đƣợc vì sao ngƣời Việt lại dùng âm thanh “cây”, ngƣời Hán dùng âm
thanh “mộc”, ngƣời Nga dùng âm thanh “derevo”, ngƣời pháp dùng âm thanh
“arbre”. Cùng là đối tƣợng phụ nữ sinh ra ta thì từ toàn dân dùng “mẹ”, miền Nam
gọi là “má”, miền Trung gọi là “mạ, mợ”. Từ đó, sinh ra màu sắc phƣơng ngữ.
Tuy nhiên mức độ võ đoán thấp hơn ở một số loại THNN sau:
- Các từ tƣợng thanh mà hình thức âm thanh của chúng là do mô phỏng âm thanh tự
nhiên: rào rào, róc rách, đùng đoàng, gâu gâu, mèo, chích chòe, tắc kè… Nhƣng
các từ này không chiếm số lƣợng lớn và không có vai trò quan trọng trong mỗi ngôn
ngữ.

10


- Các từ đƣợc cấu tạo phái sinh từ các từ- tín hiệu gốc. Tín hiệu gốc (từ đơn) thƣờng
mang tính võ đoán cao. Còn các từ phái sinh (từ láy, từ ghép trong tiếng Việt) đã có
tính lý do ở mức độ nhất định giữa hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa. Các từ
đơn: “nhà”, “máy” trong tiếng Việt có tính võ đoán rất cao nhƣng khi tạo nên từ
ghép “nhà máy” thì từ này có thể cắt nghĩa đƣợc.
- Các nghĩa phái sinh, nghĩa chuyển. Ở nghĩa gốc là mang tính võ đoán rất cao
nhƣng ở nghĩa chuyển (nghĩa phái sinh), tính võ đoán thấp hơn vì ở đây ta tìm thấy
một mối quan hệ có lý do: giống nhau ở một hay một số nét nghĩa nào đó với nghĩa

gốc. Chẳng hạn, từ đơn “đầu” có nghĩa gốc chỉ bộ phận trên cùng của ngƣời hay bộ
phận trƣớc hết của con vật có chứa bộ não điều khiển cơ thể. Còn nghĩa chuyển nhƣ
phần trƣớc tiên của đồ vật: đầu bàn, đầu cây, đầu thứơc kẻ, đầu bút chì…Rõ ràng,
ta thấy nghĩa chuyển đƣợc giải thích thông qua nghĩa gốc và dựa trên mối quan hệ
với nghĩa gốc.
Trong mỗi ngôn ngữ, hiện tƣợng từ đa nghĩa khiến một số lƣợng lớn chính vì
điều đó cũng làm giảm bớt độ võ đoán của THNN. Nhƣ vậy, THNN tuy có tính võ
đoán rất cao trong mối quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ, nhƣng tính võ đoán cũng
không phải ở mức độ tuyệt đối.
1.2.2.4. Tính hình tuyến
Tính hình tuyến của THNN đƣợc thể hiện theo trình tự của tuyến thời gian
và không gian. Có nghĩa là, các THNN đƣợc cấu tạo, tổ chức, sắp xếp dựa trên sự
xuất hiện lần lƣợt của các chuỗi đơn vị ngôn ngữ. Đây chính là sự nối tiếp theo trật
tự thời gian chỉ có một chiều duy nhất. Ở dạng viết, dù ta viết theo thứ tự từ trên
xuống dƣới, từ trái sang phải hay từ phải sang trái, ta vẫn phải tuân theo tính hình
tuyến: âm đến âm, từ đến từ, câu đến câu, đoạn đến đoạn…Và khi đọc, ta cũng phải
đọc theo trình tự ấy.
Tính hình tuyến của THNN dẫn đến một hệ quả quan trọng. Đó là, trong
ngôn ngữ không phải chỉ có bản thân các tín hiệu mà cả thứ tự các tín hiệu cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung ý nghĩa: thay đổi nghĩa, làm

11


mất nghĩa, thêm nghĩa, biểu cảm, nhấn mạnh ý… Chẳng hạn, so sánh: thịt gà với gà
thịt, ba tháng với tháng ba…sẽ có sự khác nhau.
Tính hình tuyến của THNN vừa là ƣu thế vừa là hạn chế khi sử dụng ngôn
ngữ làm chất liệu để sáng tạo nghệ thuật văn chƣơng. Nhờ tính hình tuyến mà trong
văn chƣơng, ta có thể trần thuật miêu tả diễn biến bất tận, không hề bị giới hạn về
thời gian của các biến cố hay tâm trạng. Song cũng vì tính tình tuyến mà ngôn ngữ

lại bị hạn chế khi muốn diễn tả những sự kiện xảy ra đồng thời có những điểm
không gian khác nhau. Lúc đó, ngôn ngữ đành phải tuyến tính hóa không gian nhiều
chiều: lần lượt sắp xếp các sự kiện hay biến cố để kể hoặc tả theo một thứ tự nhất
định.
1.2.2.5. Tính đa trị
Các tín hiệu khác chỉ có tính đơn trị. Tính đa trị của THNN biểu hiện ở chỗ
một hình thức thể hiện nhiều nội dung. Tính đa trị đƣợc thể hiện rõ ở 2 hiện tƣợng:
đồng âm và từ đa nghĩa. Vì vậy trong sáng tác, khai thác đặc trƣng tính đa nghĩa
này để tạo ra hiệu quả tu từ:
Chẳng hạn, từ “đánh” trong Từ điển tiếng Việt có 27 nghĩa khác nhau. Hay
từ đồng âm “mà” cũng thể hiện tính đa trị. Nó có thể là những tín hiệu với các nội
dung biểu đạt sau: chỉ nơi ở của một số loài động vật là danh từ (mà ếch…); biểu
hiện quan hệ trái ngƣợc (xấu người mà đẹp nết, lớn mà dại, bé mà khôn…); thể hiện
quan hệ giữa một thành phần phụ chỉ đặc điểm và danh từ chỉ sự vật mang đặc điểm
(quyển sách mà tôi vừa đọc, ngôi nhà mà nó vừa bán…); thể hiện sắc thái phân trần
lý giải là tình thái từ cuối câu (đã bảo mà, chủ quan quá mà…).
Tính đa trị của THNN còn thể hiện ở chỗ nhiều tín hiệu (từ) đồng thời thực
hiện nhiều chức năng khác nhau trong giao tiếp ngôn ngữ. Ví dụ từ “thầy giáo” vừa
thực hiện chức năng định danh chỉ ngƣời làm nghề dạy học (Trường tôi có 21 thầy
giáo), vừa có thể thực hiện chức năng của hành động hô (Thưa thầy giáo, em bị đau
đầu), vừa có thể thực hiện chức năng của hành động xƣng (Thầy giáo cho các em ra
chơi đấy!).
1.2.2.6. Tính biểu cảm

12


THNN (từ) không chỉ để biểu hiện những nội dung lý trí, kết quả của nhận
thức mà còn thể hiện tình cảm cảm xúc của con ngƣời. Nó đƣợc thể hiện qua các
tình thái từ, các từ có nghĩa về tâm lý, tình cảm…hay ở các từ gọi tên sự vật hiện

tƣợng hoạt động, tính chất. So sánh các từ: cho, tặng, biếu, hiến, dâng, bố thí… sẽ
cho các sắc thái biểu cảm khác nhau.
Tính biểu cảm của THNN vì thế là một nhân tố quan trọng khi sử dụng ngôn
ngữ để sáng tạo văn chƣơng cũng nhƣ các ngành nghệ thuật khác. Hai câu thơ sau
trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), cho ta thấy đƣợc giá trị biểu cảm của các từ chỉ
ngôn ngữ và hành động của Thúy Kiều: cậy, chịu, lạy, thưa khi nói với Thúy Vân.
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
(Trao duyên, Nguyễn Du)
1.2.2.7. Tính hệ thống
Các THNN vô cùng lớn về số lƣợng và đa dạng về các mặt âm thanh, ý
nghĩa, chức năng, giá trị… nhƣng luôn luôn nằm trong những mối quan hệ hệ thống
với nhau. Không có tín hiệu nào tồn tại biệt lập, rời rạc ở bên ngoài hệ thống. Mỗi
hệ thống là một chỉnh thể bao gồm nhiều yếu tố (ít nhất là 2 tín hiệu) và các yếu tố
đó luôn luôn có quan hệ tƣơng tác và chế định lẫn nhau. Có những hệ thống vi mô
nhƣ hệ thống các nghĩa trong một từ đa nghĩa. Chẳng hạn, từ “chạy” là từ đa nghĩa
trong tiếng Việt, trong đó các nghĩa luôn luôn bảo lƣu một số nét nghĩa trong những
gốc đó là sự di chuyển có tốc độ nhanh.
Tầm rộng lớn hơn là các hệ thống vĩ mô của các THNN (các từ). Các từ của
một ngôn ngữ tập hợp thành các hệ thống với các cấp độ lớn nhỏ khác nhau và
thuộc các bình diện khác nhau (hình thức âm thanh, về cấu tạo, về đặc điểm ngữ
pháp, về ngữ nghĩa)
Một hệ thống khác của THNN là hệ thống từ theo phong cách ngôn ngữ, theo
nguồn gốc, theo phạm vi sử dụng. Từ đó, ta phân biệt đƣợc các hệ thống đơn phong
cách: sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, báo chí, khoa học, hành chính và đa phong

13


cách; hệ thống từ toàn dân và hệ thống từ địa phƣơng; từ thuần Việt và từ vay

mƣợn,…
Vậy bản chất hệ thống của ngôn ngữ nói chung và của THNN nói riêng là
gì? Chính bản thân hệ thống đã đảm bảo cho ngôn ngữ thực hiện những chức năng
trọng đại trong tƣ duy và giao tiếp. Ngoài ra, ngôn ngữ nói chung và THNN nói
riêng còn có những đặc tính là tính toàn dân, tính dân tộc, tính bất biến, tính khả
biến, tính chất siêu ngôn ngữ.
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ
1.3.1. Khái niệm
Thuật ngữ THTM (hay ký hiệu thẩm mĩ) ra đời vào những năm giữa thế kỷ
XX, đƣợc đƣa vào sử dụng ở nƣớc ta từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc qua nhiều
bản dịch và bài viết khác nhau. Theo Phạm Thị Kim Anh, THTM đƣợc hiểu nhƣ
sau: “THTM là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu đạt của ngành nghệ
thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, tâm trạng, những yếu tố của
chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ văn chương…) được lựa chọn và sử
dụng trong sáng tạo nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ”.
Trong khóa luận, chúng tôi dựa vào khái niệm trên làm cơ sở để phân tích hiệu
quả của THTM đƣợc Hàn Mặc Tử dùng để biểu thị thời gian nghệ thuật trong thơ.
1.3.2. Phân loại THTM
Đỗ Hữu Châu (2000) đã phân chia THTM thành hai loại sau:
- THTM đơn: Theo tác giả đó là loại THTM ứng với một chi tiết, một sự vật,
hiện tƣợng của thế giới khách quan.
VD: ngôi nhà, con thuyền, dòng sông, cánh đồng, nỗi nhớ …
Theo Đỗ Hữu Châu CBĐ của tín hiệu loại này tƣơng ứng với đơn vị từ trong
hệ thống ngôn ngữ của dân tộc. THTM đơn có chức năng tạo THTM ở cấp độ cao
hơn.
- THTM phức: Đỗ Hữu Châu cho rằng đây là loại THTM đơn ứng với nhiều
sự vật, nhiều hiện tƣợng. Chúng đƣợc xây dựng từ những THTM đơn nhƣng ý

14



nghĩa không phải là kết quả của phép cộng giản đơn những THTM đơn. CBĐ của
THTM loại này tƣơng đƣơng với những đơn vị: câu, đoạn văn bản, văn bản.
VD:
“Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
Giờ tàn như những cánh hoa rơi”
(Giờ tàn- Xuân Diệu)
1.3.3. Tính chất của THTM
1.3.3.1. Tính hình tuyến
Tính hình tuyến của THTM thể hiện sự tiếp nối, lần lƣợt các tín hiệu trong
một tác phẩm văn chƣơng. Các tín hiệu đƣợc ngƣời nhận cảm thụ và lĩnh hội theo
sự kế tiếp từng chuỗi từ đầu đến cuối văn bản. Chẳng hạn, ở một tác phẩm tự sự,
mỗi hình tƣợng nhân vật là một THTM vĩ mô. Mỗi tín hiệu vĩ mô nhƣ thế cũng cần
đƣợc trải qua cả một quá trình lần lƣợt đƣợc xây dựng từ nhiều THTM vi mô để rồi
cuối cùng hiện ra trong trí não ngƣời đọc nhƣ một chỉnh thể và có một ý nghĩa thẩm
mĩ thống nhất. Hình tƣợng Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là
nhân vật đƣợc kể từ khi sinh ra đến khi lớn lên, khi vào tù và khi ra tù nhƣ thế nào.
Cái chết của nhân vật ở phần cuối truyện đã thể hiện thông điệp thẩm mĩ: thế lực
phong kiến đã đẩy những người dân hiền lành xuống đáy xã hội, làm mất đi nhân
tính nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là khát vọng được lương thiện, được làm người.
Trong các tác phẩm văn chƣơng, các THTM vi mô cần lần lƣợt kế tiếp theo
hình tuyến, còn tín hiệu vĩ mô thì dần dần hình thành để đến phần kết thúc tác phẩm
mới hiện lên trọn vẹn và thể hiện một ý nghĩa thẩm mĩ thống nhất.
1.3.3.2. Tính có lý do
THTM trái ngƣợc lại với THNN, mối quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ có thể
cắt nghĩa, giải thích đƣợc. Khi lựa chọn một CBĐ để biểu đạt một ý nghĩa thẩm mĩ
nào đó, ta cần xác định THTM ấy đƣợc xây dựng dựa theo phƣơng thức ẩn dụ hay
hoán dụ. Vì thế, nhiều THTM là sáng tạo riêng mang tính cá nhân của tác giả, lần
đầu tiên xuất hiện trong văn chƣơng nghệ thuật và có thể rất độc đáo nhƣng độc giả
vẫn có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của tín hiệu ấy. Chẳng hạn:


15


“Mặt trời(1) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời(2) của mẹ em nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lƣng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
Mặt trời (2) chuyển nghĩa theo cơ chế ẩn dụ tƣợng trƣng để Nguyễn Khoa
Điềm chỉ đứa bé trên lƣng mẹ. Đứa bé chính là món quà ý nghĩa quan trọng nhất
của ngƣời mẹ, giống nhƣ mặt trời cũng quan trọng, tạo nguồn sáng cho cả Trái Đất
này.
1.3.3.3. Tính hàm súc
Cũng giống nhƣ THNN, một CBĐ của THTM có thể hàm chứa nhiều ý
nghĩa thẩm mĩ và đồng thời lý giải theo nhiều chiều khác nhau tạo nên tính hàm súc.
Với bài “Thề non nước” của Tản Đà, tín hiệu “non nước” đƣợc hiểu với nhiều tầng
ý nghĩa khác nhau:
- Non và nƣớc là hình ảnh của núi và sông trên bức tranh và trong thiên nhiên;
- Non và nƣớc là hình ảnh của đôi trai gái cùng xƣớng họa thơ do đó có thể nó thể
hiện tình cảm yêu đƣơng, thắm thiết giữa hai ngƣời;
- Đặt trong ngữ cảnh đất nƣớc ta bị thực dân Pháp xâm lƣợc, tín hiệu “non nước”
trong bài thơ có thể đƣợc hiểu là tình yêu đất nƣớc và lòng tin tƣởng sẽ có ngày đất
nƣớc đƣợc độc lập.
Đối với các tác phẩm tự sự, các hình tƣợng nhân vật điển hình, các THTM
không chỉ nói về một cá thể mà qua đó còn nói tới cả một lớp ngƣời. Tính hàm súc
trong THTM loại này chính là ở nét điển hình đó. Chẳng hạn, nhân vật lão Hạc
trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao kể về hình ảnh một ngƣời nông dân nghèo
thƣơng con, giàu lòng tự trọng, có con đi làm xa. Mà đó cũng là hình ảnh của biết
bao nhiêu ngƣời nông nghèo khó khác nữa. Hay những câu tục ngữ ngắn gọn,
những câu đố cũng mang tính hàm súc cao.
Tính hàm súc của THTM đƣợc thể hiện rõ hơn cả khi ta quan tâm tới lƣợng

độc giả vô cùng lớn, thuộc nhiều thế hệ, nhiều nền văn hóa khác nhau. Tính hàm
súc của THTM chỉ hình thành và tồn tại trong tác phẩm văn chƣơng một trong
những ngữ cảnh nhất định nào đó. Việc bạn đọc lĩnh hội, giải mã các tín hiệu ấy

16


trong ngữ cảnh sử dụng theo những cách khác nhau sẽ tạo ra tính hàm súc của
THTM.
1.3.3.4. Tính cá thể
Nếu nhƣ ngôn ngữ mang tính toàn dân thì THTM lại mang tính cá thể. Nghĩa
là THTM do cá nhân sáng tạo ra, mang nét riêng của ngƣời sáng tạo, đáp ứng nhu
cầu sáng tạo và thƣởng thức nghệ thuật của bạn đọc.
Nhƣ thế là một sản phẩm do nhà nghệ sĩ tạo ra, THTM mang tính cá thể đặc
thù. Đó vừa là một yêu cầu, vừa là một ƣu thế của THTM so với THNN. Ngay
những tín hiệu có cùng một CBĐ, cùng một tác giả tạo ra nhƣng trong những cảnh
khác nhau vẫn có những nét riêng, thể hiện những ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau.
Chẳng hạn, tín hiệu “hoa” trong “Truyện Kiều”- Nguyễn Du dùng để chỉ ngƣời con
gái đẹp:
“Hoa cười ngọc thốt đoan trang”
Nhƣng “hoa” cũng đƣợc dùng để chỉ ngƣời đàn ông hào hoa nhƣ Kim Trọng:
“Vì hoa nên phải lần đường tìm hoa”
Hay “hoa” còn chỉ ngƣời quân tử:
“Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”
Hay đơn giản hơn, đó là bông hoa của thiên nhiên:
“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
1.3.3.6. Tính dân tộc
Tính dân tộc của THTM trƣớc hết thể hiện ở chất liệu đậm đà bản sắc dân
tộc của nó. Ngôn ngữ văn chƣơng đƣợc sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc, bằng các
tín hiệu của ngôn ngữ dân tộc. Do đó, THTM mang tính dân tộc. Điều quan trọng

để tạo nên tính dân tộc trong THTM là điểm nhìn, là nếp cảm, nếp nghĩ, là sự tri
nhận mang bản sắc của một cộng đồng dân tộc. Chẳng hạn, THTM “trầu cau” có
chất liệu từ các sự vật trầu cau, từ tục lệ ăn trầu của ngƣời Việt nhƣng các tín hiệu
đó có đƣợc xây dựng trên cơ sở một tình cảm đáng trân trọng của ngƣời Việt Nam
đó là tình cảm anh em, vợ chồng. Vì thế, ý nghĩa thẩm mĩ của THTM “trầu cau” là
ở tình cảm gia đình và rộng hơn là tình cảm trong cộng đồng.

17


×